1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vấn đề rất quan trọng đối với người mẹ trong khi sinh nở

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi 509267, 06/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ ở bên cạnh vợ lúc sinh là điều tuyệt vời !
    Nhưng với đk ở Việt Nam thì không nên vì một lý do duy nhất, nếu bạn là người thương vợ và hay nổi nóng :
    Những người làm nghề cung cấp dịch vụ y tế bao gồm bác sĩ, y tá, trợ lý v.v. ở Việt Nam rất hay quát và dùng những lời lẽ rất thô đối với bệnh nhân của họ . Khi người phụ nữ trở dạ, họ ở trong tình trạng rất mệt mỏi và cả " nhàu nhĩ " nữa . Họ cần chăm sóc tốt . Nếu bạn ở bên cạnh người phụ nữ của bạn, mà thấy họ bị quát tháo có lẽ bạn sẽ không kiềm chế nổi đâu.
    Vậy tốt nhất ở VN không nên vào !
  2. tndo3

    tndo3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Tôi vốn không hay tranh cãi nhưng tôi thấy cái ý kiến này có nhiều chỗ lủng củng và không nhất quán.
    1. Nguyên tắc về việc cho phép người thân trong gia đình có mặt tại nơi diễn ra phẫu thụat không phải là một nguyên tắc bất di bất dịch. Tất cả đều căn cứ trên sự thảo luận giữa người nhà, bệnh nhân và người bác sĩ.
    Nguyên nhân chính không cho người nhà xuất hiện là do sợ bị kiện và tăng áp lực đối với bác sĩ. Điều này chỉ đúng với một số trường hợp. Có rất nhiều trường hợp người bác sĩ muốn người nhà xuất hiện.
    Việc tăng khả năng gây ô nhiễm trong phòng phẫu thuật là một ý do rất lẻ tẻ. Vì tất cả mọi người khi vào phòng mổ đều phải tuân theo nguyên tắc vô trùng. Thậm chí ngay trước khi tiến vào khu vực mổ mọi người không có ngoại lệ phải tuân thủ quy định về cách bận quần áo v.v...Nếu người nhà bệnh nhân có xuất hiện hay không cũng đều phải tuân theo thủ tục này. Vì vậy khả năng tăng nhiễm trùng là rất nhỏ. Thông thường người nhà sẽ ngồi một chỗ hay thậm chí ngồi một phòng bên để có thể xem qua video. Việc đảm bảo điều kiện vô trùng không thuộc trách nhiệm của người nhà. Trách nhiệm của họ là theo sát chỉ dẫn để không tăng khả năng nhiễm trùng.
    Còn nói là người nhà sẽ choáng hay sốc là một quan điểm hết sức chủ quan. Thông thường bên nước ngoài người nhà đã được xem các thông tin hay xem video về phẫu thuật đó vì thế khi vào phòng họ không có ảnh hưởng gì mấy. Ngay cả khi họ bị sốc thì có rất nhiều người y tá và trợ giúp sẵn sàng đưa họ ra khỏi phòng mà không có ảnh hưởng tới công việc của bác sĩ.
    Ở nước ngoài việc người chồng có mặt trong phòng đỡ đẻ là một chuyện hết sức bình thường. Tuỳ theo người bác sĩ người chồng còn được mời cắt cuốn rốn. Người chồng gần như là phải có mặt trong buổi khám bệnh đầu tiên ngay sau khi biết người vợ của mình đã có mang. Nếu người chồng không có mặt thì người bác sĩ bao giờ cũng có một dấu hỏi lớn. Vì đó là dấu hiệu cho thấy người chồng sẽ tham gia trong công việc này bao nhiêu.
    Việc người bác sĩ và người nhà không tin tưởng nhau không phải chỉ có ở VN. Nơi nào cũng có thể có cảnh người bác sĩ và bệnh nhân không tin tưởng nhau. Chẳnng qua là ở VN ngành y đã mù loà tới mức đến độ không thấy y đức là điều quan trọng tột cùng của ngành y, quan trọng hơn tất cả những gì người bác sĩ đang làm, và họ đã để cho y đức tuột dốc một cách thảm hại. Hậu quả của sự xói mòn y đức đó những người bác sĩ sau này sẽ phải gánh chịu, và tội nghiệp nhất cho những bác sĩ tương lai sau này vì thế hệ đàn anh đã huỷ hoại nó. Mà y đức thì phá dễ lắm chứ xây lại thì chắc không có dễ dàng đâu.
    Theo tôi thấy thì thái độ paternalistic ( không biết dịch thế nào, tạm gọi là cả vú lấp miệng em) của nhiều bác sĩ VN cần được xem xét lại. Xu thế của y học thế giới ngày nay là mối quan hệ bác sĩ bệnh nhân là mối quan hệ hợp tác. Người bác sĩ có trách nhiệm giảng giải cho người bệnh và giúp họ quyết định chứ không quyết định thay cho họ. Làm như vậy sẽ mang nhiều thành kiến của mình vào vấn đề chữa bệnh cũng như sự công bằng trong việc chữa bệnh.
    Có vài vậy thôi.
  3. 509267

    509267 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/10/2005
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Mùa này năm ngoái, tôi đi cùng anh trai tôi đưa chi dâu đi đẻ, vì là con đầu nên chi dâu tôi cẩn thận lắm.
    Tầng 3 của bệnh viện phụ sản Hà Nội có khỏang 5 phòng, mỗi phòng chứa từ 2-3 sản phụ được nằm chờ đẻ, thông với các phòng này bên trong là lối đi, bên ngòai là hành lang, nơi người thân của sản phụ được bệnh viện cho vào để "nhìn".
    Mỗi người mỗi vẻ, người thản nhiên ăn, người thản nhiên đọc vì chưa có hiện tượng gì, người thì rên rỉ, người la hét...
    Có cô gái trẻ quá, nhưng đã có con sớm, kêu la ầm ỹ, tay bấu vào cột mắc màn, tay ôm bụng quằn quại, anh chồng thì cũng trẻ măng, mặt cứ nghệt ra nhìn vợ đau đớn. Chị dâu tôi là người hiểu biết, che dấu tâm trạng cho chồng đỡ lo, nhưng chị cũng không dấu nổi những giọt nước mắt cứ ứa ra vì đau đớn, thương vợ, anh tôi nhòai người vào cầm lấy tay vợ chia sẻ. Cô hộ lý trông thấy không nói gì, đi vào gạt tay của anh tôi ra, lẳng lặng cài chốt cửa, có lẽ cô giữ vệ sinh cho sản phụ...
    Trong đêm hôm đó, có một cô khác cũng sinh được hai cháu kháu khỉnh, nhưng cô đã không dậy nữa để nhìn mặt con dù chỉ một lần...
    Được 509267 sửa chữa / chuyển vào 00:48 ngày 21/03/2007
  4. hnmisssg

    hnmisssg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Bọn bác sĩ ở đâu mà dã man thế hả pác? Chắc tại pác không chịu cảm ơn đến nơi đến chốn
  5. homme-en-blanche

    homme-en-blanche Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    971
    Đã được thích:
    1
    Chào bác,
    Mình cũng thuộc loại không thích tranh cãi, nhưng mình lại ghét nhất mấy người không biết gì lại nghĩ mình biết nhiều lắm.
    Bác biết được gì về nguyên tắc vô trùng phòng mổ mà ngồi nói linh tinh thế? Bác biết các bác sĩ và y tá phải đào tạo trong bao lâu để có thể làm việc tốt và đảm bảo vô trùng trong phòng mổ không? Ở chỗ tớ việc nhân viên phòng mổ ra vào phòng mổ nhiều lần còn bị cấm vì sợ nhiễm trùng, chứ đừng ở đấy mà nói cho người nhà bệnh nhân vào phòng mổ tung tăng đi lại. Lại còn nói " cho người nhà bệnh nhân vào thì tỷ lệ nhiễm trùng rất nhỏ". Thế giới nghiên cứu bao lâu nay, bao nhiêu tiền của đổ vào mới đề ra được 1 số quy định chung để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và vô trùng phòng mổ, nay cần mỗi câu nói của bác này phản bác lại hết. Cho bác biết là ở Pháp, các ca phẫu thuật siêu sạch, đòi hỏi các thao tác vô khuẩn cực cao như mổ não, mổ tim tỷ lệ nhiễm trùng vẫn là 1% đấy ạ. Muốn nói cái gì thì phải tìm hiểu cho kỹ, chứ đừng có nghĩ ra cái gì là tưởng mình đúng cái đấy, bác ạ.
    Đúng là trong y học, giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về bệnh tình và cách điều trị để họ hiểu là một khâu rất quan trọng, nhưng giải thích cách điều trị để bệnh nhân quyết định thì .....
    Bác sĩ có quyền đưa ra cách điều trị cho bệnh nhân và chịu trách nhiệm về cách điều trị đó của mình. Bệnh nhân và người nhà có thể bày tỏ thái độ hợp tác và không hợp tác. Còn bác sĩ mà lại đi hỏi ý kiến bệnh nhân xem phải điều trị thế nào thì..... chậc chậc, tớ cũng chịu rồi.
    Về y đức thì nhiều người nói lắm rồi, nghe chán rồi. Vâng, y đức của chúng tôi băng hoại, chúng tôi tội nghiệp. Nhưng thế đã bao giờ các bác nhìn lại mình chưa? Tớ đã từng chứng kiến những ca mổ ở nước ngoài, tính ra tiền mình khoảng gần 15 tỷ đồng chỉ để cứu 1 người bình thường mà cuối cùng chết vẫn hoàn chết. Tớ cũng chứng kiến những cảnh các bác sĩ Việt Nam khâu cho bệnh nhân tiết kiệm từng sợi chỉ 1 vì sợ dùng nhiều chỉ quá bệnh nhân kêu. Tớ cũng chứng kiến cảnh bệnh nhân kiện bác sĩ vì trong ca mổ cho truyền 1 chai dịch ngoài bảo hiểm ( trị giá 100.000 VNĐ )vì thấy chai dich đó cần thiết cho bệnh nhân. Kết quả là bệnh nhân không chịu trả, bác sĩ phải bỏ 100.000 tiền túi ra bù vào chai dịch. Tớ cũng chứng kiến cảnh các bác sĩ bỏ ra 9 tiếng đồng hồ ra cắt hoàn toàn 1 cái u rất to cho bệnh nhân, nhưng sau đó 1 tuần chỉ toàn nghe bệnh nhân chửi vì khâu da xấu thế!!!!
    Xin lỗi các bác nếu đã có lời nào xúc phạm đến các bác, và xin hỏi các bác 1 câu cuối cùng này thôi ạ : các bác có sẵn sàng bỏ ra 40% tiền lương của mình để đóng thuế cho nhà nước hàng tháng để nhận được các dịch vụ xã hội tốt hay không? Cho các bác thêm 1 con số : vào năm 2000, tức là cách đây 7 năm nhá, nước Pháp đầu tư 140 tỷ Euro, tức là khoảng 10% ngân quỹ của nước Pháp chỉ để riêng cho Y tế thôi.
    Và cũng xin tiết lộ cho mọi người 1 bí mật, ai cũng biết nhưng không ai chịu hiểu : bác sĩ cũng là 1 con người chứ không phải là một vị thánh.
  6. tndo3

    tndo3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Tôi không cãi nhiều lời. Tôi là một hospitalist làm việc ở California. Công việc toàn thời gian của tôi là ở trong bệnh viện. Ngoài việc chữa bệnh, các vấn đề về MRSA, VRE và C difficile là những mối đe doạ mà tôi không cần nói phải nói ra mà chúng tôi những người trong nghề rất lo âu. Tôi lấy một ví dụ nho nhỏ. Mỗi khi có người bị tiêu chảy vì C diff, thì tôi buộc các cô y tá là phải dán một tờ giấy ngoài phòng yêu cầu tất cả mọi người tiếp xúc với bệnh nhân phải rửa tay bằng nước có xà bông chứ không được dùng cồn thoa tay. Bản thân tôi phải là một gương mẫu cho các y tá chỗ tôi làm về vấn đề isolation cũng như tránh gây thêm truyền nhiễm trong bệnh viện (nosocomial infections). Mỗi ngày tôi rửa ống nghe tôi rất nhiều lần. Theo thiển ý của tôi thì vấn đề truyền nhiễm thì tôi không lạ gì. Nhưng đỗ lỗi cho người nhà vào phòng mổ gây ra thì không công bằng.
    Riêng tôi đã phụ mổ những ca có người trong gia đình tuy không phải là chuyện thường ngày nhưng tôi đã chứng kiến nhiều lần. Người nhà đều tuân thủ tất cả các quy định về nhiễm trùng, cũng giống như một sinh viên y khoa ngày đầu tiên vào phòng mổ vậy thôi. Tất cả là do người bác sĩ quy định thôi. Tôi đã làm ở 4 bệnh viện khác nhau và chuyện này rất tương tự.
    Có thể bên VN có những chuyện lạ đời hơn tôi không biết. Nhưng chuyện lấy cớ này nọ để áp lực gia đình bệnh nhân thì là điều tối kỵ không nên làm.
    Vài lời nhắn nhủ. Nếu anh là một bác sĩ thì cũng nên từ tốn trong lời nói. Chí ít ra chúng ta là đồng nghiệp. Tôi không vào đây để tranh cãi đâu. Tôi vào đây để có thể giúp gì được không thôi. Nếu anh cảm thấy những điều tôi nói không đúng thì chưa sao vì chúng ta ở hay nơi có quy định về hành nghề khá khác nhau.
    Mến chào và là lời cuối của tôi.
  7. homme-en-blanche

    homme-en-blanche Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    971
    Đã được thích:
    1
    Chào bác,
    Đúng là em đã nóng mặt khi đọc bài viết của bác nên có nặng lời với bác. Nếu em có lời nào xúc phạm bác thì bác cho em xin lỗi.
    Nhưng bác có biết em nóng mặt vì sao không? Bác nói đồng nghiệp thì phải tôn trọng nhau, thế mời bác quá bộ scroll up lên trên xem mấy câu mà bác viết chửi cả ngành y tế Việt Nam băng hoại đạo đức ấy, xem bác có tôn trọng đồng nghiệp không?
    Em biết bác làm việc tận Mỹ, trung tâm văn hoá thế giới. Em thì không được học rộng hiểu nhiều như bác, nhưng cuộc đời em là ở trong phòng mổ, em nghĩ những hiểu biết của em về phòng mổ, về vô trùng, về các ca mổ cũng không đến nỗi như người không biết gì.
    Và từ trước đến giờ em vẫn nghĩ vấn đề không cho người nhà bệnh nhân vào phòng mổ là bất di bất dịch. Nhưng hôm nay bác đã mở ra cho em một chân trời mới. Nhưng em muốn tìm hiểu chính xác sự việc đến cùng, vì em cũng đã đi hỏi 1 anh bạn người Mỹ làm việc ở bệnh viện Nhi Texas, anh này cũng trả lời em là chỗ anh ta làm chưa xảy ra việc đó bao giờ.
    Vậy bác có thể cho em xin địa chỉ Web site của các bệnh viện mà bác đã từng làm việc, để em tìm hiểu và viết thư hỏi thăm về vấn đề tổ chức phòng mổ ở đó được không? Vì trong hiểu biết hạn hẹp của em, đây là vấn đề rất mới. Nếu sau khi tìm hiểu các thông tin của bác là đúng, em xin lên đây nhận sai lầm và xin lỗi bác một lần nữa.
    Mong nhận được tin của bác!
  8. tndo3

    tndo3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Tôi xác nhận là lúc tôi phụ mổ cho một ca C section ở Mercy General Hospital ông bác sĩ sản khoa có cho người mẹ của bệnh nhân vào phòng mổ. Bà này mặc đồ bó từ đầu tới cuối đeo khẩu trang, mang đồ bọc giày và được ngồi một chỗ ở góc phòng, không được đi lại. Hình như ông bác sĩ này họ là Bruce thì phải. Theo tôi biết trước khi bà này vào phòng thì họ dặn dò rất cẩn thận. Vì các phòng mổ này có số mã khoá ở cửa ra vào chỉ có những người nào biết mã số mới vào được. Mã số còn bị thay đổi thường xuyên. Theo chỗ tôi biết bà này rất tha thiết nhìn cháu bà ra đời.
    Một lần khác khi tôi còn là sinh viên y khoa một ông bác sĩ sản khoa khác cho phép người chồng được vào phòng mổ để nắm tay vợ nhưng chỉ được phép ngồi phía đầu, tức gần ông bác sĩ gây mê mà thôi. Dĩ nhiên ông này cũng phải ăn mặc như những người khác trong phòng. Vì thông thường C section chỉ dùng spinal epidural anesthesia thôi nên bà vợ vẫn tỉnh. Chuyện này ở một bệnh viện Kaiser Permanente cũng ở Sacramento.
    Như tôi đã nói lúc đầu đây là những trường hợp cá biệt, ngoại lệ. Ngoài ra tôi chưa thấy các ca vùng bụng mà có người nhà. Còn các ca ddai phẫu như Whipple thì tôi chưa bao giờ thấy ( lúc tôi còn học ở UC Davis). Các chỗ khác thì tôi thấy tiểu phẫu có cho người nhà vào nhưng cũng là ngoại lệ. Còn riêng bản thân tôi thì những chuyện vặt vãnh như excision hay skin biopsy thì tôi có cho vào trong một số trường hợp.
    Tôi cũng nhấn mạnh tôi không phải là bác sĩ giải phẫu. Quy định của mỗi bác sĩ khác nhau.
    http://www.mercysacramento.org/intradoc-cgi/idc_cgi_isapi.dll?IdcService=SS_GET_PAGE&nodeId=5005930
    http://www.kaiserpermanente.org/
    Riêng tôi thấy bên tôi các bác sĩ rất sợ Medical Board của mỗi tiểu bang, mỗi khi người bệnh nhân viết một lá thư phàn nàn đến Medical Board là họ sẽ điều tra. Cứ ba tháng họ gởi về một tờ báo ghi rõ ai đã bị cảnh cáo, phạt hay thu hồi bằng hành nghề. Nếu người bệnh nhân bất bình muốn kiện thì lập tức bên bệnh viện mình phải báo cho tụi risk management biết ngay để họ có thể đối phó. Tôi tin rằng các sở y tế ở VN cũng như vậy. Nhưng thông qua chuyện của ông Ái thì tôi thấy họ làm việc chưa có rõ ràng.
    Tôi không hề chụp mũ tất cả bác sĩ ở VN. Vì nếu đem đồng lương của tôi để so với họ thì tôi thấy sự hy sinh của các bác sĩ VN là quá sức chịu đựng. Tôi có người anh ruột cũng cùng nghề nhưng ở VN. Những gì người anh tôi trải qua khiến tôi nghĩ bên nhà không có một nỗ lực đáng kể và có kết quả nào về việc tái tạo y đức. Có thể tôi sai ở chỗ này . Tôi nghĩ câu nói giấy rách phải giữ lấy lề đúng ở ngành y hơn ngành nào hết (có thể ngành sư phạm chăng).
    Vài lời ở đây và tôi không có ý định trả lời thêm.
  9. haiconca

    haiconca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Hì, các bác cứ cãi nhau làm gì. Từ việc tranh luận của hai bác, cộng với những gì tớ xem trên TV thì rút ra kết luân:
    1. Nếu mổ đẻ thì người nhà có thể vào (có thể thôi nhé, tuỳ tình hình, điều kiện từng nơi)
    2. Các phẫu thuật khác như tim, gan, phèo phổi... thì tuyệt đối cấm người nhà, kể cả người nhà là bác sĩ
    Bạn tndo3 ở bên Mỹ, không sống ở VN thì không nên có những nhận xét phiến diện về BS VN như thế, nên bạn homme nóng mặt là phải. Tớ không làm trong ngành y, nhưng từ ngu ý của tớ thì:
    - BS phải là người quyết định phương án tốt nhất cho bệnh nhân, chứ người nhà biết gì mà quyết định. Có chăng chỉ những trường hợp mổ thì sống nhưng XS 1%, ko mổ cũng chết nhưng sống thêm đc thêm mấy ngày, thì mới hỏi ý kiến người nhà. Còn không thì mới là BS sợ trách nhiệm
    - Trừ trường hợp vợ đẻ (cái này thì mỗi người 1 quan điểm nên miễn bàn), các TH khác người nhà tuyệt nhiên ko nên vào vì chẳng giải quyết đc vấn đề gì, ngoài chuyện mất thời gian, tốn xà phòng vào việc vô trùng thì người bệnh lúc đó mê man biết gì mà an ủi, chẳng may có vấn đề gì thì lại tốn 1 lực lượng lao động kéo người nhà ra khỏi phòng mổ, lúc đấy thì chỉ bệnh nhân thiệt thân thôi.
    BS nói chung và BS phẫu thuật VN nói riêng rất vất vả, nên cũng ko nên đòi hỏi quá lúc nào cũng phải cười duyên với bệnh nhân, tuy vậy VN là khó khăn chung, ngành nào cũng có cái khó khăn của nó. Thỉnh thoảng các bác tranh luận cũng tốt, giúp hiểu nhau hơn
    Tặng các bác và
  10. haiconca

    haiconca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    À, còn một điểm này nữa, từ những gì tớ được chứng kiến và trải qua, nếu không phải thì mong các BS bỏ quá cho. Tớ đã phải mấy lần vào Việt Đức để thăm và chăm sóc người nhà mổ. Lúc nào cũng được nghe các BS nói trầm trọng hoá vấn đề, đại loại như: khó qua khỏi, chỉ sống được 3 - 5 năm nữa thôi. Nhưng thực tế lại không phải. Có phải đấy là cách các BS nói để nếu chẳng ay có vấn đề gì thì đấy là do "bệnh nó thế", hoặc nếu không thế thì là do BS giỏi.
    Chỉ là suy diễn từ rất nhiều lần chứng kiến chuyện đó, nếu không phải thì các BS bỏ quá cho.

Chia sẻ trang này