1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thường mọi người đến với ?othiền? với niềm hy vọng là mình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, trước kia tôi cũng có quan niệm như thế. Nhưng sau khi tìm hiểu tôi rất tâm đắc với quan điểm cho rằng ?othiền định? là để tìm hiểu chính mình, hãy sống thật với bản chất của mình và đừng tự biến mình thành con người khác với bản chất vốn có của mình. Khi đã hiểu được bàn chất thật của mình với toàn bộ các mặt ?otiêu cực? và ?otích cực? của nó, thì trong chúng ta sẽ khởi phát tình thương đồng loại không phân biệt giai cấp, thứ bậc, tôn giáo, địa vị xã hội. Khi tình thương thực sự khởi phát thì trước mắt chúng ta sẽ mở ra một chân trời mới.
    Tôi đã thử theo dõi và ghi nhận tất cả ý nghĩ của bản thân trong vòng 30 phút thôi đã thấy đáng sợ rồi, nếu ghi nhận tất cả ý nghĩ trong một ngày thì chắc hẳn sẽ là một cuốn phim ?okinh dị?. Tại thời điểm đó niềm kiêu hãnh, sự tự tôn, sự kiêu ngạo? biến đi đâu mất hết . Vì cái 30 phút của bộ phim ?okinh dị? đó cho ta thấy trong ta có đầy đủ những mảng sáng-tối, thiện-ác đan xen với nhau xuất hiện, lại biến mất liên tục không ngừng. Thế mới thấy trong ta đầy rẫy những điều không hoàn thiện, để đi đến hoàn thiện khó khăn lắm nhưng vẫn phải làm hết mình thôi.
    Bạn Pagoda hành thiền cũng là lao động không phải nhẹ nhàng gì đâu!
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi vĩ đại hay tầm thường, kiêu ngạo hay khiêm tốn chỉ là khái niệm, nhưng có một điều rất đặc biệt nếu chúng ta dích mắc vào đó và để cho những khái niệm đó điều khiển chính bản thân thì sẽ rất khó chịu. Nó cứ như vị phán quan kiểm soát tất cả mọi thứ, trong vô thức nó cứ bắt chúng ta phải trở thành vĩ đại, khiêm tốn (hay ngược lại) và đến một lúc nào đó chúng ta sẽ thấy mệt mỏi vì cứ phải chạy theo những cái đó. Thế nên tôi thấy tại sao phải khổ thế, hãy bỏ tất cả những sự so sánh đó đi và sống theo cái quan điểm ?ongười quân tử làm việc gì chỉ cần không thẹn với lòng, còn thiên hạ nghĩ gì đâu có quan trọng?.
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi vĩ đại hay tầm thường, kiêu ngạo hay khiêm tốn chỉ là khái niệm, nhưng có một điều rất đặc biệt nếu chúng ta dích mắc vào đó và để cho những khái niệm đó điều khiển chính bản thân thì sẽ rất khó chịu. Nó cứ như vị phán quan kiểm soát tất cả mọi thứ, trong vô thức nó cứ bắt chúng ta phải trở thành vĩ đại, khiêm tốn (hay ngược lại) và đến một lúc nào đó chúng ta sẽ thấy mệt mỏi vì cứ phải chạy theo những cái đó. Thế nên tôi thấy tại sao phải khổ thế, hãy bỏ tất cả những sự so sánh đó đi và sống theo cái quan điểm ?ongười quân tử làm việc gì chỉ cần không thẹn với lòng, còn thiên hạ nghĩ gì đâu có quan trọng?.
  4. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Sắp đặt cuộc sống để : Tồn tại một cái chết .
  5. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Sắp đặt cuộc sống để : Tồn tại một cái chết .
  6. RedAndBlack

    RedAndBlack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cái câu này trước đây em cũng khoái lắm . Nhưng mà sau này nghĩ lại : trước đây mình còn trẻ có những việc mình làm mà cảm thấy không có gì hổ thẹn cả , nhưng khi trưởng thành hơn , hiểu biết hơn mình lại thấy những việc mình làm trước đây là không đúng thì sao ? Lúc đó mình có thẹn với lòng không ?
    Người quân tử thường đặt cái tôi của mình cao hơn người khác ? Có phải đó là nhược điểm của Khổng giáo chăng ?
    Theo ý các bác thì sao ?
    Trong các bài của Krishnamurti em khoái nhất câu này :
    "Thấu hiểu chính mình, chính cái con người phức tạp đặc biệt của mình, là khởi đầu của sự thông minh, nó sẽ bộc lộ cá tính"
    Thấu hiểu chính mình , những ưu nhược điểm của mình , những mong muốn và khả năng của mình . Và biết được trong cái môi trường mà mình hoạt động những tính cách của mình có giá trị như thế nào . Nó có thể giúp mình mà cũng có thể hại mình , so với những người xung quanh nó có thể tốt , có thể xấu , có thể hơn người , có thể kém người , nó xứng đáng để cho ta kiêu ngạo hay nó bảo ta phải khiêm tốn . Khi ta hiểu được chính mình một cách tương đối , nó sẽ giúp ta hiểu người khác hơn . Khi đó ranh giới giữa ta và người không còn quan trọng nữa , và ta có thể sống tốt nhất với những tính cách mà mình có . Và từ đó mình mới biết cách mà update con người mình lên .
    Các bác có nghĩ thế không ạ ?
    Được RedAndBlack sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 07/12/2004
  7. RedAndBlack

    RedAndBlack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cái câu này trước đây em cũng khoái lắm . Nhưng mà sau này nghĩ lại : trước đây mình còn trẻ có những việc mình làm mà cảm thấy không có gì hổ thẹn cả , nhưng khi trưởng thành hơn , hiểu biết hơn mình lại thấy những việc mình làm trước đây là không đúng thì sao ? Lúc đó mình có thẹn với lòng không ?
    Người quân tử thường đặt cái tôi của mình cao hơn người khác ? Có phải đó là nhược điểm của Khổng giáo chăng ?
    Theo ý các bác thì sao ?
    Trong các bài của Krishnamurti em khoái nhất câu này :
    "Thấu hiểu chính mình, chính cái con người phức tạp đặc biệt của mình, là khởi đầu của sự thông minh, nó sẽ bộc lộ cá tính"
    Thấu hiểu chính mình , những ưu nhược điểm của mình , những mong muốn và khả năng của mình . Và biết được trong cái môi trường mà mình hoạt động những tính cách của mình có giá trị như thế nào . Nó có thể giúp mình mà cũng có thể hại mình , so với những người xung quanh nó có thể tốt , có thể xấu , có thể hơn người , có thể kém người , nó xứng đáng để cho ta kiêu ngạo hay nó bảo ta phải khiêm tốn . Khi ta hiểu được chính mình một cách tương đối , nó sẽ giúp ta hiểu người khác hơn . Khi đó ranh giới giữa ta và người không còn quan trọng nữa , và ta có thể sống tốt nhất với những tính cách mà mình có . Và từ đó mình mới biết cách mà update con người mình lên .
    Các bác có nghĩ thế không ạ ?
    Được RedAndBlack sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 07/12/2004
  8. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi Bạn RedAndBlack
    Theo quan điểm của tôi khi mình làm việc gì, quan trọng nhất là trong tận đáy lòng mình nghĩ gì và điều đó sẽ quyết định có thẹn với lòng hay không.
    Từ trước đến nay tôi có quan điểm là khi đã quyết định làm gì thì không bao giờ hối tiếc, vì sự việc đã xảy ra rồi hối tiếc chỉ đem lại đau khổ mà thôi. Trong trường hợp quyết định sai thì cũng can đảm nhận lấy hậu quả không bao giờ trốn chạy. Sau này khi tiếp xúc với nên văn hóa Phương Đông mới biết càng trốn chạy thì nó càng đeo bám theo không rời.
    Bạn có viết ?otrước đây mình còn trẻ có những việc mình làm mà cảm thấy không có gì hổ thẹn cả , nhưng khi trưởng thành hơn , hiểu biết hơn mình lại thấy những việc mình làm trước đây là không đúng thì sao ? Lúc đó mình có thẹn với lòng không ??
    Theo quan niệm Phương đông thì cuộc sống là một dòng chảy không ngừng. Bạn nghĩ rằng những hành động được cho là không đúng đó, không đưa đến hậu quả gì sao. Ngay thời điểm hậu quả phát sinh thì hành động trước đó đã là quá khứ và việc giải quyết cái hậu quả xảy ra đó quyết định xem có phải thẹn với lòng hay không, nếu giải quyết không xong thì lại có hậu quả khác phát sinh và cứ thế mãi không ngừng. Ở đây nó sẽ là chuỗi của sự việc chứ ko còn là 1 hành động đơn lẻ nữa, trong cuộc sống làm gì có cái gì là đơn lẻ đâu mà chỉ có con người ta cứ theo ý mình mà tách nó ra. Vì là chuỗi những việc xảy ra liên tục, nên nó đâu dừng lại để cho bạn xem là cái gì là đúng hay sai. Thực ra thì lòng dạ đâu mà xem quá khứ, còn phải đi giải quyết cái hậu quả trước mắt đã. Nếu việc giải quyết hậu quả tốt thì nhìn về tổng thể cả sự việc đó sẽ được đóng lại với bạn, nhưng nếu trốn chạy thì nó sẽ theo bạn suốt cuộc đời. Nên cái sự việc ngày nay là cái Quả của Nhân trong quá khứ. Tôi phân tích được như thế không có nghĩa là tôi có thể luôn luôn làm được như thế, nhưng nếu muốn có một cuộc an nhàn trong cái nền văn minh cơ giới này thì cần phải cố gắng để làm được như thế.
    Krishnamurti có khuyên ta một câu đại ý như sau: ?oVạn vật, vũ trụ đã tồn tại, vận động hàng tỉ năm thì đời sống 100 năm của ta chỉ là cái nháy mắt thế nên còn thời gian đâu để dừng lại mà xem quá khứ đúng hay sai, cái gì đã qua cho nó qua hẳn không dính mắc đến nữa. Hãy sống và đối mặt với cái thực tại đi để làm sao có được niềm vui trong từng giây phút của hiện tại.?
    Theo tôi cảnh giới cao nhất của con người là sự điềm tĩnh trong đó có người quân tử, mà đã điềm tĩnh thì không thể đặt cái tôi lên trên mọi người được. Đáng ra khi trích câu đó tôi nên bỏ chữ quân tử đi, vì làm việc đó ai cũng có thể làm chứ đâu phải là đặc quyền của người quân tử. Như thế là đã bị dích mắc vào chữ quân tử mất rồi.
    Tôi xin bổ sung thêm một ý khi hiểu mình rồi thì tình thương người và mình sẽ phát sinh và mọi sự ngăn cách lúc đó sẽ không còn nữa.
    Không biết các bạn nghĩ như thế nào?
  9. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi Bạn RedAndBlack
    Theo quan điểm của tôi khi mình làm việc gì, quan trọng nhất là trong tận đáy lòng mình nghĩ gì và điều đó sẽ quyết định có thẹn với lòng hay không.
    Từ trước đến nay tôi có quan điểm là khi đã quyết định làm gì thì không bao giờ hối tiếc, vì sự việc đã xảy ra rồi hối tiếc chỉ đem lại đau khổ mà thôi. Trong trường hợp quyết định sai thì cũng can đảm nhận lấy hậu quả không bao giờ trốn chạy. Sau này khi tiếp xúc với nên văn hóa Phương Đông mới biết càng trốn chạy thì nó càng đeo bám theo không rời.
    Bạn có viết ?otrước đây mình còn trẻ có những việc mình làm mà cảm thấy không có gì hổ thẹn cả , nhưng khi trưởng thành hơn , hiểu biết hơn mình lại thấy những việc mình làm trước đây là không đúng thì sao ? Lúc đó mình có thẹn với lòng không ??
    Theo quan niệm Phương đông thì cuộc sống là một dòng chảy không ngừng. Bạn nghĩ rằng những hành động được cho là không đúng đó, không đưa đến hậu quả gì sao. Ngay thời điểm hậu quả phát sinh thì hành động trước đó đã là quá khứ và việc giải quyết cái hậu quả xảy ra đó quyết định xem có phải thẹn với lòng hay không, nếu giải quyết không xong thì lại có hậu quả khác phát sinh và cứ thế mãi không ngừng. Ở đây nó sẽ là chuỗi của sự việc chứ ko còn là 1 hành động đơn lẻ nữa, trong cuộc sống làm gì có cái gì là đơn lẻ đâu mà chỉ có con người ta cứ theo ý mình mà tách nó ra. Vì là chuỗi những việc xảy ra liên tục, nên nó đâu dừng lại để cho bạn xem là cái gì là đúng hay sai. Thực ra thì lòng dạ đâu mà xem quá khứ, còn phải đi giải quyết cái hậu quả trước mắt đã. Nếu việc giải quyết hậu quả tốt thì nhìn về tổng thể cả sự việc đó sẽ được đóng lại với bạn, nhưng nếu trốn chạy thì nó sẽ theo bạn suốt cuộc đời. Nên cái sự việc ngày nay là cái Quả của Nhân trong quá khứ. Tôi phân tích được như thế không có nghĩa là tôi có thể luôn luôn làm được như thế, nhưng nếu muốn có một cuộc an nhàn trong cái nền văn minh cơ giới này thì cần phải cố gắng để làm được như thế.
    Krishnamurti có khuyên ta một câu đại ý như sau: ?oVạn vật, vũ trụ đã tồn tại, vận động hàng tỉ năm thì đời sống 100 năm của ta chỉ là cái nháy mắt thế nên còn thời gian đâu để dừng lại mà xem quá khứ đúng hay sai, cái gì đã qua cho nó qua hẳn không dính mắc đến nữa. Hãy sống và đối mặt với cái thực tại đi để làm sao có được niềm vui trong từng giây phút của hiện tại.?
    Theo tôi cảnh giới cao nhất của con người là sự điềm tĩnh trong đó có người quân tử, mà đã điềm tĩnh thì không thể đặt cái tôi lên trên mọi người được. Đáng ra khi trích câu đó tôi nên bỏ chữ quân tử đi, vì làm việc đó ai cũng có thể làm chứ đâu phải là đặc quyền của người quân tử. Như thế là đã bị dích mắc vào chữ quân tử mất rồi.
    Tôi xin bổ sung thêm một ý khi hiểu mình rồi thì tình thương người và mình sẽ phát sinh và mọi sự ngăn cách lúc đó sẽ không còn nữa.
    Không biết các bạn nghĩ như thế nào?
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ DO TƯ TƯỞNG
    Tâm trí không thể tự do khi mà nó còn bị rập khuôn hoặc điều kiện hóa. Người ta nghĩ rằng không thể để cho bạn được tự do suy nghĩ, không bị rèn luyện vào khuôn khổ, mà phải bắt tâm trí bạn vào một khuôn khổ nào đó. Ngoài ra, đối với một nền văn minh càng lâu đời, thì sức nặng của truyền thống, của thẩm quyền, của những quy tắc càng đè nặng trĩu lên tâm trí con người.
    Lấy thí dụ những chủng tộc cổ xưa như Ấn Độ bị sống gò ép vào khuôn khổ hơn những người sống tại Mỹ, nơi có nhiều tự do về đời sống xã hội và kinh tế, vì đó là một dân tộc gồm những nhà tiền phong mở đường lập quốc mới gần đây.
    Một tâm trí bị rèn vào khuôn mẫu thì không thể tự do, vì
    nó không thể vượt qua được cái biên giới của chính nó,
    vượt qua được cái hàng rào mà chính nó đã tạo dựng chung
    quanh nó, đó là điều hiển nhiên. Và thật là vô cùng khó
    khăn cho cái loại tâm trí này, để nó có thể tự giải thoát
    khỏi cái khuôn khổ và vượt được ra ngoài, bởi vì cái khuôn
    mẫu đè nặng lên nó không những từ xã hội, mà tại luôn cả
    tự nó ràng buộc chính nó. Bạn thích cái cung cách sống của
    bạn vì bạn ngại, không dám vượt qua nó. Bạn sợ những điều
    cha mẹ bạn, thầy linh hướng của bạn, và xã hội sẽ bình phẩm,
    nên bạn giúp họ tạo dựng cái hàng rào nó sẽ cầm giữ bạn lại
    Chính đây là cái nhà tù tư tưởng mà số đông chúng ta bị giam cầm, và đó là lý do cha mẹ chúng ta - và một ngày kia sẽ tới phiên chúng ta sẽ bảo con cái chúng ta - phải làm cái này hoặc không làm cái kia.
    Trong khi còn trẻ, tự do là điều vô cùng quan trọng, không phải chỉ trên bình diện ý thức, mà tận đáy lòng. Có nghĩa là bạn phải quan sát chính bạn, tỉnh giác trước những nguồn ảnh hưởng tìm cách xâm lấn vào tâm hồn bạn để chi phối bạn. Có nghĩa là đừng bao giờ chấp nhận điều gì một cách không thận trọng, mà phải luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng và phản đối, nếu cần.
    Do Sea_bird sưu tầm & gửi

Chia sẻ trang này