1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vấn đề rất quan trọng đối với người mẹ trong khi sinh nở

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi 509267, 06/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 509267

    509267 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/10/2005
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Một vấn đề rất quan trọng đối với người mẹ trong khi sinh nở

    Thưa các bạn, tôi sắp được làm cha.
    Tôi muốn chia sẻ với mọi người và mong muốn có nhiều ý kiến đóng góp với tôi về vấn đề này.
    Người mẹ từ khi thụ thai, chờ đợi trong suốt thời gian mang thai dài lâu để mong muốn cho ra đời một thiên thần bụ bẫm xinh xắn. Trong thời gian này, đây là hai cơ thể sống chung trong một cơ thể, người mẹ mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần cho tới khi sinh nở. trong lúc vượt cạn, họ dồn toàn bộ sức lực cuối cùng của mình để làm một công việc cuối cùng. Người mẹ đã hoàn toàn mỹ mãn và mỉm cười khi nhìn thấy thiên thần bé bỏng của mình, và thật cảm động biết bao khi họ được cầm bàn tay ấm áp của người chồng, người mẹ, người thân, chia sẻ niềm hân hoan bất tận. Nhưng có những người không thể có được niềm vui đó, họ đã hoàn toàn ra đi vĩnh viễn vì đã vắt kiệt sức lực của mình, và linh hồn họ có thể cũng ấm áp lắm chứ, khi họ ra đi trong vòng tay của chồng mình, mẹ mình hay người thân của mình...(xin lỗi, viết tới đây tôi xúc động quá).
    Thưa các bạn, tôi đang muốn nói tới điều này đây. Theo tôi được biết, tại các bệnh viện và nhà hộ sinh trên nước ta, vì lý do nào đó người ta không cho phép người chồng, người mẹ hoặc người thân của phụ sản đứng bên cạnh ngoài các hộ sinh trong khi người đang phải vượt qua những giây phút đau đớn, cô đơn và yếu ớt.
    Tại các nước tiên tiến, việc này hoàn tòan mang ý nghĩa nhân bản lớn lao và họ đã làm được việc này.
    Tôi rất mong muốn có được nhiều ý kiến của các bạn đóng góp, tán thành hay phản đối đối với việc: "Có hay không có người thân bên cạnh người mẹ trong khi sinh nở".
    Điện thoại của tôi: 0913509267
    Hòm thư: huvuong2004@yahoo.com
  2. duongducminh

    duongducminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    4.821
    Đã được thích:
    0
    Tôi tán thnàh việc có nguời chồng hoặc người thân ở bên cạnh người phụ nữ lúc vượt cạn. nghĩ lại vợ mình mà thương. Hôm đẻ phải mổ, Xong. Bác sỹ gọi vào thấy vợ mình một mình nằm tênh hênh trên bàn mổ trời lạnh mà có mỗi cái ga phủ trên người. Đa thế bon bác sỹ lại quát "Mặc quần áo vào cho Nó rồi chuyển đi để người ta dọn giường". NGhĩ muốn đập cho bọn nó phát nhưng vợ mình lúc đó cần mình hơn. Giá có mình ở bên chắc cô ấy sẽ rất hạnh phúc
  3. homme-en-blanche

    homme-en-blanche Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    971
    Đã được thích:
    1
    Chào bác,
    Trước hết xin chúc mừng bác vì sắp được làm papa rồi. Chắc bác hồi hộp lắm nhỉ.
    Về việc người thân sản phụ đứng cạnh sản phụ lúc đẻ/ mổ, em xin có mấy ý sau đây :
    1. Từ xưa tới giờ, nguyên tắc bất di bất dịch trong ngành y là khi bác sĩ làm thủ thuật hay phẫu thuật gì đều không cho phép người ngoài ngành/người thân của bệnh nhân đứng cạnh. Thậm chí bác sĩ phẫu thuật có người thân mổ cũng không được phép vào. Điều này trái với nguyện vọng của đa số người nhà bệnh nhân vì họ muốn chia xẻ với bệnh nhân, nóng lòng muốn biết tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên điều này là cần thiết :
    - Cần cho bệnh nhân vì thêm người vào trong phòng mổ/ phòng thủ thuật là tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là với những người chưa được huấn luyện về kĩ năng vô trùng phòng mổ.
    - Cần cho bác sĩ vì khi có người nhà đứng cạnh "soi" sẽ tăng áp lực khi làm thủ thuật, tăng sai lầm khi thao tác. Các bạn cứ nghĩ xem, vì sao 1 người đọc bài diễn văn ở nhà thuộc như cháo, nhưng khi diễn thuyết trước đám đông lại quên biến mất? Vì ở nhà anh ta được làm việc trong môi trường quen thuộc. Còn trước đám đông anh ta bị áp lực. Các bác sĩ cũng thế, không ai được đào tạo để mổ trình diễn trước đám đông.
    - Cần cho người nhà bệnh nhân : vì nhiều người có thể bị ngất khi nhìn thấy máu, bị sốc tâm lý khi thấy các thủ thuật diễn ra trên người thân mình, có thể gây ra những hành động ngoài kiểm soát. Em nghĩ các bác không chịu nổi khi thấy nữ hộ sinh cầm kéo cắt "soẹt" 1 cái tầng sinh môn của vợ mình, rồi máu bắn ra đâu ạ.
    2. Ở nước ngoài, người chồng được vào cùng với phụ sản khi chuyển dạ ( cái này mới bắt đầu vào những năm 60) vì mấy lí do sau đây :
    - Điều kiện vô trùng của họ tốt. Kĩ thuật và dụng cụ của họ rất tốt nên tỉ lệ tai biến trong đỡ đẻ rất thấp ( dưới 3%).
    - Sự tin tưởng lẫn nhau giữa bác sĩ và bệnh nhân. Ở nước ngoài, bác sĩ rất có uy tín trong mắt bệnh nhân. được bệnh nhân tôn trọng. Vì được tin tưởng nên các bác sĩ cũng tin tưởng người nhà bệnh nhân sẽ tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của mình trong phòng thủ thuật.
    - Và còn 1 lý do nữa tưởng như rất củ chuối, nhưng lại là lý do chính : do phong trào đấu tranh đòi nam nữ bình quyền những năm 60, phụ nữ muốn nam giới chia sẻ nhiều hơn những nỗi khổ của họ. Còn các ông không thích đâu nhé. Tớ đã hỏi nhiều người thử rồi. Ý kiến chung là : kinh lắm.
    3. Qua phần trên các bác có thể thấy ngay Việt Nam chưa triển khai được việc để cho người thân vào đứng cạnh sản phụ khi đẻ vì :
    - Hầu hết các bệnh viện sản khoa đều không đủ điều kiện vô trùng và vật dụng như ở nước ngoài vì các bệnh viện để phục vụ đại chúng chứ không phải dành riêng cho các bác nhà giàu. Hy vọng sẽ có các bệnh viện tư vốn nước ngoài đầu tư sẽ đủ điều kiện làm việc này.
    - Bác sĩ và bệnh nhân không tin tưởng nhau. Các bác thử nghĩ xem : Người nhà đứng cạnh soi bác sĩ, trong đầu nghĩ "Mie, không biết nó làm gì mà vợ mình đau thế". Còn bác sĩ vừa làm vừa run : "Mình mà cắt của vợ nó, nó lại vớ cái gì choảng vào đầu mình thì toi".
    - Phụ nữ ở Việt Nam chưa được bình đẳng với nam giới như các nước khác. (Ở các nước phương Tây, gọi là bình đẳng có khi còn không đúng, vì bây giờ ở đây đúng là chế độ nữ quyền.)
    - Tâm lý người phụ nữ không muốn người đàn ông nhìn thấy mình lúc xấu xí. Nên nhiều khi các bác muốn thì vợ các bác chắc cũng không thích đâu.
    Theo em, giải pháp bây giờ là các bác nhà có tiền có thể đi sinh ở các bệnh viện tư của nước ngoài (Việt Pháp chẳng hạn). Chứ bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, theo em nghĩ là chưa phù hợp.
  4. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    ý kiến bạn homme quá hay ... mình đồng tình với bạn ... yêu vợ thì yêu ... nhưng ... chắc mình sẽ không vào phòng sinh với vợ đâu hehehe
  5. 509267

    509267 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/10/2005
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn "homme-en-blanche" đã cho ý kiến.
    Có ai có suy nghĩ gì nữa không xin cho biết thêm ý kiến???
  6. Jacky108

    Jacky108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Vâng, kinh, nhưng vợ anh phải trải qua những cái ... kinh lắm như thế để cho anh một đứa con xinh xắn đáng yêu, anh thấy cái việc sinh con anh ra là kinh thì chịu rồi. Là vợ chồng chia ngọt sẻ bùi, thế mà anh thấy kinh thì anh đã chạy, còn vợ anh biết chạy đi đâu, ở đó chịu trận à.
    Bạn đưa ra rất nhiều lí lẽ, cũng phân tích hợp lí, tôi không muốn tranh luận vấn đề này, nhưng việc có người thân ở bên trong lúc sinh nở rõ ràng khiến người phụ nữ được an ủi hơn rất nhiều. Thực tế ở bên "Tây" người nhà cũng có bắt buộc phải có mặt đâu, nếu thấy kinh thì họ có thể ở ngoài cơ mà.
    Chính vì lí do này khiến mình có ý định sinh một nhóc trước khi về VN, mình muốn chồng mình chia sẻ giây phút ấy, để chồng hiểu hơn sự vất vả của vợ, chứ không phải chỉ lo vì mình sẽ ... ra đi vĩnh viễn trong vòng tay của người thân như đồng chí chủ topic đặt ra ( khiếp, nghe ghê quá cơ )
  7. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hì hì ở bệnh viện Từ Dũ có dịch vụ này đấy bác ạ.
    Thân ái
  8. chuotbeou

    chuotbeou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2005
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    0
    Mình hoàn toàn tán thành chuyện này, khi vượt cạn người mình mong mỏi nhất là chồng mình. Nếu có chồng bên cạnh mình sẽ cảm thấy yên tâm và dũng cảm hơn rất rất nhiều. Hơn nữa cũng để cho người chồng biết được nỗi vật vả của người vợ khi sinh con.
  9. AnOutsider

    AnOutsider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này, về mặt tâm lý thì tốt cho người vợ (và cả con), nhưng Outsider được biết là không tốt về mặt tâm lý ******** học cho người chồng.
    Anyway, đó là chuyện nên làm, nhưng với số lượng sản phụ, ở BV Từ Dũ chẳng hạn, 1 ngày có tới 100-120 cases, các BS, nữ hộ sinh làm cật lực, nhiều lúc thấy cảnh phòng sanh rất tấp nập, thì làm sao mà có thể làm điều đó một cách đại trà được. BV nào cũng quá tải hết.
    Một số lý do khác đã được cụ homme-en-branche phân tích.
    Cheers!
  10. 509267

    509267 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/10/2005
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ tại Hà Nội là có thể lắm chứ bởi dân trí và trình độ của đất nước chúng ta hiện nay đã được nâng cao. Và điều kiện kinh tế cũng thay đổi rất nhiều.
    Và tôi nghĩ nếu có thể được, thì vấn đề này mang tính nhân bản cao!
    Được 509267 sửa chữa / chuyển vào 14:53 ngày 12/03/2007

Chia sẻ trang này