1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một ý kiến về Nhạc Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi haynoivecuocdoi, 19/05/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Hì, tôi không có ý kiến về " thối ", nó không đáng quan tâm
    nhưng có ý kiến nhỏ này ề bài Bóng cây Kơ nia, nếu tôi nhớ không lầm thì cái chữ " Buổi " đầu tiên ( mấy chữ kia không rõ, chẳng lẽ đi tìm bản nhạc hehe ) nó là nốt luyến cơ mà, tức là B` ... uôi ... có thể hiểu là cái B` luyến lên
    chẳng hạn như chủ âm là Đô trưởng ( C ) thì nó sẽ là Mi luyến lên Fa ( E -> F )
    xin lỗi, chả biết ký âm trong này ra sao hehe
  2. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Đây rõ ràng là 1 bài viết chê bai nhạc Trịnh 1 cách tế nhị. Tuy nhiên dù sao đó cũng chỉ là 1 tiếng nói lạc lõng trong hàng chục triệu tiếng nói mà thôi.
    Tôi xin phép được ví von như thế này: Một người đầu bếp làm món ăn cho 1 nhà hàng, nếu khách hàng đến đông, ăn thường xuyên --> chứng tỏ tay nghề của ông ta khá, món ăn ông ta nấu là ngon. Ngược lại nếu khách hàng chỉ ăn có vài lần rồi bỏ đi--> món ăn của ông ta làm ra mọi người không tiêu hóa được.
    Trong âm nhạc cũng vậy, âm nhạc là một món ăn tinh thần.
    Tài năng và tên tuổi của Trịnh Công Sơn đã được hàng chục triệu người Việt Nam trong và ngoài nước công nhận, nhạc của ông được yêu mến hàng chục năm qua, có nhiều người đầu hai thứ tóc vẫn say mê, có những gia đình nhiều thế hệ nghe nhạc Trịnh. Như vậy tên tuổi và tài năng của ông đã được khẳng định qua thời gian, qua công chúng mà công chúng là những người đánh giá khách quan nhất.
    Tác giả bài viết đã rất công phu nhặt nhạnh để viết ra một bài viết khá dài. Tuy nhiên chắc chắn bài viết đó sẽ không được nhiều người đón nhận.
    To bác Pastorale: Bài viết của bác hay lắm, tôi vote cho bác 5*
  3. thienthannoiloan

    thienthannoiloan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất mong người viết sẽ có hẳn một bài về ?oCách hoặc khả năng thưởng thức âm nhạc của một dân tộc? có sự phân tích, minh hoạ về nhiều dân tộc khác nhau trong đó có dân tộc Việt Nam với cách lý giải xác đáng và luận chứng thuyết phục !!! Bởi tôi thấy luận điểm này nêu ra nhưng giải quyết không thoả đáng.
    Tôi nghĩ ?ocách hay khả năng thưởng thức âm nhạc của một dân tộc? cũng là một nét văn hoá của dân tộc đó. Đã là văn hoá thì có tính bản sắc. Chúng ta không dựa vào bản sắc để thủ cựu và chậm tiến. Nhưng chúng ta cũng không vì bản sắc mà mặc cảm hay e ngại. Phải chăng, sẽ có người vì sức thuyết phục của bài viết mà sẽ bớt lòng yêu nhạc Trịnh Công Sơn vì thấy mình đang thưởng thức âm nhạc một cách dễ dãi. Hoặc có người cầm lòng không được vẫn len lén nghe nhưng nghe trong mặc cảm mình là hệ quả của một dân tộc có cách - khả năng thưởng thức âm nhạc thấp kém và dễ dãi?
    Như tác giả trình bầy, nhạc Trịnh lay động được số đông vì đi được vào lòng người. Tôi cho rằng, kỹ thuật âm nhạc phát triển cuối cùng cũng chỉ để đạt đến mục đích tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh có thể đi được vào lòng người. Lòng người Việt hay lòng người Tây thì cũng là lòng người. Người Tây có văn hoá của người Tây nên có cách rung cảm khác, người Việt có văn hoá của người Việt nên có cách rung cảm khác. Tôi kính phục Trịnh Công Sơn ở chỗ ông có thể làm lay động được nhiều lòng người trong một dân tộc mà ông đã sinh ra và lớn lên. Nhạc sĩ Cung Tiến dù có ?ođẳng cấp thế giới? nhưng không có chỗ đứng trong lòng dân tộc mình thì có lẽ niềm vui của người nhạc sĩ cũng chưa hẳn đã trọn vẹn. Không thể đổ thừa: Tại dân tộc đó thấp kém, thị hiếu thẩm âm tầm thường, dễ dãi. Tôi e rằng luận điểm này không thuyết phục và không có tính khách quan nếu nếu không nói là hơi ngạo nghễ với một vốn liếng tìm hiểu về âm nhạc ở lứa tuổi của người này. Với thị hiếu thấp kém này, người Việt vẫn có thể cảm thụ được âm nhạc của Mozart hay Beethoven...Phạm Duy, Văn Cao...và cả Trịnh Công Sơn bằng tình cảm hồn nhiên biết rung động trước cái đẹp, sinh sôi những cảm xúc nhân văn...Nếu phải có một am hiểu bác học về âm nhạc người ta mới có thể đến được với loại hình nghệ thuật này thì tôi e rằng âm nhạc sẽ rất xa lạ với con người.
    Lý giải cho nhận định trên bằng những đặc điểm tâm lý như người Việt thích nhớ về quá khứ, thích lãng mạn và hay nghĩ về nỗi buồn...Vì thế mà Nhạc Trịnh dễ dàng đi vào thị hiếu của họ ? Tôi không hiểu là đặc điểm này có gì là tầm thường để kết luận là thưởng thức âm nhạc dễ dãi? Cũng giống như những vật cũ kỹ, xỉn mốc người Phương Tây có thể vứt đi nhưng người Nhật lại thích nâng niu và tìm thấy ở nó vẻ đẹp. Khiếu thẩm mỹ của người Nhật hoàn toàn có thể chung sống với cái nghèo, họ không bao giờ chia nghệ thuật thuần tuý hay thực dụng, chính vì thế mà nhu cầu nghệ thuật cân đối với tất cả không loại trừ ngay cả với những vật gia dụng hàng ngày. Người ta xem đó là một nét, một đặc điểm làm nên bản sắc văn hoá Nhật. Thế giới không dè bỉu và người Nhật lại càng không tát vào mặt mình. Họ tự hào về điều đó! Anh khác tôi, tôi khác anh không có nghĩa là người này tầm thường hơn người kia.
    Song người viết lại nói: ?oNghe đơn thuần bằng tình cảm như người Việt chúng ta lâu nay thì hay dở không còn chính xác và âm nhạc không phát triển được?. Tôi cho rằng, câu này thoạt nghe có vẻ đúng. Song sử dụng quan điểm này trong bài viết suy nghĩ về nhạc Trịnh tôi nghĩ là không công bằng. Không công bằng cho cả nhạc Trịnh và cho cả cách nhìn nhận về một dân tộc. Nhận định của bài viết trên dường như khách quan, nhưng khách quan đến lạnh lùng và người viết đã đặt mình cao hơn người khác về cảm thụ, hiểu biết cũng như góc độ tiếp cận. Nếu không có sự chứng minh thấu đáo, tôi cho rằng đây chỉ là một nhận xét cứng nhắc, chẳng có gì thuyết phục ngoài tính chất ?ocảm nhận?, ?ocảm giác?, ?ohình như thế? và sự ngạo nghễ hơi non tay.
    ..
    Việc xếp đặt thang bậc cho các nghệ sĩ tôi cho rằng cũng chỉ là một thứ hình thức và không nên cứng nhắc. Nhạc sĩ khi sáng tác mà lấy chuẩn mực thang bậc này làm đích đến có lẽ sẽ chỉ thành những người hữu danh, vô thực. Bạn không nhất thiết phải là người của Hội nhà văn mới là nhà văn.
    Có thể chứng minh âm nhạc Trịnh Công Sơn không xuất sắc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không xuất sắc từ góc độ khách quan (của cá nhân người viết) qua phân tích phần lời, phần nhạc thể hiện sự công phu và nghiêm túc (cũng cần có một bài viết dài về kỹ thuật đúng như người viết nói để chứng minh, bài viết trên mới đưa ra chứ chưa chứng minh). Song phần lý giải lại thiếu tính thuyết phục, lý giải bằng những nguyên nhân do ảnh hưởng của chính trị là một luận điểm sai, một suy nghĩ có tính định kiến, điều đó không được chứng minh trong thực tế. Lý giải bằng khả năng cảm thụ âm nhạc của cả một dân tộc, lý giải bằng đặc điểm tâm lý của cả dân tộc đó tôi thấy khiên cưỡng, áp đặt và thiếu tính khách quan.. Những chỗ này, tôi không đánh giá cao nhận thức, hiểu biết và thái độ khách quan của người viết
    Người viết đã có sự tìm tòi nghiêm túc, phân tích, dẫn chứng và cố gắng thể hiện thái độ khách quan. Gọi là khách quan thì cần được tôn trọng ý kiến và phản hồi lại cũng với thái độ tôn trọng, thực tế vẫn có thể đúng mà vẫn có thể sai. Song cái khách quan của một người nhiều khi vẫn bị giới hạn bởi cái chủ quan, định kiến, kiến thức về văn hoá và một cái tâm công bình.
    Tôi quả thực là trót yêu nhạc Trịnh rồi nên không thể khách quan phản biện được. Chỉ xin mạo muội được thưa thốt vài câu về những vấn đề có vẻ vượt ra khỏi phạm vi Nhạc Trịnh mà tôi cho là không chính xác thế thôi. Mời các bạn tiếp tục!
    To Phoipha: Hỏi nhỏ chút xíu nghen: cái dòng phụ thêm này là nghĩa như thế nào, quả thiệt là không hiểu: (Mọi ý kiến phản hồi về bài viết này không post ở đây, lập hẳn topic mới mà nói)
    ...................................
    ĐỜI LÀM ANH, ANH LÀM ĐỜI CŨNG THẾ
    SỐNG LÀ CHO MÀ CHẾT CŨNG LÀ CHO

  4. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Các chú thân mến
    Với tư cách là một người nghe nhạc(tất nhiên là cả nhạc Trịnh) ,anh thấy công bằng mà nói nhạc Trịnh chưa đến mức như mấy thằng phát rồ lên gắn cho nó cái mác nghe rất hoành tráng kiểu như là: cờ lát sích mu dzích của VN hay là nhạc "bác học" vv.vvv....mà chỉ là 1 phong cách âm nhạc trong nền âm nhạc Việt nam mà thôi.
    Bài viết loằng ngoằng của thằng gì trên kia,về cái khoản "tầm chương trích cú","bới bèo ra bọ" thì quả thật "công phu".Anh khen.Cơ mà trong lĩnh vực này thì không phải cứ "trâu chó" là được.
    Ở đây anh ko bàn đến hay,dở của nhạc Trịnh còi mà anh muốn nói đến cách nghĩ của cái thằng viết dài loằng ngoằng ở trên.Thằng đấy cứ luôn mồm cho rằng nhạc Trịnh về phần nhạc thì kém,thiếu tính đa dạng,nhàm chán..vv..vv về phần lời thì lặp đi lặp lại,mà nó ko hiểu là chính những cái đó đã tạo nên phong cách của Trịnh còi trong nền âm nhạc VN.Trong nghệ thuật,nghệ sĩ luôn tìm cho mình một phong cách,có thể thấy ví dụ như:nói đến các ca khúc về Tây Nguyên thì người ta nghĩ đến Nguyễn Cường,ca khúc về Hà Nội thì nhớ đến Phú Quang ,hay là tranh về Hà Nội thì nói đến Phái .v.vv....cũng tương tự như phần nhạc kém mà chỉ có phần lời hay(theo cách nói của thằng trên kia) thì nhớ ngay ra Trịnh còi.Chính cái phong cách riêng đấy khiến cho người ta phân biệt được nhạc của Trịnh còi khác với nhạc của Nguyễn Cường hay Phú Quang...mà nó còn giúp cho mỗi tác giả có 1 chỗ đứng.Đến cả thế hệ nhạc sĩ sau này như mấy thằng Quốc Bảo hay Lê Minh Sơn muốn tồn tại được chúng nó đều phải đi tìm cho mình một cái riêng,để không bị lẫn lộn với thằng khác.
    Còn về việc thằng gì so sánh giữa nhạc của Trịnh còi với nhạc của Duy già hay nhạc của Cao nghiện ngập để xếp theo level thì có lẽ chắc anh ko phải nói nữa.Thôi nhể.
    Lại còn việc trích dẫn các ví dụ để nói về sự lặp đi lặp lại của ca từ thì cũng... thôi, nhá.Anh chán anh léo muốn nói nữa.
    Mệt với các chú quá.
  5. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Ngoài lề chút
    Nguyên là trước đây tôi post bài này chung vào topic Những bài viết về TCS, không phải post riêng topic
    Có dòng đó nghĩa là tôi muốn nói ai muốn tranh luận thì lập topic khác
    Nhưng sau đó Lys đã tách bài này ra new topic rồi, câu ấy không còn tác dụng
    Nhưng nếu không nhầm thì lys đã bỏ câu ấy rồi, bạn đọc được ở đâu vậy
  6. anhdenthamemdem30

    anhdenthamemdem30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    0
    Đấy, cứ viết về nhạc trịnh mà các bác là cứ tràn lan đại hải, dài lê thê, nhạc của cụ ấy cô đọng thế, sao các bác không viết cũng cô đọng như thế nhỉ.
    Em cứ là phục bác phoipha về cái khoản phân tích đấy, cụ TRỊNH có sống lại cũng chết ngất khi đọc bài của bác thôi.
    Mà ở Việt Nam, nhạc của cụ TRỊNH có ai dám mang so sánh với nhạc của các bậc tiên chỉ trong làng âm nhạc đâu, (đến cụ cũng không bao giờ nghĩ thế, các bác thích so sánh thì em so sánh hầu các bác thôi, chứ em thì chưa so sánh thế bao giờ cả).
    Bác nào có cái ý kiến về "ừ thôi em về" đấy nhỉ, cả cái bào "bóng cây kơ nia", các bác đen tối nó vừa thôi, nghe thì chả nghe mà toàn để ý đến những cái vớ cái vẩn rồi áp dụng vào âm nhạc. Để các bác phổ nhạc những bài đó, liệu có ma nào nó nghe không. Các bác đừng mang rác rưởi từ đầu đường xó chợ về tự đặt lên bàn như thế. (Em quá nhời, các bác bỏ quá)
    Trẻ con mà cứ làm như nhà phê bình âm nhạc ấy, nói thánh nói tiếng về ngôn từ trong âm nhạc VN cái thời bố mẹ các bác chửa ra đời. Cái thói ở đâu thế hả.
    Túm lại là, các bác có nghĩ, thì cũng suy vừa vừa thôi, chứ suy quá, em thấy không nên.
    (Chết thật, em nóng nảy nhất thời, có mạo phạm đến bác nào, các bác thông cảm cho em.)

  7. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    thôi không cãi nhau
    Được floraatdawn sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 03/06/2005
  8. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Hớ, tớ làm gì có khả năng phân tích được vậy, chỉ là công việc copy n paste thôi, xem lại tác giả bài viết nhé
  9. giothoingangtai

    giothoingangtai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Ngày tôi học cấp II, thầy giáo tôi đã kể cho tôi nghe một câu chuyện nội dung là: có một anh chàng muốn được nổi tiếng nhưng không biết làm cách gì. Nhưng rồi anh cũng nghĩ ra một cách đó là đốt ngôi đền thiêng nhất của làng. Tất nhiên anh ta đã được toại nguyện và rồi cũng không phải tồn tại làm gì trên đời này nữa.
    Và giờ này đây tôi cũng đang được chứng kiến một người muốn nổi tiếng nhưng chưa biết cách gì - MUSICHUNGER2003.
    Tôi xin phép không bình luận thêm.
  10. jemini

    jemini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Hi MusicHunger và các anh chị em thích nghe nhạc Trịnh,
    Tôi thấy cách nghĩ của MusicHunger về nhạc Trịnh Công Sơn rất là lạ. Lạ là tại vì tất cả những gì anh ấy nói đều trái với sự thật. Anh ấy nói rằng môt trong những lí do nhạc Trịnh nổi tiếng là vì được chính quyền đề cao. Có lập luận nào bôi bác sự thật hơn như vậy không? Chưa có bất cứ chính quyền nào lại đề cao nhạc Trịnh Công Sơn, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà cũng không, chính quyền Cộng Sản Hà Nội càng không. Nếu như trước 75 các bài trong Kinh Việt Nam và Ta Phải Thấy Mặt Trời đều bị cấm ngặt thì tới tận bây giờ chỉ mới có 70 trong số hàng trăm ca khúc của Trinh Công Sơn được phép phổ biên mà thôi.
    Tương tự, anh MusicHunger còn lập luận là đa số người thích nghe nhạc Trịnh là vì họ sống cùng thời với Trịnh Công Sơn nên thông cảm được với ông. Nghe có vẻ như anh chàng này muốn nói gì thì nói không cần biết những gì mình nói nó "thối" đến cở nào. Ở Hải Ngoại này, tôi biết không biết bao nhiêu người chống Trịnh Công Sơn quyết liệt nhưng vẫn mê nhạc của ông lạ lùng. Còn ở Việt Nam, những đêm trình diễn nhạc của ông thì hàng ngàn, hàng chục ngàn người nô nức đi xem, trong đó phần lớn là những người ở tuổi trung niên, và những người trẻ như tôi thì không ít chút nào. Vậy, nói như anh MusicHunger thì hóa ra chúng tôi đều sống cùng thời và bởi thế mới cảm thông và thích nhạc Trịnh sao?
    Lố bịch hơn nữa là chuyện anh Hunger khẳng định rằng những nhạc sĩ có tài, hoặc thậm chí những người có chút ít hiểu biết về nhạc đều cho rằng nhạc Trịnh là không hay, nếu không nói là dở. Anh dẫn ý kiến của nhạc sĩ Văn Cao, nhưng tôi và những người đã đọc bài của nhạc sĩ Văn Cao đều thấy rõ là anh đang bóp méo ý kiến của nhạc sĩ này đễ vừa với cách tranh luận không được thơm là mấy của anh. Không riêng gì nhạc sĩ Văn Cao mà tất cả, tôi nói là tất cả, các nhạc sĩ nổi tiếng nhất của Việt Nam đều cho rằng nhạc và lời của Trịnh Công Sơn quyện vào nhau, không thể phân biệt được cái nào chính, cái nào phụ (đây mới chính là ý kiến của nhạc sĩ Văn Cao). Thật ra, có không biết bao nhiêu là bằng chứng cho thấy là phần nhạc trong ca khúc Trịnh Công Sơn là rất hay. Những những nhạc công dàn nhạc giao hưỡng Mỹ, Nhật; nghệ sĩ kèn saxophone gạo cội bậc nhất của Ý; và rất rất nhiều những người ngoại quốc, đặc biệt là người Nhật và người Đức đam mê nhạc Trịnh Công Sơn trước nhất là vì họ đã bị lôi cuốn bởi những giai điệu của ông. Hơn nữa, cho đến ngày nay, những ca khúc Trịnh Công Sơn là những ca khúc được hòa tấu nhiều nhất, không một giòng nhạc nào khác có thể so sánh được hết. Nếu phần nhạc dở thì không thể có chuyện không biết bao nhiêu album hoà tấu Trịnh Công Sơn lần lượt trình làng, cả trong và ngoài nước; không biết bao nhiêu lần các bài Diễm Xưa, Hạ Trắng v.v. được trình bày bởi những người nhạc công nổi danh nhất.
    Còn nếu như Hunger có thể bới móc đễ chê bai phần lời của nhạc Trịnh Công Sơn thì tôi cũng chỉ còn cách nhìn anh bới móc mà nghĩ rằng nếu anh chuyển sang nghề bới rác chắc móc được nhiều thứ "thơm tho" lắm.
    Tôi phản ứng khá gay gắt với anh MusicHunger không phải vì anh không cùng quan điểm với tôi mà vì anh đã cố tình bóp méo sự thật một cách trắng trợn. Anh cho rằng phần nhạc của Trịnh Công Sơn dở thì tôi không có y kiến, nhưng nói những người nhạc sĩ nổi tiếng nhất đều nghĩ như vậy thì tôi không chấp nhận được. Đáng chê trách hơn việc anh nói láo là việc anh đã xúc phạm đến người đã khuất. Sao anh lại đi thách thức nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết một bài sophisticated đễ xem ông có viết nổi không khi mà ông đã qua đời? Hay tại cái đầu của anh nó "sophisticated" quá nên anh mới làm những chuyện như vậy?
    Anh MusicHunger nè, nghe tên anh tôi nghĩ chắc anh cũng hungry lắm rồi. Nếu đúng thì anh ráng bới móc chút gì để ăn đi. Mà có móc thì móc cái gì đừng có "thối" quá, kẻo lại báo hại cái mồm cũng không "thơm tho" gì mấy của anh.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này