1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Gửi Bạn Padoga!
    Tôi tôn trọng quan điểm của bạn về con đường tìm đến ý nghĩa của cuộc sống và không có lý do gì để phản đối. Theo tôi hiểu đó là con đường của Bạn chọn cho mình và tôi nghĩ rằng Bạn chưa bao giờ nghi nghờ về điều này.
    Theo tôi chân lý thì chỉ có một, nhưng đường đi đến chân lý thì có rất nhiều, nhiều đến mức có người còn nói ?ochân lý là mảnh đất không có lối ngõ gì hết?. Ngay cả thời điểm ngộ ra chân lý cũng rất khác nhau, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bản thân ta ngộ được chân lý. Bằng chứng là từ khi hình thành nền văn hóa Phương đông đến nay mấy nghìn năm, có thể lâu hơn có rất nhiều sách vở chỉ cho ta con đường đến với chân lý (Phật pháp có hàng nghìn bộ, đạo giáo, kinh dịch cũng không ít hơn ?) đó là còn chưa kể văn hóa Tây Phương. Nếu chúng ta đọc hết thì chắc đến lúc chết cũng không hết. Mỗi người chúng ta sinh ra đã có một tính cách rất "riêng", không ai giống ai. Nên mỗi chúng ta đều chọn cho mình một con đường riêng để đi tìm chân lý và đều cho rằng nó đúng. Nếu như mỗi người chỉ bình thản đi trên con đường của mình thì thế giới này rất thanh bình, nhưng rắc rối là ở chỗ con người ta hay bị ngộ nhận ?ocon đường đó đã là chân lý rồi? và tự cho mình cái quyền phủ nhận hay nghi ngờ con đường của người khác lựa chọn.
    Bạn hỏi tôi đã bao giờ hành thiền chưa, để làm gì? Nó quan trọng lắm hay sao? Hay chỉ để chứng minh rằng tôi đang nói phét! Nếu thật sự đó là mục đính của bạn thì xin mạn phép không trả lời câu hỏi này. Vì nếu (ở đây tôi nói chữ nếu) bạn đã có ?othành kiến? thì bạn sẽ không bao giờ nghe câu trả lời của tôi và sẽ chỉ nghe theo câu trả lời của chính cái ?othành kiến? ở trong lòng mà thôi.
    Tôi kính phục Krishnamurti không phải vì ông ta có được phong là ?oá thánh? hay là không, mà bởi vì những điều mà ông ta viết ra nó gần với tôi, mỗi khi có điều gì khó giải quyết, hoặc cuộc sống không được suôn xẻ thì tôi lại tìm thấy sự bình tâm khi đọc những bài viết này. Mà đối với con người ta bình tâm là một điều kiện hết sức quan trọng để đưa ra những quyết định sáng suốt. Cho đến bây giờ là tôi không nghi ngờ gì về sự lựa chọn của mình.
    ?oBạn nói không nhịn được?, theo tôi thấy nhịn như thế là tự làm khổ mình, có phải cái cảm giác ?onhịn đó? nó cứ đeo đuổi bạn không rời rất khó chịu, chỉ khi bạn viết ra được những dòng đó bạn cảm thấy rất nhẹ nhõm đúng không?.
    Ngoài ra có phải bạn còn cho rằng trong box Học thuật toàn nói những cái đâu đâu. Thế nhưng bạn vẫn không thể từ bỏ được cái cảm giác ?otò mò? muốn vào xem ?ochúng nó? nói gì đúng không? Nếu đúng như thế thì bạn phải tự hỏi tại sao lại có sự mâu thuẫn kỳ lạ này, theo tôi ?othiền? chính là câu trả lời.
    Tôi luôn mong muốn tiếp nhận những lời nhận xét khác nữa, người ngoài bao giờ cũng tỉnh táo hơn.
    Sea_bird
  2. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, có cái này thì ông seabird nói đúng. Đã bảo không nhịn được cái phù phiếm thì chính là rất gần phù phiếm mà lại, không chịu được cái xấu thì có nghĩa là rất gần cái xấu mà lại.
    Thực ra thì tôi không định chê bai box Học thuật đâu. Đây là tôi góp thêm một tiếng nói nghịch lỗ tai vào cho vui thôi. Cũng là một cách trình bày quan điểm của mình. Mà cũng là để tự cảnh báo mình thôi mà.
    Tôi nghĩ là quá trình vận động tư tưởng của con người tương đối giống nhau. Đọc sách và những điều cao siêu để lơ lửng trên mây, nhưng rồi đến một lúc nào đó sẽ hạ xuống mặt dất. VÀ nhờ những cuốn sách mà bước vững chãi hơn. Ở cái thời buổi mà người ta cứ đâm đầu vào những chuyện phù phiếm thì việc đọc sách và đặt những câu hỏi như thế này là đáng quý chứ sao.
    Thực ra nếu bạn tìm thấy ở Krishnamurti một điều gì đó bạn tâm đắc và có thể làm cho cuộc sông (của bạn và những người xung quanh) tốt hơn, thì điều đó đúng ra đã nằm sẵn trong bạn rồi, chẳng phải nhờ ông ta mà bạn có. Một con người bình thường làm việc như bạn (tôi tin là bạn cũng là người phải làm việc , lao động như mọi người), cũng như những người làm viêc khác, tôi coi quý gấp một ngàn lần những gã thánh nhân ba xu như Krishnamurti .
    Còn cuộc sống là gì, thì đấylà tôi trả lời đấy: với những người bình thường như ta, giản dị nhất là cứ sống đi, và lao động hết mình, làm sao để đừng thấy mình sống vô nghĩa, không cần cho ai cả, để đến cuối đời có thể nhận thấy rằng mình sống không vô nghĩa, lúc đó sẽ biết mình sống vì cái gì, nghĩa là cuộc sống là gì. Câu hỏi đó, không ai có thể trả lời cho ai được, mà để có được câu trả lời, ngưòi ta sẽ phải trả giá bằng cả cuộc đời của mình. Và người hạnh phúc là người đến một lúc nào đó sẽ có được câu trả lời, còn kẻ bất hạnh thì cả cuộc đời trôi qua phù phiếm và vô nghĩa, không cần ai và không cần cho ai, để đến tận cuối đời vẫn không biết mình sống để làm gì.
  3. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, có cái này thì ông seabird nói đúng. Đã bảo không nhịn được cái phù phiếm thì chính là rất gần phù phiếm mà lại, không chịu được cái xấu thì có nghĩa là rất gần cái xấu mà lại.
    Thực ra thì tôi không định chê bai box Học thuật đâu. Đây là tôi góp thêm một tiếng nói nghịch lỗ tai vào cho vui thôi. Cũng là một cách trình bày quan điểm của mình. Mà cũng là để tự cảnh báo mình thôi mà.
    Tôi nghĩ là quá trình vận động tư tưởng của con người tương đối giống nhau. Đọc sách và những điều cao siêu để lơ lửng trên mây, nhưng rồi đến một lúc nào đó sẽ hạ xuống mặt dất. VÀ nhờ những cuốn sách mà bước vững chãi hơn. Ở cái thời buổi mà người ta cứ đâm đầu vào những chuyện phù phiếm thì việc đọc sách và đặt những câu hỏi như thế này là đáng quý chứ sao.
    Thực ra nếu bạn tìm thấy ở Krishnamurti một điều gì đó bạn tâm đắc và có thể làm cho cuộc sông (của bạn và những người xung quanh) tốt hơn, thì điều đó đúng ra đã nằm sẵn trong bạn rồi, chẳng phải nhờ ông ta mà bạn có. Một con người bình thường làm việc như bạn (tôi tin là bạn cũng là người phải làm việc , lao động như mọi người), cũng như những người làm viêc khác, tôi coi quý gấp một ngàn lần những gã thánh nhân ba xu như Krishnamurti .
    Còn cuộc sống là gì, thì đấylà tôi trả lời đấy: với những người bình thường như ta, giản dị nhất là cứ sống đi, và lao động hết mình, làm sao để đừng thấy mình sống vô nghĩa, không cần cho ai cả, để đến cuối đời có thể nhận thấy rằng mình sống không vô nghĩa, lúc đó sẽ biết mình sống vì cái gì, nghĩa là cuộc sống là gì. Câu hỏi đó, không ai có thể trả lời cho ai được, mà để có được câu trả lời, ngưòi ta sẽ phải trả giá bằng cả cuộc đời của mình. Và người hạnh phúc là người đến một lúc nào đó sẽ có được câu trả lời, còn kẻ bất hạnh thì cả cuộc đời trôi qua phù phiếm và vô nghĩa, không cần ai và không cần cho ai, để đến tận cuối đời vẫn không biết mình sống để làm gì.
  4. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Lúc đọc câu nói khẩy của bác Pagoda đưa thông tin Osho chết vì Aids, cũng hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó, nghĩ lại, thấy cũng là chuyện bình thường. Sâu xa thế nào, phải xem xét lại. Tư tưởng, hay cái gì hay ho, đọc - để biết.
    Nói chung, vấn đề đọc, cũng có nhiều cách. Người cho rằng, đọc rồi ko theo ai cả, đọc đê tự mình phát triển những ý, những kiến thích, những tư tưởng, con đường của riêng mình và bài xích việc theo, hay việc ảnh hưởng quá mức của một loại độc giả.
    Có người đã công nhận việc ảnh hưởng của loại sách họ đọc. Thiện, ác, đạo đức, lối sống, tương lai,.... Loại này, tôi nghĩ là đa số.
    Cái câu bác nói ông nào nói khó hiểu thì tôn lên làm thánh nhân này, hiền sĩ kia, tôi thấy khó chịu quá.
    Những bậc hiền sĩ lười nhác ở Ấn Độ mà bác biết là ai? Và những người thực thụ ko lười nhác là ai?
  5. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Lúc đọc câu nói khẩy của bác Pagoda đưa thông tin Osho chết vì Aids, cũng hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó, nghĩ lại, thấy cũng là chuyện bình thường. Sâu xa thế nào, phải xem xét lại. Tư tưởng, hay cái gì hay ho, đọc - để biết.
    Nói chung, vấn đề đọc, cũng có nhiều cách. Người cho rằng, đọc rồi ko theo ai cả, đọc đê tự mình phát triển những ý, những kiến thích, những tư tưởng, con đường của riêng mình và bài xích việc theo, hay việc ảnh hưởng quá mức của một loại độc giả.
    Có người đã công nhận việc ảnh hưởng của loại sách họ đọc. Thiện, ác, đạo đức, lối sống, tương lai,.... Loại này, tôi nghĩ là đa số.
    Cái câu bác nói ông nào nói khó hiểu thì tôn lên làm thánh nhân này, hiền sĩ kia, tôi thấy khó chịu quá.
    Những bậc hiền sĩ lười nhác ở Ấn Độ mà bác biết là ai? Và những người thực thụ ko lười nhác là ai?
  6. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ờ, đôi khi tôi hơi kiêu ngạo. Cái kiêu ngạo của kẻ nghĩ là mình nhiều chữ. Tất nhiên là cũng từ lâu rồi tôi biết mình không phải là kẻ nhiều chữ. Nhưng cái thói quen khoe mình nhiều chữ và cái tâm lý nghĩ là mình nhiều chữ cũng khó bỏ lắm thay.
    Kể ra đôi khi bị mắng như thế này cũng hay. Cũng là cái giúp mình nhớ ra rằng cái thói xấu đó mình chưa bỏ được. Tệ thật, bởi vì chưa bỏ được hẳn thói xấu đó thì đôi khi có thể mình lại còn mắc thêm cái ngạo mạn nghĩ rằng "ta là kẻ biết rằng mình là kẻ không nhiều chữ chứ không như kẻ khác", té ra cũng là thói xấu chẳng kém, mà xét cho cùng nó cũng đẻ ra từ cái thói nghĩ mình nhiều chữ mà thôi.
    Cảm ơn!
  7. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ờ, đôi khi tôi hơi kiêu ngạo. Cái kiêu ngạo của kẻ nghĩ là mình nhiều chữ. Tất nhiên là cũng từ lâu rồi tôi biết mình không phải là kẻ nhiều chữ. Nhưng cái thói quen khoe mình nhiều chữ và cái tâm lý nghĩ là mình nhiều chữ cũng khó bỏ lắm thay.
    Kể ra đôi khi bị mắng như thế này cũng hay. Cũng là cái giúp mình nhớ ra rằng cái thói xấu đó mình chưa bỏ được. Tệ thật, bởi vì chưa bỏ được hẳn thói xấu đó thì đôi khi có thể mình lại còn mắc thêm cái ngạo mạn nghĩ rằng "ta là kẻ biết rằng mình là kẻ không nhiều chữ chứ không như kẻ khác", té ra cũng là thói xấu chẳng kém, mà xét cho cùng nó cũng đẻ ra từ cái thói nghĩ mình nhiều chữ mà thôi.
    Cảm ơn!
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Kiêu ngạo theo nhân quả sẽ đưa tới đoạ lạc....
    Những kẻ kiêu ngạo chỉ biết mình giỏi (rất có thể giỏi thật) mà không biết rằng có nhiều người còn giỏi hơn.... khi khởi tâm kiêu ngạo thì việc học tự nhiên sẽ chựng lại... cho nên kẻ kiêu ngạo là người thiếu trí....
    Đó là tôi phân tích kiêu ngạo theo phật giáo .... không có ý khích bác pagoda đâu.... mà có khi bác ráng giữ tâm một chút...
    honghoavi
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Kiêu ngạo theo nhân quả sẽ đưa tới đoạ lạc....
    Những kẻ kiêu ngạo chỉ biết mình giỏi (rất có thể giỏi thật) mà không biết rằng có nhiều người còn giỏi hơn.... khi khởi tâm kiêu ngạo thì việc học tự nhiên sẽ chựng lại... cho nên kẻ kiêu ngạo là người thiếu trí....
    Đó là tôi phân tích kiêu ngạo theo phật giáo .... không có ý khích bác pagoda đâu.... mà có khi bác ráng giữ tâm một chút...
    honghoavi
  10. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Lao động liệu có phải là cuộc sống?
    Tôi gặp quá nhiều người thao thao về tâm lý học, về Freud, về Jung trong khi nhiều sinh viên làm khoa học đang đổ mồ hôi trên những con chữ của những nhân vật ít tên tuổi hơn nhiều, bỏ thời gian vào những bệnh viện tâm thần, trẻ em thiểu năng, lê la trong đám nhớt dãi của chúng (tôi không nói quá đâu), chẳng biết ai quý hơn ai nhỉ.
    Tôi còn gặp nhiều hơn những ngưòi thông kinh bác quyển, sách tâm lý nào cũng đọc, mở miệng là Freud, hắt hơi là Jung, rồi Phật giáo, rồi thiền tông, ...
    Không biết khi chai mông trên bồ đoàn, kiết già , khi gánh một ngày vài chục lượt nước, làm ruộng, rồi tối ngồi cặm cụi soạn bài cho lũ trẻ mồ côi, sư Hoan bạn tôi, người mà hoạ hoằn lắm mới thấy nhắc đến kinh điển Phật giáo, người đó gần chân lý hơn, hay những người mở miệng là Hoa Nghiêm, ngẩng đầu là Lăng già (mà cũng không biết đã bao giờ đọc những bộ đó chưa), ai hiểu cuộc sống hơn nhỉ.
    Vậy mà họ không hề kiêu ngạo.
    Tôi thì xấu hổ thay, đôi khi cũng có đấy. Mà cái kiêu ngạo cũng khó nhận ra lắm thay. Có lẽ chỉ có cách soi vào những mặt gương bình lặng như vậy, ta mới có thể nhận ra rõ nhất sự kiêu ngạo của mình. Tôi muốn nói cái kiêu ngạo ần tận trong tâm, trong sâu thẳm của sự khiêm cung, chẳng phải là cái kiêu ngạo khoe khoang mà ta vẫn nghĩ tới. Đó là một cái bẫy dễ xa chân vào nhất mà lại khó tránh nhất. Ta tránh kiêu ngạo, để rồi ta lại bị kiêu ngạo vì ta là kẻ không kiêu ngạo. Phật dùng chữ chấp... là vậy.
    Lâu rồi, từ rất lâu rồi, tôi đã không dám bàn đến Phật giáo, đến những bộ kinh Lăng già, Hoa Nghiêm, Pháp cú từng say sưa đọc, thánh kinh từng đọc, những Freud, Jung tôi cũng chẳng dám bàn đến. Vì nhìn vào nhiều người, tôi xấu hổ nhận ra rằng, nếu không đổ mồ hôi xuống thì những thứ đó chỉ là lớp vỏ rỗng tuếch của chữ nghĩa mà thôi. Kiến thức, tự thân nó chỉ là phương tiện, chẳng phải là mục đích. Hãnh diện vì nó chẳng khác chi hãnh diện mình có một cái cuốc bóng loáng, rất đẹp cất trong nhà, mặc dù có khi mình chả biết cuốc đất bao giờ, làm sao so được với cái cuốc đã mòn vẹt đi của người thợ làm vườn miệt mài xới đất.
    Đã lơ lửng trên mấy tầng mây với chữ nghĩa, với Lão Trang, với Thiền học, ..,hãnh diện tưởng đâu mình hiểu được những bí mật của tri thức.
    Tôi vẫn thích đọc Lão Trang, vẫn mê thiền học, vẫn thích đọc đủ thứ linh tinh. Sao cấm dược, nhưng tranh luận thì thực là tôi chẳng dãm nữa.
    Giờ thì tôi chỉ muốn phấn đấu đứng thật vững trên mặt đất này thôi. Chỉ hi vọng rằng mỗi công `việc tôi hoàn thành một ngày kia sẽ buộc thêm vào người tôi một chút sức nặng để đứng trên mặt đất. Tôi đọc được điều đó từ một cuốn Kinh thánh khác của mình: "Quê xứ con người" của Saint Exupery. Nhưng tôi học được điều đó thì từ cả rất nhiều người quanh tôi nữa, và đến tận bây giờ tôi biết mình vẫn chưa học hết.

Chia sẻ trang này