1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    NỖI ĐAU
    Nỗi đau là gì? Đừng chỉ nghĩ đến từ ngữ mà hãy nhìn thẳng vào nội tâm, nhìn thật sâu vào đáy lòng mình. Về mặt tâm lý, ngay từ khi bạn còn là đứa trẻ, cha mẹ, bạn bè của bạn đã từng làm cho bạn đau lòng. Lớn lên một chút, khi đi học, thì nhà trường lại làm cho bạn đau lòng bằng những câu nói như: "Trò phải thông minh lanh lợi như anh của trò", hoặc chú bác, hoặc ông hiệu trưởng của bạn, hoặc bất cứ là ai đó. Tại trường đại học, bạn phải vượt qua các kỳ khảo thí, nếu làm bài không được, bạn sẽ mất tinh thần, thất vọng. Bước ra trường đời, không kiếm được việc làm, bạn cảm thấy buồn tủi, đau lòng. Mọi sự xẩy ra trên thế giới đều làm đau lòng bạn. Nền giáo dục vốn không hoàn chỉnh của chúng ta làm đau lòng bạn.
    Như thế, rõ ràng là bạn bị đau buồn trong tâm hồn. Bạn có thực sự nhận ra rằng bạn bị đau lòng không? Thế rồi do gậm nhấm những nỗi đau của mình, ôm mối hận lòng, bạn muốn làm đau lòng người khác. Từ đó, bạn trở thành dễ nổi giận, sẵn sàng phản đối mọi chuyện, bạn co mình lại, chui vào ốc đảo tinh thần của riêng mình, trở thành càng lúc càng tự cô lập, xa lánh mọi người. Và khi mà bạn càng xa lánh mọi người, thì bạn càng cảm thấy buồn tủi hơn. Thế là bạn tự xây một bức tường vô hình chung quanh, tâm hồn chìm đắm trong nỗi cô đơn với ảo vọng, nhưng luôn luôn vẫn chỉ nằm gọn trong vòng tường do chính mình tạo ra.
    Đó là tất cả những dấu hiệu của nỗi đau.
    Vậy là bạn bị đau buồn trong tâm hồn. Thế nếu đang lúc bạn thấy mình bị đau đớn trong lòng đó, nếu lúc đó bạn thật sự, một cách sâu sắc, nhận thức rằng bạn có nỗi đau, không chỉ hời hợt ở mặt nhận thức thông thường, mà nỗi đau ghi khắc sâu tận đáy lòng, thì bạn sẽ làm gì đây?
    Bây giờ chúng ta thử tìm coi nỗi đau này xẩy ra như thế nào?
    Có nỗi đau lòng vì lý do là chúng ta đã tự xây dựng trong tâm một ý niệm, một hình ảnh về chính mình. Lấy thí dụ như bản thân tôi đây, nếu tôi đã xây dựng trong lòng một hình ảnh của chính tôi luôn luôn ngồi chễm chệ trên diễn đàn để thuyết giảng -- cám ơn Trời, tôi không có cái vụ này -- rồi thính giả lại phản đối hoặc không thèm tới, thế là hình ảnh tôi -- được xây dựng trong lòng tôi -- bị xúc phạm. Thực tế là khi nào mà tôi còn xây dựng một ý niệm, một hình ảnh đẹp về chính tôi trong lòng, thì hình ảnh đó sẽ có lúc bị xúc phạm. Thật là rõ ràng, phải vậy không?
    Vậy thì bây giờ chúng ta tự hỏi coi chúng ta có thể sống đơn giản, không xây đắp một hình ảnh, một ý niệm nào chăng? Nghĩa là không có những kết luận, những thành kiến -- tất cả những cái này đều là hình ảnh, ý niệm cả. Như vậy, vào cái lúc mà bạn lăng mạ tôi đó -- nghĩa là bạn nói điều trái ngược với hình ảnh "cái tôi" mà tôi đã xây đắp về tôi -- như vậy là bạn làm đau lòng tôi. Bây giờ, nếu ngay cái giây phút mà bạn nói lên những điều có hại cho tôi, làm đau lòng tôi đó, tôi tỉnh giác, nhận thức được và dồn tất cả sự chú tâm vào những lời bạn đang nói, chỉ làm một việc là chú tâm vào việc đang xẩy ra mà thôi, không phân tích, không suy diễn, không ghi nhớ, như thế những điều đó sẽ không có cơ hội len lỏi vào tâm hồn tôi. Chỉ khi nào chúng ta lơ đãng, không chú ý, thì những lời nói làm đau lòng hoặc những lời nịnh bợ mới tìm được chỗ đứng trong tâm hồn chúng ta.
    Vậy xin hỏi, nếu có người nói rằng bạn là thằng ngốc, thì ngay lúc đó, bạn có thể dồn tất cả sự chú tâm, chỉ chú tâm thôi, vào sự kiện đang xẩy ra mà không tìm hiểu, không suy diễn, được không? Nếu làm được, bạn sẽ không thấy có nỗi đau lòng. Trong sự chú tâm, tập trung tư tưởng đó, những nỗi đau buồn trong quá khứ đã tiêu tan.
    Tập trung tư tưởng cũng giống như ngọn lửa, nó đốt cháy tiêu mọi nỗi đau đã và đang xẩy ra. Bạn bắt được ý này chăng?
    Krishnamurti -- To Be Human
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ DO ÐÍCH THỰC
    Hỏi :
    --- Thế nào là tự do đích thực và làm sao để giành được?
    Krishnamurti đáp :
    --- Tự do đích thực không phải là cái gì đó để mà giành được, mà là kết quả của sự thông tuệ. Bạn không thể mua quyền tự do ở ngoài chợ. Bạn không thể kiếm được nó bằng cách đọc một cuốn sách, hoặc nghe người nào đó diễn thuyết. Tự do tới bằng sự thông tuệ.
    Nhưng thế nào là thông tuệ? Có thể có sự thông tuệ khi còn sợ sệt, hoặc khi tâm trí đã bị điều kiện hóa ? Khi tâm bạn đã có sẵn thành kiến, hay là khi bạn nghĩ rằng bạn là một người phi thường, hoặc khi mà bạn có quá nhiều tham vọng, muốn leo lên bậc thang thành công trong đời sống thế tục hoặc tâm linh, vậy có phải là thông tuệ chăng? Khi bạn chỉ quan tâm đến chính bạn, khi bạn học theo hoặc tôn thờ ai đó, vậy có thể là thông tuệ không?
    Hiển nhiên, khi bạn thấu hiểu và thoát khỏi toàn bộ sự ngu xuẩn này, thì đó là thông tuệ. Cho nên bạn phải khởi sự; và việc đầu tiên là hãy tỉnh giác để biết rằng tâm trí bạn không được tự do.
    Bạn phải quan sát để thấy tâm trí bạn đã bị những cái linh tinh này o ép như thế nào, đây là bước đầu của sự thông tuệ, dẫn đến tự do.
    Bạn phải tự tìm lời giải đáp. Có lợi ích gì khi người khác tự do còn bạn thì không, hoặc là khi người khác có đồ ăn còn bạn thì đói ?
    Sáng tạo là phải có sự khai mở đích thực, như thế phải có tự do; và muốn có tự do, phải thông tuệ.
    Bạn hãy tìm hiểu coi cái gì đã cản trở sự thông tuệ. Bạn phải nghiên tầm từ chính cuộc đời, tìm hiểu về những giá trị xã hội, mọi thứ, và không chấp nhận bất cứ điều gì nếu chỉ vì bạn bị khiếp sợ.
    Krishnamurti - total freedom
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên.
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ DO ÐÍCH THỰC
    Hỏi :
    --- Thế nào là tự do đích thực và làm sao để giành được?
    Krishnamurti đáp :
    --- Tự do đích thực không phải là cái gì đó để mà giành được, mà là kết quả của sự thông tuệ. Bạn không thể mua quyền tự do ở ngoài chợ. Bạn không thể kiếm được nó bằng cách đọc một cuốn sách, hoặc nghe người nào đó diễn thuyết. Tự do tới bằng sự thông tuệ.
    Nhưng thế nào là thông tuệ? Có thể có sự thông tuệ khi còn sợ sệt, hoặc khi tâm trí đã bị điều kiện hóa ? Khi tâm bạn đã có sẵn thành kiến, hay là khi bạn nghĩ rằng bạn là một người phi thường, hoặc khi mà bạn có quá nhiều tham vọng, muốn leo lên bậc thang thành công trong đời sống thế tục hoặc tâm linh, vậy có phải là thông tuệ chăng? Khi bạn chỉ quan tâm đến chính bạn, khi bạn học theo hoặc tôn thờ ai đó, vậy có thể là thông tuệ không?
    Hiển nhiên, khi bạn thấu hiểu và thoát khỏi toàn bộ sự ngu xuẩn này, thì đó là thông tuệ. Cho nên bạn phải khởi sự; và việc đầu tiên là hãy tỉnh giác để biết rằng tâm trí bạn không được tự do.
    Bạn phải quan sát để thấy tâm trí bạn đã bị những cái linh tinh này o ép như thế nào, đây là bước đầu của sự thông tuệ, dẫn đến tự do.
    Bạn phải tự tìm lời giải đáp. Có lợi ích gì khi người khác tự do còn bạn thì không, hoặc là khi người khác có đồ ăn còn bạn thì đói ?
    Sáng tạo là phải có sự khai mở đích thực, như thế phải có tự do; và muốn có tự do, phải thông tuệ.
    Bạn hãy tìm hiểu coi cái gì đã cản trở sự thông tuệ. Bạn phải nghiên tầm từ chính cuộc đời, tìm hiểu về những giá trị xã hội, mọi thứ, và không chấp nhận bất cứ điều gì nếu chỉ vì bạn bị khiếp sợ.
    Krishnamurti - total freedom
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên.
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ DO ÐÍCH THỰC
    Có nhiều loại tự do, chắc chắn là như vậy. Có loại tự do về chính trị. Có loại tự do từ kiến thức mang lại, nhờ đó, bạn biết cách làm việc này, việc kia, "biết cách làm thế nào ... ". Có cái tự do của người nhiều tiền của được đi du lịch vòng quanh thế giới. Nào là tự do vì có khả năng, có thể viết lách, có thể bày tỏ tư tưởng của mình, có thể suy nghĩ một cách minh mẫn. Lại có loại tự do vì thoát khỏi sự vướng mắc vào cái gì đó, thí dụ thoát khỏi sự đàn áp, sự thèm khát, truyền thống, lòng tham lam, v . v . . . Có loại tự do là kết quả của sự phấn đấu mà giành được, chúng ta hy vọng rằng khi kết thúc một quá trình hành trì, kết thúc một quá trình rèn luyện phẩm hạnh, kết thúc một quá trình cố gắng, sự tự do tối thượng mà chúng ta ước ao này sẽ giúp chúng ta làm được một số công việc. Nói về những sự tự do như sự tự do nhờ khả năng mang lại, sự tự do từ một cái gì đó, sự tự do mà chúng ta cho rằng sẽ đạt được sau một thời gian rèn luyện phẩm hạnh, thì tất cả các loại tự do đó chúng ta đều đã biết rồi. Vậy câu hỏi là, phải chăng tất cả những loại tự do đó đều chỉ là những phản ứng? Khi bạn nói :" Tôi muốn giải thoát khỏi sự giận dữ", đó chỉ là một phản ứng của lòng mong muốn, không phải là sự tự do, giải thoát khỏi sự giận dữ. Và ngay chính sự tự do mà bạn tưởng rằng bạn sẽ đạt được sau một đời rèn luyện phẩm hạnh, do phấn đấu, do ép mình, đó cũng chỉ là những phản ứng của các việc mà bạn đã làm.
    Xin hãy theo dõi cẩn thận, bởi vì điều mà tôi sẽ nói ra có thể khiến cho bạn thấy khó hiểu vì có một cái gì đó có vẻ như không quen thuộc với dòng suy nghĩ của bạn. Có một loại tự do vốn không từ điều gì mang lại, không có nguyên nhân, nhưng là một trạng thái giải thoát.
    Bạn thấy đó, sự tự do mà chúng ta đã biết thì đều luôn luôn đạt được nhờ ý chí, đúng không? Tôi sẽ được tự do. Tôi sẽ học một khoa kỹ thuật. Tôi sẽ trở thành một chuyên viên. Tôi sẽ học hỏi. Và cái ý chí đó mang đến cho tôi tự do. Cho nên chúng ta dùng cái ý chí để đạt sự tự do. Chúng ta không muốn trở nên nghèo, do đó, chúng ta dùng khả năng, dùng tất cả quyết tâm của chúng ta để đạt được sự giầu có. Hoặc, tôi là kẻ vô dụng, cho nên tôi quyết tâm học tập để hết vô dụng. Và chúng ta tưởng rằng chúng ta sẽ tìm được tự do khi chúng ta hành động với sự quyết tâm, với ý chí. Nhưng mà, ý chí không đem đến tự do, mà ngược lại, như tôi sẽ trình bày dưới đây. Ý chí là gì? Tôi sẽ là ..., tôi sẽ không được là ..., tôi sẽ phấn đấu để trở nên cái gì đó ..., tôi sẽ học hỏi ...v . v ...
    Tất cả những chuyện kể trên đều là những dạng hành động của ý chí. Vậy thì cái ý chí này là gì, nó hình thành ra sao? Hiển nhiên là từ khát vọng. Biết bao nhiêu là nỗi niềm khát vọng của chúng ta, với những sự thất vọng, những sự bó buộc, những sự hoàn tất, kết lại như sợi dây ràng buộc. Ðó là ý chí, phải vậy không? Quá nhiều nỗi khát vọng của bạn kết hợp lại với nhau, tạo thành một sợi dây chão và nhờ nó mà bạn cố gắng leo lên bậc thang thành công, muốn tiến đến tự do. Vậy thì, xin hỏi rằng khát vọng có đem lại tự do được không, hay là chính cái khát vọng để đạt được tự do đó lại làm cho người ta mất tự do? Xin các bạn hãy nhìn vào bản thân, tự xét cái lòng khao khát của chính bạn, cái tham vọng của chính bạn, cái ý chí của chính bạn.
    Tôi lại xin hỏi rằng cái ý chí của bạn có phải là nhân tố của tự do không? Ý chí có mang lại tự do không? Hay là tự do, giải thoát là một cái gì hoàn toàn khác hẳn, nó không liên hệ gì với phản ứng, không thể đạt được nhờ khả năng, nhờ suy nghĩ, nhờ kinh nghiệm, nhờ kỷ luật.
    . . . Tự do, giải thoát, là một phẩm chất của tâm hồn. Cái phẩm chất này không đến từ sự thận trọng tìm tòi, nghiên cứu, phân tích, sắp xếp tư tưởng lại với nhau. Tư tưởng và tự do, giải thoát, là hai điều đối nghịch. Tư tưởng không đem tới tự do, giải thoát, vì tư tưởng đã bị điều kiện hóa. Cái phẩm chất của tâm hồn này là sự tỉnh giác, chỉ ghi nhận thuần túy, không phân tách, không so sánh từ kinh nghiệm của quá khứ, v.v ... Ðó chính là khởi đầu của sự tự do đích thực. Sự chuyển hóa này trong tâm hồn là một cuộc cách mạng đích thực. Ngoài ra, tất cả các cuộc cách mạng khác đều chỉ là những phản ứng, dù cho người ta có dùng từ ngữ như tự do, giải thoát, những hứa hẹn thiên đường, v . v ... , mọi loại. Chỉ có một sự tự do, giải thoát đích thực. Ðó là cái phẩm chất trong tâm hồn.
    Krishnamurti - total freedom
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ DO ÐÍCH THỰC
    Có nhiều loại tự do, chắc chắn là như vậy. Có loại tự do về chính trị. Có loại tự do từ kiến thức mang lại, nhờ đó, bạn biết cách làm việc này, việc kia, "biết cách làm thế nào ... ". Có cái tự do của người nhiều tiền của được đi du lịch vòng quanh thế giới. Nào là tự do vì có khả năng, có thể viết lách, có thể bày tỏ tư tưởng của mình, có thể suy nghĩ một cách minh mẫn. Lại có loại tự do vì thoát khỏi sự vướng mắc vào cái gì đó, thí dụ thoát khỏi sự đàn áp, sự thèm khát, truyền thống, lòng tham lam, v . v . . . Có loại tự do là kết quả của sự phấn đấu mà giành được, chúng ta hy vọng rằng khi kết thúc một quá trình hành trì, kết thúc một quá trình rèn luyện phẩm hạnh, kết thúc một quá trình cố gắng, sự tự do tối thượng mà chúng ta ước ao này sẽ giúp chúng ta làm được một số công việc. Nói về những sự tự do như sự tự do nhờ khả năng mang lại, sự tự do từ một cái gì đó, sự tự do mà chúng ta cho rằng sẽ đạt được sau một thời gian rèn luyện phẩm hạnh, thì tất cả các loại tự do đó chúng ta đều đã biết rồi. Vậy câu hỏi là, phải chăng tất cả những loại tự do đó đều chỉ là những phản ứng? Khi bạn nói :" Tôi muốn giải thoát khỏi sự giận dữ", đó chỉ là một phản ứng của lòng mong muốn, không phải là sự tự do, giải thoát khỏi sự giận dữ. Và ngay chính sự tự do mà bạn tưởng rằng bạn sẽ đạt được sau một đời rèn luyện phẩm hạnh, do phấn đấu, do ép mình, đó cũng chỉ là những phản ứng của các việc mà bạn đã làm.
    Xin hãy theo dõi cẩn thận, bởi vì điều mà tôi sẽ nói ra có thể khiến cho bạn thấy khó hiểu vì có một cái gì đó có vẻ như không quen thuộc với dòng suy nghĩ của bạn. Có một loại tự do vốn không từ điều gì mang lại, không có nguyên nhân, nhưng là một trạng thái giải thoát.
    Bạn thấy đó, sự tự do mà chúng ta đã biết thì đều luôn luôn đạt được nhờ ý chí, đúng không? Tôi sẽ được tự do. Tôi sẽ học một khoa kỹ thuật. Tôi sẽ trở thành một chuyên viên. Tôi sẽ học hỏi. Và cái ý chí đó mang đến cho tôi tự do. Cho nên chúng ta dùng cái ý chí để đạt sự tự do. Chúng ta không muốn trở nên nghèo, do đó, chúng ta dùng khả năng, dùng tất cả quyết tâm của chúng ta để đạt được sự giầu có. Hoặc, tôi là kẻ vô dụng, cho nên tôi quyết tâm học tập để hết vô dụng. Và chúng ta tưởng rằng chúng ta sẽ tìm được tự do khi chúng ta hành động với sự quyết tâm, với ý chí. Nhưng mà, ý chí không đem đến tự do, mà ngược lại, như tôi sẽ trình bày dưới đây. Ý chí là gì? Tôi sẽ là ..., tôi sẽ không được là ..., tôi sẽ phấn đấu để trở nên cái gì đó ..., tôi sẽ học hỏi ...v . v ...
    Tất cả những chuyện kể trên đều là những dạng hành động của ý chí. Vậy thì cái ý chí này là gì, nó hình thành ra sao? Hiển nhiên là từ khát vọng. Biết bao nhiêu là nỗi niềm khát vọng của chúng ta, với những sự thất vọng, những sự bó buộc, những sự hoàn tất, kết lại như sợi dây ràng buộc. Ðó là ý chí, phải vậy không? Quá nhiều nỗi khát vọng của bạn kết hợp lại với nhau, tạo thành một sợi dây chão và nhờ nó mà bạn cố gắng leo lên bậc thang thành công, muốn tiến đến tự do. Vậy thì, xin hỏi rằng khát vọng có đem lại tự do được không, hay là chính cái khát vọng để đạt được tự do đó lại làm cho người ta mất tự do? Xin các bạn hãy nhìn vào bản thân, tự xét cái lòng khao khát của chính bạn, cái tham vọng của chính bạn, cái ý chí của chính bạn.
    Tôi lại xin hỏi rằng cái ý chí của bạn có phải là nhân tố của tự do không? Ý chí có mang lại tự do không? Hay là tự do, giải thoát là một cái gì hoàn toàn khác hẳn, nó không liên hệ gì với phản ứng, không thể đạt được nhờ khả năng, nhờ suy nghĩ, nhờ kinh nghiệm, nhờ kỷ luật.
    . . . Tự do, giải thoát, là một phẩm chất của tâm hồn. Cái phẩm chất này không đến từ sự thận trọng tìm tòi, nghiên cứu, phân tích, sắp xếp tư tưởng lại với nhau. Tư tưởng và tự do, giải thoát, là hai điều đối nghịch. Tư tưởng không đem tới tự do, giải thoát, vì tư tưởng đã bị điều kiện hóa. Cái phẩm chất của tâm hồn này là sự tỉnh giác, chỉ ghi nhận thuần túy, không phân tách, không so sánh từ kinh nghiệm của quá khứ, v.v ... Ðó chính là khởi đầu của sự tự do đích thực. Sự chuyển hóa này trong tâm hồn là một cuộc cách mạng đích thực. Ngoài ra, tất cả các cuộc cách mạng khác đều chỉ là những phản ứng, dù cho người ta có dùng từ ngữ như tự do, giải thoát, những hứa hẹn thiên đường, v . v ... , mọi loại. Chỉ có một sự tự do, giải thoát đích thực. Ðó là cái phẩm chất trong tâm hồn.
    Krishnamurti - total freedom
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên
  6. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    NIỀM AN LẠC CHÂN THẬT
    Dùng nhãn quan máy móc mà nhìn cuộc đời thì con người ta chỉ là sản phẩm của môi trường sống với những phản ứng khác nhau, chỉ có thể có những nhận thức bằng giác quan. Cuộc sống và những phản ứng phải được kiềm chế bởi một hệ thống quản trị hợp lý hóa khiến cho hoạt động của cá nhân chỉ còn trong phạm vi khuôn khổ mà thôi.
    Xin hãy hiễu thấu đáo toàn bộ đặc điểm của cái nhãn quan này. Nó không ý thức về một thực thể tối thượng, không có sự cao siêu huyền bí, không có chuyện nối tiếp đời này, đời sau.
    Đích cuối của kiếp sống ngắn ngủi là cái chết, là hết. Khi mà con người ta nghĩ rằng họ chỉ là kết quả của phản ứng trong môi trường sống, thì họ sẽ chỉ còn đuổi theo mục tiêu ích kỷ, tìm sự an toàn cho bản thân, họ sẽ đóng góp vào việc thiết lập một hệ thống bóc lột tàn bạo và chiến tranh.
    Rồi thì lại có những người cho rằng con người vốn bản chất là thiêng liêng, vận mệnh đã được an bài và hướng dẫn bởi ơn trên. Những người này khẳng định là họ đang đi tìm Thượng Đế, sự hoàn hảo, tự do, hạnh phúc, tình trạng hiện hữu mà khi đó mọi mâu thuẫn chấm dứt. Niềm tin của họ đặt vào một thực thể tối thượng, đấng sẽ chỉ đạo vận mệnh của họ qua đức tin. Họ sẽ nói rằng cái thực thể huyền bí, hoặc trí tuệ tối cao này đã sáng tạo ra thế giới và cái "Tôi", -- cái bãn ngã, cá nhân -- , là thực thể tự thân trường tồn, vĩnh cửu.
    Đôi khi, bạn dùng nhãn quan máy móc nhìn cuộc đời. Lúc khác, khi bạn buồn rầu, bối rối, bạn quay về tín ngưỡng, đi tìm một đấng tối cao để được hướng dẫn và giúp đỡ. Bạn lưỡng lự giữa hai thái cực, trong khi chỉ qua sự hiểu biết thấu đáo được cái ảo giác về cả hai quan điểm đối nghịch, bạn mới có thể tự giải thoát ra khỏi sự hạn chế và cản trở. Bạn thường tưởng là bạn thoát khỏi sự ràng buộc của chúng, thực tế, bạn chỉ có thể thoát khỏi chúng một cách triệt để khi bạn hoàn toàn hiểu thấu cái quá trình tạo dựng những sự hạn chế và triệt tiêu chúng.
    Bạn không thể có được sự thâm hiểu thực thể chân thật, thực tại, trong khi mà cái quá trình vô minh từ vô thủy còn tồn tại. Chỉ khi nào cái quá trình này, sự hăm hở tìm tòi do lòng khát vọng, ngưng lại, lúc đó người ta mới có thể cảm nhận được cái gọi là niềm an lạc, hạnh phúc chân thật.
    Krishnamurti
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên.
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    NIỀM AN LẠC CHÂN THẬT
    Dùng nhãn quan máy móc mà nhìn cuộc đời thì con người ta chỉ là sản phẩm của môi trường sống với những phản ứng khác nhau, chỉ có thể có những nhận thức bằng giác quan. Cuộc sống và những phản ứng phải được kiềm chế bởi một hệ thống quản trị hợp lý hóa khiến cho hoạt động của cá nhân chỉ còn trong phạm vi khuôn khổ mà thôi.
    Xin hãy hiễu thấu đáo toàn bộ đặc điểm của cái nhãn quan này. Nó không ý thức về một thực thể tối thượng, không có sự cao siêu huyền bí, không có chuyện nối tiếp đời này, đời sau.
    Đích cuối của kiếp sống ngắn ngủi là cái chết, là hết. Khi mà con người ta nghĩ rằng họ chỉ là kết quả của phản ứng trong môi trường sống, thì họ sẽ chỉ còn đuổi theo mục tiêu ích kỷ, tìm sự an toàn cho bản thân, họ sẽ đóng góp vào việc thiết lập một hệ thống bóc lột tàn bạo và chiến tranh.
    Rồi thì lại có những người cho rằng con người vốn bản chất là thiêng liêng, vận mệnh đã được an bài và hướng dẫn bởi ơn trên. Những người này khẳng định là họ đang đi tìm Thượng Đế, sự hoàn hảo, tự do, hạnh phúc, tình trạng hiện hữu mà khi đó mọi mâu thuẫn chấm dứt. Niềm tin của họ đặt vào một thực thể tối thượng, đấng sẽ chỉ đạo vận mệnh của họ qua đức tin. Họ sẽ nói rằng cái thực thể huyền bí, hoặc trí tuệ tối cao này đã sáng tạo ra thế giới và cái "Tôi", -- cái bãn ngã, cá nhân -- , là thực thể tự thân trường tồn, vĩnh cửu.
    Đôi khi, bạn dùng nhãn quan máy móc nhìn cuộc đời. Lúc khác, khi bạn buồn rầu, bối rối, bạn quay về tín ngưỡng, đi tìm một đấng tối cao để được hướng dẫn và giúp đỡ. Bạn lưỡng lự giữa hai thái cực, trong khi chỉ qua sự hiểu biết thấu đáo được cái ảo giác về cả hai quan điểm đối nghịch, bạn mới có thể tự giải thoát ra khỏi sự hạn chế và cản trở. Bạn thường tưởng là bạn thoát khỏi sự ràng buộc của chúng, thực tế, bạn chỉ có thể thoát khỏi chúng một cách triệt để khi bạn hoàn toàn hiểu thấu cái quá trình tạo dựng những sự hạn chế và triệt tiêu chúng.
    Bạn không thể có được sự thâm hiểu thực thể chân thật, thực tại, trong khi mà cái quá trình vô minh từ vô thủy còn tồn tại. Chỉ khi nào cái quá trình này, sự hăm hở tìm tòi do lòng khát vọng, ngưng lại, lúc đó người ta mới có thể cảm nhận được cái gọi là niềm an lạc, hạnh phúc chân thật.
    Krishnamurti
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên.
  8. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    THỰC TẠI
    Thân phận con người chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ. Chiến tranh xẩy ra liên miên không dứt. Hãy kể từ năm ngàn năm trở lại đây, trung bình cứ mỗi năm lại có một cuộc chiến. Người ta giết hại lẫn nhau, tàn phá những công trình họ đã xây dựng, những di tích lịch sử vĩ đại bị hủy hoại trong một sớm một chiều. Đó là lịch sử loài người, xung đột và chiến tranh xẩy ra triền miên. Rồi cũng vì những cuộc chiến mà người ta phải chịu đựng những nỗi thống khổ một cách quá nặng nề. Biết bao nhiêu nước mắt của những người mẹ, người vợ, đã đổ xuống khi nhìn thấy con, thấy chồng của họ từ chiến trường trở về trong những tấm thân tàn phế, mất tay, mất chân, mù lòa. Nước mắt của loài người đã đổ xuống không ngừng.
    Ngay cả chúng ta nữa, chúng ta cũng rơi nước mắt vì cuộc đời trống vắng, cô đơn của chúng ta. Và cũng cả chúng ta nữa, tất cả chúng ta, không phải chỉ quan sát sự chịu đựng của người khác, mà cũng còn phải chịu đựng nỗi buồn, sự đau đớn, lo lắng của chính cuộc đời chúng ta, buồn vì sự nghèo nàn của con người, không phải chỉ là sự nghèo nàn tiền bạc của người thiếu trước hụt sau mà là sự cằn cỗi, héo hon trong tâm hồn và trái tim của chính chúng ta. Cho đến khi chúng ta bắt đầu phát hiện ra sự cằn cỗi héo hon tệ hại này thì, mặc dầu với vốn liếng hiểu biết rộng rãi và kiến thức uyên thâm, điều đó cũng chỉ làm cho nỗi buồn thêm sâu đậm mà thôi.
    Có nỗi buồn của sự cô đơn, có nỗi buồn vì thấy người ta đối xử với nhau tàn tệ, bất nhân, có nỗi buồn vì mất bạn bè, con cái, anh chị em, cha mẹ, v. v. . . Chúng ta đã mang theo nỗi buồn này qua biết bao nhiêu cuộc đời của chúng ta từ hết thế kỷ này tới thế kỷ khác. Vậy mà chúng ta cũng chẳng hề thắc mắc rằng liệu nỗi phiền muộn này có bao giờ chấm dứt được không.
    Vậy thì bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu, cùng nhau nhìn vào nỗi đau buồn của thế nhân và nỗi đau buồn riêng của chính mình, từ trái tim, từ nội tâm, từ trí óc. Chúng ta hãy hỏi coi nỗi đau buồn đó có thể nào kết thúc được chăng, hay là tất cả chúng ta sẽ cứ phải mang nó trong lòng, xuyên qua chiều dài thời gian, từ quá khứ cho tới vị lai.
    Có khi nào nỗi đau buồn đó có thể chấm dứt chăng?
    Đau buồn cũng còn do tự thương thân, cảm thấy cô đơn, hiu quạnh, cũng có nỗi đau buồn vì bị thất bại nặng nề, qua sự thua kém khi so sánh, qua những biến chuyển trong tâm xoay quanh cái cảm giác về sự thiếu vắng tình cảm, không có mối liên hệ nào với bất cứ ai. Nhưng chúng ta chưa hề bao giờ tìm hiểu cho tới tận cùng của vấn đề. Chúng ta chỉ muốn trốn tránh nó, tìm mọi cách để tự an ủi, như một kiểu thuốc an thần để ru ngủ, cho tâm hồn được khuây khỏa, qua ngày.
    Đau buồn có nghĩa là khổ sở, đau đớn, lo lắng, vô cùng cô đơn, cảm thấy sự tồn tại của cuộc đời không còn có ý nghĩa nữa. Tất cả các trạng thái kể trên, và còn nữa, đều tiềm ẩn trong từ ngữ đau buồn. Có thể nào bạn thấy được toàn bộ một cách bao quát, như bạn cầm một viên ngọc quí, hoặc một tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ trên tay chăng? Hãy giữ lấy, hãy âm thầm, âm thầm, âm thầm hòa nhập với nó, đừng để cho sự suy nghĩ, tư tưởng, bằng bất cứ cách nào có dịp nổi lên chen vào cái thực tại chân thật đó. Nếu bạn có thể lặng lẽ, lặng lẽ thẩm thấu được cái thực tại chân thật đó thì toàn bộ nội dung tiềm ẩn trong từ ngữ "đau buồn" sẽ tan biến.
    Nhưng chúng ta chẳng để cho tâm trí chúng ta dừng lại với bất cứ cái gì. Chúng ta luôn luôn muốn tìm ra cách để đạt đến sự kết thúc, cho nên chúng ta năng động, vì thế mà luôn luôn tách rời ra khỏi viên ngọc vô cùng quí giá đó, sự quí giá có thể mang đến cho chúng ta sức sống nồng nàn, mạnh mẽ và đầy nhiệt tình.
    Krishnamurti -- Total Freedom
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên.
  9. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    THỰC TẠI
    Thân phận con người chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ. Chiến tranh xẩy ra liên miên không dứt. Hãy kể từ năm ngàn năm trở lại đây, trung bình cứ mỗi năm lại có một cuộc chiến. Người ta giết hại lẫn nhau, tàn phá những công trình họ đã xây dựng, những di tích lịch sử vĩ đại bị hủy hoại trong một sớm một chiều. Đó là lịch sử loài người, xung đột và chiến tranh xẩy ra triền miên. Rồi cũng vì những cuộc chiến mà người ta phải chịu đựng những nỗi thống khổ một cách quá nặng nề. Biết bao nhiêu nước mắt của những người mẹ, người vợ, đã đổ xuống khi nhìn thấy con, thấy chồng của họ từ chiến trường trở về trong những tấm thân tàn phế, mất tay, mất chân, mù lòa. Nước mắt của loài người đã đổ xuống không ngừng.
    Ngay cả chúng ta nữa, chúng ta cũng rơi nước mắt vì cuộc đời trống vắng, cô đơn của chúng ta. Và cũng cả chúng ta nữa, tất cả chúng ta, không phải chỉ quan sát sự chịu đựng của người khác, mà cũng còn phải chịu đựng nỗi buồn, sự đau đớn, lo lắng của chính cuộc đời chúng ta, buồn vì sự nghèo nàn của con người, không phải chỉ là sự nghèo nàn tiền bạc của người thiếu trước hụt sau mà là sự cằn cỗi, héo hon trong tâm hồn và trái tim của chính chúng ta. Cho đến khi chúng ta bắt đầu phát hiện ra sự cằn cỗi héo hon tệ hại này thì, mặc dầu với vốn liếng hiểu biết rộng rãi và kiến thức uyên thâm, điều đó cũng chỉ làm cho nỗi buồn thêm sâu đậm mà thôi.
    Có nỗi buồn của sự cô đơn, có nỗi buồn vì thấy người ta đối xử với nhau tàn tệ, bất nhân, có nỗi buồn vì mất bạn bè, con cái, anh chị em, cha mẹ, v. v. . . Chúng ta đã mang theo nỗi buồn này qua biết bao nhiêu cuộc đời của chúng ta từ hết thế kỷ này tới thế kỷ khác. Vậy mà chúng ta cũng chẳng hề thắc mắc rằng liệu nỗi phiền muộn này có bao giờ chấm dứt được không.
    Vậy thì bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu, cùng nhau nhìn vào nỗi đau buồn của thế nhân và nỗi đau buồn riêng của chính mình, từ trái tim, từ nội tâm, từ trí óc. Chúng ta hãy hỏi coi nỗi đau buồn đó có thể nào kết thúc được chăng, hay là tất cả chúng ta sẽ cứ phải mang nó trong lòng, xuyên qua chiều dài thời gian, từ quá khứ cho tới vị lai.
    Có khi nào nỗi đau buồn đó có thể chấm dứt chăng?
    Đau buồn cũng còn do tự thương thân, cảm thấy cô đơn, hiu quạnh, cũng có nỗi đau buồn vì bị thất bại nặng nề, qua sự thua kém khi so sánh, qua những biến chuyển trong tâm xoay quanh cái cảm giác về sự thiếu vắng tình cảm, không có mối liên hệ nào với bất cứ ai. Nhưng chúng ta chưa hề bao giờ tìm hiểu cho tới tận cùng của vấn đề. Chúng ta chỉ muốn trốn tránh nó, tìm mọi cách để tự an ủi, như một kiểu thuốc an thần để ru ngủ, cho tâm hồn được khuây khỏa, qua ngày.
    Đau buồn có nghĩa là khổ sở, đau đớn, lo lắng, vô cùng cô đơn, cảm thấy sự tồn tại của cuộc đời không còn có ý nghĩa nữa. Tất cả các trạng thái kể trên, và còn nữa, đều tiềm ẩn trong từ ngữ đau buồn. Có thể nào bạn thấy được toàn bộ một cách bao quát, như bạn cầm một viên ngọc quí, hoặc một tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ trên tay chăng? Hãy giữ lấy, hãy âm thầm, âm thầm, âm thầm hòa nhập với nó, đừng để cho sự suy nghĩ, tư tưởng, bằng bất cứ cách nào có dịp nổi lên chen vào cái thực tại chân thật đó. Nếu bạn có thể lặng lẽ, lặng lẽ thẩm thấu được cái thực tại chân thật đó thì toàn bộ nội dung tiềm ẩn trong từ ngữ "đau buồn" sẽ tan biến.
    Nhưng chúng ta chẳng để cho tâm trí chúng ta dừng lại với bất cứ cái gì. Chúng ta luôn luôn muốn tìm ra cách để đạt đến sự kết thúc, cho nên chúng ta năng động, vì thế mà luôn luôn tách rời ra khỏi viên ngọc vô cùng quí giá đó, sự quí giá có thể mang đến cho chúng ta sức sống nồng nàn, mạnh mẽ và đầy nhiệt tình.
    Krishnamurti -- Total Freedom
    Do sea_bird sưu tầm & chuyển lên.
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    THẤU HIỂU CHÍNH MÌNH
    Hỏi :
    - Thông minh có tạo nên cá tính của con người không?
    Krishnamurti đáp :
    - Chúng ta định nghĩa thế nào là "cá tính"? Và thế nào là "thông minh"? Tất cả các chính trị gia -- dù ngay đến những nhà chính trị chuyên nghiệp đa dạng ở nơi đô thị Delhi hay chỉ là những chính trị gia tay mơ huênh hoang khoác lác ở địa phương khỉ ho cò gáy -- cũng luôn luôn viện dẫn đến những từ ngữ nào là "cá tính", "lý tưởng", "thông minh", "tôn giáo", "Thượng Đế". Chúng ta lắng nghe những từ ngữ này một cách say mê, sùng mộ, bởi vì chúng có vẻ như là rất quan trọng. Phần lớn chúng ta sống với chữ nghĩa; và chữ nghĩa càng được trau chuốt công phu, gọt giũa cho thật là sắc sảo bao nhiêu thì chúng ta càng thấy thích thú, thỏa mãn bấy nhiêu.
    Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu coi chúng ta định nghĩa "thông minh" và "cá tính" như thế nào. Đừng nói là tôi đã không trả lời các bạn một cách rõ ràng, xác định. Moi ra ngay những định nghĩa, những kết luận, là một trong những trò kỹ xảo của bộ óc, có nghĩa là bạn không muốn tìm tòi, nghiên cứu, để hiểu cho thấu đáo, mà chỉ muốn đuổi theo lời nói mà thôi.
    Thông minh là gì?
    Nếu một người có thói sợ sệt, lo lắng, ghen tị, tham lam; hoặc là đầu óc chỉ biết rập khuôn, bắt chước, trong tâm chỉ chứa đầy nhóc kinh nghiệm và kiến thức của người khác; nếu tư tưởng của hắn bị hạn chế, bị xã hội, môi trường sống nhồi ép vào khuôn khổ -- người như thế có thông minh không? Hắn không thông minh, phải vậy không? Và có thể nào một người sợ sệt, không thông minh, lại có được cá tính -- cá tính là cái gì thuộc về sáng tạo, không phải chỉ như những cái máy nhắc lại điệp khúc của truyền thống về những điều phải làm hoặc không làm. Cá tính có đáng kính trọng không?

    Bạn có hiểu câu "đáng kính trọng" nghĩa là gì không?
    Bạn là người đáng kính nếu bạn được nhiều người chung quanh ngưỡng mộ, kính trọng. Và cái gì làm cho số đông kính trọng -- người trong gia đình và quần chúng? Họ kính trọng những điều mà chính họ thèm muốn và đã ấp ủ trong tâm như là mục tiêu hoặc lý tưởng của họ. Họ kính trọng cái sự kiện cao vời tương phản với cảnh đời thấp thỏi của chính bản thân họ. Nếu bạn giầu và có quyền thế, hay bạn là chính trị gia tên tuổi, hoặc đã viết nhiều cuốn sách nổi tiếng, như thế bạn sẽ được đám đông kính trọng. Khi đó thì dù điều bạn nói ra có thể hoàn toàn vô nghĩa, ấy thế mà cứ hễ bạn phát biểu là thiên hạ lắng nghe, bởi vì họ đã coi bạn như là một vĩ nhân. Và khi mà bạn đã chiếm được lòng kính trọng của nhiều người, được đám đông ủng hộ, tự nhiên bạn thấy mình là người đáng kính, có cảm giác mình đã thành đạt.
    Nhưng cái "kẻ được-gọi-là có tội" nhiều khi lại gần Thượng Đế hơn "người đáng kính", bởi vì người đáng kính nhiều khi lại mang thói đạo đức giả.
    Cá tính có phải là kết quả của sự bắt chước, có phải là bị chi phối bởi sự sợ sệt về những điều người ta sẽ nói hoặc sẽ không nói chăng? Cá tính có phải chỉ là sự làm tăng trưởng thói thiên vị, thành kiến của chính bản thân chăng? Cá tính có phải là một hình thức duy trì truyền thống, dù là ở Ấn Độ, Âu Châu hay là Hoa Kỳ chăng? Đó là những trường hợp mà thông thường người ta gọi là "có cá tính" -- là một người mạnh mẽ, nhiệt thành ủng hộ những truyền thống của địa phương và được nhiều người kính trọng.
    Nhưng khi bạn đã có thói thành kiến, bắt chước, bị các tập tục truyền thống cản trở, hoặc sợ sệt, thì bạn có thông minh, có cá tính không? Sự bắt chước, sự hùa theo, sự lễ lạy xin xỏ, có lý tưởng -- đó là cung cách dẫn đến sự đáng được kính trọng, nhưng không đưa tới sự cảm thông. Một người có lý tưởng là người đáng kính, nhưng anh ta sẽ không thể gần Thượng Đế, vì anh ta sẽ không bao giờ biết thương yêu là gì, bởi vì lý tưởng của anh ta là một cách che giấu sự sợ hãi, sự bắt chước, sự cô đơn của anh ta.
    Cho nên, nếu không tự hiểu thấu đáo về mình, không nhận thức rõ tất cả những vận hành của bộ óc -- bạn suy nghĩ ra sao, bạn đang rập khuôn, đang bắt chước, hay đang sợ hãi, đang tìm cầu thế lực --, như thế không thể là thông minh. Và chính sự thông minh tạo nên cá tính con người, không phải là sự tôn thờ thần tượng hay đuổi theo một lý tưởng.
    Thấu hiểu chính mình, chính cái con người phức tạp đặc biệt của mình, là khởi đầu của sự thông minh, nó sẽ bộc lộ cá tính.
    Krishnamurti -- Life Ahead
    Do sea_bird sưu tầm & gửi.

Chia sẻ trang này