1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Tồn tại , tồn tại thưa quý dzị !
  2. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Theo tui... sống là để chết... Các bác cứ nghĩ xem, chúng ta sinh ra, lớn lên, học hành, kiếm tiền... cuối cùng lại chết... Chán thật...
  3. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Theo tui... sống là để chết... Các bác cứ nghĩ xem, chúng ta sinh ra, lớn lên, học hành, kiếm tiền... cuối cùng lại chết... Chán thật...
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    LẮNG NGHE
    Tại sao quí vị ngồi đây nghe tôi nói?
    Tóm lại, đã có bao giờ quí vị tự hỏi tại sao mình lại lắng nghe lời người khác nói không vậy?
    Và lắng nghe người khác có nghĩa là gì?
    Tất cả quí vị đang ngồi trước mặt một người đang nói. Vậy quí vị đang lắng nghe những điều phù hợp với ý nghĩ trong đầu óc quí vị để tăng thêm sự tin chắc hay là quí vị muốn nghe để phát hiện ra những điều mới lạ? Quí vị có thấy sự khác biệt chăng? Nghe để mà tìm hiểu thì đặc biệt khác hẳn với nghe chỉ để mà xác nhận những điều mình đã nghĩ. Nếu quí vị ngồi đây chỉ để có được sự thừa nhận, để được khuyến khích cho sự suy nghĩ đã có của quí vị, thì sự lắng nghe này sẽ chỉ có chút xíu ý nghĩa mà thôi. Nhưng nếu quí vị lắng nghe để phát hiện những điều mới lạ thì tâm trí quí vị sẽ được thoải mái, không gắn bó với bất cứ cái gì; trong trường hợp đó, nó sẽ rất tinh tường, sắc bén, sống động, tìm tòi, hiếu kỳ, và vì thế, nó có khả năng khám phá. Cho nên, như vậy thì sự xem xét coi tại sao quí vị lắng nghe và quí vị lắng nghe cái gì không phải là rất quan trọng sao?
    Có bao giờ quí vị ngồi rất lặng lẽ, không để ý vào bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng, nhưng với một tâm hồn rất an tịnh, rất tịch mịch. Thế rồi quí vị nghe thấy tất cả mọi thứ tiếng động, phải vậy không? Quí vị nghe thấy những tiếng ồn ào từ rất xa xôi mơ hồ vọng lại cũng như những tiếng động gần hơn, rồi tới những tiếng rất gần, những âm thanh kế cận quí vị -- có nghĩa là thật sự quí vị đang nghe tất cả mọi thứ tiếng. Được vậy bởi vì tâm trí quí vị không bị gò ép vào một con đường nhỏ hẹp. Nếu quí vị có thể lắng nghe theo cách này, nghe một cách thoải mái, không chút căng thẳng, quí vị sẽ cảm nhận một sự chuyển biến đặc biệt, một sự chuyển biến không do ý muốn, không do đòi hỏi; và cùng với sự chuyển biến là một nội tâm sâu sắc, đẹp tuyệt vời.
    Quí vị hãy thử coi, hãy thử ngay đi. Trong khi nghe tôi nói, quí vị đừng chỉ nghe tiếng nói của một mình tôi, nhưng đồng thời, quí vị nghe luôn cả những tiếng động chung quanh quí vị. Hãy nghe thanh âm từ những cái chuông, từ những cái lục lạc ở cổ bò và những tiếng chuông ngân từ đền thờ, chùa chiền; hãy nghe tiếng động xa xôi của đoàn tầu và tiếng xe lăn trên đường; và nếu quí vị lặng lẽ hơn, cũng nghe cả tôi nữa, quí vị sẽ thấy cái chiều sâu thẳm trong sự lắng nghe.
    Nhưng muốn vậy, quí vị phải có một tâm trí hết sức an tịnh. Nếu thật sự quí vị muốn lắng nghe thì tâm quí vị tự nhiên sẽ yên lặng, phải vậy không? Quí vị sẽ không bị những chuyện xảy ra ngay bên cạnh quí vị làm xao lãng; tâm quí vị lặng lẽ vì đang trầm lắng nghe mọi âm thanh. Nếu quí vị có thể lắng nghe theo cách này một cách thoải mái, nhuần nhuyễn, quí vị sẽ nhận thấy một sự chuyển hóa tuyệt vời xẩy ra trong trái tim quí vị, trong nội tâm quí vị -- sự chuyển hóa mà quí vị không bao giờ nghĩ tới, hoặc không có cách nào tạo ra được.
    Krishnamurti -- Think on these Things
    Do Sea_bird sưu tầm & gửi
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    LẮNG NGHE
    Tại sao quí vị ngồi đây nghe tôi nói?
    Tóm lại, đã có bao giờ quí vị tự hỏi tại sao mình lại lắng nghe lời người khác nói không vậy?
    Và lắng nghe người khác có nghĩa là gì?
    Tất cả quí vị đang ngồi trước mặt một người đang nói. Vậy quí vị đang lắng nghe những điều phù hợp với ý nghĩ trong đầu óc quí vị để tăng thêm sự tin chắc hay là quí vị muốn nghe để phát hiện ra những điều mới lạ? Quí vị có thấy sự khác biệt chăng? Nghe để mà tìm hiểu thì đặc biệt khác hẳn với nghe chỉ để mà xác nhận những điều mình đã nghĩ. Nếu quí vị ngồi đây chỉ để có được sự thừa nhận, để được khuyến khích cho sự suy nghĩ đã có của quí vị, thì sự lắng nghe này sẽ chỉ có chút xíu ý nghĩa mà thôi. Nhưng nếu quí vị lắng nghe để phát hiện những điều mới lạ thì tâm trí quí vị sẽ được thoải mái, không gắn bó với bất cứ cái gì; trong trường hợp đó, nó sẽ rất tinh tường, sắc bén, sống động, tìm tòi, hiếu kỳ, và vì thế, nó có khả năng khám phá. Cho nên, như vậy thì sự xem xét coi tại sao quí vị lắng nghe và quí vị lắng nghe cái gì không phải là rất quan trọng sao?
    Có bao giờ quí vị ngồi rất lặng lẽ, không để ý vào bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng, nhưng với một tâm hồn rất an tịnh, rất tịch mịch. Thế rồi quí vị nghe thấy tất cả mọi thứ tiếng động, phải vậy không? Quí vị nghe thấy những tiếng ồn ào từ rất xa xôi mơ hồ vọng lại cũng như những tiếng động gần hơn, rồi tới những tiếng rất gần, những âm thanh kế cận quí vị -- có nghĩa là thật sự quí vị đang nghe tất cả mọi thứ tiếng. Được vậy bởi vì tâm trí quí vị không bị gò ép vào một con đường nhỏ hẹp. Nếu quí vị có thể lắng nghe theo cách này, nghe một cách thoải mái, không chút căng thẳng, quí vị sẽ cảm nhận một sự chuyển biến đặc biệt, một sự chuyển biến không do ý muốn, không do đòi hỏi; và cùng với sự chuyển biến là một nội tâm sâu sắc, đẹp tuyệt vời.
    Quí vị hãy thử coi, hãy thử ngay đi. Trong khi nghe tôi nói, quí vị đừng chỉ nghe tiếng nói của một mình tôi, nhưng đồng thời, quí vị nghe luôn cả những tiếng động chung quanh quí vị. Hãy nghe thanh âm từ những cái chuông, từ những cái lục lạc ở cổ bò và những tiếng chuông ngân từ đền thờ, chùa chiền; hãy nghe tiếng động xa xôi của đoàn tầu và tiếng xe lăn trên đường; và nếu quí vị lặng lẽ hơn, cũng nghe cả tôi nữa, quí vị sẽ thấy cái chiều sâu thẳm trong sự lắng nghe.
    Nhưng muốn vậy, quí vị phải có một tâm trí hết sức an tịnh. Nếu thật sự quí vị muốn lắng nghe thì tâm quí vị tự nhiên sẽ yên lặng, phải vậy không? Quí vị sẽ không bị những chuyện xảy ra ngay bên cạnh quí vị làm xao lãng; tâm quí vị lặng lẽ vì đang trầm lắng nghe mọi âm thanh. Nếu quí vị có thể lắng nghe theo cách này một cách thoải mái, nhuần nhuyễn, quí vị sẽ nhận thấy một sự chuyển hóa tuyệt vời xẩy ra trong trái tim quí vị, trong nội tâm quí vị -- sự chuyển hóa mà quí vị không bao giờ nghĩ tới, hoặc không có cách nào tạo ra được.
    Krishnamurti -- Think on these Things
    Do Sea_bird sưu tầm & gửi
  6. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TÌNH YÊU CHÂN THẬT
    Những ý niệm, hình ảnh mà bạn có về một người, những ý niệm, hình ảnh mà bạn có về các chính khách của bạn, về ông thủ tướng, về thần thánh, về vợ và các con của bạn, -- những ý niệm, hình ảnh đó hiện đang được bạn quan tâm tới. Chúng đã được tạo nên qua những mối liên hệ, hoặc qua những sự sợ hãi, hay là qua những nỗi niềm hy vọng của bạn. ******** hoặc những khoái cảm mà bạn có với vợ bạn, chồng bạn, cùng với những sự giận dữ, sự tâng bốc, sự êm đềm thoải mái và tất cả những điều mà đời sống gia đình của bạn mang tới cho bạn, đã tạo nên ý niệm, hình ảnh trong tâm bạn về người vợ hoặc người chồng của bạn. Tương tự như thế, vợ bạn hoặc chồng bạn cũng có ý niệm, có hình ảnh về bạn. Thành ra mối liên hệ giữa bạn và người hôn phối, giữa bạn và nhà chính trị, tóm lại chỉ là mối liên hệ giữa hai ý niệm, hai hình ảnh này. Đúng không? Đó là sự thật hiển nhiên.
    Làm sao mà hai cái hình ảnh vốn là kết quả của tư tưởng, của khoái lạc, vân vân, lại nẩy ra được cảm tình hoặc tình yêu?
    Như vậy thì mối liên hệ giữa hai cá nhân, dù là rất gắn bó hoặc là rất lạnh nhạt, cũng chỉ là những mối liên hệ của những hình ảnh, những biểu tượng và những kỷ niệm từ ký ức.
    Trong tình trạng đó, làm sao mà có được tình yêu chân thật?
    Phải có đức tính nhẫn nại và mẫn cảm để thâm hiểu mối tương quan thân hữu mà không làm sứt mẻ, ngược lại, nó sẽ khiến cho sự liên hệ thêm thiết yếu và quan trọng. Được như vậy thì mới có thể nẩy ra tình cảm chân thực, nồng ấm, một cảm giác gần gũi, chứ không phải chỉ là chút gợi cảm sơ sài hời hợt. Và nếu như bạn có được sự gần gũi chân tình đến mức có thể gắn bó với nhau trong tất cả mọi sự thì hết thẩy những vấn đề rắc rối của chúng ta sẽ được hóa giải một cách dễ dàng -- những vấn đề về của cải, những vấn đề về tài sản, vật sở hữu.
    Bởi vì chúng ta muốn nắm giữ những cái mà chúng ta sở hữu đó. Người sở hữu tiền thì muốn nắm giữ tiền. Người gắn bó với tài sản thì đồng hóa bản thân với tài sản, hoặc với căn nhà, hoặc với đồ đạc bàn ghế.
    Khi mà thói nắm giữ vật sở hữu đã xuất hiện thì sẽ không có mối liên hệ thân tình.
    Nhưng phần lớn chúng ta có tật cứ phải có cái gì để mà nắm giữ, để mà sở hữu, vì chúng ta chẳng có cái gì khác, nếu không sở hữu những cái đó. Chúng ta là những cái vỏ rỗng tuếch nếu chúng ta không sở hữu, nếu chúng ta không làm đầy cuộc đời bằng đồ đạc bàn ghế giường tủ, bằng âm nhạc, bằng kiến thức, bằng cái này, cái nọ. Thế rồi cái vỏ đó khua rùm beng lên, thế rồi những rùm beng đó được chúng ta gọi là cuộc đời; và chúng ta tự thỏa mãn với nếp sống đó.
    Cho đến khi có chuyện bất thường xẩy ra, làm cho đời sống đang êm ru bỗng nhiên sụp đổ, thế là chúng ta đau khổ vì chúng ta chợt nhận ra con người thật của chúng ta -- chỉ là cái vỏ trống rỗng, chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
    Cho nên, phải nhận thức được rõ ràng là toàn thể nội dung của mối dây liên hệ thân thuộc phải được xây dựng bằng hành động, bằng những việc mà người ta thực sự làm cho nhau. Rồi thì từ những công việc thực tế đó mới có triển vọng nẩy ra được sợi dây liên hệ tình cảm chân thật, sẽ có khả năng phát hiện được chiều sâu thăm thẳm và ý nghĩa cao cả của nó, đồng thời cũng biết được thế nào là tình yêu.
    Krishnamurti -- The Book of Life
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TÌNH YÊU CHÂN THẬT
    Những ý niệm, hình ảnh mà bạn có về một người, những ý niệm, hình ảnh mà bạn có về các chính khách của bạn, về ông thủ tướng, về thần thánh, về vợ và các con của bạn, -- những ý niệm, hình ảnh đó hiện đang được bạn quan tâm tới. Chúng đã được tạo nên qua những mối liên hệ, hoặc qua những sự sợ hãi, hay là qua những nỗi niềm hy vọng của bạn. ******** hoặc những khoái cảm mà bạn có với vợ bạn, chồng bạn, cùng với những sự giận dữ, sự tâng bốc, sự êm đềm thoải mái và tất cả những điều mà đời sống gia đình của bạn mang tới cho bạn, đã tạo nên ý niệm, hình ảnh trong tâm bạn về người vợ hoặc người chồng của bạn. Tương tự như thế, vợ bạn hoặc chồng bạn cũng có ý niệm, có hình ảnh về bạn. Thành ra mối liên hệ giữa bạn và người hôn phối, giữa bạn và nhà chính trị, tóm lại chỉ là mối liên hệ giữa hai ý niệm, hai hình ảnh này. Đúng không? Đó là sự thật hiển nhiên.
    Làm sao mà hai cái hình ảnh vốn là kết quả của tư tưởng, của khoái lạc, vân vân, lại nẩy ra được cảm tình hoặc tình yêu?
    Như vậy thì mối liên hệ giữa hai cá nhân, dù là rất gắn bó hoặc là rất lạnh nhạt, cũng chỉ là những mối liên hệ của những hình ảnh, những biểu tượng và những kỷ niệm từ ký ức.
    Trong tình trạng đó, làm sao mà có được tình yêu chân thật?
    Phải có đức tính nhẫn nại và mẫn cảm để thâm hiểu mối tương quan thân hữu mà không làm sứt mẻ, ngược lại, nó sẽ khiến cho sự liên hệ thêm thiết yếu và quan trọng. Được như vậy thì mới có thể nẩy ra tình cảm chân thực, nồng ấm, một cảm giác gần gũi, chứ không phải chỉ là chút gợi cảm sơ sài hời hợt. Và nếu như bạn có được sự gần gũi chân tình đến mức có thể gắn bó với nhau trong tất cả mọi sự thì hết thẩy những vấn đề rắc rối của chúng ta sẽ được hóa giải một cách dễ dàng -- những vấn đề về của cải, những vấn đề về tài sản, vật sở hữu.
    Bởi vì chúng ta muốn nắm giữ những cái mà chúng ta sở hữu đó. Người sở hữu tiền thì muốn nắm giữ tiền. Người gắn bó với tài sản thì đồng hóa bản thân với tài sản, hoặc với căn nhà, hoặc với đồ đạc bàn ghế.
    Khi mà thói nắm giữ vật sở hữu đã xuất hiện thì sẽ không có mối liên hệ thân tình.
    Nhưng phần lớn chúng ta có tật cứ phải có cái gì để mà nắm giữ, để mà sở hữu, vì chúng ta chẳng có cái gì khác, nếu không sở hữu những cái đó. Chúng ta là những cái vỏ rỗng tuếch nếu chúng ta không sở hữu, nếu chúng ta không làm đầy cuộc đời bằng đồ đạc bàn ghế giường tủ, bằng âm nhạc, bằng kiến thức, bằng cái này, cái nọ. Thế rồi cái vỏ đó khua rùm beng lên, thế rồi những rùm beng đó được chúng ta gọi là cuộc đời; và chúng ta tự thỏa mãn với nếp sống đó.
    Cho đến khi có chuyện bất thường xẩy ra, làm cho đời sống đang êm ru bỗng nhiên sụp đổ, thế là chúng ta đau khổ vì chúng ta chợt nhận ra con người thật của chúng ta -- chỉ là cái vỏ trống rỗng, chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
    Cho nên, phải nhận thức được rõ ràng là toàn thể nội dung của mối dây liên hệ thân thuộc phải được xây dựng bằng hành động, bằng những việc mà người ta thực sự làm cho nhau. Rồi thì từ những công việc thực tế đó mới có triển vọng nẩy ra được sợi dây liên hệ tình cảm chân thật, sẽ có khả năng phát hiện được chiều sâu thăm thẳm và ý nghĩa cao cả của nó, đồng thời cũng biết được thế nào là tình yêu.
    Krishnamurti -- The Book of Life
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  8. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    ĐƠN GIẢN và KHIÊM TỐN
    Khi chúng ta định lên án hoặc bào chữa chuyện gì, hoặc khi tâm trí chúng ta cứ lao xao tính toán, suy nghĩ liên miên không ngừng, thì chúng ta không thể nhận xét sự việc một cách sáng suốt được nữa; do đó, chúng ta không còn nhìn rõ được cái đang là, -- cái thực tế đang hiện hữu --; chúng ta chỉ nhìn thấy những sự kiện do chính ý muốn của chúng ta đã tạo nên được phóng chiếu mà thôi.
    Mỗi chúng ta đều mang trong lòng cái hình ảnh mà chúng ta " tưởng rằng chúng ta là như thế " hoặc " chúng ta nên là như thế ", chính cái hình ảnh trong tâm tưởng đó đã ngăn cản không cho chúng ta nhìn thấy được "con người thật" của chúng ta.
    Nhìn mọi sự một cách đơn giản là một trong những điều khó khăn nhất trần đời. Chính vì đầu óc chúng ta quá phức tạp mà chúng ta đã mất đi cái giá trị của sự đơn giản trong đời sống. Tôi không có ý nói về sự đơn giản trong y phục hoặc thực phẩm, thí dụ như chỉ đóng một cái khố , hoặc phá vỡ kỷ lục về nhịn ăn, hay là bất cứ loại trò trẻ vô nghĩa nào mà các bậc "thánh sống" dày công tu dưỡng, mà là cái đơn sơ khiến cho chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào các sự việc mà không có nỗi sợ hãi -- có thể nhìn vào chính bản thân để thấy "sự thật chúng ta là như thế " mà không có bất cứ méo mó, biến dạng nào --, khi chúng ta dối trá, dám công nhận sự thật là chúng ta đã dối trá, không bao che hoặc trốn chạy sự thực.
    Lại nữa, để có thể hiểu thấu được chính bản thân, chúng ta còn cần phải rất khiêm tốn. Nếu chúng ta khởi đầu bằng câu: "Tôi đã biết rõ tôi", thế là bạn đã tự chấm dứt công cuộc tự tìm hiểu về bản thân bạn, hoặc nếu bạn cho là: "Chẳng có nhiều nhặn gì đáng để phải tìm hiểu về "tôi", chẳng qua "tôi" đây chỉ là một mớ ký ức, tư tưởng, kinh nghiệm và truyền thống, tập quán", như thế thì bạn cũng đã không còn tự nghiên cứu bản thân bạn nữa rồi. Ngay cái giây phút mà bạn thấy mình đã thành tựu được điều gì đó, là bạn đã mất đi cái phẩm chất của sự hồn nhiên và khiêm tốn; cái giây phút mà bạn có được một kết luận hoặc bắt đầu dùng kiến thức để khảo sát vấn đề thì, thế là hết, bạn đã đem sự sống tươi mát chuyển dịch sang thành dạng cũ kỹ già nua.
    Nếu bạn không có chỗ để bám trụ, không tin chắc vào đâu, không có thành quả đã đạt được, như thế là bạn có tự do, để quan sát, để gặt hái. Và khi mà bạn nhìn mọi sự bằng cái nhìn tự do, khai phóng, bạn sẽ thấy chúng luôn luôn linh hoạt, mới mẻ trong dòng sống. Một người mà cứ tin chắc vào những hiểu biết đã có của mình, cho đó là chân lý tuyệt đối, là một người không còn sống nữa.
    Nhưng làm sao để chúng ta có được tự do để quan sát, tìm hiểu, trong khi ngay từ giây phút lọt lòng mẹ đến giây phút nhắm mắt lìa đời, đầu óc chúng ta đã bị hun đúc bằng một nền văn hóa cá biệt trong khuôn khổ hạn hẹp của cái "tôi"? Hàng biết bao nhiêu thế kỷ, chúng ta đã bị nhồi ép bằng những tư tưởng về quốc gia dân tộc, tầng lớp, giai cấp, truyền thống, tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục, văn chương, nghệ thuật, phong tục, tập quán, được truyền bá bằng mọi cách, gây áp lực bằng kinh tế, bằng thực phẩm chúng ta ăn, bằng bầu không khí chúng ta sống, bằng tình gia đình, bạn bè, bằng kinh nghiệm -- tất cả mọi nguồn ảnh hưởng mà bạn có thể nghĩ tới -- và vì thế các phản ứng của chúng ta đối với mọi vấn đề đều đã bị qui định theo những điều kiện trong môi trường sống của chúng ta.
    Krishnamurti -- Freedom from the Known
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  9. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    ĐƠN GIẢN và KHIÊM TỐN
    Khi chúng ta định lên án hoặc bào chữa chuyện gì, hoặc khi tâm trí chúng ta cứ lao xao tính toán, suy nghĩ liên miên không ngừng, thì chúng ta không thể nhận xét sự việc một cách sáng suốt được nữa; do đó, chúng ta không còn nhìn rõ được cái đang là, -- cái thực tế đang hiện hữu --; chúng ta chỉ nhìn thấy những sự kiện do chính ý muốn của chúng ta đã tạo nên được phóng chiếu mà thôi.
    Mỗi chúng ta đều mang trong lòng cái hình ảnh mà chúng ta " tưởng rằng chúng ta là như thế " hoặc " chúng ta nên là như thế ", chính cái hình ảnh trong tâm tưởng đó đã ngăn cản không cho chúng ta nhìn thấy được "con người thật" của chúng ta.
    Nhìn mọi sự một cách đơn giản là một trong những điều khó khăn nhất trần đời. Chính vì đầu óc chúng ta quá phức tạp mà chúng ta đã mất đi cái giá trị của sự đơn giản trong đời sống. Tôi không có ý nói về sự đơn giản trong y phục hoặc thực phẩm, thí dụ như chỉ đóng một cái khố , hoặc phá vỡ kỷ lục về nhịn ăn, hay là bất cứ loại trò trẻ vô nghĩa nào mà các bậc "thánh sống" dày công tu dưỡng, mà là cái đơn sơ khiến cho chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào các sự việc mà không có nỗi sợ hãi -- có thể nhìn vào chính bản thân để thấy "sự thật chúng ta là như thế " mà không có bất cứ méo mó, biến dạng nào --, khi chúng ta dối trá, dám công nhận sự thật là chúng ta đã dối trá, không bao che hoặc trốn chạy sự thực.
    Lại nữa, để có thể hiểu thấu được chính bản thân, chúng ta còn cần phải rất khiêm tốn. Nếu chúng ta khởi đầu bằng câu: "Tôi đã biết rõ tôi", thế là bạn đã tự chấm dứt công cuộc tự tìm hiểu về bản thân bạn, hoặc nếu bạn cho là: "Chẳng có nhiều nhặn gì đáng để phải tìm hiểu về "tôi", chẳng qua "tôi" đây chỉ là một mớ ký ức, tư tưởng, kinh nghiệm và truyền thống, tập quán", như thế thì bạn cũng đã không còn tự nghiên cứu bản thân bạn nữa rồi. Ngay cái giây phút mà bạn thấy mình đã thành tựu được điều gì đó, là bạn đã mất đi cái phẩm chất của sự hồn nhiên và khiêm tốn; cái giây phút mà bạn có được một kết luận hoặc bắt đầu dùng kiến thức để khảo sát vấn đề thì, thế là hết, bạn đã đem sự sống tươi mát chuyển dịch sang thành dạng cũ kỹ già nua.
    Nếu bạn không có chỗ để bám trụ, không tin chắc vào đâu, không có thành quả đã đạt được, như thế là bạn có tự do, để quan sát, để gặt hái. Và khi mà bạn nhìn mọi sự bằng cái nhìn tự do, khai phóng, bạn sẽ thấy chúng luôn luôn linh hoạt, mới mẻ trong dòng sống. Một người mà cứ tin chắc vào những hiểu biết đã có của mình, cho đó là chân lý tuyệt đối, là một người không còn sống nữa.
    Nhưng làm sao để chúng ta có được tự do để quan sát, tìm hiểu, trong khi ngay từ giây phút lọt lòng mẹ đến giây phút nhắm mắt lìa đời, đầu óc chúng ta đã bị hun đúc bằng một nền văn hóa cá biệt trong khuôn khổ hạn hẹp của cái "tôi"? Hàng biết bao nhiêu thế kỷ, chúng ta đã bị nhồi ép bằng những tư tưởng về quốc gia dân tộc, tầng lớp, giai cấp, truyền thống, tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục, văn chương, nghệ thuật, phong tục, tập quán, được truyền bá bằng mọi cách, gây áp lực bằng kinh tế, bằng thực phẩm chúng ta ăn, bằng bầu không khí chúng ta sống, bằng tình gia đình, bạn bè, bằng kinh nghiệm -- tất cả mọi nguồn ảnh hưởng mà bạn có thể nghĩ tới -- và vì thế các phản ứng của chúng ta đối với mọi vấn đề đều đã bị qui định theo những điều kiện trong môi trường sống của chúng ta.
    Krishnamurti -- Freedom from the Known
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  10. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Thoả mãn nhu cầu !

Chia sẻ trang này