1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mua sắm vũ khí trang bị đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2015- 2030 ( phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lamali, 27/04/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minuteman3

    Minuteman3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2009
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    28
    À, hôm trước bị ông mig19 nông dân vào giáo huấn cho vụ RPG-7, từ đó ít post bài rồi lặn luôn.
  2. vms

    vms Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    68
    Nhất trí với các bác về mua thêm vũ khí mới, nhưng em vẫn kiên quyết bảo vệ ý kiến của em phải thêm danh mục xây bệnh viện quân y để giúp nhân dân và chiến sỹ, thời bình đi khám còn chen nhau vã mồ hôi nửa ngày mới khám được, thời chiến lính bị thương một thì dân bị thương gấp 10 lần
  3. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    1.511
    Thế hóa ra đi lính lại là an toàn nhất hả bác?
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Tại sao lại cứ phải xây "BV quân y" mới được hả bác, trong khi hiện nay cứ mỗi huyện là 1 cái BV, chưa kể các Trung tâm y tế....Xây cho nhiều vào, đội ngũ Y Bác sỹ giỏi thì đi tìm đất lành ở các thành phố lớn hết,không chừng lại tác dụng ngược.
    Về tàu chiến và máy bay thì đã yên tâm sử dụng vũ khí của anh Gấu. Rada thì rồi, có nên nghiên cứu mua các hệ thống tên lửa phòng không của anh Ucraina không các bác? Khỏang này Ucrai sản xuất cũng khá mạnh đấy!
  5. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Bạn lại hiểu nhầm nữa rồi, 2,500 giờ là giới hạn về số giờ bay còn 25 năm là giới hạn về thời gian sử dụng có nghĩa là bình thường các máy bay phải chịu 2 yếu tố làm giảm tuổi thọ, thứ nhất là số giờ bay và thứ hai là thời gian (không dùng cũng hỏng). Vì thế cái tô vàng bên trên là không chính xác và phải ngược lại mới đúng.
    25 năm không dùng vẫn hỏng điều đó chỉ đúng về mặt lý thuyết vì không có quốc gia nào mua máy bay lại đắp chiếu trong một thời gian dài đến vậy. 2.500 là số giờ bay maximum của 1 chiếc máy bay nhưng không thể dàn trải quá 25 năm được, vì lẽ đó chia trung bình 100h/năm thì có gì là sai đâu.
    Trích từ bài của TechNip viết lúc 14:29 ngày 13/10/2009:
    ________________________________________
    Dẫn chứng thì mọi người đều biết cả rồi: tai nạn và bị đối tác trả lại. Nguyên nhân tai nạn là cấu trúc khung máy bay bị ăn mòn gây nên bởi thời gian phục vụ quá nhiều, trong khi Mig 29 có thời gian phục vụ rất ít, 5 năm đổ lại, một số chiếc thì chỉ mới bay được 150h.
    ________________________________________
    Bạn thử đưa ra dẫn chứng là máy bay nào không xảy ra tai nạn đi. Bạn có biết là tỉ lệ tai nạn của F-16 là bao nhiêu không? Còn vụ trả lại Mig-29SMT của Algeria thì bị cho rằng mang tính chính trị nhiều hơn. Tuy nhiên cũng không phủ nhận là với lô hàng đó, Mikoyan đã quá yếu kém trong việc quản lý thầu phụ đi dây hệ thống khiến Algeria có cớ.
    Việc lỗi sản phẩm thì nhà sản xuất nào cũng có, chỉ có điều là thằng mua nó có la ầm lên hay không mà thôi. 40 F-15K của Hàn mới đưa vào vận hành đã nứt khung tùm lum thậm chí máy bay đầu tiên cũng gặp sự cố khiến 2 phi công tử nạn. Hàn và Mỹ lấp liếm rằng phi công đã điều khiển máy bay thao diễn vượt quá tải trọng load (max là 9g) nhưng điều này là vô lý bởi tất cả các máy bay thế hệ 4 trở nên đều có hệ thống tự động giới hạn khi phát hiện máy bay có xu hướng gặp nguy hiểm.
    Tất nhiên loại máy bay chiến đấu nào cũng có xác suất rơi, nhưng mức độ nhiều hay ít mà thôi. Việc rơi phi cơ ngoài vấn đề chủ quan như dẫn đường kém, sai sót của phi công?còn có yếu tố khách quan, mà theo tôi chiếm phần lớn trong các vụ tai nạn hàng không là lỗi thiết kế, trục trặc thiết bị bay?Một chiến đấu cơ được coi là tốt hơn nếu nó giảm thiểu các yếu tố khách quan này.
    Ví dụ về các vấn đề liên quan đến Mig 29
    Sau vụ tai nạn xảy ra đối với MiG-29 hồi tháng 12 năm ngoái tại phía Đông Siberia, khiến 1 phi công quân sự Nga thiệt mạng, một nhóm thanh tra thuộc Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành kiểm tra tất cả số máy bay tiêm kích này và đã loại bỏ khoảng 90 chiếc. Điều đáng nói là, các thanh tra viên đã phát hiện ra cả sự ăn mòn trên những chiếc máy bay MiG-29 mới với thời gian bay chưa đến 150 giờ. Với tỷ lệ loại bỏ lớn như vậy thì không thể lạc quan về độ ổn định an toàn của Mig 29 được.
    1 - Tôi nói 6,000 giờ là của Mig-29KI.
    2 - Vậy bạn chỉ ra thử là máy bay nào không làm từ hợp kim nhôm và titanium đi.
    Tất nhiên Al và Ti là 2 nguyên tố chính trong hợp kim cấu tạo khung sườn và vỏ máy bay vì chúng cứng nhẹ và chống mài mòn tốt. Tuy nhiên tính ổn định của 2 nguyên tố này không cao trong điều kiện khắc nghiệt và rung động mạnh, bởi vậy mới có thêm nhiều nguyên tố kim loại khác để hợp thành cấu trúc hợp kim chế tạo thân và vỏ máy bay. Nếu tỷ lệ Ti và nhất là Al quá cao trong hợp kim này thì hoàn toàn không tốt.
    .
    Cái này bạn lại nhầm nữa rồi. Các máy bay thế hệ 4+ nói chung đều được các nước thiết kế sao cho việc tháo ráp và bảo trì đơn giản nhất có thể. Vì thế hầu như các máy bay thế hệ 4+ đều có chi phí bảo trì nói chung thấp hơn các máy bay thế hệ 4.
    Khả năng vượt trội của các chiến đấu cơ 4+ ngoài các tính năng chiến đấu còn nhờ khả năng tháo lắp và tích hợp, điều này ai cũng biết. Nhưng bạn thử nêu ví dụ về sự tương quan giữa việc dễ dàng tháo lắp và chi phí bảo trì xem sao? Dễ dàng tháo lắp chỉ rút ngắn thời gian bảo trì, tiết kiệm nhân công, 2 việc trên cũng có thể giúp giảm chi phí. Nhưng tốn chi phí nhất vẫn là bảo dưỡng định kỳ hay dài hạn các cấu kiện, tổ hợp thiết bị hiện đại và có tính nhạy cảm cao. Bạn cần nhân công lành nghề được đào tạo bài bản và chuyển loại tốt, vật tư thiết bị đi kèm phù hợp với đời 4+, điều kiện tồn chứa đòi hỏi cao?Nếu gộp cả lại thì rõ rang tốn kém hơn rất nhiều khi bảo dưỡng 1 chiếc phi cơ có cấu tạo đơn giản và ít tính năng hơn
    Bất kỳ sản phẩm nào do con người tạo ra đều không hoàn hảo hoàn toàn nhưng "quá nhiều nhược điểm" trong cái tô vàng bên trên là gì vậy bạn ???
    Sự thực là quá nhiều nhược điểm đối với 1 chiến đấu cơ lưỡng dụng, radar có tầm hoạt động nhỏ, phạm vi hoạt động máy bay ngắn, sức mang tải nhỏ, hệ thống điều khiển hỏa lực kém, động cơ nhiều khói? chỉ bằng đấy yếu tố thôi cũng là những bằng chứng thiếu thuyết phục về chiếc Mig29 đời đầu rồi. Còn các phiên bản sau của Mig 29 như KI, SMT, K thì chỉ mang tính chất khắc phục những nhược điểm trên chứ hoàn toàn không có tính kế thừa cho các phiên bản nâng cấp tiếp theo.

  6. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Nhà bác Technip này chắc không biết xài quote
  7. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    @ Bạn TechNip.
    Trả lời chung cho bạn như thế này:
    1 - Khung sườn của Mig-29:
    Như tôi đã nói từ đầu, khung sườn của Mig-29 đời đầu chịu 2 giới hạn, thứ nhất là 2,500 giờ bay và thứ 2 là 25 năm. Vì thế bạn phải tìm hiểu xem là chiếc Mig-29 mới có 150 giờ bay hư hỏng kia đã phục vụ bao nhiêu lâu rồi.
    Về mặt nguyên tắc thì dù không sử dụng hoặc sử dụng rất ít thì Mig-29 cũng phải ngừng sử dụng ở ngưỡng 25 năm. Một nguyên tắc khác là dù chưa hết hạn nhưng các máy bay nói chung không riêng gì Mig-29 phải và nên được nâng cấp và bảo trì lớn ở giữa vòng đời nếu muốn vận hành an toàn. Trong trường hợp Mig-29, nó phải / nên được nâng cấp sau 10 - 12 năm phục vụ bất kể số giờ bay.
    F-16 là một ví dụ. Lockheed Martin cũng có một chương trình nâng cấp cho các F-16 ở giữa vòng đời gọi là MLU (Mid-life upgrade) nâng cấp không những hệ thống điện tử mà còn khung sườn nữa. Một loạt nước đã mua gói nâng cấp này để bảo đảm F-16 có khả năng dẫn bắn tên lửa BVR và vận hành an toàn.
    Còn về việc Nga có nâng cấp giữa vòng đời cho Mig-29 hay không thì câu trả lời có lẽ là không. Ai cũng biết là sau khi Liên Xô tan rã, QĐ Nga nói chung, KQ Nga nói riêng rời vào khủng hoảng thiếu tiền như thế nào.
    2 - Bảo trì máy bay thông thường:
    Hai cái sẽ ngốn nhiều tiền và thời gian nhất là tháo ráp và động cơ. Các máy bay 4+ của Nga đều có khả năng tháo ráp dễ dàng khi bảo trì cũng như là chất lượng động cơ được làm tốt hơn và dễ bảo trì hơn khiến thời gian lẫn chi phí cho bảo trì toàn bộ máy bay giảm 2.5 lần so với Mig-29 đời đầu.
    3 - Các nhược điểm của Mig-29 đời đầu:
    - Tầm bay, tải trọng và động cơ nhiều khói là các nhược điểm của Mig-29 đời đầu mà ai cũng công nhận.
    - Tuy nhiên bạn lại nhầm lẫn trầm trọng về hệ thống của Mig-29. Ban đầu nó được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ phòng không cũng như các hạn chế về kỹ thuật nói chung vào thời điểm đó khiến radar của nó chỉ có chế độ đối không.
    Khả năng đối không của nó không hề kém với tên lửa BVR R-27. KQ Ấn trước khi có Su-30MKI dùng Mig-29 cho nhiệm vụ hộ tống và top cover cho Mirage-2000 (máy bay thế hệ 4 của Pháp tương đương với Mig-29 và F-16) làm nhiệm vụ tấn công mặt đất.
    Chắc bạn không biết là tới cuối thập niên 80 và đầu 90, radar của F-16, mà tiêu biểu là F-16 của Pakistan, vẫn không có khả năng dẫn bắn tên lửa BVR nhỉ ?
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 13:28 ngày 15/10/2009
  8. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    Bọn Mẽo thì cho rằng lo ngại công nghệ Rađa của Mẽo bị rò rỉ, nên Mẽo không bán F-16 có rađa tân tiến cho Pakistan, nhưng theo nhiều nguồn và cả giới chức Pak thì điều Mẽo nói chỉ là để chữa thẹn, sau khi bọn F-16 bị Mig23 bắn hạ khá ngon lằnh bằng R-60 thậm chí nhiều chiếc F-16 còn bị KQLX dùng Su-22 hạ bằng súng 20mm, Và mới đây vụ nâng cấp cả trăm chiếc F-16K mới lộ ra sự thực về F-16, chắc chắn người Mẽo bán F-16K cho HQ chẳng có gì lo ngại về vấn đề rỏ rỉ công nghệ cả, mà ở đây chỉ là Rađa lắp trên F-16 hoàn tòan không như Mẽo quảng cáo rầm trời, bọn rađa này còn kém xa rađa được không quân Nga lắp trên Mig21-bis đời đầu. Trung Quốc đánh nhau thì dùng chiến thuật " Biển Người", Còn bọn Mẽo thì dùng chiến thuật " Biển Máy bay" đánh nhau với K Q nước nào, mẽo cùng sử dụng một số lượng máy bay đông gấp bội, và bù lại bằng sự yếu kém của rađa trên bọn F bằng cánh huy động hàng đống máy bay cảnh báo sớm, nếu mà không chiến số lượng bằng nhau thi chắc chắn F-16 của Mẽo khó có cửa thắng Mig-21 bis chứ đừng nói gặp Mig-29.
  9. cnktqs

    cnktqs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    bác ko chịu đọc kỹ bài. Tôi đang nói chung về tình hình của mig và triết lý thiết kế của nó từ trước tới giờ, ko cụ thể 1 loại nào cả.
    Cùng 1 loại máy bay thì chi phí hoạt động bao giờ cũng giảm xuống theo thời gian. Ko biết bác có biết khái niệm learning curve hay chưa. Ngoài ra, như tôi đã nói, đó là phân tích chung của 2 hãng chứ ko riêng một loại cụ thể nào.
    Nói chung thì mig chết đứ đừ từ lâu rồi, nhờ chính quyền đỡ cho nên mới ko biến mất mà thôi.
  10. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    255
    Bài này là của bạn hả cnktqs http://ktcnqs.blogspot.com/2009/05/tich-tieu-thanh-ai.html
    Mình muốn nói thế này, mình không phải là dân kỹ thuật nên không dám nhận xét những gì bạn viết ở trên, nhưng đến tên Su-30 của Việt Nam bạn còn không phân biệt được với Su-30 của TQ thì mọi người sẽ đánh giá bài của bạn thế nào ???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này