1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TỰ DO
    Phần đông chúng ta thường bị ngoại cảnh chi phối, điều kiện hóa, vì những học thuyết tôn giáo, tín ngưỡng, và bởi chính từ đáy lòng mình đòi hỏi để tiến tới một cái gì, đạt được một điều gì, vì thế, rất khó cho chúng ta có cách nào mới mẻ hơn để mà nghĩ về vấn đề này mà không dính đến chuyện kỷ luật. Trước nhất, chúng ta hãy nhìn cho rõ ràng những cái gì có liên quan đến chuyện rèn luyện, kỷ luật. Kỷ luật tự bản thân, nó đã làm cho đầu óc hẹp hòi đi, đã hạn chế tư tưởng, thúc ép sự suy nghĩ chạy theo lòng ham muốn, vì bị ảnh hưởng và tất cả những thứ đại loại như vậy. Một cái đầu óc đã bị điều kiện hóa, đã rập khuôn, dù có được gọi là có lương tri, cũng không thể có được tự do, và như thế, không thể hội nhập được với thực tại. Thượng đế, thực tại, hay tùy ý bạn muốn gọi là gì thì gọi, từ ngữ không phải là chuyện quan trọng, chỉ có thể hiển lộ khi có tự do, và sẽ không thể có tự do khi mà chúng ta còn bị cưỡng bách, dù là tích cực hay tiêu cực, do sự sợ hãi. Không thể có tự do nếu bạn còn muốn đạt một mục tiêu cho bạn và bạn tự cột mình vào cái mục tiêu đó. Bạn có thể đã thoát khỏi quá khư, nhưng tương lai sẽ cột bạn lại, thế là hết tự do rồi. Chỉ có trong tự do người ta mới có thể khám phá ra mọi thứ mới mẻ, từ ý nghĩ, cảm giác, nhận thức. Bất cứ một loại gò bó nào đặt căn bản trên nền tảng của cưỡng bách đều chối bỏ tự do, dù là chính trị hay tôn giáo, khi mà đã bị gò ép, bị tuân theo một hành động có mục tiêu đặt ở đằng trước, đó là trói buộc, đầu óc hết tự do.
    Khi đó, đời sống tinh thần sẽ chỉ hoạt động trên con đường mòn như một cái máy hát mà thôi.
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TÂM TRÍ TĨNH LẶNG
    Muốn tìm hiểu bất cứ sự kiện gì, từ lãnh vực con người cho tới lãnh vực khoa học, bạn thấy điều gì là quan trọng, là cốt tủy? -Một tâm trí trầm tĩnh, một khối óc lắng đọng trong niềm giao cảm, đúng không? Đó không phải là cái loại tâm trí đặc biệt cố gắng để tập trung -vì đó cũng lại là một loại đối kháng. Nếu thực sự tôi muốn thâm hiểu điều gì, lập tức tâm trí tôi có ngay trạng thái trầm lặng. Khi bạn muốn thưởng thức một điệu nhạc, hoặc chiêm ngưỡng một bức tranh mà bạn ưa thích, gợi cho bạn niềm cảm xúc, thì tâm trí bạn sẽ ở vào trạng thái nào? Phải chăng ngay lập tức, tâm tư bạn trở về trạng thái lắng đọng? Khi nghe nhạc, tâm hồn bạn không lang thang đây đó, mà bạn lắng nghe. Cũng vậy, khi bạn muốn tìm hiểu sự mâu thuẫn, bạn không còn bị tùy thuộc vào thời gian, bạn chỉ đơn giản trực diện với sự việc đang xẩy ra, đó là chính cái sự mâu thuẫn. Thế là ngay lập tức, tâm trí bạn trở về trạng thái trầm tịch, lắng đọng. Khi mà bạn không còn lệ thuộc vào thời gian với ý hướng muốn chuyển hóa sự kiện vì bạn đã thấy sự sai lầm của cái tiến trình đó, thế là bạn hồn nhiên đối diện với cái "đang là", tự nhiên tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng. Trong tình trạng tỉnh thức trầm lặng đó, bạn thâm hiểu. Khi mà tâm trí bạn còn đang đầy dẫy mâu thuẫn, trách móc, chống cự, lên án, bạn không thể có sự thâm hiểu. Nếu tôi muốn hiểu bạn, rõ ràng là tôi phải không lên án bạn trước đã. Chính cái tâm trí an tĩnh lắng đọng đó sẽ đem lại sự chuyển hóa. Khi tâm trí không còn chống đối, không còn lẩn tránh, không còn xua đuổi hoặc lên án cái "đang là", mà chỉ nhận thức nó một cách tĩnh lặng, thì chính từ cái tâm trí tĩnh lặng mà tỉnh thức đó, bạn sẽ có được sự chuyển biến nếu quả thật bạn muốn.
    Tâm trí tĩnh lặng khi nó thấy được sự thực rằng tâm cảm chỉ đến khi nó tĩnh lặng; rằng nếu tôi muốn hiểu bạn thì đầu óc tôi phải tĩnh lặng, tôi không thể có những phản ứng chống đối bạn, tôi không được có sẵn thành kiến với bạn, tôi phải loại bỏ tất cả những kết luận của tôi, kinh nghiệm của tôi về bạn để mà đối diện với bạn. Chỉ khi đó, khi mà tâm trí đã thoát khỏi sự quy định của tôi, thì tôi mới có được sự tâm cảm. Khi tôi thấy được cái chân lý đó, thì tâm trí tôi mới tĩnh lặng được. Cho nên, không có câu hỏi làm thế nào để cho tâm trí tĩnh lặng. Chỉ có chân lý mới có thể giải phóng tâm trí ra khỏi sự vận hành liên tục của chính nó. Muốn thấy chân lý, tâm trí phải ý thức được cái thực tế là nếu nó còn dao dộng thì nó không thể có sự tâm cảm được.
    Sự lặng lẽ của tâm, sự an tĩnh của tâm, không phải là chuyện có thể được tạo ra bởi sức mạnh của ý chí, hoặc bởi những hành động do lòng ham muốn. Nếu những điều ấy xẩy ra, thì cái loại tâm trí đó chỉ là đang bị bao vây, cô lập, đó là cái loại tâm trí chết cứng. Loại tâm trí chết cứng đó không có khả năng thích ứng, mềm dẻo, lẹ làng. Đó là loại tâm trí không sáng tạo . (Trích The First & Last Freedom)
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    TÂM TRÍ TĨNH LẶNG
    Muốn tìm hiểu bất cứ sự kiện gì, từ lãnh vực con người cho tới lãnh vực khoa học, bạn thấy điều gì là quan trọng, là cốt tủy? -Một tâm trí trầm tĩnh, một khối óc lắng đọng trong niềm giao cảm, đúng không? Đó không phải là cái loại tâm trí đặc biệt cố gắng để tập trung -vì đó cũng lại là một loại đối kháng. Nếu thực sự tôi muốn thâm hiểu điều gì, lập tức tâm trí tôi có ngay trạng thái trầm lặng. Khi bạn muốn thưởng thức một điệu nhạc, hoặc chiêm ngưỡng một bức tranh mà bạn ưa thích, gợi cho bạn niềm cảm xúc, thì tâm trí bạn sẽ ở vào trạng thái nào? Phải chăng ngay lập tức, tâm tư bạn trở về trạng thái lắng đọng? Khi nghe nhạc, tâm hồn bạn không lang thang đây đó, mà bạn lắng nghe. Cũng vậy, khi bạn muốn tìm hiểu sự mâu thuẫn, bạn không còn bị tùy thuộc vào thời gian, bạn chỉ đơn giản trực diện với sự việc đang xẩy ra, đó là chính cái sự mâu thuẫn. Thế là ngay lập tức, tâm trí bạn trở về trạng thái trầm tịch, lắng đọng. Khi mà bạn không còn lệ thuộc vào thời gian với ý hướng muốn chuyển hóa sự kiện vì bạn đã thấy sự sai lầm của cái tiến trình đó, thế là bạn hồn nhiên đối diện với cái "đang là", tự nhiên tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng. Trong tình trạng tỉnh thức trầm lặng đó, bạn thâm hiểu. Khi mà tâm trí bạn còn đang đầy dẫy mâu thuẫn, trách móc, chống cự, lên án, bạn không thể có sự thâm hiểu. Nếu tôi muốn hiểu bạn, rõ ràng là tôi phải không lên án bạn trước đã. Chính cái tâm trí an tĩnh lắng đọng đó sẽ đem lại sự chuyển hóa. Khi tâm trí không còn chống đối, không còn lẩn tránh, không còn xua đuổi hoặc lên án cái "đang là", mà chỉ nhận thức nó một cách tĩnh lặng, thì chính từ cái tâm trí tĩnh lặng mà tỉnh thức đó, bạn sẽ có được sự chuyển biến nếu quả thật bạn muốn.
    Tâm trí tĩnh lặng khi nó thấy được sự thực rằng tâm cảm chỉ đến khi nó tĩnh lặng; rằng nếu tôi muốn hiểu bạn thì đầu óc tôi phải tĩnh lặng, tôi không thể có những phản ứng chống đối bạn, tôi không được có sẵn thành kiến với bạn, tôi phải loại bỏ tất cả những kết luận của tôi, kinh nghiệm của tôi về bạn để mà đối diện với bạn. Chỉ khi đó, khi mà tâm trí đã thoát khỏi sự quy định của tôi, thì tôi mới có được sự tâm cảm. Khi tôi thấy được cái chân lý đó, thì tâm trí tôi mới tĩnh lặng được. Cho nên, không có câu hỏi làm thế nào để cho tâm trí tĩnh lặng. Chỉ có chân lý mới có thể giải phóng tâm trí ra khỏi sự vận hành liên tục của chính nó. Muốn thấy chân lý, tâm trí phải ý thức được cái thực tế là nếu nó còn dao dộng thì nó không thể có sự tâm cảm được.
    Sự lặng lẽ của tâm, sự an tĩnh của tâm, không phải là chuyện có thể được tạo ra bởi sức mạnh của ý chí, hoặc bởi những hành động do lòng ham muốn. Nếu những điều ấy xẩy ra, thì cái loại tâm trí đó chỉ là đang bị bao vây, cô lập, đó là cái loại tâm trí chết cứng. Loại tâm trí chết cứng đó không có khả năng thích ứng, mềm dẻo, lẹ làng. Đó là loại tâm trí không sáng tạo . (Trích The First & Last Freedom)
    Do Sea_bird sưu tầm và gửi
  4. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    THẨM QUYỀN NGĂN TRỞ SỰ HỌC HỎI
    Thông thường, chúng ta tìm hiểu, học hỏi qua sự nghiên cứu, qua sách báo, qua kinh nghiệm hoặc là được người khác dậy bảo. Đó là những lối mòn từ bao nhiêu đời nay, chúng ta đã dùng để thâu thập kiến thức. Chúng ta giao cho ký ức những dữ kiện về những điều gì nên làm, điều gì không được làm, điều gì nên nghĩ, điều gì không được nghĩ tới, nên cảm nhận mọi việc như thế nào và nên phản ứng trước mọi sự ra sao.
    Qua kinh nghiệm, qua nghiên cứu, qua phân tích, qua phát hiện, qua quan sát nội tâm, chúng ta chất chứa sự hiểu biết thành ra ký ức, và rồi thì chính cái ký ức ấy sẽ đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thêm, học hỏi thêm, thêm nữa... Những điều hiểu biết sẽ được gắn vào trí não như là kho tàng tri thức, và cái kho tri thức đó sẽ thực hiện chức năng của nó khi tới thời cơ, khi chúng ta gặp chuyện phải dùng đến nó. Giờ đây, tôi nghĩ rằng chúng ta có cách học hỏi theo lối khác, tôi sẽ xin nói qua về điều này. Nhưng, để hiểu được, và để có thể tìm tòi, học hỏi theo lối khác này, chúng ta phải hoàn toàn quên đi cái khái niệm về thẩm quyền, nếu không, chúng ta cũng sẽ lại chỉ là những con người bị chỉ bảo, và rồi chúng ta cũng sẽ chỉ nhắc lại, làm lại những điều chúng ta đã được nghe, được dậy mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tìm hiểu bản chất của thẩm quyền lại vô cùng quan trọng.
    Thẩm quyền cản trở sự học hỏi, học hỏi không phải là tích lũy những điều hiểu biết như là một kho tàng ký ức. Ký ức luôn luôn đáp ứng theo những khuôn khổ, những mẫu mực đã có sẵn, không có tự do.
    Một người mà trong tâm não chất đầy nhóc những kiến thức, những điều chỉ dẫn, bị cái gánh nặng của những điều hắn đã biết, đã học được đè trĩu xuống thì sẽ không bao giờ còn có tự do được nữa. Hắn có thể là một nhà thông thái ngoại hạng, nhưng những kiến thức mà hắn đã tích lũy cản trở hắn, không cho hắn được tự do, phóng khoáng trước những điều gì khác với kho tàng kiến thức mà hắn đã có, và vì thế, hắn mất luôn cái khả năng học hỏi thêm những điều mới lạ.
    Do sea_bird sưu tầm
    Kiến thức có lỗi gì trong cái sự tự do của chúng ta, cái chính là chúng ta tự trói mình vào những thông tin có từ sách vở, cứ tưởng rằng đó là chân lí và rập khuôn theo y hệt. Chúng ta hay bị ngộ nhận rằng nhớ được vài điều do các vị nổi tiếng nói là đã tự bằng lòng với chính mình. Nên tự đánh mất sự hiếu kì đến những hiện tượng mới lạ. Những vị thánh nhân khi xưa không có câu nào bắt chúng ta phải tin vào những điều họ viết, mà luôn dạy rằng "đọc lời phải hiểu ý, khi đã hiểu ý rồi thì phải quên ngay lời"
  5. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    THẨM QUYỀN NGĂN TRỞ SỰ HỌC HỎI
    Thông thường, chúng ta tìm hiểu, học hỏi qua sự nghiên cứu, qua sách báo, qua kinh nghiệm hoặc là được người khác dậy bảo. Đó là những lối mòn từ bao nhiêu đời nay, chúng ta đã dùng để thâu thập kiến thức. Chúng ta giao cho ký ức những dữ kiện về những điều gì nên làm, điều gì không được làm, điều gì nên nghĩ, điều gì không được nghĩ tới, nên cảm nhận mọi việc như thế nào và nên phản ứng trước mọi sự ra sao.
    Qua kinh nghiệm, qua nghiên cứu, qua phân tích, qua phát hiện, qua quan sát nội tâm, chúng ta chất chứa sự hiểu biết thành ra ký ức, và rồi thì chính cái ký ức ấy sẽ đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thêm, học hỏi thêm, thêm nữa... Những điều hiểu biết sẽ được gắn vào trí não như là kho tàng tri thức, và cái kho tri thức đó sẽ thực hiện chức năng của nó khi tới thời cơ, khi chúng ta gặp chuyện phải dùng đến nó. Giờ đây, tôi nghĩ rằng chúng ta có cách học hỏi theo lối khác, tôi sẽ xin nói qua về điều này. Nhưng, để hiểu được, và để có thể tìm tòi, học hỏi theo lối khác này, chúng ta phải hoàn toàn quên đi cái khái niệm về thẩm quyền, nếu không, chúng ta cũng sẽ lại chỉ là những con người bị chỉ bảo, và rồi chúng ta cũng sẽ chỉ nhắc lại, làm lại những điều chúng ta đã được nghe, được dậy mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tìm hiểu bản chất của thẩm quyền lại vô cùng quan trọng.
    Thẩm quyền cản trở sự học hỏi, học hỏi không phải là tích lũy những điều hiểu biết như là một kho tàng ký ức. Ký ức luôn luôn đáp ứng theo những khuôn khổ, những mẫu mực đã có sẵn, không có tự do.
    Một người mà trong tâm não chất đầy nhóc những kiến thức, những điều chỉ dẫn, bị cái gánh nặng của những điều hắn đã biết, đã học được đè trĩu xuống thì sẽ không bao giờ còn có tự do được nữa. Hắn có thể là một nhà thông thái ngoại hạng, nhưng những kiến thức mà hắn đã tích lũy cản trở hắn, không cho hắn được tự do, phóng khoáng trước những điều gì khác với kho tàng kiến thức mà hắn đã có, và vì thế, hắn mất luôn cái khả năng học hỏi thêm những điều mới lạ.
    Do sea_bird sưu tầm
    Kiến thức có lỗi gì trong cái sự tự do của chúng ta, cái chính là chúng ta tự trói mình vào những thông tin có từ sách vở, cứ tưởng rằng đó là chân lí và rập khuôn theo y hệt. Chúng ta hay bị ngộ nhận rằng nhớ được vài điều do các vị nổi tiếng nói là đã tự bằng lòng với chính mình. Nên tự đánh mất sự hiếu kì đến những hiện tượng mới lạ. Những vị thánh nhân khi xưa không có câu nào bắt chúng ta phải tin vào những điều họ viết, mà luôn dạy rằng "đọc lời phải hiểu ý, khi đã hiểu ý rồi thì phải quên ngay lời"
  6. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh.
    Câu mở đầu của Lão Tử gần như ai tìm hiểu văn hóa phương Đông đều đọc mà chẳng có mấy ngưởi cảm được cho thấu đáo.
    Càng nói nhiều về thiền lại càng xa thiền. Người đọc nhiều sách thiền mà không hành thiền cũng giống như người không đi du lịch nhưng đọc thật nhiều sách hướng dẫn du lịch, rồi sau đó yên tâm là mình biết kĩ nơi đó rồi, khỏi cần đến.
    Cứ cãi nhau cuộc sống là gì, cứ trích dẫn Suzuki, vậy mà quên mất một câu chuyện cực hay của Suzuki trong thiền luận, về vị thiền sư già, đã tuyên bố: một ngày không làm một ngày không ăn, đếnmức khi già rồi, đệ tử muốn cho sư phụ nghỉ ngơi mà ông nhất quyết không chịu, dứt khoát: "một ngaykhông làm một ngày không ăn"
    Nếu tôi bảo cuộc sống là lao động hết mình, có khi lại khối người nhao nhao lên phản đối, nói rằng tôi ô trọc, tầm thường hì hì.
    Chân lý, chẳng phải tranh cãi nhau mà ra được, chẳng phải biên thuyết mà thành được.
    Đã không hành thiền được, thì diễn thuyết nhiều làm gì cho mất công. Cứ đổ mồ hôi xuống, phần đấu cho một điều gì đó ngoài bản thân mình, sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong đó.
    Không biết đã ai đọc "câu chuyện dòng sông" chưa nhỉ? Có nhớ Tất Đạt tìm thấy chân lý khi nào không?
  7. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh.
    Câu mở đầu của Lão Tử gần như ai tìm hiểu văn hóa phương Đông đều đọc mà chẳng có mấy ngưởi cảm được cho thấu đáo.
    Càng nói nhiều về thiền lại càng xa thiền. Người đọc nhiều sách thiền mà không hành thiền cũng giống như người không đi du lịch nhưng đọc thật nhiều sách hướng dẫn du lịch, rồi sau đó yên tâm là mình biết kĩ nơi đó rồi, khỏi cần đến.
    Cứ cãi nhau cuộc sống là gì, cứ trích dẫn Suzuki, vậy mà quên mất một câu chuyện cực hay của Suzuki trong thiền luận, về vị thiền sư già, đã tuyên bố: một ngày không làm một ngày không ăn, đếnmức khi già rồi, đệ tử muốn cho sư phụ nghỉ ngơi mà ông nhất quyết không chịu, dứt khoát: "một ngaykhông làm một ngày không ăn"
    Nếu tôi bảo cuộc sống là lao động hết mình, có khi lại khối người nhao nhao lên phản đối, nói rằng tôi ô trọc, tầm thường hì hì.
    Chân lý, chẳng phải tranh cãi nhau mà ra được, chẳng phải biên thuyết mà thành được.
    Đã không hành thiền được, thì diễn thuyết nhiều làm gì cho mất công. Cứ đổ mồ hôi xuống, phần đấu cho một điều gì đó ngoài bản thân mình, sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong đó.
    Không biết đã ai đọc "câu chuyện dòng sông" chưa nhỉ? Có nhớ Tất Đạt tìm thấy chân lý khi nào không?
  8. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ở mình có cái kì dị là cứ vớ được ông nào nói những câu không ai hiểu là tôn lên làm thánh nhân này , hiền sĩ nọ.
    Có ai biết ở Ấn Độ có bao nhiêu bậc hiền giả không?
    "Krishnamurti một nhà đạo học hàng đầu của thời hiện đại", hô hô. Vậy mà tôi nghĩ ông ta cũng chỉ là một trong những bậc "hiền sĩ" lười nhác nhan nhản đầy Ấn độ đấy. Hay là như bậc hiền giả Ôsô, từng một thời lừng lẫy với suối nguồn tươi trẻ, rồi cuối cùng chết vì AIDS.
    Có lẽ trước khi tôn người này người kia của Ấn Độ làm bậc thầy về tư tưởng, cũng nên đọc qua Will Durant một cái để hiều hơn về các bậc á thánh ở xứ India chăng.
    Mà hỏi thật bác SEABIRD, bác đã bao giờ ngồi thiền như người ta nói chưa. Chứ tôi nói thật, tôi chưa bao giờ đủ kiên nhẫn ngồi như vậy.
    Mà có khi bác chả cần phải dẫn cái vị thánh nhân này ra đâu. Bác cứ ngồi phịa ra một lúc có khi còn hay hơn.
    Nói đạo cho hay thì dễ, mà hành đạo cho thông thì mới gọi là khó vậy.
    Tôi thì tôi chắc chắn còn lâu mới đạt đến đạo. Vì tôi nhịn mãi rồi, mỗi lần chẳng may nhòm qua cái box học thuật này thấy mọi người lảm nhảm về thiền :-). Vậy mà không nhịn được,.
    Căm ghét cái phù phiếm, đấy là kẻ cũng thật gần cái phù phiếm vậy. Chắc tôi cũng vậy quá
  9. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ở mình có cái kì dị là cứ vớ được ông nào nói những câu không ai hiểu là tôn lên làm thánh nhân này , hiền sĩ nọ.
    Có ai biết ở Ấn Độ có bao nhiêu bậc hiền giả không?
    "Krishnamurti một nhà đạo học hàng đầu của thời hiện đại", hô hô. Vậy mà tôi nghĩ ông ta cũng chỉ là một trong những bậc "hiền sĩ" lười nhác nhan nhản đầy Ấn độ đấy. Hay là như bậc hiền giả Ôsô, từng một thời lừng lẫy với suối nguồn tươi trẻ, rồi cuối cùng chết vì AIDS.
    Có lẽ trước khi tôn người này người kia của Ấn Độ làm bậc thầy về tư tưởng, cũng nên đọc qua Will Durant một cái để hiều hơn về các bậc á thánh ở xứ India chăng.
    Mà hỏi thật bác SEABIRD, bác đã bao giờ ngồi thiền như người ta nói chưa. Chứ tôi nói thật, tôi chưa bao giờ đủ kiên nhẫn ngồi như vậy.
    Mà có khi bác chả cần phải dẫn cái vị thánh nhân này ra đâu. Bác cứ ngồi phịa ra một lúc có khi còn hay hơn.
    Nói đạo cho hay thì dễ, mà hành đạo cho thông thì mới gọi là khó vậy.
    Tôi thì tôi chắc chắn còn lâu mới đạt đến đạo. Vì tôi nhịn mãi rồi, mỗi lần chẳng may nhòm qua cái box học thuật này thấy mọi người lảm nhảm về thiền :-). Vậy mà không nhịn được,.
    Căm ghét cái phù phiếm, đấy là kẻ cũng thật gần cái phù phiếm vậy. Chắc tôi cũng vậy quá
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi Bạn Padoga!
    Tôi tôn trọng quan điểm của bạn về con đường tìm đến ý nghĩa của cuộc sống và không có lý do gì để phản đối. Theo tôi hiểu đó là con đường của Bạn chọn cho mình và tôi nghĩ rằng Bạn chưa bao giờ nghi nghờ về điều này.
    Theo tôi chân lý thì chỉ có một, nhưng đường đi đến chân lý thì có rất nhiều, nhiều đến mức có người còn nói ?ochân lý là mảnh đất không có lối ngõ gì hết?. Ngay cả thời điểm ngộ ra chân lý cũng rất khác nhau, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bản thân ta ngộ được chân lý. Bằng chứng là từ khi hình thành nền văn hóa Phương đông đến nay mấy nghìn năm, có thể lâu hơn có rất nhiều sách vở chỉ cho ta con đường đến với chân lý (Phật pháp có hàng nghìn bộ, đạo giáo, kinh dịch cũng không ít hơn ?) đó là còn chưa kể văn hóa Tây Phương. Nếu chúng ta đọc hết thì chắc đến lúc chết cũng không hết. Mỗi người chúng ta sinh ra đã có một tính cách rất "riêng", không ai giống ai. Nên mỗi chúng ta đều chọn cho mình một con đường riêng để đi tìm chân lý và đều cho rằng nó đúng. Nếu như mỗi người chỉ bình thản đi trên con đường của mình thì thế giới này rất thanh bình, nhưng rắc rối là ở chỗ con người ta hay bị ngộ nhận ?ocon đường đó đã là chân lý rồi? và tự cho mình cái quyền phủ nhận hay nghi ngờ con đường của người khác lựa chọn.
    Bạn hỏi tôi đã bao giờ hành thiền chưa, để làm gì? Nó quan trọng lắm hay sao? Hay chỉ để chứng minh rằng tôi đang nói phét! Nếu thật sự đó là mục đính của bạn thì xin mạn phép không trả lời câu hỏi này. Vì nếu (ở đây tôi nói chữ nếu) bạn đã có ?othành kiến? thì bạn sẽ không bao giờ nghe câu trả lời của tôi và sẽ chỉ nghe theo câu trả lời của chính cái ?othành kiến? ở trong lòng mà thôi.
    Tôi kính phục Krishnamurti không phải vì ông ta có được phong là ?oá thánh? hay là không, mà bởi vì những điều mà ông ta viết ra nó gần với tôi, mỗi khi có điều gì khó giải quyết, hoặc cuộc sống không được suôn xẻ thì tôi lại tìm thấy sự bình tâm khi đọc những bài viết này. Mà đối với con người ta bình tâm là một điều kiện hết sức quan trọng để đưa ra những quyết định sáng suốt. Cho đến bây giờ là tôi không nghi ngờ gì về sự lựa chọn của mình.
    ?oBạn nói không nhịn được?, theo tôi thấy nhịn như thế là tự làm khổ mình, có phải cái cảm giác ?onhịn đó? nó cứ đeo đuổi bạn không rời rất khó chịu, chỉ khi bạn viết ra được những dòng đó bạn cảm thấy rất nhẹ nhõm đúng không?.
    Ngoài ra có phải bạn còn cho rằng trong box Học thuật toàn nói những cái đâu đâu. Thế nhưng bạn vẫn không thể từ bỏ được cái cảm giác ?otò mò? muốn vào xem ?ochúng nó? nói gì đúng không? Nếu đúng như thế thì bạn phải tự hỏi tại sao lại có sự mâu thuẫn kỳ lạ này, theo tôi ?othiền? chính là câu trả lời.
    Tôi luôn mong muốn tiếp nhận những lời nhận xét khác nữa, người ngoài bao giờ cũng tỉnh táo hơn.
    Sea_bird

Chia sẻ trang này