1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Lao động liệu có phải là cuộc sống?
    Tôi gặp quá nhiều người thao thao về tâm lý học, về Freud, về Jung trong khi nhiều sinh viên làm khoa học đang đổ mồ hôi trên những con chữ của những nhân vật ít tên tuổi hơn nhiều, bỏ thời gian vào những bệnh viện tâm thần, trẻ em thiểu năng, lê la trong đám nhớt dãi của chúng (tôi không nói quá đâu), chẳng biết ai quý hơn ai nhỉ.
    Tôi còn gặp nhiều hơn những ngưòi thông kinh bác quyển, sách tâm lý nào cũng đọc, mở miệng là Freud, hắt hơi là Jung, rồi Phật giáo, rồi thiền tông, ...
    Không biết khi chai mông trên bồ đoàn, kiết già , khi gánh một ngày vài chục lượt nước, làm ruộng, rồi tối ngồi cặm cụi soạn bài cho lũ trẻ mồ côi, sư Hoan bạn tôi, người mà hoạ hoằn lắm mới thấy nhắc đến kinh điển Phật giáo, người đó gần chân lý hơn, hay những người mở miệng là Hoa Nghiêm, ngẩng đầu là Lăng già (mà cũng không biết đã bao giờ đọc những bộ đó chưa), ai hiểu cuộc sống hơn nhỉ.
    Vậy mà họ không hề kiêu ngạo.
    Tôi thì xấu hổ thay, đôi khi cũng có đấy. Mà cái kiêu ngạo cũng khó nhận ra lắm thay. Có lẽ chỉ có cách soi vào những mặt gương bình lặng như vậy, ta mới có thể nhận ra rõ nhất sự kiêu ngạo của mình. Tôi muốn nói cái kiêu ngạo ần tận trong tâm, trong sâu thẳm của sự khiêm cung, chẳng phải là cái kiêu ngạo khoe khoang mà ta vẫn nghĩ tới. Đó là một cái bẫy dễ xa chân vào nhất mà lại khó tránh nhất. Ta tránh kiêu ngạo, để rồi ta lại bị kiêu ngạo vì ta là kẻ không kiêu ngạo. Phật dùng chữ chấp... là vậy.
    Lâu rồi, từ rất lâu rồi, tôi đã không dám bàn đến Phật giáo, đến những bộ kinh Lăng già, Hoa Nghiêm, Pháp cú từng say sưa đọc, thánh kinh từng đọc, những Freud, Jung tôi cũng chẳng dám bàn đến. Vì nhìn vào nhiều người, tôi xấu hổ nhận ra rằng, nếu không đổ mồ hôi xuống thì những thứ đó chỉ là lớp vỏ rỗng tuếch của chữ nghĩa mà thôi. Kiến thức, tự thân nó chỉ là phương tiện, chẳng phải là mục đích. Hãnh diện vì nó chẳng khác chi hãnh diện mình có một cái cuốc bóng loáng, rất đẹp cất trong nhà, mặc dù có khi mình chả biết cuốc đất bao giờ, làm sao so được với cái cuốc đã mòn vẹt đi của người thợ làm vườn miệt mài xới đất.
    Đã lơ lửng trên mấy tầng mây với chữ nghĩa, với Lão Trang, với Thiền học, ..,hãnh diện tưởng đâu mình hiểu được những bí mật của tri thức.
    Tôi vẫn thích đọc Lão Trang, vẫn mê thiền học, vẫn thích đọc đủ thứ linh tinh. Sao cấm dược, nhưng tranh luận thì thực là tôi chẳng dãm nữa.
    Giờ thì tôi chỉ muốn phấn đấu đứng thật vững trên mặt đất này thôi. Chỉ hi vọng rằng mỗi công `việc tôi hoàn thành một ngày kia sẽ buộc thêm vào người tôi một chút sức nặng để đứng trên mặt đất. Tôi đọc được điều đó từ một cuốn Kinh thánh khác của mình: "Quê xứ con người" của Saint Exupery. Nhưng tôi học được điều đó thì từ cả rất nhiều người quanh tôi nữa, và đến tận bây giờ tôi biết mình vẫn chưa học hết.
  2. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Mình có thằng bạn hồi trước học nho , đạo ,yoga ,kinh đủ cả cuối cùng lộn tùng phèo cả lên.Đãi cát tìm vàng mới sâu được.
    Còn trong quá trình tu thiền mà bị kiêu ngạo thì khó tránh.Chứng ngộ được cái gì đó rồi sinh ra kiêu mạn,khoe khoang.Kiêu mà tự biết mình kiêu là nhờ chánh niệm tỉnh giác .
    Rồi biết mình đang chánh niệm , mình hết kiêu , ăn đứt mấy cái thằng kia nó đang khoe khoang kể lể,thế là lại tự hào
    Nó lòng vòng và vi tế.
    Tu tập lòng khiêm hạ.Lạy Phật là tốt.Biết nhưng đừng nghĩ nhiều đến những gì mình đã chứng.Nhất là đừng bê cái ngộ của người về làm cái ngộ của mình.Không tự hào là tốt , chưa có gì để tự hào cũng tốt
  3. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Mình có thằng bạn hồi trước học nho , đạo ,yoga ,kinh đủ cả cuối cùng lộn tùng phèo cả lên.Đãi cát tìm vàng mới sâu được.
    Còn trong quá trình tu thiền mà bị kiêu ngạo thì khó tránh.Chứng ngộ được cái gì đó rồi sinh ra kiêu mạn,khoe khoang.Kiêu mà tự biết mình kiêu là nhờ chánh niệm tỉnh giác .
    Rồi biết mình đang chánh niệm , mình hết kiêu , ăn đứt mấy cái thằng kia nó đang khoe khoang kể lể,thế là lại tự hào
    Nó lòng vòng và vi tế.
    Tu tập lòng khiêm hạ.Lạy Phật là tốt.Biết nhưng đừng nghĩ nhiều đến những gì mình đã chứng.Nhất là đừng bê cái ngộ của người về làm cái ngộ của mình.Không tự hào là tốt , chưa có gì để tự hào cũng tốt
  4. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ừ. bác doi_la_vay nói đúng đấy. Nó là cái lòng vòng và vi tế. Cái kiêu ngạo này nó dường như khác hẳn với cái kiêu ngạo mà ta vẫn gặp và vẫn hình dung. Nó là cái kiêu ngạo đầy khiêm hạ. Kì quặc thế đấy. Người ngoài chẳng thể nhận ra. Chỉ có một lúc nào đó, tự mình soi mình, mới giật mình nhận ra thôi.
    Bây giờ mới ngẫm thấy câu: Kẻ vĩ đại nhất là kẻ nói được câu "Tôi không biết" một cách giản dị nhất, câu đấy hay thật/.
    Trước mới chri thấy cái hay của "tôi không biết", giờ mới biết là cái hay nhất phải nằm ở mấy chữ "một cách giản dị nhất" cơ.
    Thực ra đã phải khiêm tốn là đã hàm nghĩa cái kiêu ngạo trong đó rồi.
    Đấy, lại tán nhảm rồi. Mấy hôm nay ốm đâm ra lười, lại hót lung tung.
    Được pagoda sửa chữa / chuyển vào 21:59 ngày 02/12/2004
  5. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ừ. bác doi_la_vay nói đúng đấy. Nó là cái lòng vòng và vi tế. Cái kiêu ngạo này nó dường như khác hẳn với cái kiêu ngạo mà ta vẫn gặp và vẫn hình dung. Nó là cái kiêu ngạo đầy khiêm hạ. Kì quặc thế đấy. Người ngoài chẳng thể nhận ra. Chỉ có một lúc nào đó, tự mình soi mình, mới giật mình nhận ra thôi.
    Bây giờ mới ngẫm thấy câu: Kẻ vĩ đại nhất là kẻ nói được câu "Tôi không biết" một cách giản dị nhất, câu đấy hay thật/.
    Trước mới chri thấy cái hay của "tôi không biết", giờ mới biết là cái hay nhất phải nằm ở mấy chữ "một cách giản dị nhất" cơ.
    Thực ra đã phải khiêm tốn là đã hàm nghĩa cái kiêu ngạo trong đó rồi.
    Đấy, lại tán nhảm rồi. Mấy hôm nay ốm đâm ra lười, lại hót lung tung.
    Được pagoda sửa chữa / chuyển vào 21:59 ngày 02/12/2004
  6. haiaunhat

    haiaunhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Theo em lúc nào kiêu ngạo, hoặc lúc nào thấy mình khiêm tốn bề ngoài thì nhắc câu: 1 lần khiêm tốn = 4 lần tự kiêu.
    Chỉ những người giỏi thực sự thì mới khiêm tốn thôi.
  7. haiaunhat

    haiaunhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Theo em lúc nào kiêu ngạo, hoặc lúc nào thấy mình khiêm tốn bề ngoài thì nhắc câu: 1 lần khiêm tốn = 4 lần tự kiêu.
    Chỉ những người giỏi thực sự thì mới khiêm tốn thôi.
  8. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, ý của bác pagoda tôi hiểu. Lao động là vinh quang, và cay đắng mà!!!
  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, ý của bác pagoda tôi hiểu. Lao động là vinh quang, và cay đắng mà!!!
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    kết bac câu này... thật ra người mà nói được câu tôi khiêm tốn thì kể nhw đi tong....
    bởi cái tự cao nó rất vi tế, vi tế đến nỗi ta không nhận ra cơ.... vì nói nhiều cũng là hiếu danh (chứng tỏ sở đắc cái ta biết)....
    mội nghịch lý đặt ra cho người tu tập là... càng cố gắng thì ta càng giỏi, khi ta giỏi (mà mọi người công nhận) thì dễ sinh tự cao (dẫu là vi tế). Mặc khac chúng ta cần phải thừa nhận rằng mình giỏi... và ranh giới này rất mong manh.
    honghoavi

Chia sẻ trang này