1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Nói như thế thì thằng Mẽo nó không vì dầu hoả ở Irac chắc?
    Tơ cho ví dụ, 2 con thú cùng nhìn miếng mồi, thế thì chỉ cần chúng có tín ngưỡng cùng giống nhau là chúng chia sẻ cho nhau chứ gì? Buồn cười.
    Mà Cái ông Krishnamurti này hình như theo chủ nghĩa không tưởng chắc. Giải thích vấn đề như thế thì làm sao giải quyết được. CHịu. Thế mà cũng có người tin theo thì tớ chịu, bất lực!
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Nếu chỉ vì dầu hỏa mà nước Mỹ có thể gây ra chiến tranh, thì cứ ở nước nào có nhiều dầu hỏa mà ko làm hài lòng Mỹ thì người Mỹ đánh à? Thế thì theo tôi Venezuela đã tiêu từ lâu rồi. Bạn hãy nghiên cứu kỹ lại nguyên nhân xảy ra chiến tranh tại Irac xem.
    Về vấn đề "Tín ngưỡng" - Bạn nên đọc tiếp những bài tôi gửi lên sau bài về Chiến tranh, trong đó có giải thích thế nào là "tín ngưỡng" và từ đó bạn có thể hiểu được "tín ngưỡng" của 2 con thú về một "miếng ăn" như thế nào, khi chúng cùng phát hiện ra "miếng ăn" đó . Từ đó bạn sẽ thấy chúng có thể nhường nhau ko. (tất nhiên ở đây nhận thức của thú rất sơ khai ko thể so với người được nhưng về mặt nguyên tắc thì khá giống nhau).
    Krishnamurti luôn luôn nhắc đi nhắc lại là "tôi ko bắt các bạn phải tin những lời tôi nói", thế nhưng những điều ông giảng dạy mà bạn cho là "ko tưởng" đó trong cả thế kỷ XX và đến nay được mọi tầng lớp xã hội ở Phương Tây, trong đó có cả các nhà vật lý hàng đầu đọc và nghiên cứu. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao như thế ko? người ta ko tưởng hay chính bạn ko tưởng?
    Bạn có thể ko tin vào một điều gì đó, nhưng để đưa ra lời bình phẩm về niềm tin của người khác thì trước hết phải xem lại mình xem đã xứng đáng chưa?
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Nếu chỉ vì dầu hỏa mà nước Mỹ có thể gây ra chiến tranh, thì cứ ở nước nào có nhiều dầu hỏa mà ko làm hài lòng Mỹ thì người Mỹ đánh à? Thế thì theo tôi Venezuela đã tiêu từ lâu rồi. Bạn hãy nghiên cứu kỹ lại nguyên nhân xảy ra chiến tranh tại Irac xem.
    Về vấn đề "Tín ngưỡng" - Bạn nên đọc tiếp những bài tôi gửi lên sau bài về Chiến tranh, trong đó có giải thích thế nào là "tín ngưỡng" và từ đó bạn có thể hiểu được "tín ngưỡng" của 2 con thú về một "miếng ăn" như thế nào, khi chúng cùng phát hiện ra "miếng ăn" đó . Từ đó bạn sẽ thấy chúng có thể nhường nhau ko. (tất nhiên ở đây nhận thức của thú rất sơ khai ko thể so với người được nhưng về mặt nguyên tắc thì khá giống nhau).
    Krishnamurti luôn luôn nhắc đi nhắc lại là "tôi ko bắt các bạn phải tin những lời tôi nói", thế nhưng những điều ông giảng dạy mà bạn cho là "ko tưởng" đó trong cả thế kỷ XX và đến nay được mọi tầng lớp xã hội ở Phương Tây, trong đó có cả các nhà vật lý hàng đầu đọc và nghiên cứu. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao như thế ko? người ta ko tưởng hay chính bạn ko tưởng?
    Bạn có thể ko tin vào một điều gì đó, nhưng để đưa ra lời bình phẩm về niềm tin của người khác thì trước hết phải xem lại mình xem đã xứng đáng chưa?
  4. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bác này hay thật đấy, tớ thì tớ nghĩ cái thăng Đế quốc nó thấy có lợi, nhảy vào được là nó nhảy vào. Và nó còn xét có lý do gì nó nhảy vào , nhảy vào có ngon ăn hay không, chứ gặp lại thằng Việt Nam mình thì với tình hình hiện tại nó làm sao nhảy? Venezuela có lý do gi để đánh chứ? mặc dầu nó thèm thì thèm đấy nhưng mà có phải muốn đánh là đánh đâu ?Còn dư luận quốc tế nữa chứ ? Cái này thì không chỉ riêng tớ mà hầu hết mọi ngưòi trênt hế giói dều nghĩ thế. Và bác bảo cái thằng Nhật Bản, Úc ... tại sao nó lại mang quân đến Irac? Cho dù nó khác tín ngưỡng đi nữa thì cũng chả dại đến mức mang dân mình ra làm bia đạn, để dân chúng phản đối. Bác nói nhiều người nghiên cứu lý thuyết này, nhưng tớ chưa thấy ai nghiên cwứ, chỉ thấy hầu hết đều nghĩ như thế?Tất nhiên là cả thế giới đều nghĩ chưa chắc đúng, nhưng bác cũng nên xem xét vấn đề kỹ càng và khách quan hơn chăng?
    Nguyên nhân Mỹ đánh Irac thì cả thế giới đều hiểu nó là vì cái gì, thế mà bác bảo tớ xem lại thì có lẽ bác cũng nên nghiên cứu lại? Phải chăng Thằng Bush nó chịu rủi ro trong chính truowngf để làm cái chuyện bắt người khác cùng tín ngưỡng với mình ?Tớ thì tớ nghĩ nó chả dại như thế. (((Xin lõi- Mà hình như bác sống ở Mỹ thì phải- )))
    Còn theo như cách hiểu tín ngưõng của bác thì tất cả mâu thuẩn đều có thể quy về tín ngưõng để giải thích thì phải. Thế thì , giả dụ như đúng là như thế thì sẽ giải quyết vấn đề như thế nào đây ? Có lẽ nên giáo dục mọi người để có cùng tín ngưỡng chắc? Cái này nếu bạn có đọc qua tài liệu về Chủ Nghĩa Xã Hội Không Tưởng thì sẽ thấy nó giống nhau thôi.
    Tớ thấy cái ông K này nói cũng khá hay , tham khảo 1 vài bài bác post lên đây chắc chưa đủ. Nếu bác có lòng, tớ xin bác gửi cho tài liệu mà bác đang có để thamkhao thêm?Xin bác gửi vào langtudien@gmail.com . Xin tri ân bác trước !
    Còn như giọng lưõi tớ thế nào, xin bác đừng để ý vì cái tật tớ nó thế, quan trọng là cái ý của tớ như thế nào thôi ? Đồng ý nhá?
    Được langtudien sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 30/06/2005
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn langtudien
    Trích lời của Krishnamurti ?oHiển nhiên nguyên nhân của chiến tranh chính là tín ngưỡng; tín ngưỡng đối với chủ nghĩa ái quốc, hoặc đối với một ý thức hệ, hoặc đối với một giáo điều đặc biệt nào đó. ?o
    Tín ngưỡng ở đây được hiểu là ?oniềm tin? nhưng nó bị đóng khung, bất di bất dịch nên trở thành tín ngưỡng nếu ?oniềm tin? này bị đi ngược lại thì sẽ xảy ra xung đột.
    Bạn có đưa thí dụ về hai con thú, ta cùng thử phân tích xem.
    Có hai con hổ không cùng một đàn thì tín ngưỡng của chúng về miếng ăn thế nào. Theo tôi chúng cùng có một ?oniềm tin? chắc chắn rằng ta phải ăn cho được cái miếng đó, còn kẻ nào muốn lấy nó thì phải chiến thắng được nó (ở đây không có sự khoan nhượng) - bạn đã thấy nguyên nhân của chiến tranh chưa?. Thế nhưng cũng con hổ đó là con hổ mẹ thì nó lại sẵn sàng chia miếng ăn đó cho con của nó vì ở đây có sự hiện hữu lòng yêu thương. Trích lời ?oNếu chúng ta không có tín ngưỡng mà chỉ có lòng tốt, tình thương yêu và sự quan tâm đến nhau, như thế chiến tranh sẽ không thể xẩy ra.?
    _______________________________________________
    Bác này hay thật đấy, tớ thì tớ nghĩ cái thăng Đế quốc nó thấy có lợi,
    ______________________________________
    Theo tôi được biết người Mỹ có một ?otín ngưỡng? họ là công dân Mỹ, vì vậy đối với họ nước Mỹ là số một, quyền lợi của nước Mỹ là quan trọng nhất và người Mỹ không thể bị tấn công - có thể gọi niềm tin này theo một mỹ từ là ?ochủ nghĩa ái quốc? (ở đây ko phải tất cả nhân dân Mỹ đều như thế nhưng ở thời điểm hiện tại là đa số). Cái ?otín ngưỡng? này đã bị tổ thương sau sự kiện ngày 11/9, lúc đó đài CNN truyền hình trực tiếp với dòng chữ ?oAmerica on attack?, điều này khó có thể được chấp nhận đối với đại bộ phận dân Mỹ.
    Nói thế ko có nghĩa là chúng ta ko cần yêu tổ quốc nữa, chúng ta vẫn phải yêu tổ quốc nhưng đừng đưa đến trạng thái cực đoan chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình mà sẵn sàng làm hại cho một quốc gia khác.
    Tại sao Krishnamurti lại phân tích cái nguy hiểm rất lớn của ?otín ngưỡng? như vậy? Nếu nhìn lại lịch sử ta thấy quần chúng thường bị các ?ocá nhân xuất sắc? lợi dụng tín ngưỡng của mình vào những việc ích kỷ. Thí dụ các cuộc thánh chiến do Giáo hội thiên chúa giáo khởi xướng thời trung cổ lôi kéo cả Châu Âu và vùng Trung cận đông vào cuộc chiến trong vòng mấy trăm năm. Hitle gieo vào lòng người Đức tư tưởng phân chia chủng tôc đã kéo cả nhân loại vào chiến tranh thế giới thứ hai và còn vô số các thí dụ khác nữa.
    Khi chuẩn bị cho cuộc chiến Irac chính quyền Mỹ cho nhân dân Mỹ thấy Irac là mối nguy hiểm cho an ninh của nước Mỹ và các phương tiện thông tin đại chúng đã làm cho dân Mỹ tin vào những gì chính phủ nói. ?oChủ nghĩa ái quốc? ở đây đã bị lợi dụng, vì thế khi tổ quốc kêu gọi nhân dân sẵn sàng cho con em mình tham chiếm. Đây mới là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến.
    _____________________________
    Venezuela có lý do gi để đánh chứ?
    _____________________________
    Đây là nước đứng thứ 4 khối Opec về xuất khẩu dầu lửa, Tổng thống nước này thì chửi Mỹ như hát hay và rất thân với Cuba.
    _______________________
    Còn theo như cách hiểu tín ngưỡng của bác thì tất cả mâu thuẩn đều có thể quy về tín ngưõng để giải thích thì phải.
    _______________________
    Đúng như thế, nếu bạn nhìn kỹ vào bản thân mình bạn sẽ thấy niềm tin của bạn về một điều gì đó cũng rất dễ chuyển sang trạng thái ?otín ngưỡng?. Vì chúng ta hay nhầm tưởng (ở đây tôi chỉ nói là hay chứ ko nói là luôn luôn) và có xu hướng tin kiến thức mà cái chúng ta tích lũy là đúng. Vì vậy thái độ của chúng ta tiếp xúc với xã hội xung quanh luôn luôn tiềm ẩn nguyên nhân của sự xung đột.
    Bạn có thể không tin tôi, nhưng bạn hãy thử chú tâm đến phản ứng của nội tâm bạn mỗi khi nghe một ý kiến khác với ý mình xem. Bạn sẽ thấy chưa kịp suy nghĩ kỹ lời nói của người ta đúng sai thế nào - thì ngay lập tức tự đáy lòng bạn đã có ngay một ý niệm phản đối. Mặc dù bạn chưa thể hiện ngay sự phản đối, nhưng mầm mống xung đột đã gieo vào lòng bạn và nó tựa "như con thỏ ở trong cái hang" - chỉ chờ dịp là chạy ra trở thành xung đột thực sự. Vấn nạn này xảy ra hàng ngày trong cuộc sống chúng ta và ở trên khắp thế giới, trong đó có cả bạn và tôi. Vì thế loài người có nhiều tiến bộ về mặt khoa học, nhưng thế giới đến nay vẫn cứ hỗn loạn.
    ________________________________________
    Có lẽ nên giáo dục mọi người để có cùng tín ngưỡng chắc?
    ________________________________________
    Cái việc giáo dục cho mọi người cùng tín ngưỡng đã được tiến hành hàng ngàn năm rồi, nhưng chiến tranh và hỗn loạn vẫn không chấm dứt trên trái đất mà nó còn tăng lên vì các phương tiện giết người càng ngày càng tinh vi hơn.
    Nên cần phải giáo dục mọi người có lòng yêu thương, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, địa vị xã hội. Đức Phật đã nói ?oKhông có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ trong giọt nước mắt cùng mặn?. Thì may ra mới giải quyêt được vấn đề.
    Thánh Gandi có nói ?oBạn muốn thấy thế giới thay đổi, trước tiên hãy thay đổi chính mình?. Vì vậy Krishnamurti kêu gọi thực tập yêu thương.
    Hãy thực tập yêu thương ngay bây giờ
    Thông tin cho bạn:
    http://www.opec.org/aboutus/member%20countries/iraq.htm
    Irac xuất khẩu khoảng 7,511 tỷ USD dầu hỏa, số này thấm vào đâu so với chi phí của Mỹ bỏ ra trong cuộc chiến.
    Tôi sẽ gửi cho bạn tài liệu tôi có theo địa chỉ, hiện nay trên thị truờng cũng có nhiều sách của Krishnamurti. Bạn có thể tìm ở mấy tiệm sách cũ trên đường Điện Biên Phủ, NTMK nếu bạn ở TPHCM.
    Do sea_bird gửi.
  6. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Sea_bird thân mến !
    1
    Có lẽ bạn không đọc kỹ bài viết của tớ nên có sự nhầm lẫn.
    Mình nói Venezuela không có gì để đánh không phải là khong có dầu để đánh, mà là Mỹ không có lý do gì đủ ""chính đáng"" ( để trình bày với dư luận QUốc tế ) mà đánh : đỘc tài như Irac, hat nhân nhu iran....Chứ cái thông tin Ve đứng thứ 4 của bạn xưa quá là Diễm rồi . còn như TT Ve chửi Mẽo là khủng bố thì ai quan tâm đến chính trị 1 chút đều biết mà, cần gì phải nói rõ ra như thế ?.Bạn đọc lkỹ lại bài viết của tớ xem?
    CÒn như bạn nói iac xuat khau dau mỏ không bù đuọc số tiền bỏ ra của mỸ tỏng cuộc chiến thì bạn chưa hiểu hết vấn đề: Số tiền không bù lại đưọc nhưng ở Ỉac có 1 bộ máy chính quyền sau chiến tranh mà Mẽo dựng nên và nằm trong tầm kiểm soát của Mẽo. Như vậy có nghĩa là dầu mỏ của irac đuơng nhiên "là của Mẽo""". KHi Mẽo cần thì có, hơn nữa, dầu mỏ của IRac sẽ không cung cấp cho đối thủ kinh tế, quân sự của Mẽo khi mẽo yêu cầu.(Bạn thử chơi Red alert với đối thủ mạnh thì biết cái mỏ vàng và mỏ dầu nó quý giá như thế nào )
    mà dầu mỏ có tầm quan trọng như thế nào thì ai cũng biết rùi.
    Mình trích dẫn câu nói của một cựu tổng thống SG ( Duơng văn mInh thay Thiệu không rõ ) Nói với các tướng để bạn tham khảo : Tôi không tin là Mỹ có thể bỏ rơi chúng ta, chúng ta có dầu mỏ và Mỹ thì cần dầu mỏ. Câu này tuy không phải nguyên văn vì nhớ không nổi, nhưng đại ý thì giống 100% . Nhưng Mẽo đã bỏ rơi SG vì không thể không bỏ rơi chứ khôngphải vì nó không thèm hít mùi dầu đâu nhé ?
    2
    Bạn khẳng định những dự đoán của tớ cho thấy tớ cũng hiểu đúng về tư tưỏng của Krishnamurti . Về chuyện giáo dục mọi nguời, tớ nghĩ rằng bạn nên tìm những tài liệu về Chủ Nghĩ Xã Hội KHông Tưởng để thấy rõ vấn đề hơn, và sẽ hiểu vì sao mình nói là KHông Tuowng. . Nếu bạn ở nưóc ngoài thì mình có thể gửi cho bạn.
    Mà thời gian ngàn năm giáo dục tư tưỏng không thành đã chứng minh phần nào cái không tưỏng rồi đấy ?
    3
    CÒn vấn đề hai con thú giành mồi nhau bạn vẫn còn nợ mình Mình thấy rằng mọi vấn đề kháccua Krish mìnhđều có thể thông cảm, nhưng cách giải thích vấn đề Chiến tranh thì thấy nó chỉ có đạo chứ chưa có khoa học, phải chăng là đạo thì không là khoa học?. Vì vậy mình yêu cầu bạn giải thích rõ ràng vấn đề này.Không lẫn tránh, với tư cách là một ngưòi hiểu rõ Krish hơn mình.Nhanh nhé ?
    Thân ái !
    Được langtudien sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 01/07/2005
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bạn hoàn toàn không đọc những gì tôi viết.
    - Tôi đã trả lời bạn về hai con thú
    - Bạn không có ý định phân tích một sự việc một cách kỹ càng. Bạn nói dầu hỏa là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Irac. Tôi đưa ra phản biện Venezuela có dầu hỏa, ko hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của Mỹ nhưng tại sao Mỹ lại ko đánh. Thì bạn đưa ra là còn dư luận thế giới. Trước cuộc chiến Irac, Mỹ hoàn toàn ko được dư luận thế giới ủng hộ, trong đó Liên Hiệp Quốc, nhưng Mỹ vẫn đánh.
    - Ta có thể rút ra rằng hai lý do bạn nêu ra dầu hỏa, dư luận thế giới cũng chưa phải là yếu tố quyết định. Vì nếu là yếu tố quyết định thì nó phải đúng với các trường hợp khác. Bạn hãy tự phân tích sâu hơn nữa bằng cách đưa các câu hỏi phản biện, vì còn phải có lý do khác nữa, đừng có ngồi chờ người khác phân tích hộ mình.
    - Bạn có một ?oniềm tin? sắt đá là dầu hỏa là quan trọng nhất, nhưng bạn quên một điều là trên thế giới ko chỉ có Irac có dầu hỏa. Nếu không mua dầu của Irac người ta mua dầu của nước khác. Mà ai nói với bạn là dầu hỏa ở Irac là của Mỹ. (xin hỏi Red Alert là cái gì vậy tôi ko biết). Tôi thấy bạn chưa đưa ra được một ý kiến riêng nào, hãy cố gắng động não và đưa ra nhưng chủ kiến riêng của mình. Đừng như cái băng ghi âm phát lại hết lời người này đến người khác.
    - Bạn hãy nói cho tôi quan điểm của bạn về giáo dục người ta cùng tín ngưỡng
    - Tôi ko hiểu tôi lẩn trách ở chỗ nào?
    - Bạn đang nói về đạo gì vậy? tôi không hiểu. Mà theo tôi thấy bạn nên đọc lại chính những gì bạn viết xem, tôi thấy nó lộn xộn, ko có đầu có đũa gì hết.
    - Theo tôi biết mục đích của Chủ Nghĩa Xã Hội là ?" xây dựng xã hội công bằng, ko có bất công xã hội? Nhưng vì phương pháp thực hiện có khác nhau, nên những bậc tiền bối bị những người sau gán cho cái tên là ?oKhông Tưởng? để phân biệt với cái mà họ tự nhận ?oChủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học?, nhưng cả hai trường phái này đều đã thất bại sau khi đưa tư tưởng của "chủ nghĩa xã hội" ra thực nghiệm. Mà đã thất bại rồi thì xem nó có ích gì.
    Tôi viết ra những điều này không phải muốn chứng minh là tôi hiểu K hơn bạn, hay là quan niệm của bạn về chiến tranh Irac là sai hay đúng, hay dạy bảo nhau về một chủ nghĩa nào đó. Vì nói cho cùng tất cả những cái đó nó nằm ngoài ta, nó hoàn toàn không giúp ta nhận chân những nguyên nhân gây ra những xung đột nội tâm trong ta. Những xung đột nội tâm này lại chính là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra tất những hỗn loạn của loài người chúng ta.
    Thông điệp của Krishnamurti trong bài "Chiến tranh" là ?oNếu chúng ta không có tín ngưỡng mà chỉ có lòng tốt, tình thương yêu và sự quan tâm đến nhau, như thế chiến tranh sẽ không thể xẩy ra.?
    Còn bạn muốn biết thế nào là thương yêu thật sự thì hãy đọc bài của Krishnamurti về ?otình yêu chân thật?
  8. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    CỐT TỦY NHỮNG LỜI THUYẾT GIẢNG
    Vào ngày 21 tháng 10 năm 1980, Krishnamurti viết một bản tuyên ngôn như sau:
    --- "Cốt tủy những lời rao giảng của Krishnamurti đã được gói ghém trong lời phát biểu của ông ta vào năm 1929 khi ông tuyên bố :"Thực tại là mảnh đất không có lối vào".Người ta không thể tới đó bằng tổ chức hội đoàn, bằng tín điều, bằng giáo lý, bằng người linh hướng hoặc bằng nghi thức lễ lạy, không từ kiến thức triết học hoặc kỹ thuật tâm lý . Người ta phải tìm nó từ sự quán chiếu mối liên hệ trong đời sống, từ sự thấu hiểu nội dung những điều nằm trong chính tâm trí của anh ta, từ sự quan sát chứ không phải là lý luận, phân tích bằng kiến thức hoặc nghiền ngẫm chia chẻ nội tâm.
    Người ta đã tự xây dựng lên những hình ảnh như là hàng rào an toàn qua tôn giáo, chính trị, bản thân. Ðó là những biểu tượng, những ý thức hệ và tín ngưỡng. Sức mạnh của những hình ảnh này đè trĩu lên tâm tư con người, chi phối sự suy nghĩ của họ, chi phối mối liên hệ của họ và ngay chính bản thân họ trong đời sống hằng ngày . Những hình ảnh này chính là nguồn gốc mọi vấn đề của chúng ta, vì nó gây nên sự chia rẽ giữa chúng ta với nhau . Nhận thức về cuộc đời của mỗi người bị o ép bởi những khái niệm đã được thiết lập bền vững trong tâm trí họ . Nội dung tri thức của họ là những điều họ góp nhặt được trong suốt cuộc đời .
    Cả loài người thì cái nội dung này cũng đại khái giống nhau . Cá nhân chỉ là cái tên, cái hình thể và cái nền văn hóa hời hợt mà hắn thu lượm được từ truyền thống và môi trường sống chung quanh. Nhưng mà cái đặc điểm, cái độc đáo của con người không nằm tại cái bề mặt hời hợt, nông cạn, mà nó hoàn toàn vượt thoát ra khỏi cái mớ tri kiến mà khắp cả loài người đều cũng có đại khái giống nhau kia . Cho nên hắn ta không là một cá thể.
    Tự do không phải là một phản ứng; Tự do không phải là sự chọn lựa . Ðó là người ta tự dối mình, tưởng rằng người ta có quyền chọn lựa, là người ta tự do . Tự do là thuần túy quan sát, không mục tiêu, không sợ hãi bị trừng phạt và không mong cầu sự ban thưởng. Tự do không có động cơ; Tự do không phải là kết thúc của một tiến trình thay đổi của con người, nhưng nằm ngay tại lúc khởi sự hiện hữu . Trong sự quan sát, người ta bắt đầu tìm ra sự không có tự do . Tự do được tìm thấy khi không chọn lựa, tỉnh thức trong các hoạt động của đời sống hằng ngày . Tư tưởng là thời gian. Kinh nghiệm và kiến thức sinh ra tư tưởng, do đó, nó không thể tách rời ra khỏi thời gian và quá khứ. Thời gian là kẻ thù tâm lý của con người .
    Hành động của chúng ta đặt nền tảng trên kiến thức và do đó, trên thời gian, cho nên con người luôn luôn bị lệ thuộc vào quá khứ. Tư tưởng thì luôn luôn có giới hạn, cho nên chúng ta sống trong sự mâu thuẫn và vùng vẫy liên tục. Không có cái chuyện phát triển tâm lý. Khi nào con người trở nên tỉnh thức trước những hoạt động về tư tưởng của chính hắn, hắn sẽ thấy được sự phân chia giữa thực thể suy nghĩ và tư tưởng, thực thể quan sát và cái bị quan sát, thực thể kinh nghiệm và sự kiện được kinh nghiệm. Khi đó người ta sẽ thấy được rằng sự chia cách này chỉ là ảo giác.
    Chỉ có từ sự quan sát thuần túy này người ta mới bừng tỉnh, không bị bóng tối của quá khứ và thời gian che khuất. Sự bừng tỉnh phi thời gian này là sự giác ngộ sâu sắc, triệt để, đột biến, của cái tâm. Sự hoàn toàn phủ định là căn bản của khẳng định. Khi có sự phủ định tất cả những cái mà tư tưởng đã tạo ra về mặt tâm lý, lúc đó sẽ chỉ còn có lòng yêu thương, đó là từ bi và trí tuệ."
    Do sea_bird sửa chữa & gửi
  9. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Sao bai này nó hư tui sửa không được ? Sửa như thế này để post bài khác !
    Được langtudien sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 10/07/2005
  10. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Sea-Bird thân mến !
    Trước hết tôi xin lỗi bạn vì đã chưa đọc kỹ bài viết của bạn. Nhưng cần phải lưu ý bạn rằng bạn đã đọc những bài viết của tôi bằng những thái độ nói cho cùng cũng chẳng khác gì tôi mấy. Và nên chăng trước khi chỉ trích khác, phải xem lại chính mình ?
    Tuy nhiên, đối với tôi, điều đó thật ra không quan trọng, và bỏ qua những điều này, tôi xin có vài ý kiến với bạn như sau : ( Có thể các vấn đề sắp xếp không đúng trật tụ lắm, theo như nhận xét của bạn, nhưng tôi chỉ theo những điểm nhấn, câu hỏi của bạn trong bài viết mà trả lời)
    1.
    Tại sao Mỹ đánh Irac mà không đánh Vênêzuela ?
    Tôi nói rằng :
    Có lẽ bạn không đọc kỹ bài viết của tớ nên có sự nhầm lẫn.
    Mình nói Venezuela không có gì để đánh không phải là khong có dầu để đánh, mà là Mỹ không có lý do gì đủ ""chính đáng"" ( để trình bày với dư luận QUốc tế ) mà đánh : đỘc tài như Irac, hat nhân nhu iran....
    Điêù này có nghĩa Mỹ chỉ cần có lý do để trình bày với quốc tế. Không có nghĩa là phải được sự ủng hộ của Quốc tế. Việc trình bày với quốc tế hoàn toàn mang tính mị dân nhưng cần phải có (xét với dư luận trong nước Mỹ thì điều này cực kỳ cần thiết) . Đó cũng là một cách lý lẽ của kẻ mạnh. Theo tôi hiểu, thì nếu không có những lý lẽ mỵ dân đó, chính quyền Mỹ sẽ gặp phải những phản đối mạnh mẽ hơn mà họ chưa thể làm ngơ được. Điều này , cũng giống như Tàu ngày xưa muốn xâm lược nước mình thì nó phải tìm cớ, hay gây hấn để có cớ vậy thôi. Đến đây bạn có thể hỏi rằng : Tại sao có một số cuộc chiến tranh xâm lược mà nước đi xâm lược không cần những lý lẽ đó?Tôi xin trả lời với bạn rằng cái đó còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa.Ví dụ thời điểm, thời đại chẳng hạn....
    Tôi nghĩ rằng trong vấn đề này, bạn không muốn có cái nhìn toàn diện về vấn đề m à chỉ có một cái nhìn chủ quan và phiếm diện( hoặc là bạn quy kết tôi nhìn vấn đề như thế ) . Còn đối với tôi, dầu mỏ vẫn là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh Irac. Nhưng để tiến hành một cuộc chiến tranh người ta phải xem xét rất nhiều yếu tố khác. Cái này vì tôi nghĩ ai cũng ngầm hiểu nên không nói rõ ràng, bây giờ thì tôi nói rõ để bạn khỏi phải hỏi lại.
    Cũng cần thông tin thêm cho bạn răng, mặc dầu không tiến hành chiến tranh ở Venezuela, Mỹ cũng có những hành động đối với Venezuela (Để có một chính phủ thân Mỹ, chịu nghe lời dạy bảo của Mỹ ) như sau:
    a> Đứng sau vụ đảo chánh năm 2002 nhằm lật đổ H.Chavez.
    b> Âm mưu ám sát H.Chavez ( H.Chavez đã có kế hoạch lo hậu sự khi bị ám sát)
    Thông tin này bạn có thể tìm thấy ở An Ninh Thế Giới 2/7/2005. Khá hay, rất nên đọc!

Chia sẻ trang này