1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vấn đề cho việc xử lý dấu hỏi ngã .

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi thanh786, 30/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Một vấn đề cho việc xử lý dấu hỏi ngã .

    Chữ quốc ngữ đã nhiều lần thay đổi cải biên. Đến ngày nay có một vấn đề cần phải lưu ý và nên thay đổi là dấu hỏi ngã. Tôi sẽ phân tích tại sao là vậy.
    Ta biết chỉ có người miền bắc và chịu ảnh hưởng nhiều của người miên bắc thì mới phân biệt dấu hỏi ngã khi nói. Còn lại đa phần thì không có sự phân biệt này. Và ngày nay hình như cả người miền Bắc cũng ít dần sự phân biệt hỏi ngã khi nói ( sự biến đổi của ngôn ngữ ). Dấu ngã chỉ có tác dụng kéo dài âm ra mà thôi. Điều này không có ý nghĩa gì khi nói, vì hỏi ngã sai thì chẳng sao cả. Đây là lỗi ít lỗi nhất vì người được nghe không hề bị nhầm nghĩa. Về mặt hình thức thì hai dấu này là rất khác nhau, cho nên trên văn viết thì có vẻ là ghê gớm lắm. Vì thế mà người ta hay bắt bẻ cái lỗi hay gặp này, nhất là người không phải là miền bắc thì rất hay nhầm.
    Một cái lỗi hay gặp mà ít ảnh hưởng khi diễn tả ngữ nghĩa thì ta cần phải xem xét lại ngôn ngữ . Đó là cái lỗi không quan trọng.
    Một giải pháp đưa ra là dùng một ký hiệu mới chung cho hai dấu thanh này. Ta gọi là dấu lượn. Nó một nữa là giống dấu hỏi một nữa giống dấu ngã, có hình như con vịt đang bơi. Việc phát âm là tùy người còn viết thì thống nhất như vậy. Từ đây ta không phải lo lắng bị sai hỏi ngã nữa.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    "Mổi người ngả đi mổi ngã"
    Tôi không phải là người miền Bắc, cũng không chịu ảnh hưởng gì của người miền Bắc, nhưng chẳng bao giờ nhầm dấu này cả. Chỉ có một vấn đề cần thay đổi ở đây, là cần phải học thêm chính tả!
    Nói cho bạn biết quê tôi thường nói dấu ngã thành dấu nặng cơ. Ví dụ như cái đĩa thì nói thành cái địa. Tôi đề xuất dùng chung một dấu cho hai thanh này, như thế cho quê tôi đỡ "quê". Bạn đồng ý chứ?
  3. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    "Một vấn đề cho việc xử lý dấu hỏi ngã ."
    Lấy "vấn đề" để "xử lý" thì xử lý thế nào được!?
  4. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của bạn không phải là mới. Trước 1945 người ta đã dùng dấu (hỏi) để diễn tả cả hai thanh phù khứ và trầm khứ rồi.
    Có thể xem thử tài liệu này (là văn bản hành chính cấp quốc gia hẳn hoi) để tham khảo:
    http://farm4.static.flickr.com/3649/3616610051_8acb516997_o.jpg
  5. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn đả cho chúng mình được tham khão văn bãn đó, nhưng như thế nghỉa là thế nào hã bạn?
    Chắc bạn là người chuyên về ngôn ngử, nhưng mà dân tình chúng mình toàn bọn ú a ú ớ chã biết gì nên quã thực, xem cái văn bãn bạn đưa mà cứ như vịt nghe sấm.

    Bạn có thễ vui lòng cho biết thanh phù khứ và trầm khứ là cái gì không? Và có thật là trước năm 45 người ta đã có ý kiến như bạn thanh786 đề đạt không? Hay văn bãn đó chĩ là vô tình có những lầm lẩn trong việc sữ dụng dấu "hõi", dấu "ngả" do thói quen phát âm của người miền Trung (cụ thễ là các vị ỡ Huế)?
    Trong văn bãn đó, chổ nào đã được thay thế dấu hõi hã bạn?
    Thế còn ý kiến của bạn về vấn đề này thì sao?
    Ồ, đột nhiên mình chợt nghỉ đến trường hợp này:
    "Em ngả vào lòng anh" và "Em ngã vào lòng anh".
    Phân biệt thế nào bây giờ nhỉ, nếu "ngả" và "ngã" giờ đều có hình con vịt đang bơi ở trên đầu?
    Thế này thì khó thanh minh cũng như đánh giá "tội lỗi" nặng, nhẹ của một người quá!
  6. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    À, xin lổi, mình quên!
    Cái chổ vàng vàng, mình xin được thay bằng dấu "ngả" nhé!
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ maybeU: Phù là nhẹ, mình nghĩ là dấu ngã
    Trầm nặng, chắc dấu hỏi
    Tiếng Việt cũng có quá trình phát triển và hoàn thiện, đến giờ mà các bác này còn mang cái từ điển Việt - Bồ - La của bác Rốt ra thì chắc chẳng ai chịu nổi.
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ cho rằng trong trường hợp văn bản viết đó, cách phân biệt cũng không khác với cách phân biệt trong ngữ cảnh nói :D Thử nghĩ xem khi người ta nói thì sẽ phân biệt ra sao?
  9. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Phân biệt bằng ...cảm xúc của người nói thôi. Nàng giả vờ trượt chân ngã để chàng đỡ, hay chàng nàng vốn là đôi tình nhân? Khác nhau chứ.
  10. mabu_com

    mabu_com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    "Ngả vào lòng", "sà vào lòng" là việc làm của nguời con gái đã yêu chàng trai kia rồi, như bác nói.
    Còn "ngã vào lòng" cũng có thể như bác nói hoặc có sắc thái ý nghĩa là "buông mình" (do mệt mỏi hoặc phó mặc cho chàng "mần chi thì mần" chẳng hạn!)

Chia sẻ trang này