1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Từ tín ngưỡng ở trong bài này ?" đó là niềm tin nhưng nó còn hơn cả niềm tin vì nó có tính chất cực đoan là chỉ chấp nhận những điều mình cho là đúng và không công nhận hơn nữa còn sự phủ nhận tất cả những khác với cái tín ngưỡng mà mình đang công nhận.
    Khi chúng ta đưa ra một nhận xét về bất cứ một điều gì chúng ta cần phải có sự ?okhông thành kiến? tức là hoàn toàn vô tư không bị bất cứ một thẩm quyền nào định hướng sự suy nghĩ thì ta mới có thể có nhận xét thật chính xác vào một vấn đề.
    Hãy nhìn lại lịch sử của bất cứ cuộc chiến tranh nào bạn sẽ thấy cả hai phía đều có lý do riêng và cũng có vẻ rất hợp lý để tham chiến, chứ không phải ai mới sinh ra đã tự nhiên lại thích bắn giết cả.
    Xin giới thiệu với bạn bài nói về sự ?okhông thành kiến? và ?othẩm quyền?.
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG THÀNH KIẾN
    Hỏi:
    - Chúng ta có nên hình thành cái khái niệm về người nào đó hay chăng?
    Krishnamurti đáp:
    Bộ chúng ta nên có khái niệm về người khác chăng? Bộ chúng ta nên hình thành một quan điểm, đánh giá, xét nét về người khác chăng? Khi bạn có khái niệm về thầy của bạn, thì có cái gì là quan trọng đối với bạn? Tôi không nói về bản thân vị thầy, nhưng nói về cái khái niệm của bạn về vị thầy. Và đó là chuyện xẩy ra trong cuộc đời, đúng không? Chúng ta đều có ý kiến về người này, người khác, đúng không? Chúng ta nói: " Hắn thì tốt", "Hắn thì phù phiếm", Hắn thì mê tín", "Hắn làm cái này, cái kia"...Chúng ta thiết lập một bức màn ngăn cách chúng ta với người khác, cho nên chúng ta không bao giờ có thể thật sự tiếp xúc được với người đó. Nhìn thấy ai làm việc gì, chúng ta nói: " Ông ta đã làm việc đó", như vậy, nó chỉ quan trọng ở cái thời gian chuyện đó xẩy ra. Bạn hiểu chăng? Nếu bạn thấy ai đó làm việc gì mà bạn có ý kiến như là người đó làm việc tốt, hoặc xấu, thế là bạn bèn có ý kiến cố định về người đó, để rồi mươi ngày hay cả năm sau, khi bạn gặp lại họ, bạn vẫn còn giữ cái ý kiến của bạn về họ. Nhưng mà trong khoảng thời gian đó, có thể là họ đã thay đổi rồi. Cho nên điều rất quan trọng là đừng bao giờ nói: "Hắn là thế đó", mà nói: "Hắn đã như thế vào tháng Hai", bởi vì tới cuối năm thì hắn đã đổi khác hoàn toàn mất rồi.
    Nếu bạn nói về ai đó: "Tôi biết người này", có thể là bạn sẽ sai hoàn toàn, bởi vì bạn chỉ biết về hắn vào khoảng thời gian nào đó, hoặc bởi một sự kiện xẩy ra vào một thời điểm nào đó, ngoài ra, bạn chẳng biết gì về hắn cả.
    Cho nên điều quan trọng là mỗi khi gặp người nào, bạn hãy tiếp xúc với họ bằng một tâm hồn hoàn toàn trong sáng, không với những thành kiến, không với những định kiến và không với những quan điểm của riêng mình.
    Do Sea_bird sưu tầm
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG THÀNH KIẾN
    Hỏi:
    - Chúng ta có nên hình thành cái khái niệm về người nào đó hay chăng?
    Krishnamurti đáp:
    Bộ chúng ta nên có khái niệm về người khác chăng? Bộ chúng ta nên hình thành một quan điểm, đánh giá, xét nét về người khác chăng? Khi bạn có khái niệm về thầy của bạn, thì có cái gì là quan trọng đối với bạn? Tôi không nói về bản thân vị thầy, nhưng nói về cái khái niệm của bạn về vị thầy. Và đó là chuyện xẩy ra trong cuộc đời, đúng không? Chúng ta đều có ý kiến về người này, người khác, đúng không? Chúng ta nói: " Hắn thì tốt", "Hắn thì phù phiếm", Hắn thì mê tín", "Hắn làm cái này, cái kia"...Chúng ta thiết lập một bức màn ngăn cách chúng ta với người khác, cho nên chúng ta không bao giờ có thể thật sự tiếp xúc được với người đó. Nhìn thấy ai làm việc gì, chúng ta nói: " Ông ta đã làm việc đó", như vậy, nó chỉ quan trọng ở cái thời gian chuyện đó xẩy ra. Bạn hiểu chăng? Nếu bạn thấy ai đó làm việc gì mà bạn có ý kiến như là người đó làm việc tốt, hoặc xấu, thế là bạn bèn có ý kiến cố định về người đó, để rồi mươi ngày hay cả năm sau, khi bạn gặp lại họ, bạn vẫn còn giữ cái ý kiến của bạn về họ. Nhưng mà trong khoảng thời gian đó, có thể là họ đã thay đổi rồi. Cho nên điều rất quan trọng là đừng bao giờ nói: "Hắn là thế đó", mà nói: "Hắn đã như thế vào tháng Hai", bởi vì tới cuối năm thì hắn đã đổi khác hoàn toàn mất rồi.
    Nếu bạn nói về ai đó: "Tôi biết người này", có thể là bạn sẽ sai hoàn toàn, bởi vì bạn chỉ biết về hắn vào khoảng thời gian nào đó, hoặc bởi một sự kiện xẩy ra vào một thời điểm nào đó, ngoài ra, bạn chẳng biết gì về hắn cả.
    Cho nên điều quan trọng là mỗi khi gặp người nào, bạn hãy tiếp xúc với họ bằng một tâm hồn hoàn toàn trong sáng, không với những thành kiến, không với những định kiến và không với những quan điểm của riêng mình.
    Do Sea_bird sưu tầm
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    VỀ THẨM QUYỀN
    Hỏi :
    - Thưa ông Krishnamurti, ông nói rằng tất cả những vấn đề của chúng ta đều nẩy sinh ra từ một vấn đề, đó là chúng ta sống cuộc đời do người khác chỉ cho cách sống. Chúng ta thuộc loại người bàn nhì, và trải dài từ bao nhiêu thế kỷ tới nay, chúng ta đã có đủ loại thẩm quyền. Nay đã đến lúc giới trẻ nổi dậy để phản kháng lại các loại thẩm quyền. Xin ông cho biết riêng cá nhân ông, cái gì đã khiến cho ông chống lại thẩm quyền?
    Krishnamurti đáp:
    - Tôi không nghĩ rằng cá nhân tôi có điều gì để chống lại thẩm quyền, nhưng bản thân thẩm quyền, đối với toàn thế giới, nó đã làm thui chột biết bao tâm hồn, không riêng về mặt tôn giáo mà ngay chính từ nội tâm, bởi vì thẩm quyền về niềm tin tôn giáo gây nên ấn tượng chắc chắn đã phá tan khả năng khám phá thực tại. Người ta dựa dẫm vào thẩm quyền vì người ta sợ phải đứng đơn độc.
    Hỏi:
    - Tôi hơi thấy bối rối về điều này, bởi vì sự tích lũy biết bao trí tuệ của loài người chắc chắn rằng không phải tất cả đều là đồ bỏ.
    Krishnamurti đáp:
    - Không, nhưng cái gì là trí tuệ ? Sự tích lũy hiểu biết là trí tuệ chăng? Hay là trí tuệ chỉ đến khi sự đau khổ chấm dứt? Tóm lại, trí tuệ không ở trong sách, cũng không ở trong sự tích lũy hiểu biết về kinh nghiệm của người khác. Chắc chắn rằng trí tuệ phải đến từ sự tự tri, từ nội tâm của mỗi người, từ sự khám phá toàn bộ cấu trúc về tinh thần của chính họ Khi người ta đã thâm hiểu về chính bản thân thì đó là lúc chấm dứt đau khổ và khởi đầu của trí tuệ.
    Làm sao mà một tâm hồn có thể sáng suốt khi còn bị kẹt vào với sợ hãi và buồn phiền. Chỉ khi nào sự sầu não, sợ sệt chấm dứt, khi đó người ta mới có khả năng trở thành sáng suốt.
    Do Sea_bird sưu tầm
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    VỀ THẨM QUYỀN
    Hỏi :
    - Thưa ông Krishnamurti, ông nói rằng tất cả những vấn đề của chúng ta đều nẩy sinh ra từ một vấn đề, đó là chúng ta sống cuộc đời do người khác chỉ cho cách sống. Chúng ta thuộc loại người bàn nhì, và trải dài từ bao nhiêu thế kỷ tới nay, chúng ta đã có đủ loại thẩm quyền. Nay đã đến lúc giới trẻ nổi dậy để phản kháng lại các loại thẩm quyền. Xin ông cho biết riêng cá nhân ông, cái gì đã khiến cho ông chống lại thẩm quyền?
    Krishnamurti đáp:
    - Tôi không nghĩ rằng cá nhân tôi có điều gì để chống lại thẩm quyền, nhưng bản thân thẩm quyền, đối với toàn thế giới, nó đã làm thui chột biết bao tâm hồn, không riêng về mặt tôn giáo mà ngay chính từ nội tâm, bởi vì thẩm quyền về niềm tin tôn giáo gây nên ấn tượng chắc chắn đã phá tan khả năng khám phá thực tại. Người ta dựa dẫm vào thẩm quyền vì người ta sợ phải đứng đơn độc.
    Hỏi:
    - Tôi hơi thấy bối rối về điều này, bởi vì sự tích lũy biết bao trí tuệ của loài người chắc chắn rằng không phải tất cả đều là đồ bỏ.
    Krishnamurti đáp:
    - Không, nhưng cái gì là trí tuệ ? Sự tích lũy hiểu biết là trí tuệ chăng? Hay là trí tuệ chỉ đến khi sự đau khổ chấm dứt? Tóm lại, trí tuệ không ở trong sách, cũng không ở trong sự tích lũy hiểu biết về kinh nghiệm của người khác. Chắc chắn rằng trí tuệ phải đến từ sự tự tri, từ nội tâm của mỗi người, từ sự khám phá toàn bộ cấu trúc về tinh thần của chính họ Khi người ta đã thâm hiểu về chính bản thân thì đó là lúc chấm dứt đau khổ và khởi đầu của trí tuệ.
    Làm sao mà một tâm hồn có thể sáng suốt khi còn bị kẹt vào với sợ hãi và buồn phiền. Chỉ khi nào sự sầu não, sợ sệt chấm dứt, khi đó người ta mới có khả năng trở thành sáng suốt.
    Do Sea_bird sưu tầm
  6. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    GIÁO DỤC
    Hỏi:
    ---Nếu chúng ta làm điều sai trái, có người đã chỉ bảo cho chúng ta biết, tại sao chúng ta lại còn tái phạm?
    Krishnamurti đáp:
    ---Bạn nghĩ sao? Lý do nào khiến cho bạn bẻ hoa, nhổ cây, phá hoại đồ đạc, liệng giấy bừa bãi, mặc dầu tôi tin chắc là bạn đã từng nghe lời khuyên không nên làm những việc đó cả chục lần? Hãy nghe cho kỹ rồi bạn sẽ thấy. Khi bạn làm những chuyện đó, óc bạn đang ở trong tình trạng trống vắng, phải vậy không? Bạn không nhận thức được, bạn không suy nghĩ, tâm trí bạn đã ngủ quên, thành ra bạn đã làm những việc rõ ràng là ngớ ngẩn, ngu ngốc. Bao lâu mà bạn sống trong trạng thái không hoàn toàn có ý thức, không hoàn toàn tỉnh giác, thì sự kiện chỉ cứ khuyên bạn không nên làm điều này, điều nọ, sẽ chẳng có kết quả gì. Nhưng nếu nhà giáo dục mà giúp cho bạn trở nên có óc suy nghĩ, quan tâm hơn, trở nên thật là tỉnh thức, quan sát với niềm vui thích từ cây cối, chim chóc, sông ngòi, sự phong phú tuyệt vời của trái đất v.v..., khiến cho tâm hồn bạn trở nên tinh tế, sống động, đối với ngoại cảnh và cả nội tâm của bạn, thì khi đó chỉ một gợi ý nhẹ nhàng đến với bạn đã đủ cho bạn cảm nhận được vấn đề.
    Buồn thay, sự nhậy cảm của bạn đã bị tàn phá mất rồi, bởi vì ngay từ lúc bạn mới lọt lòng cho đến ngày vĩnh biệt thế giới này, bạn chưa bao giờ được ngưng cái khổ nạn bị bảo cho biết rằng phải làm cái này, không được làm cái kia v.v...Cha mẹ, bậc thầy, xã hội, tôn giáo, vị linh hướng, và ngay cả cái khát vọng của chính bạn, lòng tham lam, tính ghen tị v.v..., tất cả những cái đó đã bảo cho bạn biết "nên làm cái này" và "không nên làm cái kia".
    Muốn thoát khỏi tất cả những cái "nên" và "không nên" đó, và để bạn có được niềm cảm thông sâu xa, có được tính tốt lành tự nhiên, không làm đau lòng người khác, không xé giấy hoặc ném đá ra đường mà không lượm lên---điều này cần đến một sự suy nghĩ thâm trầm, sâu sắc.
    Mục đích của giáo dục chắc chắn không phải là chỉ dậy cho bạn mấy chữ cái đủ để bạn biết viết cái tên của bạn, mà là đánh thức cái tinh thần trầm tư sâu sắc này, khiến cho bạn trở nên tinh tế, tỉnh giác, quan tâm và ân cần đối với cuộc đời.
    Do Sea_bird sưu tầm
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    GIÁO DỤC
    Hỏi:
    ---Nếu chúng ta làm điều sai trái, có người đã chỉ bảo cho chúng ta biết, tại sao chúng ta lại còn tái phạm?
    Krishnamurti đáp:
    ---Bạn nghĩ sao? Lý do nào khiến cho bạn bẻ hoa, nhổ cây, phá hoại đồ đạc, liệng giấy bừa bãi, mặc dầu tôi tin chắc là bạn đã từng nghe lời khuyên không nên làm những việc đó cả chục lần? Hãy nghe cho kỹ rồi bạn sẽ thấy. Khi bạn làm những chuyện đó, óc bạn đang ở trong tình trạng trống vắng, phải vậy không? Bạn không nhận thức được, bạn không suy nghĩ, tâm trí bạn đã ngủ quên, thành ra bạn đã làm những việc rõ ràng là ngớ ngẩn, ngu ngốc. Bao lâu mà bạn sống trong trạng thái không hoàn toàn có ý thức, không hoàn toàn tỉnh giác, thì sự kiện chỉ cứ khuyên bạn không nên làm điều này, điều nọ, sẽ chẳng có kết quả gì. Nhưng nếu nhà giáo dục mà giúp cho bạn trở nên có óc suy nghĩ, quan tâm hơn, trở nên thật là tỉnh thức, quan sát với niềm vui thích từ cây cối, chim chóc, sông ngòi, sự phong phú tuyệt vời của trái đất v.v..., khiến cho tâm hồn bạn trở nên tinh tế, sống động, đối với ngoại cảnh và cả nội tâm của bạn, thì khi đó chỉ một gợi ý nhẹ nhàng đến với bạn đã đủ cho bạn cảm nhận được vấn đề.
    Buồn thay, sự nhậy cảm của bạn đã bị tàn phá mất rồi, bởi vì ngay từ lúc bạn mới lọt lòng cho đến ngày vĩnh biệt thế giới này, bạn chưa bao giờ được ngưng cái khổ nạn bị bảo cho biết rằng phải làm cái này, không được làm cái kia v.v...Cha mẹ, bậc thầy, xã hội, tôn giáo, vị linh hướng, và ngay cả cái khát vọng của chính bạn, lòng tham lam, tính ghen tị v.v..., tất cả những cái đó đã bảo cho bạn biết "nên làm cái này" và "không nên làm cái kia".
    Muốn thoát khỏi tất cả những cái "nên" và "không nên" đó, và để bạn có được niềm cảm thông sâu xa, có được tính tốt lành tự nhiên, không làm đau lòng người khác, không xé giấy hoặc ném đá ra đường mà không lượm lên---điều này cần đến một sự suy nghĩ thâm trầm, sâu sắc.
    Mục đích của giáo dục chắc chắn không phải là chỉ dậy cho bạn mấy chữ cái đủ để bạn biết viết cái tên của bạn, mà là đánh thức cái tinh thần trầm tư sâu sắc này, khiến cho bạn trở nên tinh tế, tỉnh giác, quan tâm và ân cần đối với cuộc đời.
    Do Sea_bird sưu tầm
  8. haiaunhat

    haiaunhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Trong chủ đề về Chiến Tranh, em có ý nữa muốn hỏi:
    .
    Vậy ở đây thật ko có tín ngưỡng không?
  9. haiaunhat

    haiaunhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Trong chủ đề về Chiến Tranh, em có ý nữa muốn hỏi:
    .
    Vậy ở đây thật ko có tín ngưỡng không?
  10. haiaunhat

    haiaunhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Ý thứ 1, 2 thì em công nhận. Nhưng ý thứ 3 thì em chỉ công nhận bác 1 nửa thôi.Đúng là trong các cuộc chiến tranh mỗi bên đều có lý do riêng, còn lý do đó đúng đến đâu thì lại khác, được mọi người , và mọi người ko thành kiến chấp nhận ko thì lại khác?

Chia sẻ trang này