1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài thí nhiệm hoá học lí thú

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi MUAMUON, 21/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zealotqy2k

    zealotqy2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Đã nhận.thks bác tucurie vì 5 ngôi sao của bác.Nhưng lần sau đề nghị bác pót rõ chấm phẩy tí nhé.Nếu nó mà như tôi hiểu thì bài này impossible,làm tôi nghĩ mấy ngày liền kô ra.hehe dù sao thì cũng có một bài hoá hay và cũng khẳng định được cái dốt văn của mình.bác vmd chuyên toán chuyên hoá mà câu cú giỏi thế
    There is no need for a reason to help...
  2. zealotqy2k

    zealotqy2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    À quên mất cái ý kiến lập box giúp các bạn thi đại học của bác vmd cũng hay đấy,các bác nghĩ thế nào.Tôi thì tuy chẳng nhớ được nhiều nhưng ít ra cũng có một số kiến thức hay của chuyên hoá nếu giúp được gì tôi sẽ cố hết sức.À mà các bác có tài liệu chuyên hoá của bác Đào Hữu Vinh và Trần Quốc Sơn kô
    There is no need for a reason to help...
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    OKie,công nhận là hay thật! Nhưng có điều,box mình ít người năm nay thi ĐH quá! Nhưng có thể,khi có topic ấy,sẽ thu hút được nhiều vị năm nay thi ĐH cũng nên.Xin phép được giúp các bác một tay!
    Còn về vụ tài liệu của các bác ĐHV và TQS,tôi có đấy,nhiều là khác! Không biết bác hỏi làm giề nhẩy?
    Tucurie

  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Bàn về bài của bác Zea tí:
    Chỗ này không ổn.Không thể tự nhiên mà nghe đến dung môi Z lại nghĩ ngay đến CHCl3 được!
    Chỗ này cũng chưa ổn lắm! Không thể từ Z chứa Cl rồi kết luận I là COCl2 ngay được!Có thể lý luận chính xác hơn như sau:
    Chất I bị thuỷ phân chậm ở nhiệt độ phòng bởi H2O cho Q là anhiđrit của axit C,suy ra C là một axit yếu dễ bị phân huỷ như H2CO3,H2SO3.... Mặt khác B là dẫn xuất của C và là một hợp chất phổ biến rộng rãi trong tự nhiên nên hợp lí hơn cả khi B là CaCO3 và C là H2CO3.Suy ra Q là CO2.
    So I bị thuỷ phân ở nhiệt độ phòng tạo ra CO2 và HCl:
    I + H2O --> CO2 + HCl
    Nên I chỉ có thể là COCl2.
    Ngoài ra để tìm ra Z,có thể lí luận tiếp như sau:
    Khi để ngoài ánh sáng trong sự có mặt của oxi,chất lỏng Z bị oxi hoá 1 phần tạo ra COCl2 và HCl;Z lại có mùi đặc biệt được sử dụng như một dung môi nên Z phải là CHCl3:
    CHCl3 + 1/2 O2 ---> COCl2 + HCl
    Từ đó tìm tiếp các chất còn lại.
    Dù sao,lí luận như bác Zea cũng tạm ổn! Tôi chỉ xin đính chính lại một vài cái như thế!
    Tucurie

  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hic hic! Các bác có tưởng tượng được là bài vừa rồi chỉ là một trong số 7 bài mà bọn tôi đã từng phải làm trong kì thi chọn học sinh dự thi HSG QG của tỉnh tôi không? Khủng khiếp!
    Thấy các bác có vẻ hứng thú với mấy loại này nên tôi mạn phép post thêm một bài nữa,cũng là đề thi chọn học sinh tham dự kì thi HSG QG năm học 2001-2002,cái bài đã làm tôi bị knock-out!
    Đề bài:
    Cho dung dịch Benzen trong CCl4 tác dụng với Nhôm Clorua khan.Sau khi phản ứng kết thúc người ta đã phân huỷ hỗn hợp phản ứng bằng 3 khả năng:
    1.Chưng cất các cấu tử lỏng trong chân không và kết tinh phân thu được còn lại.
    2.Phân huỷ khổi lượng phản ứng bằng nước,chưng cất bằng dung môi hữu cơ,lọc và kết tinh phần thu được còn lại.
    3.Phân huỷ khối lượng phản ứng bằng Ête khan nước,sau đó bằng nước và tách sản phẩm như đã chỉ ra ở trường hợp 2.
    Tiến hành phân tích sản phẩm phản ứng bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng trên các bản Silicagen.Vì tất cả các sản phẩm không màu nên để phát hiện các chất ở bản Silicagen,người ta đã chiếu sáng tia tử ngoại vào,sau đó xếp vào một cái buồng được làm đầy hơi Axit trifloaxetic.Biết rằng trong tất cả ba trường hợp các sản phẩm cơ bản của phản ứng là những chất khác nhau.Trường hợp đầu tiên sản phẩm chính là chất A.Trường hợp thứ 2 là chất B,còn trường hợp thứ 3 là chất C.Khi hiện ảnh tất cả ba chất được hiện ra dưới dạng những vệt màu vàng với những hệ số phân bố R1 khác nhau (R1 là tỉ lệ của khoảng cách mà chất đi qua trên bản mỏng và khoảng cách của dung môi đi qua).Khi xử lí các bản mỏng có các chất chỉ thị bằng hơi của axit triflo axêtic,được hiện ra chỉ chất A và B ở dưới dạng màu vàng,còn chất C không cho vệt nhuộm màu.Khối lượng phân tử của các chất A,B,C tương ứng là 278,78; 260,34; 244,34.
    a.Hãy viết công thức cấu tạo của các chất A,B,C và gọi tên.
    b.Hãy viết phương trình phản ứng tạo thành A,B,C.
    c.Hãy giải thích tại sự tạo ra A,B,C phụ thuộc chỉ vào điều kiện phân huỷ của khối lượng phản ứng.
    d.Giải thích tại sao chất A và B hiện ra bằng hơi axit triflo axêtic,còn chất C thì không.
    đ.Hãy đưa ra giả thuyết cơ chế của sự tạo màu khi hiện chất C (chiếu sáng bằng tia tử ngoại và sau đó xử lí bằng hơi axit).

    Bác nào giải quyết được bài này,kẻ đã làm tôi knock-out,nghèo thì nghèo cũng vote cho các bác ít nhất là 20 * cho bõ tức!
    Tucurie

  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hic hic...!! Chưa bác nào chịu thử tí à?
    25 * cho bác nào giải được!
    Tucurie

  7. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Mới nghĩ ra cái A, bác phải đợi chứ.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Cố lên bác! Bây giờ là 30 * !
    Tucurie

  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    À quên,bác vmd tìm ra A là chất gì đấy ạ?
    Nhân đây,hỏi các bác bài này cái.Cái bài khỉ gió này là ở trong một cái đề kiểm tra của bọn tôi từ năm ngoái.
    Lấy khoảng 0.5g urê và chia làm 2 phần bằng nhau.Phần thứ nhất được cho vào đáy ống nghiệm khô.Cho tiếp vào đó một mẩu Na.Phần urê còn lại cho tiếp vào ống để phủ lên Na.Đun nóng,cho đáy ống nghiệm nóng đỏ,để nguôi.Cho vào đó 1 ml C2H5OH,cho thêm 2ml nước cất,lọc dd lấy nước lọc.Nhỏ 2,3 giọt dd FeSO4 % và 1,2 giọt dd FeCl3 1% vào dd thu được.Axit hoá hỗn hợp bằng dd HCl 10 % cho đến khi xuất hiện kết tủa xanh da trời.Viết ptpư.Những kết tủa nào tạo thành khi cho muối sắt vào nước lọc ở trên?
    Đến năm nay vẫn chưa giải được! Cú quá!
    Bác nào giúp tôi cái!
    Tucurie

  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    35 * !
    Tucurie

Chia sẻ trang này