Mùa dò bài MÙA DÒ BÀI Đêm qua, trong khi ngủ, em tôi khóc, ngực rung lên trong cơn thổn thức, nước mắt rơi ngay cả trong mơ. Cơn ác mộng của mùa dò bài theo em vào cả giấc ngủ của cái tuổi hay cười. Em mơ đi mơ lại hoài cái giấc mơ là đã dò bài cả buổi chiều mà khi cô gọi lên kiểm tra, em vẫn đứng chết trân vì không thuộc. Em đứng nhìn ra đường phố đã sáng đèn, nhớ bữa cơm nóng với gia đình, nhớ là cả ngày em chưa tắm gội, không có lấy vài phút chạy nhảy, lưng mỏi nhừ vì ngồi dò bài, trong đầu chữ nghĩa nhảy múa chứ không thành câu từ. Và em thèm nhớ góc giường nhỏ của mình, em thèm ngủ? Cô giáo cũ của tôi, tóc bạc đi quá nửa trong mùa dò bài. "Cực nhọc quá con ơi! Ngày dạy hai buổi, buổi tối phải chăm cho lũ trò nhỏ thuộc bài. Mà cực thân chúng nó. Cái tuổi ngủ tuổi ăn, có đứa ngủ gật trong lớp mà cô không nỡ gọi, có đứa ăn vội miếng bánh mì trong lớp mà cô không nỡ mắng, có đứa học hoài không nhớ cô không nỡ nặng lời. Tóc cô bạc đâu phải là chuyện lớn, nhưng đau lòng nhất khi cuối xuống bên đứa học trò 17 tuổi, nhìn thấy trong mới tóc xanh của em có một sợi tóc bạc. Từ lâu cô không được thấy học trò của cô cười?" Thầy hiệu trưởng cũ của tôi mỗi mùa thi lại canh cánh nỗi lo âu về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp. Tỷ lệ ấy mà cao thì thầy có thể tạm yên lòng, nhưng nếu tỷ lệ thấp, thì thầy lo đến bạc đầu với bao nhiêu sức ép. "Thầy đâu muốn chạy theo thành tích đâu con, chỉ lo áp lực "đậu tốt nghiệp" mà cha mẹ học trò gửi gắm nơi mình thôi, người ta trông cậy cả vào nhà trường, mong con mình sau này tương lai sáng sủa, mình sao nỡ phụ?" Mẹ tôi hầu như không ngủ trong mùa dò bài. Em tôi dậy sớm, mẹ tôi dậy còn sớm hơn. Em tôi ngủ muộn, mẹ còn ngủ muộn hơn. Mẹ chỉ chợp mắt khi em tôi đă thở đều. Nỗi lo lớn nhất của mẹ tôi trong mùa dò bài là em tôi không đậu tốt nghiệp. Tất cả những tình yêu thương này, sự quan tâm này, của thầy cô, của cha mẹ chúng con xin nhận. Nhưng? Cuộc sống đâu chỉ là những kỳ thi. Cuộc sống này đâu phải chỉ là lối mòn độc đạo. Hãy suy nghĩ rộng hơn để em con có một giấc ngủ yên bình, một nụ cười khi sáng dậy, một niềm vui khi đến với trường lớp. Em con có thể không phải là người giỏi nhất, nhưng em vẫn cần được hạnh phúc. Đừng đánh giá em con theo những kỳ thi nó vượt qua, những bằng cấp mà nó giành được, hay trường Đại học mà nó học, nghề nghiệp mà nó theo đuổi, chức vụ mà nó giành được, hay mức thu nhập mà nó có được sau này. Hãy đánh giá em con theo ý chí, sự lạc quan, niềm vui sống, sự sẵn lòng giúp đỡ, những tình cảm âu yếm mà nó dành cho mọi người xung quanh và cả thế giới này? Đừng đánh giá thành đạt của đời người theo những công thức có sẵn, gạt bỏ niềm vui. Hãy để em con được thành công, theo kiểu của riêng em? Ngô Thị Phú Bình (trích Hoa Học Trò) *_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_* Nhắc đến thấy cực thân tụi nhỏ. Mà ngày xưa mình cũng vậy thôi. Hồi đó cũng có một sợi tóc bạc đấy nhá, may là chỉ một sợi thôi. Nhỏ bạn phát hiện được, mình còn tưởng nó đùa, ai dè bức ra thì? buồn muốn khóc. Về nhà than với mẹ, mẹ bắt uống Hà thủ ô, cái mùi như thuốc bắc, khó ngửi ^.^ vẫn uống. Buồn cười là có hôm tớ ngủ mớ (lúc đó lớn rồi mà vẫn ngủ với mẹ vì chưa có em?hí hí?), đă đọc nguyên văn một bài lịch sử trong khi ngủ đấy. Sáng dậy mẹ kể cả nhà nghe, mình hỏi sao mẹ biết môn lịch sử, mẹ nói trả bài cho mình cả ngày cũng thuộc luôn cả rồi, thế là cả nhà cười. Đậu ĐH rồi thì sao??? Nghe nói cả khối người ra trường thất nghiệp dài cổ (biết đâu mình cũng sẽ rơi vào cái danh sách quái quỷ ấy), thế mà sao các phụ huynh cứ đẩy con em vào nhỉ, cái cửa ấy vào khó, nhưng có phải dẫn đến cung điện nào đâu. Phải chi cái mình được học xứng với tầm "1 chọi 10 trở lên" ấy.
Khó khăn là gì? Ở châu Phi, người ta dùng một thứ rất thú vị để bẫy khỉ trong rừng. Tuy nhiên, họ phải bẫy làm sao để khỉ không bị thương chút nào, vừa v́ mục đích nhân đạo, vừa vì sau đó khỉ còn được đưa về các vườn thú ở Mỹ. Những người săn khỉ dùng những cái chai rất nặng, cổ chai dài và hẹp, chỉ vừa để khỉ thò tay vào một cách khó khăn. Trong chai, thợ săn bỏ những hạt lạc tẩm đường có mùi rất thơm, rất quyến rũ. Họ đặt những cái chai ấy nhiều trong rừng và có rất nhiều con khỉ bị mắc bẫy. Chuyện đó diễn ra như thế nào? Những con khỉ ngửi thấy mùi thơm của lạc tẩm đường bèn chạy đến chỗ những cái chai. Chúng cố gắng thọc tay qua những cái cổ chai vừa dài vừa hẹp, nắm lấy thật nhiều hạt lạc. Rồi chúng không thể rút tay ra được vì bàn tay nắm nhiều lạc quá mà cổ chai thì nhỏ. Nhưng bọn khỉ cũng không chịu thả tay ra để bỏ lại lạc trong chai dù đó là cách duy nhất để khỉ có thể rút tay ra được. Mà những cái chai thì rất nặng, khỉ cũng không thể vác chai đi khắp nơi. Thế là chúng mắc bẫy. Chúng ta có thể cười nhạo và cho rằng bọn khỉ thật là ngu ngốc. Nhưng có bao giờ, chúng ta cũng như những con khỉ ấy, không chịu bỏ những điều lợi nhỏ tức thời để cứ nhắm mắt mà kẹt trong hàng đống những vấn đề khó khăn, y như bọn khỉ cố nắm chặt những hạt lạc tẩm đường? Và rồi chúng ta cứ vác cái chai đựng đầy những khó khăn của mình đi khắp nơi, tự làm tội nghiệp mình và mong muốn được sự giúp đỡ, thông cảm của người khác? Trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự mình giúp mình bằng cách bỏ qua những "hạt lạc" nhỏ nhặt ấy đi. ( trích Hoa Học Trò) ******************************** Được beyeu_bibi sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 30/05/2006