1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Múa Balê

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi bittersweet, 15/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Múa Balê

    Balê là dòng múa cổ điển bác học mà thủy tổ là ở Pháp, ở Nga và các nước phươngTây. Cái nôi của Balê Việt Nam chính là nước Nga (Liên Xô cũ). Các đạo diễn, diễn viên ba lê Việt Nam đều học từ các nhà hát nổi tiếng ở Liên Xô như ở Mat-xcơ-va, ở Lê-nin-grat, Ki-ep? Bậc thầy của họ vốn là cường quốc  của balê thế giới. Những năm gần đây nhiều đạo diễn từ Pháp, Úc đến Việt Nam để dựng các vở múa hiện đại thế giới với chất liệu Việt Nam.


    [​IMG]
    Ngược thời gian về với thập kỷ 60,70,80, công chúng Việt Nam đã từng xem những vở múa cổ điển hoành tráng trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội: Hồ Thiên Nga,Spac-ta-quyt, Zi-zen, Rômêo-Zuliet? do các nghệ sĩ balê Việt Nam thể hiện với sự đạo diễn của các nghệ sĩ Công huân Liên Xô như Cat-ta-nat,Zu-ma-khi? hay ?o Ngọn lửa Xô Viết? - Vở vũ kịch Việt Nam mang yếu tố balê cổ điển.
    Thật khó nói một cách rạch ròi balê Việt Nam đã xuất hiện như thế nào, và từ bao giờ, bởi hầu hết các biên đạo múa và các diễn viên Việt Nam được đào tạo chính quy ở nước ngoài khi trở về không có đất dụng võ. Bởi ngoài Hà Nội không có khán giả xem balê, cũng không có sân khấu balê. Hơn nữa, tuổi diển của các diễn viên balê không dài trong hoàn cảnh Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của họ là dựng các vở múa dân tộc,dân gian pha chút yếu tố balê trong bước nhảy, lướt, bay, quay như các vở múa ?o Cánh chim và mặt trời?, ?oĐôi bờ?, ?o Người mẹ Việt Nam??
    Tuy nhiên, đã có một thời hoàng kim của múa balê trên sân khấu Việt Nam. Công chúng Hà Nội đã từng biết đến các tên tuổi Thái Ly, Công Nhạc, Kim Dung, Mạnh Hùng, Lê Vân, Thúy Hạnh, Thiên Nga, Kiều Ngân, Quý Ngân?


    [​IMG]
    Trong số họ nhiều người được đào tạo nghiêm túc ở Nhà hát Hàn lâm Ki-si-nhốp ( Cộng Hoà Môn-Đa-Vi), Mat-xcơ-va, Lê-nin-grat, Ki-ep. Người thì được đào tạo tại trường Múa Việt Nam từ 4 đến 7 năm. Ở nước ta chưa có trường múa dành riêng cho balê bởi môi trường hoạt động cho bộ môn nghệ thuật này còn rất hạn hẹp. Có những tấm gương xả thân vì múa đáng trân trọng như Thái Ly,Trọng Hạp, họ lăn lộn giữa chiến trường, trên đường mòn Hồ Chí Minh, múa cho bộ đội xem giữa trận bom, sau trận đánh? Trọng Hạp đã bị thương gẫy đùi, khi trở lại hậu phương anh tiếp tục quay lại trường nghệ thuật quân đội để dạy múa với đôi chân khập khiễng. Anh cũng là một trong những người thầy của Kiều Ngân ?" ngôi sao sáng giá của múa balê Việt Nam trong bước đi ban đầu, nhiều người trong số họ đã hy sinh sau một đêm diễn. Đến nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước đi lên và ổn định, đời sống văn hóa của người Việt cũng luôn hướng tới đỉnh cao của văn hóa nhân loại. Chẳng có một lý do nào để bào chửa cho sự trì trệ, thiếu quan tâm đến một bộ môn nghệ thuật mà đã một thời sống trong tâm hồn Việt Nam. Hãy nghe những lời tâm sự từ một nghệ sĩ múa bậc thầy của Việt Nam - Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Công Nhạc, giám đốc Nhà hát vũ kịch Việt Nam: ?o Muốn balê Việt Nam được như sự mong muốn của chúng ta, trước hết phải có một nơi đào tạo chính quy đúng tiêu chuẩn của bộ môn múa balê cổ điển. Hệ thống đào tạo ấy không thể nằm trong hệ thống chung, giáo trình chung của một trường múa như ta đang có. Bởi balê là dòng múa bác học. Chúng ta hãy nghĩ tới một dòng múa Việt nam có xu hướng dân tộc, hiện đại. Quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ múa dân tộc không phải chỉ đến ngày hôm nay mới khởi đầu bằng các cuộc họp, hội thảo và bằng những lời la toáng trên báo chí hay diễn đàn. Theo cảm nhận của tôi, ngay từ thời là học sinh trường múa, tôi đã bắt đầu nhận thấynhững tín hiệu cải cách ngông ngữ múa từ Thái Ly. Mọi người đã biết tới các tác phẩm được trình diễn: ?o Cánh chim và mặt trời?, ?oĐôi bờ?, ?oPhá xiềng?, ?oNgười mẹ Việt Nam?? ra đời cách đây ba mươi năm nhưng đã chứa đựng những tìm tòi lớn, mặc dù lúc ra đời không được hoan nghênh.?
    Với Nguyễn Công Nhạc, 27 năm múa dân tộc là 27 năm tìm tòi, thể nghiệm. Mặc dùlà một trong những người được đào tạo múa balê 7 năm ở Mat-xcơ-va nhưng ông có tham vọng hiện đại hóa múa dân tộc không  chỉ để lạ tai, lạ mắt với người nước ngoài mà còn phải sang trọng bề thế về ngôn ngữ hình thể. Con đường hiện đại hóa của ông là sử dụng kết cấu, thủ pháp, phương thức thể hiện của múa hiện đại (đặc biệt là ba lê Nga) vào sáng tác dân tộc. Nhưn gkhông phải là balê hóa.Với ?oKhát cơn mưa đầu mùa? ông muốn diễn tả cơn khát bó chặt lại, bóp nghẹt tinh thần thể chất con người, trong sự căng thẳng tột độ chờ mưa, để mưa xuống hể hả, mắt thở, mũi thở, da thở. Sự hoan hỷ lắng xuống và chìm sâu trong khắc dừng của sân khấu.
    source: http://www.nhavui.com/Web/Dulichkt/vanhoanghethuat/muabale.htm
  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bọn Nga múa đẹp thật.Lần trước có dịp đến xem Những ngày văn hoá Nga tại Hà Nội thấy các diễn viên múa vừa đẹp vừa múa rất điệu nghệ.Họ đi thế nào mà như tiên bay trong phim Tây Du Ký.Nhất là các tiết mục múa cổ điển như Kalinka, Kalina nở hoa...khán giả cả nhà hát đều đứng dạy vỗ tay từ đầu cho đến hết điệu múa

Chia sẻ trang này