1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    SỐNG ĐƠN GIẢN
    Sống đơn giản không có nghĩa là chỉ việc điều chỉnh theo một khuôn mẫu. Phải rất thông minh mới có thể sống đơn giản, chứ không phải chỉ hùa theo một kiểu mẫu đặc biệt, dù nó có cái vẻ bề ngoài giá trị. Bất hạnh thay, phần lớn chúng ta lại chỉ bước vào sự đơn giản bằng cái vỏ ngoài. Thật là dễ dàng để chỉ sở hữu có chút ít đồ vật và thỏa mãn, an lạc với sự sở hữu ít ỏi đó, hơn thế, chia xẻ chút ít đó với người khác.
    Nhưng mà, nếu chỉ biểu lộ được sự đơn giản qua những sự vật, những sở hữu bề ngoài thì chắc chắn không bao hàm sự đơn giản từ trong nội tâm. Với cái thế giới ngày nay, càng ngày càng có nhiều sự việc từ phía ngoài đổ lên đầu chúng ta. Đời sống càng lúc càng trở nên phức tạp. Để thoát khỏi tình trạng đó, chúng ta cố gắng từ bỏ hoặc lìa khỏi sự dính mắc bởi vật chất, bởi xe cộ, nhà cửa, hội đoàn, rạp chiếu bóng, lìa khỏi vô số những tình huống từ phía bên ngoài ào ạt phóng vào chúng ta. Chúng ta tưởng rằng chúng ta sẽ sống đơn giản bằng sự rút lui. Đã có biết bao nhiêu bậc thánh, biết bao nhiêu bậc đạo sư đã từ bỏ đời sống thế tục. Theo ý tôi thì dường như những loại từ bỏ như thế đối với chúng ta sẽ chẳng giải quyết được vấn đề.
    Sự đơn thuần giản dị là nền tảng, là sự chân thật, chỉ đến từ nội tâm, và từ đó, nó tỏa ra ngoài. Làm sao để sống đơn giản, đó mới là vấn đề, bởi vì sự đơn giản đó sẽ khiến cho chúng ta trở nên càng ngày càng nhậy cảm hơn.
    Có một nội tâm tinh tế, một trái tim nhậy cảm, đó là căn bản, bởi vì có như thế chúng ta mới có thể mau lẹ trực nhận, dễ dàng đón nhận mọi sự.
    Do Sea_bird sưu tầm
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    BẤT MÃN
    Có bao giờ bạn lấy làm thắc mắc về cái sự kiện là khi người ta càng nhiều tuổi, trở nên già hơn, thì dường như người ta cũng mất luôn niềm vui trong cuộc đời, mất luôn niềm hứng khởi về những điều gì đó tiềm ẩn, vượt ra ngoài những vụn vặt đời thường, nhưng có nhiều ý nghĩa hơn.
    Tại sao có quá nhiều người trong chúng ta, khi bước vào " cái-gọi-là" tuổi trưởng thành thì lại trở nên ù lì, dửng dưng trước niềm vui, trước vẻ đẹp, trước cảnh mênh mông bao la tuyệt diệu của trời đất?
    Bạn ạ, nếu có ai tự hỏi câu này thì sẽ nẩy ra trong óc vô số lời giải thích. Tại vì chúng ta quá bận tâm về bản thân, đó là một lời giải thích. Chúng ta vật lộn với đời để trở thành nhân vật quan trọng, để chiếm được và giữ vững một địa vị nào đó; chúng ta có con cái và nhiều bổn phận khác nữa, và chúng ta còn phải kiếm tiền.
    Tất cả những vấn đề bề ngoài này chẳng mấy chốc đã đè nặng trĩu chúng ta xuống, làm cho chúng ta mất đi cái niềm vui của đời sống.
    Nhìn nét mặt của những người nhiều tuổi hơn ở chung quanh, bạn sẽ thấy phần đông là những vẻ mặt xiết bao buồn bã, ưu tư, tiều tụy, những gương mặt xa cách, lãnh đạm, ủ ê, đôi khi trông như người mất hồn, không có lấy một nụ cười.
    Bạn không tự hỏi lý do gì mà đến nông nỗi ấy sao? Nhưng ngay như chúng ta có hỏi tại sao thì phần lớn chúng ta dường như cũng chỉ cần có vài lời giải thích đơn giản là đã lấy làm thỏa mãn rồi.
    Chiều hôm qua tôi trông thấy một chiếc thuyền đang trôi ngược dòng sông với cánh buồm căng phồng do luồng gió tây đẩy tới. Đó là một chiếc thuyền lớn, nặng trĩu củi để chở về thành phố . Chiếc thuyền in bóng trong cảnh mặt trời chiều đang xuống dần; nó lặng lẽ trôi theo chiều gió mà không có sự gắng sức nào. Cũng tương tự, nếu mỗi người trong chúng ta có thể thâm hiểu được cái vấn đề rắc rối của đấu tranh giành giật và mâu thuẫn, như thế thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sống một cách nhẹ nhàng thoải mái, một cách hạnh phúc, với nụ cười trên gương mặt chúng ta.
    Tôi cho là chính sự gắng sức phấn đấu trong cuộc đời đã tàn phá chúng ta, sự đấu tranh này đã khiến cho chúng ta tiêu hủy hầu hết những giây phút trong đời sống. Nếu bạn để ý quan sát những người nhiều tuổi hơn chung quanh bạn, bạn sẽ thấy rằng đối với phần lớn những người đó, đời là một chuỗi những cuộc tranh đấu giữa họ với chính nội tâm của họ, tranh đấu với vợ hoặc chồng họ, với hàng xóm của họ, với xã hội . . ., vào chính những cuộc xung đột liên miên này đã tiêu hủy sức sống của họ.
    Người sống một cuộc đời vui vẻ, thật là hạnh phúc, thì không bị kẹt vào chuyện gắng sức để phấn đấu, để tranh chấp, để quyết liệt ăn thua. Không gắng sức không có nghĩa là trì trệ, vì như thế là mụ mẫm, u tối, ngu đần; ngược lại, chỉ có người sáng suốt, đặc biệt thông minh, mới thật là người biết giải thoát mình ra khỏi sự gắng sức, ra khỏi trường tranh đấu, giành giật của kiếp người.
    Krishnamurti -- Reflections on the Self
    Do sea_bird sưu tầm
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    BẤT MÃN
    Có bao giờ bạn lấy làm thắc mắc về cái sự kiện là khi người ta càng nhiều tuổi, trở nên già hơn, thì dường như người ta cũng mất luôn niềm vui trong cuộc đời, mất luôn niềm hứng khởi về những điều gì đó tiềm ẩn, vượt ra ngoài những vụn vặt đời thường, nhưng có nhiều ý nghĩa hơn.
    Tại sao có quá nhiều người trong chúng ta, khi bước vào " cái-gọi-là" tuổi trưởng thành thì lại trở nên ù lì, dửng dưng trước niềm vui, trước vẻ đẹp, trước cảnh mênh mông bao la tuyệt diệu của trời đất?
    Bạn ạ, nếu có ai tự hỏi câu này thì sẽ nẩy ra trong óc vô số lời giải thích. Tại vì chúng ta quá bận tâm về bản thân, đó là một lời giải thích. Chúng ta vật lộn với đời để trở thành nhân vật quan trọng, để chiếm được và giữ vững một địa vị nào đó; chúng ta có con cái và nhiều bổn phận khác nữa, và chúng ta còn phải kiếm tiền.
    Tất cả những vấn đề bề ngoài này chẳng mấy chốc đã đè nặng trĩu chúng ta xuống, làm cho chúng ta mất đi cái niềm vui của đời sống.
    Nhìn nét mặt của những người nhiều tuổi hơn ở chung quanh, bạn sẽ thấy phần đông là những vẻ mặt xiết bao buồn bã, ưu tư, tiều tụy, những gương mặt xa cách, lãnh đạm, ủ ê, đôi khi trông như người mất hồn, không có lấy một nụ cười.
    Bạn không tự hỏi lý do gì mà đến nông nỗi ấy sao? Nhưng ngay như chúng ta có hỏi tại sao thì phần lớn chúng ta dường như cũng chỉ cần có vài lời giải thích đơn giản là đã lấy làm thỏa mãn rồi.
    Chiều hôm qua tôi trông thấy một chiếc thuyền đang trôi ngược dòng sông với cánh buồm căng phồng do luồng gió tây đẩy tới. Đó là một chiếc thuyền lớn, nặng trĩu củi để chở về thành phố . Chiếc thuyền in bóng trong cảnh mặt trời chiều đang xuống dần; nó lặng lẽ trôi theo chiều gió mà không có sự gắng sức nào. Cũng tương tự, nếu mỗi người trong chúng ta có thể thâm hiểu được cái vấn đề rắc rối của đấu tranh giành giật và mâu thuẫn, như thế thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sống một cách nhẹ nhàng thoải mái, một cách hạnh phúc, với nụ cười trên gương mặt chúng ta.
    Tôi cho là chính sự gắng sức phấn đấu trong cuộc đời đã tàn phá chúng ta, sự đấu tranh này đã khiến cho chúng ta tiêu hủy hầu hết những giây phút trong đời sống. Nếu bạn để ý quan sát những người nhiều tuổi hơn chung quanh bạn, bạn sẽ thấy rằng đối với phần lớn những người đó, đời là một chuỗi những cuộc tranh đấu giữa họ với chính nội tâm của họ, tranh đấu với vợ hoặc chồng họ, với hàng xóm của họ, với xã hội . . ., vào chính những cuộc xung đột liên miên này đã tiêu hủy sức sống của họ.
    Người sống một cuộc đời vui vẻ, thật là hạnh phúc, thì không bị kẹt vào chuyện gắng sức để phấn đấu, để tranh chấp, để quyết liệt ăn thua. Không gắng sức không có nghĩa là trì trệ, vì như thế là mụ mẫm, u tối, ngu đần; ngược lại, chỉ có người sáng suốt, đặc biệt thông minh, mới thật là người biết giải thoát mình ra khỏi sự gắng sức, ra khỏi trường tranh đấu, giành giật của kiếp người.
    Krishnamurti -- Reflections on the Self
    Do sea_bird sưu tầm
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    NIỀM HÃNH DIỆN
    Hỏi :
    -- Tại sao chúng ta cảm thấy kiêu hãnh khi thành công?
    Krishnamurti đáp:
    -- Trong sự thành công, quả là có niềm kiêu hãnh sao? Mà thành công là gì? Có bao giờ bạn nghĩ tới chuyện thành công như là một văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, thương gia hoặc chính trị gia thì thế nào không? Từ nội tâm, bạn cảm thấy đã đạt được phần nào sự tự chế, trong khi những người khác không có khả năng đó, hoặc là bạn thành công trong khi những người khác thất bại; bạn cảm thấy mình hay hơn người khác, bạn thấy mình là người thành đạt, được kính trọng, được mọi người chiêm ngưỡng, coi bạn như một mẫu mực để họ noi theo -- tất cả những cái đó chỉ ra điều gì? Lẽ tất nhiên, khi bạn có cảm giác này là có ngay niềm kiêu hãnh: "Tôi đã làm được việc này việc nọ, tôi là nhân vật quan trọng". Từ bản chất, ý nghĩ về "cái tôi" là một niềm tự hào. Rồi niềm tự hào đó phát triển theo với mức độ thành công, người ta cảm thấy hãnh diện rằng mình rất quan trọng so với người khác. Sự tự so sánh bạn với người khác này cũng hiện hữu khi bạn muốn sống theo khuôn mẫu, theo tiêu chuẩn lý tưởng, nó cho bạn niềm hy vọng, sức mạnh, mục tiêu, nghị lực, tất cả chỉ tăng cường thêm cho "cái tôi", cái cảm giác thú vị rằng bạn là người quan trọng hơn kẻ khác rất nhiều; và cái cảm giác đó, cái sự thú vị đó, chính là khởi đầu của sự hãnh diện.
    Hãnh diện đưa tới thói kiêu căng, tự phụ, sự bành trướng của "cái Tôi", cái "bản ngã". Bạn hãy quan sát điều này nơi những người nhiều tuổi hơn và nơi chính bạn. Khi bạn vượt qua được một kỳ thi và có cảm tưởng là bạn hơi thông minh hơn người khác, thì bạn có ngay một cảm giác vui thích. Cũng như khi bạn vượt trội trong cuộc tranh luận, hoặc khi bạn cảm thấy bạn có thân thể cường tráng, đẹp đẽ hơn, là ngay tức khắc, bạn cảm thấy thế thượng phong của bạn.
    Cái cảm giác về sự quan trọng của "cái Tôi", cái "bản ngã" này, tất nhiên là sẽ nẩy sinh ra sự xung đột, bất an, nhức nhối khó chịu trong lòng, bởi vì bạn cứ phải luôn luôn cố gắng duy trì cái sự quan trọng, hơn người của bạn.
    Hỏi :
    -- Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi được cái thói kiêu hãnh?
    Krishnamurti đáp :
    -- Nếu nãy giờ bạn theo dõi sát lời giải đáp cho câu hỏi trước thì bạn đã hiểu được cách làm thế nào để thoát khỏi được thói kiêu hãnh, và bạn sẽ giải thoát ra khỏi nó được. Nhưng bạn lại chỉ quan tâm tới chuyện làm sao để đặt một câu hỏi tiếp theo, phải vậy không? Cho nên bạn đã không "nghe". Nếu bạn lắng nghe những điều đang được phát biểu, bạn sẽ tự tìm ra được chân lý.
    Thí dụ như tôi cảm thấy hãnh diện vì tôi đã hoàn thành được điều gì đó, tôi đã được làm Hiệu Trưởng, tôi đã được sang nước Anh hoặc nước Mỹ, tôi đã làm được những việc lớn, hình tôi được đăng trên các báo, vân vân và vân vân. Trong niềm hãnh diện rất mực như thế, tôi tự hỏi :" Làm thế nào để mình có thể giải thoát ra khỏi cái niềm kiêu hãnh này nhỉ?"
    Vậy thì, tại sao tôi lại muốn giải thoát khỏi sự kiêu hãnh? Đó là câu hỏi quan trọng, không phải là làm thế nào để được giải thoát . Nguyên nhân muốn giải thoát khỏi sự kiêu hãnh là gì, vì lý do gì, cái gì đã thúc đẩy khiến cho tôi muốn thoát khỏi sự kiêu hãnh. Có phải vì tôi thấy sự kiêu hãnh làm hại tôi, làm cho tôi khó chịu, tinh thần mất an lạc không? Nếu đó là nguyên nhân thì sự cố gắng giải thoát khỏi niềm kiêu hãnh lại là một dạng khác của kiêu hãnh, không phải sao? Như thế là tôi vẫn quan tâm đến chuyện đạt được một cái gì đó. Vì thấy thói kiêu hãnh rất khó chịu, không tốt đẹp gì cho đời sống tinh thần, nên tôi tự nhủ tôi phải thoát khỏi tật kiêu hãnh. Thế nhưng, sự kiện "Tôi phải thoát khỏi" thì cũng mang đầy đủ những động lực thúc đẩy của "Tôi phải thành công". Cái "Tôi" vẫn là quan trọng, nó là trung tâm điểm của sự cố gắng giải thoát của tôi.
    Cho nên, vấn đề không phải là làm sao để thoát khỏi thói kiêu hãnh, mà là làm sao để hiểu được cái bản ngã của chính mình, mà cái bản ngã này thì lại rất vi tế. Năm nay "cái Tôi" muốn điều này, sang năm nó lại muốn điều kia; rồi đến khi nó thấy khó chịu, nó lại muốn điều khác. Cho nên, bao lâu "cái Tôi" này còn tồn tại, thì dù nó kiêu ngạo hay làm như khiêm tốn thì cũng chẳng có ý nghĩa là bao. Chẳng qua cũng chỉ là khác có cái áo khoác. Khi tôi thích cái áo khoác này, tôi mặc vào. Rồi qua sang năm, tùy theo ý thích, theo lòng ham muốn của tôi, tôi khoác cái áo khác.
    Điều mà bạn phải thấu hiểu chính là chuyện "cái Tôi" đã được hình thành cách nào. "Cái Tôi" được hình thành qua cảm giác về sự thành công với nhiều dạng khác nhau. Nói thế không có nghĩa là bạn không được hành động, nhưng chính cái cảm tưởng về sự kiện bạn đang hành động, bạn đang thành đạt, bạn phải không kiêu hãnh, phải được thấu triệt. Bạn phải thấu triệt cấu trúc của "cái Tôi", cái bản ngã. Bạn phải tỉnh giác trước những suy nghĩ của chính bạn. Bạn phải quan sát cung cách cư xử của bạn đối với người làm công cho bạn, đối với cha, mẹ, thầy giáo. Bạn phải sáng suốt nhận thức được cung cách bạn đối xử với các bậc bề trên của bạn và với những kẻ thấp kém hơn bạn, đối với những người bạn kính trọng và với những kẻ bạn coi thường thì như thế nào.
    Tất cả những điều đó sẽ bộc lộ cho bạn biết cách thức "cái Tôi" của bạn hình thành ra sao. Thấu hiểu "cái Tôi", cái bản ngã, bạn sẽ giải thoát ra được khỏi "cái Tôi".
    Vấn đề là ở đó, không phải chỉ đơn giản môt câu hỏi "làm sao để thoát khỏi sự kiêu hãnh?".
    Do sea_bird sưu tầm và gửi.
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    NIỀM HÃNH DIỆN
    Hỏi :
    -- Tại sao chúng ta cảm thấy kiêu hãnh khi thành công?
    Krishnamurti đáp:
    -- Trong sự thành công, quả là có niềm kiêu hãnh sao? Mà thành công là gì? Có bao giờ bạn nghĩ tới chuyện thành công như là một văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, thương gia hoặc chính trị gia thì thế nào không? Từ nội tâm, bạn cảm thấy đã đạt được phần nào sự tự chế, trong khi những người khác không có khả năng đó, hoặc là bạn thành công trong khi những người khác thất bại; bạn cảm thấy mình hay hơn người khác, bạn thấy mình là người thành đạt, được kính trọng, được mọi người chiêm ngưỡng, coi bạn như một mẫu mực để họ noi theo -- tất cả những cái đó chỉ ra điều gì? Lẽ tất nhiên, khi bạn có cảm giác này là có ngay niềm kiêu hãnh: "Tôi đã làm được việc này việc nọ, tôi là nhân vật quan trọng". Từ bản chất, ý nghĩ về "cái tôi" là một niềm tự hào. Rồi niềm tự hào đó phát triển theo với mức độ thành công, người ta cảm thấy hãnh diện rằng mình rất quan trọng so với người khác. Sự tự so sánh bạn với người khác này cũng hiện hữu khi bạn muốn sống theo khuôn mẫu, theo tiêu chuẩn lý tưởng, nó cho bạn niềm hy vọng, sức mạnh, mục tiêu, nghị lực, tất cả chỉ tăng cường thêm cho "cái tôi", cái cảm giác thú vị rằng bạn là người quan trọng hơn kẻ khác rất nhiều; và cái cảm giác đó, cái sự thú vị đó, chính là khởi đầu của sự hãnh diện.
    Hãnh diện đưa tới thói kiêu căng, tự phụ, sự bành trướng của "cái Tôi", cái "bản ngã". Bạn hãy quan sát điều này nơi những người nhiều tuổi hơn và nơi chính bạn. Khi bạn vượt qua được một kỳ thi và có cảm tưởng là bạn hơi thông minh hơn người khác, thì bạn có ngay một cảm giác vui thích. Cũng như khi bạn vượt trội trong cuộc tranh luận, hoặc khi bạn cảm thấy bạn có thân thể cường tráng, đẹp đẽ hơn, là ngay tức khắc, bạn cảm thấy thế thượng phong của bạn.
    Cái cảm giác về sự quan trọng của "cái Tôi", cái "bản ngã" này, tất nhiên là sẽ nẩy sinh ra sự xung đột, bất an, nhức nhối khó chịu trong lòng, bởi vì bạn cứ phải luôn luôn cố gắng duy trì cái sự quan trọng, hơn người của bạn.
    Hỏi :
    -- Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi được cái thói kiêu hãnh?
    Krishnamurti đáp :
    -- Nếu nãy giờ bạn theo dõi sát lời giải đáp cho câu hỏi trước thì bạn đã hiểu được cách làm thế nào để thoát khỏi được thói kiêu hãnh, và bạn sẽ giải thoát ra khỏi nó được. Nhưng bạn lại chỉ quan tâm tới chuyện làm sao để đặt một câu hỏi tiếp theo, phải vậy không? Cho nên bạn đã không "nghe". Nếu bạn lắng nghe những điều đang được phát biểu, bạn sẽ tự tìm ra được chân lý.
    Thí dụ như tôi cảm thấy hãnh diện vì tôi đã hoàn thành được điều gì đó, tôi đã được làm Hiệu Trưởng, tôi đã được sang nước Anh hoặc nước Mỹ, tôi đã làm được những việc lớn, hình tôi được đăng trên các báo, vân vân và vân vân. Trong niềm hãnh diện rất mực như thế, tôi tự hỏi :" Làm thế nào để mình có thể giải thoát ra khỏi cái niềm kiêu hãnh này nhỉ?"
    Vậy thì, tại sao tôi lại muốn giải thoát khỏi sự kiêu hãnh? Đó là câu hỏi quan trọng, không phải là làm thế nào để được giải thoát . Nguyên nhân muốn giải thoát khỏi sự kiêu hãnh là gì, vì lý do gì, cái gì đã thúc đẩy khiến cho tôi muốn thoát khỏi sự kiêu hãnh. Có phải vì tôi thấy sự kiêu hãnh làm hại tôi, làm cho tôi khó chịu, tinh thần mất an lạc không? Nếu đó là nguyên nhân thì sự cố gắng giải thoát khỏi niềm kiêu hãnh lại là một dạng khác của kiêu hãnh, không phải sao? Như thế là tôi vẫn quan tâm đến chuyện đạt được một cái gì đó. Vì thấy thói kiêu hãnh rất khó chịu, không tốt đẹp gì cho đời sống tinh thần, nên tôi tự nhủ tôi phải thoát khỏi tật kiêu hãnh. Thế nhưng, sự kiện "Tôi phải thoát khỏi" thì cũng mang đầy đủ những động lực thúc đẩy của "Tôi phải thành công". Cái "Tôi" vẫn là quan trọng, nó là trung tâm điểm của sự cố gắng giải thoát của tôi.
    Cho nên, vấn đề không phải là làm sao để thoát khỏi thói kiêu hãnh, mà là làm sao để hiểu được cái bản ngã của chính mình, mà cái bản ngã này thì lại rất vi tế. Năm nay "cái Tôi" muốn điều này, sang năm nó lại muốn điều kia; rồi đến khi nó thấy khó chịu, nó lại muốn điều khác. Cho nên, bao lâu "cái Tôi" này còn tồn tại, thì dù nó kiêu ngạo hay làm như khiêm tốn thì cũng chẳng có ý nghĩa là bao. Chẳng qua cũng chỉ là khác có cái áo khoác. Khi tôi thích cái áo khoác này, tôi mặc vào. Rồi qua sang năm, tùy theo ý thích, theo lòng ham muốn của tôi, tôi khoác cái áo khác.
    Điều mà bạn phải thấu hiểu chính là chuyện "cái Tôi" đã được hình thành cách nào. "Cái Tôi" được hình thành qua cảm giác về sự thành công với nhiều dạng khác nhau. Nói thế không có nghĩa là bạn không được hành động, nhưng chính cái cảm tưởng về sự kiện bạn đang hành động, bạn đang thành đạt, bạn phải không kiêu hãnh, phải được thấu triệt. Bạn phải thấu triệt cấu trúc của "cái Tôi", cái bản ngã. Bạn phải tỉnh giác trước những suy nghĩ của chính bạn. Bạn phải quan sát cung cách cư xử của bạn đối với người làm công cho bạn, đối với cha, mẹ, thầy giáo. Bạn phải sáng suốt nhận thức được cung cách bạn đối xử với các bậc bề trên của bạn và với những kẻ thấp kém hơn bạn, đối với những người bạn kính trọng và với những kẻ bạn coi thường thì như thế nào.
    Tất cả những điều đó sẽ bộc lộ cho bạn biết cách thức "cái Tôi" của bạn hình thành ra sao. Thấu hiểu "cái Tôi", cái bản ngã, bạn sẽ giải thoát ra được khỏi "cái Tôi".
    Vấn đề là ở đó, không phải chỉ đơn giản môt câu hỏi "làm sao để thoát khỏi sự kiêu hãnh?".
    Do sea_bird sưu tầm và gửi.
  6. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    SỐNG và CHẾT
    Đối với chúng ta, chết là hết, là bạn hoàn toàn chấm dứt với những ràng buộc, chấm dứt với tất cả moi thứ mà bạn đã gom góp trong cuộc đời. Bạn không thể đem chúng đi theo với bạn. Có thể là bạn muốn giữ chúng cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng bạn không thể đem chúng đi theo với bạn.
    Chúng ta đã chia cuộc đời ra thành hai mảng: sự sống và cái chết. Sự chia chẻ này đã mang lại cho chúng ta nỗi sợ hãi ghê gớm. Từ sự sợ hãi đó, chúng ta sáng tác ra đủ loại học thuyết, lý luận, để mà tự an ủi. Có thể chúng chỉ là những điều viển vông, hão huyền thôi, nhưng chúng đã làm cho chúng ta được an tâm biết bao! Ảo tưởng có thể đem lại sự thoải mái cho thần kinh. Nhưng mà, liệu có thể nào, đang khi chúng ta sống đây, chúng ta để cho những thứ mà chúng ta bị dính mắc vào chết quách đi không? Nếu tôi gắn bó vào với tiếng tăm, danh vọng của tôi, và sự chết thì luôn luôn đi theo kề ngay bên cạnh, mỗi ngày tôi mỗi già và tôi phát hoảng vì tôi đang sắp sửa mất tất cả. Vậy thì, liệu tôi có thể hoàn toàn giải thoát ra khỏi những ý niệm, danh vọng, mà người đời đã gán cho tôi chăng? Như thế, dù cho sự chết tới, nó cũng vẫn như sự sống đang tiếp diễn. Và vì vậy, sự chia cách giữa sống và chết không còn xa thẳm, chúng nó chỉ là một dòng liên tục, kề cận, nối liền với nhau.
    Bạn có nhận thức được cái ý nghĩa về sự tuyệt đẹp của một ngày, hoặc chỉ một giây, nhưng trong đó không có sự gom góp, chất chứa, không có cái tâm lý gom góp, chất chứa không?
    Bạn phải gom góp, chất chứa quần áo, tiền bạc, v.v..., đó là chuyện khác. Nhưng trong tâm tưởng, bạn không chất chứa những loại như sự hiểu biết, sự dính mắc, sự ràng buộc, rằng những cái này là "của Tôi".
    Bạn muốn thế không? Bạn có thật sự muốn làm cái việc nó sẽ khiến cho cái mâu thuẫn giữa sống và chết cùng với những nỗi niềm đau khổ, sợ hãi, khắc khoải, tất cả đều được chấm dứt chăng?
    Do sea_bird sưu tầm
  7. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    SỐNG và CHẾT
    Đối với chúng ta, chết là hết, là bạn hoàn toàn chấm dứt với những ràng buộc, chấm dứt với tất cả moi thứ mà bạn đã gom góp trong cuộc đời. Bạn không thể đem chúng đi theo với bạn. Có thể là bạn muốn giữ chúng cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng bạn không thể đem chúng đi theo với bạn.
    Chúng ta đã chia cuộc đời ra thành hai mảng: sự sống và cái chết. Sự chia chẻ này đã mang lại cho chúng ta nỗi sợ hãi ghê gớm. Từ sự sợ hãi đó, chúng ta sáng tác ra đủ loại học thuyết, lý luận, để mà tự an ủi. Có thể chúng chỉ là những điều viển vông, hão huyền thôi, nhưng chúng đã làm cho chúng ta được an tâm biết bao! Ảo tưởng có thể đem lại sự thoải mái cho thần kinh. Nhưng mà, liệu có thể nào, đang khi chúng ta sống đây, chúng ta để cho những thứ mà chúng ta bị dính mắc vào chết quách đi không? Nếu tôi gắn bó vào với tiếng tăm, danh vọng của tôi, và sự chết thì luôn luôn đi theo kề ngay bên cạnh, mỗi ngày tôi mỗi già và tôi phát hoảng vì tôi đang sắp sửa mất tất cả. Vậy thì, liệu tôi có thể hoàn toàn giải thoát ra khỏi những ý niệm, danh vọng, mà người đời đã gán cho tôi chăng? Như thế, dù cho sự chết tới, nó cũng vẫn như sự sống đang tiếp diễn. Và vì vậy, sự chia cách giữa sống và chết không còn xa thẳm, chúng nó chỉ là một dòng liên tục, kề cận, nối liền với nhau.
    Bạn có nhận thức được cái ý nghĩa về sự tuyệt đẹp của một ngày, hoặc chỉ một giây, nhưng trong đó không có sự gom góp, chất chứa, không có cái tâm lý gom góp, chất chứa không?
    Bạn phải gom góp, chất chứa quần áo, tiền bạc, v.v..., đó là chuyện khác. Nhưng trong tâm tưởng, bạn không chất chứa những loại như sự hiểu biết, sự dính mắc, sự ràng buộc, rằng những cái này là "của Tôi".
    Bạn muốn thế không? Bạn có thật sự muốn làm cái việc nó sẽ khiến cho cái mâu thuẫn giữa sống và chết cùng với những nỗi niềm đau khổ, sợ hãi, khắc khoải, tất cả đều được chấm dứt chăng?
    Do sea_bird sưu tầm
  8. haiaunhat

    haiaunhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Thú thật gặp phải cao thủ nên vắt chân lên cổ chạy. Hôm nay mới mò vào . Bác nói về phép so sánh rất hay, tổng quát.
    Nếu cho so sánh là cội nguồn của sự ghen tỵ, ích kỷ. Vậy bác phân tích giúp em xem?
  9. haiaunhat

    haiaunhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Thú thật gặp phải cao thủ nên vắt chân lên cổ chạy. Hôm nay mới mò vào . Bác nói về phép so sánh rất hay, tổng quát.
    Nếu cho so sánh là cội nguồn của sự ghen tỵ, ích kỷ. Vậy bác phân tích giúp em xem?
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bạn có công nhận là đã từ lâu tất cả mọi thứ từ con người, vật chất, công việc .. trong xã hội mà chúng ta đang sống tùy đã bị chia nhỏ ra phân định thành cấp thành bậc, thành giới này giới nọ. Ở đây chúng ta chỉ nên bàn về con người, bạn có thấy trên cứ phương tiện thông tin đại chúng nào cũng có những câu đại khái như: giới chính trị gia, giới nghệ sĩ, tầng lớp thương nhân, những người nghèo đói... và trong từng nhóm nhỏ này lại tiếp tục phân chia nữa. Dựa trên một số tiêu chí về nghề nghiệp, tài sản, trình độ học vấn? các nhóm này đã hình thành. Do có sự phân định nên có phần được cho là cao quí, có phần được cho là hạ tiện mà tâm lí của mọi người thì ai cũng thích cái cao quí. Người không đạt được thì nảy sinh ghen tị, người đạt được rồi thì lại sợ mất không những giữ khư khư mà còn tìm mọi cách để không cho ai đạt được. Thế là chúng ta luôn ở tâm lí sợ hãi, sợ không đạt được cái điều mà số đông cho là cao quí, có được rồi lại sợ mất nó ? và cuộc sống cứ tiếp diễn như thế mãi đúng như câu của vị thiền sư người Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki ?oBao giờ sống còn có nghĩa là tranh đấu thì thế gian này chẳng qua là một trường đau khổ. Tranh đấu là gì, nếu không là sự xô xát giữa hai đối lực mà bên nào cũng cố chiếm phần hơn? Nếu thua thì hậu quả là cái chết, mà chết là cái kinh khủng nhất trong đời. Tuy nhiên, dầu có chiến thắng được cái chết, con người lại rơi vào cô đơn, mà cô đơn lắm khi còn khó chịu hơn là tranh đấu.?
    Các bài mà tôi gửi lên được sưu tầm từ những bài nói truyện của Krishnamurti một vị đạo sư kỳ dị nhất của thế kỷ 20. Ngày nay tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn vào nhiều nghành khoa học ở Phương Tây. Ở Việt Nam thì hầu như ít người biết đến, những bài này được lưu giữ trong trang web ?oThư Viện Hoa Sen? http://www.thuvienhoasen.org/krish-mucluc.htm, tôi chưa đủ sự hiểu biết để có thể phân tích được như thế, nên không thể là cao thủ được. Nếu bạn "nghiền ngẫm" những bài này với một tinh thần thoải mái thì bạn sẽ thấy hiểu rõ bản thân của mình hơn. Bạn cũng không phải dích mắc vào việc phải trả lời làm gì, lúc nào thấy thích thì vào coi.
    Theo tôi cuộc sống như một dòng chảy liên tục biến đổi, hãy hòa vào nó và tùy theo cái dòng biến động đó mà "ứng biến". Tại sao chúng ta lại cứ đặt ra một đích gì đó bất di bất dịch để rồi khi không đạt được thì lại "đau khổ", còn khi đạt được rồi thì lại thấy "cô đơn", nên lại phải đặt ra một cái đích khác để tiếp tục phấn đấu. Bạn đã bao giờ có cái cảm giác cô đơn này chưa?
    Sau đây tôi sẽ gửi lên 2 bài nữa nói về sự sợ hãi.
    Do sea_bird viết từ chính cảm nhận của mình

Chia sẻ trang này