1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mưa Sâm Cầm - Lưu Sơn Minh.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi TrinhLinhTo, 29/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TrinhLinhTo

    TrinhLinhTo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    0
    Mưa Sâm Cầm - Lưu Sơn Minh.


    Lời giới thiệu của Nhà văn Ma Văn Kháng :

    ... Trong cái màn sương khói của cách kể kỳ ảo, Bến trần gian để lại ấn tượng ray rứt và nỗi khổ tâm của một con người hiếu thảo, một người mẹ nhân hậu và một người phụ nữ thuỷ chung. Lăng đã là liệt sĩ nhưng cái chết của Lăng chỉ là cái chết thể xác theo quan niện phàm trần. Còn âm dương không hề có ý nghĩa ngăn cách, Lăng vẫn đang sống ở một thế giới tồn tại song song với thế giới của mẹ và người yêu.

    Kiểu viết này được các nhà nghiên cứu văn học gọi là kiểu viết trong đó người tường thuật có khả năng thấu thị, nghĩa là có khả năng cảm nhận và kể lại cả những điều xảy ra trong một cõi giới huyền bí, không nhìn thấy... Lưu Sơn Minh có sở trường viết kiểu truyện này. Ở các truyện Người đi tìm ánh sáng, Ngày và đêm, Miền nhớ... sở trường này thể hiện đậm nhạt khác nhau. Cũng vẫn là những trang miêu tả đan xen cái thực tại nhìn thấy và cái tâm thức kín bưng, cái đã qua và cái đang hiện tồn... cho ta thấy một đời sống không hề đơn chiều của mỗi cá thể sinh linh...

    Lưu Sơn Minh viết không dễ dàng. Từ 1992 đến nay, sau bảy năm trời (*), anh mới có được tập truyện này. Trừ Bến trần gian viết một mạch 6 giờ liền ngay trong giờ nghe giảng - một ánh chớp của cơn nhiệt hứng xuất thần, còn các truyện khác đều viết chậm và là kết quả của một thời gian dài suy ngẫm. Nói ví dụ như cái phôi của truyện ngắn Chim sâm cầm chưa về nẩy ra từ tám, chín năm trước khi anh xem một vở chèo. Số phận Thái sư Lê Văn Thịnh từ đó ám ảnh Lưu Sơn Minh và để viết truyện về nhân vật này, anh đã dành hai tháng trời để học, nghiền ngẫm vài trang ngắn ngủi về thời gian xảy ra vụ án "Thái sư hoá hổ" trong Đại Việt sử ký toàn thư. Anh học lịch sử ở đó, học lời nói, hơi văn ở đó, nhuần nhuyễn đến mức cả một thời gian sau vẫn còn bị ám...

    Sức cuốn hút của những câu chuyện trong phần Đất xưa nằm ở chất liệu, ở tính chủ định thông minh, ở năng lực khám phá, tài năng vận dụng chữ nghĩa, nhập thân vào cái bề bộn của đời sống. Ở đây, chất liệu thu nhận gián tiếp, một trường hợp Lê Văn Thịnh, một diện mạo Vương phi Nguyễn Thị Anh... - những nhân vật và sự kiện lịch sử, chỉ có thể trở thành chất liệu văn học thực sự khi chúng được nhập vào sự sáng tạo của một tâm hồn đa cảm và tinh nhậy...

    ... Học sinh chuyên Toán từ lớp 4 đến lớp 12, tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 1995, Lưu Sơn Minh đã và đang thử sức mình ở một nghề nghiệp khó khăn bậc nhất - nghề văn. Anh có nhiều ưu thế và hoàn toàn hiểu rằng: cùng với năng lực và nhiệt thành còn là sự gắn bó sinh tử hết mình với đời sống hiện thực và con người, vì đối với văn chương thì không có gì chán bằng nhạt nhẽo và vô bổ...
    - Ma Văn Kháng -

    (*) Lời nói đầu của lần xuất bản năm 1999.




    Biết người còn có trông mong, hướng về ai nữa hay không.....


    Được TrinhLinhTo sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 29/05/2003
  2. TrinhLinhTo

    TrinhLinhTo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    0
    Mưa ngũ hồ
    Làng:

    Làng nằm bên bờ hồ và luôn có một vẻ gì đó buồn thảm. Những người trong làng sống như trong một giấc mơ u ám nào đó. Họ cứ ăn, chẳng làm gì, rồi lại ăn, và đêm đêm, họ tụ tập ở nhà Chu Tam, bàn tán xì xào về bất cứ một chuyện vớ vẩn nào đó cho tới sáng.
    Dân xung quanh hoặc những người đi xa làng chừng dăm bảy hay cả chục năm khi quay về đều không nhận ra cái làng cũ nữa. Mọi sự đều thay đổi. Người dân trong làng trở nên lười nhác, họ ngủ dậy muộn, lang thang đâu đó trên đường, ngáp vài cái rồi ngồi bệt xuống một gốc cây và ngủ tiếp. Không còn đâu là những người dân thuần hậu chất phác thưở xưa. Đám dân chài thì nhét lười vào một góc bếp còn thuyền vứt chỏng chơ sau nhà mặc kệ bụi bặm gió mưa. Còn lũ nông phu thì trồng cấy vặt vãnh chút ngũ cốc gọi là., mà cũng chẳng thèm chăm bón gì cả. Trẻ con trong làng không học hành chữ nghĩa, chỉ tốI ngày chạy rông và bày trận giả đánh nhau. Chúng thường bắt A Tứ - một thằng ngớ ngẩn trong làng đóng vai Thái tể Bá Hy xàm tấu hại Ngũ Tử Tư. Còn A Mún, một đứa con gái mồ coi xinh nhất đám trẻ con thì không chịu đóng vai Tây Thi vì ông nó bảo Tây Thi bị Việt phu nhân(*) buộc đá vào cổ ném xuống nước. Mặc dù Chu Tam đi qua đã cố nói với nó rằng thật ra Tây Thi đã được Phạm Lãi cứu thoát và cùng nhau rong chơi khắp trong thiên hạ nhưng A Mún vẫn không nghe.
    Bất cứ một làng nào khác cũng có một quán rượu. Còn ở đây người ta chỉ uống rượu vào buổi tối, khi ngồi trong nhà Chu Tam. Chu Tam bán một thứ rượu trắng lờ lờ, nhạt như nước và hơ ngai ngái, vậy mà tối nào cũng hết hai chục cân. Thế nhưng sau lần Lý lão gia mắng cho một trận thì hắn cạch luôn, không bán rượu nữa. Từ đó buổi tối người đến nhà Chu Tam không mang theo tiền như trước mà chỉ cần cuối tháng dắt theo chút bạc vụn cũng đủ trả tiền thứ bánh ngô mà vợ Chu Tam vẫn làm. Thi thoảng một tay nào đó như Trương Tam chẳng hạn, mà có khi ngay cả Chu Tam, buồn mồm quá vẫn ngáp dài và kêu : ?oThèm rượu quá, bây giờ giá có hũ rượu thì cũng khá??
    Hàng năm dân làng chỉ chờ đến ngày mười bốn tháng bảy để kiếm cái ăn quanh năm. Chẳng là đã nhiều năm nay, cứ tới ngày đó là lại có mưa to, gió kéo dài đùng đùng như bão. Là dân làng nói thế chứ cả đời họ có biết bão là gì đâu. Sau trận mưa xung quanh hồ thường mọc lên một thứ hoa gọi là lạc hồn hoa. Thứ hoa này màu phớt hồng, gầy guộc yếu đuối nhưng đám lái buôn Ngô Việt mua rất đắt. Họ bảo khi xưa, hoa này mọc ở đất Ngô việt, về sau binh lửa can qua hai nước, thành thử giống hoa quý thành tuyệt cả. Ai ngờ thế nào lại lưu lạc tới đây. Mà mang giống về trồng lại cũng không được. Trồng ngoài trời thì chỉ một đêm sương là nhũn ra, hoa lá đều táp cả. Mà trồng trong nhà, nâng niu che chắn hoá ra lại khô quắt cả. Hoa này văn nhân phương nam trông vào thường làm thơ mà khóc Tây Thi, mà giai nhân thì hễ cứ ngắm hoa là mặt ủ mày chau, tự ứa lệ dẫu chẳng biết xót thương gì? Hoa lạc hồn bán sang Ngô Việt xong thì dân làng lại đủ bạc để sống đợi cho tới tháng bảy năm sau. Chỉ có điều trong cơn mưa bão đó luôn luôn vọng lên một giọng ca như sầu như thảm từ đáy hồ. Tiếng hát âm u, lời hát không rõ, chỉ có một lần gã lái người nước Ngô tên là Tô Hoán dường như nghe rõ được vài câu bất giác lẩm bẩm hát theo, cái gì mà ?oĐầu bạc phơ phơ?? thì đột nhiên bưng mặt khóc, về sau mọi ngừơi hỏi thì hắn cũng chẳng nhớ vì sao nữa?
    (*) : Vợ Việt vương Câu Tiễn

    Biết người còn có trông mong, hướng về ai nữa hay không.....

    Được TrinhLinhTo sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 29/05/2003
  3. TrinhLinhTo

    TrinhLinhTo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    0
    Ngày thứ nhất :
    Dưới gốc liễu có một chỗ đất thoải xuống vẫn gọi là bến. Sáng hôm ấy ngừơi ta thấy có hai ông cháu dắt díu nhau đến hỏi thuê một cái thuyền nhỏ ở mấy nhà chài rồi khệ nệ khênh ra bến. Nhà chài hỏi họ tên thì ông già chỉ trả lời nhát gừng là họ Phạm.
    Buổi trưa Chu Tam ghé qua bến nhắn ông lão : ?oNày, lão Phạm à ! Chiều mai chắc có bão lớn, nhớ đừng ra xa quá đấy !? Ông lão gật đầu : ?oDạ, dạ, sức già này cũng chẳng dám đi xa đâu?, rồi lão lại cúi gằm xuống hý hoáy làm một cái gì đó dưới gốc cây liễu già. Họ Chu thở dài, bỏ đi Dọc đường gặp mụ Trình bèn rỉ tai ?o Này, hai ông cháu lão Phạm mới dọn về ra là dở người đấy. Tôi bảo nay mai có bão đừng ra câu xa bờ thì lão lại chối. Rõ là ngớ ngẩn quá. thật là chỉ biết tháng sáu trời nóng, ai biết tháng bảy mưa to?. Tới chiều thì mụ Trình đã loan tin khắp lang rằng lão già mới đến là quân dở ngừơi. Người đâu mà Chu Tam nhắc là đừng ra xa bờ lại mắng cả ngừơi nhắc, không dở hơi thì còn gì ?.
    Chu Tam về đến cửa đã thấy mụ vợ quát : ?oÔng đi đâu bây giờ mới mò về nhà ? Chắc lại ra ngoài hồ nói chuyện với lão dở hơi họ Phạm hẳn ? Này phảI biết lão ấy đích thực là người mất trí nhớ đấy ! Trương Tam đi qua nhắc lão đừng ra câu xa bờ, thế mà bị lão ném luôn xuống hồ. Kinh khủng quá? về tới nhà thì ướt sũng chứ còn gì?? Chu Tam đần người ra một lúc rồi nói ?oThật lòng với bà, tôi cũng có qua nhắc lão giống hệt Trương Tam, thế mà may lại không sao. chắc hôm nay có cát tinh phù trì chứ không cũng ướt sạch thật chứ chẳng chơi.? Vợ Chu Tam xỉa ngón tay vào mặt chồng: ?oThế đã nhớ chưa. Từ rày thôi giao du với hạng người ấy chứ ? Bảo sang nhà Lý lão gia xem có vay được ít đậu thì lại ra ngoài hồ nói chuyện với lão dở hơi? Chu Tam tới lúc này thì giận quá, nhảy chồm lên : ?oTôi cứ đi nói chuyện với lão ấy đấy ! Mà không ! Lần sau gặp lại, tôi sẽ ném lão xuống hồ, cho cái làng này biết tay họ Chu này, hà hà? cho biết tay, cho biết tay? Thôi có lẽ phải ném lão xuống nước trước khi bão gió thì tối nay mới có chuyện mà kể chứ, chuyện cũ hết lâu rồi còn gì !?, đoạn Chu Tam chạy ra cửa. Vợ Chu Tam vội vã chạy theo, vừa thở vừa quát : ?oÔng ra đấy thì thôi ăn cơm nhé, rồi cứ để bụng đói mà đi kể chuyện với thiên hạ nhé ??
    Nghe thế Chu Tam chùn bước ngay. Không phải vì sợ vợ mà chẳng qua nghĩ lại dẫu có làm nên chuyện gì mà không ăn thì vẫn đói, sức đâu mà kể cho hay được. Chi bằng hãy ở nhad ăn cơm, rồi tối kể lại mấy tích cũ còn chuyện kia để sau hẵng tính. Rồi lão Chu sẽ cho cả làng biết tay..
    Mãi tới chiều muộn vẫn chẳng thấy mưa gió, trong làng lạic có Trương Tam lần mò ra hồ xem có chuyện gì thì chỉ thấy thằng cháu đang ngồi trên bờ, thõng hai chân xuống đạp nước bắn tung toé. Trương Tam lại gần hỏi "Ông mày đi đâu ?". Thằng kia ngẩng lên nhìn một hồi rồi giơ tay chỉ bâng quơ ra phía ngoài hồ. Trương Tam lại hỏi : "Đi câu à ?" Thằng kia lúc lắc cái đầu chẳng ra gật cũng chẳng ra không. Chán chuyện, Trương Tam bỏ về, gặp ai cũng nói thằng cháu lão già còn dở người hơn cả lão.
    Đêm ấy làng rì rầm tới sáng ở nhà Chu Tam về chuyện ông cháu lão Phạm. Đành rằng làng vẫn có thói quen khoe khoang với khách trên tỉnh về đủ thứ đẹp đẽ của cái hồ nhưng bây giờ ngoài ấy lại có ông cháu lão già điên, thành thử dân làng cũng chẳng buồn ra hồ. Họ đột nhiên sợ cái hồ. Khi bố thằng A Tứ, một tay chài lão luyện ngày xưa, nhắc lại mấy câu hát loáng thoáng vẳng lên từ đáy hồ trước mỗi đận mưa to thì mọi người không ai bảo ai đều khẽ rùng mình. Tự nhiên mọi người ngồi dựng cả lên : Phía góc nhà có một tiếng khóc đấy uất ức. Chu Tam vẫn coi là mạnh vía đứng dậy rón rén dòm vào giật bắn mình rồi phá lên cười : A Tứ đang khóc. Nó bị Chu Tam túm tai lôi ra và sụt sùi mách với bố nó là con a mún bảo ghét nó và thích chơi với thằng cháu lão Phạm. Bố A Mún tức quá tát cho con bé một cái. Nó oà lên khóc. A Tứ nhìn trừng trừng vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của A Mún rồi đột nhiên gân cổ lên nó hát :
    Lụa hồng phơ phất ngọn cây
    Lụa hông phơ phất ngọn cây...
    Cứ thế hát mãi một câu cho tới lúc bố nó đánh mới thôi...

    Biết người còn có trông mong, hướng về ai nữa hay không.....
  4. TrinhLinhTo

    TrinhLinhTo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    0
    Ngày thứ hai
    Làng quay vào bàn cãi, đương lúc nát nước cả rồi thì A Tứ đang đứng giữa đường bỗng nhiên hồ lên: ?Đuổi lão già ấy đi thôi!? Thế là cả làng rầm rộ kéo nhau đi. Lũ trẻ con thức suốt đêm quệt mũi chạy theo xa xa phía sau vì sợ bị đuổi về ngủ. Đã có đứa bị bố giơ tay lên doạ nhưng cái sự tò mò cám dỗ quá, thành thử vẫn cứ chạy tiếp.
    Khi đám người chạy ra tới ngoài bến thì cả bọn ngây người trước vẻ đẹp kỳ lạ của buổi tinh mơ trên hồ. Mặt nước như biến đi trong một lớp bạc trắng xoá của sương mù. Tiếng nước xô vào bờ ầm ì hoàn toàn không giống với ngày thường. Vẻ hùng vĩ trước mắt khiến cho đám người như cảm thấy đang đứng trên bờ của một biển cả nào đó mà đám lái buôn Ngô Việt thường kể tới. Mặt nước, màn sương và bầu trời như hoà làm một. Lũ trẻ im lặng đứng nép vào nhau, mặt đứa nào đứa nấy nhợt đi. Cuối cùng, kẻ lôi tất cả mọi người tỉnh lại là A Tứ. Nó len lén nhòm vào trong lều rồi kêu ầm lên :?Lão già chưa về!? Cả làng giật mình đổ xô vào xem thì quả trong lều chỉ chỉ có mỗi thằng bé đang cuộn tròn ngủ. Trên nền đất có mấy cái lá bánh đã được buộc lại, chắc là bữa chiều hôm qua của thằng bé. Chu Tam thở dài : ?oĐợi lão ấy về đã. Ai lại nỡ đuổi thằng bé đi mà không cho ông nó biết chứ !? Vợ Chu Tam lén nhìn chồng rồi quay đi, đưa tay lên chùi mắt, may không bị ai nhìn thấy.
    Dọc đường về Chu Tam ghé tai Trương Tam : ?oNày bác, hôm qua ngã xuống hồ ra sao nhỉ ?? Trương Tam lùi lại, trợn mắt lên : ?oBác có lẽ cũng hỏng rồi chăng ?? nói xong cố đi thẳng vào giữa đám người đang huyên náo, Chu Tam gọi thế nào cũng không được....
    Buổi chiều A Tứ ướt như chuột, run cầm cập đi về nhà. Ai hỏi cũng nói :"Nhảy xuống hồ gọi lão già quay về để đuổi đi!" Người nhà A Tứ vội chạy ra bến xem thì vẫn chỉ thấy có thằng bé ngồi trong lều đang bóc bánh ăn, hỏi đến ông thì lại giơ tay chỉ ra phía mặt hồ vắng ngắt. Bố A Tứ chạy về làng hổn hển kể với đám người hiếu kì đang xúm lại ngoài đầu ngõ :"Rõ là dưới cái hồ này có ma rồi. Từ dạo binh lửa mới yên tôi đã được đám ngư phủ nói nghe có tiếng hát ở đáy hồ. Họ bảo lúc nào mưa to thì mới nghe thấy tiếng hát, nhưng cứ lơ mơ chứ không rõ thành lời. Ấy thế mà tôi lại không tin. Rồi thì lại đến cái lão họ Phạm lần mò về đây làm gì không biết. Rõ là cái giọng hát ấy nó dụ con tôi nhảy xuống hồ". Nói đến đây lão trợn ngược mắt lên khiến những người xung quanh cùng gật đầu loạn xạ. Đột nhiên vợ Chu Tam nói :"Này, nhưng hôm nay có mưa đâu mà ông bảo có tiếng hát cơ chứ". Bố A Tứ đờ mặt ra, có vẻ ngạc nhiên lắm, nhưng rồi lão ngửa cổ lên trời và bảo : "Này, thế mà sắp mưa đấy ... bão to! Cứ thế thì cái giọng hát phải cất lên rồi còn gì". Nói tới đấy lão sực nhớ ra mấy chục cân bột đang phơi ở ngoài sân, thế là co cẳng chạy thốc vào trong nhà. Đám đông cũng bỏ cả về để chạy mưa, chỉ một chốc là tan sạch...
    Tới khuya trời vẫn không mưa, chỉ thấy gió thổi mạnh, mà mây đen phủ kín cả bầu trời. Cả làng lại xoay ra nói chuyện hôm nay có một phu nhân về trên huyện để tìm con, thấy bảo phu nhân người nước Tề. Chu Tam nghe ngóng được ngoài chợ, tối về kể cứ thế mà thêm thắt vào, đến khi uống hết năm bát nước sôi thì đã phải kể hình dáng phu nhân tới tám lần. Cả làng về ngủ, chỉ thấy bàn nhau mãi trời không mưa, mà bà phu nhân giữ con thế nào lại để mất được cơ chứ. Riêng có A tứ là giận Chu Tam chẳng chịu kể hết luôn chuyện lại cứ hẹn đến mai nên phàn nàn suốt dọc đường và Trương Tam giận Chu Tam đặt điều nên không chịu đến nghe chuyện bị vợ mắng cho một trận thì ai cũng hể hả vì câu chuyện tối nay của họ Chu...

    Hà Nội ơi ! Biết người còn có trông mong, hướng về ai nữa hay không, những ngày xa vắng bên sông.....
  5. TrinhLinhTo

    TrinhLinhTo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    0
    Ngày thứ ba.
    Sáng tinh mơ A Tứ chạy đến đập cửa nhà Chu Tam: " Chú Chu ! Bà phu nhân ấy ở đâu ?" Chu Tam từ trong nhà thò đầu ra quát: "Đi về đi, bà ấy bỏ đi rồi!". A Tứ chạy khắp làng, nhà ai cũng gọi, hễ thấy trả lời là hét toáng lên : "Bà phu nhân đi rồi!", mãi bố nó mới bắt được, phải lôi xềnh xệch về nhà.
    Trời xám xịt như sắp có mưa lớn nhưng gió lại dịu đi. Đầu làng đến cuối làng lại ấm lên chuyện Trương Tam đánh vợ. Chẳng biết tối qua về vợ Trương Tam nói gì với chồng mà bị đánh sưng cả mặt. Gần trưa thì đám đàn bà kháo nhau em gái Trương Tam nói rằng tối qua vợ Trương Tam nghe kể chuyện về nhìn thấy chồng đang ngủ say thì giận quá mắng ầm lên. Ai lại có cái thứ người nằm ngủ ở nhà mà không biết trên huyện có một bà phu nhân bên nước Tề đi tìm con cơ chứ ! Mà mọi khi đã thành lệ những khi rảnh việc thì cả làng chỉ thú nhất có một thứ : Đến nhà họ Chu tán chuyện gẫu... đằng này... Đến trưa người ta thấy vợ Trương Tam vừa chạy ra ngoài bến vừa khóc, đầu tóc rũ rượi ai cản lại cũng giằng ra và nói đi nhảy xuống hồ. Làng vội vã bỏ cả cơm, chia làm hai đám. Một đám chạy về gọi Trương Tam còn một đám ùa ra hồ để cản chị kia. Đám trên bờ hồ khuyên giải nhau một hồi thì mới thấy Trương Tam chạy ra tới nơi. Trương nói không ra hơi cứ lào khào trong mồm: "Thì từ giờ tôi lại đưa mình đi nghe chuyện là được chứ gì. Có thế mà cũng chết với sống. Ừ thì bà phu nhân bỏ đi rồi. Được chưa ?". Vợ Trương Tam ngoe nguẩy bỏ về, ra vẻ vẫn còn giận dỗi lắm, nhưng đã hả được cơn muốn chết đi nhiều rồi. Mấy người đi sau phát hiện ra thằng cháu lão Phạm vừa rồi cũng lẻn ra nghe trộm liền quay lại mắng cho một trận. Có người còn doạ treo nó lên cây liễu làm nó sợ quá chui tụt vào trong lều. Mấy lão cưới ha hả dắt tay nhau quay về...
    Nhà nào ăn cơm xong cũng đã xế chiều, chưa ngồi yên uống xong ngụm nước đã lại thấy ầm ầm bên ngoài đường. Chạy ra xem mới biết thằng A Tứ lại lên cơn chạy ra ngoài hồ rồi. Dân làng rầm rập đổ ra bến đã thấy A Tứ túm cổ cháu lão Phạm gí vào cây liễu quát : "Ông mày di đâu ?" Thằng bé nhìn mắt A Tứ trắng dã ra thì sợ quá lắp bắp: " Đi tìm... đi tìm". A Tứ lại quát: "Tìm gì?". Thằng bé lắc đầu, đảo mắt ra xung quanh cầu cứu rồi khóc ầm lên và gọi: "Ông ơi ! Ông ơi!". Chu Tam lắc đầu: "Ông mày ra hồ đi tìm rồi còn gọi làm sao được cơ chứ. Tìm à ? Tìm cái gì ở ngoài hồ ấy ?". Rồi Chu Tam cười sằng sặc: "Có mà tìm thấy Tây Thi ở ngoài ấy thôi (1). Mà... chắc ông mày là Phạm Lãi đấy nhỉ ?". Cả làng lăn ra cười, A Tứ vứt thằng bé khóc hết nước mắt xuống đất và cũng bò ra cười. Thằng bé không dám chạy. Nó trông quanh quẩn không thấy con A Mún đâu, đành chỉ ôm chặt lấy gốc liễu và nhìn chong ra hồ. Chắc con A Mún không dám ra vì sợ bố biết đã mang bánh ra cho nó. Thằng bé đột nhiên thấy tự giận mình vì đã khóc trước mặt mọi người. Ngày trước ông nó thường dặn không bao giờ được như thế.
    Bỗng đám người đang cười chợt rùng mình. Mưa. Trời đổ mưa đột ngột quá tới mức không ai lường nổi. Mưa oà xuống xối xả như một cơn giận dữ đã chất chứa từ lâu. Không ai dám chạy về vì gió đã vật ngã một cây hạnh già chặn ngang đường về làng. Mọi người run bần bật lên vì lạnh và thằng A Tứ nhảy luôn vào cái lều tạm bợ của ông cháu lão Phạm. Thằng bé con vẫn ôm chặt lấy gốc cây, nó không dám chui vào lều vì quá sợ A Tứ. Bỗng nó reo lên: "Ông, ông ơi!". Cả làng vội vã đưa tay lên chắn mưa và cố nhìn xuống bến: Ông già họ Phạm đang gác mái chèo, khuôn mặt sũng nước càng nhăn nheo hơn vì lạnh, xách cái lưới bên trong có mấy mảnh vải nửa hồng nửa xanh đã bợt màu và bước lên bờ. Thằng cháu len lén chạy lại đưa tay lên túm áo ông nó giật giật: "Ông ơi ! Ông đi tìm cái gì ngoài hồ thế? Mọi người bảo ông đi tìm Tây Thi là ai hả ông? Mà ông có phải cái ông Phạm Lãi như người ta nói không ?" Ông nó không trả lời, lão im lặng cúi xuống rút từ trong bọc ra một cây tiêu đã cũ và đưa lên miệng thổi. Cả mặt nước hồ và bầu trời đều sẫm đen lại, gió càng ngày càng mạnh lên. Nhưng dường như nhờ có tiếng tiêu, giọng hát âm u mà đám ngư phủ nhắc đến giờ mới cất rõ được nên lời:
    Lụa hồng, lụa hồng, lạc hồn hoa
    Bến xưa, người cũ, vấn vương là
    Đài rêu, thành nát...
    Cố quốc xa xa, cố quốc xa xa...
    Mây trôi, hề, hay là hồn ta
    Nước trong, hề, hay là lòng ta
    Cát bụi có bay, hề, bay về Trữ La...
    Có lẽ bây giờ giông gió tháng bảy mới về thật, mưa càng lúc càng to và gió rít lên từng cơn. Ông lão vẫn đứng thổi tiêu dưới gốc cây liễu già. Mái đầu bạc nhoà đi trong màn mưa trắng. Chỉ có tiếng tiêu thì mỗi lúc một thêm nức nở như oán như sầu. Thằng bé cứ ngẩn người ra nhìn ông nó mãi. Cuối cùng, nó bật khóc và khóc rất to. Nó biết, chẳng ai nghe thấy nó khóc cả...
    (1) : Có hai câu chyện về Tây Thi và Phạm Lãi vẫn còn truyền lại trong dân gian: Một là Tây Thi được Phạm Lãi đưa đi rong chơi khắp Ngũ Hồ. Hai là vợ của Việt vương Câu Tiễn buộc đá vào Tây Thi rồi ném xuống nước. Còn Phạm Lãi bỏ sang nước Tề lấy hiệu là Chi Di Tử Bì...

    Hà Nội ơi ! Biết người còn có trông mong, hướng về ai nữa hay không, những ngày xa vắng bên sông.....
  6. TrinhLinhTo

    TrinhLinhTo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    0
    Hoa
    Sáng hôm sau khi dân làng còn ngủ yên thì ông cháu lão Phạm đã dắt nhau đi đâu không rõ. Họ đi cũng im lặng như lúc đến. Khi ngang qua nhà A Mún, thằng bé làm mắc cánh tay áo vào một bụi gai, rách một miếng. Con đường ướt đẫm từ trận mưa hôm qua đã không cho người dân trong làng đoán được hai ông cháu đi về hướng nào. Cho tới khi con A Mún chạy ra, nhìn thấy mảnh vải áo của thằng cháu, nó bật khóc, bố nó phải dỗ mãi mới nín. Nó nhất định chỉ xuôi theo phía con đường ngang qua nhà nó và bảo hai ông cháu họ Phạm đã đi về phía ấy. Bố nó lẩm bẩm: "Phía Nam, phía Nam..."
    Năm ấy lạc hồn chỉ mọc lên có một cây. Trên cây chỉ có hai bông hoa, một hồng, một trắng và hoa lại nở vào buổi đêm. Buổi sáng, con A Mún ra chơi thơ thẩn ngoài gốc liễu già trông thấy, nó bèn hái bông hoa trắng đem về, vừa đi vừa khóc. Bố hỏi vì sao, nó bảo nhớ mẹ, rồi chui vào góc nhà chơi cả ngày với bông hoa mà không chán. Bông còn lại bị A Tứ vặt và ăn thử, về sau bố nó nói nó có tỉnh ra ít nhiều, không ngây dại như trước nữa. Tuy nhiên ấy là nói vụng trong nhà vì phải giấu dân làng, không cho ai biết hoa đã nở, bằng không lấy đâu ra tiền mà đền làng...
    Đám lái buôn Ngô Việt mò đến thì thấy bến vẫn lặng tanh, khác hẳn mọi năm hoa lạc hồn nở đầy trên bờ. Hỏi tới dân làng thì đàn ông đã đi đánh cá cả. Dưới gốc liễu chỉ còn mỗi mình A Tứ đang ngồi khoét một cành cây chơi trò "thổi tiêu"...
    Hết
    Hà Nội ơi ! Biết người còn có trông mong, hướng về ai nữa hay không, những ngày xa vắng bên sông.....

Chia sẻ trang này