1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mùa giáng sinh cho trẻ em thiệt thòi và người già lang thang

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi 7XHaNoi, 28/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tu_dinh_huong

    tu_dinh_huong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.752
    Đã được thích:
    0
    Hic, ai đó rảnh rỗi vào lúc 5h30 chiều thì hỗ trợ em đi tìm địa điểm với. Em dạo này xe cộ hơi khó khăn. Seagame, mama sợ mang xe ra đường lại máu me theo đoàn đua thì khổ
    ...A litte mouse in 7XHN...
    ...Mong manh yếu đuối, tên của mi là phụ nữ...
  2. notbad

    notbad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.715
    Đã được thích:
    0
    Trả tiền xăng thì okie thôi. Nhưng mà liên hệ qua PM thôi. Điện thoại mất liên lạc rồi.
    Để được ôm hôn miễn phí hãy gọi cho NotbadĐể được đóng quĩ 7xHN hãy gọi cho NotbadĐể được xem phim cùng ttvnol hãy gọi cho NotbadĐể được học ... ôm cơ bản miễn phí hãy gọi cho Notbad.Để được ... hãy gọi cho Notbad
  3. tu_dinh_huong

    tu_dinh_huong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.752
    Đã được thích:
    0
    TĐH nhận được 40K quyên góp công tác xã hội của Sherkvn.
    Ngoài ra còn có 20K do bán cờ cho GÀ trong trận VN-Malai tại Cafe Nhân.
    To Notbad: em tự đi một mình cũng đượ, có xe rồi. Hết giờ làm hôm nay sẽ đi luôn.
    ...A litte mouse in 7XHN...
    ...Mong manh yếu đuối, tên của mi là phụ nữ...
  4. 7XHaNoi

    7XHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    TỔNG KẾT SƠ BỘ
    Qua một thời gian phát động, chương trình Quà tặng Cuối năm cho trẻ em và người già lang thang đã nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ các bạn sau:
    1. PhuChan: 100K (*)
    2. Một người bạn của 7X: 200K (*)
    3. Storekeeper: 100K (*)
    4. Nore: 50K
    5. Blue_love_red: 02 thùng mì tôm hiệu Nam Đô trị giá 50K (60 gói !?)
    6. lebinhminh: 50K + 04 áo SeaGames
    7. Commerce: 05 gói quà trị giá 100K
    8. Hoaquynh: 50K (*)
    9. duong_xua: 10K (*)
    10. la_khong_xanh: 10K (*)
    11. Lari: 100K + 1 túi quần áo (*)
    .....................................................................................................
    Xin cám ơn tất cả các bạn!
    Hãy nối dài thêm bản danh sách trên, bạn nhé!
    P/S: (*) = đã nhận được phần đóng góp
    7X Hà Nội, luôn sánh vai cùng TTVNonline
    7X Hà Nội, luôn sánh vai cùng TTVNonline
  5. khunglong13

    khunglong13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0

    3 găng tay ( đều là nữ tuổi từ 15--> 20 )
    3 khăn ( 1 nam , 1 nữ , 1 cả nam lẫn nữ )
    14.12 đi Làng Canh em sẽ đưa anh Phù Chẩn nhá.
    To live is to struggle !
  6. tu_dinh_huong

    tu_dinh_huong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.752
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là rất tình hình thưa cả nhà.
    Các em bé lang thang trên Hn đã bị mấy chú công an bắt về nhà với bố mẹ hết để Seagame22 suôn sẻ hơn, dễ quản lý hơn.
    Các cụ già bán rong cũng vây.
    Chắc phải gần tết âm lịch họ mới lên HN cơ.
    Hay hoãn tới gần tết âm lịch.
    Em đang tìm một số địa chỉ ở ngoại thành. Nếu mọi người vẫn muốn đi thì có thể ta sẽ đi vào ban ngày và ra ngoại thành. Nếu em ko nhầm thì ở Cổ loa có lớp học tình thương của các em bé bị tật, do một cô giáo tự đứng ra vận động và tài trợ.
    Cả nhà cho ý kiến nhé.

    ...A litte mouse in 7XHN...
    ...Mong manh yếu đuối, tên của mi là phụ nữ...
  7. VietNam03

    VietNam03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    0
    Ôi những trái tim vàng ngọc! các bác ơi em tham gia với. Thế đóng góp ở đâu ạ?
  8. 7XHaNoi

    7XHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là rất tình hình. Tình hình là chúng ta vẫn tiến hành phát quà đợt Tết dương lịch này. Địa điểm phát quà đã được xác định.
    Hiện nay có hai địa điểm:
    1. Khu vực chợ Đồng Xuân: khoảng 20 em nhỏ
    2. Khu vực Bãi giữa: 15 em nhỏ
    3. Cũng ở gần khu vực Bãi giữa, TDH cho biết có khoảng 5, 6 cụ già đang cư ngụ ở đó.
    Cái chúng ta cần giải quyết là thời gian phát quà. Vậy mời toàn thể những ai quan tâm chiều thứ Ba, ngày 23/12/2003 đến cà phê Nhân lúc 18h để bàn cụ thể chi tiết. Rất mong nhận được sự quan tâm của tất cả các bạn.
    P/S: Đã nhận được 1 túi to quần áo của bác CachepIG_****. Thanks
    7X Hà Nội, luôn sánh vai cùng TTVNonline
  9. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thật tốt.
    Giá mà ai cũng thế này.
    Tặng cho các em nhỏ ở chợ Đồng Xuân và Bãi Giữa như bạn nào trên kia vừa nói thì cũng tốt thôi. Nhưng mà ko thiết thực lắm. Vì tôi có thể khẳng định với các bạn rằng hầu như gần 100% những đứa trẻ đó đều có bố mẹ kèm. Họ bắt con đi nhặt ni lông, đi ăn xin, thậm chí đi trộm cắp. Tối về nộp cho họ. Nên ở một góc độ nào đó, việc chúng ta tặng quà cho các em ấy ko được hợp lý cho lắm. Chúng ta nên tặng quà cho những người thực sự cần, chứ đừng đi tìm những người không cần lắm để tặng.
    Tôi thấy có một bạn nhắc đến lớp học của cô giáo Kiên bên Cổ Loa. Đó là một ý kiến vô cùng hay. Vì trang web tintucvietnam.com hiện nay ko vào được nên tôi ko thể đưa link cho các bạn đọc, nhưng tôi sẽ copy bài về cô giáo Kiên và lớp học đặc biệt của mình vào phần dưới cho các bạn tham khảo.
    Hãy cân nhắc nhé, cô giáo ấy và các em nhỏ bị thiệt thòi đó thật sự cần các bạn.
    Tôi xin phép đề xuất ý kiến là chúng ta sẽ cử người sang bên đó tìm hiểu xem số lượng chính xác hiện nay của lớp học là bao nhiêu em. Sau đó các bạn có thể tính toán sắp xếp việc mua quà cho hợp lý. Tôi mạn phép xin được đóng góp một phần nhỏ của mình là mỗi em của lớp đó sẽ nhận được một bộ gồm có 1 khăn len, 1 mũ len, 1 đôi tất chân và 1 đôi găng tay ấm. Số tiền quyên góp thu được, các bạn có thể mua mỳ tôm, thực phẩm, bánh kẹo,sách vở hoặc mua tặng chính cô giáo ấy một chiếc xe đạp (xe đạp thường chứ ko phải xe đạp điện nhé )
    Cũng xin được đóng góp vào quỹ 100.000 luôn.
    Gửi một lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả các bạn vì tấm lòng thật đáng quý.
    Thân mến.
    Kenzo.
    Được kenzo-girl sửa chữa / chuyển vào 02:03 ngày 22/12/2003
  10. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến. Bài đó đây.
    Cô giáo Đỗ Thị Kiên và lớp học đặc biệt của mình.
    Người không hiểu hết ngọn ngành nói rằng cô giáo Đỗ Thị Kiên bị "hâm", tự rước lấy khổ vào thân! "Hâm" vì cô giáo Kiên ở xóm Mít, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội suốt 13 năm qua đã tự đứng ra mở lớp dạy chữ, dạy nghề miễn phí cho những đứa trẻ khuyết tật, thần kinh không bình thường.
    Như là số phận
    Lớp học của cô Kiên "điên" nằm ở ven con đường nhỏ vào khu di tích Cổ Loa. Đang giờ giải lao nhưng cô giáo Kiên vẫn luôn phải để mắt đến những học trò khuyết tật có nhiều hành động bột phát.
    Trong lớp, có đứa đang ngồi học thì... ỉa, đái ra đầy sàn, có đứa lại đột ngột lên cơn động kinh, la hét, đập phá, xé sách vở. Tại lớp học, ngày nào cũng vậy, từ sáng đến chiều tối, cô có đủ thứ việc phải làm: Dạy chữ, dạy nghề, cho học trò ăn, dọn vệ sinh, sơ cứu, đưa những em lên cơn động kinh nặng đi viện.
    Hơn chục năm qua, cô cứ lủi thủi một mình kiên nhẫn chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ lũ trẻ. Có lần cô đã phải tự bỏ tiền túi để thuê xe ôm và thuê cả "đầu gấu xã" cùng nhau đi tìm, giành về bằng được đứa học trò gái bị bọn xấu lừa ra Hà Nội.
    Hai chiếc xe đạp của oô cũng lần lượt mất tăm sau những lần học trò "dở người" lấy ra đi chơi và bị kẻ gian lừa mất. Chính vì cái lớp học với những câu chuyện không bình thường đó mà trong mắt một số người, cô giáo Kiên bị xem là người "không bình thường".
    Lớp học "không bình thường" đã không thể ra đời nếu không có sự quyết tâm của người phụ nữ "không bình thường", lại chẳng có chút kiến thức sư phạm nào. Có lẽ những khuôn mặt ngơ ngác vô hồn của lũ trẻ bệnh tật lê lết lẵng nhẵng bám theo du khách đến di tích Cổ Loa đã ám ảnh cô Kiên, để rồi số phận của cô gắn liền với chúng.
    Không ồn ào, không nhận được sự hỗ trợ nào và cũng chẳng được mấy ai biết đến, năm 1990, lớp học được mở ra tại căn nhà cấp 4 chỉ rộng chừng 20m2 của cô Kiên ở xóm Mít. Cô Kiên đi vận động các gia đình, gom được gần chục đứa trẻ vào lớp. Cửa sổ được trưng dụng làm bảng, cửa ra vào được tháo ra làm bàn, bọn trẻ thì ngồi bệt xuống đất mà học. Sách, vở, bút, mực do cô tự bỏ tiền ra mua hoặc đi xin.
    Gia cảnh của cô không lấy gì làm sung túc. Dạy học cả ngày, cô Kiên chỉ còn chút ít thời gian buổi tối để nhận hàng may thuê nên thu nhập không đáng là bao. Chi phí trong gia đình đành phải trông cả vào đồng lương "còm" của người chồng quanh năm suốt tháng theo chân những công trình.
    Khi bắt tay vào công việc dạy học, vì chưa từng đứng trên bục giảng nên cô Kiên phải tự vắt óc nghĩ ra đủ cách để bọn trẻ tiếp thu được bài. Cô mày mò học cả cách dạy chữ nổi về truyền lại cho những học trò mù; rồi lại đi học nghề chạm khắc đá về dạy cho chúng. Tấm lòng ấy dần dần khiến những đứa trẻ khó bảo nhất cũng chịu khó cầm bút, chịu khó học bài, học nghề...
    Nhiều em sau khoá học đã biết chữ, biết làm tính và có nghề trong tay. Cứ như vậy, cô "đánh vật" với trò, trò lại "đánh vật" với cô và sách vở suốt 3 năm trời ở gian nhà chật chội ấy.
    "May mà có trận mưa..."
    Việc làm của cô Kiên lay động tấm lòng những người xung quanh. Chính quyền xã quyết định chuyển cô trò đến một kho gạo cũ. Chỗ học mới rộng, thoáng hơn nhưng ngồi trong lớp mà chẳng khác nào ở ngoài sân vì mái ngói "quá đát" không còn thực hiện nổi chức năng che mưa, nắng. Có lẽ, cô và trò sẽ cứ "hoà mình cùng thiên nhiên" như vậy đến giờ nếu không có "trận mưa đúng lúc" hôm ấy.
    Cô Kiên kể: "Trời mưa to, nước chảy ào ào vào lớp qua các chỗ dột, mọi người bị ướt, rét run. Lúc ấy, có một nhóm du khách nước ngoài chạy vào trú mưa. Họ ngạc nhiên khi biết rằng gian nhà lụp xụp được gọi là lớp học, lại càng ngạc nhiên hơn khi biết lớp gồm toàn trẻ bị thiểu năng trí tuệ, bị di chứng chất độc màu da cam. Họ đã ủng hộ tiền để nâng cấp nhà kho cũ nát thành dãy phòng vuông vắn hiện nay. Nhờ thế mà cô và trò cũng bớt khổ".
    Lớp học hôm nay vắng hẳn vì có quá nửa số học sinh đang phải đi chữa bệnh. Thấy có mặt khách ở trong lớp, bọn trẻ nhoẻn cười một cách ngây ngô và vội "thể hiện" bằng cách nguệch ngoạc những chữ "o", chữ "a" méo mó đủ kích cỡ lên trang giấy. Thế là cô Kiên lại phải đến từng bàn để "nắn chữ" lại cho học trò.
    Lứa học sinh mới nhập học có hơn 20 em đến từ nhiều nơi, ngoài ở Đông Anh còn có Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Phước... Phần nhiều trong bọn trẻ đều có điểm chung: Mất cha, mất mẹ hoặc cha, mẹ bị dị dạng, thần kinh không bình thường! Như hai chị em Lan, Hường bị tàn tật, bố bị thần kinh, không có nhà phải ở tạm nhà người thân. Doan có mẹ bị tâm thần, bố dị dạng. Linh bị di chứng chất độc da cam truyền từ đời ông, hiện nay cả 6-7 miệng ăn trong gia đình đều trông cả vào đồng lương hưu ít ỏi của ông nội.
    Ước mơ nhỏ
    Nhưng cô giáo Kiên cũng không phải là người hoàn toàn khoẻ mạnh. Cô đang bị bệnh tim hành hạ nhưng khó đi mổ được, vì ngoài lý do kinh tế, cô còn bị thêm bệnh máu loãng. Bố cô từng chiến đấu tại chiến trường miền Nam và bị nhiễm chất độc da cam sau một lần chìm trong làn sương mỏng chết chóc ở Tây Ninh. Hậu quả là tim đứa em út của cô Kiên cứ ruỗng dần ra mà chết.
    Bản thân cô Kiên thường xuyên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Vừa rồi, có việc phải ra Hà Nội, cô không dám nhờ ai chở đi bằng xe máy mà phải tìm ôtô khách đi cho an toàn, bởi cô sợ những va chạm bất chợt làm xây xước chảy máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng- vì máu của cô rất khó đông.
    Cô ra Hà Nội gặp mấy ông tây dạo nọ đã giúp nâng cấp lớp học để trao đổi, báo cáo với họ về tiến độ triển khai việc lát gạch mặt sân trước cửa lớp. Mới đây, họ đã ủng hộ lớp học tiền để nâng cấp và xây mới nhà vệ sinh. Nghe đâu sắp tới, vào dịp cuối năm sẽ có đoàn khách của nước này đến Việt Nam sẽ ghé qua lớp học. Vì thế, cái sân đất bụi mù kia cần phải được lát gạch phẳng phiu.
    Cô giáo Kiên cho biết, ngoài sự giúp đỡ kể trên của những vị khách nước ngoài, lớp học ít khi nhận được sự giúp đỡ đáng kể nào khác. Hiện tại, chính quyền xã mới chỉ có thể trích từ ngân sách ra hỗ trợ cô giáo Kiên 100 nghìn đồng/tháng. Lãnh đạo xã đã đề xuất với ngành giáo dục huyện để cô Kiên được vào biên chế hoặc được ký hợp đồng, đồng thời mong muốn lớp học được tăng cường thêm 1 - 2 cô giáo từ trên huyện về. Nhưng tới nay, những điều này vẫn chưa thành hiện thực.
    Ở xã Cổ Loa, số lượng trẻ em bị dị tật bẩm sinh, có gia cảnh khó khăn còn không ít. Chỉ tính riêng số những trẻ em ở xã đã qua lớp học của cô giáo Kiên trong 10 năm qua đã lên tới gần 60 em (còn khoảng 60 trò nữa đến từ những địa phương khác). Dù cô muốn nhận thêm học trò, mở rộng quy mô lớp học, nhưng đành lực bất tòng tâm.
    Vì lý do điều kiện kinh tế eo hẹp, bữa ăn trưa của bọn trẻ lâu nay chỉ đơn giản là những gói mì ăn liền. Vì thế, mong ước của cô giáo Kiên đơn giản đến bất ngờ: có đủ gạo, thức ăn để những đứa trẻ ở tỉnh xa có thể ở nội trú ngay tại lớp học.

Chia sẻ trang này