1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vụ kiện kinh tế, đáp án sao ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi mrbeam, 29/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrbeam

    mrbeam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    Một vụ kiện kinh tế, đáp án sao ?

    Ai hoàn trả công sức cho tôi?

    Một tranh chấp hy hữu: A thuê B tư vấn giúp mình để đòi bồi thường trong một thương vụ làm ăn. Thế nhưng, khi tư vấn xong A quay sang kiện B yêu cầu trả lại tiền thuê tư vấn với lý do... B không có chức năng làm chuyện đó. Việc giải quyết trở nên rối rắm khi tòa cấp sơ thẩm nói một đàng, tòa phúc thẩm lại phán một nẻo.



    Nguyên Tấn



    Từ vụ lừa đảo trên mạng

    Cuối năm 2004, thông qua mạng Internet, công ty A có trụ sở tại TPHCM quen được một mối cung cấp cột giàn giáo đã qua sử dụng với giá chào rất rẻ ở Hàn Quốc. Tưởng ngon ăn, công ty này liền chồng tiền đặt hàng ngay cho phía nước ngoài. Thế nhưng, hàng về được vài mẻ, đến mẻ tiếp sau thì tắc tị. Nhà cung cấp lờ đi như không biết dù đã nhận hơn 25.000 đô la Mỹ (tương đương gần 400 triệu đồng) tiền đặt hàng.



    Với quyết tâm đòi lại tiền, hàng, công ty A đã nhờ công ty B tư vấn giúp mình trong việc giải quyết tranh chấp. Đây là doanh nghiệp do một Việt kiều làm chủ, có chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh và đại diện sở hữu công nghiệp. Tháng 8-2005, hợp đồng dịch vụ tư vấn được ký kết, trong đó A ủy quyền cho B đại diện bảo vệ quyền lợi cho mình để buộc nhà cung cấp nước ngoài thực hiện hợp đồng (theo lời khai của B, yêu cầu này sau đó được A đồng ý hủy bỏ) và bồi thường các khoản thiệt hại. Các bên cũng cam kết: hợp đồng tư vấn chỉ kết thúc và bên A chỉ phải thanh toán tiền tư vấn cho bên B khi việc giải quyết tranh chấp đạt được bằng một quyết định có hiệu lực thi hành của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc nhà cung cấp nước ngoài phải thực hiện những nghĩa vụ trên. Tổng trị giá hợp đồng bên A phải trả cho bên B là 12.500 đô la Mỹ.



    Căn cứ hợp đồng, bên B đã thực hiện các công việc như tư vấn giúp A cách giải quyết tranh chấp, tiến hành các thủ tục khởi kiện... Kết quả là đến đầu năm 2006, Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam đã ra phán quyết buộc nhà cung cấp nước ngoài phải hoàn trả cho công ty A 25.000 đô la Mỹ và toàn bộ phí trọng tài hơn 24 triệu đồng.



    Hợp đồng tư vấn coi như đã hoàn thành. Thế nhưng, sau đó bên A bất ngờ đâm đơn kiện B ra tòa. Lý do được đưa ra là vì B chỉ có chức năng dịch vụ tư vấn nói chung mà không có chức năng dịch vụ tư vấn pháp luật. Vì vậy, hợp đồng tư vấn giữa A và B là vô hiệu; B phải hoàn trả cho A số tiền dịch vụ tư vấn 9.500 đô la (đã thanh toán trước cho bên B trong tổng số 12.500 đô la).



    Ngược, xuôi

    Vụ việc tưởng chừng đơn giản nhưng hóa ra lại không phải như vậy. Hàng loạt vấn đề được đặt ra trong vụ tranh chấp: hợp đồng giữa A và B là dịch vụ tư vấn hay dịch vụ pháp lý? Vậy, điểm khác biệt giữa dịch vụ tư vấn và dịch vụ pháp lý là gì? Luật nào điều chỉnh giao dịch trên: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, Luật Doanh nghiệp hay Luật Luật sư...?

    Trong mớ bòng bong trên, có ít nhất hai cách giải quyết đã được đưa ra nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược nhau. Tại phiên xử sơ thẩm ngày 16-7-2007, HĐXX TAND quận 11 khẳng định: hợp đồng giữa A và B không phải là một hợp đồng dịch vụ pháp lý, mà là một hợp đồng dịch vụ tư vấn. Hợp đồng này có hiệu lực pháp luật, phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng và phù hợp theo các quy định của Luật Thương mại. Căn cứ theo thỏa thuận tại hợp đồng, bên B đã hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với bên A, cụ thể là đã tư vấn giúp cho bên A giải quyết được tranh chấp bằng một phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành. Do đó, tòa không chỉ bác yêu cầu đòi lại tiền của bên A mà còn buộc A thanh toán hết số tiền 3.000 đô la còn nợ chưa thanh toán cho bên B.



    Án sơ thẩm bị kháng cáo. Và mới đây, ngày 24-9-2007, tại phiên phúc thẩm HĐXX Tòa Kinh tế, TAND TPHCM đã cải sửa bản án với phán quyết buộc B phải hoàn trả toàn bộ 9.500 đô la tiền tư vấn cho bên A; không chấp nhận yêu cầu của B buộc A phải thanh toán số tiền còn nợ chưa thanh toán 3.000 đô la cho B. Để đưa ra phán quyết trên, HĐXX lập luận rằng hợp đồng giữa A và B là hợp đồng kinh tế dưới dạng dịch vụ pháp lý, được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Trong khi đó, B không có chức năng này trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nên hợp đồng nói trên bị vô hiệu toàn bộ. Trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu đã thực hiện xong, các bên có nghĩa vụ phải hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng, nói cách khác, B phải hoàn trả cho A số tiền 9.500 đô la đã nhận của bên A.

    Lấn cấn

    Cả hai bản án với hai ?ođáp số? trái ngược nhau cho thấy sự bất cập trong hệ thống xét xử cũng như hệ thống pháp luật. Cho đến nay, không có một văn bản nào quy định rõ thế nào là dịch vụ tư vấn và thế nào là dịch vụ pháp lý. Chính vì thế, cả bản án sơ thẩm lẫn phúc thẩm dường như đều ?oné? không đưa ra được lời giải thích khi khẳng định hợp đồng giữa A và B là loại hợp đồng gì.



    Đặc biệt, bản án phúc thẩm vẫn còn nhiều điều lấn cấn. Theo luật sư Lê Công Định, Trưởng văn phòng Luật sư DC, tòa án phải là nơi đưa lại công bằng cho mọi người. Thế nhưng, trong trường hợp này ta có thể thấy ngay là A được hưởng lợi to, vừa thắng trong vụ tranh chấp với nước ngoài, vừa được tư vấn mà không phải tốn một đồng xu nào. Ngược lại, B thì mất trắng, công sức tư vấn đeo đuổi vụ kiện cho A coi như đổ sông đổ biển. Theo quy định, trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, các bên có nghĩa vụ phải hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng. B trả cho A số tiền 9.500 đô la đã nhận thì ngược lại A cũng phải trả cho B ?otài sản? mà A đã nhận được từ việc tư vấn của B, cụ thể là công sức để có được phán quyết trọng tài có lợi cho B. Tại phiên tòa phúc thẩm, B đã yêu cầu như trên nhưng đã không được HĐXX giải thích, chấp nhận. Luật sư Nguyễn Quang Nghiêm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nghiêm & Chính cũng cho rằng việc một ?othân chủ? đòi lại tiền của nhà tư vấn theo cách như trên là ?okhông ổn? về mặt đạo lý. Nếu tòa bảo vệ cho cái ?okhông ổn? đấy thì cần phải được xem lại.



    Tuy nhiên, nói gì thì nói vụ việc nói trên cũng để lại một bài học kinh nghiệm quý trong hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp. Điều đáng nói là theo tìm hiểu của chúng tôi những trường hợp tư vấn như trên hiện đang khá phổ biến.

    ------------------------------------------------

    Bài này e đọc trên thời báo ktsg. Các bác giải quyết sao ? với lại e xin hỏi, dịch vụ pháp lý với dịch vụ tư vấn ở trong vụ này khác nhau sao ?
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ không muốn bàn nhiều về vụ việc này, nhưng tớ có mấy ý sau.
    - Dịch vụ mà cty B cung cấp là dịch vụ pháp lý (đại diện tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan trọng tài), cái này thì khỏi phải tranh cãi nhiều.
    - Hợp đồng dịch vụ giữa A và B vô hiệu theo đúng quy định tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, nghị định 17 hướng dẫn và cả nghị quyết của hội đồng thẩm phán 2003 về hợp đồng kinh tế (vô hiệu khi phát sinh tranh chấp bên chưa có chức năng ngành nghề để ký hợp đồng trong đăng ký kinh doanh.
    Tuy nhiên, xử lý hợp đồng vô hiệu : tiền trả tiền, hàng trả hàng, thì lẽ ra Tòa nên xem xét công sức của cty B bỏ ra một phần chứ không nên gạt bỏ hết toàn bộ. Có lẽ đây chính là nội dung mà nhiều người không đồng tình nhất, tuy nhiên, tính vô hình của bản thân sản phẩm dịch vụ khiến cho Tòa có quyền làm như vậy.
    Hơn nữa, với cty B, tớ nghĩ cũng đáng đời thôi, khi bản thân anh cung cấp dịch vụ pháp lý mà không tuân thủ pháp luật ở cái căn bản nhất: đăng ký kinh doanh. Đây có lẽ cũng là điều cần thiết để xã hội chúng ta bớt đi những hoạt động kinh tế ngầm, ví dụ : giảng viên luật thì nên lo tập trung cho công việc giảng dạy và nghiên cứu, không nên bon chen tư vấn và đại diện để thu tiền chuyên nghiệp như luật sư ... dân mừ xù tiền thì có kịn ra tòa cũng không đòi được.
    Tuần làm việc mới vui vẻ.
    P.S : So rì Magic lẫn em tieuthu, tớ lo lái xe + đưa rờ mọc đi sinh nhựt nên không lẩu dê lẫn coffee được.
  3. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Mình nghĩ không phải tính vô hình của dịch vụ khiến toà không xem xét việc bồi thường thiệt hại cho bên B. Phán quyết của Tòa như vậy hoàn toàn chính xác bởi:
    Theo quy định của điều 137 của BLDS thì hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là " Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường"
    1/ Ở trường hợp trên cả hai bên đều có lỗi. Bên B không có chức năng kinh doanh "tư vấn dịch vụ pháp lý" nhưng vẫn tiến hành hoạt động. Bên A biết bên B không có chức năng trên nhưng vẫn kí hợp đồng.
    2/ Như vậy, nếu hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu. Bên B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình khi hợp đồng vô hiệu.
    3/ Tuy nhiên, theo nội dung vụ án, tại phiên tòa sơ thẩm bên B chỉ phản tố: "yêu cầu công nhận hợp đồng có hiệu lực và yêu cầu trả thêm 3000 USD còn thiếu chưa thanh toán" chứ hoàn toàn không yêu cầu xem xét " bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu".
    Tất nhiên, khi bên bị không phản tố yêu cầu " bồi thường thiệt hại" thì HĐXX không có quyền " xem xét việc bồi thường thiệt hại do vô hiệu" này.
    4/ Các bác luật sư nói tại phiên tòa phúc thẩm "B đã yêu cầu như trên ( yêu cầu A cũng phải trả cho B tài sản mà A đã nhận được từ việc tư vấn của B, cụ thể là công sức để có được phán quyết trọng tài có lợi cho B) nhưng đã không được HĐXX giải thích, chấp nhận, rằng như vậy là không ổn đạo lý này nọ" là không nắm vững điều 263 BLTTDS về phạm vi xét xử phúc thẩm.
    - Theo điều này thì : " Tòa phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án có kháng cáo, kháng nghị"
    - Như đã trình bày ở phần 3 và theo nội dung vụ án: Tại sơ thẩm, yêu cầu phản tố của bên B V/v " công nhận hợp đồng có hiệu lực và yêu cầu trả thêm 3000 USD còn thiếu chưa thanh toán" đã được Tòa sơ thẩm chấp nhận hoàn toàn. Chả lẽ yêu cầu bên B đang thắng mà lại đi kháng cáo " tuyên hợp đồng vô hiệu và yêu cầu bồi thường thiệt hại".
    Tóm lại, theo tôi quyết định của tòa phúc thẩm hoàn toàn chính xác.
    Tôi nghĩ đây là một vụ rất hay, các bác bàn về việc trên như thế nào?
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Mình nghĩ vụ việc này cần phải nhìn nhận những điểm dưới đây trước khi phán đoán:
    1> Thực tiễn pháp luật Việt Nam phân biệt các loại hình dịch vụ không rõ ràng. Trong vụ này, thế nào là dịch vụ tư vấn pháp lý và thế nào là dịch vụ tư vấn không pháp lý (tỷ như tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị, tư vấn marketing cái nào chả có chút pháp lý). Các bạn chớ có nghe mấy ông thẩm phán rọ luật vào vụ việc theo kiểu tranh chấp dân sự tại Việt Nam xử kiểu gì cũng đúng (!!!?) nhe.
    2> Công ty tư vấn trong vụ này ký hợp đồng với khách hàng có kèm theo Hợp đồng/Giấy uỷ quyền không. Phí phải trả cho Công ty tư vấn này được hiểu là phí dịch vụ hay thù lao uỷ quyền. Việc một pháp nhân uỷ quyền cho một pháp nhân khác đứng ra làm đại diện trước cơ quan tài phán tranh chấp có phạm luật dân sự đâu (các bạn lưu ý là người đại diện có thể là thể nhân hoặc pháp nhân). Nếu hợp đồng dịch vụ thì công ty tư vấn mới có thể bị xem xét là cung cấp dịch vụ không đăng ký. Nếu là hợp đồng uỷ quyền thì chưa chắc. Công ty tư vấn có thể thế quyền đòi nợ được cơ mà.
    Tóm lại, vụ này thiếu nhiều thông tin nhằm xác lập hướng phán đoán theo 2 ý nêu trên. Bạn nào thạo hơn cho biết ý kiến nhé!
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Dear Pretty.
    Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và bộ luật dân sư 1994 là tách biệt rành mạch, thậm chí là tuyệt đối. Vô hiệu theo pháp lệnh hợp đồng ktế nghĩa là hàng trả hàng, tiền trả tiền, không đặt vấn đề bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc suy đoán mặc nhiên là mọi chủ thể kinh doanh đều hiểu rõ pháp luật ( ai có lỗi không cần biết, ai thiệt hại thì ráng mừ chịu ... cái dạng ai bẩu ngốc + keo kiệt + cả nể)
    Em pretty cần nhớ rõ sự tách biệt này.
    Bộ luật dân sự 2005 thống nhất bộ luật dân sự 1994 và pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 vào làm một, vấn đề bồi thường thiệt hại do vô hiệu hợp đồng như quy định của bộ luật dân sự (có bồi thường thiệt hại do bên có lỗi) như em đặt vấn đề là chuyện hiện tại, chứ không phải là nguồn luật của vụ việc này.
    Chúc vui vẻ.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 02/10/2007
  6. mrbeam

    mrbeam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    tks mọi người, e hiểu hơn nhiều rồi .
  7. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1

    [/quote]
    Dear Pretty.
    Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và bộ luật dân sư 1994 là tách biệt rành mạch, thậm chí là tuyệt đối. Vô hiệu theo pháp lệnh hợp đồng ktế nghĩa là hàng trả hàng, tiền trả tiền, không đặt vấn đề bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc suy đoán mặc nhiên là mọi chủ thể kinh doanh đều hiểu rõ pháp luật ( ai có lỗi không cần biết, ai thiệt hại thì ráng mừ chịu ... cái dạng ai bẩu ngốc + keo kiệt + cả nể)
    Em pretty cần nhớ rõ sự tách biệt này.
    Bộ luật dân sự 2005 thống nhất bộ luật dân sự 1994 và pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 vào làm một, vấn đề bồi thường thiệt hại do vô hiệu hợp đồng như quy định của bộ luật dân sự (có bồi thường thiệt hại do bên có lỗi) như em đặt vấn đề là chuyện hiện tại, chứ không phải là nguồn luật của vụ việc này.
    Chúc vui vẻ.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 02/10/2007
    [/quote]
    Cám ơn anh Fsau đã hướng dẫn. Đúng là em đã quá chủ quan trong việc áp dụng luật. Cho em được rút lại phần 1,2.
    Tuy nhiên em vẫn bảo lưu phần 3 và 4 trong bài trên.

Chia sẻ trang này