1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một ý kiến về Nhạc Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi haynoivecuocdoi, 19/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Một ý kiến về nhạc Trịnh Công Sơn
    Cơ bản đây là 1 bài viết hay và công phu, nhưng cũng có rất nhiều cái mà khi bạn đọc xong sẽ muốn tranh luận
    Khuyên bạn nên đọc hết bài này. mặc dù bài rất dài, cực dài, nhưng bù lại sẽ có nhiều cái được .. thông suốt

    Chuẩn bị tinh thần đọc nhé, vì bài dài quá nên post thành 5 post
    Suy Nghĩ Về Trịnh Công Sơn​
    --- MusicHunger2003 ---

    Tôi rất thích âm nhạc và thơ ca. Mặc dầu sanh sau đẻ muộn nhưng đối với những giòng nhạc Việt Nam thế hệ trước, tôi đã thích nhạc của nhiều người từ Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Trầm Tử Thiêng, Văn Phụng cho đến Ngô Thuỵ Miên, Từ Công Phụng, Lam Phương, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, v.v. Nhưng càng lớn và được học một ít về âm nhạc thì suy nghĩ của tôi khác đi từ từ. Tôi nhận thấy nhạc của một số người trở nên giá trị hơn, càng nghe càng thấy hay. Một số vẫn hay như cũ. Một số khác không còn được như tôi đã từng nghĩ, càng nghe càng thấy bớt hay. Nhạc của Trịnh Công Sơn tiếc thay, đối với cá nhân tôi, đã lọt vào nhóm thứ ba. Nhạc TCS hay, nhưng theo tôi cái ?ohay? và sự nổi tiếng của ông như được ca ngợi lâu nay là quá mức, và tôi sẽ giải thích ý kiến đó qua việc phân tích một vài khía cạnh trong âm nhạc của ông nhấn mạnh đến sự giới hạn trong ý tưởng.
    Nhạc Trịnh Công Sơn có cái hay riêng. Sự phổ biến nhạc của ông và số lượng người yêu nhạc to lớn đã nói lên điều đó. Và âm nhạc của ông có ảnh hưởng không nhỏ trong văn hoá Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó tôi tin rằng cái ?ohay? hoặc sự phổ biến nhạc TCS một phần đạt được là vì lý do chính trị, vì người nghe có những điểm chung với ông nên dễ thông cảm và không khách quan, và quan trọng nhất là vì sự thưởng thức quá dễ dãi của chúng ta.
    Tôi không phải là một ?oprofessional writer? nhưng muốn viết bài này vì ba lý do. Thứ nhất, tôi nhận thấy lâu nay chúng ta đã khen ngợi TCS quá đáng vì bị ảnh hưởng của những yếu tố trên. Tôi không muốn nhạc TCS phổ biến vì chính quyền đề cao ông. Không phải tôi thích nhạc ông vì trong đó nói tới hình ảnh một con đường tôi đã đi qua. Tôi cũng không ca ngợi vì quen biết với ông. Tôi phê bình cũng chẳng phải vì không thích ông. Tôi nghe nhạc của ông với cái nhìn khách quan của cá nhân, nghe bằng cảm xúc và suy nghĩ. Nghe đơn thuần bằng tình cảm như người Việt chúng ta lâu nay thì hay dở không còn chính xác và âm nhạc không phát triển được.
    Lý do thứ hai là tôi không muốn giống như nhiều người ? nghe mọi người nói nhạc của người này ?ohay? nhạc của người kia ?odở? là hùa theo đồng ý mà không chịu tìm hiểu tại sao ?ohay?, tại sao ?odở?. Tôi cảm giác có khá nhiều người như vậy trong xã hội Việt Nam. Nếu tiếp tục theo dấu chân đó thì âm nhạc không phát triển được.
    Lý do thứ ba là tôi muốn bàn về một vài khía cạnh trong nhạc TCS và đưa ra ý kiến đánh giá cái hay và sự giới hạn của ông. Tôi công nhận khả năng của ông, nhưng bên cạnh đó tôi cũng muốn nói là TCS không hay như mức độ mọi người ca ngợi và khâm phục. Nếu không có thảo luận thì âm nhạc không phát triển được.
    I. Vài Suy Nghĩ Về Nhạc
    Mặc dầu phân tích phần lời là ý chính, tôi thấy cần nói lên vài nhận xét sơ về phần nhạc của TCS. Theo ý tôi thì phần nhạc của TCS kém, và tôi đặc biệt nhấn mạnh đến sự yếu kém trong tính sáng tạo, tính đa dạng, và sự phức tạp, v.v. Đó là một nhận xét chung. Để phân tích vấn đề kỹ thuật một cách chi tiết và khoa học trong âm nhạc TCS thì cần một bài viết khác.
    Dĩ nhiên có người khen, có người không, nhưng tôi chưa thấy một nhà phê bình âm nhạc hoặc một nhạc sĩ có đủ thẩm quyền về âm nhạc nào nói rằng phần nhạc của TCS xuất sắc. Ngay cả những thính giả bình thường thôi nhưng nghe nhạc một cách nghiêm túc tôi quen biết cũng dễ dàng thấy được điều đó và nhận xét phần nhạc của ông không hay. Có thể mọi người sẽ nói rằng họ thích nghe nhạc của ông hoặc nói chung chung rằng nhạc của ông ?ohay?, nhưng chưa ai nói nhạc thuật của ông đặc sắc, sáng tạo, đa dạng, đáng khâm phục, hoặc sophisticated (theo tiêu chuẩn Việt Nam thôi).
    Phần lớn mọi người nói về lời khi họ khen nhạc TCS. Nhạc sĩ tài năng và đáng kính Văn Cao trong một bài viết về TCS đã nhắc lại lời của Nguyễn Xuân Khoát, ?oTCS viết dễ như lấy chữ từ trong túi?. Câu này của Nguyễn Xuân Khoát chỉ nói về phần lời mà thôi và ý Văn Cao cũng vậy. Nguyễn Xuân Khoát có ý khen ngợi TCS viết lời dễ dàng, và Văn Cao cũng khen ngợi những điều hay đẹp trong lời nhạc TCS. Văn Cao cũng đã nói rằng TCS là ... nhạc sĩ thơ. Tôi không nhớ chính xác chữ Văn Cao dùng, nhưng ý là vậy, để nhấn mạnh về ý thơ trong nhạc, tức là phần lời chứ không phải nhạc thuật.
    Trong khi đó, những người khen ngợi phần nhạc của ông cũng chỉ nói đi nói lại về cái hay trong sự đơn giản. Văn Cao cũng khen cái hay trong sự đơn giản của nhạc TCS và nhận xét nhạc TCS không phải loại ?obác học?. Dùng chữ ?obác học? thì nghe có vẻ to lớn. Thay vào đó tôi chỉ muốn nói về tính ?osophistication?, ?ođa dạng?, và ?osáng tạo? trong từng bài hát và trong toàn thể âm nhạc của TCS mà thôi. Nhạc TCS không đạt được những yếu tố đó.
    Dĩ nhiên có nhiều nhạc phẩm đơn giản nhưng rất hay, và Trịnh Công Sơn đã có những nhạc phẩm đơn giản và hay. Tuy nhiên, hầu hết những nhạc phẩm của ông đều đơn giản như vậy, hay nói đúng hơn là đều đơn giản và giống nhau như vậy. Vậy thì còn gì là hay nữa? ?oĐơn giản? ... vài bài thôi chứ. Bài nào cũng ?ođơn giản? hết cho thấy một khả năng ? ?ođơn giản? hay sao? Hay nói một cách chính xác hơn nhưng trung thực ... bài nào cũng ?ođơn giản? hết cho thấy một khả năng giới hạn.
    Có người còn mạnh dạn nói rằng ?oÔng đã chọn cách viết đơn giản, đi thẳng vào lòng người.? Thứ nhất, tôi nghĩ rằng việc ?ođi thẳng vào lòng người? đó sẽ xảy ra nếu chúng ta nghe với một đầu óc ?ođơn giản? và ngay cả nghe với một ? ?ocon tim? đơn giản. Thứ hai, tôi không tin ông đã ?ochọn? cách viết đó. Không phải ông cố ý viết đơn giản đâu mà tại ông không có khả năng làm khác hơn được. Một nhạc sĩ tài ba là người có khả năng viết đơn giản hoặc phức tạp nhưng tất cả đều có thể đi vào lòng người được. Nếu TCS còn sống, hãy thử yêu cầu ông viết một nhạc phẩm ?osophisticated? hơn một chút thử coi coi ông có làm được không?
    Là người nhạc sĩ làm việc trong lãnh vực sáng tạo ai mà không muốn sáng tạo và tác phẩm của mình đa dạng. Tôi tin TCS cũng vậy. Khi còn sống tôi nghĩ ông cũng không vui khi mọi người nói nhạc của ông đơn điệu và giống nhau, và ông cũng cố gắng làm cho chúng khác đi, nhưng chắc sự thành công không nhiều, và thực tế là vậy đối với phần lớn nhạc của ông. Có nhạc sĩ nào thích người nghe nói những bài hát của mình giống nhau đâu. Nếu nói ?oTCS chỉ thích viết như vậy. Đó là chọn lựa của ông.? thì tôi tin rằng đó chỉ là một ?oexcuse? cho sự giới hạn và là lý do trốn tránh mà thôi. Tôi đang nói về phần nhạc chứ không phải phần lời.
    Theo truyền thống, nhạc Việt Nam bắt đầu phải có chất thơ trước. Âm nhạc theo sau. Viết nhạc theo phong cách đó rất dễ tạo nên những nhạc phẩm đơn giản. Trước tiên là chúng ta viết lời nhạc như bài thơ tự do với những câu ngắn có vần có điệu. Sau đó phát triển nó lên thành bài hát nương theo những giai điệu có sẵn trong thơ rồi mà thôi. Người viết chỉ việc gắn ?onotes? vào những chữ trong thơ rồi sửa đổi, thêm thắt một chút là có ngay một bài hát với giai điệu đơn giản. Chính vì vần điệu thơ không đa dạng thành ra những bài hát viết theo kiểu này sẽ tương tự nhau về giai điệu và nhịp điệu. Đó là một cách viết, và bằng cách sửa chữa đó mà người nhạc sĩ giỏi có thể làm nên những nhạc phẩm hay, nhưng người khá chỉ tạo nên những tác phẩm đơn điệu và giống nhau.
    Việc phổ thơ cũng tương tự như vậy. Nhạc sĩ giỏi có thể phổ những bài thơ của người khác thành những nhạc phẩm hay. Người nhạc sĩ khá khi đụng phải một bài thơ của người khác với cách sử dụng ngôn ngữ lạ có thể sẽ gặp khó khăn. TCS chỉ phổ nhạc có hai bài thơ mà thôi (và lấy ý một bài thơ khác cho nhạc phẩm thứ ba ?oCon Mắt Còn Lại?). Trong bài ?oCuối Cùng Cho Một Tình Yêu?, câu ?oỪ thôi em về? ông đã phổ để hát thành ?oỪ thối em về?. Người dễ dãi sẽ nói không sao. Tôi thấy đó là một vấn đề. Chữ ?othối? làm câu thơ vô nghĩa và nghe không được ?othơm? lắm.
    Có thể vì cách viết nhạc như vậy mà nhạc TCS không hay, nhưng lời thì có nhiều chất thơ và tâm tình hay không? Hãy thử lấy những lời nhạc TCS và viết thành những câu ngắn thì sẽ thấy rằng nhiều bài là những bài thơ tự do rất hay. Tôi muốn nói rằng TCS là một nhà thơ tự do hay, nhưng người nhạc sĩ trong ông không hay.
    Xin nhấn mạnh một vài điểm:
    1. Chắc chắn cũng có những nhạc sĩ khác viết những nhạc phẩm có phần nhạc tương tự nhau. Nhưng nếu kỹ thuật âm nhạc không ?ođơn giản? quá thì vẫn hay và không nhàm chán (dĩ nhiên có sự khác nhau tuỳ nhạc sĩ). Đồng thời nhiều nhạc sĩ không viết nhiều như TCS nên sự giống nhau không nhiều và rõ ràng như TCS.
    2. Nếu có những nhạc sĩ viết nhạc đơn giản quá hoặc giống nhau quá thì tôi cũng sẽ nhận xét là TCS và những nhạc sĩ đó ở cùng một ?olevel?.
    3. Trong âm nhạc, nhiều người, đặc biệt những người được học về âm nhạc, tin rằng phần nhạc quan trọng hơn lời và nói lên nhiều về khả năng của người nhạc sĩ. Vì người Việt Nam chưa có được suy nghĩ như vậy nên nhạc Việt Nam (không bao gồm ?otra***ional music?) chưa hay lắm và phát triển chậm.
    4. Âm nhạc là sự kết hợp giữa nhạc và lời. Nếu nhạc hay và lời đẹp thì sẽ tạo nên những tác phẩm đặc sắc. Trong đa số những nhạc phẩm của ông, TCS chỉ đạt được phần lời mà thôi chứ không được phần nhạc.
    5. Người Việt Nam lâu nay nghe nhạc thường chú ý phần lời nhiều hơn phần nhạc và nghe bằng con tim; vì vậy ?ohay?, ?odở? không chính xác. Cũng vì chú ý nghe ?olời? nhiều và đánh giá cao phần ?olời? mà nhiều người nói một cách tổng quát nhạc TCS hay.
    6. Âm nhạc là sự kết hợp của nghệ thuật và kỹ thuật. Âm nhạc chắc chắn có ?onhạc hay? và ?onhạc dở?. Cá nhân tôi tin rằng nghệ thuật cũng có ?ohay? và ?odở?. Tuy nhiên, nghệ thuật thì khó xác định chất lượng vì nó rất chủ quan, tuỳ thuộc vào sở thích, vào cái ?otaste?, vào văn hoá của mỗi người, v.v. Còn kỹ thuật thì chắc chắn có ?ohay? và ?odở? vì kỹ thuật là khoa học, là nghiên cứu, là tiêu chuẩn, và khách quan. Giáo dục sẽ làm tăng khả năng thưởng thức nghệ thuật và phân tích kỹ thuật của người nghe.
    7. Một số người hay nói rằng âm nhạc là nghệ thuật nên không có hay và dở, và không cần phân tích mà chỉ có cảm nhận mà thôi. Đây là một cách lý luận/suy nghĩ rất tai hại và sẽ không làm âm nhạc phát triển được. Có thể có người suy nghĩ như vậy thật. Có người không ?oaware? đến vấn đề kỹ thuật. Nhưng cũng có người dùng điều đó như một ?oexcuse? cho một cách thưởng thức, để biện minh cho những yếu kém trong âm nhạc, hoặc để trốn tránh vấn đề phân tích kỹ thuật nhằm hòng bảo vệ một niềm tin nào đó của mình về âm nhạc/nhạc sĩ/bài hát.
    Tôi chỉ nói sơ về phần nhạc như vậy. Tôi sẽ phân tích chi tiết về phần lời và ý, phần mà mọi người cho là hay và là lý do chính khiến nhạc TCS phổ biến.
    II. Những Nhận Xét Về Lời
    Nói về lời thì tôi thấy lời nhạc TCS hay nhưng ? cũng không hay. Hay vì trong nhạc của TCS có nhiều ngôn từ, hình ảnh rất hay, lạ, và sáng tạo. Tuy nhiên chúng chỉ hay nếu ông viết một số ít nhạc phẩm mà thôi. Đàng này ông viết rất nhiều và hầu hết những nhạc phẩm đó đều có những hình ảnh, ý tứ giống nhau hoặc tương tự nhau. Điều đó làm nhạc của ông mất đặc sắc và cho thấy giới hạn trong sáng tạo. Vì những suy nghĩ như vậy nên tôi vẫn thấy lời của TCS hay nếu tôi chỉ nghe một số bài mà thôi. Nếu nghe nhiều sẽ thấy giá trị của chúng giảm dần và trở nên nhàm chán.

    (còn tiếp)
    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 19/05/2005
    u?c tigerlily s?a vo 20:16 ngy 26/05/2005
  2. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo
    Tôi xin nhấn mạnh một vài điểm:
    1. Tôi muốn nói tới sự trùng hợp trong ngôn từ, nhưng quan trọng hơn là sự trùng hợp trong hình ảnh và ý tưởng của những câu có ngôn từ tương tự nhau.
    2. Những nhạc phẩm của các nhạc sĩ khác nếu có sự trùng lặp trong hình ảnh thì cũng bớt hay. Nhưng tỷ lệ trùng lặp trong nhạc TCS rất cao. Nhiều nhạc sĩ khác lại có được phần nhạc khá đặc sắc, đa dạng bù đắp (dĩ nhiên có sự khác nhau tuỳ nhạc sĩ). Tôi đồng ý với lối nhìn của người Tây phương là trong âm nhạc, phần nhạc nên được đặc biệt chú trọng.
    3. Nếu có những nhạc sĩ viết lời trùng lặp nhiều thì tôi cũng sẽ nhận xét TCS và những nhạc sĩ đó cùng một ?olevel?.
    4. Có người sẽ nói, ?oNhạc sĩ Phạm Duy cũng có những hình ảnh trùng lặp.? Đúng, nhưng tôi thấy sự khác biệt là ở chỗ:
    a. Phạm Duy viết một số lượng rất lớn những nhạc phẩm và tỷ lệ trùng lặp này lại nhỏ một cách đáng ngạc nhiên so với số lượng bài hát (Khi có cơ hội tôi sẽ viết một số bài bày tỏ ý kiến về nhạc Phạm Duy).
    b. Trong cái tỷ lệ không lớn đó, những hình ảnh và ý tứ của những câu vẫn đẹp và không giống nhau quá để người nghe có thể nhàm chán được.
    c. Phạm Duy có rất nhiều những ý tứ, hình ảnh phong phú khác nhau trong nhạc chứ không phải chỉ có một số hình ảnh tập trung lập đi lập lại như trong hầu hết những nhạc phẩm của TCS.
    d. Điều rất quan trọng là phần nhạc của Phạm Duy thật đẹp đẽ, đa dạng từ giản dị cho đến phức tạp, từ dân ca cho tới ảnh hưởng Tây phương. Trong khi đó lời nhạc của ông rất đẹp, sáng tạo, rất nhiều chất thơ, nhiều triết lý sâu sắc. Đề tài và tư tưởng của Phạm Duy phong phú, nói về nhiều lãnh vực khác nhau. Âm nhạc là sự kết hợp giữa nhạc và lời. Nếu nhạc hay và lời đẹp thì sẽ tạo nên những tác phẩm đặc sắc. Đối với âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã đạt được cả lời và nhạc trong một số lượng lớn tác phẩm.
    Tôi không bao giờ muốn so sánh Phạm Duy và TCS vì tôi luôn luôn coi hai vị này là ở hai levels khác nhau hoàn toàn. Tôi muốn đưa ra một ví dụ có tính so sánh như trên vì nghĩ rằng nhiều người hay so sánh TCS với Phạm Duy và có lẽ sẽ không tránh khỏi làm điều đó khi đọc bài viết này. Nếu phải so sánh tôi sẽ nói đơn giản rằng có một sự khác biệt rất lớn về chất lượng giữa TCS và không những Phạm Duy mà còn nhiều nhạc sĩ khác nữa như Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Lê Thương, Văn Cao, v.v. mặc dầu TCS có số lượng bài hát nhiều chỉ sau Phạm Duy mà thôi.
    A. Những Cái Hay
    Nét đặc biệt nhất trong nhạc TCS theo tôi thấy là chúng có rất nhiều chất thơ với vần điệu dễ nhớ, đơn giản, có sự sáng tạo trong ngôn từ và lời đẹp, và có nhiều tính chất tâm tình. Chính vì vậy nhạc của ông dễ nghe và dễ làm chúng ta thích và nhớ. Chúng ta, những người Việt Nam rất thích thơ và sống trong một môi trường nhiều thơ, vè, ca dao, dĩ nhiên thích nghe và thích hát những bài hát như vậy.
    Một trong những bài của ông tôi rất thích và cho thấy nhiều về cái hay trong sự đơn giản là ?oLời Mẹ Ru?. Lời (và nhạc) bài này giản dị, dễ nghe, nhẹ nhàng như một cơn gió trưa hè, như một bài thơ, một bài hát ru với những hình ảnh đơn sơ nhưng ngọt ngào tình mẹ con và gần gũi:
    ?oLời mẹ ru con đến những khu vườn ?
    Ru con khôn lớn í ? a?
    Trong mộng cười ngon, ru mộng con thơm?
    Con ngủ giấc tròn cho mẹ ngồi trông?
    Sự mới lạ và sáng tạo trong cách dùng từ của TCS cũng là điều nhiều người khen ngợi và tôi cũng có cùng nhận xét. Chúng ta có thể tìm thấy những từ ngữ hoặc cụm từ ngữ này khá dễ dàng ví dụ như:
    ?oMột lần chợt nghe quê quán tôi xưa?
    Câu này thoạt nghe thì không hay lắm vì có vẻ khô khan. Nhưng nghĩ lại thì thấy rất ấm áp và ngọt ngào. Quê quán là cái để ?onghĩ?, ?othấy? hoặc ?onhớ? về nhưng TCS đã ?onghe? vì ông bất chợt nghe được giọng nói của người con gái cùng quê, và giọng nói đó làm ông ?onghe? được và ?othấy? quê hương ông. Đó là một cách dùng chữ sáng tạo và lạ.
    Hoặc:
    ?oĐể mắt em cười tựa lá bay?
    ?oMắt cười? mà như ?olá bay? sao? TCS muốn nói tới hình ảnh phản chiếu của những chiếc lá nhìn thấy được trong đôi mắt trong sáng của cô gái, hay ông muốn nói ánh mắt cười của cô long lanh, lém lỉnh, nhảy múa vui cười như những chiếc lá đang nhảy múa? Cả hai hình ảnh đối với tôi đều rất đẹp và thú vị.
    Chất thơ trong nhạc TCS là điều khá rõ ràng và dễ thấy. Lời TCS phần lớn là những câu thơ tự do ngắn nhưng có vần điệu hoặc trong vài trường hợp là những câu đường luật hoặc lục bát. Chúng ta chỉ việc lấy lời một bài hát nào đó của TCS và ngắt nó thành những câu ngắn rồi xếp chúng lại trên dưới với nhau thì sẽ thấy rõ điều đó. Những hình ảnh đẹp đẽ, kỹ thuật so sánh, nhân cách hoá, v.v. trong lời sẽ càng làm cho lời nhạc của ông gần với thơ hơn nữa. Tôi chỉ muốn đưa ra hai ví dụ mà thôi:
    ?oChiều đã đi vào vườn mắt em
    Mùa thu qua tay đã bao lần
    Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
    Để nắng đi vào trong mắt em?
    Và:
    ?oEm hai mươi tuổi em là nắng
    Em hai mươi tuổi em là mưa
    Sài Gòn nắng mưa em ngày ấy
    Còn là hạt bụi giữa hư vô...
    Đi trong chuyện cũ ngày xưa
    Trong lòng thương nhớ cơn mơ lạ kỳ
    Đi trong hạnh phúc quê nhà
    Chuyện ngày xưa ấy bỗng là chiêm bao?
    Tính chất tâm tình trong nhạc TCS cũng nhiều và có lẽ vì vậy nhiều người cảm thấy gần gũi với nhạc của ông. Ông có khá nhiều nhạc phẩm như vậy ví dụ như những bài hát nói về đường phố có mưa rơi, có bụi bay, v.v. Những hình ảnh đó làm người nghe dễ liên hệ với chính họ:
    ?oNhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng?
    Nhớ quán ăn quen, nhớ ly chè thơm
    Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
    Phố em qua gạch ngói quen tên?
    Hoặc tâm sự về cuộc đời như:
    ?oĐừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng ?
    Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng?
    Những bài như vậy rất dễ làm xúc động nhiều người Việt Nam, những người nhớ nhiều về kỷ niệm, thích sự lãng mạn, và hay nghĩ tới sự đau khổ.
    Ngôn ngữ là cái hay trong nhạc TCS: dễ nghe, nhiều chất thơ với hình ảnh đẹp, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, và tính chất tâm tình. Những yếu tố đó có lẽ là lý do nhiều người khen và thích nhạc TCS.
    B. Những Điều Không Hay
    TCS có những cái hay trong lời nhạc, nhưng đối với tôi lời nhạc cũng cho thấy sự giới hạn của TCS. Những từ ngữ, hình ảnh, ngay cả hình ảnh sáng tạo, đặc trưng của ông đã được sử dụng lập đi lập lại quá nhiều. Đó chính là giới hạn của TCS - sự sáng tạo bị ngừng lại, và ông chỉ loay hoay với những ý tưởng, hình ảnh cũ trong không biết bao nhiêu bài hát của ông. Vì vậy mà bao nhiều bài hát của ông đều có ?ocái gì đó? hao hao giống nhau. Nếu ý tưởng bị trùng lặp (điều này xảy ra thường xuyên ở những mức độ khác nhau tuỳ nhạc sĩ) mà nhạc hay và phong phú thì nhạc phẩm vẫn có thể hay. Đằng này phần nhạc của TCS không có gì đáng chú ý.
    Bây giờ tôi sẽ nói rõ hơn ?ocái gì đó? là những cái gì và xin được bàn về sự trùng lặp trong nhạc TCS và điều đó làm lời nhạc của ông trở nên nhàm chán. Tôi sẽ phân tích lời trong 130 nhạc phẩm phổ biến của TCS mà thôi. TCS viết nhiều hơn 130 bài nhưng đây là những bài phổ biến nhất. Tôi sẽ không phân tích những bài hát ?oDa Vàng? vì đề tài và mục đích của chúng khác biệt với những bài khác.
    Trước tiên tôi xin nói chung về một số ngôn từ (specific) và hình ảnh (với nghĩa rộng) mà TCS đã sử dụng nhiều lần trong nhiều bài hát. Tìm hiểu lời nhạc TCS tôi đã khám phá ra những từ và hình ảnh này, và mặc dầu đã biết trước, tôi cũng rất ngạc nhiên vì sự lập đi lập lại quá nhiều của chúng. Ví dụ như hình ảnh ?ora đi? hoặc ?obước đi? có tỷ lệ khoảng 60%, tức là cứ mỗi 1.7 bài thì có 1 bài TCS nói về sự ?ođi?, ?obước đi?. Tức là chưa viết hết 2 bài thì hình ảnh ?ora đi? hoặc ?obước đi? đã lại được TCS sử dụng để nói tới một sự ra đi, một người đi, hoặc một sự đi về. Đối với tôi đây là tỷ lệ quá lớn. Xin viết một số câu dẫn chứng:
    ?oem đi về nơi ấy?, ?ongười ngỡ đã đi xa?, ?ongười đi phiêu du từ đó?, ?oem đi bằng bước chân vui?, ?oem đi bống về em về bống đi?, ?ota đi bằng nhịp điệu?, ?ođi về giáo đường?, ?ođi nhẹ vào đời?, ?obuồn đi trong đêm khuya?, ?ođi loanh quanh cho đời mỏi mệt?, ?obước chân nghe quen?, ?obước chân về giữa chợ?, ?obước chân em xin về mau?, ?otôi đưa em về chân em bước nhẹ?, ?ocòn tôi bước hoài?, v.v.
    Hoặc ví dụ về ?ocon đường?, ?olối đi?, hoặc ?ođường? tượng trưng cho ?ođường đời?. Tất cả đều nói lên một ý, một hình ảnh ? một cái ?opath? để đi đến một nơi nào đó, để bắt đầu từ một điểm nào đó, hoặc không đi tới đâu cả, hoặc để đứng lại trong một lúc nào đó, làm gì đó trên nó. Tỷ lệ là 52% hay là cứ mỗi 1.9 bài thì có 1 bài có hình ảnh con đường.
    ?ođường đi suốt muà nắng lên thắp đầy?, ?ođường chạy vòng quanh?, ?onhững mặt đường nằm câm?, ?ođường phượng bay mù không lối vào?, ?otừng con đường nhỏ trả lời cho tôi?, ?ođường trần rồi khăn gói?, ?ođường đời xa lắm nhé?, ?ongười tình kia mất con đường về?, ?ođường trần đâu có gì?, ?obên đường xe ngựa ngược xuôi?, ?ocó đường phố nào vui?, ?oru trên đường em đến?, v.v.
    Một số hình ảnh khác cũng có tỷ lệ lớn đáng ? phàn nàn ví dụ như: cứ 2.2 bài thì có một bài có ?ogió?, cứ 2.4 bài thì ông lại đề cập tới ?omưa?, 2.2 bài thì ?obàn chân?, hay ?olá cây? được nói tới; cứ viết 2.3 bài thì có một bài ông viết về ?onắng?; cứ mỗi 3 bài thì trong một bài ?omôi? hoặc ?ogiòng sông? được nhắc tới, v.v.
    Đây là một ví dụ khác về ?obàn tay?, ?ongón tay?. Tỷ lệ là 1 / 2.6:
    ?obàn tay chắn gió mưa sang?, ?ochập chờn lau trắng trong tay?, ?ochiều qua bao nhiêu lần tay mời?, ?otay măng trôi trên tóc vùng dài?, ?obàn tay ngắt hoa từ phố nọ?, ?odài tay em mấy thưở mắt xanh xao?, ?ongủ đi em tay xanh ngà ngọc?, ?otay ôm quanh tình người?, ?ođêm mưa lạnh từng ngón sương mù?, ?ocho tay em dài gầy thêm nắng mai?, ?obiển hẹp tay người lạc lối?, ?oxin năm ngón tay em thiên thần?, v.v.
    Một ví dụ nữa ... ?omưa? với tỷ lệ 1 / 2.4:
    ?omưa vẫn mưa bay trên hàng lá đổ?, ?otrong lòng phố mưa đêm trói chân?, ?oem đứng lên gọi mưa vào hạ?, ?oem hai mươi tuổi em là mưa?, ?omưa có buồn trong mắt em?, ?ocó khi mưa ngoài trời?, ?othôi ngủ đi em mưa ru em ngủ?, ?oru khi mùa mưa tới?, ?oem ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa?, ?olời hẹn thề là những cơn mưa?, ?otrời còn làm mưa rơi mênh mang?, ?ongoài hiên mưa rơi?, ?otôi xin làm mưa bay?, ?obên sông chiều mưa tới?, v.v.
    Những người ủng hộ ông sẽ nói rằng tuy những hình ảnh chung chung giống nhau nhưng ý khác nhau tuỳ trường hợp ví dụ như ?oem hong tóc bên hồ? khác với ?olùa nắng cho buồn vào tóc em? mặc dầu đều nói về ?otóc?. Đúng là hai câu này khác nhau, và dĩ nhiên TCS có nhiều câu khác nhau khi nói về một đề tài, nhưng tôi sẽ bàn về câu và cụm từ sau. Lúc này, điều tôi muốn nói ở đây là ông đã nói về ... ?otóc? quá nhiều trong những nhạc phẩm của ông.
    Tôi thấy rằng TCS không kiếm ra được những ý tưởng mới để diễn tả tâm tư, tình cảm trong những bài hát của mình, và ông cứ phải dùng đi dùng lại một số hình ảnh trong nhiều bài hát. Cũng được đi, nhưng điều tôi muốn nói ở đây là những tỷ lệ 2:1 hoặc 3:1, 4:1 là những con số cho thấy chu kỳ lập đi lập lại quá nhanh ... quá nhanh, quá nhiều. Sự sáng tạo của ông bị ngưng lại. Những phân tích sau này về trùng lặp trong ý, câu, hoặc cụm từ, ngay cả những câu, ý đại diện cho sự đặc trưng của TCS sẽ làm rõ hơn nữa điều tôi muốn nói. Hiện tại tôi xin liệt kê một danh sách những ngôn từ, hình ảnh bị lập đi lập lại với chu kỳ nhanh nhất và hầu hết những ca khúc của ông đều chứa đựng những hình ảnh nhất định này:
    Đi/Bước đi: 1.7; Đường phố: 1.9; Gió: 2.2; Ngón chân/Bàn chân: 2.2; Lá cây: 2.2; Nắng: 2.3; Ngày tháng: 2.3; Mưa: 2.4; Tay/Ngón Tay: 2.6; Nghe/Lắng nghe: 2.8; Môi: 3; Bầu trời: 3; Sông/Giòng Nước: 3; Phố/Phố xá: 3.2; Chim chóc: 3.6; Hoa/Đoá Hoa: 3.6; Mây: 4; Ngồi: 4; Nụ Cười: 4.5; Mắt/Ánh mắt: 4.5; Mặt Trời: 4.5; Tóc: 4.5; và Đứng: 4.8.
    (Còn những từ ngữ, hình ảnh khác như ?oCát?, ?oĐá?, ?oBụi?, ?oSỏi?; ?oÁo?, ?oLụa?; ?oVai?; ?oBiển?, ?oSóng?; ?oSương?; ?oSuối?; ?oĐồi?; ?oNúi?; ?oTrăm năm, ngàn năm?; ?oTiếng cười?; ?oLửa?; ?oNến?; ?oTấm lòng?; v.v. cũng có tỷ lệ trùng lặp khá cao.)
    Đó là sự trùng lặp đối với một số hình ảnh chung nhất định và cho thấy sự bó hẹp, sự ?okhông thoát ra được? trong ý nhạc TCS. Hầu như bài nào cũng có ?ođường phố?, cũng có ?otay thon?; hầu như bài nào cũng có ?otóc?, có ?omưa?, bài nào cũng có ?obàn chân?, ?olá cây?, ?oem ngồi, tôi ngồi, ta ngồi?, v.v.
    Để thấy rõ hơn sự giới hạn, chúng ta hãy nhìn vào sự trùng lặp trong ý và hình ảnh chi tiết của những câu có cùng một ngôn từ. Dĩ nhiên TCS có nhiều câu rất khác nhau khi nói về một hình ảnh, nhưng ông cũng có nhiều câu giống nhau. Hãy xem xét những câu hoặc cụm từ sau đây xem sao (trường hợp những hình ảnh giống nhau được lập lại nhiều lần trong cùng một bài hát thì tôi chỉ đưa ra một ví dụ cho mỗi bài mà thôi):
    ?onghe trời gió lộng?
    ?othoáng nghe gió lạnh?
    ?olặng nghe gió đi về?
    ?ođêm nghe gió tự tình?
    ?onghe gió than hoài?
    ?otừng đêm nghe gió ru ơ hờ?
    ?olặng nghe gió đêm nay?
    ?onghe mưa tủi hờn?
    ?onghe mưa bão?
    ?onghe tiếng mưa trên đàn?
    ?otrên tình ta nghe giọt mưa?
    ?olắng nghe con sông nằm kể?
    ?onghe sóng âm u dội vào đời?
    ?otôi nghe sa mạc nối dài?
    Những câu trên giống nhau vì chúng đều nói về một chuyện: ?onghe mưa? ... gì đó, ?onghe gió?... gì đó. Hơn nữa, ?onghe gió lộng? và ?onghe gió lạnh?; hoặc ?onghe gió tự tình?, ?onghe gió than?, và ?onghe gió ru?; rồi ?onghe gió đêm nay?, ?otừng đêm nghe gió?, và ?ođêm nghe gió? còn làm chúng giống nhau hơn nữa. Rồi?onghe sông nằm kể? và ?onghe gió tự tình? cũng như nhau thôi.

    còn tiếp
  3. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo
    Những câu trên còn tương tự nhau vì chúng dùng chung một công thức: [?onghe? + một từ về thiên nhiên + một số từ liên hệ diễn tả việc nghe tiếng thiên nhiên] (đây là lý do tôi bao gồm câu ?otôi nghe sa mạc nối dài? trong nhóm này). Sự khác nhau có được là do những hình ảnh thiên nhiên và những chữ bổ túc. Từng câu thì khác nhau, nhưng tổng quát về ý tưởng thì tương tự nhau. Tôi không nói đó là dở. Tôi muốn nói rằng ông sử dụng chúng nhiều quá nên mất hay và cho thấy sự không sáng tạo trong ý tưởng.
    Còn những hình ảnh và ý liên quan tới ?ođôi môi? thì sao? Tôi thấy những câu sau đây giống nhau khá nhiều:
    ?omôi em cho ta một cánh hồng?
    ?omiệng môi hồng đỏ như đoá hoa vông?
    ?omôi em hồng như lá hư không?
    ?ođoá hoa hồng cài hôn lên môi?
    ?obên đôi môi hồng đào?
    ?ocòn gì đâu môi xưa hồng?
    ?omôi em hồng nhạt?
    ?olàm hồng chút môi cho em nhờ?
    ?ohồng đi nhé môi cười giữa ngọ?
    ?ođời trần gian có môi hồng?
    ?obâng khuâng vì những đôi môi rất hồng?
    ?ohồng má môi em hồng sóng sa?
    ?ođường xanh quá môi e ngại hồng?
    ?ođôi môi em là đốm lửa hồng?
    ?omôi em là đốm lửa?
    ?ongủ đi em đôi môi lửa cháy?
    ?onhớ mặt trời đầu môi?
    ?onắng có hờn ghen môi em?
    ?onắng như môi hoàng hôn trên phố?
    Quá nhiều bài hát có những câu như vậy thì tôi thấy kém sáng tạo và nhàm chán. Ngay cả khi nhìn vào những câu nói về ?omôi? chứa đựng sự so sánh hoặc diễn tả lạ và sáng tạo, chúng ta cũng sẽ thấy một sự trùng hợp ví dụ như:
    ?onắng có còn hờn ghen môi em?
    ?onắng như môi hoàng hôn trên phố?
    ?onhớ mặt trời đầu môi?
    ?ongủ đi em đôi môi lửa cháy?
    ?ođôi môi em là đốm lửa hồng?
    ?omôi em là đốm lửa cuộc đời đâu biết thế?
    Những câu trên cho thấy sự dùng từ hay và đáng được khen. Tuy nhiên sự sáng tạo và mới lạ bị lập đi lập lại nên mất chất đặc biệt. Nghe một câu thì thấy hay và lạ. Nghe hai câu cũng còn thấy hay. Nhưng rồi lại có những câu như vậy trong nhiều bài hát nên tôi thấy hết hay và không khen được nữa. Không những ?omôi?, mà còn ?onắng? và ?olửa? cũng bị lặp lại cùng với nhau trong những câu này để nói về một ý. Trong những câu trên ta thấy TCS đã chỉ dùng hai hình ảnh lập đi lập lại ?onắng? (và ?omặt trời?) và ?olửa? ... ?onắng ghen môi?, ?onắng hôn môi?, ?omôi là lửa?, ?omặt trời đầu môi? ... để nói về một tính chất của ?omôi?. Hãy tưởng tượng nếu TCS chỉ có 1 hoặc 2 bài có câu như vậy thôi thì câu đó sẽ đặc biệt biết chừng nào. Và với ví dụ này tôi muốn nói là mặc dầu ông có trên 40 bài hát nhắc về ?omôi?, tôi chỉ đánh giá khả năng sáng tạo về ?omôi? của ông dựa trên khoảng 5 bài mà thôi. Đọc tới đây chắc quý vị cũng thấy hiện thêm lên trong đầu những hình ảnh khác... ?omặt trời?, ?ođốm lửa?, ?ongọn nến? đâu đó trong những nhạc phẩm khác rồi phải không?
    Một ví dụ khác nữa:
    ?onắng vàng lạc trên lối đi?
    ?ođường đi suốt muà nắng lên thắp đầy?
    ?ocó đường xa và nắng chiều quạnh quẽ?
    ?obao đường phố em qua nắng lên đứng chờ?
    ?onắng lên phố xưa?
    ?ocó nắng vàng nghèo trên lối đi xa?
    Không phải chỉ hình ảnh ?onắng? một cách chung chung được nói tới trong những bài hát này mà ta thấy tất cả đều chỉ có một ý: nắng trên con đường hoặc một con đường nhiều nắng. Sự khác nhau hiện diện là do những chữ như ?olạc?, ?olên thắp đầy?, ?olên đứng chờ?, v.v. ?oNắng vàng nghèo? tôi thấy không hay và nghe rất gượng. Tôi thích ý tưởng của câu?oBao đường phố em qua nắng lên đứng chờ?, nhưng phải chi TCS đừng có nhiều những câu khác về ?onắng? và ?ođường phố? thì tốt biết mấy. Sự lập đi lập lại hình ảnh và ý trong những câu trên được thực hiện bởi sự lập đi lập lại của hai chữ ?onắng? và ?olối đi? hoặc ?ođường đi?.
    Hoặc:
    ?ođường quạnh hiu tôi đã đi qua?
    ?ocòn một mình trên phố?
    ?ođường phố buồn mọi người đi vắng?
    ?ota như con đường dài vắng người?
    ?ocó đường xa và nắng chiều quạnh quẽ?
    Những câu trên đều dùng hình ảnh ?ođường phố? bên cạnh những chữ khác để nói lên một ý: sự cô đơn, vắng lặng trên con đường và trong lòng người. Dĩ nhiên những chữ khác đó cũng cùng một ý: ?oquạnh hiu?, ?omột mình?, ?ođi vắng?, ?ovắng người?, và ?oquạnh quẽ?.
    Còn rất nhiều ví dụ khác. Tôi chỉ liệt kê ra đây một số và không phân tích nhiều thêm. Xin nói rõ là những ví dụ này bao gồm những câu cho thấy sự giống nhau từ gần như y hệt cho tới tương tự về ý tưởng. Trước nhất là ví dụ liên quan tới ?ochân?.
    Bước chân nhẹ: ?obước chân nhè nhẹ?, ?ochân người rất nhẹ?, ?ochân em bước nhẹ?, ?ođi nhẹ?, ?ochân ai rất nhẹ?, ?ođời nhẹ nâng bước?, v.v. cũng đều để diễn tả chân ? bước nhẹ. Tôi không thấy chúng khác nhau.
    Rồi ?obàn chân trong phố?, ?obàn chân qua phố?, ?ophố quen bàn chân?, ?ophố in dấu chân?, ?ochân nhuộm phố phường?, ?ochân qua phố?, ?ochôn chân nhớ phố?, v.v. Tất cả cũng chỉ cùng một ý.
    Hay: ?obước chân âm thầm muà hạ?, ?oem qua công viên bước chân âm thầm?, ?obàn chân âm thầm nói?, v.v.
    Rộng hơn chút nữa là những câu khá khác nhau nhưng đều có chung mục đích diễn tả một trạng thái nào đó của bước chân ví dụ như vận tốc: ?ochân người bước chầm chậm?, ?okhông còn bước ngập ngừng?, ?ođi không nhanh chân không vội vàng?, ?ochân chim rộn ràng cùng diều tung tăng?, v.v.
    Hoặc rộng hơn nữa là những trạng thái khác nhau của chân: ?orượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ?, ?obàn chân xưa qua đây ngại ngần?, ?ochân chim rộn ràng?, ?onhững bước chân mềm mại?, ?olạnh lùng bước chân?, ?ochân đi nằng nặng hoang mang?, ?obước ngập ngừng?, v.v.
    Hay ý tưởng bước chân về đâu đó, nhiều khi là một nơi mơ hồ: ?obước chân em xin về mau?, ?obước chân về gác nhỏ?, ?obước chân về giữa chợ?, ?ochân nhuộm phố phường em về biển xa?, ?ochân đưa tôi về biên giới mới?, ?ochân về đâu đó của em?, ?okhi bước chân ta về?, ?ohồng đi nhé chân về giữa ngọ?, v.v.
    Từng câu này, nhiều ít, có ý nghĩa khác nhau, nhưng đối với tôi, cùng ý tưởng và công thức. Ví dụ như ?ochân ngập ngừng?, ?ochân ngại ngần?, ?ochân ơ hờ?, ?ochân nằng nặng?, ?ochân hoang mang?, ?ochân mềm mại?, ?ochân lạnh lùng?, ?ochân rộn ràng?. Hoặc ?ochân về gác nhỏ?, ?ochân về giữa chợ?, ?ochân về biển xa?, ?ochân về biên giới?; ?ochân về? ... đâu đó ... để diễn tả một bước chân trở về, một người trở về, hoặc một sự trở về. Và sau khi ?otrở về? hoặc ?obước về? sẽ là một hình ảnh hoặc một cảm giác nào đó được nói tới. Tất cả đều cùng một ý tưởng.
    Những câu đó cũng có câu khác nhau và có câu hay, nhưng tại sao lại nhiều ... ?ochân ... ...? đến như vậy? Đó là một số ví dụ về ?ochân?, ?obước?, ?ođi?. Tôi chỉ phân tích sơ như vậy. Cũng tương tự, có rất nhiều ví dụ cho những cụm chữ, hình ảnh, và ý tưởng khác. Sau đây là một vài ví dụ khác:
    Tóc bay trong gió hoặc gió làm tóc bay: ?otóc gió thôi bay?, ?ogió hôn tóc thề?, ?ogió mừng vì tóc em bay?, ?otóc em bay trong chiều gió lộng?, ?otóc em gầy trong gió?.
    Hình ảnh tóc liên hệ với thời gian: ?otóc uá là nhờ những tháng âu lo?, ?ochợt một chiều tóc trắng như vôi?T, ?oru bạc tóc thôi?, ?otóc nào còn xanh?, ?orừng ơi xanh hoài mái tóc?.
    Hình ảnh chim bay xa để nói lên sự chia xa: ?obóng chim qua?, ?ochân chim qua trời?, ?otrời in dấu chim xa nguồn?, ?omặt trời quên dấu chim?, ?obóng chim cuối đèo?, ?odấu chim bay?, ?oem như chim bay?.
    Hình ảnh ?oem? và chim: ?oem cùng lá tung tăng như chim đến?, ?oru em cánh nhạn?, ?oem đến nơi này tựa như cánh én?, ?oem như chim trắng?, ?ongày mai em như chim bay?.
    Hình ảnh ngón tay, bàn tay và sự buồn bã: ?onăm ngón đưa vào cô đơn?, ?otừng ngón tay buồn?, ?otay che lệ nhoà?, ?otay buồn không bàn tay?, ?otrên hai tay cơn đau dài?, ?otay xôn xao đón ưu phiền?, ?otay trơn buồn ôm nuối tiếc?.
    Ngón tay, cánh tay dài, thon, gầy: ?otay măng trôi trên vùng tóc dài?, ?oxin cho tay em còn muốt dài?, ?odài tay em mấy?, ?osống có đôi tay thật dài?, ?ocho tay em dài gầy thêm nắng mai?, ?ongón tay em gầy?, ?oem gầy ngón dài?.
    Bầu trời và âm thanh, tiếng hát: ?ogiữa trời dòn vang tiếng cười?, ?ongồi hát mây bay ngang trời?, ?otiếng hát tan trong trời gió lên?, ?ohát bên trời gian dối?, ?olời ru như tiếng hát trên trời?, ?olời ru vang vọng một trời?.
    Trời với gió: ?onghe trời gió lộng?, ?otrời buông gió?, ?ohát tan trong trời gió lên?, ?otrời buồn gió cao?, ?ođất trời lặng gió?, ?ogió trời lênh đênh?, ?onhặt gió trời mời em giữ lấy?, ?osương ở miền xa gió ở đất trời?, ?ogió cuốn đi tận cuối trời?, ?ođứng bên trời gió lộng?.
    Hình ảnh hoa hồng hoặc sắc hồng của hoa: ?omôi em cho ta một cánh hồng?, ?omôi hồng đỏ như đoá hoa vông?, ?ođoá hoa hồng cài lên tóc mây?, ?ocòn gì đâu những đoá hoa hồng?, ?oyêu đoá hồng bé dại?, ?oloài hoa trắng hồng?, ?ocon sông nằm chờ những đoá hồng?, ?ohoa trên đồng xanh một sớm mai rất hồng?.
    Nghe tiếng mưa rơi: ?onghe mưa tủi hờn?, ?othềm đá nghe mưa?, ?onghe mưa bão?, ?ocon đường nằm nghe nắng mưa?, ?onghe mưa nơi này?, ?onghe tiếng mưa trên đàn?, ?omưa nghe từ độ trái tim em buồn?, ?onghe quanh đời mưa bão?.
    Một ý tương tự khác đã được nói tới ở trên là ?onghe gió?. ?oNghe mưa? và ?onghe gió? cũng đã là hai ý tưởng giống nhau rồi. Những ví dụ khác có thể là hình ảnh mưa rồi nắng, nắng rồi mưa, hoặc mưa trong nắng, nắng trong mưa: ?omưa lâu hoặc cơn nắng dài?, ?omưa rồi chợt nắng,?onắng mưa em ngày ấy?, ?ongày mưa hay nắng?, ?ocơn mưa là nắng vô thường?, ?ođêm khua nắng sớm hay cơn mưa?, ?omưa nắng ở trong mắt người?, ?onắng ngời nhìn mưa bay?, ?othành phố vẫn nắng vàng, vẫn mưa?, ?otừ khi nắng hay mưa vội vàng?, ?oyêu em bao ngày nắng, bao ngày mưa?, ?o**** hoa và chim cùng mưa nắng?.
    Mắt buồn: ?onắng qua mắt buồn?, ?omưa buồn bằng mắt em?, ?omưa có buồn trong mắt em?, ?obuồn trong mắt nai?, ?omắt buồn mi thơ ngây?, ?omắt ưu phiền?, ?onước mắt rơi cho tình nhân?, ?ođi quanh từng giọt nước mắt?, ?omưa ngoài trời là giọt nước mắt em?, ?olau khô dòng nước mắt?.
    Hoặc ví dụ những đơn từ khá đặc trưng trong nhạc TCS nhưng được áp dụng nhiều lần với những chữ khác để tạo nên cụm từ: ?otay gầy?, ?ovai gầy?, ?ongón gầy?, ?otóc gầy?, ?oem gầy?, ?ocánh gầy?, ?othân gầy?, ?ohoa gầy?, ?onắng gầy? (tôi thấy hình ảnh ?otóc gầy? và ?onắng gầy? gượng quá).
    Hoặc những câu sau đây với từ kép ?otrăm năm?, ?ongàn năm? thì quý vị nghĩ thế nào? Tôi thấy chúng giống nhau trong ý tưởng ... một điều vô định, một cuộc đời, một sự tồn tại, v.v.: ?otrăm năm vào chết một ngày?, ?onghe tiếng trăm năm?, ?othấy bóng trăm năm?, ?ocuồng điên mơ trăm năm?, ?obù đắp cho trăm năm?, ?orọi suốt trăm năm?, ?omột trăm năm như tiếng thở dài?, ?otrăm năm về chốn xa xăm?, ?ocòn đứng như trăm năm?, ?otrăm năm vô biên?, ?oquanh em trăm năm khép lại?, ?otrăm năm bỗng quay về?, ?omột lần là trăm năm?, ?otừng chiếc bóng trăm năm?, ?otừng tiếng khóc trăm năm vây người?.
    Và: ?oquê hương nghìn năm vẫn là?, ?onghìn năm nhớ ai?, ?otừ nghìn năm xưa?, ?omột ngàn năm trước?, ?omột ngàn năm nữa?, ?oru mãi ngàn năm?, ?ocho thêm ngàn năm?, ?onhớ ngàn năm trôi qua?, ?ongàn năm ru em?, ?omiệt mài ngàn năm?.
    Và sau đây là hai ví dụ rất thú vị: ?obỏ trăm năm sau ngàn năm nữa? và ?otrăm năm ở đậu ngàn năm?.
    Như đã nói ... nhiều câu nghe hay và khác nhau chứ, nhưng tại sao lại nhiều ... ?otrăm năm?, nhiều ?ogió trời?, nhiều ?otay dài?, nhiều ?ongón gầy? như vậy? Còn những ví dụ khác nữa, nhưng tôi không có thì giờ đưa ra. Tôi thấy rằng lời nhạc TCS có những hình ảnh và ý tưởng giống nhau rất nhiều. Tôi xin nhắc lại một lần nữa và nhấn mạnh, ?oNếu xét từng câu riêng biệt thì mỗi câu có thể hay và ý tưởng có thể lạ và đẹp; nhưng vì TCS đã lập đi lập lại ý tưởng, hình ảnh tương tự nhau nhiều quá nên tôi thấy chúng bớt hay, trở nên nhàm chán, và cho thấy sự giới hạn trong khả năng sáng tạo.?
    Bây giờ tôi sẽ tiếp tục chứng minh rõ hơn nữa tại sao tôi nghĩ nhạc TCS nhàm chán và sự sáng tạo của ông chỉ nên tóm gọn trong một số lượng bài hát nhỏ mà thôi. Tôi sẽ đưa ra ví dụ những bài hát có nhiều (chứ không phải một) hình ảnh và ý tưởng bị lập đi lập lại. Những hình ảnh và ý tưởng này có thể rất giống nhau hoặc giống nhau với nghĩa rộng.
    Còn tiếp
  4. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo
    Như đã nói, TCS chỉ tập trung vào một số hình ảnh nhất định và sử dụng chúng khá nhiều. Tìm kiếm trong lời nhạc TCS, chúng ta sẽ thấy rằng ông có nhiều bài hát có những combination của những hình ảnh đó giống nhau. Dĩ nhiên những nhạc sĩ khác cũng có sự trùng lặp trong những combination khác nhau; nhưng đối với trường hợp TCS thì khác vì:
    1/ cá nhân từng hình ảnh đơn độc tự nó đã lập đi lập lại nhiều trong nhạc của ông rồi mà những ?ocombination? cũng trùng lặp nhiều nữa thành ra tôi thấy quá mức;
    2/ sự trùng lặp xảy ra tóm gọn trong một số từ ngữ và hình ảnh nhất định, mà trong đó có những hình ảnh rất đặc trưng TCS, nên sự kém sáng tạo càng rõ ràng;
    3/ sự trùng lặp xảy ra tóm gọn trong một số từ ngữ và hình ảnh nhất định nên nhạc dễ trở nên nhàm chán hơn.
    Vì TCS tập trung vào một số hình ảnh như vậy nên tìm kiếm sự trùng lặp không khó. Tuy nhiên vì số lượng bài hát nhiều và chúng ta có thể có rất nhiều những ?ocombination? khác nhau nên việc tìm kiếm và liệt kê chúng trở nên khó khăn. Tôi chỉ đưa ra 3 ví dụ với ?ocombination? 3 hình ảnh mà thôi. Những hình ảnh này được chọn ?orandomly?. Trong trường hợp những hình ảnh giống nhau được lập đi lập lại nhiều lần trong cùng một bài hát thì tôi chỉ đưa ra một ví dụ mà thôi. Nếu nghe những bài hát với tất cả sự trùng lặp trong từng bài thì sẽ còn chán hơn nữa. Tôi biết rằng TCS có rất nhiều bài mà trong đó một vài hình ảnh được lập đi lập lại nhiều lần trong mỗi bài. Dĩ nhiên nếu bài hát nói về một chủ đề ví dụ như ?ocon đường? trong ?oCó Những Con Đường? thì sự lập đi lập lại hình ảnh con đường là tất yếu. Trường hợp đó thì không tính.
    Nói về hình ảnh ?oNắng?, ?oBàn Tay, Ngón Tay?, và ?oNghe?:
    Chiếc Lá Thu Phai: ?ođể lòng theo chút nắng bên ngoài?, ?olau trắng trong tay?, ?onằm nghe giữa trời?
    Chiều Một Mình Qua Phố: ?ocó khi nắng khuya chưa lên?, ?obao nhiêu lần tay mời?, ?obước chân nghe quen cũng buồn?
    Gọi Tên Bốn Muà: ?oem đi về giọt nắng nhấp nhô?, ?omưa lạnh từng ngón sương mù?, ?onghe xót xa hằn trên tuổi trời?
    Lời Mẹ Ru: ?oru con trưa nắng?, ?olời mẹ ru đêm vang ngón tay hồng?, ?onghe ru nỗi niềm?
    Một Cõi Đi Về: ?omây che trên đầu và nắng trên vai?, ?ođôi tay nhân gian?, ?onghe chân ngựa về chốn xa?
    Mưa Hồng: ?otrời ươm nắng cho mây hồng?, ?otrên hai tay cơn đau dài?, ?ongười nằm xuống nghe tiếng ru?
    Mưa Mùa Hạ: ?oem sang từ nắng thưở nào?, ?omưa mềm bàn tay em?, ?omưa nghe từ độ trái tim em buồn?
    Nhìn Những Muà Thu Đi: ?ođưa em về nắng vương nhè nhẹ?, ?otay trơn buồn ôm nuối tiếc?, ?onghe hồn mình trên ấy?
    Như Cánh Vạc Bay: ?onắng có hồng bằng đôi môi em?, ?olá hát từ bàn tay thơm tho?, ?onghe nghìn giọt lệ?
    Rơi Lệ Ru Người: ?ochưa nói với bình minh hay trưa nắng?, ?ođôi tay em dù ưu ái đời?, ?onghe ra quanh tôi đêm dài?
    Tình Xót Xa Vừa: ?ophơi tình cho nắng khô mau?, ?ođôi tay vẫn còn ôm mịt mùng?, ?ođêm nằm nghe lá than van?
    Tôi Ru Em Ngủ: ?onắng thắp trên cao?, ?oem hôn lên tay mình?, ?onghe tình chợt buồn trong lá xôn xao?
    Từng Ngày Qua: ?onắng phơi trên đầu cỏ non?, ?ođời trần gian có tim người có tay chờ?, ?onửa đêm có khi nghe lời trăn trối?
    Tất cả những nhạc phẩm trên đều nói về ?onắng?, ?obàn tay/ngón tay?, và ?onghe?. Dưới đây là hai ví dụ khác.
    Nói về ?oMôi, Miệng?, ?oTrời, Bầu Trời?, và ?oGiòng sông?:
    Chiều Trên Quê Hương Tôi: ?onắng như môi hoàng hôn trên phố?, ?omột trời mưa bay?, ?otrên sông mờ xa sương khói?
    Có Nghe Đời Nghiêng: ?omiệng môi ốm o lời thề?, ?otrời đất kia có hay ta về?, ?ongười ra đi bến sông nằm lạnh?
    Đoá Hoa Vô Thường: ?omột bờ môi thơm?, ?oxa gần đất trời rộn ràng?, ?ochiều em ra đứng hát đầu sông?
    Khói Trời Mênh Mông: ?ocòn gì đâu môi xưa hồng?, ?ota nhìn khói trời mênh mông?, ?otrên sông những cánh bèo xanh?
    Lặng Lẽ Nơi Này: ?otình yêu mật ngọt trên môi?, ?otrời cao đất trộng một mình tôi đi?, ?osông cạn đá mòn?
    Níu Tay Nghìn Trùng: ?otừ bờ môi hát lên nhè nhẹ?, ?ongủ quên giữa trời mênh mông?, ?ochiều rơi trên sông?
    Tình Sầu: ?otình cho nhau môi ấm?, ?otình xa như trời?, ?odòng sông nước cuốn?
    Tuổi Đá Buồn: ?ođoá hoa hồng cài hôn lên môi?, ?otrời còn làm mưa rơi mênh mang?, ?onhư giòng nước hiền?
    Vàng Phai Trước Ngõ: ?ođường xanh quá môi e ngại hồng?, ?ođường về xa trời đất mông lung?, ?ogiòng sông nắng cho bờ bến rộng?
    Nói về ?oBàn Chân, Bước chân??o, ?oLá Cây?, và ?oMưa?:
    Chiều Trên Quê Hương Tôi: ?otiếng chân về đó đây?, ?ogiọt chiều trên lá?, ?osẽ mưa lâu hoặc cơn nắng dài?
    Diễm Xưa: ?obước chân em xin về mau?, ?omưa trên hàng lá đổ?, ?ochiều nay còn mưa sao em không lại?
    Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên: ?otrong lòng phố mưa đêm trói chân?, ?ovòm lá me xanh?, ?otrong lòng phố mưa đêm trói chân?
    Khói Trời Mênh Mông: ?oem lại thấp thoáng bàn chân?, ?obên sông cỏ lá buồn tênh?, ?ođời còn bay những cơn mưa phùn?
    Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui: ?ođợi em về bàn chân quen quá?, ?othảm lá me vàng lại bước qua?, ?ochọn nắng đầy chọn cơn mưa tới?
    Mưa Hồng: ?ogót chân mòn trên phiếm du?, ?ongoài kia lá như vẫn xanh?, ?ongười ngồi xuống cơn mưa đầy?
    Nắng Thuỷ Tinh: ?oqua công viên bước chân âm thầm?, ?osao lá thu không vàng?, ?omùa thu mưa bay cho tay mềm?
    Nguyệt Ca: ?onhư chân ai lần về?, ?ovườn xưa lá xanh tươi?, ?ođêm khua nắng sớm hay cơn mưa?
    Như Cánh Vạc Bay: ?osuối đón từng bàn chân em qua?, ?olá hát từ bàn tay thơm tho?, ?omưa có buồn trong mắt em?
    Rồi Như Đá Ngây Ngô: ?ođôi khi bỗng nghe bước chân?, ?othấy trên lá khô một giòng suối?, ?ocó mưa giữa khuya hồn mộng vu vơ?
    Tình Yêu Tìm Thấy: ?otừ khi có đôi chân vào đời?, ?omàu hoa lá quen như mặt người?, ?otừ khi nắng hay mưa vội vàng?
    Tuổi Đời Mênh Mông: ?omùa cây trái níu chân em về?, ?oem cùng lá tung tăng?, ?o**** hoa và chim cùng mưa nắng?
    Đó là 3 ví dụ nói lên sự trùng lặp của 3 hình ảnh trong nhiều bài. Còn nhiều ví dụ khác nữa cho những ?ocombination? khác. Xin lưu ý là những hình ảnh trong từng ?ocombination? trên vẫn có thể sắp xếp lại để tạo nên những ?ocombination? mới ví dụ như ?omôi/miệng?, ?omưa?, và ?obàn tay/ngón tay?, và chúng ta sẽ lại gặp nhiều sự trùng lặp mới. Chúng ta cũng có thể có những ?ocombination? với số lượng hình ảnh khác nhau.
    Chính vì sự trùng lặp không những chỉ xảy ra đối với một số ngôn từ thôi, mà còn xảy ra đối với hình ảnh và ý tứ, và nhiều bài hát còn có nhiều hình ảnh và ý tương tự nhau thành ra TCS có nhiều bài hát giống nhau.
    Cuối cùng tôi xin đưa ra một ví dụ khá thú vị là bài ?oĐoá Hoa Vô Thường?, nhạc phẩm dài nhất của TCS. Tôi muốn nói rằng rất nhiều những ngôn từ, hình ảnh, ý tứ thông dụng của TCS, được nói tới trong những bài hát của ông, đều tập trung trong nhạc phẩm này. Đó là một điều thú vị, nhưng tôi không ngạc nhiên. Tôi liệt kê ra đây một số câu:
    ?omột bờ môi thơm?, ?othấy trên đường xa?, ?otìm lại trên sông những dấu hài?, ?ogió muà thu ân cần?, ?odáng em ngồi trước sân?, ?ogót hồng em muốn quay về?, ?ochiều em ra đứng hát đầu sông?, ?onụ cười mong manh?, ?otừ đó hoa là em?, ?otìm ngày tinh khôi?, ?oem đi đứng bên đời líu lo?, ?omột chút mây phù du?, ?ochim hót tên là ái ân?, ?osen hồng một nụ?, ?oem ngồi một thưở yêu nhau?, ?otừ đó em là sương?, ?ochiều em đứng cuối sông?, ?otìm trên non ngàn một cành hoa khôi?, ?ocho lời kinh đến núi non?, ?oáo xưa em là mây?, ?ongựa hý vang rừng xa?, ?otìm em xa gần đất trời rộn ràng?, ?ovọng xuống đất trời kia?, ?otừ đó ta ngồi mê?, ?ođợi gió vô thường lên?, ?otìm chim trong ngàn ngậm hạt sương bay?, ?ota là đêm nở đoá hoa vô thường?, ?otìm trong sương hồng?, v.v.
    Đây là một bài hát hay và tôi rất thích, nhưng ước gì những bài hát khác của ông đừng có nhiều hình ảnh trong bài này quá, hay là bài này đừng có nhiều hình ảnh trong những bài khác thì ... hết xẩy. Trường hợp tương tự cũng xảy ra đối với một số bài hát khác của TCS, nhưng hình như bài này chứa đựng những hình ảnh phổ biến nhiều nhất.
    Ý kiến của tôi về sự trùng lặp ngôn từ, hình ảnh, ý tứ trong nhạc TCS là như vậy. Tôi có thấy sự sáng tạo khi phân tích từng câu riêng biệt. Nhưng sau khi phân tích từng câu riêng biệt, tôi còn nhìn vào ý tưởng và sự sáng tạo một cách tổng quát nữa trong tất cả những nhạc phẩm phổ biến của ông. Và khi nhìn như vậy thì tôi hiểu rõ tài năng của ông hơn, và hiểu tại sao bây giờ tôi không còn thích nhạc TCS như trước đây và tại sao tôi không đánh giá tài năng của ông cao lắm.
    III. Một Vài Suy Nghĩ Về Số Lượng Nhạc Phẩm
    Xin nói qua về số lượng bài hát của TCS. Tôi biết chắc ông viết nhiều hơn 130 bài, nhưng không biết chính xác là bao nhiêu. Có nhiều cá nhân, tài liệu, websites nói rằng ông viết trên dưới 500 bài. Có nơi còn nói ông viết gần 600 bài. Nhưng cho tới giờ tất cả đều không cung cấp được số lượng ca khúc đó. Số lượng hình như cứ tăng dần sau khi ông qua đời. Không hiểu tại sao lại có chuyện như vậy? Riêng tôi sưu tầm được gần 200 bài. Quý vị nào có con số tương tự thì xin cho biết, xin cho bài hát chứng minh, và chứng minh chúng là những nhạc phẩm của ông. Không biết số lượng khoảng 600 bài ...
    - Có phải mọi người nghe nói nhưng chưa thấy chúng không?
    - Có bao gồm những tác phẩm ông viết dở dang không?
    - Có bao gồm những bài hát ông viết được một chút và không cảm thấy hài lòng nên bỏ chúng rồi hay không?
    - Có bao gồm những bài thơ hoặc lời nhạc nhưng chưa có phần nhạc không?
    - Có bao gồm những giai điệu nhưng chưa có lời không?
    - Có bao gồm những bài hát ở mức độ như ?oTình Khúc Ơ Bai? không? (Nếu ông đã coi ?oTình Khúc Ơ Bai? là một nhạc phẩm thì chắc những nhạc phẩm khác tương tự như vậy ông không bỏ chúng đi dễ dàng đâu.)
    Ở đây tôi rất muốn phân biệt một lần nữa sự khác nhau giữa chất lượng và số lượng. Giả sử ông có số lượng khoảng 500 bài đi nữa, nhưng sự không phổ biến của phần lớn những ca khúc đó cũng làm tôi phải suy nghĩ về chất lượng những bài hát (trong khi đối với những bài đã nổi tiếng rồi, tôi cũng vẫn còn e dè về chất lượng). Nếu có số lượng lớn nhưng trong đó nhiều bài không đặc sắc và nhiều bài giống nhau quá thì chúng ta có cần phải suy nghĩ gì không?
    Tôi muốn đưa ra ba trường hợp: a/ Số lượng ít nhưng chất lượng cao, b/ Số lượng cao nhưng chất lượng khá, và c/ Số lượng cao và chất lượng của một số lớn nhạc phẩm cũng cao. Các bạn có thể xếp ba trường hợp này theo thứ tự 1, 2, 3 từ tài năng nhất cho tới kém nhất và tự hỏi xem nếu bạn là một nhạc sĩ thì bạn sẽ thích ở vị trí nào. Thứ tự có lẽ sẽ là: 1-c, 2-a, và 3-b. Cá nhân tôi có một suy nghĩ như sau:
    1-c: Phạm Duy
    2-a: Cung Tiến, Văn Cao, v.v.
    3-b: T. C. Sơn
    Chính vì vậy tôi không bao giờ nghĩ TCS ở cùng level với một số nhạc sĩ khác như Phạm Duy, Cung Tiến, Văn Cao, v.v. Sự so sánh trong bài viết này chỉ để phục vụ mục đích làm rõ ý của tôi mà thôi. Viết được một nhạc phẩm hay với đúng ý nghĩa khó lắm, không dễ đâu ... những gì chất lượng đều đòi hỏi khả năng và sự làm việc tim, óc rất nhiều (ngoại trừ một vài trường hợp rất hiếm hoi khi cảm xúc đến bất chợt và người nhạc sĩ có thể viết được một ca khúc ngắn khá hay một cách khá dễ).
    Nhận xét cuối cùng... có một số người nói TCS đã viết một trường ca (dở dang hoặc hoàn tất tuỳ thuộc từng source) tên Dã Tràng nhưng tác phẩm này bị ?othất lạc?. Tôi có một vài thắc mắc vì việc ?othất lạc? nghe convenient quá. Nếu thất lạc một tác phẩm lớn và công phu như vậy sao ông không viết lại? Chẳng lẽ ông lại quên hết những gì đã viết? Chẳng lẽ ông không còn hứng thú viết lại tác phẩm có thể là hay nhất, công phu nhất của đời ông? Hay là ông chỉ mới có ý tưởng hoặc chỉ mới viết được một ít rồi khả năng không cho phép ông tiếp tục được nữa (more likely?)? Nếu có ai kiếm được Dã Tràng thì xin cho mọi người được biết và chứng minh đó là tác phẩm của ông.
    Theo nhận định chủ quan của tôi, căn cứ trên những ca khúc, về khả năng kỹ thuật âm nhạc của ông thì TCS khó có thể viết được một bài trường ca. Nếu có thì không biết dài ngắn bao nhiêu; và sự lập đi lập lại của lời, sự đơn điệu của nhạc sẽ ở mức độ nào. Nếu có thì có hay hay không? Nếu nhìn vào nhạc phẩm ?oĐoá Hoa Vô Thường?, nhạc phẩm dài nhất của ông, thì đã thấy sự lập đi lập lại và trùng lặp với những bài hát khác quá nhiều rồi. Với khả năng đó của ông, được phản ánh qua những tác phẩm được gọi là hay và phổ biến nhất, thì tôi cho rằng ông khó có thể viết được một bài dài hơn ?oĐoá Hoa Vô Thường? mà hay. Thành ra khả năng đó càng không cho phép ông viết được một bài trường ca (theo tiêu chuẩn những bài ?otrường ca? VN mà thôi).
    Tôi vẫn thắc mắc về số lượng thực sự của nhạc TCS. Nếu chỉ nghe nói thôi mà không thấy hoặc nếu gom tính cả những bài hát bị ?othất lạc?, ?ochưa kịp công bố?, hoặc ?ođang viết dở dang? thì tôi e ngại rằng tôi không bao giờ tin vào những con số đó.

    Còn nữa
  5. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0

    Tiếp theo và hết
    IV. Kết Luận
    Tôi nhận thấy nhạc TCS hay vì ý nhạc thơ, lời sáng tạo và đẹp, có tính tâm tình, v.v., nhưng có lẽ chúng ta chỉ nên lựa ra một số bài và thấy chúng hay mà thôi. Chúng ta cũng nên thấy rằng tài năng của ông cũng chỉ tóm gọn trong một số bài như vậy. Tôi không tin sự phổ biến nhạc phẩm đồng nghĩa với tài năng âm nhạc; chúng ta cũng không nên dùng số lượng nhạc để nói lên tài năng. Và có lẽ chúng ta cũng nên nhìn kỹ vào lý do của sự phổ biến để nhờ đó có thể phân tích và đánh giá chính xác hơn sự hay, dở trong nhạc của ông. Ngoài những lý do chính trị, đồng cảm, có những điểm chung nên không khách quan, v.v., sự thưởng thức dễ dãi là lý do quan trọng để nhạc TCS phổ biến.
    Sự phổ biến của nhạc phẩm và nổi tiếng của một nhạc sĩ không hẳn đồng nghĩa với nhạc phẩm xuất sắc hoặc người nhạc sĩ tài năng. Nhiều người đã nối kết sự phổ biến nhạc phẩm với tài năng tác giả và nói rằng ?oBao nhiêu người yêu nhạc TCS đã chứng minh được tài năng của ông.? Không hắn như vậy đâu. Lý do là vì ?ochất lượng hay không, tài năng hay không? tuỳ thuộc rất nhiều vào ?ocách? (hoặc khả năng?) thưởng thức âm nhạc của một dân tộc. Xin ví dụ một trường hợp: nhạc sĩ Cung Tiến và âm nhạc của ông không thể nào phổ biến và có ảnh hưởng đối với nhiều người Việt Nam như TCS và nhạc TCS, nhưng về tài năng âm nhạc thì tôi biết rằng Cung Tiến còn hơn TCS vài bậc (tôi đã so sánh ở đây).
    Ca khúc của TCS kém phần nhạc, có phần lời hay (nhiều câu) nhưng lại giảm giá trị vì ý tứ bị lập đi lập lại và bó hẹp. Lời của TCS chỉ tóm gọn vào một số ý tưởng nhất định. Trong khi đó âm nhạc của ông cũng ở trong trường hợp tương tự là chúng giống nhau quá nhiều. Không những vậy, chúng còn ?ođơn giản? và giống nhau. Chính vì vậy mà nhạc của TCS nghe bài nào cũng tương tự nhau và dễ nhàm chán. Những điều đó nói lên nhiều về khả năng của TCS. Sự sáng tạo và tài năng của TCS nên được thấy và đánh giá dựa trên những yếu tố đó nữa. Kết luận của tôi là nhạc của TCS (nhìn tổng quát về cả lời lẫn nhạc) và tài năng của ông ... khá nhưng không xuất sắc. Tôi chỉ lựa ra một số bài của ông để nghe và thấy hay. Ngoài một số trong những bài hát ?oDa Vàng? tôi rất thích, trong 130 bài phổ biến nhất của ông được tìm hiểu có lẽ tôi sẽ lựa ra khoảng 20 bài.
    Chất lượng nhạc phẩm và khả năng của TCS cần được công nhận, nhưng không đáng để ông đạt được mức độ ca ngợi và khâm phục như ông đã và vẫn đang được. Ông có khả năng và nên được xếp vào đúng level của ông. Hãy đặt TCS vào vị trí đúng của ông. Xin đừng nâng ông lên quá cao và xếp ông ngang hàng với Phạm Duy, Cung Tiến, Văn Cao, Phạm Đình Chương, v.v. Dĩ nhiên tôi hoàn toàn không đồng ý với một số người cho rằng TCS là ? ?othiên tài?. Không những vậy tôi còn thấy mắc cở khi nghe như vậy. Những người khen ngợi ông quá mức có thể vì quen biết ông, có thể vì mê nhạc của ông quá mà tôn sùng, có thể vì không khách quan, có thể vì thấy nhiều người thích nhạc TCS thành ra muốn nói rằng ?oTôi cũng giống như bạn. Chúng ta biết nghe nhạc.? và cũng có thể vì muốn một bài viết hoặc một bài nói chuyện nào đó của họ về TCS nghe thêm phần ? quan trọng. Xin lỗi nhé nhưng một vài người Việt Nam chúng ta lâu nay hình như hay có thói quen ? ?oăn to nói lớn? như vậy. Những chữ như ?othiên tài? xin được để dành cho những người như Bach, Mozart, Beethoven, v.v.
    Trên đây là những lời nói thẳng thắn và khách quan của một cá nhân thuộc thế hệ con cháu TCS với những suy nghĩ có lẽ hơi khác với nhiều người nhưng chắc chắn cũng giống nhiều người khác. Hy vọng nhận được sự đồng cảm của những người yêu nhạc. Hy vọng những người thích nhạc TCS không cảm thấy bị xúc phạm.
    Đọc xong chưa, mệt xỉu chưa, nếu còn tý hơi tàn nào thì thử nói 1 cái gì đó về bài này nhé
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Một ý kiến về Nhạc Trịnh Công Sơn

    Lập topic này để bàn thảo cho sướng nào.
  7. Pastorale

    Pastorale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Định mở topic riêng để bà con tranh luận về cái bài trên kia theo yêu cầu bác Phoipha nhưng chẳng hiểu sao hôm nay ttvn chạy như kít, ko những chậm như sên ốm mà còn ko mở được topic mới, nên em đành trả lời vào đây. có gì nhờ các mod chuyển ra giùm.
    Thật sự là đọc xong cái bài dài lòng thòng bằng tiếng Việt chêm thêm mấy câu tiếng Anh bồi kia em vẫn chẳng thông suốt được cái gì như bác Phoipha đã nói (có thể là do em chậm hiểu chăng?) ngoại trừ mấy ý kiến lởm khởm nhưng tế nhị chê bai nhạc của Trịnh Công Sơn. Để ngồi nghiêm túc trích dẫn và phê phán sự suy lý thuần tuý của bài viết này thì có lẽ phải mất cả buổi chứ chẳng chơi. Nhưng tiếc là dạo này bận quá nên em chỉ đi vào mấy ý chính, còn những chi tiết vặt khác em bỏ qua. Bác nào có hứng thì vào tranh luận cho vui.
    Thứ nhất, về quả tác giả này bảo nhạc Trịnh một phần nổi tiếng là do yếu tố chính trị và sự dễ dãi trong cảm nhận của người nghe, tôi thấy thật buồn cười. Trong những tác phẩm phản chiến của Trịnh Công Sơn, cái được đề cao là tình yêu đồng bào, yêu quê hương đất nước cũng như nỗi đau của một người con khi chứng kiến cảnh Tổ quốc mình chìm trong cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn. Chắc chắn nó có tác động đến chính trị. Nhưng nói rằng vì lý do chính trị mà nhạc Trịnh mới nổi tiếng là một đánh giá sai lầm. Khi một người Việt nghe nhạc Trịnh, họ sẽ thấy yêu quê hương, yêu đất nước và yêu đồng bào mình hơn, chứ không phải là yêu một đảng phái nào đó hơn như kiểu "Đảng đã cho ta bao mùa xuân đầy khát vọng" blah blah...v.v... Còn nữa, nếu một người có cảm thụ dễ dãi, nhất định họ sẽ không nghe nổi nhạc Trịnh. Để có thể cảm thụ được nhạc Trịnh, thực sự không phải dễ. Điều này ta có thể thấy qua sự thờ ơ của phần lớn giới trẻ ngày nay đối với nhạc của ông.
    Thứ hai, cái thời mà nhạc Trịnh làm rung động hàng triệu con tim Việt, thì bản thân Trịnh Công Sơn chẳng được chính quyền nào ưu đãi hay đề cao cả, trái lại còn bị ngược đãi rất phũ phàng. Có thể tác giả này chẳng hiểu gì về cuộc đời của Trịnh Công Sơn, thấy sau này ông được sống kha khá thoải mái nên suy diễn ra vậy thôi. Dù thế nào thì một nhạc sỹ cũng không thể coi là được chính quyền ưu đãi khi có quá nửa bài hát của ông ta bị chính chính quyền đó cấm biểu diễn.
    Thứ ba, tác giả này cho rằng phần nhạc của Trịnh Công Sơn là quá đơn giản, là kém vì bài nào cũng giống nhau. Tôi có thể kết luận rằng người này chưa hề một lần thử hát nhạc Trịnh. Đối với lỗ tai của một vài người thì nhạc Trịnh là đơn giản, nhưng nếu ai đã thử hát nhạc Trịnh thì thấy nhạc Trịnh ko hề dễ dàng đơn giản tí nào, nếu ai đã có cơ hội nghe và cảm nhận phần nhạc bài Diễm xưa hay Ướt mi bằng đàn Violon hoặc bài Hạ trắng bằng kèn Saxophon thì chắc chắn sẽ nghĩ khác. Chắc lại nhiều người phản bác rằng "như thế thì quá ít!", xin thưa là tôi chỉ lấy một vài ví dụ điển hình, còn rất nhiều bài khác nữa. Vả lại ai nghe nhạc cổ điển cũng biết một điều là trong số hàng trăm tác phẩm của mình thì Vivaldi chỉ thực sự nổi bật với bản Bốn mùa, các bản khác thì cũng toàn na ná như nhau cả. Nhưng không vì thế mà Vivaldi không phải là một trong những cây đại thụ tiên phong cho dòng nhạc Barock.
    Thứ tư: Lại còn cái này mới buồn cuời chứ:
    Người viết bài này lôi ra một loạt các từ nói về môi mí mỏ trong lời ca của Trịnh Công Sơn rồi chất đống chúng lại lên nhau, như thế chả trách thấy nhàm chán. Mỗi vần điệu phải phù hợp với nội dung của bài hát. Cũng như các món ăn, món nào cũng phải có tí muối. Người nào ngớ ngẩn lắm mới bảo cho muối vào phần lớn các món ăn là nhàm chán. Cái quan trọng là lượng muối là bao nhiêu trong mỗi món ăn chứ không phải kiểu "để tránh nhàm chán ta nên cho món này tí muối, món kia thay mối bằng đường, món kìa thay muối bằng bột ngọt (mì chính), món kĩa thay muối bằng blah blah. Liệu làm thế các món ăn của ta có đa dạng hơn không? Mọi người tự trả lời. Riêng tôi thấy người viết bài trên có vấn đề khi chắt lọc muối ở tất cả các món ra ăn rồi chê mặn. Nhưng đấy là anh ta ăn muối chứ đâu có thưởng thức món ăn. Ăn muối mặn là phải rồi còn gì.
    Và cuối cùng, nếu nói về toán học, thì tác giả trên đã viết ra được một công trình kỳ vĩ, ngồi dò từng bài đếm từng câu trùng lặp trong hàng trăm tác phẩm của Trịnh Công Sơn thật không phải dễ. Nhưng nếu nói về nghệ thuật thì công trình của người này chỉ là một số không to tướng. Để đánh giá các tác phẩm nghệ thuật cũng như tác giả của chúng, người ta chẳng bao giờ đếm sự trùng lặp để phán rằng tác phẩm đó (hay tác giả đó) là hay hay dở. Người ta chỉ chú trọng vào nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm để đánh giá mà thôi. Và nhiều khi, chỉ cần một tác phẩm củng đủ làm cho người sáng ra nó đứng trên đỉnh cao của vinh quang. Tóm lại, người viết ra bài trên chỉ viết trên tư cách của người quan sát, chính vì vậy, những gì anh ta đánh giá được chỉ là những gì anh ta nhìn thấy thôi, còn về phàn cảm nhận, tôi có thể nói anh ta hoàn toàn chẳng cảm nhận được gì hết.
  8. HoangLanNguyen

    HoangLanNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Mod Hổ cái khôn thật, thấy diễn đàn đang ỉu xìu như cơm nguội thiu nên đưa cái bài này vào đây để thiên hạ bàn tán cho xôm trò.
    Bài viết này cũng mang dáng vẻ rất hoành tráng, lập luận xác đáng, khoa học va có một số phân tích đúng. Phải công nhận là người viết kiến thức âm nhạc rất uyên thâm và cũng đã bỏ ra ko ít công sức để sưu tầm phân tích. Tuy nhiên vẫn chỉ là một trong vô vàn các bác thầy bói mù sờ soạng con voi âm nhạc mà thôi.
    Phải chăng mục đích của bài viết chỉ là đem ánh sáng văn hoá về cho lũ cư dân ếch cốm quanh năm chỉ biết ngồi trong giếng Trịnh, và trả Trịnh về đúng chỗ của Trịnh trong cái gọi là ngôi thứ giữa những bậc như Cung Tiến, Văn Cao, Đoàn Chuẩn....
    Nếu chỉ như vậy thì đáng tiếc thay cho cái công sức đã bỏ ra vì thứ nhất là người yêu nhạc Trịnh thì cũng chưa đến nỗi què mù câm điếc hay loạn thị về thẩm mỹ và thứ hai là chẳng có cái ngôi thứ nào chính xác giữa các vị trên đồng thời cúng không có ai - bao gồm cả chính các vị ấy lúc sinh thời - quan tâm đến cái ngôi thứ đó cả.
    Chưa bao giờ TCS so sánh mình với các nhạc sỹ đàn anh, với Văn Cao thì ông nói rằng anh Văn Cao thì đi trên trời còn tôi đi dưới đất. Vậy thì tại sao lại xất hiện những bài viết phi lý vô bổ như vậy.
    Có phải là thích nhạc Trịnh thì sẽ ko biết đến cái hay, cái đẹp, cái buồn sang trọng quý phái của Hoài Cảm, của Hương Xưa, Thu vàng, Thiên thai .... đâu. Mỗi người có một tài năng riêng, một xu hướng sáng tác riêng, mội bài hát có một sắc thái riêng một nét đẹp riêng. Cùng là những tác phẩm giá trị sao ko thưởng thức mà lại bới móc phân tích so sánh để làm gì, để chứng tỏ thẩm mỹ của mình tinh tế hơn người khác chăng?
    Con người là giống có tình cảm, biết yêu thương, biết rung động, Con người không chỉ đơn thuần là nghe nhạc như bò nghe sáo mà con người cảm nhận nhạc, và khi cảm nhận được thứ âm nhạc hay, có sự đồng cảm xuất hiện giũa tâm hồn với âm nhạc thì người ta rung động. Hehehe, vậy mà có người lại phê phán những người nghe Trịnh là do đồng cảm rồi nghe bằng tình cảm nên mát lý trí, thật đáng buồn thay.
    Hãy cứ yêu những gì bạn cảm thấy đáng để yêu, mặc cha thiên hạ nói gì.
  9. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Tôi không bất ngờ khi đọc bài chính của MusicHunger2003 nhưng khá thất vọng về cách biểu lộ cảm xúc của hai bài trên, nhất là bài của HoangLanNguyen. Nói như bạn " mặc xác thiên hạ nói gì " thì bạn còn vào reply làm chi cho tốn công?
    Tranh luận thì nên hạn chế mấy kiểu như " hô hố, ha há ", nó kém lịch sự lắm .
    Tôi cũng đồng ý với MusicHunger2003 về quan điểm: nhạc Trịnh Công Sơn rất hay, nhưng tiếc là bị trùng lặp quá nhiều thành ra đơn điệu. Còn về Đóa hoa Vô thường thì trước giờ tôi chỉ chú ý về phần nhạc, phần lời không có gì lạ lẫm để lôi cuốn.
    Tôi nghĩ nếu các bạn muốn tranh luận tích cực thì nên đi vào vấn đề " đơn điệu, nhàm chán " trước thì hơn. Và chỉ những ai thích phê bình âm nhạc, còn những tình yêu sâu đậm, chắc sẽ cảm thấy bị tổn thương và giận dỗi.
    Cũng mong MusicHunger2003 nhớ rằng tình cảm luôn khiến lý trí người ta bị lung lạc dẫn đến sự chủ quan, có khi hơi thái quá.
    Thân.
  10. Pastorale

    Pastorale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hiểu sao lại có nhiều người thích mang những điều kiện dành cho con buôn để áp đặt lên tư duy thưởng thức nghệ thuật cũng như âm nhạc của mình. Nghe nhạc bằng lí trí là nghe như thế nào ấy nhỉ? Tôi chỉ cần biết rằng bài hát đó lôi cuốn tôi, an ủi và đồng cảm với tôi, thì tôi thích, thế thôi. Đúng là lời nhạc của Trịnh Công Sơn hay lặp đi lặp lại, nhưng cái quan trọng là mỗi bài chứa đựng một tình cảm, một nội dung riêng. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó nếu đừng mất công đi dò từng chữ cái một để bắt bẻ nọ kia.
    Hôm qua quên chưa nhắc đến cái sự xách mé của tác giả bài viết trên qua cái đoạn sau:
    Chỉ một đoạn này thôi cũng đủ để người đọc đánh giá tác giả này hoặc là trí trá hoặc là có nhạc cảm kém và tư duy què quặt. Trong phổ nhạc, nhiều từ bị hát lái đi là chuyện đương nhiên, ví dụ như trong bài "Bóng cây Khơ-nia", đoạn đầu tôi đố ai hát được chính xác chứ "Buổi" mà ko chệch thành chữ "B`.." đấy. Nhưng trừ những lúc vui vẻ ngoài quán bia trêu đùa nhau, thì chẳng ai lại đi phân tích cái từ đó để mà bôi bác tác giả tác phẩm cả. Tương tự như từ "thôi" trong ví dụ của người viết bài trên thôi. Khi nghe ai cũng có thể hiểu đó là từ "thôi", chỉ những người, hoặc là thiểu tiếng Việt, hoặc là tâm hồn cũng chẳng được thơm lắm, nên mới thấy từ "thối" và thấy nó bốc mùi mà thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này