1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    GIẢI TRỪ PHIỀN MUỘN
    Các bạn ạ, nếu các bạn đã lắng nghe tiếng nói của nội tâm, thì diễn giả chỉ còn là cái gương để các bạn thấy rõ con người thật sự của các bạn, thấy chính các bạn, không có gì che mờ. Nếu các bạn đã tự thấy mình một cách rõ ràng, như thực tế các bạn là như thế, thì các bạn có thể liệng bỏ cái gương, đập bể nó đị
    Cái gương không quan trọng. Nó không có giá trị gì cả.
    Cái có giá trị là, qua tấm gương đó, các bạn nhìn thấy chính các bạn, rõ ràng minh bạch, như thực tế các bạn là như thế, về sự nhỏ mọn, sự hẹp hòi, sự tàn bạo, về những nỗi lo lắng bồn chồn, những điều sợ hãi ...
    Khi các bạn đã bắt đầu hiểu thấu về mình, từ đó, các bạn sẽ tiến sâu vào những vấn đề vượt quá mọi sự suy lường.
    Nhưng các bạn phải tự nhấc bước chân đầu tiên. Và sẽ không có ai nhấc lên giùm các bạn cái bước ấy được.
    Cùng nhau chúng ta trầm tư, cùng nhau chúng ta nhẹ bước trên con đường nhỏ tịch mịch, tĩnh lặng và đầy vẻ đẹp. Có người thắc mắc rằng đẹp là cái gì. Có thể là khi bạn nhìn pho tượng, bức tranh hoặc cái đầu đẹp hiền từ của đức Phật trong viện bảo tàng, hoặc trong nhà, và bạn ca ngợi sao kỳ diệu thế .
    Nhưng đằng sau những lời ca ngợi, đằng sau những đường nét, cấu trúc của bức tranh, những cái bóng, sự hài hòa, vẻ đẹp là cái gì? Phải chăng là từ cách mà bạn nhìn nó? Phải chăng nó ở trong bức tranh? Phải chăng nó ở nơi gương mặt của một người ?
    Khi bạn thấy phong cảnh kỳ diệu của dẫy núi hiện lên trên nền trời xanh, với chiều sâu thăm thẳm của thung lũng và với đỉnh nhọn vút lên đầy tuyết phủ, khi bạn chiêm ngưỡng toàn cảnh tuyệt diệu đó, thì, trong một thoáng, bạn quên luôn cả chính bạn.
    Cảnh núi non mênh mông vĩ đại biết bao, ngời sáng một cách dị thường biết bao dưới ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu trên chóp đỉnh cao nhất, khiến cho cả tâm hồn bạn như lặng đi trước vẻ đẹp hùng vĩ.
    Và trong một thoáng, bạn quên ngay cả chính mình, quên hết những nỗi phiền muộn; quên luôn vợ bạn, chồng bạn, các con bạn, quê hương bản quán của bạn.
    Bạn bị cuốn hút vào toàn cảnh bằng cả thân và tâm, hoà nhập không chút mâu thuẫn, phân ly nàọ
    Cảnh tượng rực rỡ xuất hiện trước mắt với vẻ đẹp hùng vĩ, nguy nga, khiến cho ý tưởng về bản ngã, về cái "tôi", trong phút giây đã bị gạt lùi qua bên.
    Nhìn vầng trăng non kia, mong manh, mới vươn lên, đơn giản lạ thường.
    Thế rồi người ta nẩy ra cảm nghĩ, rằng mục đích của ngôn luận là gì nhỉ? Mụcđích của đọc sách, hội họp, mục đích của tất cả mọi chuyện xẩy ra này là gì khi mà người ta không thể ngắm nhìn một vật đơn giản cho rõ ràng, với tình cảm trìu mến say sưa, hồn nhiên, một chuyện đơn giản thôi, để bước vào cuộc đời vốn đầy phức tạp bằng tấm lòng đơn sơ, thuần khiết, không đem theo mớ tri kiến đã tích lũy từ quá khứ cùng với những tập quán của chúng ta ?
    Hãy sống trọn vẹn với cái giây phút mênh mông của cuộc đời ấy, vào chính cái lúc mà đầu óc hoàn toàn trống vắng, giản đơn, không chút vướng bận, với cái tâm linh hoạt, sống động, đầy năng lực cùng với sự trong sáng và mộc mạc.
    Do sea_bird sưu tầm và gửi
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
    Nay thì sự nhìn, hay là sự nghe cũng thế, giống nhau, là một trong những điều khó khăn nhất của đời sống. Nếu cặp mắt bạn đã bị mù đi vì những nỗi lo âu của bạn, thì bạn không thể thấy được vẻ đẹp của lúc hoàng hôn. Phần lớn chúng ta đã mất đi sự giao tiếp với thiên nhiên. Nền văn minh đã hướng con người về phía những thành phố lớn. Càng ngày chúng ta càng trở thành những người thành thị, sống trong những chúng cư đông đúc đến nỗi chỉ còn lại một khoảng trống quá bé nhỏ để mà có thể ngước nhìn lên không trung vào những lúc sáng sớm hoặc chiều tà, cho nên, quả là chúng ta đã mất dịp thưởng thức biết bao nhiêu là vẻ đẹp. Tôi không biết bạn có nhận ra rằng thật là quá ít ỏi người trong số chúng ta được ngắm cảnh rạng đông, cảnh hoàng hôn, cảnh đêm trăng, hoặc cảnh ánh trăng lấp lánh trên mặt nước.
    Mất sự giao cảm với thiên nhiên, chúng ta tự nhiên ngả về sự phát triển khả năng tri thức. Chúng ta đọc hàng lố sách, chiêm ngưỡng vô số bảo tàng viện, thưởng thức nhiều buổi hòa nhạc, say sưa coi biết bao nhiêu chương trình truyền hình và tham dự quá nhiều những cuộc giải trí. Chúng ta trích dẫn nhiều vô tận những tư tưởng của các danh nhân và thảo luận không ngừng về nghệ thuật. Tại sao chúng ta phải nương tựa vào nghệ thuật nhiều đến thế? Phải chăng đó là một hình thức của sự trốn tránh, của sự kích thích? Nếu bạn tiếp cận được với thiên nhiên, nếu bạn được ngắm nhìn sự chuyển động nơi cánh con chim, nhìn vẻ đẹp của bầu trời từng giây phút trôi qua, chiêm ngưỡng cảnh đồi rợp bóng, hoặc vẻ đẹp trên gương mặt người nào đó, bạn có nghĩ rằng bạn còn muốn đến viện bảo tàng để mà ngắm tấm hình nào nữa hay chăng?
    Có câu chuyện về một vị đạo sư kia, thường giảng đạo cho các đệ tử vào mỗi buổi sáng. Một buổi sáng, khi ông ta vừa mới ngồi xuống nệm, sửa soạn thuyết pháp, thì có một con chim nhỏ sà xuống, đậu ngay ở ngưỡng cửa sổ, vươn cổ lên hót líu lo bằng tất cả nhiệt tình. Sau khi say sưa hót, nó tung cánh bay lên trời cao trong khi vị đạo sư tuyên bố: "Bài thuyết pháp của buổi sáng nay đã hoàn mãn".
    Tôi thấy dường như những điều khó khăn nhất của chúng ta chính là sự nhìn thật rõ chính chúng ta, không những về ngoại cảnh, mà còn về cuộc sống nội tâm nữa. Khi chúng ta nói rằng chúng ta ngắm cái cây hoặc bông hoa, có thật sự là chúng ta nhìn chúng không? Hay là chúng ta chỉ thấy cái hình ảnh về nó do từ ngữ tạo nên? Có nghĩa là, khi bạn nhìn cái cây hoặc vầng mây trong ánh nắng chiều rực rỡ, liệu bạn có thật sự "thấy" ? Thấy đây không chỉ là thấy bằng cặp mắt và tri thức, nhưng là cái thấy một cách hoàn toàn, một cách trọn vẹn.
    Do sea_bird sưu tầm và gửi
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
    Nay thì sự nhìn, hay là sự nghe cũng thế, giống nhau, là một trong những điều khó khăn nhất của đời sống. Nếu cặp mắt bạn đã bị mù đi vì những nỗi lo âu của bạn, thì bạn không thể thấy được vẻ đẹp của lúc hoàng hôn. Phần lớn chúng ta đã mất đi sự giao tiếp với thiên nhiên. Nền văn minh đã hướng con người về phía những thành phố lớn. Càng ngày chúng ta càng trở thành những người thành thị, sống trong những chúng cư đông đúc đến nỗi chỉ còn lại một khoảng trống quá bé nhỏ để mà có thể ngước nhìn lên không trung vào những lúc sáng sớm hoặc chiều tà, cho nên, quả là chúng ta đã mất dịp thưởng thức biết bao nhiêu là vẻ đẹp. Tôi không biết bạn có nhận ra rằng thật là quá ít ỏi người trong số chúng ta được ngắm cảnh rạng đông, cảnh hoàng hôn, cảnh đêm trăng, hoặc cảnh ánh trăng lấp lánh trên mặt nước.
    Mất sự giao cảm với thiên nhiên, chúng ta tự nhiên ngả về sự phát triển khả năng tri thức. Chúng ta đọc hàng lố sách, chiêm ngưỡng vô số bảo tàng viện, thưởng thức nhiều buổi hòa nhạc, say sưa coi biết bao nhiêu chương trình truyền hình và tham dự quá nhiều những cuộc giải trí. Chúng ta trích dẫn nhiều vô tận những tư tưởng của các danh nhân và thảo luận không ngừng về nghệ thuật. Tại sao chúng ta phải nương tựa vào nghệ thuật nhiều đến thế? Phải chăng đó là một hình thức của sự trốn tránh, của sự kích thích? Nếu bạn tiếp cận được với thiên nhiên, nếu bạn được ngắm nhìn sự chuyển động nơi cánh con chim, nhìn vẻ đẹp của bầu trời từng giây phút trôi qua, chiêm ngưỡng cảnh đồi rợp bóng, hoặc vẻ đẹp trên gương mặt người nào đó, bạn có nghĩ rằng bạn còn muốn đến viện bảo tàng để mà ngắm tấm hình nào nữa hay chăng?
    Có câu chuyện về một vị đạo sư kia, thường giảng đạo cho các đệ tử vào mỗi buổi sáng. Một buổi sáng, khi ông ta vừa mới ngồi xuống nệm, sửa soạn thuyết pháp, thì có một con chim nhỏ sà xuống, đậu ngay ở ngưỡng cửa sổ, vươn cổ lên hót líu lo bằng tất cả nhiệt tình. Sau khi say sưa hót, nó tung cánh bay lên trời cao trong khi vị đạo sư tuyên bố: "Bài thuyết pháp của buổi sáng nay đã hoàn mãn".
    Tôi thấy dường như những điều khó khăn nhất của chúng ta chính là sự nhìn thật rõ chính chúng ta, không những về ngoại cảnh, mà còn về cuộc sống nội tâm nữa. Khi chúng ta nói rằng chúng ta ngắm cái cây hoặc bông hoa, có thật sự là chúng ta nhìn chúng không? Hay là chúng ta chỉ thấy cái hình ảnh về nó do từ ngữ tạo nên? Có nghĩa là, khi bạn nhìn cái cây hoặc vầng mây trong ánh nắng chiều rực rỡ, liệu bạn có thật sự "thấy" ? Thấy đây không chỉ là thấy bằng cặp mắt và tri thức, nhưng là cái thấy một cách hoàn toàn, một cách trọn vẹn.
    Do sea_bird sưu tầm và gửi
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    ĐƠN GIẢN và KHIÊM TỐN
    Khi chúng ta định lên án hoặc bào chữa chuyện gì, hoặc khi tâm trí chúng ta cứ lao xao tính toán, suy nghĩ liên miên không ngừng, thì chúng ta không thể nhận xét sự việc một cách sáng suốt được nữa; do đó, chúng ta không còn nhìn rõ được cái đang là, -- cái thực tế đang hiện hữu --; chúng ta chỉ nhìn thấy những sự kiện do chính ý muốn của chúng ta đã tạo nên được phóng chiếu mà thôi.
    Mỗi chúng ta đều mang trong lòng cái hình ảnh mà chúng ta " tưởng rằng chúng ta là như thế " hoặc " chúng ta nên là như thế ", chính cái hình ảnh trong tâm tưởng đó đã ngăn cản không cho chúng ta nhìn thấy được "con người thật" của chúng ta.
    Nhìn mọi sự một cách đơn giản là một trong những điều khó khăn nhất trần đời. Chính vì đầu óc chúng ta quá phức tạp mà chúng ta đã mất đi cái giá trị của sự đơn giản trong đời sống. Tôi không có ý nói về sự đơn giản trong y phục hoặc thực phẩm, thí dụ như chỉ đóng một cái khố , hoặc phá vỡ kỷ lục về nhịn ăn, hay là bất cứ loại trò trẻ vô nghĩa nào mà các bậc "thánh sống" dày công tu dưỡng, mà là cái đơn sơ khiến cho chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào các sự việc mà không có nỗi sợ hãi -- có thể nhìn vào chính bản thân để thấy "sự thật chúng ta là như thế " mà không có bất cứ méo mó, biến dạng nào --, khi chúng ta dối trá, dám công nhận sự thật là chúng ta đã dối trá, không bao che hoặc trốn chạy sự thực.
    Lại nữa, để có thể hiểu thấu được chính bản thân, chúng ta còn cần phải rất khiêm tốn. Nếu chúng ta khởi đầu bằng câu: "Tôi đã biết rõ tôi", thế là bạn đã tự chấm dứt công cuộc tự tìm hiểu về bản thân bạn, hoặc nếu bạn cho là: "Chẳng có nhiều nhặn gì đáng để phải tìm hiểu về "tôi", chẳng qua "tôi" đây chỉ là một mớ ký ức, tư tưởng, kinh nghiệm và truyền thống, tập quán", như thế thì bạn cũng đã không còn tự nghiên cứu bản thân bạn nữa rồi. Ngay cái giây phút mà bạn thấy mình đã thành tựu được điều gì đó, là bạn đã mất đi cái phẩm chất của sự hồn nhiên và khiêm tốn; cái giây phút mà bạn có được một kết luận hoặc bắt đầu dùng kiến thức để khảo sát vấn đề thì, thế là hết, bạn đã đem sự sống tươi mát chuyển dịch sang thành dạng cũ kỹ già nua.
    Nếu bạn không có chỗ để bám trụ, không tin chắc vào đâu, không có thành quả đã đạt được, như thế là bạn có tự do, để quan sát, để gặt hái. Và khi mà bạn nhìn mọi sự bằng cái nhìn tự do, khai phóng, bạn sẽ thấy chúng luôn luôn linh hoạt, mới mẻ trong dòng sống. Một người mà cứ tin chắc vào những hiểu biết đã có của mình, cho đó là chân lý tuyệt đối, là một người không còn sống nữa.
    Nhưng làm sao để chúng ta có được tự do để quan sát, tìm hiểu, trong khi ngay từ giây phút lọt lòng mẹ đến giây phút nhắm mắt lìa đời, đầu óc chúng ta đã bị hun đúc bằng một nền văn hóa cá biệt trong khuôn khổ hạn hẹp của cái "tôi"? Hàng biết bao nhiêu thế kỷ, chúng ta đã bị nhồi ép bằng những tư tưởng về quốc gia dân tộc, tầng lớp, giai cấp, truyền thống, tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục, văn chương, nghệ thuật, phong tục, tập quán, được truyền bá bằng mọi cách, gây áp lực bằng kinh tế, bằng thực phẩm chúng ta ăn, bằng bầu không khí chúng ta sống, bằng tình gia đình, bạn bè, bằng kinh nghiệm -- tất cả mọi nguồn ảnh hưởng mà bạn có thể nghĩ tới -- và vì thế các phản ứng của chúng ta đối với mọi vấn đề đều đã bị qui định theo những điều kiện trong môi trường sống của chúng ta.
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    ĐƠN GIẢN và KHIÊM TỐN
    Khi chúng ta định lên án hoặc bào chữa chuyện gì, hoặc khi tâm trí chúng ta cứ lao xao tính toán, suy nghĩ liên miên không ngừng, thì chúng ta không thể nhận xét sự việc một cách sáng suốt được nữa; do đó, chúng ta không còn nhìn rõ được cái đang là, -- cái thực tế đang hiện hữu --; chúng ta chỉ nhìn thấy những sự kiện do chính ý muốn của chúng ta đã tạo nên được phóng chiếu mà thôi.
    Mỗi chúng ta đều mang trong lòng cái hình ảnh mà chúng ta " tưởng rằng chúng ta là như thế " hoặc " chúng ta nên là như thế ", chính cái hình ảnh trong tâm tưởng đó đã ngăn cản không cho chúng ta nhìn thấy được "con người thật" của chúng ta.
    Nhìn mọi sự một cách đơn giản là một trong những điều khó khăn nhất trần đời. Chính vì đầu óc chúng ta quá phức tạp mà chúng ta đã mất đi cái giá trị của sự đơn giản trong đời sống. Tôi không có ý nói về sự đơn giản trong y phục hoặc thực phẩm, thí dụ như chỉ đóng một cái khố , hoặc phá vỡ kỷ lục về nhịn ăn, hay là bất cứ loại trò trẻ vô nghĩa nào mà các bậc "thánh sống" dày công tu dưỡng, mà là cái đơn sơ khiến cho chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào các sự việc mà không có nỗi sợ hãi -- có thể nhìn vào chính bản thân để thấy "sự thật chúng ta là như thế " mà không có bất cứ méo mó, biến dạng nào --, khi chúng ta dối trá, dám công nhận sự thật là chúng ta đã dối trá, không bao che hoặc trốn chạy sự thực.
    Lại nữa, để có thể hiểu thấu được chính bản thân, chúng ta còn cần phải rất khiêm tốn. Nếu chúng ta khởi đầu bằng câu: "Tôi đã biết rõ tôi", thế là bạn đã tự chấm dứt công cuộc tự tìm hiểu về bản thân bạn, hoặc nếu bạn cho là: "Chẳng có nhiều nhặn gì đáng để phải tìm hiểu về "tôi", chẳng qua "tôi" đây chỉ là một mớ ký ức, tư tưởng, kinh nghiệm và truyền thống, tập quán", như thế thì bạn cũng đã không còn tự nghiên cứu bản thân bạn nữa rồi. Ngay cái giây phút mà bạn thấy mình đã thành tựu được điều gì đó, là bạn đã mất đi cái phẩm chất của sự hồn nhiên và khiêm tốn; cái giây phút mà bạn có được một kết luận hoặc bắt đầu dùng kiến thức để khảo sát vấn đề thì, thế là hết, bạn đã đem sự sống tươi mát chuyển dịch sang thành dạng cũ kỹ già nua.
    Nếu bạn không có chỗ để bám trụ, không tin chắc vào đâu, không có thành quả đã đạt được, như thế là bạn có tự do, để quan sát, để gặt hái. Và khi mà bạn nhìn mọi sự bằng cái nhìn tự do, khai phóng, bạn sẽ thấy chúng luôn luôn linh hoạt, mới mẻ trong dòng sống. Một người mà cứ tin chắc vào những hiểu biết đã có của mình, cho đó là chân lý tuyệt đối, là một người không còn sống nữa.
    Nhưng làm sao để chúng ta có được tự do để quan sát, tìm hiểu, trong khi ngay từ giây phút lọt lòng mẹ đến giây phút nhắm mắt lìa đời, đầu óc chúng ta đã bị hun đúc bằng một nền văn hóa cá biệt trong khuôn khổ hạn hẹp của cái "tôi"? Hàng biết bao nhiêu thế kỷ, chúng ta đã bị nhồi ép bằng những tư tưởng về quốc gia dân tộc, tầng lớp, giai cấp, truyền thống, tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục, văn chương, nghệ thuật, phong tục, tập quán, được truyền bá bằng mọi cách, gây áp lực bằng kinh tế, bằng thực phẩm chúng ta ăn, bằng bầu không khí chúng ta sống, bằng tình gia đình, bạn bè, bằng kinh nghiệm -- tất cả mọi nguồn ảnh hưởng mà bạn có thể nghĩ tới -- và vì thế các phản ứng của chúng ta đối với mọi vấn đề đều đã bị qui định theo những điều kiện trong môi trường sống của chúng ta.
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  6. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TÂM TĨNH LẶNG
    Trong suốt cuộc đời, chúng ta hiếm khi có được những giây phút cô liêu, tịch mịch. Ngay cả những khi sống một mình, cuộc đời chúng ta cũng tràn ngập với quá nhiều nguồn tác động, quá nhiều kiến thức, quá nhiều kỷ niệm của những kinh nghiệm chúng ta đã trải qua, quá nhiều lo âu, đau khổ và mâu thuẫn khiến cho tâm trí chúng ta ngày càng trì trệ, ngày càng chai lì, hoạt động một cách tẻ nhạt, chán chường.
    Có bao giờ chúng ta được sống đơn độc thanh thoát chăng? Hay chúng ta luôn luôn mang theo bên mình cả cái đống bùi nhùi của quá khứ?
    Có câu chuyện về hai vị sư , một hôm, trong lúc đi trên con đường từ làng này qua làng khác, hai người gặp một cô gái ngồi bên bờ sông sụt sùi khóc. Một vị bèn bước tới bên cô, hỏi:
    - Tại sao cô khóc?
    Cô gái đáp:
    - Thầy có thấy căn nhà bên kia sông không? Sáng nay con từ nhà lội sang bên này, không có trở ngại gì, nhưng bây giờ nước sông dâng lên, con không lội về được mà lại không có ghe thuyền gì cả.
    Vị sư nói:
    - Ồ, cô khỏi lo, không thành vấn đề!
    Vừa nói, ông vừa bế xốc cô ta lên, lội phăng phăng qua sông, bỏ cô xuống bờ bên kia, rồi cùng người bạn đồng tu tiếp tục lặng lẽ bước.
    Vài giờ sau, nhà sư kia lên tiếng:
    - Sư huynh, chúng ta đã nguyện không đụng vào phụ nữ. Việc sư huynh mới làm là một trọng tội. Bộ chuyện sờ vào đàn bà làm cho sư huynh vui thú, khoái lạc lắm hay sao?
    Thì vị sư đã giúp cô gái qua sông trả lời:
    - Tôi bỏ cô ta lại phía sau đã hai giờ đồng hồ rồi. Còn sư đệ, chú vẫn mang cô ta theo đấy à?
    Chúng ta đều thế cả. Suốt đời, chúng ta mang theo đủ loại linh tinh, không bỏ chúng lại phía sau. Chỉ khi nào chúng ta chú tâm vào một vấn đề, giải quyết ngay lập tức, trọn vẹn, không để dây dưa đến ngày sắp tới, đến phút giây sắp tới, khi đó chúng ta sẽ có thời gian thanh tịnh, cô tịch. Trong trường hợp đó thì dù chúng ta đang ở trong căn nhà đông người hoặc trên xe buýt, chúng ta vẫn đang sống trong sự tịch mịch, trống vắng. Tâm trí trong trạng thái trống vắng đó là tâm trong sáng, hồn nhiên.
    Một nội tâm trong sáng, trống vắng, là điều vô cùng quan trọng để có thể tự do thoải mái trong mọi hành động, tự do đi lại, bay nhẩy. Tóm lại, lòng tốt chỉ nẩy nở từ một nội tâm khoáng đạt, không bị gò bó, cũng như trí tuệ chỉ phát triển khi có tự do. Chúng ta có thể có tự do về vấn đề chính trị, nhưng nội tâm chúng ta không khai phóng cho nên chúng ta không có khoảng trống cho tâm hồn. Thiếu khoảng trống mênh mông, thiếu sự phóng khoáng này trong nội tâm thì không có trí tuệ, không có phẩm chất giá trị nào có thể hoạt động và phát triển. Khoảng trống mênh mông và sự tĩnh lặng của tâm hồn thật là cần thiết vì chỉ khi nào tâm trí ở trong trạng thái cô liêu, tịch mịch, không bị ảnh hưởng, không bị gò ép, không bị tràn ngập với đầy dẫy những kinh nghiệm linh tinh, thì tâm hồn mới sẵn sàng tiếp thu được những điều hoàn toàn mới mẻ.
    Người ta chỉ có thể nhận chân sự thật "như là chính nó" khi tâm trí tĩnh lặng và trong sáng. Mục đích của thiền định ở Đông phương là để đưa tâm trí đến tình trạng kiểm soát được tư tưởng, cũng như liên tục nhắc lại một lời cầu nguyện để cho tâm được an tịnh với hy vọng trong tình trạng đó, người ta có thể thấu suốt, giải quyết được những nỗi đau khổ của kiếp người.
    Nhưng trừ phi người ta đặt được nền móng, đó là giải thoát khỏi sự sợ hãi, khỏi sự đau buồn, lo lắng và tất cả những vướng mắc mà họ tự quàng vào, tôi không thấy cách nào có thể làm cho tâm trí thật sự tĩnh lặng.
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TÂM TĨNH LẶNG
    Trong suốt cuộc đời, chúng ta hiếm khi có được những giây phút cô liêu, tịch mịch. Ngay cả những khi sống một mình, cuộc đời chúng ta cũng tràn ngập với quá nhiều nguồn tác động, quá nhiều kiến thức, quá nhiều kỷ niệm của những kinh nghiệm chúng ta đã trải qua, quá nhiều lo âu, đau khổ và mâu thuẫn khiến cho tâm trí chúng ta ngày càng trì trệ, ngày càng chai lì, hoạt động một cách tẻ nhạt, chán chường.
    Có bao giờ chúng ta được sống đơn độc thanh thoát chăng? Hay chúng ta luôn luôn mang theo bên mình cả cái đống bùi nhùi của quá khứ?
    Có câu chuyện về hai vị sư , một hôm, trong lúc đi trên con đường từ làng này qua làng khác, hai người gặp một cô gái ngồi bên bờ sông sụt sùi khóc. Một vị bèn bước tới bên cô, hỏi:
    - Tại sao cô khóc?
    Cô gái đáp:
    - Thầy có thấy căn nhà bên kia sông không? Sáng nay con từ nhà lội sang bên này, không có trở ngại gì, nhưng bây giờ nước sông dâng lên, con không lội về được mà lại không có ghe thuyền gì cả.
    Vị sư nói:
    - Ồ, cô khỏi lo, không thành vấn đề!
    Vừa nói, ông vừa bế xốc cô ta lên, lội phăng phăng qua sông, bỏ cô xuống bờ bên kia, rồi cùng người bạn đồng tu tiếp tục lặng lẽ bước.
    Vài giờ sau, nhà sư kia lên tiếng:
    - Sư huynh, chúng ta đã nguyện không đụng vào phụ nữ. Việc sư huynh mới làm là một trọng tội. Bộ chuyện sờ vào đàn bà làm cho sư huynh vui thú, khoái lạc lắm hay sao?
    Thì vị sư đã giúp cô gái qua sông trả lời:
    - Tôi bỏ cô ta lại phía sau đã hai giờ đồng hồ rồi. Còn sư đệ, chú vẫn mang cô ta theo đấy à?
    Chúng ta đều thế cả. Suốt đời, chúng ta mang theo đủ loại linh tinh, không bỏ chúng lại phía sau. Chỉ khi nào chúng ta chú tâm vào một vấn đề, giải quyết ngay lập tức, trọn vẹn, không để dây dưa đến ngày sắp tới, đến phút giây sắp tới, khi đó chúng ta sẽ có thời gian thanh tịnh, cô tịch. Trong trường hợp đó thì dù chúng ta đang ở trong căn nhà đông người hoặc trên xe buýt, chúng ta vẫn đang sống trong sự tịch mịch, trống vắng. Tâm trí trong trạng thái trống vắng đó là tâm trong sáng, hồn nhiên.
    Một nội tâm trong sáng, trống vắng, là điều vô cùng quan trọng để có thể tự do thoải mái trong mọi hành động, tự do đi lại, bay nhẩy. Tóm lại, lòng tốt chỉ nẩy nở từ một nội tâm khoáng đạt, không bị gò bó, cũng như trí tuệ chỉ phát triển khi có tự do. Chúng ta có thể có tự do về vấn đề chính trị, nhưng nội tâm chúng ta không khai phóng cho nên chúng ta không có khoảng trống cho tâm hồn. Thiếu khoảng trống mênh mông, thiếu sự phóng khoáng này trong nội tâm thì không có trí tuệ, không có phẩm chất giá trị nào có thể hoạt động và phát triển. Khoảng trống mênh mông và sự tĩnh lặng của tâm hồn thật là cần thiết vì chỉ khi nào tâm trí ở trong trạng thái cô liêu, tịch mịch, không bị ảnh hưởng, không bị gò ép, không bị tràn ngập với đầy dẫy những kinh nghiệm linh tinh, thì tâm hồn mới sẵn sàng tiếp thu được những điều hoàn toàn mới mẻ.
    Người ta chỉ có thể nhận chân sự thật "như là chính nó" khi tâm trí tĩnh lặng và trong sáng. Mục đích của thiền định ở Đông phương là để đưa tâm trí đến tình trạng kiểm soát được tư tưởng, cũng như liên tục nhắc lại một lời cầu nguyện để cho tâm được an tịnh với hy vọng trong tình trạng đó, người ta có thể thấu suốt, giải quyết được những nỗi đau khổ của kiếp người.
    Nhưng trừ phi người ta đặt được nền móng, đó là giải thoát khỏi sự sợ hãi, khỏi sự đau buồn, lo lắng và tất cả những vướng mắc mà họ tự quàng vào, tôi không thấy cách nào có thể làm cho tâm trí thật sự tĩnh lặng.
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  8. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    KHI TÂM HỒN ĐƯỢC KHAI PHÓNG
    Hỏi :
    -- Sao ông không giúp đời bằng cách thực tế mà lại phí thời giờ đi thuyết giảng như vậy?
    Krishnamurti đáp :
    -- Thế bạn muốn nói gì khi dùng chữ thực tế? Bạn muốn nói về chuyện mang đến một sự đổi thay trên thế giới, một sự điều chỉnh hài hòa hơn trong nền kinh tế, một sự phân phối tài nguyên tốt đẹp hơn, một mối quan hệ thân tình hơn, hay nói một cách lỗ mãng, là giúp bạn kiếm được việc làm tốt hơn. Bạn muốn thấy có sự đổi thay trên thế giới, - mọi người thông minh đều muốn, - và bạn muốn có một phương pháp để làm chuyện đổi thay đó, và vì thế, bạn hỏi tôi tại sao lại phí thời giờ đi thuyết giảng thay vì làm việc gì đó cho chuyện thay đổi. Vậy xin hỏi rằng có thật tôi đang làm chuyện phí thời giờ vô ích chăng? Sẽ là chuyện phí thời giờ thật đấy, nếu tôi giới thiệu một hệ tư tưởng mới để thay đổi hệ tư tưởng cũ, mẫu mực cũ. Có thể đó là điều bạn muốn tôi làm. Nhưng thay vì chỉ ra một "cái gọi là đường lối thực tế " để hành động, để sống, để kiếm việc làm tốt hơn, để tạo ra một thế giới đẹp đẽ hơn, thì việc tìm cho ra cái gì là chướng ngại vật đã thực sự ngăn cản một cuộc cách mạng toàn diện, không phải là cuộc cách mạng nửa vời , mà là từ nền tảng, một sự thay đổi quyết liệt, từ gốc rễ, không chỉ trên quan niệm, lý thuyết suông, đó không phải là điều quan trọng chăng? Bởi vì những lý tưởng, những niềm tin, những ý thức hệ, những giáo điều, đều ngăn cản hành động. Thế giới không thể chuyển biến toàn diện, không thể là một sự đổi thay triệt để, khi mà hành động còn được đặt căn bản trên quan niệm, bởi vì khi đó hành động chỉ là phản ứng và quan niệm, lý thuyết, được coi là quan trọng hơn hành động rất nhiều. Một cách chính xác, đây có phải là chuyện đang xảy ra trên thế giới chăng? Muốn hành động, chúng ta phải tìm ra điều chướng ngại nó đã cản trở hành động. Nhưng thật ra thì phần lớn chúng ta không thích hành động, đó là điều gay go của chúng ta. Chúng ta thích bàn cãi, chúng ta thích thay đổi ý thức hệ này sang ý thức hệ khác, và vì thế, chúng ta cứ lảng tránh chuyện hành động bằng những lý thuyết suông. Chắc chắn là như thế thì quá đơn giản rồi, phải vậy không?
    Thế giới ngày nay phải đối diện với rất nhiều vấn đề: nạn nhân mãn, nạn thiếu thực phẩm, sự phân chia loài người thành nhiều chủng tộc, giai cấp, vân vân. Tại sao không có một nhóm người ngồi xuống để cùng nhau giải quyết vấn đề chủ nghĩa quốc gia, dân tộc? Nhưng mà nếu chúng ta muốn trở thành quốc tế hòa đồng trong khi còn bám chặt lấy tinh thần quốc gia của chúng ta, thì chúng ta lại tạo ra một vấn đề khác. Và đó là điều phần đông chúng ta đang làm.
    Vậy thì bạn thấy đó, rõ ràng là những điều lý tưởng, những tiêu chuẩn, đã ngăn cản hành động. Một chính khách, nhà thẩm quyền đầy uy tín, đã nói rằng thế giới có thể sắp xếp lại để mọi người đều được cung cấp thực phẩm. Vậy tại sao lại không làm được chuyện đó? Bởi vì có sự mâu thuẫn giữa những quan điểm, những niềm tin và chủ nghĩa dân tộc. Cho nên, chính những quan niệm đã ngăn cản sự cung cấp đồ ăn cho con người. Và phần đông chúng ta hiện đang đùa giỡn với những quan niệm mà vẫn cứ tưởng rằng chúng ta đang tích cực làm cách mạng, tự mê hoặc mình với những từ ngữ như là thực tế. Điều quan trọng là chúng ta hãy tự giải thoát ra khỏi những quan niệm, khỏi sự phân biệt chủng tộc, khỏi những niềm tin và giáo điều, từ đó, chúng ta có thể hành động, không phải nương theo một mẫu mực hoặc một hệ tư tưởng, mà chỉ tùy theo nhu cầu đòi hỏi mà thôi.
    Chắc chắn là việc đi tìm những sự cản trở, những chướng ngại đã ngăn cản công cuộc này thì không phải là phí thời giờ, không phải là những chuyện huênh hoang, rỗng tuếch. Điều bạn nói hiển nhiên là vô nghĩa. Những tư tưởng, niềm tin, quan điểm chính trị và kinh tế của bạn thật ra đã làm phân hóa giữa con người với nhau và đưa tới chiến tranh. Chỉ khi nào tâm trí được giải thoát khỏi những quan niệm và niềm tin thì nó mới có thể hành động một cách công chính được.
    Một nhà ái quốc nặng lòng với dân tộc, có thể sẽ không bao giờ biết bốn bể đều là anh em (tứ hải giai huynh đệ) là thế nào, dù anh ta có thể cũng nói về điều đó đấy, nhưng ngược lại, trong hành động của anh ta, về mặt kinh tế và trong mọi chiều hướng, đều dẫn tới chiến tranh.
    Cho nên chỉ khi nào tâm trí giải thoát khỏi mọi loại khái niệm, không chỉ hời hợt trên bề mặt, mà là từ nền tảng, thì mới có hành động công chính và do đó mới có sự chuyển hóa triệt để và bền vững. Mà sự giải thoát khỏi được những khái niệm, quan điểm này thì chỉ có thể xẩy ra qua sự tự tỉnh thức và tự giác.
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  9. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    KHI TÂM HỒN ĐƯỢC KHAI PHÓNG
    Hỏi :
    -- Sao ông không giúp đời bằng cách thực tế mà lại phí thời giờ đi thuyết giảng như vậy?
    Krishnamurti đáp :
    -- Thế bạn muốn nói gì khi dùng chữ thực tế? Bạn muốn nói về chuyện mang đến một sự đổi thay trên thế giới, một sự điều chỉnh hài hòa hơn trong nền kinh tế, một sự phân phối tài nguyên tốt đẹp hơn, một mối quan hệ thân tình hơn, hay nói một cách lỗ mãng, là giúp bạn kiếm được việc làm tốt hơn. Bạn muốn thấy có sự đổi thay trên thế giới, - mọi người thông minh đều muốn, - và bạn muốn có một phương pháp để làm chuyện đổi thay đó, và vì thế, bạn hỏi tôi tại sao lại phí thời giờ đi thuyết giảng thay vì làm việc gì đó cho chuyện thay đổi. Vậy xin hỏi rằng có thật tôi đang làm chuyện phí thời giờ vô ích chăng? Sẽ là chuyện phí thời giờ thật đấy, nếu tôi giới thiệu một hệ tư tưởng mới để thay đổi hệ tư tưởng cũ, mẫu mực cũ. Có thể đó là điều bạn muốn tôi làm. Nhưng thay vì chỉ ra một "cái gọi là đường lối thực tế " để hành động, để sống, để kiếm việc làm tốt hơn, để tạo ra một thế giới đẹp đẽ hơn, thì việc tìm cho ra cái gì là chướng ngại vật đã thực sự ngăn cản một cuộc cách mạng toàn diện, không phải là cuộc cách mạng nửa vời , mà là từ nền tảng, một sự thay đổi quyết liệt, từ gốc rễ, không chỉ trên quan niệm, lý thuyết suông, đó không phải là điều quan trọng chăng? Bởi vì những lý tưởng, những niềm tin, những ý thức hệ, những giáo điều, đều ngăn cản hành động. Thế giới không thể chuyển biến toàn diện, không thể là một sự đổi thay triệt để, khi mà hành động còn được đặt căn bản trên quan niệm, bởi vì khi đó hành động chỉ là phản ứng và quan niệm, lý thuyết, được coi là quan trọng hơn hành động rất nhiều. Một cách chính xác, đây có phải là chuyện đang xảy ra trên thế giới chăng? Muốn hành động, chúng ta phải tìm ra điều chướng ngại nó đã cản trở hành động. Nhưng thật ra thì phần lớn chúng ta không thích hành động, đó là điều gay go của chúng ta. Chúng ta thích bàn cãi, chúng ta thích thay đổi ý thức hệ này sang ý thức hệ khác, và vì thế, chúng ta cứ lảng tránh chuyện hành động bằng những lý thuyết suông. Chắc chắn là như thế thì quá đơn giản rồi, phải vậy không?
    Thế giới ngày nay phải đối diện với rất nhiều vấn đề: nạn nhân mãn, nạn thiếu thực phẩm, sự phân chia loài người thành nhiều chủng tộc, giai cấp, vân vân. Tại sao không có một nhóm người ngồi xuống để cùng nhau giải quyết vấn đề chủ nghĩa quốc gia, dân tộc? Nhưng mà nếu chúng ta muốn trở thành quốc tế hòa đồng trong khi còn bám chặt lấy tinh thần quốc gia của chúng ta, thì chúng ta lại tạo ra một vấn đề khác. Và đó là điều phần đông chúng ta đang làm.
    Vậy thì bạn thấy đó, rõ ràng là những điều lý tưởng, những tiêu chuẩn, đã ngăn cản hành động. Một chính khách, nhà thẩm quyền đầy uy tín, đã nói rằng thế giới có thể sắp xếp lại để mọi người đều được cung cấp thực phẩm. Vậy tại sao lại không làm được chuyện đó? Bởi vì có sự mâu thuẫn giữa những quan điểm, những niềm tin và chủ nghĩa dân tộc. Cho nên, chính những quan niệm đã ngăn cản sự cung cấp đồ ăn cho con người. Và phần đông chúng ta hiện đang đùa giỡn với những quan niệm mà vẫn cứ tưởng rằng chúng ta đang tích cực làm cách mạng, tự mê hoặc mình với những từ ngữ như là thực tế. Điều quan trọng là chúng ta hãy tự giải thoát ra khỏi những quan niệm, khỏi sự phân biệt chủng tộc, khỏi những niềm tin và giáo điều, từ đó, chúng ta có thể hành động, không phải nương theo một mẫu mực hoặc một hệ tư tưởng, mà chỉ tùy theo nhu cầu đòi hỏi mà thôi.
    Chắc chắn là việc đi tìm những sự cản trở, những chướng ngại đã ngăn cản công cuộc này thì không phải là phí thời giờ, không phải là những chuyện huênh hoang, rỗng tuếch. Điều bạn nói hiển nhiên là vô nghĩa. Những tư tưởng, niềm tin, quan điểm chính trị và kinh tế của bạn thật ra đã làm phân hóa giữa con người với nhau và đưa tới chiến tranh. Chỉ khi nào tâm trí được giải thoát khỏi những quan niệm và niềm tin thì nó mới có thể hành động một cách công chính được.
    Một nhà ái quốc nặng lòng với dân tộc, có thể sẽ không bao giờ biết bốn bể đều là anh em (tứ hải giai huynh đệ) là thế nào, dù anh ta có thể cũng nói về điều đó đấy, nhưng ngược lại, trong hành động của anh ta, về mặt kinh tế và trong mọi chiều hướng, đều dẫn tới chiến tranh.
    Cho nên chỉ khi nào tâm trí giải thoát khỏi mọi loại khái niệm, không chỉ hời hợt trên bề mặt, mà là từ nền tảng, thì mới có hành động công chính và do đó mới có sự chuyển hóa triệt để và bền vững. Mà sự giải thoát khỏi được những khái niệm, quan điểm này thì chỉ có thể xẩy ra qua sự tự tỉnh thức và tự giác.
    Do sea_bird sưu tầm & gửi
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    NỖI ĐAU
    Nỗi đau là gì? Đừng chỉ nghĩ đến từ ngữ mà hãy nhìn thẳng vào nội tâm, nhìn thật sâu vào đáy lòng mình. Về mặt tâm lý, ngay từ khi bạn còn là đứa trẻ, cha mẹ, bạn bè của bạn đã từng làm cho bạn đau lòng. Lớn lên một chút, khi đi học, thì nhà trường lại làm cho bạn đau lòng bằng những câu nói như: "Trò phải thông minh lanh lợi như anh của trò", hoặc chú bác, hoặc ông hiệu trưởng của bạn, hoặc bất cứ là ai đó. Tại trường đại học, bạn phải vượt qua các kỳ khảo thí, nếu làm bài không được, bạn sẽ mất tinh thần, thất vọng. Bước ra trường đời, không kiếm được việc làm, bạn cảm thấy buồn tủi, đau lòng. Mọi sự xẩy ra trên thế giới đều làm đau lòng bạn. Nền giáo dục vốn không hoàn chỉnh của chúng ta làm đau lòng bạn.
    Như thế, rõ ràng là bạn bị đau buồn trong tâm hồn. Bạn có thực sự nhận ra rằng bạn bị đau lòng không? Thế rồi do gậm nhấm những nỗi đau của mình, ôm mối hận lòng, bạn muốn làm đau lòng người khác. Từ đó, bạn trở thành dễ nổi giận, sẵn sàng phản đối mọi chuyện, bạn co mình lại, chui vào ốc đảo tinh thần của riêng mình, trở thành càng lúc càng tự cô lập, xa lánh mọi người. Và khi mà bạn càng xa lánh mọi người, thì bạn càng cảm thấy buồn tủi hơn. Thế là bạn tự xây một bức tường vô hình chung quanh, tâm hồn chìm đắm trong nỗi cô đơn với ảo vọng, nhưng luôn luôn vẫn chỉ nằm gọn trong vòng tường do chính mình tạo ra.
    Đó là tất cả những dấu hiệu của nỗi đau.
    Vậy là bạn bị đau buồn trong tâm hồn. Thế nếu đang lúc bạn thấy mình bị đau đớn trong lòng đó, nếu lúc đó bạn thật sự, một cách sâu sắc, nhận thức rằng bạn có nỗi đau, không chỉ hời hợt ở mặt nhận thức thông thường, mà nỗi đau ghi khắc sâu tận đáy lòng, thì bạn sẽ làm gì đây?
    Bây giờ chúng ta thử tìm coi nỗi đau này xẩy ra như thế nào?
    Có nỗi đau lòng vì lý do là chúng ta đã tự xây dựng trong tâm một ý niệm, một hình ảnh về chính mình. Lấy thí dụ như bản thân tôi đây, nếu tôi đã xây dựng trong lòng một hình ảnh của chính tôi luôn luôn ngồi chễm chệ trên diễn đàn để thuyết giảng -- cám ơn Trời, tôi không có cái vụ này -- rồi thính giả lại phản đối hoặc không thèm tới, thế là hình ảnh tôi -- được xây dựng trong lòng tôi -- bị xúc phạm. Thực tế là khi nào mà tôi còn xây dựng một ý niệm, một hình ảnh đẹp về chính tôi trong lòng, thì hình ảnh đó sẽ có lúc bị xúc phạm. Thật là rõ ràng, phải vậy không?
    Vậy thì bây giờ chúng ta tự hỏi coi chúng ta có thể sống đơn giản, không xây đắp một hình ảnh, một ý niệm nào chăng? Nghĩa là không có những kết luận, những thành kiến -- tất cả những cái này đều là hình ảnh, ý niệm cả. Như vậy, vào cái lúc mà bạn lăng mạ tôi đó -- nghĩa là bạn nói điều trái ngược với hình ảnh "cái tôi" mà tôi đã xây đắp về tôi -- như vậy là bạn làm đau lòng tôi. Bây giờ, nếu ngay cái giây phút mà bạn nói lên những điều có hại cho tôi, làm đau lòng tôi đó, tôi tỉnh giác, nhận thức được và dồn tất cả sự chú tâm vào những lời bạn đang nói, chỉ làm một việc là chú tâm vào việc đang xẩy ra mà thôi, không phân tích, không suy diễn, không ghi nhớ, như thế những điều đó sẽ không có cơ hội len lỏi vào tâm hồn tôi. Chỉ khi nào chúng ta lơ đãng, không chú ý, thì những lời nói làm đau lòng hoặc những lời nịnh bợ mới tìm được chỗ đứng trong tâm hồn chúng ta.
    Vậy xin hỏi, nếu có người nói rằng bạn là thằng ngốc, thì ngay lúc đó, bạn có thể dồn tất cả sự chú tâm, chỉ chú tâm thôi, vào sự kiện đang xẩy ra mà không tìm hiểu, không suy diễn, được không? Nếu làm được, bạn sẽ không thấy có nỗi đau lòng. Trong sự chú tâm, tập trung tư tưởng đó, những nỗi đau buồn trong quá khứ đã tiêu tan.
    Tập trung tư tưởng cũng giống như ngọn lửa, nó đốt cháy tiêu mọi nỗi đau đã và đang xẩy ra. Bạn bắt được ý này chăng?
    Krishnamurti -- To Be Human

Chia sẻ trang này