1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mua bán đàn ông có phạm tội không? (Chú thích thêm : Bạn vntip tranh luận với Khốt về cấu thành tội

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nmt83, 25/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ chúng ta cùng xem lại câu hỏi mà chủ topic đề ra:
    Nhân tiện bác đưa ra vấn đề đề bài à tác giả đưa ra: " Hiện nay Luật hình sự Việt nam chỉ có quy định về tội mua bán phụ nữ, trẻ em. Vậy nếu mua bán đàn ông( 18 tuổi trở lên) có bị coi là phạm tội không và nếu có, là tội gì?" tôi cũng xin phân tích và hỏi bác như sau:
    1. Bác căn cứ vào đâu để cho rằng đề bài này đã loại trừ pháp luật quốc tế??????
    trong khi cuối câu hỏi chỉ nói : nếu mua bán đàn ông ...... có bị coi là phạm tội không và nếu có tội gì?, mà không đả động gì đến việc xác định phạm vi lãnh thổ hành vi mua bán xảy ra. với câu hỏi như vậy nếu bác cho rằng mặc nhiên hiểu đây là hành vi xảy ra trong nước thì hoàn toàn ngụy biện rồi.
    2. Cũng với câu hỏi trên, chỉ hỏi: có bị coi là phạm tội không chứ không nói bị phạm tôi theo pháp luật hình sự nào. Rõ ràng, không thể cho rằng pháp luật hình sự Việt Nam giống pháp luật hình sự quốc tế. Nếu bác cho như thế có nghĩa là bác sai lầm nghiêm trọng về mặt phạm vi rồi.
    Đó là lý do tại sao tôi nói cần phải xem xét tính chặt chẽ, có cơ sở pháp luật lên hàng đầu.
    Tôi nghĩ rằng bác Khoi không nên tức giận mà khiêu khích người khác,, vấn đề gì đúng thì cần phải thừa nhận,
    Ở đây chúng ta tranh luận để mọi người cùng hiểu và làm rõ vấn đề hơn. Hi vọng chúng ta sẽ đạt được mục đích của mình.
    Thanks and best regar
    [/quote]
    1. Trong mệnh đề mà chủ topic nêu ra, hòan tòan có căn cứ xác định tác giả muốn đề cập đến các tiêu chí chính sau đây:
    + Luật pháp Việt Nam;
    + Thời điểm hiện nay;
    + Có phạm tội không?
    Nếu cậu cho rằng tác giả không phải đề cập đến 03 tiêu chí nêu trên thì coi như miễn bàn, vì cậu đang đánh tráo khái niệm và tranh luận sẽ không có kết quả.
    2. Trong bài trả lời của cậu về các yếu tố cấu thành tội phạm cho thấy cậu đang có sự nhận thức sai lệch về các thuật ngữ ĐỊNH NGHĨA và CẤU THÀNH
    + Điều 8 BLHS quy định Tội phạm, gồm khái quát các đặc trưng, là cơ sở ban đầu để người ta có thể phân biệt TỘI PHẠM với các vi phạm pháp luật khác. Nói nôm na cho cậu dễ hiểu, để phân biệt CHUỐI với SẦU RIÊNG người ta định nghĩa quả chuối như sau: "Chuối là lọai quả của cây thân bẹ xốp, lá đơn; kết theo buồng; khi sống màu xanh, chín có màu vàng. Được người ta gọi là CHUỐI"
    + Bây giờ, để phân tích sâu hơn thế nào là chuối ngừơi ta lại nhờ những nhà chuyên môn mang đi phân tích thành phần vật chất tạo nên nó, gồm: 60% là nước, 23% là protein; 10% xơ và 7% còn lại là các khóang chất và nguyên tố vi lượng khác. Các thành phần này là YẾU TỐ CẤU THÀNH nên một quả chuối, mà thiếu nó người ta không thể xem là một quả chuối... chân chính được :)
    Đương nhiên (phần chung) của BLHS sẽ không chứa đựng chuyện phân tích này, bởi lẽ việc phân tích là chuyện của những nhà nghiên cứu, những người áp dụng luật. Còn bản thân bộ luật, bao gồm các điều luật chỉ là những giả định, quy định và chế tài.
    Cho dù ở các trường phái PL khác nhau, tên gọi có thể khác nhau đi chăng nữa nhưng chung quy các yếu tố cấu thành nên tội phạm là bất biến vì bản thân nó là nền tảng cho việc xác định có bị xem là có tội hay không. Tất cả đều gộp chung trong bốn yếu tố CHỦ QUAN (yếu tố ý thức, lỗi); KHÁCH QUAN (quy định hành vi); CHỦ THỂ (người thực hiện); KHÁCH THỂ (cái mà hành vi phạm tội hướng đến, tác động đến)
    Tớ có lời khuyên chân thành thế này: nếu cậu vẫn cho là có yếu tố cầu thành tội phạm thứ 5, 6... thì đã đến lúc nên đánh giá lại khả năng chuyên môn của mình rồi đấy cậu bé ạ!
    Chào thân ái và quyết thắng.
  2. hoanhoxiu

    hoanhoxiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Những vụ tìm thấy cả container người nhập cảnh bất hợp pháp, bị xếp như cá chết ở trong container, người ta gọi là buôn người có đúng hông?
    Những lần xem tin thế giới, em lạnh toát lưng.
    Nếu ở VN thì có luật xét xử hông?
  3. vntvip

    vntvip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2008
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    1. Trong mệnh đề mà chủ topic nêu ra, hòan tòan có căn cứ xác định tác giả muốn đề cập đến các tiêu chí chính sau đây:
    + Luật pháp Việt Nam;
    + Thời điểm hiện nay;
    + Có phạm tội không?
    Nếu cậu cho rằng tác giả không phải đề cập đến 03 tiêu chí nêu trên thì coi như miễn bàn, vì cậu đang đánh tráo khái niệm và tranh luận sẽ không có kết quả.
    2. Trong bài trả lời của cậu về các yếu tố cấu thành tội phạm cho thấy cậu đang có sự nhận thức sai lệch về các thuật ngữ ĐỊNH NGHĨA và CẤU THÀNH
    + Điều 8 BLHS quy định Tội phạm, gồm khái quát các đặc trưng, là cơ sở ban đầu để người ta có thể phân biệt TỘI PHẠM với các vi phạm pháp luật khác. Nói nôm na cho cậu dễ hiểu, để phân biệt CHUỐI với SẦU RIÊNG người ta định nghĩa quả chuối như sau: "Chuối là lọai quả của cây thân bẹ xốp, lá đơn; kết theo buồng; khi sống màu xanh, chín có màu vàng. Được người ta gọi là CHUỐI"
    + Bây giờ, để phân tích sâu hơn thế nào là chuối ngừơi ta lại nhờ những nhà chuyên môn mang đi phân tích thành phần vật chất tạo nên nó, gồm: 60% là nước, 23% là protein; 10% xơ và 7% còn lại là các khóang chất và nguyên tố vi lượng khác. Các thành phần này là YẾU TỐ CẤU THÀNH nên một quả chuối, mà thiếu nó người ta không thể xem là một quả chuối... chân chính được :)
    Đương nhiên (phần chung) của BLHS sẽ không chứa đựng chuyện phân tích này, bởi lẽ việc phân tích là chuyện của những nhà nghiên cứu, những người áp dụng luật. Còn bản thân bộ luật, bao gồm các điều luật chỉ là những giả định, quy định và chế tài.
    Cho dù ở các trường phái PL khác nhau, tên gọi có thể khác nhau đi chăng nữa nhưng chung quy các yếu tố cấu thành nên tội phạm là bất biến vì bản thân nó là nền tảng cho việc xác định có bị xem là có tội hay không. Tất cả đều gộp chung trong bốn yếu tố CHỦ QUAN (yếu tố ý thức, lỗi); KHÁCH QUAN (quy định hành vi); CHỦ THỂ (người thực hiện); KHÁCH THỂ (cái mà hành vi phạm tội hướng đến, tác động đến)
    Tớ có lời khuyên chân thành thế này: nếu cậu vẫn cho là có yếu tố cầu thành tội phạm thứ 5, 6... thì đã đến lúc nên đánh giá lại khả năng chuyên môn của mình rồi đấy cậu bé ạ!
    Chào thân ái và quyết thắng.
    [/quote]
    1 Không thể nói rằng tác giả đã giả thiết ở đây thuộc điều chỉnh của Luật hình sự Việt nam, ở thời điểm hiện tại, ....... , để chỉ nói riêng như thế được, như tôi đã phân tích trước đây.
    Cũng như bác không thể nói rằng cứ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là bị phạm tội được mà còn phải dựa vào các yếu tố khác (mà điển hình ở đây là phải đối chiếu với điều 8 BLHS).
    Do đó nếu giả định như bác sẽ dẫn đến sai lầm trong tư duy, và thể hiện ra là sự thiếu tính toàn diện trong pháp luật.
    2. Rất sorry bác vi đã trích nhầm đoạn.
    Tuy nhiên tôi cho rằng:
    - Các khái niệm trong cấu thành tội phạm không phải là những khái niệm được luật định, do đó không thể căn cứ vào các khái niệm này để định tội mà nó chỉ có ý nghĩa phân tích, nghiên cứu, mà để đảm bảo tính tối cao của pháp luật cần áp dụng ngay vào chính điều luật đó.
    - Tôi cũng có ý tưởng cho rằng các khái niệm này không bao quát hết để khẳng định người thực hiện hành vi có phạm tội hay không. Bởi lẽ khi xác định hành vi có phạm tội hay không chúng ta cũng cần phải xem xét đến các trường hợp không phạm tội như trường hợp bất khả kháng.
    - Do đó tôi cho rằng tồn tại yếu tố thứ 5 (các trường hợp không phạm tội) để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội có phạm tội hay không, yếu tố này chưa được khẳng định trong các khái niệm của 4 yếu tố cấu thành tội phạm truyền thống.
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Vậy theo cậu, khái niệm bất khả kháng bao gồm các trường hợp nào? Hiện nay nó được luật quy định không? Nếu có thì tại các điều nào tại BLHS?
    Đã sắp có đáp án, nếu đưa ra được câu trả lời đấy cậu bé ạ.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    1. Không liên quan đến tội làm nhục người khác. Cậu cố gắng xem lại các đặc trưng và cấu thành của tội làm nhục....
    2. Đừng nghĩ, mất công và vô ích. Vì không tồn tại yếu tố khác ngòai 04 yếu tố đã nêu. Điều này vô nghĩa hệt như người ta có ý định chế tạo chiếc bánh thứ năm cho những chiếc ô tô.
    Tất nhiên lời khuyên của tôi là thừa đối với vntvip. Vì vậy, hiện tôi đang cố tháo dỡ chiếc bánh thừa trong đầu của cậu ấy.
    Chúc cậu học tập tốt.
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    To khốt:
    Khái niệm "cấu thành tội phạm" là một khái niệm pháp lý, chưa được luật hóa : định nghĩa và giải thích rõ trong văn bản luật.
    Nếu dùng công cụ Find của Winword thì may ra tìm được chữ "cấu thành" được nhắc đến 1 lần duy trong trong Bộ luật hình sự 1999 (điều 20, tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm) và với nhóm chữ "cấu thành tội phạm" thì không hề tồn tại trong Bộ luật Hình sự 1999, và được nhắc đến 1 lần duy nhất tại điều 107, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003.
    Vì thế, cái mà nhà khốt nói về 4 nội dung của khái niệm pháp lý "cấu thành tội phạm" chỉ là quan niệm chính thống hay thói quen và lối mòn tư duy chung hiện nay. Do vậy, nếu nhà khốt áp đặt tư duy sáo mòn lên bạn vntip theo như cách trên là chưa ổn, vì nếu là thuật ngữ khoa học, chúng ta hoàn toàn có quyền tư duy để phát triển.
    Cá nhân tớ chả ủng hộ khái niệm này lắm mặc dù chưa thấy được cái gì hay ho hơn.
    Lý do không ủng hộ của tớ là :
    - Nội dung mặt khách thể không rõ ràng và thậm chí là áp đặt một quan niệm học thuật - lập pháp. Ví dụ: tội trộm cắp (điều 138), khách thể là cái gì gì quan hệ xã hội về quyền sở hữu tài sản và được phân biệt rõ với đối tượng là tài sản. Với điều luật thì quá dễ để xác định nhưng ruốt cuộc, xác định như vậy để làm gì nhỉ hay chỉ đơn thuần để đưa tội phạm vào các nhóm gần gần nhau (trong các chương) chứ kô có giá trị thực tế trong áp dụng luật.
    - Nội dung mặt khách quan : cấu thành vật chất - cấu thành hình thức quá khác biệt nhau.
    Cũng lấy cái điều 138 nêu trên ra làm thí dụ để thấy pháp luật chúng ta hơi bị xa cách quần chúng. Đi học, ai cũng bít trộm cắp, dấu hiệu cơ bản trong hành vi chiếm đoạt của nó (trong mặt khách quan) là "lén lút" (cái này không có trong luật, ai không đi học kô bít). Và rõ ràng, cái khái niệm mặt khách quan mà áp dô điều luật này thì .... Bỏ mịa, chả bít dân chúng kô học hành hỉu thế nào ... Pháp luật chúng ta quan cách thế đấy.
    To vntip:
    Tớ mún nghe cái thành tố thứ 5 mới toe của bạn ...
    Đừng để ý tên khốt "cũ rích, cũ xì" ấy làm gì.
  7. bin1988

    bin1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    về câu trả lời của bác khoiks:
    bin muốn nói là trong trường hợp ko thể xác định là phạm một tội nào khác thì vẫn có thể phạm tội làm nhục người khác.
    Vì về cơ bản hành vi đó sẽ cấu thành tội này:
    Chủ thể: chỉ xét trường hợp người phạm tội đủ tuổi và có nl tnhs
    Khách thể: nhân phẩm danh dự nạn nhân, tất nhiên là nạn nhân phải thấy nhục.
    Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
    Khách quan: hành vi mua bán này được thực hiện dưới hình thức hành động, hành vi đó làm cho nạn nhân cảm thấy nhục vì bị mua bán như một món hàng.
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Như vậy ở đây chúng ta thấy tồn tại hai phe:
    - Một phe là tớ, đại diện cho những người đã - đang và sẽ đi những chiếc otô 4 chỗ, 4 bánh.
    - Một phe là nhà Phở-sái và cậu bé vip - thành phần ưu tú nhứt đại diện cho giai cấp tư duy sáng dậy, thích đi đường rừng trên những chiếc otô 5 chỗ, 5 bánh.
    Tớ đang bận bịu trong việc giải phẩu cậu vip. Phần của nhà Phở-sái để đó (đánh dấu rồi nhé), đừng nóng. Tớ hứa là sẽ làm tái sau khi có câu trả lời của bé vip.
  9. vntvip

    vntvip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2008
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    1. Không liên quan đến tội làm nhục người khác. Cậu cố gắng xem lại các đặc trưng và cấu thành của tội làm nhục....
    2. Đừng nghĩ, mất công và vô ích. Vì không tồn tại yếu tố khác ngòai 04 yếu tố đã nêu. Điều này vô nghĩa hệt như người ta có ý định chế tạo chiếc bánh thứ năm cho những chiếc ô tô.
    Tất nhiên lời khuyên của tôi là thừa đối với vntvip. Vì vậy, hiện tôi đang cố tháo dỡ chiếc bánh thừa trong đầu của cậu ấy.
    Chúc cậu học tập tốt.
    [sign]<p align=center><strong>LẤY ĐẠI NGHĨA THẮNG HUNG TÀN,
    LẤY CHÍ NHÂN THAY CƯỜNG BẠO.
     ƯỚC MƠ GIẢN DỊ CỦA TÔI: <em>LEXUS  LS460...</em></strong></pho
    Thật sự tôi nghĩ bác Khotls đã rơi vào quan điểm siêu hình nặng rồi (rất sorry bác vì tôi rất mê môn triết (mặc dù học mãi vẫn không thấm vào đâu). Như vậy thì thế giới đứng yên mất. Khoa học sẽ dừng lại ở đây thôi.
    Pháp luật hay khoa học lý luận hay pháp luật cũng chỉ là những cái do con người nghĩ ra thôi, nhưng cái gì được bảo đảm nhiều nhất thì ta hãy căn cứ vào đó nhiều hơn (ý tôi muốn nói là bác nên thực tế áp dụng vào luật và cũng logic từ chính những quy định của pháp luật).
    Còn các khái niệm chỉ là quan niệm của những người khác nhau, tất nhiên phải khác nhau rồi. Nhưng nó sẽ được hoàn thiện dần dần, phát triển cao hơn.
    Tôi nói vấn đề này chắc bác đã hiểu chứ>
    Tôi lấy ví dụ về trường hợp luật hình sự và các lý luận nhé (mà trước đây khi học đại học tôi đã phải tiếp thu nó mặc dù không đồng ý với quan điểm này tý nào cả):
    Đó là tội hiếp dâm, luật quy định chung chung, đối tượng bị hiếp dâm được hiểu theo luật có thể là nam hoặc nữ; nhưng khi học thì được day một cách sai lệch rằng đối tượng bị hiếp dâm chỉ có thể là nữ. Đây là vấn đề sai lầm trong lý luận.
    Đã là quan điểm thì hoàn toàn có thể có sai lầm. Vấn đề là có người khác nhìn thấy sai lầm đó không và quan trọng hơn là có ai dám nói ra cái sai lầm đó không.
    Được vntvip sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 22/06/2008
  10. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Không dám nhảy vào giành ăn với bác khốt. Nhưng bạn vn sai/nhầm nặng rồi đấy. Trong trường luật cũng như bên ngoài trường luật không ai nói ĐỐI TƯỢNG của tội hiếp dâm (111, 112) phải là phụ nữ cả. Bạn đang nhầm sang CHỦ THỂ của tội đó.
    Ý kiến thêm tí là lý luận của bạn từ đầu đến giờ nghe chả có thuyết phục tẹo nào, lại nặng mùi ngụy biện và quanh co. Tốt hơn bạn nên đi thẳng vào vấn đề để mọi người được học tập thêm

Chia sẻ trang này