1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[MRA] Vertigo - cuộc tình ám ảnh suốt một đời (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi redrum, 08/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    [MRA] Vertigo - cuộc tình ám ảnh suốt một đời (*)

    Tôi xin chào các bạn bằng bài viết đầu tiên của tôi cho MFC.
    VERTIGO

    Thời gian:Năm 1958
    Thời lượng: 180 phút
    Sản xuất: Paramount Pictures
    Thể loại: Thriller / Suspense / romance / mystery
    Đạo diễn: Alfred Hitch****
    Diễn viên: James Stewart, Kim Novak.
    Nếu để đánh giá một cuốn phim 10 điểm tôi sẽ chọn đó là Vertigo bởi vì những khung cảnh, vì sự xuất sắc của đạo diễn, âm thanh và sự nhập vai quá chuẩn. I think this is Alfred Hitch****''s best. Nhiều thành viên MFC nếu đã xem các phim của AH thì chắc sẽ thích Psycho hơn, nhưng tôi nghĩ rằng Vertigo đã vượt qua cả cái khuôn khổ thường thấy của phim AH là những cuốn phim suspense và thriller mà bao trùm Vertigo là một tình yêu cảm động và chất chứa. Nếu các thành viên MFC xem phim này thì tôi khuyên nên thấy được một cái cảm giác rờn rợn và hơn cả, là một cảm giác lạc lõng của một con người đang yêu trong cơn vật lộn với nỗi sợ nội tại và cuộc tìm kiếm tình yêu đã mất, phần nhạc chính là cả một linh hồn của cuốn phim. Và hơn nữa, cuốn phim này có những hình ảnh rất khó hiểu mà các bạn phải đặt mình vào nhân vật chính và liên hệ suốt cả cuốn phim mới tìm ra lời giải thích đáng cho những hình ảnh đó.
    Trước khi đọc về phim này, tôi phải nói các bạn trước, các bạn nên xem Vertigo trước khi đọc bài này. Đây là một bài review, một bài phân tích chứ không phải một bài giới thiệu phim nên tôi sẽ kể tường tận tình tiết của phim, kể cả phần cuối. Nên khi đọc bài này xong, khi xem Vertigo sau này, các bạn sẽ không thấy được sự bất ngờ và những tình tiết kì ảo của phim từ đó sẽ mất đi phần hay của phim. Thế thì còn gì là Vertigo nữa. Cho nên, trước khi đọc bài này, các bạn nên đi ra ngoài mà mua 1 đĩa Vertigo mà xem cái đã, tôi cam đoan là các bạn sẽ không phí tiền cho 1 phim hay như Vertigo đâu.
    Vertigo là một cuốn phim của AH được chuyển thể từ tác phẩm dịch ra tiếng Anh là "From among to death" của hai nhà văn Pháp là Pierre Boileau và Thomas Narcejac.Alfred Hitch**** đã nói về cuốn phim này là ?oA man who wants to go to bed with a dead woman?Lúc mới phát hành ra, Vertigo nhận được sự đón nhận lạnh nhạt của công chúng và chỉ nhận được 2 đề cử Oscar cho nhạc và thiết kế mỹ thuật và không thắng giải nào. Nhưng nó có quá nhiều đề cử xứng đáng thắng bị bỏ quên: Phim hay nhất, nam, nữ diễn viên, đạo diễn, kịch bản chuyển thể...
    Nó bị bỏ quên 2 thập kỉ cho đến năm 1984, người ta lại lôi nó ra phân tích và mới thấy được giá trị của cuốn phim. Do sau khi phát hành phim này một thờI gian, Alfred Hitch**** đã mua lạI bản quyền phim này và không cho chiếu nữa, và nó nằm trong 5 phim mà ông để lạI bản quyền cho con gái ông và sau khi ông chết con gái ông lạI tung ra 5 phim này gồm Rope, Trouble with Harry,The man who knew too much, Rear window và Vertigo, và ngườI ta mớI có thể lạI được chiêm ngưỡng caí hay của nó. Nó đã xuất hiện 3 lần trong top 10 các phim hay nhất thế giới được bầu chọn hàng thật kỉ của tạp chí Sight and Sound, và năm 2002 nó đã đứng hai chỉ sau Ctizen Kane.
    Ngay cả đầu đề cuốn phim cũng đã gây tranh cãi rồi.Hitch**** đã một mình chống lạI mafia là hộI điện ảnh New York đề nghị ông lấy mấy cái tên như Behind the Mask, Carlotta, Dream Without Ending, My Madeleine, Steps on the Stairs, Two Kinds of Women, To lay a ghost, nhưng cuốI cùng Alfred Hitch**** chộn một cái tên rất kêu là Vertigo.Trước hết, , tôi pahỉ giảI nghĩa Vertigo là gì: từ điển hay dịch là chóng mặt, nhưng phải dịch ra đầy đủ là: Cảm giác choáng váng khi nhìn từ một độ cao lớn xuống, nó gắn liền với nỗi sợ độ cao của nhân vật chính trong phim.
    John Scott (Scottie) Ferguson( James Stewart đóng- lúc này ông đă 49 tuổi) là một thám tử cảnh sát. Đoạn đầu giới thiệu cơn sợ độ cao của anh về lỗi lầm của anh từ nỗi sợ đó: vì cứu anh sắp rơi xuống mà một ông bạn đồng nghiệp đã rơi xuống mái nhà và chết. Và anh tự đổ lỗi cho anh trước cái chết tai nạn đó, anh đã nghỉ việc làm cảnh sát.
    Scottie có một người bạn tên là Gavin Elster. Gavin nhờ Scottie theo dõi cô vợ trẻ của mình là Madeleine. Gavin tin rằng vợ mình bị sở hữu bởi một tổ tiên đã chết thảm và Carlotta Valdes "Scottie, do you think, someone out of the past, someone dead, could enter and take possession of a human being?" Madeleine luôn làm những việc quái gở, luôn đi những nơi lạ lẫm, và có lúc như ở nơi nào đó xa, rất xa. Cô hay lấy những đồ trang sức mà mình thừa hưởng được của Carlotta đem ra ngắm và đeo vào .Scottie bị lôi cuốn bởi câu chuyện ly kỳ đó và nhận lời theo dõi Madeleine.
    Lần đầu tiên Scottie gặp Madeleine là quán Ernie''s. Cả quán được phủ bằng màu đỏ và Madeleine nổi bật trên đó với 1 chiếc áo xanh lục. Madeleine (Kim Novak đóng) là một phụ nữ rất đẹp và rất bí ẩn với mái tóc màu bạch kim. Đáng ra vai này do Vera Miles - người đóng cô chị Lila của Marion Crane trong Psycho nhận nhưng sau cô có bầu nên phải nhường lại vai này cho Kim Novak. Đây là vai diễn hay nhất của Kim Novak trong sự nghiệp đóng phim của cô. Mới lần đầu gặp Madeleine, tuy phim không nói gì, nhưng qua bộ mặt của Scottie và nhất là tiếng nhạc, Scottie đã thấy một điều gì đó lạ ở Madeleine, một điều anh chưa bao giờ thấy trước đây ở một người phụ nữ nào cả. Nét đẹp của Madeleine đã làm Scottie bàng hoàng - như là một tình yêu sét đánh vậy.(quán Ernie thật ở ngoài đờI đã bị đóng cửa năm 1999- tiếc quá, không biết nó có đẹp như trong phim ko)

    Madeleine ở Ernie''s
    Scottie đi theo chiếc xe màu lục của Madeleine (lại màu lục nữa - đó là một chi tiết quan trọng, biểu tượng cho Madeleine trong phim) và anh thấy Madeleine đến những nơi rất lạ: cô mua 1 bó hoa đến thăm mộ của một người phụ nữ tên là Cartotta Valdes chết vào thế kỉ 19, theo như Gavin, đó là tổ của Madeleine, cô đến viện bảo tàng, ngồi hàng giờ ngắm một bức tranh chân dung của một phụ nữ Tây Ban Nha mà sau khi Scottie hỏi người bảo vệ thì đó là chân dung của Carlotta. Carlotta là một phụ nữ rất đẹp, sau này bị chồng bỏ rơi, hoá điên và tự tử ở tuổi 26 - một cuộc đời ngắn ngủi. Và Scottie nhận ra một điều thật đặc biệt - bó hoa của Madeleine cầm giống như bó hoa của Carlotta trong tranh, búi tóc hình xoáy và dây chuyền của Madeleine và Carlotta đều giống hệt nhau! Điều này càng làm Scottie tin lời của Gavin hơn, con ma Carlotta đã chiếm giữ Madeleine. Và cô lại đến thuê một căn hộ trọ kiểu Tây Ban Nha cũ chỉ để ngồi vài phút. Cảnh Madeleine vớI bức chân dung này được quay ở dinh Legion of honor, Alfred Hitch**** đã mất cả 1 tuần ở đây chỉ để chọn ánh sáng cho đúng!

    Chân dung Carlotta
    Và ngày mai lại cứ tiếp diễn như thế, cô lại đi đúng những đường đó, đến đúng những chỗ đó như là một con rô bốt đã cài sẵn chương trình vậy. Những gì Madeleine làm chính xác như ngày hôm qua. ở đây, Alfred Hitch**** đã quay nhiều vào gương mặt của Scottie ngồi sau tay lái để thể hiện tâm trạng của Scottie, càng đi theo Madeleine, anh càng mất kiên nhẫn và nóng lòng. Chúng ta xem phim sẽ thấy như vậy. Cô quẹo, quẹo rồi lại quẹo, đúng là thần kinh bất ổn.
    Cho đến khi Madeleine ra Vịnh San Francisco cô bắt đầu bứt và thả những bông hoa rớt xuống và rồi, cô nhảy xuống sông! Scottie vội lao xuống và cứu Madeleine. Khi đem được Madeleine lên bờ, qua giọng nói run run sợ hãi của Scottie. Vì ở đây, Scottie không phải sợ con ma Carlotta mà Scottie sợ mất Madeleine. Câu chuyện tình yêu của họ bắt đầu.
    Khi Madeleine tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường Scottie và naked (Không có gì hấp dẫn cả, được đắp một cái mền đàng hoàng - năm 58 mà:D). Họ có một cuộc nói chuyện bên lò sưởi và khi Scottie chạy vào nghe điện thoại của Gavin, Madeleine đã bỏ đi rồi.
    Scottie có một cô bạn tên là Midge - một hoạ sĩ kiêm người thiết kế thời trang. Và cô cũng rất yêu Scottie. Cô là một mẫu người cho sự an toàn, êm ấm. Cô hứa hẹn một tổ ấm cho Scottie, "mother''s here". Nhưng thay vì ở lại trong tổ ấm đó mà hưởng thụ, Scottie lại lao vào cuộc tình đầy trắc trở với Madeleine.
    Khi Scottie và Madeleine gặp nhau lần nữa, anh đã đưa Madeleine đi đến một khu rừng già, 1 khu rừng 2000 năm vẫn xanh tươi, là cố gắng của Scottie giúp Madeleine yêu đời hơn và thoát khỏi sự ám ảnh của Carlotta. Nhưng nó lại càng tệ hại hơn khi Madeleine thấy như nơi đây thời gian bị ngừng lại bởi sự trường tồn. Nó làm cô cảm thấy Carlotta lại hồi sinh trong cô, cảm giác thúc giục chết lại hiện ra. Khi hai người ra bờ biển cô kể về giấc mơ của mình "I were walking down a long corridor and that once was mirrored. And fragment of that mirror still hang there. And when I come to the end of the corridor, there''s nothing but darkness. And I know that when I walk into the darkness, that I''ll die. I''ve never come to the end" và còn có cả một ngôi mộ sẵn mới đang nở ra chờ đợi cô. Carlotta Valdes trong cô đã thúc giục cô chết và cô không thể cưỡng lại được. Và Madeleine kể về nơi cô chết, một ngôi làng nhỏ kiểu Tây Ban Nha với một tháp chuông cô sẽ nhảy xuống. Y hệt như cái chết của Carlotta! Cảnh kết thúc bằng 2 người ôm và hôn trên bờ biển, với những cơn sóng đập vào những tảng đá bên họ .Tất cả những cảnh ở đây, cảnh bờ biển hay dù là cảnh rừng xanh tưởng tượng cho sự sống vẫn bị phủ bởi một cái gì đó ảm đạm và những lớp sương mù u ám, tất cả đều nói đến sự chia cắt, cái chết đang rình rập đôi tình nhân.

    Scottie nhận ra nơi Madeleine kể chính là làng San Juan Bautista của người Tây Ban Nha cách 100 dặm về phía Nam San Francisco. Sau một hồi nói chuyện ở đó, Madeleine nhìn lên đỉnh tháp chuông - như một điều gì đó thúc giục trong cô, cô chạy lên đỉnh tháp, Scottie cố gắng đuổi theo nhưng mỗi lần nhìn xuống, cơn Vertigo - cơn sợ độ cao lại hiện ra làm anh không thể đi tới được nữa và bất lực anh nhìn cô rơi xuống từ đỉnh tháp chuông và chết, ở đây, Alfred Hitch**** đã có một cảnh quay nổi tiếng, có thể gọi là "phát minh" trong cách quay của ông để diễn tả cơn choáng váng khi Scottie nhìn xuống: vừa giật lùi vừa zoom vào đáy cầu thang làm cho ta - người không sợ độ cao cũng thấy choáng váng và độ cao đó như tăng gấp đôi. Alfred Hitch**** đã sử dụng thủ thuật này 5 lần trong phim. Sau này đã có rất nhiều đạo diễn bắt chước ông.Cách quay này của Alfred Hitch**** đã được đưa vào thuật ngữ của các nhà đạo diễn vớI cái tên là contra zoom hay trombone shot, cảnh quay chỉ vài giây này đã tiêu tốn hết 19000 dollar!

    Cảnh quay cầu thang
    Từ cái chết của Madeleine vì quá yêu Madeleine cộng với nỗi sợ Carlotta tăng dần, anh đã bị ám ảnh bởi những hình ảnh mà Madeleine bị ám trước đấy. Trong giấc mơ, một giấc mơ loè loẹt (tôi sẽ nói phần này sau), anh thấy mình bước đi không kiểm soát đến một căn hộ mới xây và anh rơi xuống một khoảng không trắng toát và vô định... Anh đã bị điên!

    Giấc mơ
    Sau hơn 1 năm ở viện dưỡng điều, anh bước ra và lần này lại bị ám bởi Madeleine: anh nhìn ai cũng thấy Madeleine cả! Madeleine đã quá sâu đậm trong kí ức anh. Và khi gặp Judy, 1 người rất giống Madeleine, muốn tạo lại người yêu đã mất, người mình tôn thờ bấy lâu nay, anh đã bắt Judy thay đổi mọi thứ của cô: tóc, dáng đi, giày... Judy cũng rất yêu Scottie nên buông thả để Scottie nhào nặn mình. Scottie trở thành tâm thần trầm trọng, ngày càng lún sâu vào ảo tưởng quá khứ của mình. Và đây, 1 cảnh quay đẹp nữa của Hitch****, khi Judy đã hoàn toàn biến thành Madeline, ánh đèn neon của căn trọ hắt qua khiến màu xanh lá cây lại hiện ra nữa, Madeleine lúc đó đã xuất hiện trong màu xanh ấy như một bóng ma hồi sinh.
    Màu lục-lúc Madeleine hiện ra

    Xem có giống ma không
    Khi Scottie ôm hôn Judy/Madeleine, camera quay 360 độ để chuyển từ màu xanh lá của căn phòng sang màu xanh biển đen tối của nơi Madeleine chết - cảm giác sợ hãi, tội lỗi của Scottie đã trở lại nhưng cảnh biến sang màu xanh lá hiện thực lại - tình yêu đã xâm chiếm anh, chiến thắng tội lỗi khi có Madeleine. Và rồi, Scottie phát hiện ra một điều khủng khiếp, và anh dẫn Judy lên lại đỉnh tháp chuông, nơi Madeleine chết, đoạn nghẹt thở của cuốn phim bắt đầu..

    ĐOẠN KẾT THÊM CỦA CUỐN PHIM
    Được đem ra sau này như là "Director''s cut" Scottie và Midge ngồi nghe trên đài là Gavin Elster đã bị bắt ở Châu Âu. Đoạn kết còn trả lời cho ta Scottie vẫn không cưới Midge, Madeleine luôn luôn là người phụ nữ đi suốt đời anh, luôn đeo đuổi anh đến hết đời!
  2. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Bác viết hay quá, bái phục. Tôi cũng rất khoái cụ Hitch****, mà phim này là ấn tượng nhất. Nhớ lại lần xem xong Vertigo tôi đã ngồi thần ra một lúc vì thương cảm cho hai nhân vật chính. Thông điệp của tác giả cũng thật sâu sắc: người ta không thể nào có được hạnh phúc, cho dù chân thành trong tình cảm của mình, khi đã nhúng tay vào tội ác. Đúng như câu nói cay đắng của anh chàng thám tử (tôi nhớ cũng ko chính xác lắm - hơn nữa lại xem bản ***g tiếng Pháp, ko biết có trung thành với thoại gốc ko): Thật bất hạnh cho cô vì đã si tình như thế.
    Tóm lại, Vertigo là một bộ phim đã xem thì khó lòng quên được
  3. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    POSTER- NHữNG VÒNG XOÁY-
    NHỮNG THỨ XOAY QUANH SCOTTIE
    Xem Vertigo, tôi rất hay nhìn cái poster của nó. Đó là 1 poster rất đẹp và rất lạ kỳ của nhà thiết kế mỹ thuật Saul Bass và đã thể hiện cả được chủ đề của phim.
    Điểm tập trung của poster là 1 cái bóng đen của 1 người đàn ông đang ôm 1 người đàn bà được vẽ bằng những đường trắng. Người đàn bà này rất mỏng manh và có 1 cái gì đó như là dễ dàng tuột khỏi tầm tay, một cái gì đó hư ảo và không nắm được, chỉ vật vờ như là 1 bóng ma. Đó là Scottie Ferguson và Madeleine. Và cả 2 cái bóng cùng rơi sâu vào vòng xoắn ốc. Hình ảnh đó là thể hiện tiềm thức của Scottie với ảo ảnh của Madeleine luôn lưu giữ trong anh, cái gì đó anh luôn bước theo, luôn luôn cố giữ lại nhưng không bao giờ tìm được. Và càng đi tìm Madeleine, càng cố giữ lấy Madeleine, anh càng lún sâu hơn vào cái hình xoắn quỷ quái đó. Vòng xoắn, trước tiên là thể hiện cơn choáng váng và sự mất thăng bằng trong không gian của Scottie, nhưng ta có thể liên hệ với những phim như Psycho vòng xoáy của nước - nó gợi cho chúng ta đến cái chết của Marion Crane khi máu và nước cùng hoà lẫn với nhau trong bồn tắm - và trong Vertigo cũng thế, vòng xoắn trước hết là hiện ra ở búi tóc Madeleine và Carlotta, cũng thể hiện 1 sự nguy hiểm khi bước vào. Và quan trọng nhất là, vòng xoáy này như là 1 sự hỗn tạp trong tiềm thức của Scottie, cũng như trong đoạn mở đầu, vòng xoáy được hiện ra liên tục và đổi màu liên tục, thể hiện những tình cảm, suy nghĩ hỗn tạp đang trộn lẫn trong đầu Scottie, đó là tình yêu, tội lỗi và sợ hãi hoà nhập - từ đó tạo ra những tầng lớp khác nhau của cảm xúc, càng đi sâu vào ta càng khó tìm đường ra, và ở đó, Scottie, ở ngay đáy của vòng xoáy đó tìm cho mình 1 con đường thoát, nhưng khi bước theo ảo ảnh của Madeleine, anh không làm chủ được mình nữa, và anh cứ rơi rơi tiếp trong hố sâu bất tận của vòng xoáy... Chỉ có 1 cái poster cũng thể hiện được nội dung của cuốn phim: tất cả chỉ là xoay quanh nỗi sợ và cơn ảo tưởng của Scottie. Bao trùm poster là một màu đỏ. Trước hết màu đỏ ở đây thể hiện tình yêu của Scottie. Và những còn thể hiện sự nguy hiểm đang rình rập Scottie.Các bạn thấy đó, biển báo Danger nào cũng có màu đỏ tham gia cả Và sự tương phản của ba màu đơn giản: đỏ - trắng - đen cộng với những lớp xoắn đó cũng dễ dàng làm ta có 1 cảm giác mất thăng bằng khi nhìn vào poster, 1 hiệu ứng đặc biệt của Saul Bass, và chú ý, những dòng chữ đen của poster đều ở những kích cỡ khác nhau và không hề xếp theo hàng lối nào cả, tất cả đều thể hiện sự hỗn mang, loạn lạc trong đầu Scottie.
  4. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    MÀU SắC VÀ ÂM THANH- LINH HỒN CủA VERTIGO
    Nếu nói cốt truyện là bề ngoài của Vertigo thì phải nói màu sắc và âm thanh là linh hồn của Vertigo.
    Ta dễ dàng nhận thấy giấc mơ là đoạn có nhiều màu sắc nhất trong Vertigo. Nhưng thực ra, cả cuốn phim đều nhiều màu sắc, và mỗi màu sắc đều tượng trưng cho những hình ảnh khác nhau. Tôi đã xem đi xem lại rất nhiều lần đoạn giấc mơ - đoạn khó hiểu nhất của Scottie, để giải mã được giấc mơ này.
    Theo tôi hình ảnh của bó hoa của Madeleine hiện ra rồi lại rã ra: tượng trưng cho Madeleine, và bó hoa đó tan vỡ - Madeleine đã chết và tại sao bó hoa đó là 1 hình vẽ chứ không phải là bó hoa thật? Theo tôi, đó là Madeleine trong tâm trí của Scottie, không phải là Madeleine ngoài đời mà là 1 Madeleine do Scottie tự tay khắc trong đầu như 1 hình vẽ, 1 sự siêu tưởng, như Madeleine là bức tranh tượng trưng cho cái đẹp, cái hoàn hảo mà Scottie tôn thờ và khi Madeleine ra đi, những hình ảnh đẹp đẽ bỗng tan vỡ trong Scottie như bó hoa đó vậy.
    Carlotta hiện ra thật và Scottie rơi xuống hầm mộ mở ra sẵn đó là cho chúng ta thấy chính bây giờ, Scottie đã bị những ám ảnh về Carlotta như Madeleine vậy, Scottie đã trải qua như trong giấc mơ của Madeleine kể. Carlotta hiện lên- như là 1 thần chết đang đón sẵn Scottie về địa ngục, nơi của mộ đã mở ra sẵn, và anh mơ chính anh đã rơi từ gác chuông đó, anh không hề tự chủ được mình đã làm gì và đang làm gì, như Madeleine vậy. Và khi anh đã đặt mình vào những gì Madeleine trải qua, anh mới thấy sự sợ hãi. Nhưng tôi nghĩ, Scottie bước không tự chủ đến căn mộ đó, 1 phần là giống như sự ám ảnh của Carlotta, 1 phần là vì anh quá yêu Madeleine. ANH MUỐN CHẾT ĐỂ GẶP LẠI MADELEINE.Tôi nghĩ sự thúc đẩy đó là lớn hơn cả. Một người muốn tìm được người yêu của mình, người đã mất, anh phải tìm cho ra, dù là phải chết. Và anh điên từ đó. Cái ý tưởng được chết để tìm được ảo ảnh mà mình tôn thờ đã lớn dần trong anh, dẫn cho anh đến trầm uất và loạn thần kinh.
    Nhưng, anh trở thành điên vì còn 1 lí do khác nữa, đó là sự xung khắc những thế lực tình cảm khác nhau trong Scottie đã lên tới bùng nổ với cái chết của Madeleine là xúc tác. Bây giờ tôi mới nói đến những màu sắc trong giấc mơ của Scottie. Nói là loè loẹt thôi chứ thực ra chỉ có 5 màu xanh blue, xanh lá cây, tím, vàng cam và đỏ. Mỗi màu đó từ nhạt chuyển sang đậm dần và mỗi lần chuyển màu đó đều qua 1 bước trung gian: màu của hiện tại: đó là những tâm trạng, tình cảm khác nhau đậm lên tức là ngày càng lớn dần và lúc đó, anh không nhận ra được đâu là thực, đâu là ảo, đâu là ranh giới giữa nó (giữa màu thực và màu ảo) đều lộn tùng phèo cả. Mỗi màu đều có những ám chỉ riêng:
    - Màu xanh lá: ở đây AH muốn nhắc đến màu xanh lục nhưng qua giấc mơ nó chuyển thành màu xanh lá để sắc độ chuyển màu mạnh hơn, thể hiện tâm trạng bất ổn của Scottie. Màu lục là màu tượng trưng cho Madeleine sự lãng mạn anh có với Madeleine. Lần đầu gặp trong quán Ernie''s, Madeleine mặc 1 chiếc áo màu xanh lục, Madeleine ở trong chiếc xe màu xanh lục và những nơi anh và Madeleine yêu nhau: ở bờ biển San Francisco và khu rừng, những cảnh đó đều được phủ bởi màu xanh lục của sóng nước và cây cối.
    - Màu xanh blue: cảm giác tội lỗi. Lúc người đồng nghiệp cứu Scottie mà chết là lúc chạng vạng, và các bạn nhìn kĩ đi, lúc đó toàn cảnh được phủ bởi 1 màu xanh blue đậm; lúc Scottie đến gặp Gavin chồng của Madeleine, Scottie mặc một chiếc áo vét xanh blue và cả cà vạt màu xanh blue, màu xanh blue đó làm cho anh cảm thấy tội lỗi với người đồng nghiệp, với Gavin và với Madeleine.
    - Màu vàng cam: tượng trưng cho Midge. Căn phòng của Midge - từ bàn ghế - quần áo đến tường đều phủ đầy màu vàng. Anh cũng thấy được tình cảm của Midge nên thấy tội nghiệp đối với Midge mà không gỡ bỏ ra được.
    - Màu tím: đó là màu áo mà Madeleine mặc khi nhảy xuống vịnh San Francisco tự vẫn, nó làm anh nhớ đến cái chết của Madeleine, gợi nhiều nỗi đau buồn, thương tiếc từ cái chết đó.
    -Màu đỏ: màu của sự nguy hiểm, sợ hãi. Anh rất ghét người khác làm phiền nên làm 1 tấm cửa đỏ với dòng chữ "Caution!" cửa màu đỏ đó là ngăn cách của anh đối với những tác động bên ngoài, và quan trọng hơn nữa, màu đỏ là màu của viên ngọc trên dây chuyền của Carlotta - cái dây chuyền mà anh đã thấy lại trong giấc mơ, màu đỏ đó là Carlotta, thần chết đối với anh.

    Màu đỏ ,màu xâm chiếm của nỗi sợ


    Màu xanh lá cây của Madeleine/Judy


    Màu xanh blue tội lỗi


    Màu tím trong giấc mơ
    Vậy, 5 màu xanh lá, xanh blue, vàng cam, đỏ, tím là những cảm xúc khác nhau đấu tranh trong Scottie: tình yêu, tội lỗi, thương xót, đau buồn và sợ hãi xung đột mãnh liệt trong Scottie dẫn đến anh điên. Đó là 1 sự sử dụng màu có chủ ý và rất tuyệt vời của cuốn phim.
    Ngoài ra, những điểm trang trí màu khác của cuốn phim cũng rất hay, một bờ biển San Francisco xanh thẳm mà ra không hề thấy ở những cuốn phim khác với những cơn sóng vỗ đập là 1 khung cảnh quá ư là OK cho các cặp tình nhân như Scottie và Madeleine - chính đạo diễn với Technicolor đã làm ra sự khác biệt giữa SF thật và phim đó, rồi chẳng hạn như căn hộ của Judy sau này được bao trùm bởi màu xanh từ bóng đèn Neon, 1 sự gợi nhớ đến Madeleine và khi Madeleine đã thật sự hiện ra, màu xanh đó lại hắt vào như 1 sự hồi sinh của Madeleine trước đây chứ không phải là Judy nữa, và khi căn gác chuông lại hiện ra trong Scottie lần nữa thì nó lại mang đến màu xanh blue - màu nhắc lại tội lỗi trong Scottie v.v...
    Và màu sắc chuyển đổI độ sáng tốI khác nhau theo các cảnh phim, chẳng hạn như lúc Scottie gặp Madeleine lần đầu ở quán Ernie, màu bỗng sáng lên, khi Scottie nghe chuyện về Carlotta, khung cảnh tốI sầm lạI và khi kết thúc thì màu lạI trở ra bình thường?

    BERNARD HERRMANN - ALFRED HITCH****
    - genius meets genius
    Xem Vertigo mà không xem nhạc phim thì bỏ lỡ cả cuối phim. Bernard Harrmann, nhà soạn nhạc đã làm một tác phẩm nhạc rất hay cho phim.
    Bernard Herrmann, người trong hội soạn nhạc Aaron Copland, đã có những tác phẩm nhạc phim xuất sắc như: Citizen Kane, The magnificent ambersons, Taxi driver và có 8 nhạc phim cho Alfred Hitch**** như Vertigo, North by Northwest, Psycho, The birds... Chắc có bạn cũng sởn gai ốc trước tiếng rin rít của đàn violon khi bà mẹ xuất hiện trong Psycho, la do Bernard Herrmann đó. Nhạc phim của ông có thể hoàn toàn lãng mạn hay bùng nổ giận dữ, hay thể hiện nỗi thống khổ, lo lắng, suy ngẫm và trong Alfred Hitch**** thì rất thriller.
    Trong Vertigo, ông đã kết hợp những tinh hoa trong nhạc của ông, lúc rất lãng mạn, lúc đượm buồn, lúc rờn rợn... Hitch**** đã rất hiểu sự tác động âm nhạc đến sự căng thẳng tột độ của người xem - và ông đã chọn Bernard Herrmann. Tuy hai người có nhiều lúc cãi nhau rất to nhưng vẫn là một cặp bài trùng tuyệt vời.
    Phần mở đầu, đoạn nhạc nghe có vẻ ma ám đó, ông đã sử dụng phần lớn bộ đồng của giàn nhạc để tạo ra sự nặng nề, rờn rợn. Với mỗi lần có nhân vật Midge, ông cho tiếng nhạc của Mozart xuất hiện, thể hiện tính sáng sủa của Midge, và khi Scottie nói với Midge về Gavin hay Madeleine, tiếng nhạc đó lại tắt đi, phần sáng sủa biến mất. Và khi muốn đem Scottie ra khỏi thế giới ảo ảnh, cô lại đem tới Scottie nhạc của Mozart. Khi gặp Madeleine thì tiếng nhạc thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau: lúc sợ, lúc huyền bí, lúc lãng mạn, Bernard đã dùng 2 loại chính: loại dây, thể hiện sự huyền bí và loại thứ 2 là đàn harp ,thể hiện sự lãng mạn. Và đoạn cuối, khi Scottie dẫn Judy lên tháp chuông, nhạc nền là bài Isolde và Tristan của Wagner để nói lên tâm trạng của Scottie - đó cũng là 1 bi kịch của tình yêu ám ảnh - Tristan cũng đã tạo cho mình 1 ảo ảnh Isolde khi 2 người không cưới được nhau và kết thúc là cái chết của 2 người. Ngoài ra, đoạn nhạc trong giấc mơ cũng rất hay. Nhưng tôi thích nhất đoạn khi Scottie ra viện, anh đi tìm Madeleine, tiếng nhạc trộn lẫn của đàn harp và violon, nó có gì đó rất hay và đượm buồn mà tôi không diễn tả được.Tâm trạng của người đang yêu được thể hiện bằng tiếng dè dặt và du dương của đàn harp thật ko có gì hay bằng.
  5. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Well well well,let''s continue
    CẢM GIÁC CỦA ÁM ẢNH VÀ NỖi SỢ ĐỘ CAO
    NHỮNG GÌ XOAY QUANH SCOTTIE

    Để nói về tâm thần Scottie thì quả là phần khó nhất của cuốn phim. Phức tạp. Phải gọi là rất phức tạp. Khó có thể hiểu tại sao Scottie lại làm như vậy, nhất là nửa sau của cuốn phim. Như tôi đã nói ở phần trên, trong đầu Scottie là những vòng xoáy, trước hết là do cơn choáng váng của anh, sau đó là những vòng xoáy của tội lỗi, đau buồn trộn lẫn, cùng với những vực thẳm của tuyệt vọng và cô đơn. Nhưng luôn đi kèm với nó là 1 tình yêu lớn lao hơn cả, bao trùm xuyên suốt, nên tôi mới nói Vertigo cũng có thể gọi là 1 chuyện tình, không hơn không kém.
    Trước hết, ta hãy nói về his vertigo, đó là gót chân Achilles của Scottie (nó đã được Gavin Elster lợi dụng triệt để). Trong mỗi chúng ta , ai cũng có một nỗi sợ cả, nhưng đáng sợ và khủng khiếp hơn cả là nỗi sợ đó gắn liền với những ký ức buồn - huống chi là cái chết của 2 người chỉ vì nỗi sợ không đâu vào đâu của mình - chính Scottie đã nếm trải mùi đau khổ đó. Từ cái chết của ông bạn đồng nghiệp, Scottie đã muốn khắc phục nỗi sợ của mình nhưng không được,

    và đến khi không chế ngự được nó, anh đã thấy người mình yêu chết thảm khốc và dĩ nhiên, anh tự đổ lỗi cho mình trong cái chết của Madeleine, và từ đó nỗi sợ của anh ngày càng lan rộng ra và lớn dần lên, bởi vì lúc này nó còn đi liền với sự hối hận và tội lỗi, lúc anh không vượt qua nổi nó để cứu Madeleine cũng là lúc anh thực sự đầu hàng trước nó- con quỷ nội tại của anh. Còn lúc sau, tại sao anh lại được chữa khỏi căn bệnh này, tôi sẽ nói sau. ở đây, Alfred Hitchoock - Master of suspense đã đánh trúng vào nỗi sợ hãi lớn nhất của 1 người đàn ông - họ không sợ những con ma hay những tên tâm thần điên loạn hay con nhện, con rắn gì gì đó mà nỗi sợ lớn nhất của 1 người đàn ông là phải đối diện với sự bất lực của mình, ai là man cũng sợ điều đó - phải đối diện với việc mà mình không thể làm được, hay gọi là điểm yếu của mình. Người đàn ông nào cũng trốn tránh vì họ sợ điều đó nhất hơn bất cứ thứ gì khác, mỗi người đàn ông đều có sự kiêu hãnh của 1 người đàn ông, họ cho rằng mình có thể làm được tất cả nhưng khi đối diện với điểm yếu của mình - họ lại thấy mình bất lực và không xứng đáng để sống - Scottie cũng trải qua những điều như vậy, huống chi sự bất lực đó còn dẫn đến cái chết của người mình yêu làm cho mình hối hận cả một đời! Phân tích ra ta mới thấy Scottie là người đáng thương nhất trong Vertigo chứ không phải là Midge/ Carlotta hay Madeleine thật nào cả. Và từ sự hối hận đó đã cho ra cảm xúc thứ 2 - ám ảnh. Khi chúng ta nâng niu, gìn giữ và thật sự yêu quý 1 vật gì đó, chắc hẳn chúng ta sẽ giữ khư khư và không bao giờ để mất nó.Scottie đối với Madeleine cũng vậy. Và anh đã mất Madeleine ngay trong tầm tay của mình.

    1 tội ác hoàn hảo
    Không gì đau khổ bằng. Và từ đó, anh bị ám ảnh. Bởi vì anh đã quá yêu Madeleine.Mà các bạn biết đấy, cáI gì thái quá cũng gây nên chuyện cả. Anh không tin được mình đã mất Madeleine. Và trong con tuyệt vọng đó, anh cố đi tìm lại những thời gian với Madeleine và hình ảnh của Madeleine, và càng đi tìm anh càng lún sâu hơn vào cô đơn và đau buồn. ở đây, như tôi cũng đã nói, Madeleine là cái gì đó quá hoàn hảo trong anh, Madeleine được xây dựng trong đầu anh bằng những gì đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất mà anh cất công làm nên. Do đó, khi Madeleine ra đi, do anh đã dành quá nhiều tình yêu cho Madeleine mà bây giờ tình yêu đó trở nên vô nghĩa nên anh trở thành MÙ QUÁNG anh tin rằng Madeleine vẫn còn lẫn quẩn đâu đó chứ không hề thật mất đi, anh không chấp nhận được nổi sự thật đó nên anh đã hoá điên. Và khi ra khỏi dưỡng viện, anh nhìn đâu cũng Madeleine chứng tỏ anh vẫn chưa nhận thức điều trước mắt là Madeleine chết. Anh đã bị Madeleine ám ảnh khắp mọi nơi. và khi gặp lại Judy, anh muốn biến Judy thành Madeleine vì theo trí tưởng tượng của Scottie, Madeleine chỉ nấp mình trong hình dáng ai đó thôi, tức Judy (mà đúng như vậy thật) nên anh muốn hồi sinh lại Madeleine, ảo ảnh anh tôn thờ để anh có thể dành tình cảm vào. Và anh muốn Judy thay đổi kiểu tóc, giày, quần áo v.v... bởi vì anh không yêu thân xác của Judy mà chỉ là linh hồn của Madeleine, nói cách khác, anh chỉ yêu 1 ảo ảnh chứ không phải 1 con người.

    Và khi biết được Judy và Madeleine chỉ là 1, anh dẫn Judy lên tháp chuông, tôi nghĩ ý định đầu tiên của anh là đẩy Judy xuống để trả thù, bởi vì bây giờ anh đã đầy thù hận, anh đã hoá điên! Do khi biết mình chỉ là một nạn nhân của 1 trò giết người tinh vi, biết được "perfect woman" của mình chỉ là 1 sản phẩm nghệ thuật do bàn tay nhào nặn của kẻ giết người, cái mình tôn thờ lâu nay chỉ là 1 thứ tưởng tượng không hề có thật, anh đã chuyển từ yêu sang căm thù Gavin và Judy đã hại mình ra nông nỗi này. Và lúc đó, anh không còn yêu ảo ảnh Perfect Madeleine nữa, không còn thấy nỗi sợ độ cao của mình là 1 tội lỗi nữa nên anh đã được giải thoát khỏi quá khứ và căn bệnh sợ độ cao, "I made it" Anh reo lên. Trong sự sung sướng của chiến thắng chính mình, nhìn lại Judy, dù vẫn đầy thù hận (camera quay bóng đen trên mặt anh đã nhấn mạnh điều đó), anh vẫn thấy mình còn yêu Madeleine, lần này là thật chứ không phải ảo ảnh của quá khứ nữa, anh đã tha thứ cho cô "I love you so". Nhưng cuối cùng bi kịch lại nối bi kịch.
  6. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    VERTIGO - PURE ALFRED HITCH****
    Chúng ta hãy cùng so sánh Vertigo và Psycho - 1 phim rất Alfred Hitchoock để xem Vertigo mang đầy đủ tính chất của AH:
    - Dễ nhận thấy đó là blonde girl - người phụ nữ tóc vàng trong phim của Alfred Hitch**** và có rất nhiều cô đẹp, trong Vertigo là Madeleine (Kim Novak). trong Rear window là Lisa (Grace Kelly), trong Psycho là Marion (Janet Leigh), và trong North by northwest là Eve(Eva Marie Saint)v.v..., những người phụ nữ này đều rất phức tạp và có những bí mật đặc biệt.Họ là một sự quyến rũ đầy chết chóc. Riêng với Rear window và Vertigo những người phụ nữ tóc vàng hoe này lại có thể làm được nên sức mạnh, Lisa 1 người mẫu lại có thể leo vào nhà tên sát nhân - rất bất ngờ và Madeleine còn làm hơn thế nữa, nàng có thể ám ảnh Scottie và thậm chí đưa Scottie đến địa ngục. Blonde girl của AH tượng trưng cho sự bí ẩn, khó đoán, khó nắm bắt và khả năng tiềm tàng. Madeleine cũng vậy.


    Ingrid Bergman trong Notorious, quá đẹp

    Eve Marie Saint trong North by northwest
    Thứ 2, đó là căn nhà với những bậc cầu thang trong Psycho, căn nhà của bà mẹ và cầu thang bước lên phòng bà mẹ, trong Rear window là bậc cầu thang lên phòng của tên sát nhân, trong North by northwest là căn nhà và bậc cầu thang bước lên phòng bọn tội phạm nguy hiểm và trong Vertigo là những bậc cầu thang bước lên đỉnh tháp chuông, và có thể kể thêm là căn nhà trọ của Madeleine với bậc cầu thang bước lên phòng cô. Trong phim của Alfred Hitchoock, những căn nhà và bậc cầu thang tượng trưng cho con đường bước tới nguy hiểm đang rình rập, một mối đe doạ đang chờ sẵn cho những kẻ nào bước lên.


    trong Vertigo

    trong Psycho, con đường tới phòng bà mẹ

    - Thứ 3, là Alfred Hitch**** cameo ngay ở đầu phim

    Thứ 4, những tình tiết truyện đều diễn ra theo những tưởng tượng, suy nghĩ, ảo ảnh trong đầu của nhân vật chính. Do trí tưởng tượng của mình, 1 paparazzi chuyên nghiệp mà Jeff có thể suy ra toàn bộ câu chuyện ở khu nhà bên cạnh, trạng thái tâm thần của Norman Bates đã làm ra 2 vụ giết người thảm khốc và trong Vertigo cũng vậy, những tình tiết đều xoay quanh những ảo ảnh và nỗi sợ của Scottie. 1 "Perfect love" trong đầu anh đã khiến anh làm mọi chuyện: tìm lại những thời gian với Madeleine qua biến đổi Judy thành Madeleine và rõ ràng đoạn cuối, Scottie đã bị điên.

    Norman Bates
    - Thứ 5: là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của người đã chết đối với tinh thần người đang sống. Ta thấy trong The Birds và nhất là Psycho, bà mẹ chết đi đã làm cho đứa con Norman Bates suy sụp trầm trong dẫn đến những suy nghĩ, việc làm quái gở. Trong Vertigo, cái chết của Madeleine đã có tác động khủng khiếp đến Scottie: Madeleine đã là 1 bóng ma ám ảnh suốt cuộc đời Scottie mà Scottie không bao giờ thoát ra được Madeleine chết đi, làm cho Scottie tin thật sự vào con ma Carlotta, nỗi sợ đó được nhen nhóm khi Scottie nghe Madeleine kể về Carlotta và thực sự bùng nổ khi Madeleine chết như lời cô nói. Nói chung lại, cái chết của Madeleine đã thực sự đưa Scottie vào hố sâu của sợ hãi và đau buồn, cũng giống như Tagline của phim "Hitchoock engulfs you into the whirlpool of terror and tension", vòng xoáy với hố đen ngòm lại hiện ra, lần này là tượng trưng cho vực thẳm của tội lỗi, tuyệt vọng và sợ hãi.
    - Thứ sáu, nghe có vẻ buồn cười nhưng cái này là nghiêm túc,đó là có những cảnh mà Alfred Hitch**** rất hay quay trong các phim của ông là:
    - Bàn tay: phần lớn bàn tay được quay khi các nhân vật gần chết hoặc suýt chết, bàn tay như là một sự cố gắng bám víu lấy cuộc sống của các nạn nhân

    Cái chết nổi tiếng của Psycho


    Trong Strangers on train


    Scottie
    - Bóng đen: những tên sát nhân thường được Alfred Hitch**** quay ban đầu bằng những bóng đen, thể hiện tính huyền bí của bộ phim và sự bí ẩn của tên sát nhân.Ở Vertigo, tôi nói kẻ sát nhân đây chính là vị nữ tu, đó là một cách kết thúc phim hay của Alfred Hitch****, vừa làm cho người xem vẫn giữ được nỗi buồn cho đôi tình nhân bạc mệnh này cho đến hết phim tức là Scottie vẫn không bao giờ có được hạnh phúc với Judy, vừa làm cho phim kết thúc có hậu hơn: 2 kẻ sát nhân Madeleine thật là Gavin và Judy đã bị trừng trị, vì đây cũng là một cuốn phim hình sự mà,Gavin đã bị bắt sau này còn Judy, tuy thoát khỏi pháp luật nhưng không hề thoát khỏi bàn tay của chúa trời, vị nữ tu đây là hiện thân của chúa trời đem đến cái chết cho Judy, lúc đó Judy chết bởi vì nàng sợ cái bóng đen lờ mờ đó chính là hồn ma của Madeleine thật hiện về nên đã mất vía mà lao xuống vì chính mình đã đồng phạm giết Madeleine nơi đây.


    Vị nữ tu:"I heard voice"


    Bóng đen tên sát nhân trong bồn tắm trong Psycho


    Tên sát nhân trong Rear window
    - Đôi mắt:Những cái chết và những nỗi sợ của các nhân vật thường được biểu hiện qua đôi mắt, nơi mà mình có thể thấy được hết cảm giác bên trong con người.Ở Vertigo, đôi mắt người phụ nữ trong đọan giới thiệu phim thể hiện một nỗi sợ hãi,rất sợ, mà không thể nói nên lời và không ai có thể giúp được và đó là những nổi sợ trong chính đầu óc mình với những ảo giác kì quái từ những vòng xoáy và cái gì đó ở trong mình chiếm hữu mình, người phụ nữ này chính là Madeleine trong phim

    Đôi mắt với đầy nỗi sợ trong Vertigo


    Cái chết trong The birds


    Đôi mắt vô hồn của Marion sau khi bị đâm trong Psycho
  7. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0


    CHỦ ĐỀ VÀ NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG VERTIGO
    Có 2 từ được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất trong Vertigo thể hiện chủ đề của phim: power và freedom: Khi nói về San Francisco thời trước, Gavin đã nói "Color and excitement ... the power... the freedom" khi nói về người chồng đã đuổi Carlotta, ông già đó đã nói: "On that day, men had power and freedom to do that", khi đem Judy lên tháp chuông, Scottie "I''ll be free from the past". Tất cả đều là những sức mạnh và tự do thời quá khứ, còn nhiều chỗ nữa, mà tôi lười ghi quá, thể hiện sự trói buộc của Scottie với quá khứ từ khi gặp Madeleine và xuyên suốt phim là hành trình đi giải phóng khỏi quá khứ đau buồn của Scottie và nhất là thoất khỏi sự nô lệ của cơn vertigo của anh
    Trong Vertigo có những hình ảnh tượng trưng cho những điều khác nhau. Tôi xin đơn cử ra như sau:
    - Hành lang: Sự kết thúc: khi Madeleine mơ thì cô đi đến một hành lang tối om và cô chết ở đó. Midge không cứu chữa được Scottie, không còn hi vọng, cô bước đi đến cuối một hành lang trống rỗng, và từ đó đến hết phim, cô không xuất hiện nữa.
    - Rừng cây: Sự sống, khi Scottie cố đem Madeleine ra khỏi sự ám ảnh của Carlotta, anh đã dẫn Madeleine đến rừng cây này, bởi sự sống ngăn đời của nó "Always green, always living"
    - Độ cao: Cái chết: cả ông bạn của Scottie và Madeleine Judy đều chết khi nhảy từ trên cao xuống. Trong giấc mơ của Scottie, anh chết khi rơi từ 1 khoảng không vô định và trắng toát
    - Vòng xoáy: Như tôi đã nói trên
    - Madeleine: tình yêu huyền bí, không nắm giữ được, ảo ảnh và nguy hiểm
    - Judy: Tình yêu có thật, trong tầm tay
    - Midge: Thiếu lãng mạn, luôn đứng trên mặt đất, là sự an toàn đối với Scottie.
    *Tôi viết cả cây số thì cũng chẳng nói được hết cái hay của Vertigo.Các bạn xem và mỗi cảm nhận của các bạn về bộ phim mới là hay nhất.*
    KIM NOVAK
    Kim Novak, tên thật là Marilyn Pauline Novak, sinh ngày 13/2/1933 (vậy lúc đóng Vertigo cô đúng 26 tuổi thật) ở Chicago. Cô là một người mẫu chuyên nghiệp. Cô đóng phim lúc 1954, khi chọn thay thế cô đào Rita Haywood khó tính trong một cuốn phim. Cô trở thành diễn viên ăn khách và đóng những phim như The man with the golden arm với Frank Sinatra, Picnic, Pal Joey. Lúc đó, cô là một trong những diễn viên nổi tiếng của Hollywood, và cuộc gì gì đó ngoài đời của cô với Cary Grant và Frank Sinatra là một chủ đề phong phú của các tờ báo vẽ chuyện 1958 cô đóng 2 phim hay nhất của cô đều với James Stewart là Vertigo và Bell, Boot and Candle và suýt nữa cô chộp luôn James Stewart (may mà ông này không trăng hoa lắm). Về sau thập niên 60, cô chỉ xuất hiện trên ti vi và một số phim hài của Billy Wider.
    Vertigo là thành công đặc sắc nhất của cô. Nét đẹp bí ẩn của cô quá chuẩn cho một nhận vật như Madeleine. Tôi không biết Vera Miles đóng vai này sẽ như thế nào nhưng chỉ thấy mặt bà chị đó là mất mê rồi. Kim đã diễn xuất rất cừ trong vai một Madeleine lạnh giá và một Judy trái ngược hẳn và Alfred Hitch**** đã thể hiện tính đa nhân cách cuả Madeline bằng rất nhiều lần dùng những hình ảnh phản chiếu ví dụ là tấm gương.
    Và tôi thấy đoạn Madeleine tỉnh dậy trong nhà Scottie và Kim Novak diễn hay nhất. Giả vờ (với tư cách là diễn viên) như giả vờ (là con rối của Gavin) xấu hổ khi mình ở trong nhà Scottie. Quả là rất khó.
  8. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    JAMES STEWART - EVERY MAN​

    Tôi thích dành một phần nhỏ của bài viết này nói về James Stewart diễn viên chính của phim. Nếu nói thêm về Alfred Hitch****, thì các bạn sẽ ngủ gật trong lúc đọc mất vì ông này có cả tỉ thứ để nói. Nên tôi chỉ viết về James Stewart - my favourite actor là đủ rồi.
    Với giọng nói dễ nhận ra, cao quá khổ (1m92) và trông có vẻ lỏng khỏng cùng một phong cách diễn nhã nhặn nhưng cũng rất xuất sắc, James Stewart đã quá quen thuộc với những người yêu phim cổ điển. Ông đứng 3 trong top các huyền thoại diễn viên nam của Hollywood do AFI bình chọn. Nhưng tôi nghĩ về diễn xuất, ông chỉ có thể thua Humphrey Bogart chứ Cary Grant thì ông hoàn toàn có thể đứng trên. Và lưu ý, những phim hay của ông đóng rất nhiều , trong top 100 của AFI có 5 phim của ông trong khi Humphrey Bogart có 4 và Cary Grant có 3 thôi. Về tiểu sử và filmography của James thì đã được sskkb trình bày rất hay rồi, tôi chỉ bổ sung thêm những mặt khác của ông, những mặt đã làm ông trở nên bất tử trong hàng triệu người Mỹ cũng như thế giới, và cả tôi nữa.
    James Maitland Stewart sinh ngày 20 tháng 5 năm 1908 tại Indiana, Pensylvania, là đứa con lớn trong gia đình Alexander Stewart - một người bán đồ ngũ kim. Từ nhỏ, James đã tham gia đội bóng, đội hát bè, câu lạc bộ kịch nghệ của trường. Lúc đầu, James định theo làm một kiến trúc sư nhưng do bạn bè rủ rê đã theo con đường diễn viên (cái này sskkb nói rồi). Với giọng nói lắp và trông có vẻ khẳng khiu, rất khó tìm được vai diễn cho James, lúc đầu James chỉ đóng vai phụ, nhưng sau này ông đã tự thể hiện mình bằng những vai chính thuyết phục.
    - Do sự hòa đồng với tập thể và quên mình là ngôi sao của James-nên James mới được mọi người đặt một cái tên rất dễ thương:Everyman
    James Stewart đã không tham gia 1 khoá học diễn xuất nào cả, ông nghĩ rằng con người có thể học nhiều hơn từ đời chứ không phải qua những bài học diễn. Thực sự là như vậy, khi tôi xem James diễn, tôi không nghĩ James là một diễn viên, không phải bởi vì James không biết diễn mà bởi vì James đã đem chính mình vào vai diễn, 1 James hơi rụt rè nhưng đầy nhiệt thuyết trong vai diễn lẫn ngoài đời.
    Khi chiến tranh Thế giới II xảy ra, ông đăng ký vào quân đội nhưng lúc đầu bị từ chối do nhẹ hơn 5 pounds so với chuẩn là 148 pounds, ông đã xin người tuyển quân bỏ qua phần kiểm tra đó và ông đã vào quân ngũ. Tưởng đâu James nhút nhát đó sẽ dễ dàng bỏ xác ngoài mặt trận nhưng chúng ta và những người xung quanh đã lầm, ông đã làm đến chức đại tá - chức vụ cao nhất của một người làm trong ngành giải trí nước Mỹ. Ông là 1 phi công thả bom, qua hơn 1000 nhiệm vụ thả bom. Và sau này, sau khi đã làm đại tá ông đã chỉ huy cả ngàn máy bay qua oanh tạc Đức. Và James, con người dũng cảm đó đã được thưởng, xứng đáng: Huân chương bột tinh không quân, 7 sao cho sự nghiệp chiến đấu v.v... Ông thực sự giải ngũ năm 1968, khi đã là 1 thiếu tướng. Tuy chói lọi trong sự nghiệp chiến đấu nhưng James không bao giờ muốn nói về vấn đề chiến tranh, bởi vì ông cảm thấy mình đã giết quá nhiều người cho dù là bọn phát xít, và trong chiến tranh, ông đã thấy nhiều người bạn của ông chết, chiến tranh là 1 kỷ niệm buồn với ông.
    Là một ngôi sao nổi tiếng nhất nhì Hollywood nhưng James Stewart luôn tránh cho mình những sự phô trương xa xỉ của một ngôi sao Hollywood hay mắc bệnh, ông tránh những bộ đồ đắt tiền hay những chiếc xe ô tô bóng loáng, những thứ mà 1 người tầm cỡ danh tiếng như ông phải có tràn lan. Và 1 điều đặc biệt nữa là, ông chỉ có 1 người vợ là Gloria và chung thuỷ đến khi chết. Điều này trong có vẻ bình thường, nhưng đối với 1 ngôi sao Hollywood thì là chuyện lạ, những người bạn của ông như Henry Fonda, John Wayne, Gary Cooper đều có 5 thê 7 thiếp, nhưng Elizabeth Taylor sơ sơ có... 8 ông chồng, còn Henry Fonda thì đã làm ra cả 1 thế hệ Fonda diễn viên mà nổi tiếng là Jane Fonda và Peter Fonda.
    Người bố luôn là 1 cái gì đó cao quý đối với James Stewart. Khi ông nhận được Oscar duy nhất trong 5 lần đề cử với vai Maccauley Connor trong The Philadelphia story, ông đã không giữ nó và gửi về đặt ở cửa hàng cha mình để bày tỏ lòng biết ơn. Một điều thú vị là cửa hàng Alexander cha của James thì nằm trên đường Philadelphia - gắn liền với tên cuốn phim đó.Khi phục vụ trong thế chiến thứ 2, cha ông đã viết 1 lá thư dặn dò cho ông, James xem như là vật bất li thân và luôn giữ nó trong túi áo của mình cho đến hết chiến tranh.
    Năm 1994, người vợ Gloria chết vì ung thư phổi, James Stewart đã không thể vượt qua cú sốc lớn đó.Ông hay đi một mình trong khu vườn của ông và Gloria,ngồi nói một mình hàng giờ như là vẫn còn Gloria vậy.Việc đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của James rất nhiều.Và ngày 2-7-1997, đến lượt ông trút hơi thở và câu nói cuối cùng của ông là "I''ll be with Gloria now".Đám tang của ông có hơn 3000 người và có rất nhiều người nổi tiếng.Buổi lễ kết thúc bằng bài hát"Auld lang syne", bài hát kết thúc phim It''s a wonderful life, cuốn phim tuyệt nhất của ông.
    Tôi muốn lôi kéo các bạn thích James Stewart như tôi nên tôi giới thiệu với các bạn 1 số phim hay của James để các bạn có thể xem và thấy được giá trị của James Stewart, ở đây tôi chỉ nói với các bạn chưa từng xem James, còn các thành viên MFC sành sỏi về phim cổ điển thì chắc chắn ko hề bỏ qua những phim của James, và không cần đàn em đây giới thiệu nữa. Phim của James Stewart có rất nhiều phim hay như "Anatomy of a murder","The shop around the corner","The man who shot Liberty Valance" nhưng nổi tiếng nhất vẫn là 5 cuốn có trong top 100 của AFI:
    1.Mr Smith goes to Washington năm 1939- đạo diễn Frank Capra:James đóng vai Jefferson Smith, 1 thượng nghị sĩ trẻ đuợc đưa vào thế 1 người về hưu, từ đó phát hiện ra cái xấu xa của bộ máy Mỹ và đứng lên chống lại.Đây được xem là vai diễn hay nhất của James và việc để James mất Oscar cho nam diễn viên chính vào tay Robert Donat vẫn là một sai lầm rất lớn và rất ngớ ngẩn của Oscar.Phim được 12 đề cử Oscar nhưng bị bộ phim huyền thoại Gone with the wind đánh bại gần hết trong năm vàng của lịch sứ điện ảnh khi mà cả 6 phim rất hay cùng tranh chấp trong năm 1939: Mr Smith goes to Washington, Gone with the wind, Ninotchka, Stagecoach, Wizard of Oz, và Wuthering Heights.
    James trong Mr Smith goes to Washington​
    2.The Philadelphia story: năm 1940, đạo diễn George Cukor.Là một trong những cuốn Screwball comedy và tình cảm hài hay nhất, quy tụ 3 anh tài xuất chúng:Cary Grant, Katharine Hepburn và James Stewart.James đóng vai Maccauley Connor, 1 phóng viên khá mồm mép về điều tra và viết bài về một đám cưới của một gia đinh giàu trước hai ngày so với đám cưới, và anh đã? yêu cô dâu.Và thế là cuộc thi giành vợ bắt đầu giữa 3 nhân vật do James Stewart, Cary Grant và John Howard đóng.Tuy cuốn phim này làm tôi mừng hụt đến hai lần nhưng tôi vẫn rất thích nó.Riêng cái đoạn Stewart và Hepburn dưới ánh trăng quả là một cảnh rất đáng nhớ.Tôi nghiền đi nghiền lại cái đoạn này mấy lần rồi không biết nữa.
    Dù đã diễn phải nói là cực kì xuất sắc trong phim này và được đề cử cho nam diễn viên hay nhất, nhưng do ko tự tin vào mình, James đã không tham dự buổi lễ trao giải, sau có một người bạn khuyên nên đã lẻn vao giữa buổi lễ và vinh dự nhận giải thưởng đó, thắng luôn cả ông bạn thân là Henry Fonda.
    James:"Somewhere over the rainbow"​
    Tôi đang viết bài này thì đọc được bài viết về phim này trong số mới đây của tờ Thế giới điện ảnh.Trước đây tôi đã thấy tờ này viết sai về tình tiết nhiều phim như là Singin'' in the rain hay It happened one night và điều này được lặp lại ở Philadelphia story 1 lần nữa, và trầm trọng nhất là "Maccauley trở thành con rối trong trò chơi tình yêu của Tracy và Dexter"Hỏng cả tinh thần cuốn phim!Vài ngày nữa tôi sẽ viểt bài về phim này chứ đọc theo tờ báo đó thì hư cả.
    3.It''s a wonderful life:năm 1946, đạo diễn Frank Capra, cuốn phim hay nhất,đáng nhớ nhất, có ý nghĩa và cảm động nhất của James Stewart, và theo tôi nó mới là cuốn phim hay nhất mọi thời đại, tuy là về độ hòan hảo thì nó ko bằng Vertigo.Nó lấy cảm hứng từ một câu chuyện trên 1 tấm thiệp Giáng sinh.George Bailey( James đóng) là 1 người tốt bụng, chăm chỉ nhưng gặp những việc khó khăn trong cuộc sống, cảm thấy chán đời và muốn tự tử. Nhưng trước khi tự tử, anh đã được một thiên thần cứu và từ đó chỉ ra cho anh cuộc sống mà anh đang sống tuyệt vời như thế nào. Và ở đoạn cuối, khi mà anh trở về với 4 đứa con, người vợ và bạn bè, anh mới hiểu cuộc sống có quá nhiều điều để mình sống. Có một câu ở cuối phim khi mà anh nhìn vào cuốn sách rất hay mà do tôi ko có phim này, tôi chỉ xem trên mạng nên ko nhớ kĩ lắm mà chỉ tạm dịch ra là:"Không có thất bại nào xảy đến với người có bạn bè".Mấy bạn thành viên MFC nhớ nguyên văn câu này thì nhắc tôi với. Một câu chuyện ngụ ngôn di động, 1 bài học về giá trị cuộc sống mà ai cũng cần biết.It''s a wonderful life cũng như Vertigo đều có thể sánh ngang tầm cỡ nhứng phim quá quen thuộc như Citizen Kane,Casablanca hay The Godfather.Và đây cũng là cuốn phim ưa thích của James và Frank Capra.Phim được 5 đề cử Oscar, nhưng bị The best years of our lives của William Wyler đánh bại hết cả 5.
    Cuộc hội ngộ cảm động trong It''s wonderful life​
    4.Rear window:năm 1954, đạo diễn Alfred Hitch****: là 1 trong những cuốn suspense/thriller hay nhất của Alfred Hitch****.Jefferies là 1 tay Paparazzi chuyên nghiệp phải ngồi xe lăn vì tai nạn và dòm ngó cửu sổ mấy nhà bên cạnh để giết thời gian.Từ đó, anh phát hiện ra vụ giết người qua khung cửa sổ. Phim có một đoạn cuối rất hồi hộp và anh có một cách đối phó trước tên giết người thật thông minh.

    James với cái ống nhòm trong Rear window​
    Cũng như các phim khác của Alfred Hitch****, phim này cũng có một số phận hẩm hiu về Oscar như là không được đề cử cho phim hay nhất, và không giành được giải Đạo diễn hay nhất .
    5.Vertigo:Nói nãy giờ mỏi miệng rồi.
    Để kết thúc bài này tôi xin trích dẫn lời của đọan giới thiệu James Stewart Museum được đặt ở quê nhà ông: "Hơn một nửa thế kỷ, James Stewart là đại diện của người cha,người anh và là người bạn của những người hâm mộ phim Mỹ, những điều anh thể hiện được hơn những gì được viết trong kịch bản. James dạy chúng ta sống và trân trọng cuộc đời. Vói tư cách là một diễn viên, anh là cảm hứng của hàng triệu người, với tư cách một chiến binh, anh chiến đấu để giữ gìn hòa bình thế giới.James đáng được kính trọng và tôn vinh"
  9. sacred_coeur

    sacred_coeur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Bài viết quá là công phu, cho đến tớ nghĩ rằng mình là fan của Hitch**** cũng chưa có đủ tài liệu để nói về các phim của ông.
    Vertigo thật là 1 trong 3 phim theo tớ là đáng nhớ nhất của Hitch**** (Rear Window, Vertigo và Psycho) mà thầy phim kinh dị này cho thấy nổi bật hơn cả là những người đẹp tóc vàng! Đến nỗi nhiều người cho rằng Alfred H. bị một cái gọi là "fatal ***ual obsession for a cool-blonde heroine"! Nếu redrum thích, hãy viết về các nàng trong phim của Hitch**** luôn đi nhỉ; một đề tài hấp dẫn đấy.
    Vòng xoáy trong Vertigo là tâm điểm của phim. Khi người ta sợ hãi một điều gì, chả cứ gì phải là sợ độ cao, cái vòng xoáy trước mắt sẽ hiện ra làm tâm thần sẽ bấn loạn! Trên tấm poster, đó là người bạn và cô vợ của Elster bị rơi xuống từ trên cao. Hình ảnh 2 người bị xoáy xuống đất nằm mãi trong tiềm thức của Scott. Ngoại trừ phần giải thích của redrum, tớ còn nhớ mãi cái vòng xoáy tượng trưng đó còn nằm trên cây cổ thụ trong khu rừng mà Scott với Madeleine/Judy tới. Cuộc đối thoại giữa 2 người tại đây cũng rất là đáng nhớ khi Madeleine chỉ vào một vòng trên thân cây và nói là: "Somewhere in here I was born. And there I died. It was only a moment for you, you took no notice." Madeleine tiếp tục chơi trò "cúp bắt" như thế với Scott trong những lần nói chuyện về cái chết và nhất là "tiếng gọi trong đầu phải tự tử" làm cho Scott mắc bẫy hoàn toàn.
    Nhớ lại chi tiết nào đã xảy ra làm cho Scott khám phá ra JUDY chính là MADELEINE giả mạo... Đó là khi 2 người đang chuẩn bị đi ăn tối tại quán Ernie. Judy nhờ Scott đeo giùm cái dây chuyền có mặt ruby đỏ (nhìn tấm tranh của Carlotta ở trên). Scott chợt nhận ra chiếc dây chuyền này Madeleine đã đeo! Thế là anh ta ngờ vực ngay... Thay vì đến quán ăn, Scott đã đưa Judy đến tháp chuông. Trên đường đi, Judy đã nhận ra điều gì khác lạ và lo sợ. Nhưng Scott giải thích là hãy cho anh ta 1 cơ hội chót để thoát khỏi ám ảnh của Madeleine bằng cách là Judy giả làm Madeleine đứng trên tháp chuông 1 lần nữa!!!
    Vừa kéo tay Judy lên tháp, Scott liên tục nói về diễn tiến của câu chuyện khi trước, khi Madeleine bỏ anh ta chạy lên tháp chuông, trong khi Scott thì vì bịnh sợ độ cao, không dám chạy theo nhanh. Đứng giữa phần tháp, chính nơi này anh đã nhìn thấy qua cửa sổ Madeleine rơi xuống, Scott mới nói là: "Judy, the necklace, that was the slip. I remember the necklace!" Judy hoảng hồn vì đúng là cô ta đã làm một lỗi lầm lớn khi đeo lại sợi dây chuyền đó.
    Chính lúc tinh thần đang lên cao vì phẫn nộ, Scott đột nhiên không còn cảm thấy sợ độ cao. Anh ta vẫn trì kéo Judy leo lên đỉnh tháp chuông. Hai người cãi nhau qua lại tại đây. Judy nói rằng cô ta cũng cảm thấy tình yêu nơi Scott, nhưng chưa biết làm sao cứu gỡ tình thế. Scott lại nói rằng: "I loved you so, Maddy." Chữ MADDY này là diễn tả cả 2 tên Madeleine + Judy. Anh ta vẫn không thể nào quên tình cảm của mình dành hết cho Madeleine, mà nay anh nhận ra rằng người đó đứng trước mặt mình dưới tên thật của nàng là Judy.
    Nhưng oái ăm thay, chính Judy bây giờ lại nghe được những "tiếng gọi trong đầu" y như Madeleine khi xưa, cho dù chỉ là vở kịch! Judy lùi dần, lùi dần và rơi xuống tháp! Một nữ tu chạy ra.. người ta chỉ nghe một tiếng hốt hoảng nhẹ: "God have mercy!"
    [​IMG][​IMG]
  10. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    [Nói đến màu đỏ, không biết các bác đã xem Marnie chưa? Phim này tôi xem cũng thấy rất hay, vai nữ chính vẫn lại cô diễn viên có cái cằm vênh vênh rất chi là bướng trong The bird đóng (nghe đâu bác Hitch**** định dành vai này cho Grace Kelly, nhưng vì người đẹp theo chồng bỏ cuộc chơi rồi nên bác ta đành xài thay bằng cô diễn viên đã đóng Miss Daniel trong the bird). Cô này trộm cắp thành thần, nói dối như cuội nhưng lại rất sợ sấm sét, tiếng va đập vào cửa sổ và ... màu đỏ.
    Bác nào thích Sean Connery cũng không nên bỏ qua phim này, nói chung xem xong mới thấy anh Sean cũng đa tài lắm, không phải lúc nào cũng chỉ mỗi một câu "Vodka Martini, lắc nhưng không khuấy" đâu.
    Văn kém viết ngắn, các bác đừng cho là anh em định câu bài nhé.

Chia sẻ trang này