1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MU và ione.net, và lợi ích của chúng ta

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 05/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    MU và ione.net, và lợi ích của chúng ta

    Gần đây, cộng đồng net lại ỳ xèo chuyện game MU và ione.net. Chuyện bắt đầu từ các diễn đàn không chính thức:
    http://www.ddth.com/showthread.htm?t=70731&page=1&pp=15

    Thanh niên cũng ?oăn theo?: http://web.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2005/7/5/114851.tno

    Mấy diễn đàn không chính thức với những kẻ mới học đòi không kể làm gì (Chẳng hiểu họ vô công rồi nghề hay sao làm giúp nước ngoài khâu thu thập bằng chứng chứng minh doanh nghiệp Việt Nam đã vi phạm trong quá khứ trong khi chắc chắn trang web của họ trong quá khứ cũng vi phạm bản quyền!) Đáng tiếc hơn khi tờ báo lớn Việt Nam cũng đăng những bài mà biết rõ rằng kẻ được lợi là nước ngoài.

    Luôn nhớ rằng trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ do các áp lực quốc tế nhà nước phải cam kết và ghi nhận trong các văn bản pháp luật, nhưng không phải vì thế mà không có những chính sách linh hoạt, ngầm hiểu. Điều này phải do nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan thông tin đại chúng và công chúng.

    Nhân đây giới thiệu một số điều ước quốc tế về quyền tác giả để cho mọi người bàn luận thêm.

    Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ được Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 26/12/1997.

    Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ Liên ban Thuỵ Sỹ về Bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 07/07/1999, có hiệu lực ngày 08/06/2000

    Hiệp định giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28/11/2001.

    Công ước Berne có hiệu lực ngày 26/10/2005 (159 quốc gia thành viên)



    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 05/07/2005
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia
    Vào năm 1999, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một chiến lược phát triển cho các nước đang phát triển để giảm bớt cách biệt về tri thực và sử dụng tri thức gồm 03 điểm cơ bản:
    (1) Thu thập tri thức: qua việc mở rộng ra quốc tế để làm quen và thích nghi với tri thức quốc tế hiện tại song song với việc xây dựng hệ thống tri thức quốc gia;
    (2) Hiểu và tiếp nhận được tri thức: thông qua đầu tư vào hệ thống giáo dục, bằng cách đó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết có thể tiếp nhận và sử dụng tri thức.
    (3) Khai thác tri thức: qua việc đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển nâng cao khả năng sử dụng các công nghệ mới - chẳng hạn Internet - để đầy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
    Quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng có tính chất quyết định đối với điểm (1) và (3). Một mặt nó tạo điều kiện cho sáng tạo tri thức thông qua hỗ trợ, khuyến khích sở hữu độc quyền và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ nội quốc gia; mặt khác, lại đồng thời hạn chế - một cách tạm thời - khả năng khai thác tri thức, điểm (3). Chính từ nhận thức cơ bản này, TRIPS đã dành quyền quyết định cho các nước thành viên cân nhắc tương quan giữa điểm (1) và (3) để có chiến lược xây dựng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu phát triển của mỗi nước.
    Chính sách quốc gia về sở hữu trí tuệ vì thế phải dựa trên cơ sở cân nhắc giữa mục tiêu khuyến khích sáng tạo tri thức và mục tiêu nhanh chóng phổ biến, áp dụng tri thức cho từng giai đoạn phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn do hai nguyên nhân chính: a) Tác động và ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đến phát triển kinh tế hầu hết là gián tiếp và xảy ra trong những mối tương quan phức tạp và b) các nước đang phát triển chưa có nhân sự và kinh nghiệm thực tế cần thiết. Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với mỗi ngành kinh doanh, sản xuất là khác nhau. Nó có giá trị lớn nhất nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành đòi hỏi đầu tư lớn trong Nghiên cứu & Phát triển; sản phẩm phụ thuộc vào trình độ cao của nhân viên và tương đối dễ bị "bắt chước" dễ bị tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho lạc hậu. Ví dụ: Công nghiệp hoá chất và dược phẩm, công nghiệp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, phát triển phần mềm máy tính.
    Chiến lược vĩ mô của Nhà nước, vì vậy , phải là một chiến lược toàn diện liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: chính sách thuế, chính sách chuyển giao công nghệ và li xăng, chính sách nhập khẩu song song, chính sách ưu đãi đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển, chính sách Giáo dục - Đào tạo, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ...
    Nguyễn Vân Nam - Tia Sáng số 17 ngày 05-12-2005
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 10/12/2005

Chia sẻ trang này