1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mưa ở kiếp sau - Đoàn Minh Phượng

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 18/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    19. "Hồn **** mơ tiên"
    Tôi nằm mơ, thấy mình đi lạc trên một cánh đồng rộng lớn. Trời sắp tối, và từ chân trời phía Bắc, một cơn bão đang chuyển về. Trong gió có lất phất những hạt nước, gió không vần vũ, nhưng đã báo trước cơn tàn phá đang đến gần. Cánh đồng lạ, tôi không biết nhà cửa của loài người ở hướng nào. Các lối đi băng qua cánh đồng đã bị cỏ dại che khuất. Tôi chạy một lúc, rồi đổi hướng. Bây gời các lối đi đều đã mất, bầu trời như thấp xuống, như sắp chạm lấy những ngọn cỏ ngả nghiêng.
    Tôi nhìn thấy một căn nhà. Tôi chạy về hướng đó, căn nhà màu trắng, trắng toát giữa cánh đồng đầy cỏ đen, giữa bầu trời đầy mây vần vũ, đùn về từ mọi hướng.
    Khi tôi bước vào căn nhà, gió bỗng nhiên im bặt.
    Căn nhà hoàn toàn trống. Còn đầy những bức tường hoang, ngăn chia những gian bỏ không. Không còn những cánh cửa, chăn màn, bàn ghế. Chỉ còn những bức tường. Giữa những bức tường đó không dấu vết của sự sống hay cái chết, không có âm thanh, cũng không còn yên lặng.
    Tôi ngồi xuống giữa những bức tường, đợi chờ cơn bão tới.
    Nhưng ngoài kia, mọi chuyển động đã lắng xuống. Bầu trời chùng xuống thật thấp, rồi loãng ra, không gian kéo mãi vào vô tận, mặt đất bên dưới đồng cỏ đã vụn vỡ.
    Tôi không dám bước ra ngoài. Nhưng bên trong căn nhà, giữa những bức tường không, chính tôi cũng đang loang đi, mất đi. Tôi là một đám mây không giữ được hình dáng của mình trong một cơn bão đang tan.
    Tôi nói với dì Lan tôi muốn về với mẹ. Tôi nhớ mẹ, nhớ Hà Nội. Nhưng làm sao về sống với mẹ mà mẹ đừng biết gì về tất cả những thứ đã xảy ra với tôi ở Sài Gòn. Làm sao để trở về nhà làm con gái mẹ chứ không phải là một người đi lạc, một người hoang mang, nhục nhằn, tội lỗi và sợ hãi. Làm sao cho thân thể không còn những vết sẹo. Làm sao cho mẹ còn nhận ra con mình.
    Dì Lan nói:
    "Nếu mi muốn mẹ không biết thì chính mình phải quên đi."
    Tôi đã uống hết nước mắt của Chi vào người, nhưng vẫn chưa quên.
    "Dì đưa mi về quê bà ngoại ở thôn Cẩm Hà, gửi mi về chùa với sư bà và các ni cô. Mi mang kinh về đọc, lâu lâu lên chùa Từ Lam nghe thầy giảng đạo. Mi nghe đạo, rồi sẽ quên. Cần hỏi chi, mi cứ hỏi thầy. Mi nhớ đọc kinh cầu siêu cho em của mi."
    "Đến bao giờ?"
    "Dì không xui mi đi tu. Chừng nào mi thấy tâm mi an định trở lại rồi, thì mi về Hà Nội với mẹ."
    Những buổi sáng ở chùa tôi dậy sớm, tưới rau ở khoảnh sân sau trước khi mặt trời lên. Chúng tôi không được phép bắt sâu. Có khi chỉ qua một đêm đàn sâu đã ăn sạch đám lá mới nhú của một bụi rau non. Chúng ăn xong thân căng ra, có khi rơi cả xuống đất. Tôi tiếc công trồng rau, chỉ muốn bắt từng con ném xuống ao. Rồi tôi tự nhủ cứ để chúng vậy, vườn sẽ nhiều ****, tôi sẽ được ngắm chúng. Nhưng rồi tôi không thấy ****. Khi rời kén những nàng tiên bay đi hết, chỉ trở về để sinh những cái trứng mới nở ra những đàn sâu mới.
    Thầy đọc cho tôi viết, không hẳn viết, mà là vẽ vào tâm tường tấm bản đồ của một đại dương có tên là trầm luân. Bản đồ có những đường vạch, những dòng chảy, những đường đi, những vòng tròn. Tất cả mọi kinh nghiệm, mọi lầm lạc, mọi khổ luỵ đều phân minh và có một cái tên, chứ không mịt mùng như cái đại dương bên ngoài, như cuộc đời. Thập nhị nhân duyên trói buộc con người bằng mười hai móc xích: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, chấp, nghiệp, sinh, lão tử, rồi trở lại vô minh. Tôi không hiểu đường ranh của mười hai nhân duyên đó. Hãy bẻ gẫy cái vòng xích nhân duyên ở nơi thầy dặn dò, giữa móc xích thứ bảy và thứ tám, giữa thọ và ái, để thoát khỏi trầm luân. Bản đồ chỉ cho tôi: thọ có thọ lạc và thọ khổ. Thọ lạc đưa tới ái dục, dính mắc, tức là móc xích thứ tám. Thọ khổ đưa tới sân ưu, oán thù. Cả hai đều đưa tới chấp thủ, mắt xích thứ chín và tạo nghiệp, móc xích thứ mười.
    Bao giờ thì tôi tìm được những tương quan giữa tấm bản đồ của đại dương này và đại dương thật? Không, tôi sẽ không trở về đại dương này ngoài kia nữa. Tôi sẽ ngồi lại suốt đời ở đây, trước mặt một bức tường, để học nằm lòng tấm bản đồ nhỏ bé của cái đại dương mênh mông mà tôi đã từ bỏ. Những ngón tay tôi sẽ lần mò đi theo những đường đi, những vòng tròn trên tấm bản đồ đó, đi tìm mình, tìm nơi bẻ gãy mình. Nơi đây, giữa thọ và ái. Tôi nghĩ tới mẹ tôi, tới em tôi. Đầu ngón tay tôi lờ mờ tìm những đường vạch đã được khắc xuống ghi dấu, đâu là nơi thọ lạc bắt đầu, đâu là nơi tôi có những kinh nghiệm đầu tiên về hạnh phúc, đâu là nơi tôi biết sự ấm êm và nó đã biến thành tình yêu tự lúc nào, với tất cả luyến lưu, mong mỏi. Đâu là nơi nỗi thất vọng giữa mẹ tôi và tôi bắt đầu? Rồi chia lìa, rồi im lặng. Không, nếu tìm cách bẻ gẫy mình ở nơi tình yêu biến thành thương đau thì đã trễ rồi. Phải cắt đứt vòng xích ở một nơi trước đó, như thầy dạy, trước khi hơi thở êm ái của mẹ biến thành tình yêu, sự quyến luyến, đợi chờ...
    Và tình yêu dành cho em tôi. Tôi biết làm gì xoá bỏ nó bây giờ? Nó không bắt đầu từ sự êm ái. Nó bắt đầu từ nỗi băn khoăn, từ lòng thương hại đứa bé con xấu số. Nhưng sau đó có một điều gì đó rất kỳ lạ đã xảy ra. Tình yêu đó vỡ bờ, tràn qua mọi vách ngăn, mọi đê chắn, nó ngập lụt, nó nhấn chìm tôi trong lòng sông. Tôi trao thân mình tôi, tâm tưởng tôi cho Chi ngụ. Buổi tối tôi nằm, nghe Chi thở lạ lùng trong ***g ngực của mình. Ban ngày tôi ngồi, thấy Chi chải mái tóc yêu ma của nó mọc ra từ da đầu của tôi. Chi nghĩ, Chi làm toàn những chuyện lạ thường. Lạ lùng thay, sự sợ hãi, nốt bất bình của tôi càng lớn, thì tình yêu càng dâng cao như những cơn sóng thần dữ dội. Tôi yêu Chi hơn yêu tôi.
    Được cuzin sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 08/01/2008
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Nhưng tại sao Chi không bỏ trần gian này hai mươi hai năm trước, lúc đứa bé con chưa biết cuộc đời để mà yêu nó. Vì nó hận cha? Không có nỗi uất ức nào đủ giữ một hồn ma vương vất hai mươi hai năm chờ ngày báo oán. Tôi không tin. Chỉ có tình yêu mới có sức tàn phá đó, mới là thứ keo sơn nghiệt ngã dán chặt con người vào nỗi đau đớn mê muội này. Nếu chỉ hận cha, nó đã quên và đã đi rồi. Hay là Chi yêu cha? Không thể nào được.
    Tôi chợt hiểu. Chi không biết cuộc đời này. Chi cũng không yêu cha. Chỉ có tôi. Tôi khao khát cuộc đời của mình, sống nó, hiểu nó. Tôi đã bắt đầu yêu cha tôi từ những năm mới biết suy nghĩ. Chi không thể thù cha như vậy, nếu nó chưa từng yêu ông. Tình yêu đó, thứ keo sơn đó Chi lấy từ tim tôi, vì nó thở bằng ***g ngực của tôi. Rồi Chi nhớ lại chiế gối cha đã thuê tên tài xế úp lên mặt nó khi nó là đứa bé con, nên tình yêu đó bị đốn ngã lại, trở thành nỗi hận thù xương tuỷ. Nếu dì Lan không mang nó đến nhà cha mà mang tôi, thì bây giờ tôi là hồn ma chứ không phải Chi. Tôi biết như vậy, và tôi hận thù cha tôi. Nhưng tôi không đủ sức lực hay can đảm để hiểu điều đó. Tôi nhờ đến Chi. Tôi cần có Chi để sống mối thù tôi không dám cưu mang, nỗi buồn không dám lắng nghe, phần hồn tôi không dám ôm ấp. Tôi yêu Chi vì tôi cần Chi.
    Tôi đã cắt đứt tình yêu đó rồi. Tôi đã bẻ gãy tôi ở một nơi không có tên trên bản đồ vòng tròn thập nhị nhân duyên của biển khổ. Chi đi rồi, tôi buồn hơn, buồn hơn nước mưa, buồn hơn thinh không, buồn hơn khói. Tôi không biết làm sao đi tiếp cuộc đời mình, cuộc đời không có Chi.
  3. mayvamattroi

    mayvamattroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Nín thở đọc truyện bạn ạ. cám ơn nhiều nhé
  4. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    20. Niềm im lặng của hoa
     
    Lúc dì Lan cầm mẩu giấy ấy đến, tôi ngồi trên một chiếc ghế gỗ kê trong một góc của gian bếp rộng sau chùa. Tôi ngồi đó đã lâu, gần như bất động, không có ý nghĩ gì, chỉ có một cảm giác mơ hồ rằng tôi không muốn gặp ai hoặc đi đâu, ngay cả quay về căn nhà êm đềm của dì Thư. Tôi không muốn thế giới chạm vào mình, vì tôi không nguyên vẹn. Tôi cảm thấy làn da của mình - đường viền phân chia một bên trong và bên ngoài của một con người, thật mong manh. Tôi thấy sự cô đơn, nỗi bất an nằm ngay trên da thịt chứ không phải trong tim - con tim tôi trống, lênh đênh vô cảm. Tôi thấy sợ thời gian, mỗi lần nó nhích tới phía trước, thì có một chuyện gì đó vừa xảy ra, thêm vào những chuyện trước đó, càng lúc càng đầy. Những chuyện tôi không biết nhưng vẫn có đó, trập trùng vây quanh, như tiếng sóng của một dòng sông vô hình, như tiếng sóng của định mệnh. Mỗi lần thời gian nhích tới phía trước, tôi lại đến gần hơn một biến cố nào đó tôi chưa muốn nó xảy ra. Trong lúc tôi ngồi đây, bất động, thì dòng sông vẫn chuyển động, những dòng nước nhỏ từ những hốc đá, những ngõ ngách tối đen qua những miền đất lạ lùng, dù không tiếng động vẫn đang đổ vào dòng sông và dòng sông dâng lên, cơn lụt sẽ về. Thời gian không bất động, nó luôn luôn nhích về phía trước, về thời khắc của sự gãy đổ.
    Dì Thư nhận được mẩu giấy lúc quá ba giờ chiều, lúc đó cơm đã dọn. Dì bỏ bữa ăn, chạy đi đến nhà dì Lan. Và bây giờ dì Lan đang ở đây.
    Mẩu giấy là một bức điện tín. Những chữ trên đó là:
    CHI PHAN NGOC LIEN BI NGHEN MACH MAU NAO DANG HON ME NHAN NGUOI THAN CUA CHI VE HA NOI NGAY KHONG CO DIA CHI DE GUI TIN NAY DEN CON GAI CHI LIEN
    Tên người gửi là bác Đàm ở cùng nhà tập thể của chúng tôi. Bác đã lục tất cả túi áo của mẹ và mọi nơi trong nhà tôi, địa chỉ của dì Thư mà dì Lan dùng là địa chỉ người thân duy nhất mà bác ấy có thể gửi đến được một dòng tin.
    Tôi mượn điện thoại chùa để gọi bác Đàm. Mẹ tôi ngã trong sân nhà tập thể lúc trời chưa sáng. Lúc năm giờ gần bốn mươi bác xuống rửa mặt nhìn thấy mẹ tôi nằm thếp trong góc sân ẩm ướt, mặt úp xuống đất. Bác gọi mọi người khênh mẹ lên xe đưa tới bệnh viện BM. Tới giờ này mẹ vẫn còn hôn mê.
    Chúng tôi ra sân bay nhưng đã lỡ chuyến cuối cùng trong ngày. Dì Lan và tôi ngủ lại trong một cái quán trên quốc lộ. Chúng tôi mua được vé để đi chuyến sáu giờ ba mươi sáng ngày hôm sau. Đó là lần đầu tiên tôi đi máy bay.
    Mẹ nằm trong một gian nhỏ với một dãy giường. Bác sĩ nói mẹ hôn mê cấp độ 5 hoặc 4 GCS, đâu đó giữa 5 và 3. Tôi không hiểu điều đó có nghĩa gì. Tôi chỉ biết mẹ đang ngủ rất sâu. Bác sĩ nói khó biết mẹ tôi có còn thức dậy từ giấc ngủ này hay không. Dì Lan oà khóc. Tôi cũng khóc, nhưng tôi không hiểu, tôi chưa hiểu. Mẹ tôi chỉ trông tiều tuỵ hơn lúc tôi đi, chứ không giống như người bệnh nặng. Có ống tiếp khí và ống tiếp dưỡng chất nối vào mũi và miệng, nhưng ngoài ra trông mẹ như đang ngủ êm đềm, không có vết thương hay nét đau đớn chết chóc. Tôi ôm mẹ lay, tôi gọi, tôi rờ người mẹ. Mẹ ngủ sâu hơn tất cả các giấc ngủ từng ngủ trong đời, nhưng mẹ vẫn còn đây, và sáng mai mẹ sẽ dậy, khi mở mắt ra mẹ sẽ nhìn thấy tôi, biết rằng tôi đã về Hà Nội.
    Dì Lan và tôi ngồi chờ. Chờ mãi. Chúng tôi không có việc gì làm. Cũng không có câu chuyện nào để nói, tất cả những chuyện trước đây bỗng dưng chìm vào một nơi nào đó rất xa. Buổi chiều tôi ra ngoài mua cho mẹ một chiếc áo lụa nhuộm màu cánh sen, tên mẹ là Liên, là hoa sen. Mẹ mới hơn bốn mươi mà đã nghĩ mình quá già để mặc áo màu của tên mình. Mẹ nhỏ bé co ro, đi đứng khẽ khàng, mẹ không bao giờ nhìn vào gương để biết đôi mắt mẹ rất dài và rất đen, mẹ có chiếc mũi thanh tú như một bà tần phi ngày xưa, chi rnhờ một chiếc mũi đẹp mà suốt đời không phải làm việc nặng. Tôi mua một chiếc lược, vì lúc đi quá vội đã bỏ lược lại chùa, trong cái túi đựng quyển kinh và cái áo ngắn. Lúc chọn cây lược, không biết sao tôi lấy thêm cây son trong trên cùng quầy hàng, không biết cho tôi hay cho mẹ.
    Tôi xin nước ấm từ cái phích nước của người đi thăm bệnh cùng phòng, đổ ra một cái bát. Tôi và dì Lan nhúng và vắt khăn âm ấm để lau người cho mẹ. Tôi ngồi hẳn lên giường, chải đầu xong rồi mới thay áo cho mẹ. Khi mái tóc buông ra, trông mẹ trẻ hơn nhiều, trước mẹ không bao giờ dám để tóc rơi xuống vai, lúc nào cũng búi. Tôi yêu mẹ và thấy đau nhói ở trong ngực, bao nhiêu năm mẹ luôn giấu đi vẻ yêu kiều, giờ nằm ngủ thanh thản, dù tiều tuỵ, tôi vẫn thấy mẹ đẹp đẽ, dịu dàng.
    Tôi bảo dì Lan về lấy chìa khoá ở chỗ bác Đàm vào nhà để tắm. Bao giờ dì quay lại sẽ đến lượt tôi. Nhưng khi dì ra, tôi sợ không muốn bước vào nhà một mình, căn nhà tuổi thơ mà tôi đã ruồng rẫy. Tôi chỉ lau mặt và thay áo ở bệnh viện.
    Buổi tối tôi và dì Lan ăn mấy tấm bánh chưng rồi không biết làm gì. Chúng tôi không về nhà. Hai dì cháu đến mấy băng ghế ngoài hành lang ngồi đến khuya. Bây giờ tiếng ồn ào ban ngày đã lắng xuống, trời vương hơi lạnh. Mặt trăng hạ tuần mờ nhạt sau những hàng mây mỏng. Tôi bắt đầu thở lại không khí của một bầu trời Hà Nội tháng mười một.
    Tôi hỏi dì Lan:
    "Nếu dì là mẹ, dì có bao giờ tha thứ cho cha con không?"
    Không biết sao câu hỏi đó làm cho dì Lan oà khóc. Một lúc sau dì mới nói được.
    "Dì sợ chị Liên không qua được... không quay lại nữa."
    "Dì không nghe mẹ thở, không nhìn mặt mẹ sao? Mẹ thở đều, mẹ ngủ rất êm ái. Mấy tháng qua mẹ buồn khổ, mẹ cần một giấc ngủ dài. Mai mẹ sẽ dậy."
    "Lúc nãy lau người cho mẹ, dì nâng người mẹ lên, dì thấy... mẹ không còn cảm giác gì, không biết gì, người mẹ như..."
    "Mẹ chỉ ngủ sâu hơn một giấc ngủ thường thôi. Bác sĩ cũng nói mà, một giấc ngủ rất sâu. Chưa bao giờ mẹ ngủ sâu như vậy."
    Chờ dì Lan hết khóc, tôi nhắc lại câu hỏi:
    "Nếu dì là mẹ dì có bao giờ trong đời tha thứ cho cha con không? Con không thể hỏi mẹ được, vì mẹ không bao giờ nói về những chuyện đã qua."
    Dì Lan im lặng.
    "Tha thứ để chính mình không bị nõi buồn tàn phá. Con biết là khó lắm, nhưng vẫn phải cố. Nếu hỏi thầy, thầy sẽ dạy: hãy tha thứ. Nhưng mẹ không bao giờ đi chùa. Mẹ có tha thứ không?"
    ...
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    "Dì có thể tha thứ cho cha con không?"
    Dì Lan cúi đầu:
    "Chi là con của dì với cha con. Không phải của mẹ con. Dì mới mười bốn tuổi, sinh nó, vừa qua tuổi mười lăm."
    Tôi sững sờ. Dì Lan khóc. Và tôi khóc. Bây giờ trăng đã lặn, bầu trời không có gió.
    "Đây là câu chuyện của dì, câu chuyện chết cũng không nói được. Hôm nay... hôm nay mẹ con sắp mất, dì nghĩ vậy. Dì không dám để mẹ gánh nỗi buồn lớn nhất. Dì không biết... Giờ phút ra đi là giờ phút người ta phải nói thật vì, vì không biết bao giờ, không còn bao giờ có thể nói được nữa. Nếu chỉ còn một lần để nói thì phải nói thật.
    Dì mới mười bốn tuổi. Buổi tối mẹ giả vờ đi ngủ rồi trốn ra ngoài đi chơi với cha. Cha đưa mẹ về. Mẹ quyến luyến. Cha quyến luyến. Cha không chịu về. Cha vào phòng của hai chị em. Người cha và mẹ đầy mùi cỏ ướt. Cha nằm giữa hai chị em. Cha con hôn chị Liên mãi. Tay ông đặt lên ngực dì trong lúc ông hôn chị Liên. Chị Liên quay mặt ra ngoài khóc. Ông xoay người lại, lấy tay bịt miệng dì, tay kia cha cởi áo dì, và kéo lưng quần. Dì sợ quá. Dì muốn ngất di."
    "Sao dì không la lên? Sao mẹ con không la lên?"
    "Dì không biết. Mai ơi dì không biết. Dì thấy chị Liên khóc. Dì sợ cha mẹ mình nghe thấy chị khóc, và sợ nhiều thứ khác nữa. Mọi thứ đều lạ kỳ. Đôi bày tay ông ấy cứng như sắt. Đêm đó, rồi nhiều đêm nữa..."
    Tôi muốn nói với dì Lan là tôi biết bàn tay ấy. Nhưng đó là một chuyện chết cũng không nói được. Dù chỉ còn một lần này. Thời khắc của sự thật không bao giờ đến.
    "Dì sinh con sau mẹ chín ngày. Chị Liên nuôi hai đứa. Dì phải về tựu trường. Mẹ con không đủ sữa nuôi. Mẹ con không còn tiền, không còn sức. Dì sợ chết cả hai đứa mất. Dì mang đi một đứa cho cha nuôi, sống được đứa nào hay đứa ấy. Không ngờ cái chết của Chi dì không bao giờ quên được.
    Hai mươi hai năm trước, dì đã mang bé Chi đến đặt vào tay cha. Hai mươi hai năm sau, dì lại dẫn con đến trước cửa nhà cha lần nữa. Cả hai lần đều vì một lý do. Mẹ nghèo không nuôi nổi. Nhưng nếu nghĩ cho cùng, dì gửi Mai vào cho cha, là vì dì đã thả một cái gàu xuống giếng và sợi dây đã đứt rồi, nên dì muốn thả htêm một cái gàu nữa để mong tìm cái gàu trước nó chìm nơi đâu. Lần này thì dì nghĩ là dì nắm được sợi dây, vì con đã lớn, con biết nói, biết viết thư, chứ không nhỏ bé mong manh như Chi năm đó.
    Dì có ngờ đâu nơi ấy tàn hại đến như vậy. Lần này dì cũng không nắm giữ được sợi dây. Con nguy nan mà dì không hề biết. Giống như lần trước Chi gặp nguy nan mà dì nào có ngờ nào có tin. Nhưng may con không chết. Nếu con chết, dì không biết còn sông biển nào rửa được tội dì mang với mẹ con. Con về đến Huế, mặt xanh mướt, tóc còn dính máu khô, người đầy vết thương, dì mới biết con đã cận kề cái chết đến đâu.
    Con không chịu kể, con nói con đến chết cũng không kể được chuyện gì đã xảy ra và vì sao con tự đâm mình. Con không kể thì sợi dây nối gàu dì đời đời đã làm vuột mất, dì không có thứ gì để đo, để biết cuộc đời. Tại sao người đàn bà nào trong họ ta cũng có một chuyện không nói được? Có một thứ định mệnh như vậy sao?
    Lúc gần sáng, cô y tá trực đi ra hành lang tìm chúng tôi, để báo tin mẹ tôi vừa đi rồi.
    Niềm im lặng của mẹ đã trở nên tuyệt đối.
    Dì Lan và tôi lãnh xác mẹ mang đi thiêu, rồi đem chiếc bình tro về Huế. Tôi không biết người ta có phải luôn luôn mang tro người chết về quê hương không. Tôi không biết đối với mẹ, Huế có còn là quê hương không. Mẹ đã mất hai mươi hai năm không về. Bà tôi mất mẹ cũng không về. Dường như người chết cần một quê hương hơn người sống. Tôi cũng không biết quê hương là gì và tại sao chết ở quê người lại buồn hơn sống ở quê người.
    Chúng tôi gửi bình tro ở một cái chùa nhỏ. Bàn thờ có tám dãy bình. Những bình mới đặt phía trước, mỗi bình có một bát hương riêng. Những bình cũ ở phía sau, có bình có ảnh, có bình chỉ có tên người. Linh hồn của họ có quanh đây không? Sao họ yên lặng quá.
    Tôi lên chùa TL, xin thầy cho tôi ngồi tịnh tâm, tịnh khẩu cho đến ngày thứ 49. Thầy không cho, nói rằng tôi chưa đủ thức tỉnh để yên lặng trong lúc đau buồn. Bây giờ là lúc tôi cần đi lại, làm việc, nói chuyện với người khác. Bây giờ là lúc lời nói và công việc đều đặn hàng ngày trở thành cần thiết, hãy dựa vào những thứ dó như dựa vào bàn tay của Phật nâng cho tôi không ngã. Thầy cũng không cho tôi ở lại chùa. Thầy khuyên tôi về trông quán, gói bánh với dì Thư. Khi gói bánh thì chăm chút, chứ đừng nghĩ ngợi nhiều. Sầu não lan toả xuống đôi bàn tay, cầm lấy lá chuối lá sẽ héo vội và bánh không xanh. Thầy nói con muốn lên chùa thì cứ lên, thỉnh thoảng ngủ lại đêm cũng được. Nhưng phải ở nhà dì Thư, và làm việc với dì.
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    21. Vô minh
     
    Tôi khép mắt ngồi thiền đến gần nửa đêm. Khi mở mắt, tôi không thấy bình an. Tôi không bước qua được nỗi buồn, sự hối hận và tuyệt vọng từ hôm mẹ mất. Tôi có lỗi với mẹ, lỗi ấy lớn lao và sẽ còn trì kéo tôi xuống vực sâu trong trăm năm còn lại. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu hết tội lỗi ấy. Tôi đã làm mẹ thất vọng, và chết trong nỗi thất vọng đó. Tôi đã bỏ mẹ đi, không gọi điện, không viết thư về. Tôi đã bắt đầu hiểu tại sao có khi con người không có chọn lựa nào khác ngoài sự im lặng. Những gì tôi đã trải qua, tôi đời đời không nói được. Tôi chỉ giống mẹ mà thôi. Không ngờ điều đó đã giết mẹ. Tôi không thực sự biết có phải mẹ chết vì thất vọng hay không, nhưng tôi biết mẹ đã chết trong thất vọng. Có khác gì đâu. Sự thất vọng đã được cái chết khắc vào mây vào núi, trở thành vô tận. Tôi không còn một dịp nào để thay đổi nó, mọi sám hối đều vô vọng. Nhưng cho đến đêm nay, tôi vẫn chưa hiểu chiều sâu và sự mênh mang của nỗi thất vọng mẹ tôi mang. Mẹ thất vọng vì trong đời mẹ, tất cả đều sai, chỉ có tôi có thể làm cho tất cả trở nên đúng, nhưng tôi đã không làm. Tôi đã trở thành điều sai lớn nhất trong đời mẹ. Tôi hiểu tất cả những chữ trong những câu đó. Nhưng cộng lại, tất cả vẫn mơ hồ, và quá rộng lớn. Tôi muốn được khóc, được kể lể như một đứa con gái úp mặt vào lòng mẹ trút hết mọi nỗi niềm. Nhưng tôi không làm được. Tôi khóc, nhưng không kể lể được, giữa mẹ và tôi vẫn là sự im lặng. Mẹ chết rồi, tôi vẫn không phá vỡ nó được. Mẹ vẫn yêu tôi, tôi biết, và tôi yêu mẹ, hơn tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng tôi hoang mang, mẹ chết rồi nỗi hoang mang vẫn còn đó, lớn thêm lên từng ngày. Làm sao cho mẹ hiểu tôi, cho tôi hiểu mẹ. Làm sao cho tôi hiểu tôi, cho mẹ hiểu mẹ. Còn có nơi chốn nào, thời khắc nào? Hai mươi hai năm tôi sống với mẹ. Và bây giờ, tôi mong một lần, úp mặt vào lưng mẹ, thôi đã trễ rồi.
    Tôi khóc, và trong lúc khóc, tôi cầu xin Đức Phật Bà đến với tôi. Tôi buồn và tôi sợ. Sao tôi có một mình, nhỏ bé và lạc đường. Tôi sẽ tan thành nước, thành gió đêm nay, tôi biết như vậy, tôi không còn gánh vác được nỗi buồn này nữa. Tôi khấn vái, van nài, xin Đức Phật đến với con, một lần, trong giờ phút con cần nhất, để con không tan rã trong nỗi khổ đau này. Hãy cho con biết là Phật Bà nghe thấy tiếng khóc của con, hãy làm cho xào xạc một chiếc lá trong phòng, hay bừng cháy một đốm nhỏ nơi chân hương, hay vẳng lại một tiếng chuông rất nhẹ từ thỉnh không, hãy cho con một dấu hiệu của sự huyền diệu, và nghìn lần từ bi.
    Chợt tim tôi lạc nhịp, tôi nín thở. Tôi thấy bóng ai vừa đi qua cửa. Dù tôi không quay lại, nhưng tôi vẫn thấy. Tôi đang ngồi trước bàn thờ, lưng xoay ra ngoài.
    "Mai đã Lăng nghiêm, Bát nhã bao nhiêu ngày để diệt ngã?"
    Tiếng nói vang leê từ trước mặt, bên phải. Chi đã đến ngồi trên bậc thềm, dưới chân những bức tượng. Mặt nó nghiêm nghị, nhưng dịu dàng, và rất buồn.
    "Mai chưa đi đến đó đâu. Mai chỉ mới đi vài bước nhỏ nhoi đầu tiên của một con đường rất dài."
    "Vài bước ấy là vài bước gì, nói em nghe."
    "Mai học tha thứ."
    "Mẹ mất rồi Mai học giùm mẹ, tha thứ cho cha?"
    "Chi có gặp mẹ Mai không? Mẹ như thế nào?"
    "Mẹ của Mai yên lặng và vẫn sẽ còn yên lặng còn vương vất trong nỗi buồn cho tới khi chúng ta nói được với cha điều cần nói, bằng thứ ngôn ngữ duy nhất mà ông hiểu. Thứ ngôn ngữ đó rất giống với sự trả thù."
    "Oán cừu này chồng lên oán cừu kia, người ta không thoát ra được. Phải học tha thứ để thế giới tốt đẹp hơn."
    "Người ta tha thứ nhau thì thế giới tốt đẹp hơn sao?"
    "Ừ. Ít nhất là nó thanh thản, an lành hơn."
    "Chỉ có Mai an lành hơn chứ thế giới không an lành hơn đâu Mai à. Mai đã hèn, lại còn ảo tưởng."
    "Một thế giới bớt oán cừu không phải là một thế giới an lành hơn sao?"
    "Có một thứ được an lành, đó là tội lỗi. Khi tội lỗi được an lành thì tất cả những thứ khác không còn an lành. Tội lỗi được an lành thì tiếp tục, đời này qua dời khác. Nó thản nhiên bước vào những ngôi nhà có tường nhưng không bảo vệ được những người ở bên trong nó, thản nhiên đi qua những trái tim trinh trắng và ngu khờ, thản nhiên vùi dập những đời người, những đời người rất dài."
    "Tất cả tai ương không phải một mình cha gây ra."
    "Không phải một mình cha?"
    "Ông ngoại đã đuổi mẹ ra khỏi nhà khi bụng mẹ bắt đầu to không giấu được nữa."
    "Ông ngoại không có chọn lựa nào khác. Ông thuộc về một thế hệ, một nề nếp mà trong đó một chuyện như vậy có thể giết ông."
    "Và cha không biết điều đó, không biết trước sự trừng phạt của nề nếp đó đối với mẹ của Mai và mẹ của Chi. Rồi sau đó có lẽ cha không biết được hết chiều sâu và chiều dài của nỗi buồn mà cha gây ra."
    "Cha không biết vì không thèm biết mà thôi."
    "Ừ, người ta chọn không biết những thứ không êm ấm cho họ."
    "Vậy thì phải nói cho cha biết chứ. Phải cứu cha khỏi sự mê muội chứ."
    "Cha không cần Chi hay ai cứu ông hết. Ông muốn sống cuộc đời như vậy, đó là lựa chọn của ông. Và nếu trời cho ông những gì ông muốn, hãy cứ để mặc ông."
    "Những điều ông muốn là tội lỗi, cũng để mặc ông à?"
    "Tại sao chúng ta lại phải sửa lại điều đó?"
    "Nếu không là chúng ta thì ai bây giờ?"
    "Mai không biết cách nào để nói hết. Vả lại, cha biết để làm gì? Có làm cho mẹ sống lại, cho mẹ và dì Lan và bắt đầu lại cuộc đời họ vào mười bốn và hai mươi hai tuổi của những cô gái mặc áo màu cánh sen mang guốc gỗ trong một thành phố êm đềm được đâu."
    "Và mẹ chết rồi, Mai vào chùa, Mai châm trà cho thầy, Mai tưới hoa cho thầy, Mai mua dép cho thầy mang, để thầy dạy Mai biết tha thứ. Mai hèn hạ trốn những việc mà Mai còn phải làm mà tưởng mình thanh cao. Nếu thờ Phật, sao không làm cái việc Phật làm, là đưa người ta ra khỏi chốn u mê, đưa cha mình ra khỏi chốn u mê? Tụng tụng niệm niệm một vạn ngày có làm cho ai thức tỉnh đâu. Chỉ có ném tội lỗi họ làm vào ngay trước mặt họ. Ngay trước mặt và không có lời lẽ nào hết."
    "Vậy thì Mai hèn hạn. Mai không làm được việc đó. Nó quá sức chịu đựng của Mai."
    "Mấy người tu thiền có khi chịu chặt một cánh tay để tỉnh ngộ, thầy chưa kể cho Mai nghe mấy chuyện đó sao? Sợ đau thì làm sao biết được sự thật."
    "Thôi cứ để Mai hèn hạ."
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    "Không ai có quyền nói ừ, tôi hèn hạ hết."
    "Tại sao không?"
    "Vì cha đã thuê tên tài xế úp mặt lên con bé con một chiếc gối, chỉ sáu phút thôi thì em phải bỏ xác thân em để làm một con ma mồ côi. Mai tưởng cái chết mềm mại như cái gối đó à? Không đâu. Tên tài xế chưa dám sờ mũi em ngay. Hắn lấy xe đạp đi ăn một đĩa lòng, uống ba cốc rượu rồi quay lại. Lúc hắn thò tay xuống dưới gối, ấn mấy ngón tay sát nhân vào mặt đứa bé con xem em đã chết thật chưa, thì dưới làn da mỏng manh thịt đã bắt đầu cứng..."
    "Thôi Chi đừng nói nữa. Chi kể chuyện đó để làm gì?"
    "Để Mai không quên. Để Mai muốn hèn hạ cũng không được."
    "Hèn hạ thì đã sao? Nếu Mai can đảm thì có khác gì đâu? Những thứ đó có nghĩa gì khi chính đời sống không có ý nghĩa gì."
    "Đời sống vô nghĩa khi Mai so sánh nó với cái gì?"
    "Với sự bình an vĩnh cửu ở Niết bàn, khi con người đã thoát khỏi nơi đây."
    "Không có một nơi như thế Mai à. Niết bàn là thứ ảo ảnh lớn hơn tất cả mọi ảo ảnh."
    "Thế giới này mới không có thực. Dục vọng dựng lên thế giới, chứ thế giới không có thực. Niết bàn không có dục vọng. Mai biết rõ như vậy. Chúng ta chưa bừng tỉnh dậy khỏi giấc mơ này."
    "Nếu vậy thì Mai đang nằm mơ thấy mình nằm mơ. Niết bàn là giấc mơ ở trong giấc mơ."
    "Chi đừng nói như vậy. Mai biết đường Mai đi còn xa lắm, nhưng ít ra, thầy đã đốt lên một đốm sáng ở phía xa làm phương hướng, để Mai bước đi,lần mò đặt bàn chân này sau bàn chân kia trên con đường dài băng qua rừng. Lời nói Chi như những thứ dây leo cỏ dại chằng chịt vướng mắc trên đường đi. Mai không muốn nghe nữa. Không bao giờ.
    Chi đi đi. Mai đã đuổi Chi đi một lần rồi. Chi không nhớ sao? Mai không muốn nghĩ tới cây roi bằng dâu tằm của ông pháp sư thêm một lần nữa. Chi không sợ đau sao?"
    "Mai hiểu sai hết rồi. Em đi không phải vì em bị đánh đau, mà vì em thương Mai không chịu được những ngọn roi người ta dành cho em. Em chết nhỏ dại, chết vô tội, em đã trở thành thiên thần rồi. Không ai đánh em đau mà đuổi em đi được. Chỉ có tình yêu."
    "Chi không phải thiên thần đâu. Chi là ma quỉ".
    Tôi chợt nghe những chữ cuối tôi nói vang lên trong căn phòng vắng và sau đó, căn phòng im lặng lạ thường. Mọi thứ chợt ngưng bặt, không có tiếng thở của gió ngủ trên đám lá cây bên ngoài, tiếng côn trùng và lũ chim đêm muôn thuở xạc xào. Sự im lặng kéo dài, tím ngắt, thẫn thờ. Chỉ còn tiếng tim tôi đập phập phồng, điêu linh. Tôi chợt sợ tiếng tim của mình trong đêm tối, tôi sợ ***g ngực tôi, tôi không biết nó ôm ấp, chứa chấp những đam mê nào, lắng nghe những tiếng gọi nào từ mịt mùng.
    Tôi cúi đầu, nhắm mắt niệm nhanh:
    "A di đà Phật. Nam mô Anh di đà Phật".
    Một lúc sau tôi nghe tiếng của Chi, rất khẽ và rất chậm, từ phía sau bức tường ở trước mặt tôi.
    "Không có Phật đâu. Chỉ có em thôi. Mấy bức tượng này là Phật của mấy người kia, còn em là Phật của Mai. Ánh sáng Mai đi tìm nó trong mắt em chứ không đâu hết. Mai chưa bao giờ nhìn vào mắt em một lần, nhìn thật sâu. Mai phải nhìn xuyên qua biển đen và vô số hang động tối tăm, ở nơi mặt trăng mặt trời không rọi tới, mới tới nơi có ánh sáng từ đuôi chiếc sao chổi đã vỡ ra, đã lạc đường rơi vào vũ trụ của chúng ta. Mai chưa bao giờ dám nhìn. Mai sợ. Còn sợ thì chưa tu được đâu."
    Tôi nhắm siết mắt, ôm chặt tai.
    "Không. Không bao giờ. Chi đi đi."
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    "Qua rằm Mai vào Sài Gòn nhé. Không, em không đưa Mai tới Muôn Hoa nữa đâu. Mọi chuyện của em Mai đã làm hỏng tan hoang rồi trước khi nó xảy ra, em không thể làm lại được. Em buồn ghê gớm. Em không ngờ ý chí của Mai lại mạnh mẽ như vậy. Em không ngờ sự lầm lạc, dại khờ cũng có sức mãnh liệt của nó, em đành buông tay. Em gọi Mai vào Sài Gòn không phải để nhờ vả Mai chuyện gì nữa. Em không còn cần Mai. Em không còn tin ở Mai. Em gọi Mai vào đó, để chị em mình chia tay. Không phải Mai đuổi em, mà em bỏ Mai. Lần này là thật. Vĩnh viễn. Em sẽ trả lại cho Mai: thân thể của Mai, tâm tưởng của Mai. Đôi mắt em đã mượn để nhìn, cái miệng để nói chuyện, mái tóc để mơ màng. Em sẽ trả lại cho Mai: da thịt để biết sự êm ái cùng những lằn roi,trái tim để yêu mến và uất hận, nước mắt để thương nhớ và quên lãng."
    "Thôi đừng nói nữa."
    Tôi biết sự trống vắng sau khi Chi đi rồi. Nó tan hoang hơn tất cả các nỗi buồn. Không phải chỉ là sự hụt hẫng thương nhớ, mà là nỗi sợ hãi căn cơ nhất của một sinh linh trước sự hư vô, trước sự huỷ diệt. Có lẽ sự thật của chúng tôi là đây, và nó làm cho tôi run sợ: Chi là tôi và không toàn vẹn, chúng tôi chỉ là một phần của nhau. Khi rời nhau ra, chúng tôi không trấn áp được nỗi chênh vênh của mình để tiếp tục tồn tại bằng một cách nào đó. Chúng tôi chỉ là một, một nguyên tử. Khi bị đập tan, những mảnh vỡ không còn là những mảnh vỡ của nguyên tử đó, chúng không còn là mình, cũng không thể biến mất đi; chúng thay đổi khi nhân cái đã vỡ. Tôi sẽ không còn biết mình là ai. Sự thay đổi giống như cái chết để được tái sinh, nhưng sau khi tái sinh, tôi linh cảm, sẽ không còn dấu vết của tôi nên tôi không thể màng tới sự sống sau đó.
    Trời ơi, tôi còn ngụp lặn trong cái ngã như thế này sao?
    "Tại sao chúng ta không chia tay nơi đây, bây giờ? Tại sao lại phải trở lại Sài Gòn?"
    "Tuy em đã ở với Mai từ lâu, nhưng Sài Gòn là nơi chúng ta gặp nhau lần đầu. Với lại, em muốn Mai nhìn thấy em đi khỏi trong thanh thản. Mai phải vào Sài Gòn, chúng ta sẽ chia tay trong đúng cái khung cảnh mà chúng ta đã gặp nhau. Để mai sau nhớ lại, sắp xếp lại ký ức, em thuộc về Sài Gòn. Em không muốn ám ảnh Hà Nội của Mai, dù là trong trí nhớ. Mai sẽ gọi em là kỷ niệm, hay một giấc mơ cũng được, của Sài Gòn."
     
     
     
    Tôi đi không xin phép thầy, không xin phép dì Lan và dì Thư. Buổi sáng, lúc dì Thư đi chợ, tôi nhờ cô thợ may nhắn lại là tôi đi, không biết có còn quay lại Huế hay không. Tôi đến ga chờ tàu. Tôi biết là tôi chưa thể về Hà Nội được dù tôi không có một lời giải thích nào cho chuyện đó. Tôi lấy vé vào Sài Gòn.
     
  9. meoxxx

    meoxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    2.115
    Đã được thích:
    0
    Đúng là muốn nín thở luôn thật
    truyện gì mà đau thương quá
  10. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    22. Quỳnh hoa
     
    Tôi lấy phòng riêng ở một nhà trọ trên một con đường nhỏ giữa Quận 3 và Quận 10. Mệt mỏi sau chuyến đi, tôi ăn tối sớm và đi ngủ sớm, lúc đó có lẽ mới bảy giờ. Sau mười hai giờ Chi lay tôi dậy, như đã hẹn (tôi không nhớ rõ, hình như Chi có đến với tôi lúc tôi ở trên tàu và nói chị em mình sẽ gặp nhau đêm hôm sau, lúc nửa đêm). Tôi ngồi trên giường, dựa lưng vào vách. Phòng hẹp, không có chỗ kê bàn và ghế, Chi ngồi rất gần tôi, nhưng tôi chỉ thấy Chi một phần, vì Chi bị cạnh giường che khuất từ ngực trở xuống, và chỗ Chi ngồi rất tối. Dù vậy, tôi cũng thấy Chi rất buồn, nghiêm trang và cứng rắn. Tôi thấy hơi nhói ở tim, vì tôi đã thương nhớ Chi, nhưng Chi giữ một khoảng cách nào đó suốt từ đầu cho đến cuối lần gặp lại này.
    "Chúng ta có một đứa em gái, Mai có nhớ như vậy không?"
    "Có chứ. Tên nó là Quỳnh. Quỳnh đang học ở Thuỵ Sĩ."
    "Quỳnh học thứ gì, Mai có biết không?"
    "Mai không biết."
    "Quỳnh chẳng học gì cả. Quỳnh đang ở Sài Gòn."
    "Không thể nào. Mẹ Quỳnh nói Quỳnh đi du học. Mai đã đến nhà, đã vào phòng của Quỳnh. Căn phòng của nó để trống."
    "Trống là vì Quỳnh không ở đó."
    "Tại sao? Căn phòng thật là đẹp."
    "Vì nếu nó ở đó thì cha mẹ nó sẽ không gởi tiền sang Thuỵ Sĩ nữa. Quỳnh lúc nào cũng cần tiền."
    "Quỳnh không đi Thuỵ Sĩ sao? Chuyện thật lạ lùng."
    "Quỳnh yêu một nhạc sĩ nghiện xì ke. Quỳnh đi Thuỵ Sĩ, rồi Quỳnh bỏ về sống với người yêu, không cho cha mẹ biết. Cha mẹ Quỳnh cứ tiếp tục gửi tiền."
    "Lỡ gặp cha mẹ ngoài phố thì sao?"
    "Ông bà ấy có bao giờ ra phố đâu. Họ đi đâu cũng đi bằng một trong hai chiếc xe màu đen, và Quỳnh biết họ đi những nơi nào. Đó không phải là thế giới của Quỳnh."
    "Quỳnh sống như vậy đã bao lâu rồi?"
    "Có lẽ ba tháng. Hay bốn."
    "Quỳnh có nghiện không?"
    "Không."
    Một lúc sau Chi hỏi:
    "Quỳnh đẹp lắm. Mai có thấy vậy không?"
    Câu hỏi làm cho tôi thấy bất an. Tôi lờ mờ linh cảm chuyện không lành.
    "Sao hôm nay Chi lại kể cho Mai nghe chuyện của Quỳnh?"
    "Quỳnh là em gái của chúng ta. Mai không quan tâm tới em mình sao? Quỳnh đang gặp nạn."
    "Nạn gì?"
    "Chuyện nhỏ thôi. Nếu không đến hôm nay, nó sẽ đến vào một hôm khác. Người yêu của Quỳnh bị bắt."
    "Vì sao?"
    "Anh ta tìm cách để có tiền."
    "Anh ta đã làm gì?"
    "Em không biết."
    "Chuyện gì Chi cũng biết mà."
    "Em không biết thật. Em không cần biết thì em không biết."
    "Chi không cần biết thì kể Mai nghe làm gì?"
    "Em kể chuyện của Quỳnh, không phải chuyện anh kia. Quỳnh đang cần tiền, một khoản lớn. Cha mẹ có nhiều lắm, mà không xin được. Không có gì mà Quỳnh không làm để cứu người yêu."
    "Chi không được đưa Quỳnh đến Muôn Hoa."
    "Em không cần phải đưa Quỳnh đến Muôn Hoa, vì đã có người khác làm chuyện đó rồi."
    "Ai?"
    "Cha đọc một cuốn sách rút từ kệ sách của Quỳnh. Ông dùng một tờ danh thiếp để đánh dấu trang rồi bỏ quên trong sách. Khi thấy cái danh thiếp Quỳnh nghĩ nó của chủ cũ cuốn sách, vì Quỳnh mua cuốn sách đó ở hàng sách cũ, sách in cách đây gần bốn mươi năm rồi. Quỳnh thích cái câu in trên tờ danh thiếp đó, nó làm Quỳnh tò mò. Quỳnh lưu số điện thoại vào máy, rồi từ máy vào sổ. Tuần trước Quỳnh gọi đến đó."
    "Câu đó là Live out your dreams, and fantasies. Mai vẫn còn nhớ. Nó cũng đã từng làm Mai tò mò."
    "Cha đưa Quỳnh tới Muôn Hoa chứ không phải em. Em chỉ đến làm bạn với Quỳnh, an ủi Quỳnh trong lúc người yêu nó ở trong tù."
    "Mai không tin Chi tốt với Quỳnh."
    "Đúng rồi. Chi không bao giờ tốt với Quỳnh đâu. Quỳnh có mọi thứ, và Chi không có gì cả. Người ta không cho Chi thở, để dành cho Quỳnh hết tất cả."
    "Chi đang đưa Quỳnh vào câu chuyện kinh khủng nào đây?"
    "Người đưa Quỳnh đến Muôn Hoa không phải là em. Quỳnh đã được chọn để làm cái việc mà Mai đã không làm."
    "Không bao giờ. Vả lại, cha con nhận ra nhau ngay."
    "Việc của Quỳnh dễ hơn việc Mai định làm rồi không làm. Quỳnh không phải phân vân, vì Quỳnh không biết chuyện. Và chuyện loạn luân sẽ không xảy ra. Nhưng như thế cũng đủ rồi."
    "Chuyện như thế nào?"
    "Mai có nhớ những người đàn ông đến đốt nến sinh nhật ở Muôn Hoa không? Những cây nến cắm vào một cái giá treo bên trên một cái bàn. Trên mặt bàn đó là một đứa con gái. Nếu đứa con gái đêm đó là quà của những người bạn mua tặng người có sinh nhật, người ta sẽ gói nó trong giấy gói, hoặc phủ lên nó một tấm lụa có đính nơ. Uống xong vài chai rượu, người có sinh nhật sẽ mở món quà của mình, và..."
    "Và họ làm gì Mai biết rồi."
    "Và nếu mọi người hứng thú thì người đó sẽ tận hưởng món quà của mình trước mặt những người khác. Mà họ thì lúc nào cũng có hứng thú.
    Thứ sáu này cha sẽ ăn sinh nhật ở Muôn Hoa. Bạn bè cha, những người dưới quyền cha đã góp tiền mua món quà đó rồi. Món tiền đã được trao cho cô Tâm. Họ tin ở sự lịch lãm của cô, nhờ cô ấy chọn một đứa con gái đẹp, và còn rất mới. Cô Tâm đã tìm được Quỳnh rồi.
    Mọi việc đã được sắp xếp xong. Tối mai, họ uống rượu hút thuốc xong, khoảng mười một giờ thì quà sẽ được mở trước mặt mọi người."
    "Chi không cần phải nói tiếp nữa. Mai không đồng ý. Chi không được để cho chuyện này xảy ra. Mai sẽ làm bất cứ chuyện gì để ngăn nó."

Chia sẻ trang này