1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục đính cuộc sống của chúng ta là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sea_bird, 04/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    kết bac câu này... thật ra người mà nói được câu tôi khiêm tốn thì kể nhw đi tong....
    bởi cái tự cao nó rất vi tế, vi tế đến nỗi ta không nhận ra cơ.... vì nói nhiều cũng là hiếu danh (chứng tỏ sở đắc cái ta biết)....
    mội nghịch lý đặt ra cho người tu tập là... càng cố gắng thì ta càng giỏi, khi ta giỏi (mà mọi người công nhận) thì dễ sinh tự cao (dẫu là vi tế). Mặc khac chúng ta cần phải thừa nhận rằng mình giỏi... và ranh giới này rất mong manh.
    honghoavi
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Bạn thân mến! Tôi nghĩ những ai đọc Freud, Jung hầu như xuất phát từ nhu cầu khẩn thiết để hiểu mình và người. Nó đôi khi cũng là sở thích. Trong việc đọc Freud, Jung, người ta có cái lạc thú của người "vỡ", có cái đau khổ của những cảm xúc được giải toả. Nó như là tự mổ xẻ mình. Ai nghiên cứu tâm lý hầu như là người tự phân tích mổ xẻ chính mình. Đi trên con đường đó, không phải trò chơi. Nó cũng đâu phải là một mốt thời thượng. Nó chính là thực hành trên tâm thức chính mình. Nếu từ đó, giúp được cho mình, rồi cho những ai có hoàn cảnh tương tự, đâu phải là một trò chơi xa hoa, phù phiếm.
    Tôi không biết các tác giả ít tên tuổi hơn mà bạn nói đến là ai. Nhưng Freud và Jung gần lắm với các vấn đề như tâm thần phân liệt, trầm cảm, các rối loạn lo âu, ám ảnh. Thực là thiếu sót nếu không đề cập đến các vị này trong quá trình điều trị các chứng bệnh tâm thần.
    Hãy hỏi những người nghiên cứu Freud hay Jung xem họ có tự hào không khi phát ngôn về các vị này. Hay là thay vì đọc họ, ta nên đọc nghiên cứu về Bill Gate, về Bush, về mẹ Teresa, thậm hoặc Statlin hay Hitle, về Einstein...có phải hợp thời và oai hơn không.
    Một vài suy nghĩ của một người đã có cái thú nói về Freud và Jung.
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Bạn thân mến! Tôi nghĩ những ai đọc Freud, Jung hầu như xuất phát từ nhu cầu khẩn thiết để hiểu mình và người. Nó đôi khi cũng là sở thích. Trong việc đọc Freud, Jung, người ta có cái lạc thú của người "vỡ", có cái đau khổ của những cảm xúc được giải toả. Nó như là tự mổ xẻ mình. Ai nghiên cứu tâm lý hầu như là người tự phân tích mổ xẻ chính mình. Đi trên con đường đó, không phải trò chơi. Nó cũng đâu phải là một mốt thời thượng. Nó chính là thực hành trên tâm thức chính mình. Nếu từ đó, giúp được cho mình, rồi cho những ai có hoàn cảnh tương tự, đâu phải là một trò chơi xa hoa, phù phiếm.
    Tôi không biết các tác giả ít tên tuổi hơn mà bạn nói đến là ai. Nhưng Freud và Jung gần lắm với các vấn đề như tâm thần phân liệt, trầm cảm, các rối loạn lo âu, ám ảnh. Thực là thiếu sót nếu không đề cập đến các vị này trong quá trình điều trị các chứng bệnh tâm thần.
    Hãy hỏi những người nghiên cứu Freud hay Jung xem họ có tự hào không khi phát ngôn về các vị này. Hay là thay vì đọc họ, ta nên đọc nghiên cứu về Bill Gate, về Bush, về mẹ Teresa, thậm hoặc Statlin hay Hitle, về Einstein...có phải hợp thời và oai hơn không.
    Một vài suy nghĩ của một người đã có cái thú nói về Freud và Jung.
  4. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Tồn tại
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Tồn tại
  6. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Cách đây vài năm, có một chuyện mà ở Khoa Tâm lý học ĐH KHXH&NV quốc gia còn nhắc lại như một sự đau xót.
    Sau khi có một đoàn các nhà tâm lý học của Pháp sang có một buổi giới thiệu về phân tâm học, trong một buổi seminar sau đó, có một sinh viên của khoa tâm lý đã đứng lên phát biểu rằng: "sau khi biết Freud và Jung, em mới hiểu thế nào là tâm lý học."
    Đọc Freud và Jung chắc chắn không phải là xấu. Và rất nhiều người (trong đó có tôi), đã tìm đến Freud, đến Jung và các tác giả khác của phân tâm học. Rõ ràng tư tưởng của các ông có sự cuốn hút rất lớn. Và như một bản tính của loài người bị thúc dục bởi sự tò mò, luôn khát khao tri thức, tư tưởng càng mơ hồ lại càng cuốn hút.
    Cái tệ là ở chỗ người ta cứ quy toàn bộ ngành tâm lý hoc về Freud và Jung, trong khi đây chỉ là một nhánh rất nhỏ và còn quá nhiều tranh cãi. Với những người đọc như một thứ giải trí, liên hệ với khía cạnh văn học nghệ thuật thì không có gì phải bàn.
    Nhưng nếu tiếp cận nó dưới góc độ tâm lý thì đây quả là một sự thiếu hụt đến méo mó. Theo tôi cũng xuất phát một phần từ sự lưòi nhác lao động, chỉ thích ngồi bàn giấy nói cao siêu mà không nghĩ xem công việc của mình có ích cho ai không của nhiều người. Thực ra, nếu nói về sự phát triển, thì tâm lý học hành vi, với sự hiệu quả của nó trong việc chữa trị bệnh và nhiều lĩnh vực khác đã phát triển cực thịnh và rực rỡ. Và vẫn sẽ còn tiếp tục phát triển rất nhiều.
    Tuy nhiên, có thể nói, tâm lý học là một trong những ngành mà sự đòi hỏi về tư duy tổng hợp và phân tích đến mức cao nhất. Gần như người ta sẽ không cãi nhau xem hành vi hay phân tâm hay bất kì hướng đi nào khác, cái nào đúng cái nào sai. Người ta có xu hướng kết hợp rất nhiều quan điểm khác nhau lại. Phân tâm học, mặc dù đã gần như không còn phát triển thêm cũng như tiến thêm được bước nào nữa vì gần như rất khó kiểm chứng được, vẫn đưọc sử dụng kết hợp với các công cụ khác của tâm lý học trong việc điều trị bênh.
    Có lẽ cũng như thiền học :-), khi đói thì phải ăn chứ không mất công lý luận xem gạo làm ra từ gì, gạo có trước hay lúa có trước, tâm lý học ngày nay cũng vậy. Người ta sẽ dùng tất cả các phương tiện hiện có để chữa trị cho bệnh nhân, miễn là chữa được chứ không mất công bình chọn xem Freud, Jung, hay Piaget, Vugoxki ... ông nào vĩ đại hơn, hay Asagiolli xem ông đúg
    hay Freud đúng
    Hì, kiến thức hạn hẹp của tôi là vậy, thực ra tôi cũng không phải là người nghiên cứu tâm lý học, nên khéo lại cũng thầy bói xem voi. Góp vui là chính.
    Được pagoda sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 06/12/2004
  7. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Cách đây vài năm, có một chuyện mà ở Khoa Tâm lý học ĐH KHXH&NV quốc gia còn nhắc lại như một sự đau xót.
    Sau khi có một đoàn các nhà tâm lý học của Pháp sang có một buổi giới thiệu về phân tâm học, trong một buổi seminar sau đó, có một sinh viên của khoa tâm lý đã đứng lên phát biểu rằng: "sau khi biết Freud và Jung, em mới hiểu thế nào là tâm lý học."
    Đọc Freud và Jung chắc chắn không phải là xấu. Và rất nhiều người (trong đó có tôi), đã tìm đến Freud, đến Jung và các tác giả khác của phân tâm học. Rõ ràng tư tưởng của các ông có sự cuốn hút rất lớn. Và như một bản tính của loài người bị thúc dục bởi sự tò mò, luôn khát khao tri thức, tư tưởng càng mơ hồ lại càng cuốn hút.
    Cái tệ là ở chỗ người ta cứ quy toàn bộ ngành tâm lý hoc về Freud và Jung, trong khi đây chỉ là một nhánh rất nhỏ và còn quá nhiều tranh cãi. Với những người đọc như một thứ giải trí, liên hệ với khía cạnh văn học nghệ thuật thì không có gì phải bàn.
    Nhưng nếu tiếp cận nó dưới góc độ tâm lý thì đây quả là một sự thiếu hụt đến méo mó. Theo tôi cũng xuất phát một phần từ sự lưòi nhác lao động, chỉ thích ngồi bàn giấy nói cao siêu mà không nghĩ xem công việc của mình có ích cho ai không của nhiều người. Thực ra, nếu nói về sự phát triển, thì tâm lý học hành vi, với sự hiệu quả của nó trong việc chữa trị bệnh và nhiều lĩnh vực khác đã phát triển cực thịnh và rực rỡ. Và vẫn sẽ còn tiếp tục phát triển rất nhiều.
    Tuy nhiên, có thể nói, tâm lý học là một trong những ngành mà sự đòi hỏi về tư duy tổng hợp và phân tích đến mức cao nhất. Gần như người ta sẽ không cãi nhau xem hành vi hay phân tâm hay bất kì hướng đi nào khác, cái nào đúng cái nào sai. Người ta có xu hướng kết hợp rất nhiều quan điểm khác nhau lại. Phân tâm học, mặc dù đã gần như không còn phát triển thêm cũng như tiến thêm được bước nào nữa vì gần như rất khó kiểm chứng được, vẫn đưọc sử dụng kết hợp với các công cụ khác của tâm lý học trong việc điều trị bênh.
    Có lẽ cũng như thiền học :-), khi đói thì phải ăn chứ không mất công lý luận xem gạo làm ra từ gì, gạo có trước hay lúa có trước, tâm lý học ngày nay cũng vậy. Người ta sẽ dùng tất cả các phương tiện hiện có để chữa trị cho bệnh nhân, miễn là chữa được chứ không mất công bình chọn xem Freud, Jung, hay Piaget, Vugoxki ... ông nào vĩ đại hơn, hay Asagiolli xem ông đúg
    hay Freud đúng
    Hì, kiến thức hạn hẹp của tôi là vậy, thực ra tôi cũng không phải là người nghiên cứu tâm lý học, nên khéo lại cũng thầy bói xem voi. Góp vui là chính.
    Được pagoda sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 06/12/2004
  8. RedAndBlack

    RedAndBlack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Còn kẻ vĩ đại hơn sẽ nói rằng : " Tôi biết " một cách "bình thường nhất " . Có phải không ạ ?
    Còn thấy vĩ đại với tầm thường , kiêu ngạo với khiêm tốn thì còn bị trói buộc , hihi .
    Lâu lâu vào tán láo với các bác một lát cho đỡ buồn !
  9. RedAndBlack

    RedAndBlack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Còn kẻ vĩ đại hơn sẽ nói rằng : " Tôi biết " một cách "bình thường nhất " . Có phải không ạ ?
    Còn thấy vĩ đại với tầm thường , kiêu ngạo với khiêm tốn thì còn bị trói buộc , hihi .
    Lâu lâu vào tán láo với các bác một lát cho đỡ buồn !
  10. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thường mọi người đến với ?othiền? với niềm hy vọng là mình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, trước kia tôi cũng có quan niệm như thế. Nhưng sau khi tìm hiểu tôi rất tâm đắc với quan điểm cho rằng ?othiền định? là để tìm hiểu chính mình, hãy sống thật với bản chất của mình và đừng tự biến mình thành con người khác với bản chất vốn có của mình. Khi đã hiểu được bàn chất thật của mình với toàn bộ các mặt ?otiêu cực? và ?otích cực? của nó, thì trong chúng ta sẽ khởi phát tình thương đồng loại không phân biệt giai cấp, thứ bậc, tôn giáo, địa vị xã hội. Khi tình thương thực sự khởi phát thì trước mắt chúng ta sẽ mở ra một chân trời mới.
    Tôi đã thử theo dõi và ghi nhận tất cả ý nghĩ của bản thân trong vòng 30 phút thôi đã thấy đáng sợ rồi, nếu ghi nhận tất cả ý nghĩ trong một ngày thì chắc hẳn sẽ là một cuốn phim ?okinh dị?. Tại thời điểm đó niềm kiêu hãnh, sự tự tôn, sự kiêu ngạo? biến đi đâu mất hết . Vì cái 30 phút của bộ phim ?okinh dị? đó cho ta thấy trong ta có đầy đủ những mảng sáng-tối, thiện-ác đan xen với nhau xuất hiện, lại biến mất liên tục không ngừng. Thế mới thấy trong ta đầy rẫy những điều không hoàn thiện, để đi đến hoàn thiện khó khăn lắm nhưng vẫn phải làm hết mình thôi.
    Bạn Pagoda hành thiền cũng là lao động không phải nhẹ nhàng gì đâu!

Chia sẻ trang này