1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mưa trên Fanxipan

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi Sau, 15/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sau

    Sau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Mưa trên Fanxipan

    Phần 1. Khởi hành

    Mong muốn được dẫm chân lên một đỉnh nào đó cao cao, kiểu như Fancipan - nóc nhà Đông Dương đã nhen nhóm từ lâu. Trước đây có đọc một bài viết của một đôi nhà báo leo đến đỉnh Fancipan làm lễ cưới, quả thật rất ấn tượng. Điều đó đã tiếp thêm ham muốn chinh phục Fancipan. Sau này trong chuyến đi, khi đến Sapa, nghe thổ dân kể lại mới biết là đôi nhà báo này khi đến đỉnh thì kiệt sức. Mỗi nhà báo lúc xuống phải có 2 đồng bào người Mông dìu. Chuyện này không biết thực hư thế nào, nhưng không thấy đăng lên báo. Tôi đã rủ mấy người bạn đi Fancipan vào tháng 12, nhưng vật đổi sao dời, tương lai ai mà biết được. Đúng lúc anh Lâm rủ đi, gọi cho mấy bạn đều không có ai sẵn sàng, tôi vẫn quyết đi. Thứ 4 họp mặt, đoàn đi lần này gồm mười thành viên:

    1. Anh Lâm, thủ lĩnh một bang hội, một người 20 năm nay không thay đổi chiều cao và cân nặng, đầy rẫy những ý tưởng sáng tạo, anh cũng là người khởi xướng
    2. Anh Chiến, vận động viên nhảy dù, cũng kiêm giám đốc, đầy đủ tố chất của một Leader và một tay Chơi cự phách
    3. Anh Hà, võ sư Karate đai đen 4 đẳng, kiêm giám đốc
    4. Anh Sao, quái nhân, nhà buôn kiêm nghệ sỹ, rất nhiều năm rồi không tập môn thể thao nào. Được hứa hẹn sau khi đi Fancipan về, nếu còn sống sẽ lên CEO của Web site thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
    5. Anh Luận, bộ óc điện tử, đã từng đoạt giải trong kỳ thi toán quốc tế nhiều năm về trước
    6. Văn, nhà sinh học đi buôn máy tính, có biệt tài sáng tác và biểu diễn nhạc Rap tức thời, bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào
    7. Hà béo, trông đường bệ và khoan thai. Những tác phẩm văn chương của anh với phong cách đầy ấn tượng và không thể bắt chước đã từng đoạt giải cao trong cuộc thi viết về chị em.
    8. Lan, nữ nhân kỳ lạ và hấp dẫn thứ 3 trong công ty
    9. Thúy, cựu sinh viên văn khoa, nguồn cảm hứng của nhiều anh tài.
    10. Tùng

    Hướng dẫn chúng tôi lần này là Việt. Theo như Việt thổ lộ chiều hôm ấy, chính Việt cũng chưa bao giờ lên được đỉnh Fancipan, mặt dầu đã dẫn rất nhiều đoàn đi. Phần lớn các đoàn quay về sau một ngày leo. Nếu kiên trì hơn thì sẽ quay về vào ngày thứ hai. Nếu chúng tôi đến được đích, thì chúng tôi sẽ là đoàn khách du lịch thuộc loại đầu tiên của Việt nam lên đó. Nghe cũng hấp dẫn.

    Sáng thứ 5 lên công ty, sau 5 phút tán chuyện trong bữa ăn sáng, kiều nữ Mây đã hào hứng gia nhập đội đặc nhiệm leo núi. Mây từ bé đến giờ chưa tập môn thể thao nào, ngoài dancing và trượt patin, thân mình mảnh mai và được các nam thanh niên hết sức hâm mộ. Như vậy nhóm tổng cộng có 11 người. Một lúc sau tôi nhận được tin: Lan, sau khi thấy chuyến đi quá nguy hiểm, tối thứ Tư về nhà Lan đã cố tình gây gổ với chồng. Sáng thứ Năm nàng đến công ty với một con mắt bị sưng. Với lý do bị giời leo vào mắt, Lan chia tay với chuyến du hành. Đội còn lại 10 người.

    Trước khi lên đường, Việt báo một tin mừng: tất cả mọi người đều đã được mua bảo hiểm. Nếu có mệnh hệ nào xảy ra, người thân sẽ được lĩnh 10 triệu Việt nam đồng, đảm bảo uống nước chè và ăn kẹo lạc mệt nghỉ. Chiến béo lo xa, đã đăng ký mua thêm bảo hiểm của Prudential và AIA. Vợ anh đến giờ phút đó đã hoàn toàn yên tâm. Một giờ trước chuyến đi, võ sư Hà bị cao bồi vợ bắt cóc, đoàn còn 9 người. Đến 9 giờ tối tất cả đã tập trung tại sân ga. Chiếc bia đá đen do Tùng đem đến bị cho là xúi quẩy nên phải giao lại cho chị Lưu, vợ anh Lâm đem về. Cả đội đặc nhiệm tiến vào ga trong sự chia tay đầy lưu luyến và nghi ngờ của bạn trai Thúy.

    Tàu Việt nam bây giờ cực kỳ chính xác. Đúng 10 giờ tối, tàu rời ga. Nhưng cứ chạy một lúc thì dừng lại, hình như để đảm bảo giờ đến cũng chính xác như giờ đi. Không khí về đêm mát mẻ. Đi tàu đêm, yên tâm không sợ những cục gạch hay đá thình lình đập đánh chát vào cửa sổ, hay vào mặt mình. Bọn trẻ con bây giờ đọc truyện Thuỷ hử nhiều quá, đứa nào cũng tưởng mình là Trương Thanh, thi nhau luyện ném đá. Theo lý giải của anh Gấu bạn tôi, nguyên nhân sâu xa của hành vi ném đá đã được Thạch Lam đề cập từ lâu rồi. Cuộc sống ở thôn quê tịch mịch quá. Ngày xưa, hai chị em đứa trẻ chờ tàu đến để thấy sự đổi thay của cuộc sống. Ngày nay, bọn trẻ ném đá lên tàu cũng với lý do như vậy. Bản chất của vấn đề là tại người lớn không tạo nên được môi trường để các em phát huy tính cách và năng lực của mình. Tôi nhớ rằng đồng chí Tạ Quang Bửu trước đây đã từng là sói đầu đàn của hội Hướng đạo sinh miền Trung. Nếu hội này còn đến ngày nay, chắc sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho lứa tuổi thanh thiếu niên và cả những người trưởng thành.

    Ngồi cùng khoang với chúng tôi là một chị rất xinh gái, mắt to, nói chuyện cởi mở. Chị đi thăm chồng ở Hà nội, nay đáp tàu về Lao cai. Sau một hồi trò chuyện, chị chỉ cho chúng tôi biết cách phân biệt **** Mán với **** Mông. **** Mán có một răng vàng, **** Mông có hai răng vàng. Còn nhiều chuyện khác, chẳng hạn như chồng chị thuê nhà ở cùng với mấy người bạn. Trên tầng hai là một lũ con gái măng tơ suốt ngày à ơi với các chú ở tầng một. Những người bạn đường vui chuyện bao giờ cũng là những người bạn đường tốt. Nhờ chị mà tôi dịu bớt cái đói sôi sục trong lòng. Từ trưa đến giờ chưa có gì vào bụng. Chiều nay tôi cố ngồi lại để hoàn thành công việc nên chẳng kịp ăn tối. Khoang bên cạnh có em Mây và em Thúy, chất xúc tác cực mạnh. Trừ Sao ra, lũ con trai hót như khiếu. Bình thường Sao cũng chẳng chịu kém ai. Lúc ở ga Sao mua bộ tú, chỗ tiền thừa được trả lại bằng 2 phong kẹo cao su trông đầy lạ lẫm. Về sau mới biết nhà máy làm kẹo có có hai dây chuyền sản xuất, dây chuyền một chuyên sản xuất kẹo cao su. Dây chuyền hai sản xuất OK. Sau khi ăn rồi, phân tích mùi vị lạ Sao mới phát hiện ra đấy là kẹo cao su tái chế, từ đấy mất hứng, không sao nói năng vui vẻ được. Phải nói là Sao tối đó cực đen. Đêm nằm, một em gái nào đó ngáy làm anh không sao ngủ được. Sáng hôm sau mới biết đấy là kế ?ogiả chết bắt quạ?, Sao cứ tiếc mình không đọc binh pháp Tôn Vũ trước khi đi.



    Ho Bat Sau
  2. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Nhà Sầu ơi, Sầu là nhân vật nào trong nhóm 9 người?
    Chuyện mới bắt đầu đã thấy hay rùi , chắc chắn có một số sẽ mất điện chạy bằng pin, he he
  3. Sau

    Sau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bác Toét, em là ai có quan trọng gì.
    Tiếp này
    Phần 2. Khởi động buổi sáng
    Cảnh bạn trai Thúy ngập chìm trong đau khổ và bất lực khi nhìn nàng bước lên tàu làm Sao tự dưng lại nhớ tới Nguyễn Bính và ?oNhững cuộc chia tay trên sân ga?
    ... Những cuộc chia lìa khởi từ đây
    Cây đàn sum họp, đứt từng dây
    Theo bạn rủ rê nàng leo núi
    Anh buồn, anh khóc anh leo cây...
    Nào ngờ tối đến Sao cũng phải chịu cảnh thao thức nghe tiếng ngáy chờ trời sáng. Thân phận đàn ông nghĩ cho cùng mới cay đắng làm sao.
    Sáng sớm ngày thứ Sáu, tàu đến Lao cai. Trước chuyến đi, Việt, anh bạn hướng dẫn viên đã nói là thời tiết trên này rất phù hợp với leo núi. Khi bước xuống sân ga, trời đang mưa tầm tã. Sân ga sau vài phút nhộn nhịp nhanh chóng trở lại tình trạng im lìm lặng lẽ. Vài cô gái bán hàng vẫn lim dim ngủ, chẳng thèm liếc mắt đến lũ khách du lịch tay xách nách mang. Cả bọn thất vọng với thời tiết bèn quay sang định cà khịa Việt, may mà anh chàng khôn khéo đánh lạc hướng bằng cách dẫn đoàn vào quán ăn sáng, theo quảng cáo là quán ngon và nổi tiếng nhất Lao cai. Các đội viên đội đặc nhiệm liền lập tức chúi mũi vào thực đơn mà quên mất ý định hành hung. Trong quán Tây ngồi la liệt. Lớp trẻ con đánh giày bán báo lượn lờ xung quanh, xổ ra toàn tiếng Anh. Nhân viên công ty mà chứng kiến cảnh này chắc cũng phải ngả mũ kính phục.
    Nói chung ăn sáng ở Lào Cai thì cũng bình thường như Hà Nội, cũng phở bò, phở gà... Riêng chỉ có một món đặc sản của Trung Quốc gọi là món ?oú sủi?. Rút kinh nghiệm chuyện ăn kẹo cao su hôm trước, Sao quyết định chọn món phở gà. Bọn Tùng, Thúy cũng thế. Cuối cùng chỉ có mỗi Lâm già hiên ngang thử loại thực phẩm mới này. ăn xong, lão bảo ngon và lạ miệng, nhưng mà tin thế nào được.
    Kết thúc bữa sáng, cả lũ kéo nhau lên ô tô tiếp tục đi. Xe nổ máy chuẩn bị lăn bánh thì mới phát hiện ra thiếu Tùng. Chờ mãi mới thấy hắn lò dò bước ra từ khu toalet. Sau này khi về cả bọn mới phát hiện ra nguyên nhân của vụ này cũng một phần là do em Thúy. Chú Việt hứa hẹn lên cao trời sẽ hết mưa, nhưng đi mãi thì vẫn cứ thấy mưa tầm tã. Kinh nghiệm rút ra là đừng có tin lời hướng dẫn viên du lịch. Quả nhiên về sau bọn chúng đã nhiều lần tung tin thất thiệt, khi thì để khuyến khích anh em đi lên, khi thì đe doạ để anh em bỏ về, nhưng không sao lay chuyển được ý định của cả đoàn. Chiếc xe ô tô cứ hùng hục lao đi trong mưa, băng qua những vũng lầy trơn tuột và đèo dốc trập trùng. Đồi núi nhấp nhô bên đường với vài rặng cây lơ thơ ở trên trông giống hệt một chú cắt tóc đầu đinh. Văn hỏi Việt
    - Này, có biết sự tích cái suối ở sườn núi bên kia không?
    - à, suối đấy là chảy từ trên nguồn về, sau đổ vào sông dưới Lao Cai ấy mà.
    - Thế cũng đòi hướng dẫn. Suối này gọi là suối Nậm Hu, ngày xưa Chức Nữ chia tay Ngưu Lang, khóc nhiều quá, nước mắt chảy thành suối. Vùng này anh đã bôn ba ở đây đến ba bốn năm rồi. Đấy, xem cái tượng đá ở trên đỉnh núi kia kìa, tượng nàng Tô Thị đấy.
    Ngay lúc ấy, nàng Tô Thị di động, lắc lư người một lúc rồi đi mất. Đời sau có thơ rằng
    Chót vót nàng Tô ngóng về Đông
    Lặng lẽ bồng con đứng mong chồng
    Mưa rơi gió thổi người nghiêng ngả
    Hoá ra thằng bé đ ái đầu sông.
    Sao ung dung ngồi ngắm cảnh, vừa ngắm lại vừa tự hài lòng với chính mình. Nhớ lại cảnh hôm trước lão ngồi nói chuyện với vợ, chửi bọn đối tác củ chuối.
    - Cái bọn dở hơi, tự nhiên lại tổ chức tập huấn ở Sapa, làm người ta lặn lội mưa gió rét mướt. Anh kỳ này phải họp trên đấy vài hôm. Không cần chuẩn bị gì nhiều. Chỉ mang notebook với ít quần áo đi. Chắc phải mang giày đi nữa, bọn đấy định sinh hoạt tập thể leo núi.
    - Anh gần mươi năm có leo với trèo gì đâu, mang ít thuốc đi mà bóp chân với tay. Gớm, làm việc gì mà cứ như ở trại huấn luyện không bằng.
    Thế là Sao ung dung lên đường, tay xách Notebook, tay xách áo da và găng da như một doanh nhân chân chính đi họp.
    Hà béo ngồi sau lưng em Thúy, từ đầu chuyến đi không thấy nói năng gì cả. Anh chàng buồn nôn quá, nhưng cứ nhìn thấy cái mũ của em Thúy ngay trước mặt thì lại cụt hứng, không thể nào ra được. Mây cũng say xe, nhưng đã phòng thủ kỹ rồi. Khắp cổ chân cổ tay đều quấn băng, bên trong có một củ gừng, rốn thì dán Salon Pas rộng một gang, lót dạ thêm vài viên thuốc chống say, lại thêm Chiến béo kể chuyện trên trời dưới biển, Mây nghe thích quá nên quên cả say. Nhờ thế mới thấy nhớ đến bạn trai ở nhà, suốt ngày tận tuỵ đi theo phục vụ, nhưng chuyện thì nửa câu chẳng kể được. Lòng Mây mơ ước bạn mình có sức lực thanh niên trai tráng như Văn, nói chuyện có duyên như Chiến béo, ga lăng như Lâm già, chín chắn như Luận. Mơ ước bay bổng, tự nhiên Mây ôm choàng lấy Hà béo. Anh em ai cũng ghen tị.
    Xe chạy hì hục chừng 2 tiếng thì đến Sapa, trời vẫn mưa mù mịt. Cả lũ ngán ngẩm nhìn trời mưa, bụng thầm hỏi tại sao mình lại dắt díu nhau đi chơi trong thời tiết tồi tệ thế này. Làn mưa trắng đục như một bức màn chắn ngang tầm mắt, chẳng thể nhìn thấy bất cứ đỉnh núi nào. Sao bụng bảo dạ: ?oLeo núi thế này thì tuyệt vời, đỡ mệt nhiều chứ nắng thì phí sức lắm?. Đúng là lão này chẳng đi núi bao giờ. Trời mưa thế này, leo núi trơn rất nguy hiểm. Chỉ cần tuột tay hay sẩy chân một cái là vĩnh viễn chia xa Hà Nội, ở lại với núi rừng Fanxipan, đúng kiểu thấy Paris rồi chết. Cả bọn đổ bộ xuống khách sạn XYZ. Đến lúc này mới phát hiện ra Văn và Hà béo không mua áo mưa trước. Văn bắt một chú thổ dân người H?Tmông dẫn ra chợ để mua sắm tiếp. Cuối cùng, mỗi người được phát một cái áo mưa Sapa. Suốt mấy ngày leo trèo, trừ những lúc say sưa ngắm cảnh, hoặc nghe suối reo thác chảy, hễ có thời gian rỗi là Sao lại ngẫm nghĩ về cái quảng cáo trên chiếc áo mưa mình được phát ?oCảI CANH - ĐOLI ?" Cổ RùA?, không hiểu là nó quảng cáo cái gì.
    Chú chủ khách sạn tên là Hùng, tuổi rất trẻ, chẳng hiểu làm gì đã tích cóp được một gia tài kha khá nên đứng ra mở khách sạn. Chú ta nhìn đoàn khách ồn ào tiến vào với vẻ vui mừng của một con mèo đang đói nhìn thấy lũ chuột lốc nhốc kéo đến trước mặt. Rất tiếc là bọn anh chỉ tạm dừng chân ở đây trước khi leo lên Fancipan thôi. Hai Tây trai và ba Tây gái ngồi trong sảnh nhìn toán người hừng hực khí thế chuẩn bị leo núi thì kính trọng lắm. Tây cũng không dám leo núi vào thời tiết này. Ông chủ Hùng chỉ cười ruồi, biết thừa bọn này chỉ đi khoảng ba tiếng là kéo nhau về khách sạn này thôi. Mấy đoàn khách Việt nam trước, nhanh thì một buổi, lâu thì một ngày lại lếch thếch về đây. Còn cái loại toàn ngồi văn phòng, mưa gió thế này thì chỉ ba tiếng là cùng. Cái tay béo béo, trông đĩnh đạc và ngổ ngáo thế kia chắc chắn là thủ lĩnh của bọn này. Nghĩ vậy Hùng lại gần bắt chuyện với Chiến béo.
    - Bọn anh đi thế này, hôm nào quay lại đây?
    - à, chắc phải một tuần nữa. Bọn này định cắm trại nghỉ ngơi trong rừng vài hôm, nhân tiện trèo lên đỉnh Fancipan. Dạo này ngồi mãi, buồn chân buồn tay quá.
    - Trời mưa gió thế này, trong rừng rét lắm. Mưa to thế nào lũ cũng lên. Bọn anh đi đường nếu mệt quá, cứ phone cho em một cái, em cho người đến đón ngay.
    - Thế à? Nếu chú có nhiều người, cho anh thuê riêng bốn thằng.
    - Một mình anh cần gì nhiều thế.
    - Nói thật nhá, anh sợ là cũng khó leo. Lúc nào mệt quá, bảo mấy cửu khiêng anh lên cũng được. Chú có nhìn thấy lão có ria mét lẻo khẻo đứng kia không. Tên lão ấy là Sao? Còn lão to con mặt mũi anh chị kia nữa, Luận đấy. Loại ấy không leo núi được đâu. Mà lên đến lưng chừng chắc cũng không đủ sức xuống. Anh thuê bốn cửu, sau này cho hai lão thuê lại hai cửu với giá đắt, anh lấy tiền xuống Sapa này ăn chơi.
    Tổng cộng, chủ khách sạn Hùng năm lần xông ra bắt tay, hỏi han và đọc số điện thoại cho Chiến béo, chắc là sợ ông khách to lớn này giảm trí nhớ khi trèo núi.
    Nhìn đống đồ mang theo, xếp ngồn ngộn trên sàn cũng hơi kinh. Mỗi người từ một đến hai ba lô. Sau khi nén gọn vào trong gùi thì cũng đỡ. Gùi của người miền núi to và dài, đan bằng tre, quai tết bằng lông đuôi ngựa. Sao nảy ra ý định chụp một kiểu ảnh demo đang đeo gùi đi dạo. Sao xuống tấn ra sức nhấc gùi lên mà không được, thử lay cũng chẳng thấy xê dịch gì, giống như chuồn chuồn lay cột đá nên đành thôi không ảnh ọt gì nữa. Mấy thổ dân người H?Tmông được thuê thồ hàng ra tự nhiên kéo hết ra ngoài. Đội này thấy nặng nên đình công không bê nữa. Phải gọi thêm người và nịnh nọt một hồi các thổ dân mới đi.
    Hai chiếc xe jeep đã hứa chẳng thấy đâu, đến đón chúng tôi lên đường là một chiếc 24 chỗ. Lý do: mưa quá, đi xe jeep không tiện. Ông chủ Hùng còn cố chạy ra lần cuối, căn dặn nếu cần gì thì nhớ gọi điện về. Xe vòng vèo một tí, đang chạy bon bon thì dừng xịch lại. Đến đây là hết, phải đi bộ. Tất cả kéo ra ra ngoài trời mưa gió rét mướt. Ngại kinh khủng. Nhìn sườn núi đầy bùn và phân ngựa, không ai nghĩ là mĩnh sẽ phải đi qua chỗ đó để lên đỉnh Fancipan chót vót.
    Ho Bat Sau
    Được sau sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 16/09/2003
  4. VoiCoi

    VoiCoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2001
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    0
    Nhầm thế lào ấy chứ, người VN lên đến F. ko nhiều nhưng cũng ko ít thế đâu, kekekkek , nếu các cậu là đầu tiên thì tớ còn trước cả đầu tiên à .
    Hè hè, có cả các em gái cơ à, cố lên làm người con gái VN... thứ 2 lên F. (người đầu tiên thì có rùi mà ) kekekek, nhưng coi chừng chân cẳng ko lúc về là lăn như bi hết kekekek
    VoiCoi.NET

    hờ... hờ... cười lên cho đời đỡ vất vả
  5. Boyversace

    Boyversace Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    1.626
    Đã được thích:
    0
    Thay mặt anh em Thăng Long phê bình đồng chí sau có bài viết hay không đăng vào Thăng Long cho anh em đọc lại mò sang đây tìm nguồn vui mới là thế nào.
    Yêu cầu đồng chí sau tự kiểm điểm vì hành động của mình. Trong vòng 24 h tới tinhd từ thời điểm này nếu đ/c không pos bài này về Thăng Long thì sẽ ...... có người mạn phép pos hộ đồng chí
    Diễn đàn cá độ bóng đá đã chở lại, muốn kiếm tiền thì ta vào đây  http://bongda.port5.com/forums/khuyên nhau nên đánh như thế nào để kiếm tiền đi thôi.
  6. Sau

    Sau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bác Voi, em bảo là trong số những người đầu tiên, chứ không phải là đầu tiên. Mà số này thì không biết là bao nhiêu
    Đồng chí Boy, nhà Gaup đã post trộm bài này lên Thanglong từ lâu, nhưng hồi TL down mất mịa nó mất. Cả mấy bài hài hài của tôi mà tôi không lưu, cú quá.
    Tiếp nhá.
    Phần 3. Bà già bí ẩn
    Bước khỏi xe ô tô ra giữa trời mưa, nhìn bãi bùn lầy chờ đợi phía trước, ai cũng ngần ngại. Phớt tỉnh nhất là Chiến béo. Anh đã thửa riêng một đôi giày hành quân và leo núi của lính đặc nhiệm, đảm bảo không sợ bất kỳ địa hình nào. Đáng thương nhất là Sao, chỉ sau 2 bước chân, đôi giày trắng đẹp đẽ thửa từ thủ đô phồn hoa đã bám đầy bùn đất hoà lẫn với phân ngựa vùng cao. Lũ ngựa ở đây không thấy một con nào, nhưng phân thì vung vãi khắp nơi. Bọn này đích thị một lũ không được giáo dục cẩn thận. Dấu chân của Thúy rất dễ nhận ra vì đinh cao su ở đế có hình cánh hoa mai. Đúng là thiếu nữ thượng lưu, giày dép cũng độc đáo khác người. Văn phăm phăm đi trước, cả bọn lẹp bẹp đi sau. Cái mũ da cam của Văn nổi bật trên nền nâu nâu xanh xanh của bùn và cỏ, cách xa vẫn nhìn thấy. Cả đoàn, ngoài chín nhà thám hiểm cùng Việt hướng dẫn viên, giờ được bổ sung thêm đội ngũ thổ dân gồm Khánh, Quý, Hùng, Trung, Thông. Khánh là người dẫn đường, dân gốc Hải phòng đồng hương với Mây, phiêu bạt giang hồ lên xứ Hoàng Liên Sơn này tìm sinh kế. Thân hình anh ta mảnh khảnh nhưng đi lại rất uyển chuyền và nhẹ nhàng, leo dốc băng băng chẳng thấy mệt mỏi gì. Quý là bếp trưởng lo việc nấu nướng, Hùng là loong toong. Hai tên Trung và Thông mới nghe cứ tưởng có mối dây quan hệ gì với nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhưng thực ra hai tên này chẳng biết bài thơ nào của Hoàng Trung Thông cả mà chỉ thích hút 555. Cả hai là người H?Tmông, nói chuyện thật thà chất phác rất dễ mến. Sức khoẻ của hai chàng trai rất tốt, đi đến đoạn đường khó, gùi trên vai nặng chịch nhưng vẫn nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác veo veo, trong khi bọn thám hiểm từ Hà Nội ỳ ạch lê tấm thân ngọc ngà, vừa đi vừa thở hồng hộc. Trung trông mập mạp, còn Thông người cao, hơi gầy, mặt xương xương có nét gì đấy khổ cực. Lúc về xem ảnh, một người quen của tôi chỉ Thông hỏi:
    - Thằng này làm công ty mày à? sao trông mặt nó khổ thế.
    - Không, đấy là cửu vạn đấy.
    - Thế thằng này có phải anh em của nó không? vừa nói anh ta vừa chỉ vào Sao
    - Không, đấy lại là người của công ty em.
    Sao bắt ngay hai chú Khánh và Thông đi theo cùng, Khánh để tán chuyện, còn Thông đang gùi đồ ăn, nhỡ có lạc đoàn lão vẫn không sợ đói.
    Băng qua triền núi bùn lầy và qua một con dốc, đã nhìn thấy bản Sán Chải. Trời vẫn lất phất mưa. Đìu hiu nằm giữa thung lũng vắng có mươi nóc nhà lơ thơ, bao quanh bởi vườn cây thưa thớt. Một ngọn khói lam nhè nhẹ bốc lên lẫn vào trong mưa. Chiến béo thổ lộ là lúc đấy anh có cảm tưởng như có thể nhẹ nhàng bám theo dòng tơ khói đấy mà bay đến tận trời rồi hạ phịch xuống đỉnh Panxiphan. Thế mới biết tâm hồn và ý nghĩ của con người thật khó mà đoán được. Không khí vắng vẻ và tịch mịch. Bản miền núi này với nét thanh bình khó tả như muốn níu kéo lại bước chân khách lãng du. Vài đôi mắt trẻ con đen láy dòm qua khung cửa nhìn đám khách bộ hành hiếm hoi đi ngang qua. Cối giã gạo bằng nước cứ đủng đỉnh khoảng nửa tiếng mới giã một chày mà chả thèm bon chen theo nhịp sống của kinh tế thị trường như ở miền xuôi nơi mà chúng tôi vừa rời khỏi chưa được nửa ngày. Một con chó sủa vu vơ. Hai con lợn ỉn ở nhà giữa bản đang làm trò hề làm em Mây và mấy đứa rất phấn kích. Những mái nhà tranh tre nứa lá lộ vẻ nghèo nàn. Miền núi phía Bắc đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đang đi sau trong phát triển kinh tế. Trong những chuyến đi lang thang miền núi phía Bắc tôi đã thấy sự tụt hậu xa về mức sống của đồng bào miền núi. Về cơ bản, nguồn sống của người dân ở đây dựa vào rừng và trồng trọt trên vài thửa ruộng nhỏ. Trên đường lên Điện Biên, có thể nhìn thấy rất nhiều ngọn núi trơ trọi, cây cối đã bị đốt sạch lộ ra nền nâu xám khô cằn. Năng suất trồng trọt thấp. Nếu như thế giới đã trải qua các nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, và giờ đây là kinh tế tri thức thì ở đây vẫn là nông nghiệp lạc hậu. Chương trình điện - đường ?" trường ?" trạm có lẽ nên cải tiến. Miền núi vốn không khí trong lành, nhân dân suốt ngày vận động nên nếu đủ ăn thì sức khoẻ rất tốt. Trong cả chuyến đi, suốt ngày cả đoàn dầm trong mưa, chân ngâm bùn, người bao giờ cũng ướt sũng, nhưng không có ai ốm đau gì. Về đồng bằng, người ho, người đau bụng, người thì nổi mẩn toàn thân. Thế mới thấy núi rừng có lợi cho sức khoẻ. Trạm xá ở vùng cao chưa phải là nhu cầu cấp thiết, hơn nữa có mấy bác sĩ y tá tốt nghiệp chịu về với núi rừng. Điện có về bản, nhưng đồng bào có khi chẳng có tiền trả nên vẫn phải thắp đèn dầu. Trường học lại rất tốt để nâng cao dân trí, đường đi có mở mang thì mới giao lưu kinh tế, phát triển du lịch được. Trung và Thông đi gùi hàng cho khách du lịch, mỗi ngày được 50.000 nghìn đồng. Một chuyến đi thu nhập bằng cả tháng ở nhà làm rẫy. Thông đang định lấy vợ. Cứ chịu khó dành dụm dăm ba năm thế nào cũng đủ tiền mua vòng bạc, hoa tai bạc đi hỏi vợ, có khi còn sắm được cả con trâu. Đẻ con ra cho nó đi học lấy cái chữ. Có lẽ ở miền núi chẳng nên trồng ngô khoai sắn nhiều, thay vào đó nên trồng những cây giá trị cao kiểu như nhân sâm chẳng hạn. Cả miền núi trồng nhân sâm, xuất khẩu sang Triều Tiên sẽ thu được nhiều tiền, nếu thừa thì dùng và bán cho bà con trong nước nâng cao sức khoẻ.
    Sau bản Sán Chải có một con suối uốn lượn. Mấy ngày mưa đã biến một dòng nước nhỏ thành con suối lớn nước chảy xiết. Nước ầm ầm xô vào những tảng đá to như con voi nằm giữa suối, băng qua gầm cầu rồi hối hả chảy tiếp xuống đâu đó dưới xuôi. Cả bọn dừng lại nghỉ chân ở cây cầu treo bắc ngang qua suối. Văn và Tùng lò dò xuống suối chơi. Nước suối trong nhưng lạnh buốt, không thấy một con tôm con cá nào. Đếm lại quân số thấy thiếu mất mấy người. Việt hớt hải chạy vòng trở lại tìm. Cả lũ vẫn ngồi giữa trời mưa, thu lu trong áo nilông hiệu ?oCai canh - Đoli ?" Co rua? rất vô nghĩa ngắm nước chảy. Không hiểu nhà sản xuất quảng cáo cái gì trên áo. Nhân tiện nói về quảng cáo, Chiến béo kể về củ sâm mang theo người, loại hảo hạng. Có cụ già đã gần mất rồi, gia đình muốn chờ người con ở nước ngoài về, cho cụ ngậm một củ sâm loại này nên duy trì được gần một tuần. Nếu ai kiệt sức thì cứ lấy một lát ngậm, đảm bảo sẽ leo được đến nơi.
    Cứ ngồi bàn luận như thế, chẳng biết từ đâu đi ra một bà già. Có lẽ bà già đi từ đám ruộng trên sườn núi kia về cũng nên. Bà già bên ngoài trùm cái áo tơi bằng lá ngắn lộ ra bên trong chiếc áo chàm xanh đã cũ, da nhăn, răng rụng mấy một cái nhưng chắc chỉ khoảng 40 là cùng. Mặt mũi đầy vẻ khắc khổ. Tay bà cầm một khúc gỗ dài, một đầu nhỏ, đầu to giống như cái chuỳ. Chuỳ này mà đập vào đầu ai chắc chỉ có chết, nếu không cũng ngớ ngẩn. Cả lũ ngừng bặt câu chuyện khi bà già tiến lại gần. ánh mắt của bà có gì đấy rất lạ, vừa như dò xét, vừa như ước lượng. Bà già tiến đến nhìn vào mặt từng người. Chết thật. ở miền núi vốn có tục nối dây và cướp duyên. Theo tục nối dây, khi một người chết chồng hoặc chết vợ, anh chị em của chồng hoặc vợ người đó phải lấy người đó để thay thế. Ai đã đọc trường ca Đăm San chắc cũng biết tục này. Còn tục cướp chồng cướp vợ là khi người dân ở tộc đó thích ai, họ cướp về để chung sống. Trong truyện ?oVợ chồng A Phủ? có cảnh Mỵ bị A Sử bắt về làm vợ chính là tục cướp chồng cướp vợ. Cỡ như bà già này bắt thì chắc là tiêu. Cả bọn cứ ai bị bà già nhìn mặt là thấy lạnh sống lưng. Lần lượt qua Văn, Hà béo, Tùng, rồi dừng lại ở anh Lâm. Không hiểu sao mấy thằng thanh niên bà già không thích mà lại thích một ông chẳng trẻ trung gì? Nhìn Lâm già một lúc, bà già quay sang nhìn chằm chằm vào Luận. Thôi rồi Lượm ơi. Phen này chắc phải bỏ vợ con mà ở lại xứ heo hút này. Mặt anh Luận đã chuyển dần sang mầu xanh. Thanh niên hơ hớ vừa khoẻ mạnh vừa thông minh như thế, mà bị bà già cưới thì có gì ngang trái và đau đớn bằng. Có điều an ủi anh, biết đâu nhân chuyện oan trái này khiến Thúy xúc động viết được một tác phẩm hay bằng trường ca Đam San, hay ?oVợ chồng A Phủ?, tên anh Luận đi vào nền văn học nước nhà thì cũng mát lòng hả dạ.
    Ho Bat Sau
    Được sau sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 21/09/2003

Chia sẻ trang này