1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ DO TƯ TƯỞNG
    Tâm trí không thể tự do khi mà nó còn bị rập khuôn hoặc điều kiện hóa. Người ta nghĩ rằng không thể để cho bạn được tự do suy nghĩ, không bị rèn luyện vào khuôn khổ, mà phải bắt tâm trí bạn vào một khuôn khổ nào đó. Ngoài ra, đối với một nền văn minh càng lâu đời, thì sức nặng của truyền thống, của thẩm quyền, của những quy tắc càng đè nặng trĩu lên tâm trí con người.
    Lấy thí dụ những chủng tộc cổ xưa như Ấn Độ bị sống gò ép vào khuôn khổ hơn những người sống tại Mỹ, nơi có nhiều tự do về đời sống xã hội và kinh tế, vì đó là một dân tộc gồm những nhà tiền phong mở đường lập quốc mới gần đây.
    Một tâm trí bị rèn vào khuôn mẫu thì không thể tự do, vì
    nó không thể vượt qua được cái biên giới của chính nó,
    vượt qua được cái hàng rào mà chính nó đã tạo dựng chung
    quanh nó, đó là điều hiển nhiên. Và thật là vô cùng khó
    khăn cho cái loại tâm trí này, để nó có thể tự giải thoát
    khỏi cái khuôn khổ và vượt được ra ngoài, bởi vì cái khuôn
    mẫu đè nặng lên nó không những từ xã hội, mà tại luôn cả
    tự nó ràng buộc chính nó. Bạn thích cái cung cách sống của
    bạn vì bạn ngại, không dám vượt qua nó. Bạn sợ những điều
    cha mẹ bạn, thầy linh hướng của bạn, và xã hội sẽ bình phẩm,
    nên bạn giúp họ tạo dựng cái hàng rào nó sẽ cầm giữ bạn lại
    Chính đây là cái nhà tù tư tưởng mà số đông chúng ta bị giam cầm, và đó là lý do cha mẹ chúng ta - và một ngày kia sẽ tới phiên chúng ta sẽ bảo con cái chúng ta - phải làm cái này hoặc không làm cái kia.
    Trong khi còn trẻ, tự do là điều vô cùng quan trọng, không phải chỉ trên bình diện ý thức, mà tận đáy lòng. Có nghĩa là bạn phải quan sát chính bạn, tỉnh giác trước những nguồn ảnh hưởng tìm cách xâm lấn vào tâm hồn bạn để chi phối bạn. Có nghĩa là đừng bao giờ chấp nhận điều gì một cách không thận trọng, mà phải luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng và phản đối, nếu cần.
    Do Sea_bird sưu tầm & gửi
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    To Sea_Bird
    Bạn muốn cho Nội Dung là
    Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?  hay Mục đích cuộc sống của chúng ta là gì?
    Sea_Bird viết:
    Theo tôi chân lý thì chỉ có một, nhưng đường đi đến chân lý thì có rất nhiều, nhiều đến mức có người còn nói ?ochân lý là mảnh đất không có lối ngõ gì hết?. Ngay cả thời điểm ngộ ra chân lý cũng rất khác nhau, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bản thân ta ngộ được chân lý. 
    Tự trong danh xưng Khái niệm Chân lý: Cái chân và cái lý đả có sự phân biệt rồi . Chân & Lý , là 2 pham trù đả bị con người đồng nhất hoá, tuyệt đối hóa: gọi là (Chân lý) & dị biệt hóa gọi là Chân, lý (có phãy);
    Thân
    Chúc Khoẻ .
     
     
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    To Sea_Bird
    Bạn muốn cho Nội Dung là
    Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?  hay Mục đích cuộc sống của chúng ta là gì?
    Sea_Bird viết:
    Theo tôi chân lý thì chỉ có một, nhưng đường đi đến chân lý thì có rất nhiều, nhiều đến mức có người còn nói ?ochân lý là mảnh đất không có lối ngõ gì hết?. Ngay cả thời điểm ngộ ra chân lý cũng rất khác nhau, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bản thân ta ngộ được chân lý. 
    Tự trong danh xưng Khái niệm Chân lý: Cái chân và cái lý đả có sự phân biệt rồi . Chân & Lý , là 2 pham trù đả bị con người đồng nhất hoá, tuyệt đối hóa: gọi là (Chân lý) & dị biệt hóa gọi là Chân, lý (có phãy);
    Thân
    Chúc Khoẻ .
     
     
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi Bạn Hoailong
    Tôi chưa hiểu ý bạn.
    Bạn có thể nói rõ hơn được ko.
    Sea_bird
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi Bạn Hoailong
    Tôi chưa hiểu ý bạn.
    Bạn có thể nói rõ hơn được ko.
    Sea_bird
  6. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ngay cả thời điểm ngộ ra chân lý cũng rất khác nhau, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bản thân ta ngộ được chân lý.
    Xin lỗi trong câu này tôi viết thiếu một chữ ko ".... nếu bản thân ta ko ngộ được chân lý"
    Cảm ơn bạn Hoailong.
    Sea_bird
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ngay cả thời điểm ngộ ra chân lý cũng rất khác nhau, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bản thân ta ngộ được chân lý.
    Xin lỗi trong câu này tôi viết thiếu một chữ ko ".... nếu bản thân ta ko ngộ được chân lý"
    Cảm ơn bạn Hoailong.
    Sea_bird
  8. Voi_con_o_ban_don

    Voi_con_o_ban_don Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Liệu cái chân lý ngộ ra được đó có thực sự là chân lý không. Suốt mấy thê kỷ con người coi Newton là chân lý, nhưng sau đó thì hình như không phải
  9. Voi_con_o_ban_don

    Voi_con_o_ban_don Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Liệu cái chân lý ngộ ra được đó có thực sự là chân lý không. Suốt mấy thê kỷ con người coi Newton là chân lý, nhưng sau đó thì hình như không phải
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bản thân tôi chưa ngộ ra chân lý nên không thể biết nó là gì, nhưng tôi tin vào cái chân lý mà theo Đạo giáo gọi là "Đạo", phật giáo gọi là "kiến tánh thành Phật". Nhưng có một cái rất đặc biệt là các vị đã ngộ ra chân lý này ko bao giờ kêu gọi ra bắt chước họ, mà lại dạy rằng cái đó đã có ở trong mỗi người rồi và muốn ngộ ra được thì chỉ có bản thân ta tự làm mà thôi.
    Mấy thế kỷ nhiều người cho rằng những cái gì do Newton viết ra là chân lý (tôi nói chữ viết ra), nhưng bản thân Newton theo tôi lại coi Thượng đế mới là chân lý. Xin trích một câu ở trong cuốn "Đạo của vật lý"
    Sân khấu của vũ trụ Newton, trong đó tất cả hiện tượng cơ lý xảy ra, là không gian ba chiều của hình học cổ điển Euclid.
    Newton là người gắn thêm một lực tác động giữa các hạt với nhau. Lực này rất đơn giản và chỉ tuỳ thuộc vào khối lượng và khoảng cách của chúng. Đó là trọng lực hay lực hút lẫn nhau của các khối lượng và Newton xem lực đó gắn chặt với vật thể, chúng tác động tức thì trong khoảng cách rất xa. Mặc dù đây là một giả thuyết kỳ dị, nó không được ai tìm hiểu thêm. Các khối lượng và lực tác động được xem như do Chúa tạo thành và do đó không phải là đối tượng để xem xét. Trong tác phẩm Optics, Newton cho ta thấy hình dung của ông về việc Chúa tạo dựng thế giới vật chất:
    "Tôi cho rằng có lẽ mới đầu Chúa tạo vật chất bằng những hạt cững chắc, đầy đắc, không thể xuyên qua, di động, với dạng hình, với kích thước, với tính chất và tương quan nhất định với không gian, phù hợp nhất với mục đích mà ngài muốn tạo ra; và những hạt đơn giản này là thể rắn, cứng hơn bất kỳ vật thể xốp nào khác, chúng cứng đến độ không bao giờ hao mòn, không vỡ. Không có một lực nào có thể chia cắt nó, vật mà trong ngày đầu tiên Chúa đã sáng tạo"

    Khi chúng ta học hình học Euclid thì đầu tiên phải công nhận các tiên đề mà không chứng minh.
    Nên theo tôi cái mà nhiều người xem là đúng, chưa chắc đã đúng. Vì vậy Krishnamurti kêu gọi sự "hiếu kì" ở mỗi chúng ta.

Chia sẻ trang này