1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cadmank3

    cadmank3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    liệu có phải mục đích của cuộc sống là tìm đến AN và LẠC không?
    tôi nghĩ thế / vẫn đề là mỗi thời mỗi khác
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    YÊU
    Krishnamurti:
    Với tất cả những kinh nghiệm, với tất cả kiến thức, với tất cả nền văn minh mà quí vị đã có, đã đào tạo nên con người của quí vị, vậy tại sao quí vị lại không có tấm lòng thương xót, trắc ẩn, trong đời sống hằng ngày của quí vị. Để tìm hiểu coi tại sao quí vị lại không có cái tấm lòng thương xót đó, tại sao nó không tồn tại trong trái tim và tâm hồn của con người, có lẽ quí vị cũng nên hỏi:" Mình có yêu ai không?"
    Hỏi:
    Thưa ông, tôi muốn biết thực ra thế nào là yêu.
    Krishnamurti:
    Thưa ông, xin cho tôi trân trọng hỏi ông rằng ông có hề yêu ai không? Có thể là ông yêu con chó của ông, nhưng con chó là nô lệ của ông. Để riêng súc vật, nhà cửa, sách báo, thơ văn, tình yêu quê hương v. v... ra một bên, ông có yêu người nào không? Có nghĩa là khi yêu người nào đó, ông không đòi hỏi một sự đáp ứng, không đòi hỏi bất cứ cái gì từ người mà ông yêu, ông không phải là kẻ lệ thuộc vào người đó. Bởi vì, nếu ông là kẻ lệ thuộc, ông sẽ sợ hãi, ghen tuông, bồn chồn khắc khoải, ghét bỏ, giận dữ. Nếu ông bị dính mắc vào người nào, đó có phải là tình yêu không? Ông thử tìm hiểu coi! Và nếu tất cả những điều kể trên không phải là yêu -tôi chỉ hỏi thôi, tôi không nói rằng đó là yêu hoặc không phải là yêu-như thế thì làm sao mà ông có được lòng thương xót, trắc ẩn. Chúng ta đòi hỏi một điều còn to lớn hơn cả tình yêu, trong khi ngay cả đến cái tình yêu bình thường dành cho con người, chúng ta cũng còn không có!
    Hỏi:
    Làm sao ông có thể tìm ra được cái tình yêu đó?
    Krishnamurti:
    Tôi không muốn đi tìm cái tình yêu đó. Tất cả những điều tôi muốn làm chỉ là liệng bỏ tất cả những cái gì không phải là yêu, giải thoát khỏi sự ghen tuông, ràng buộc.
    (Trích On Love and Loneliness)
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    YÊU
    Krishnamurti:
    Với tất cả những kinh nghiệm, với tất cả kiến thức, với tất cả nền văn minh mà quí vị đã có, đã đào tạo nên con người của quí vị, vậy tại sao quí vị lại không có tấm lòng thương xót, trắc ẩn, trong đời sống hằng ngày của quí vị. Để tìm hiểu coi tại sao quí vị lại không có cái tấm lòng thương xót đó, tại sao nó không tồn tại trong trái tim và tâm hồn của con người, có lẽ quí vị cũng nên hỏi:" Mình có yêu ai không?"
    Hỏi:
    Thưa ông, tôi muốn biết thực ra thế nào là yêu.
    Krishnamurti:
    Thưa ông, xin cho tôi trân trọng hỏi ông rằng ông có hề yêu ai không? Có thể là ông yêu con chó của ông, nhưng con chó là nô lệ của ông. Để riêng súc vật, nhà cửa, sách báo, thơ văn, tình yêu quê hương v. v... ra một bên, ông có yêu người nào không? Có nghĩa là khi yêu người nào đó, ông không đòi hỏi một sự đáp ứng, không đòi hỏi bất cứ cái gì từ người mà ông yêu, ông không phải là kẻ lệ thuộc vào người đó. Bởi vì, nếu ông là kẻ lệ thuộc, ông sẽ sợ hãi, ghen tuông, bồn chồn khắc khoải, ghét bỏ, giận dữ. Nếu ông bị dính mắc vào người nào, đó có phải là tình yêu không? Ông thử tìm hiểu coi! Và nếu tất cả những điều kể trên không phải là yêu -tôi chỉ hỏi thôi, tôi không nói rằng đó là yêu hoặc không phải là yêu-như thế thì làm sao mà ông có được lòng thương xót, trắc ẩn. Chúng ta đòi hỏi một điều còn to lớn hơn cả tình yêu, trong khi ngay cả đến cái tình yêu bình thường dành cho con người, chúng ta cũng còn không có!
    Hỏi:
    Làm sao ông có thể tìm ra được cái tình yêu đó?
    Krishnamurti:
    Tôi không muốn đi tìm cái tình yêu đó. Tất cả những điều tôi muốn làm chỉ là liệng bỏ tất cả những cái gì không phải là yêu, giải thoát khỏi sự ghen tuông, ràng buộc.
    (Trích On Love and Loneliness)
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ QUAN SÁT
    Trừ phi cái tâm được hoàn toàn giải thoát khỏi sự sợ hãi, nếu không thì tất cả mọi hình thức hành động đều chỉ làm tăng thêm sự phiền hà, khổ đau và bối rối mà thôi Chúng ta đã thảo luận với nhau về tầm quan trọng của một cuộc đổi mới tận gốc trong nội tâm con người . Và cuộc đổi mới này phải được diễn ra trong tình trạng hoàn toàn tự do, giải thoát. Từ ngữ "tự do" là từ ngữ nguy hiểm nhất, ngoại trừ chúng ta hiểu thấu suốt và rốt ráo ý nghĩa sâu xa của nó . Chúng ta phải học hỏi toàn bộ những ẩn ý sâu xa, không phải chỉ là cái nghĩa đơn thuần trong tự điển. Phần lớn chúng ta dùng nó tùy theo khuynh hướng riêng tư, tùy theo ý thích hoặc tính cách chính trị. Chúng ta sẽ không dùng từ đó theo tính cách chính trị hoặc trường hợp riêng tư mà đi vào chiều sâu, vào phần nội tâm của nó.
    Nhưng mà trước đó, chúng ta hãy thấu đáo từ ngữ "học hỏi" cái đã. Chúng ta đã từng nói rằng chúng ta sẽ truyền thông với nhau, có nghĩa là chúng ta cùng tham dự, cùng chia xẻ cho nhau, và học hỏi là một phần của cái quá trình ấy . Bạn sẽ không học hỏi từ diễn giả, nhưng học hỏi bằng sự quan sát, bằng sự dùng diễn giả như là một tấm gương để quan sát sự chuyển động của tư tưởng, cảm giác, tinh thần và tâm tư của chính bạn. Không có một thẩm quyền nào có thể ảnh hưởng vào quá trình này . Mặc dầu diễn giả phải ngồi trên một tấm nệm, vì nó tiện nghi, vị trí ấy không hề cho ông ta một chút thẩm quyền nào .
    Cho nên chúng ta có thể thoải mái dẹp chuyện đó qua một bên, và để tâm vào sự học hỏi, không từ diễn giả, nhưng dùng diễn giả để học hỏi về chính bản thân mình. Bạn học hỏi qua sự quan sát tâm tư của chính bạn, chính cái nội tâm của bạn -- nó là cái gì? Muốn học hỏi về nó, bạn phải có tự do, phải có một nhiệt tình muốn tìm hiểu, một sự đam mê nồng nhiệt và trực tiếp. Bạn sẽ không thể học hỏi được cái gì nếu bạn không có sự đam mê, không có nghị lực để hoàn thành. Nếu đã có sẵn bất cứ loại định kiến, thiên kiến, ưa thích, ghét bỏ, hoặc kếtááán nào thì người ta không còn có khả năng để học hỏi được nữa, mà chỉ khiến cho điều họ muốn học hỏi trở thành méo mó mà thôi .
    Từ ngữ "rèn luyện" có nghĩa là "học" từ một tá "người đã biết", coi như là bạn chưa biết, nên bạn học từ người khác. Từ ngữ rèn luyện ngụ ý như vậy . Nhưng ở đây, chúng ta dùng từ rèn luyện không phải với cái nghĩa học từ người khác, nhưng mà là tự mình quan sát chính mình, đòi hỏi một sự rèn luyện không qua sự đàn áp, sự bắt chước, hoặc là tuân hành, hoặc là ngay cả sự điều chỉnh, nhưng thực sự là chỉ có quan sát mà thôi . Sự quan sát thành khẩn đó chính là tự rèn luyện -- sự học hỏi xuyên qua quan sát. Sự học hỏi thành khẩn đó chính là tự rèn luyện, trong chiều hướng bản thân bạn phải rất là chú tâm, bạn phải dồi dào nghị lực, hành động với lòng nhiệt thành, mãnh liệt và sâu sắc.
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ QUAN SÁT
    Trừ phi cái tâm được hoàn toàn giải thoát khỏi sự sợ hãi, nếu không thì tất cả mọi hình thức hành động đều chỉ làm tăng thêm sự phiền hà, khổ đau và bối rối mà thôi Chúng ta đã thảo luận với nhau về tầm quan trọng của một cuộc đổi mới tận gốc trong nội tâm con người . Và cuộc đổi mới này phải được diễn ra trong tình trạng hoàn toàn tự do, giải thoát. Từ ngữ "tự do" là từ ngữ nguy hiểm nhất, ngoại trừ chúng ta hiểu thấu suốt và rốt ráo ý nghĩa sâu xa của nó . Chúng ta phải học hỏi toàn bộ những ẩn ý sâu xa, không phải chỉ là cái nghĩa đơn thuần trong tự điển. Phần lớn chúng ta dùng nó tùy theo khuynh hướng riêng tư, tùy theo ý thích hoặc tính cách chính trị. Chúng ta sẽ không dùng từ đó theo tính cách chính trị hoặc trường hợp riêng tư mà đi vào chiều sâu, vào phần nội tâm của nó.
    Nhưng mà trước đó, chúng ta hãy thấu đáo từ ngữ "học hỏi" cái đã. Chúng ta đã từng nói rằng chúng ta sẽ truyền thông với nhau, có nghĩa là chúng ta cùng tham dự, cùng chia xẻ cho nhau, và học hỏi là một phần của cái quá trình ấy . Bạn sẽ không học hỏi từ diễn giả, nhưng học hỏi bằng sự quan sát, bằng sự dùng diễn giả như là một tấm gương để quan sát sự chuyển động của tư tưởng, cảm giác, tinh thần và tâm tư của chính bạn. Không có một thẩm quyền nào có thể ảnh hưởng vào quá trình này . Mặc dầu diễn giả phải ngồi trên một tấm nệm, vì nó tiện nghi, vị trí ấy không hề cho ông ta một chút thẩm quyền nào .
    Cho nên chúng ta có thể thoải mái dẹp chuyện đó qua một bên, và để tâm vào sự học hỏi, không từ diễn giả, nhưng dùng diễn giả để học hỏi về chính bản thân mình. Bạn học hỏi qua sự quan sát tâm tư của chính bạn, chính cái nội tâm của bạn -- nó là cái gì? Muốn học hỏi về nó, bạn phải có tự do, phải có một nhiệt tình muốn tìm hiểu, một sự đam mê nồng nhiệt và trực tiếp. Bạn sẽ không thể học hỏi được cái gì nếu bạn không có sự đam mê, không có nghị lực để hoàn thành. Nếu đã có sẵn bất cứ loại định kiến, thiên kiến, ưa thích, ghét bỏ, hoặc kếtááán nào thì người ta không còn có khả năng để học hỏi được nữa, mà chỉ khiến cho điều họ muốn học hỏi trở thành méo mó mà thôi .
    Từ ngữ "rèn luyện" có nghĩa là "học" từ một tá "người đã biết", coi như là bạn chưa biết, nên bạn học từ người khác. Từ ngữ rèn luyện ngụ ý như vậy . Nhưng ở đây, chúng ta dùng từ rèn luyện không phải với cái nghĩa học từ người khác, nhưng mà là tự mình quan sát chính mình, đòi hỏi một sự rèn luyện không qua sự đàn áp, sự bắt chước, hoặc là tuân hành, hoặc là ngay cả sự điều chỉnh, nhưng thực sự là chỉ có quan sát mà thôi . Sự quan sát thành khẩn đó chính là tự rèn luyện -- sự học hỏi xuyên qua quan sát. Sự học hỏi thành khẩn đó chính là tự rèn luyện, trong chiều hướng bản thân bạn phải rất là chú tâm, bạn phải dồi dào nghị lực, hành động với lòng nhiệt thành, mãnh liệt và sâu sắc.
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  6. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TRÍ TUỆ
    Hỏi:
    Trí tuệ là gì, nếu không phải là kiến thức? Tại sao ông nói rằng phải dẹp bỏ kiến thức? Bộ kiến thức không cần thiết sao? Không có kiến thức, chúng ta sẽ tới đâu? Chúng ta sẽ vẫn là những con người thời thái cổ, chẳng biết tí gì về cái thế giới ngoại hạng mà chúng ta đang sống. Không có kiến thức, chúng ta khó có thể tồn tại nổi, dù sống ở mức sống nào. Tại sao ông cứ khăng khăng rằng kiến thức làm trở ngại cho trí tuệ ?
    Krishnamurti trả lời:
    Kiến thức là tùy thuộc. Kiến thức không đem lại cho chúng ta tự do. Người ta có thể biết cách ráp cái máy bay để bay qua phía bên kia trái đất trong vòng vài giờ, nhưng đó không phải là tự do. Kiến thức không phải là nhân tố sáng tạo, mà là sự liên tục, mà đã là cái liên tục thì không thể dẫn đến tuyệt đối, đến cái không thể cân lượng, cái thực tại ngoài tri thức. Kiến thức cản trở sự bừng tỉnh, cản trở cái thực tại ngoài tri thức. Thực tại không thể bị kiến thức che phủ; kiến thức luôn luôn trôi về quá khứ; quá khứ luôn luôn che mờ hiện tại, che mờ cái thực tại. Không có tự do, không có tâm trí khai phóng, không thể có trí tuệ. Trí tuệ không đi kèm kiến thức. Từ khoảng cách giữa những lời nói, những tư tưởng, trí tuệ bừng lên. Khoảng cách này là sự tĩnh lặng không bị khuấy động bởi kiến thức, đó là sự bừng tỉnh, là cái không thể cân lượng, là cái hoàn hảo, là tuyệt đối. ( Trích Commentaries on Living)
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TRÍ TUỆ
    Hỏi:
    Trí tuệ là gì, nếu không phải là kiến thức? Tại sao ông nói rằng phải dẹp bỏ kiến thức? Bộ kiến thức không cần thiết sao? Không có kiến thức, chúng ta sẽ tới đâu? Chúng ta sẽ vẫn là những con người thời thái cổ, chẳng biết tí gì về cái thế giới ngoại hạng mà chúng ta đang sống. Không có kiến thức, chúng ta khó có thể tồn tại nổi, dù sống ở mức sống nào. Tại sao ông cứ khăng khăng rằng kiến thức làm trở ngại cho trí tuệ ?
    Krishnamurti trả lời:
    Kiến thức là tùy thuộc. Kiến thức không đem lại cho chúng ta tự do. Người ta có thể biết cách ráp cái máy bay để bay qua phía bên kia trái đất trong vòng vài giờ, nhưng đó không phải là tự do. Kiến thức không phải là nhân tố sáng tạo, mà là sự liên tục, mà đã là cái liên tục thì không thể dẫn đến tuyệt đối, đến cái không thể cân lượng, cái thực tại ngoài tri thức. Kiến thức cản trở sự bừng tỉnh, cản trở cái thực tại ngoài tri thức. Thực tại không thể bị kiến thức che phủ; kiến thức luôn luôn trôi về quá khứ; quá khứ luôn luôn che mờ hiện tại, che mờ cái thực tại. Không có tự do, không có tâm trí khai phóng, không thể có trí tuệ. Trí tuệ không đi kèm kiến thức. Từ khoảng cách giữa những lời nói, những tư tưởng, trí tuệ bừng lên. Khoảng cách này là sự tĩnh lặng không bị khuấy động bởi kiến thức, đó là sự bừng tỉnh, là cái không thể cân lượng, là cái hoàn hảo, là tuyệt đối. ( Trích Commentaries on Living)
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  8. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH
    Hỏi :
    -- Theo ý ông, điều gì được coi như quan trọng nhất trong cuộc đời? Tôi thường suy ngẫm về điều này, và thấy dường như có quá nhiều điều trong cuộc đời đáng được coi là quan trọng. Tôi xin hỏi ông điều này bằng tất cả tấm lòng thành khẩn của tôi.
    Krishnamurti đáp :
    -- Có thể đó là nghệ thuật sống. Chúng ta dùng chữ "nghệ thuật" với cái nghĩa rộng nhất của nó. Cuộc đời thì quá ư là phức tạp, rối rắm, cho nên rất là khó khăn và bối rối khi chúng ta coi một mặt nào đó là quan trọng nhất. Ngay chính sự chọn lựa, sự phân biệt, đánh giá phẩm chất, đã dẫn tới sự bối rối hơn rồi. Nếu bạn nói rằng đây là điều quan trọng nhất, thế là bạn đã đẩy những sự kiện thực tế khác trong cuộc đời xuống vị trí thứ yếu rồi. Hoặc là bạn coi toàn bộ hoạt động của cuộc đời như là một tổng thể, điều rất khó làm đối với nhiều người, hoặc là bạn đặt trọng tâm vào một vấn đề căn bản trong đó có bao gồm cả những điều khác. Như vậy, chúng ta có thể tiếp tục thảo luận.
    Hỏi :
    -- Ý ông muốn nói rằng một khía cạnh có thể bao gồm toàn bộ cuộc đời? Có thể như vậy được chăng?
    Krishnamurti đáp:
    -- Có thể lắm. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào đề tài một cách thật là chậm rãi và thận trọng. Ðầu tiên là hai chúng ta hãy nghiên cứu, nhưng không vội vã tiến tới kết luận, vì như vậy là nông cạn. Chúng ta cùng nhau thăm dò một khía cạnh của đời sống, và nếu chúng ta thấu hiểu được điều đó thì chúng ta có thể hiểu được toàn bộ đời sống. Muốn nghiên cứu, chúng ta phải hoàn toàn rũ bỏ được những thứ như thành kiến, kinh nghiệm bản thân, và cái sự kiện "đã có sẵn kết luận". Như là một khoa học gia giỏi, chúng ta phải có cái tâm trí không bị che mờ bởi những kiến thức mà chúng ta đã huân tập trong cuộc đời. Chúng ta phải bắt đầu với một tâm trí hoàn toàn cởi mở, tươi mát, đó là một trong những điều kiện cần thiết của sự khám phá, tìm hiểu. Ở đây, sự khám phá, tìm hiểu không phải chỉ về quan điểm, hoặc một chuỗi những khái niệm triết học, mà là tìm hiểu, khám phá chính tâm hồn mình, cho nên, chúng ta không thể để cho các phản ứng từ các lối mòn xâm lấn vào cái đang được quan sát. Ðó là điều tuyệt đối cần thiết, nếu không sự tìm hiểu của bạn về chính bạn lại bị những nỗi lo sợ, niềm hy vọng và sự khoái lạc của chính bạn làm cho biến thể.
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  9. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH
    Hỏi :
    -- Theo ý ông, điều gì được coi như quan trọng nhất trong cuộc đời? Tôi thường suy ngẫm về điều này, và thấy dường như có quá nhiều điều trong cuộc đời đáng được coi là quan trọng. Tôi xin hỏi ông điều này bằng tất cả tấm lòng thành khẩn của tôi.
    Krishnamurti đáp :
    -- Có thể đó là nghệ thuật sống. Chúng ta dùng chữ "nghệ thuật" với cái nghĩa rộng nhất của nó. Cuộc đời thì quá ư là phức tạp, rối rắm, cho nên rất là khó khăn và bối rối khi chúng ta coi một mặt nào đó là quan trọng nhất. Ngay chính sự chọn lựa, sự phân biệt, đánh giá phẩm chất, đã dẫn tới sự bối rối hơn rồi. Nếu bạn nói rằng đây là điều quan trọng nhất, thế là bạn đã đẩy những sự kiện thực tế khác trong cuộc đời xuống vị trí thứ yếu rồi. Hoặc là bạn coi toàn bộ hoạt động của cuộc đời như là một tổng thể, điều rất khó làm đối với nhiều người, hoặc là bạn đặt trọng tâm vào một vấn đề căn bản trong đó có bao gồm cả những điều khác. Như vậy, chúng ta có thể tiếp tục thảo luận.
    Hỏi :
    -- Ý ông muốn nói rằng một khía cạnh có thể bao gồm toàn bộ cuộc đời? Có thể như vậy được chăng?
    Krishnamurti đáp:
    -- Có thể lắm. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào đề tài một cách thật là chậm rãi và thận trọng. Ðầu tiên là hai chúng ta hãy nghiên cứu, nhưng không vội vã tiến tới kết luận, vì như vậy là nông cạn. Chúng ta cùng nhau thăm dò một khía cạnh của đời sống, và nếu chúng ta thấu hiểu được điều đó thì chúng ta có thể hiểu được toàn bộ đời sống. Muốn nghiên cứu, chúng ta phải hoàn toàn rũ bỏ được những thứ như thành kiến, kinh nghiệm bản thân, và cái sự kiện "đã có sẵn kết luận". Như là một khoa học gia giỏi, chúng ta phải có cái tâm trí không bị che mờ bởi những kiến thức mà chúng ta đã huân tập trong cuộc đời. Chúng ta phải bắt đầu với một tâm trí hoàn toàn cởi mở, tươi mát, đó là một trong những điều kiện cần thiết của sự khám phá, tìm hiểu. Ở đây, sự khám phá, tìm hiểu không phải chỉ về quan điểm, hoặc một chuỗi những khái niệm triết học, mà là tìm hiểu, khám phá chính tâm hồn mình, cho nên, chúng ta không thể để cho các phản ứng từ các lối mòn xâm lấn vào cái đang được quan sát. Ðó là điều tuyệt đối cần thiết, nếu không sự tìm hiểu của bạn về chính bạn lại bị những nỗi lo sợ, niềm hy vọng và sự khoái lạc của chính bạn làm cho biến thể.
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TẦM ĐẠO và ĐẠO SƯ
    Trong công cuộc tầm đạo, làm sao tôi có thể biết rằng đây là đạo, là thực tại, là chân lý tuyệt đối ? Làm sao tôi có thể biết được ? Tôi có thể nói rằng :" Đây là thực tại", được chăng? Cho nên, tại sao tôi phải đi kiếm tìm ? Vậy thì, cái gì khiến cho tôi đi tìm ? Cái gì khiến cho người ta đi tìm đạo là câu hỏi còn chủ yếu hơn là chính sự kiếm tìm và tuyên bố :"Đây là thực tại, là chân lý, là đạo". Nếu tôi nói: "Đây là chân lý, đây là đạo", thì tôi đã phải biết về nó từ trước rồi. Nếu tôi đã biết nó từ trước rồi, thì nó lại chẳng phải là chân lý tuyệt đối, là đạo, mà chỉ là một mớ lý thuyết đã chết cứng, từ trong quá khứ xuất hiện để mà nói rằng đó là chân lý, là đạo, là thực tại. Cái vật đã chết cứng đó không thể nói với tôi về chân lý, về đạo, về thực tại.
    Như vậy, tại sao tôi tầm đạo? Bởi vì, từ trong nội tâm sâu thẳm, tôi không an vui, từ trong nội tâm sâu thẳm, tôi thấy băn khoăn, bối rối, có một nỗi buồn mênh mông từ đáy lòng và tôi muốn tìm lối để thoát ra.
    Ngài tới như một vị đạo sư, một người giác ngộ, hay là như một giáo sư, và nói: " Coi này, đây là con đường để giải thoát." Lý do căn bản của sự tầm đạo của tôi là để giải thoát khỏi những nỗi thống khổ kể trên này và tôi thừa nhận rằng tôi có thể đạt được điều đó, và sự giác ngộ ở ngay đó, hoặc ngay trong nội tâm tôi. Vậy thì, tôi có thể thoát được những nỗi niềm buồn khổ kể trên chăng?
    Tôi sẽ không thể thoát được nếu như tôi chỉ tìm cách tránh né nó, đè nén nó xuống, hoặc bỏ chạy. Nó vẫn còn đó! Dù tôi có đi tới đâu, nó vẫn còn đó. Cho nên, điều tôi phải làm là hãy tìm hiểu coi tại sao những nỗi buồn kể trên có thể hiện hữu, tại sao tôi lại cảm thấy đau khổ. Chuyện đó có phải là sự tìm kiếm không? Không! Khi tôi muốn tìm lý do tại sao tôi đau khổ, đó không phải là sự tầm đạo, cũng không được gọi là "một sự tìm kiếm" nữa, mà nó chỉ như khi tôi đến gặp vị y sĩ và nói rằng tôi bị đau bụng, ông ta bảo rằng tôi đã ăn uống bậy bạ. Như vậy, tôi phải chấm dứt sự ăn đồ bậy bạ.
    Nếu nguyên nhân của những bất hạnh đến với tôi là do từ tôi, không phải từ môi trường sống của tôi, thì chính tôi phải tự tìm lấy lối thoát.
    Ngài có thể, trên cương vị đạo sư, chỉ cho tôi rằng đó là cái cửa để đi ra. Nhưng ngay sau khi ngài chỉ rồi thì công việc của ngài đã xong. Từ đó, chính tôi phải hành động, chính tôi phải tự tìm ra rằng tôi sẽ phải làm gì, tôi sẽ sống ra sao, sẽ suy nghĩ như thế nào, sẽ cảm nhận cuộc đời như thế nào để có thể không còn thấy đau khổ nữa.
    Con người ta hay ngộ nhận giữa con đường đi đến chân lý và bản thân cái chân lý. Ở đây vị đạo sư, thầy giáo, các giáo lý mới chỉ là con đường chỉ cho ta đi đến chân lý
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi

Chia sẻ trang này