1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục kể truyện (ngắn) đêm khuya!

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi win_arc, 23/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zazanguyen

    zazanguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Góp thêm một câu truyện nhỏ.
    .
    HAI NGƯỜI CÙNG VÀO THANG MÁY
    1. Hai người bước vào thang máy. Thang máy là một loại máy móc đưa người ta lên hoặc xuống những tầm cao theo chiều thẳng đứng. Khi ở trong thang máy, mọi người gần nhau hơn là bình thường.
    Anh nhìn nàng. Nàng đẹp không bàn phím nào tả xiết. Anh nhìn sâu vào mắt nàng. Mắt nàng đẹp không bàn phím nào tả xiết.
    Anh nói: Em có biết không, anh sẵn sàng cho đi tất cả những gì anh có để được ở bên cạnh em.
    Nàng nở nụ cười mê hồn. Không phải ai cũng có nụ cười mê hồn như thế.
    Nàng nói: Tất cả những gì anh có là những gì?
    Chẳng lẽ lại liệt kê ra những gì anh có: nhà, xe, bằng cấp, nghề nghiệp, sách, đàn? Hoá ra nàng không chỉ đẹp mà còn thông minh, và có thể chuyên nghiệp nữa. Thời buổi này nói ai đó chuyên nghiệp là một lời tán tụng.
    Anh nói: Anh có nhiều thứ, nhưng anh nghĩ thứ quan trọng nhất anh có là trái tim yêu em và tôn thờ em.
    Nàng nở nụ cười mê hồn. Không phải ai cũng có nụ cười mê hồn như thế.
    2. Thực ra khi hai người bước vào thang máy họ không hề quen nhau. Anh có vẻ ngoài khiêm tốn của dân Đông Á, nàng đẹp rực rỡ và quyến rũ như nàng tiên cá. Khi bước ra khỏi thang máy từ tầng 12 xuống, họ không đi chung đường.
    Thang máy từ tầng 12 xuống, với anh như thang máy xuống địa ngục. Địa ngục của sự cô đơn. Có ai đó bảo: ?oĐiều bất hạnh lớn nhất của con người là anh ta không thể sống một mình?. Có ai đó bảo: ?oCô đơn ơi, tên mi có nghĩa là nghị lực"; với anh bây giờ thì: ?oCô đơn ơi, tên mi có nghĩa là địa ngục?.
    Hôm nay là Giáng sinh. Thành phố thắp lên ngàn vạn ngọn đèn và ngàn vạn cây nến. Thành phố rung lên ngàn vạn tiếng chuông. Nhưng ngàn vạn cây nến không đủ sưởi ấm lòng một người. Nhưng ngàn vạn tiếng chuông không hề làm vui cho một người.
    Vì sao anh cô đơn? Anh bỗng nhớ đến một bài hát từ ngày xưa, bài hát ?oVì sao anh ra đi?: ?oKhi muôn tia nắng ban mai tràn khắp phố phường, thành phố buồn tênh, anh đã ra đi như chim bay xa bỏ em đi mãi??. Vì sao anh cô đơn?
    Tất cả những gì anh có là những gì? Nếu ở Việt Nam, anh có thể mạnh dạn làm quen với cô gái tóc nâu môi trầm đẹp mê hồn đi cùng thang máy từ tầng 12 xuống. Nhưng ở đất nước của những ông vua dầu mỏ, vua kim cương này, tất cả những gì anh có thể liệt kê ra nghe buồn cười, như thể thành trì của những chú kiến cần mẫn trước con mắt của người khổng lồ.
    Có ai đó bảo: ?oTại sao cứ thích gặm nhấm nỗi cô đơn của mình, tại sao cứ tự chôn sống mình??. Ừ nhỉ, có gì đâu, dẫu sao ta cũng có một người bạn, người ấy tên là cô Đơn. Đơn hóa ra là một cô gái, thích cà phê đen và im lặng.
    3. Thực ra câu chuyện này do K. nghĩ ra một buổi sáng, lúc còn chưa ra khỏi giường.
    Bắt đầu một ngày bằng câu chuyện về một cô gái đẹp mê hồn, đẹp như nàng tiên cá, đẹp không bàn phím nào tả xiết? cũng không phải là tồi. Đó có thể là một cái cớ, một động lực khiến K. tung chăn, làm vài động tác thể dục.
    Buổi sáng hôm qua, lúc còn chưa ra khỏi giường, K. nghĩ ra câu chuyện về một cô giáo nghèo mở lớp dạy chữ cho những đứa trẻ tàn tật.
    Một buổi sáng tỉnh dậy, K. thấy mình bị biến thành nhà văn. Một trong những biểu hiện của căn bệnh này là mỗi buổi sáng K. lại cần có một lý do nào đó để tỉnh dậy. Có bệnh thì vái tứ phương, gia đình đã đưa K. đi chữa ở các bệnh viện A, B, C, D... gần hết bảng chữ cái; gia đình đã đưa K. đến các ông lang, bà lang và cả bác sĩ Trung Quốc. Xem bói thì thấy thầy ở Thường Tín bảo K. có duyên tiền kiếp với cô Sách cô Vở gì đó, phải làm lễ đốt hình nhân thế mạng để cắt duyên.
    Một buổi sáng tỉnh dậy, K. thấy mình bước vào thang máy. Thang máy là một loại máy móc đưa người ta lên hoặc xuống những tầm cao theo chiều thẳng đứng. Khi ở trong thang máy mọi người gần nhau hơn là bình thường.
    4. Thực ra nhân vật K. cũng chỉ do ai đó tưởng tượng.
    Ngoài đời thực thì ở đâu đó trong thành phố, có hai người bước vào thang máy, cùng đi lên tầng cao. Ngoài đời thực thì ở đâu đó trong thành phố không có sự cô đơn. Ngoài đời thực thì ở đâu đó có Thiên đường?
    ( Ai có truyện ngắn của Hải Miên, Nguyễn Thị Châu Giang, hay Phan Hồn Nhiên thì làm ơn post dùm . Thx nhiều )
  2. spica19

    spica19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Có. Nhưng để ngồi gõ mà đưa lên đây chắc chết quá.. Mà mua một quyển sách mình yêu thích, tối chui vào chăn mùa này mà đọc thì cứ gọi là phê như con tê tê
    Ây da, mục kể chuyện đêm khuya giờ thành kể chuyện cả ngày rồi nhể
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay Mod N_G va` Zazanguyen làm mất hứng quá, đã bảo kể chuyện đêm khuya mà cứ trưa post lên một đống, ai đọc cho kịp, thôi hôm nay tạm nghỉ, hẹn mọi người tối mai nhé, chúc vui vẻ!
    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 26/10/2005
  4. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay yêu đời, kể một truyện ngắn về tình yêu và hạnh phúc gia đình nhé......
    Giản dị khi yêu
    Nguyễn Quốc Thái

    ----------------------------------------------
    Tôi uể oải bước vào phòng đọc lớn của Thư viện quốc gia. Hôm nay mới sớm mà đã nóng bức. Nắng vàng sánh như lửa đổ ngoài kia, những quạt trần quay lờ đờ thảm hại ở trong này. Những gương mặt già trẻ ngồi bu quanh những chiếc bàn chữ nhật khổ rộng dưới trần nhà hoành tráng mang vẻ u sầu cô tịch cũ kỹ muôn đời của giới trí thức. Tôi chọn một chỗ ngồi hơi có gió thoảng. Tôi mở túi ni lông, rút tập tài liệu ra, xem qua, gác bút lên giấy. Tôi thấy chán lắm.
    Tôi che miệng ngáp. Tôi buồn vì cảnh lẽo đẽo theo đuổi đề tài nghiên cứu lịch sử nông dân Việt Nam, vì những gương mặt thiếu sinh khí. Tôi nhìn chZm chú một cô gái ngồi đối diện, phát hiện ra vẻ đẹp của người ta.
    Tôi nghĩ đến cảnh ngồi bên cô ta, vui vẻ cùng cô ta. Lại biết rằng điều đó hầu như không thể xảy ra được. Nhưng thà tưởng tượng còn hơn không có gì. Cô ta mỉm cười lơ đãng. Cười gì và với ai? Tôi nhìn cô ta chán thì lại cúi xuống nhìn tập tài liệu rắc rối và buồn tẻ.
    Một giờ, hai giờ, ba giờ trôi qua. Tới gần trưa thì tôi biết điều tôi chờ đợi đã không xảy ra. Đoạn vZn chưa hoàn thành, người tôi ngầm mong chưa tới. Người ấy lung linh trong tâm tôi, tôi ngưỡng mộ, những mong người ấy là bạn tôi. Nhưng bao lâu nay người ấy vẫn giữ một khoảng cách với tôi, thành ra tôi cũng không dám tiến xa.
    Tôi ngoái đầu lại nhìn. Góc trái sau lưng tôi Hoa đang ngồi lơ đãng dựa lưng vào ghế, một cuốn sách dựng trước mặt. Tôi biết người này. Cô ta là người quen sơ của bạn tôi. Nói chung tôi không có cảm tình gì đặc biệt với cô ta, tuy cũng phải đánh giá khách quan: cô ta là nữ sinh cao, trắng, cân, thon. Thế thôi. Quá bình thường. Biết bao người đến thư viện này trông còn đáng chú ý hơn.
    Khi tôi ngoái nhìn lần thứ hai thì thấy Hoa đang che miệng ngáp. Khi tôi ngoái lần thứ ba thì đối diện Hoa đã có một chàng trai trẻ ngồi nói chuyện. Xem ra họ nói rất sôi nổi, tuy nội quy thư viện cấm nói chuyện trong phòng đọc. Cặp kính trắng của anh ta loang loáng. Tôi sửa lại cặp kính trắng của mình. Kính tôi khác kính anh ta. Và tóc tôi cũng khác. Dài hơn. Phải nói là rất dài. Và tóc của Hoa cũng dài. Gần như chất tóc tôi.
    Tôi ngồi thừ ra. Mười một giờ trưa. Chả ai đến nói chuyện với tôi. Thôi thì đến góp chuyện với họ vậy. Tôi sán đến bên hai người, ngồi xuống chiếc ghế vắng chủ cạnh Hoa, cười xã giao, bắt đầu nghe xem họ nói chuyện gì để tham gia.
    Thì ra anh chàng NZm đang nói chuyện triết học và tướng số. Nghe một hồi, tôi biết là triết học của anh ta có độ bập bỗng của tướng số và tướng số lại có độ cầm chắc của triết học, Tôi biết phụ nữ say tướng số lắm. Gã NZm này thật khéo tiếp cận đối tượng đây.
    Tôi bắt đầu câu chuyện bằng cách phủ định vài điều của anh ta. Anh ta vận chưởng phủ định tôi. Hoa lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia, đều chú ý nghe chúng tôi nói. Tôi cảm thấy cái cảm giác bảo vệ lẽ phải, mà chắc anh ta cũng thế. Nhưng tôi cũng biết rằng giữa hai con trống mà có một con mái thì không khí thế nào chẳng khuấy động lên.
    Giữa lúc đó thì trời mưa. Không biết nên cảm tạ trời mưa chZng? Đã giữa trưa , thư viện vắng vẻ. Một số người tụ tập bên cửa ra vào và cửa sổ, ước tính thời lượng của cơn mưa. Được thoải mái, chúng tôi nói chuyện càng hZng.
    Cuộc nói chuyện kết thúc bằng bữa Zn trưa của ba người, lúc đã giữa chiều, khi cơn mưa đã ngớt. Tôi biết từ lâu rằng nhà Hoa ở gần nhà tôi. Thế mà chỉ đến chiều muộn này, khi đi xe qua cửa nhà Hoa để về nhà tôi, tôi mới có cảm nghĩ rằng gần ta lại có một người con gái gần gũi thế, một người đã cùng Zn trưa với ta, nói chuyện với ta , cười với ta, và còn có thể giao tiếp với ta lâu nữa.
    Ngay tối đó, tôi đến nhà Hoa chơi. Bấm chuông điện nhà Hoa mà lòng tôi cZng thẳng. Cây hoa giấy trước cửa trùm bóng lên tôi như một bóng ma đe dọa.
    Cánh cửa sắt mở rộng. Hoa mỉm cười chào tôi. Cô mặc chiếc quần soóc, lộ ra cặp chân thẳng, dài và tròn. Mái tóc cô buông xõa, trông dễ thương hơn kiểu buộc tóc thường ngày vẫn đến thư viện.
    Trong nhà cô hóa ra đã có người lạ. Đó là anh chàng Thực tôi đã gặp một lần. Trẻ hơn, cao lớn và có vẻ phong trần, anh ta tự tin hơn tôi nhiều. Anh ta cười nói, hút thuốc lá, trò chuyện thân mật với những người nhà của Hoa, và chơi bài với họ. Anh ta trông như là người của họ. Tôi cảm thấy bẹp gí dưới ảnh hưởng quyền lực của anh ta. Anh ta liên tục đưa về phía Hoa những ánh mắt và câu nói đầy ý nghĩa. Tôi cảm thấy nên rút lui. Và tôi đã rút lui thật.
    Hoa giữ tôi lại không được thì tiễn tôi về. Dưới bóng cây hoa giấy, cạnh dãy cây cảnh trồng trong những chiếc chậu, Hoa níu tôi lại bằng câu hỏi:
    - Thế anh đã từng trải qua tất cả các cảm xúc với phụ nữ rồi chứ? Tôi chạnh nghĩ đến tuổi ba mươi của mình. Cuộc đời đang trôi qua nhanh. Tôi thận trọng hỏi Hoa:
    - Em nói đến tuổi anh hay em hỏi anh? Hoa im lặng. Tôi chờ cô trả lời không được thì nói:
    - Dĩ nhiên đã biết tất cả. Vì đó là do cuộc đời xô đẩy Tuy nhiên anh nghĩ rằng con người ta cần đến sự gắn kết cuối cùng với ai đó.
    Tôi vê ga vù đi, nghe tiếng của sắt khép sau tôi, nghĩ rằng sẽ không bao giờ tôi trở lại nơi này nữa.
    Đêm về, tôi khép mọi cửa phòng riêng, đắm mình trong thuốc lá, rượu mạnh, âm nhạc, và cuối cùng là sự buồn rầu. Tôi lại nghĩ đến tuổi ba mươi của mình, đến tuổi xuân đã sắp qua hết, đến những cuộc tình thất bại của mình, đến cuộc đấu tranh mưu sinh đầy nặng nề. Cảm giác tuyệt vọng về cuộc đời đè nặng tâm hồn tôi. Tôi nhớ đến miệng cười đắc thắng tự phụ của con người tôi gặp tối nay, đến nhà triết gia tay trái đầy mâu thuẫn mà tôi gặp hôm nào, đến những kẻ từng chiến thắng và thống trị tôi, tâm hồn tôi cảm nhận sâu sắc nỗi cay đắng của kiếp người. Tôi tự biết rằng tâm hồn tôi yếu đuối, tôi biết rõ một tâm hồn như thế sẽ dễ chiến bại như thế nào, tôi cZm ghét cái hệ quả mà tâm hồn tôi tự trọng và yêu thương đó sẽ đem lại. Tôi ngủ thiếp đi trong nỗi cZm thù sâu sắc đối với quy luật cá lớn nuốt cá bé của cuộc đời với những kẻ thù mà cuộc đời đã đem đến cho tôi.
    Nhưng buổi sáng đến lại giục giã tôi tới Thư viện quốc gia. Tiếng gọi mơ hồ của hy vọng và niềm vui giục tôi đến.
    Tôi bước vào phòng đọc lớn và nhìn xung quanh. Tôi nhận thấy ngay là Hoa đang ngồi trong một góc khuất, bên cạnh cô và trước mặt cô hãy còn bỏ trống. Tôi gật đầu chào cô và tự lo cho mình một chỗ ngồi cách xa.
    Tôi ngồi xuống và giở tài liệu ra. Bỗng nhiên tôi nhìn về phía Hoa. Những chỗ bên Hoa và trước Hoa vẫn bỏ trống. Tôi lo lắng nghĩ đến lúc những chỗ đó sẽ bị gã trai khác điền đầy. Tôi nhỏm dậy, vơ tài liệu đi tới ngồi xuống cạnh Hoa. Tôi nói: "Chỗ này mát hơn chỗ anh lúc nãy". Và tôi hắng giọng, bày tài liệu ra. Nhưng có phải chỉ tôi mới biết rõ rằng ngồi bên Hoa, tôi còn bị nóng hơn ngồi chỗ ban nãy?.
    Tôi cúi xuống tập tài liệu. Hoa cũng im lặng, lâu lâu lại giở một tờ sách đầy dẫy chữ Trung. Cô học thứ ngoại ngữ đó. Ngồi bên một người con gái, biết bao ý tình có thể nảy ra? Tôi cảm thấy từng hơi thở nhẹ nhàng, hoặc tiếng thở dài của Hoa, bỗng nhiên một ý nghĩ từ từ mà mạnh mẽ hiện ra, đó là ý nghĩ phải thể hiện cho người ấy biết rằng, tôi là một người đàn ông. Thực là một ý nghĩ đơn giản.
    Đúng, thực là đơn giản. Bất cứ người đàn ông đã từng đau khổ vì tình nào đều biết rõ điều này.
    Tôi huých nhẹ vào Hoa.
    Cô yên lặng.
    Tôi lấy cớ để chạm vào cô vài lần nữa.
    Cô vẫn im lặng, động đậy và thở dài. Nhưng không dịch ghế lùi xa như nhiều cô gái vẫn làm.
    Tôi bỗng hiểu có một người muốn đồng cảm với tôi. Người đó hiểu và có thể chia xẻ những mong muốn của tôi.
    Tôi biết rằng từ nay, dù Hoa trong thực tế có nghĩ ngợi như thế nào, tôi cũng không thể nào bỏ qua con người này, như đã từng lặng lẽ và lạnh nhạt từ giã nhiều người phụ nữ khác.
    Mà con người ta thì dễ dàng tìm đến và từ bỏ nhau làm sao.
    Tôi lại đến nhà Hoa vào những tối thứ bảy, chịu đựng và chấp nhận những gã đàn ông xa lạ khác cũng đến vào tối ấy.
    Hoa vui lòng tiếp nhận tôi. Cô khen cách Zn mặc của tôi, kết quả công việc của tôi, không bao giờ cho tôi là một kẻ lạ lùng. Cô yêu cả mái tóc dài kỳ dị của tôi, lắng nghe nỗi buồn tôi hay bộc lộ, bằng lòng với những gì tôi đã làm để bày tỏ tình cảm của tôi đối với cô.
    Cho đến một chiều, tôi đứng trên sân thượng ngôi nhà mới của cha tôi, nhìn về phía nhà Hoa. Tôi như thấy hình bóng cô trong ánh trời chiều ở đằng kia của phố, thấy dáng cô đẹp đẽ khi nhìn về phía tôi ngày nào, thấy cánh tay tròn trắng của cô giơ lên vẫy tôi, lại như nghe được tiếng thở dài của cô. Cô đã thở dài khi nghe chuyện đời sướng khổ vui buồn độ tuổi ba mươi của tôi, thở dài khi tiếp xúc với tôi. Trong đêm, tôi hình dung thấy Hoa mọi góc độ, tôi chỉ có thể ngủ khi hình ảnh của cô đã làm tôi quá mệt mỏi.
    Tôi hay nghĩ đến câu Hoa hay nói: "Tình yêu không có tuổi". Tôi không biết được cô hiểu câu ấy sâu sắc đến độ nào. Không dám chắc Hoa có lòng nghĩ đến tôi, nhưng tôi không thật sự quan tâm đến điều ấy.
    Tôi muốn có cô, đơn giản chỉ vậy. Tôi đã đến lúc nghĩ rằng cô có thể là người đàn bà tuyệt vời của tôi. Tôi đã quên lãng những hình bóng khác, chỉ có một con người cần phải chinh phục, đó là Hoa. Thậm chí cuộc chinh phục này không đưa đến sự sở hữu, tôi vẫn làm. Bởi vì đó là niềm vui. Cô khiến tôi quên lãng cô đơn. Bên cô, lòng tôi ấm áp.
    Tôi đến nhà Hoa vào chiều thứ nZm, nhưng cô không ở nhà. Thứ sáu, tôi lại đến thư viện. Trong quán trà gần thư viện, giữa đám độc giả, tôi chợt nghe người ta nói rằng trưa thứ nZm qua, cô Zn cơm cùng Đệ, một bạn trai của chúng tôi tại nhà cô.
    Tôi không muốn tin rằng tin đó là sự thật. Tâm hồn tôi sôi lên cảm xúc tôi tưởng đã chết từ lâu đó là ghen. Tôi thừa biết ghen tuông dẫn đến ngu xuẩn và bất hạnh, nhưng tình cảm quái ác này không thể nào chế ngự được lúc này. Tôi lại cảm thấy như xưa rằng thế giới này xấu xa biết bao. Đối với tôi, đó là một thế giới thấp hèn và phản bội. Tôi rủ một người con gái từ lâu đã say mê tôi vào quán trà. Chọn một góc khuất, tôi với cô cùng uống trà Lipton, trà mà ngày mới quen nhau tôi đã cùng Hoa uống. Lợi dụng cơ hội thuận lợi, tôi bắt đầu đưa tay vuốt nhẹ hông cô bạn mới, tuy chưa hề thấy ham muốn.
    Đột nhiên tôi nhìn thấy gương mặt của Hoa. Cô đang sững nhìn tôi. Tuy mắt cô không có lệ, tôi đủ hiểu biết để nhận thấy cô đang đau khổ. Những chiếc lá của cây ngâu rơi lả tả từ bàn tay cô đang vò nắm. Tóc cô bay rối tung bởi một làn gió dữ dội đang thổi thốc từ ngoài đường vào vườn. Mặt cô ánh lên vẻ kỳ lạ mà tôi chưa từng thấy. Tôi lập tức nhớ cô hồi hộp như thế nào khi bàn tay tôi đây đang vuốt ve hông cô bạn mới này, từng chạm vào ngực cô đầy đặn và cZng thẳng đợi chờ. Hoa đã từng mong tôi đến với cô, từng chiều hầu hết ý tôi muốn, từng làm đẹp vì tôi. Cô đã rung động vì tôi, dù cô có thể chưa thừa nhận hay hiểu hết điều đó. Còn tôi, tôi đã hiểu. Tình yêu khó lý giải thay.
    Chắc chắn là chúng tôi đã yêu nhau. Đó là tình yêu đến bất ngờ, ngoài dự kiến, do một cuộc nói chuyện vu vơ, trời mưa và bữa Zn trưa đầy tình cảm xui nên. Đó là tình yêu đến từ những cái nhìn thích thú hoặc đắm đuối, những tiếng thở dài, những lần giả vờ vô tình gặp gỡ, những cuộc hẹn hò dưới nhiều lý do che đậy, những lần ngồi bên nhau, những đụng chạm vuốt ve. Đó là tình yêu cháy rực lên từ nỗi niềm cô đơn tích đầy điện lực và tuổi xuân đầy ước mơ hy vọng. Đó là tình yêu đầy rạo rực của những khát vọng thầm kín. Đó là hiến dâng và tự nguyện chung tình, mặc dù hai chúng tôi chưa ai lần nào nhắc đến chữ yêu. Chúng tôi chưa để tình yêu cắt thành lời. Chưa có lời, không tuyên bố, hứa hẹn, thề thất. Đó là trao tặng, chỉ có trao tặng.
    Với tất cả những nồng nàn gần gũi của nó, tôi biết rằng mình đang yêu một tình yêu chân chính, đối với một người con gái không có gì đặc sắc hơn đời. Chính vì không bị lôi cuốn bởi sắc đẹp, tiền tài, địa vị, danh vọng hơn người mà tình yêu đó là chân chính, tự nhiên và tự do.
    Chúng tôi không hề ép nhau phải làm điều gì. Đó là tự do thật sự.
    Tối biết rằng bên cạnh tình yêu, mọi điều khác đều nhỏ bé cả. Tôi nhớ rằng từ khi có Hoa bước vào đời tôi, tôi đã trong sạch, cao thượng, khôn ngoan biết bao. Dục vọng thấp kém, tham lam, điên dại rời xa tôi. Chính bởi tâm hồn tôi đã được tình yêu chân chính làm cho cao cả. Tôi hiểu rằng khi yêu thì ai cũng thế. Tôi đột ngột xô cô bạn mới ra, làm cô ngạc nhiên, tức giận. Tôi chạy xô ra ngoài. Nơi bóng dáng Hoa vừa xuất hiện, nay chỉ còn một cuốn sổ tay.
    Tôi chộp lấy cuốn sổ, ngay tức khắc nhận ra nó là của Hoa. Cô bỏ quên chZng, vô tình hay hữu ý? Tôi dắt xe ra khỏi thư viện, vội nổ máy, lao về phía nhà Hoa. Tôi sẽ đem cuốn sổ xinh đẹp này đến cho em, kèm theo đó là sự thật. Tôi biết rằng trong tâm trí tôi, tên em đã trở thành một khái niệm truyền thống thiêng liêng: Nàng.
    Nhưng tình yêu của tôi với Hoa không đơn giản, bằng phẳng. Tôi trải qua bao phật ý ghen tuông, giận dữ, thất vọng, kể cả ý muốn từ bỏ, trước khi cưới Hoa.
    Gia đình Hoa đã không làm khó cho tôi.
    Đêm đầu tiên của vợ chồng, thậm chí nỗi lo lắng đã lởn vởn tâm hồn tôi. Tôi sợ không thể yêu Hoa như mong muốn. Tôi đã nghe nhiều gã kể về những kỳ tích, tôi biết rằng mình không thể làm được như họ. Chúng tôi thoạt đầu nằm bên nhau như những người bạn. Nàng kéo chZn lên tận cằm, mắt nàng lấp lánh nhìn lên trần nhà lờ mờ đường nét của phào. Tôi tắt đèn ngủ, nàng quay lưng lại tôi, chZn bên tôi bỗng nhiên hụt. Tôi xích lại gần nàng. Mùi đa thịt nàng gây gây thơm thơm, tôi thấy thế. Tôi cảm thấy cái ham muốn, cái sức sống luôn thức ngủ sáng tối đắp đổi trong tôi từ từ nổi dậy, dần dà thành một khối cháy bỏng. Tôi cảm thấy thân thể như phát sáng, thành nguồn nhiệt lớn lao, hun rực tinh thần tôi.
    Tôi rụt rè ôm lấy nàng.
    Nàng thở dài rất nhẹ.
    Tôi hôn gáy nàng, vai nàng, nhổm lên hôn má nàng. Bàn tay tôi ngày càng táo bạo tìm kiếm, âu yếm nàng. Tôi xiết chặt nàng vào tôi
    Đột nhiên nàng quay lại với tôi. Khác với điều tôi chờ đợi, đại loại như một câu hỏi "Anh có yêu em không?" mà tôi thấy sách vở vẫn viết về trường hợp tương tự thế này, nàng tin cậy ép vào tôi.
    Mặc dù trước hôn nhân chúng tôi vẫn thường trêu chọc nhau, ôm ấp nhau, nhưng chỉ đêm nay chúng tôi mới thực sự tận hưởng nhau, mới biết đến tình yêu thực sự.
    Chúng tôi nằm với nhau đến sáng. Thực sự tôi mệt mỏi lắm, nhưng tôi không muốn ngủ mà bỏ qua đêm xuân đáng giá ngàn vàng này.
    (còn tiếp)
  5. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    (tiếp tục)
    Ngày mới đến cho tôi một cảm giác mới : cảm giác mãn nguyện, tự tin. Tôi thấy mình bằng vai phải lứa với thiên hạ. Tôi thật đáng mặt đàn ông. Tôi phải biết ơn Hoa về điều đó
    Hoa đối xử rất phải đạo với gia đình tôi. Mẹ tôi bớt dần vẻ hoài nghi mà bà có từ khi tôi cưới vợ. Bà giao tiền cho vợ tôi mua sắm mọi thứ và đi chợ, những việc mà bà thường không tin ai ngoài mình.
    Hoa thường gọi điện cho bạn rất lâu. Tôi cũng thường để ý xem vợ gọi cho ai. Nếu đó là đàn ông, tôi thường rất muốn biết kẻ đó là ai, có quan hệ thế nào với cô ấy, kẻ đó có phải là một trong những tình địch cũ của tôi hay không. Hoa luôn luôn nói cho tôi biết cô ấy nói chuyện điện thoại với ai. Hoa cũng không giấu chuyện ở cơ quan, Đặc biệt nhất là Hoa không giao thiệp với các tình địch của tôi nữa. Tôi khá yên tâm. Hoa có vẻ thành thực. Tôi tin vợ tôi không lừa dối tôi.
    Nhưng biết làm sao, dẫu như không tin?
    Tôi luôn luôn lo lắng cho vợ tôi. Hoa đi đâu quá giờ hẹn là tôi lo ngại. Tôi hình dung những chuyện đáng sợ đến với cô ấy. Thôi thì va chạm xe, vào đồn công an, bị thương, mất tiền... Thậm chí cả qua chỗ vắng sơ ý bị kẻ gian hãm hại.
    Nỗi lo sợ quái gở nhất là vợ tôi bị chiếm đoạt canh cánh bên lòng tôi.. Có lúc đang mặn nồng, tôi bỗng lạnh cả hồn vì nỗi nghi ngờ thoáng qua như điện giật này.
    Tôi vẫn hay đến Thư việc quốc gia. Công việc nghiên cứu của tôi cần tôi đến đó. Nhiều khi tôi ngủ gật trên bàn, chẳng thiết gì đến việc. Tôi nhìn các cô gái trẻ, những người chưa chồng hoặc có chồng, với ánh mắt tò mò và so sánh. Tôi so sánh họ với vợ tôi, tìm ra những lý do để yêu Hoa hơn, tin vào tình yêu và sự lựa chọn của mình hơn.
    Còn Hoa, tôi bắt cô ấy phải ở nhà, không cho cô ấyđến Thư viện này nữa. Tôi bảo vợ: "ở nhà có nhiều việc cần làm hơn đến ngồi giữa bọn trẻ ranh ấy.
    Tôi về muộn, tắm giặt rồi ngắm nghía mình trong gương đứng của tủ tường. Tôi thấy mình đẹp trai. Tôi tự đắc vì đã có vợ mà vẫn còn em xin chết. Tôi tự đắc còn vì tôi vẫn giữ được lòng chung thủy với vợ.
    Tôi vào phòng Zn, thấy Hoa thẫn thờ ngồi dựa lưng trên chiếc ghế cạnh bếp ga. Vợ tôi không muốn đứng dậy hay sao ấy, mặc dù bữa cơm đã được nấu xong, chỉ chờ dọn ra Zn. Tôi nhận thấy vẻ mỏi mệt trên mặt Hoa, trong dáng ngồi hơi ưỡn dài, trong bàn chân trỏ xuôi. Tôi hỏi:
    - Em sao thế?
    - Em không sao cả. Em thấy mỏi mệt, thế thôi.
    Tôi giải thích:
    - Bếp nhà mình tiện nghi. Vậy thì nấu ở đây phải đỡ mệt chứ. Với lại, chắc em được mẹ giúp đỡ nữa.
    Vợ tôi gật đầu:
    - Em biết tất cả những điều đó. Trong ngôi nhà mới này của em, em không phải vất vả như nhiều phụ nữ khác có chồng. Em biết rằng chúng ta không đến nỗi nào. Nhưng em vẫn thấy mệt mỏi. Một cảm giác tiêu cực nào đó xâm nhập tâm hồn em. Và em muốn có không khí thay đổi. Em lại muốn đi học như xưa.
    Tôi lây cái buồn của vợ. Tôi ôn tồn nói:
    - Nhưng bây giờ chúng ta là một gia đình, mọi chuyện đương nhiên phải khác. Anh giúp em dọn mâm ra nhé?
    Hoa có vẻ vui hơn. Xong bữa Zn thì cô ấy vui hoàn toàn. Vợ tôi gội đầu, để xõa tóc lòa xòa, hệt như ngày nào mới yêu tôi đến nhà nàng thấy nàng hong tóc dưới quạt trần. Tôi mỉm cười.
    Hoa kể chuyện cơ quan. Hoa nói rằng cùng phòng có anh chàng có vợ và con gái nhỏ đã si mê nàng. Anh ta thường tìm cớ để gặp nàng, tán tỉnh nàng bằng những lời bóng gió xa xôi mà nàng vừa cười vừa thuật lại cho tôi nghe. Hoa chỉ nói thế thôi, nhưng tôi hình dung xa hơn. Tôi thấy bàn tay bẩn thỉu của thằng cha ấy chạm vào vợ tôi, và tôi sôi lên vì cZm giận kẻ tôi chưa từng biết mặt.
    Tôi mở dàn thật to để tiếng nhạc át hờn giận trong tôi. Hoa mở báo ra đọc. Hồi lâu sau, cô ấy bảo:
    - Anh cho nhỏ tiếng đi.
    Tôi không cho nhỏ, mà còn tZng chút xíu, tôi nói:
    - Để anh nghe cho đã một lúc nữa, Nếu em không muốn nghe, em ra chỗ khác. Thực sự tôi thích âm nhạc. Nhưng lúc này tôi để tiếng nhạc ầm vang như thế là để trả thù nàng. Tôi biết nàng chỉ thích nghe nhạc êm dịu, mà cũng chỉ nghe vào lúc nàng thật cần. Tôi giận nàng được yêu, được theo đuổi. Tôi giận cái nhan sắc mà ngày mới yêu tôi đã biết chỉ là bình thường. Tôi giận cái dễ dãi, thương người của nàng. Tôi giận những thái độ tiêu cực của nàng đối với tôi và gia đình cũ của tôi. Tôi giận vô cớ, rất nhiều.
    Hoa lẳng lặng gấp tờ báo, đứng dậy, lấy điều khiển ti vi ra, bật vô tuyến lên. Nàng xem bóng đá, vòng đấu loại quốc tế. Tôi chúa ghét những trận đấu loại nhiều như cát, lê thê, tẻ nhạt, không nói lên điều gì đáng kể. Tôi lại biết rõ rằng Hoa rất mê bóng đá, mê hơn tôi nhiều. Trước đây, Hoa đã từng trao đổi hàng giờ với một bạn trai về những cầu thủ, những đội bóng và trận đấu nàng mê. Tôi giận dữ liếc nhìn Hoa. Nàng đang tươi cười nhìn lên màn hình. Phòng vợ chồng có dàn, có vô tuyến, hai người hưởng thụ hai chương trình bên nhau thì thật quá quắt, Tôi nói to:
    - Tắt tiếng đi.
    - Thì em có để tiếng đâu.
    - Xuống phòng khách mà xem.
    - Em muốn xem ở đây.
    Tôi càng giận. Tôi chụp lấy cái điều khiển, tắt vô tuyến đi. Hoa cau mặt:
    - Anh làm sao thế? Tự nhiên anh dở chứng.
    - Tôi thế đấy?
    Tôi không muốn nói cho vợ tôi biết vì đâu tôi tức giận. Tôi xấu hổ nếu thừa nhận rằng tôi ghen, rằng tôi cảm thấy mình nhỏ bé và lệ thuộc nàng, rằng tôi cảm thấy mình chẳng là cái đinh gì cả, rằng tôi nhất định phải tự khẳng định mình.
    Hoa xuống tầng một. Tôi nghe tiếng xe Dream của nàng đi xa. Tôi bỗng lo sợ.
    Tôi nhìn đồng hồ : Đã hơn mười một giờ đêm.
    Bố mẹ tôi ngó đầu vào cửa phòng tôi, nói: "Con để nhạc to quá. Cần phải cho mọi người ngủ chứ". Tôi khép chặt mọi cánh cửa, tiếp tục nghe nhạc. ít phút sau, tôi tắt dàn. Âm thanh náo động chấm dứt, phòng yên tĩnh đột ngột, lạ thường.
    Tôi nghĩ về người vợ trẻ của tôi.
    Hoa đi đâu? Này, đừng tưởng rằng tôi cần nhé. Đi đâu mặc xác cô.
    Tôi mắc màn, chui vào giường nằm. Hơi nóng đầu hè bắt đầu hun tôi. Tôi mở quạt.
    Gió lùa qua màn. Tôi nhắm mắt.
    Tôi mở mắt, nhìn đồng hồ. Đã gần mười hai giờ đêm. Ngày mới sắp đến, đêm đen dày đặc. Hoa đi đâu? Nàng dấn thân vào đâu giữa đêm đen này? Những gì nàng muốn? Những gì chờ đợi nàng? Tôi chẳng có ý nghĩa gì với nàng thực hay sao?
    Nỗi lo lắng bắt đầu từ khi Hoa đi lớn dần, lớn mãi lên trong tôi. Tôi sợ mất nàng, và trong khi hình dung mất nàng, tình yêu thương của tôi đối với nàng tZng lên một cách khó hiểu. Tôi vừa giận, vừa thương nàng.
    Tôi lấy xe đi. Tôi không biết phải đi đâu trước. Tôi nghĩ đến nhà vợ như là chỗ dựa đầu tiên.
    Tôi tắt máy xe, rón rén dắt xe đến gần nhà vợ. Ngõ đã chìm trong giấc ngủ sâu. Chỉ một vài nhà còn le lói ánh đèn, và cũng như nhà vợ tôi, đều vọng ra tiếng tường thuật bóng đá.
    Tôi ghé mắt qua cửa, nhìn trộm vào nhà vợ. Người đầu tiên tôi thấy là bố vợ, ông đang ha hả cười. Anh chị em vợ đang rôm rả trò chuyện.Và Hoa, nàng đang lặng lẽ mỉm cười.
    Bỗng nàng nhìn ra cửa. Rồi nàng lại nhìn lên vô tuyến.
    "Va.à.o.o.o". Một tiếng reo khủng khiếp làm rung chuyển thế giới. Tôi bất giác cười với vẻ thích chí của gia đình nàng. Quả là một gia đình yêu chuộng bóng đá.
    Tôi yên tâm, định về. Nhưng rồi tôi nghĩ lại nếu nàng không được tôi chia sẻ niềm vui thưởng thức của nàng lúc này, nếu nàng tưởng tôi bỏ mặc nàng đi đâu cũng được thì tôi làm sao yên tâm nổi? Làm sao gọi là tình nghĩa.
    Tôi gõ cửa. Mắt tôi ghé nhìn. Tôi thấy nàng ngước lên trước tiên nhìn ra , nhưng nàng lại bảo bố nàng ra mở cửa xem ai đến thZm vào cái giờ khuya khoắt này.
    Tôi ngượng ngập bước vào nhà vợ.
    Đó là xung đột đầu tiên giữa tôi và vợ, người tôi đã yêu thiết tha như mối tình đầu. Hơn chín tháng sau ngày giận nhau ấy, vợ chồng chúng tôi có một đứa con trai, đặt tên là Phúc.
  6. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xin được trở lại với tác giả Y Ban, đây là một trong những truyện ngắn được coi là thành công nhất của bà, sự tinh tế trong việc miêu tả nội tâm, ý nghĩa của câu chuyện, sẽ làm mọi người cảm thấy quý hơn những gì mình đang có!
    Y Ban
    Sau chớp là giông bão

    --------------------------------------------------

    Người nàng lâng lâng như bước trên đệm khí. Nhưng những bước chân đặt lên từng bậc thang lại nặng nề biết bao. Ngôi nhà của nàng vẫn còn sáng ánh đèn. Cha mẹ nàng từ quê lên chơi vẫn còn thức.
    Nàng đặt cái túi xách xuống đất và đưa mắt tìm kiếm. Cha nàng vội bảo:
    - Nó chờ con đến chín giờ không thấy nên nó đem con bé về nhà nội chơi rồi. Ơn trời, thế là anh ấy không có nhà. Nàng thở phào nhẹ nhõm, với chiếc khăn đi vào nhà tắm.
    Nàng yên ả ngả mình trên giường với một ý nghĩ rất đỗi dịu dàng, nàng sẽ nhớ lại. Nhưng cơn buồn ngủ đã kéo đến, thế mà nàng lại muốn thức biết bao. Một giấc ngủ ngon, sâu không mộng mị cho đến tám giờ sáng hôm sau khi mẹ nàng đánh thức nàng dậy ăn sáng. Nàng cảm thấy cực kỳ khoan khoái và tỉnh táo hẳn. Nàng ăn bữa sáng ngon lành.
    Thế rồi thay vì mang quà đến cho chồng con nàng lại lên giường nằm. Nàng lại muốn nhớ lại. Sao nhỉ, người ấy đã ôm lấy mặt nàng. Nhưng thực ra từ trước đó mấy phút nàng đã rất muốn ngả đầu vào vai người ta. Nhưng tại sao nàng lại muốn thế nhỉ? Một cơn buồn ngủ lại ập đến. Nàng cố cưỡng lại để nhớ, dịu ngọt đến thế cơ mà. Và giấc ngủ đã chiếm mất cơ thể, ý nghĩ của nàng.
    Đến 12 giờ trưa mẹ nàng đánh thức nàng dậy ăn cơm. Nàng cảm thấy sinh lực dồi dào, tuy nhiên nàng vẫn cố bao biện:
    - Đi công vụ phải mấy ngày nóng quá.
    Cha nàng đồng ý ngay:
    - Ừ mấy ngày qua ngột ngạt thật.
    Nàng lại ăn một bữa cơm rất ngon và nhanh. Xong nàng rửa mặt mũi cho tỉnh táo. Rồi để cho thật tỉnh táo nàng cầm quyển sách để đọc. Đọc được vài trang ý nghĩ của nàng lại xoay về với sự dịu ngọt. Nàng đã đặt được tên cho sự kiện đó. Nhưng tại sao nàng lại muốn ngả đầu vào ngực người ta kia chứ? Nàng một người đàn bà đã già dặn trong trường đời. Cuộc sống với bao nhiêu đau khổ, hạnh phúc, thất bại và thành công tới tấp bủa vây nàng. Để bây giờ nàng nhận ra cái chân của cuộc sống rằng: ở đời chẳng có phân giới nào rõ ràng cho hạnh phúc hay bất hạnh, sung sướng và khổ đau. Những cảm giác đó có một vòng giao thoa rất rộng. Hạnh phúc ư? Rồi thì bất hạnh đấy. Sung sướng ư? Thì sẽ khổ đau ngay. Vì thế nàng rất đỗi yên tâm trong hạnh phúc, bất hạnh, sung sướng và khổ đau của mình. Nhưng cuộc sống đâu để cho nàng được tự do trong cảm giác của mình như thế. Con tạo luôn tạo ra tình huống để thử thách nàng. Nàng lại là một người đàn bà cực kỳ nhạy cảm, yếu mềm nên nàng đã chọn cho mình một thứ vũ khí. Đó là những chiếc gai nhọn của con nhím. Nàng luôn giơ móng vuốt của mình bằng miệng lưỡi của một kẻ táo tợn, đôi khi bặm trợn. Quả nhiên thiên hạ sợ nàng.
    Nhưng tại sao nàng lại muốn ngả đầu vào vai người ta kia chứ?
    Nếu tính đến thời điểm nàng muốn ngả đầu vào vai người ấy thì nàng chỉ quen biết người ta vỏn vẹn có 40 giờ. Một người đàn ông có gương mặt tử tế nhập vào chuyến đi công tác với nàng. Những người đàn ông đi cùng xô vào tán nàng rào rào. Miệng lưỡi của những kẻ thạo đời hư hư, thực thực làm nàng khó có thể nào đối đáp lại được. Nàng chọn một gương mặt đàn ông tử tế đó để công kích thay vì sự đối đáp lại. Một vài chuyện qua lại hết veo đoạn đường dài hơn trăm kilômét. Rồi hóa ra đó là những người đàn ông cực kỳ thạo việc và khi làm việc họ cực kỳ nghiêm túc. Nàng cũng nhập vai với một vẻ thạo việc không kém. Tuy nhiên nàng vẫn hết sức đề phòng với những người đàn ông đó bằng cách nàng đi gần với người đàn ông có gương mặt tử tế mà trong thâm tâm nàng coi như một chú bé con để nàng lớn tiếng xưng là chị. Nhưng thực ra bộ mặt tử tế đó cũng chẳng tử tế chút nào khi thi thoảng bên tai nàng lại có những tiếng thì thầm như gió thoảng: "Chị đẹp lắm!" hoặc: "Lần sau đi công tác chị đừng có mặc váy ngắn nhé làm người khác không làm được việc đâu". Nàng không chấp những lời nói trẻ con ấy. Vì nàng nghĩ thầm bộ mặt kia sao trải đời bằng nàng được.
    Nhưng trước khi nàng muốn ngả đầu vào ngực người ta thì đã có một sự đụng chạm rất đỗi dịu dàng.
    Một cơn buồn ngủ lại kéo đến. Khi nàng mở mắt ra và còn đang ngơ ngác xem mình ở đâu, trần gian hay dưới địa ngục thì chồng nàng đang nhìn nàng đăm đăm. Rồi anh ca lại bài ca cũ:
    - Đàn bà con gái mà không chịu làm việc an nhàn. Cứ thích nhảy thếch lên cơ, cho chết. Nhưng mà mệt lắm à?
    Nàng quay mặt đi ra vẻ hờn dỗi.
    Sau đó dường như để làm lành, chồng nàng ngồi sát vào nàng thì thầm: "Đi về nhà bên kia đi".
    Cũng là tiếng thì thầm mà nàng cảm thấy rùng mình với cảm giác sợ hãi. Nàng đã hiểu tiếng thì thầm đó nói lên điều gì. Rằng chồng nàng đang rất muốn nàng. Thế còn nàng đang chỉ muốn ở một mình mà thôi. Tuy nhiên nàng đã có những kinh nghiệm để ứng xử trong những tình huống như thế này. Tốt nhất là phải nghe theo anh. Nàng ngoan ngoãn đứng lên đi theo chồng.
    Nhà bên kia là nhà cha mẹ chồng. Hai vợ chồng nàng đã ra ở riêng nhưng cha mẹ vẫn để cho một phòng để thi thoảng về chơi. Nàng đưa quà cho cha mẹ chồng, hỏi han con gái dăm câu thì chồng nàng đã lôi tuột nàng vào trong nhà. Chồng nàng hối hả chằm bặp nàng. Mặc dù rất có vẻ muốn yêu nàng ngay nhưng vẫn không quên căn vặn:
    - Đi công tác có phải lòng thằng nào không đấy?
    Mọi bận nghe chồng hỏi vậy nàng sẽ xù ngay những chiếc gai nhím ra để đập lại nhưng lần này nàng chỉ lặng lẽ đẩy chồng ra. Và trong đầu nàng cũng hiện lên một câu hỏi: Liệu nàng đã phải lòng ai đó chưa? Nhưng nàng lại bật ra ngay câu trả lời:
    - Em đã làm vợ anh bao nhiêu năm rồi, vợ anh thế nào mà anh không biết ư?
    Chồng nàng cười xí xớn:
    - Ừ thì cứ phòng ngừa trước đi.
    - Nhưng anh có thể ngừa được gì nào khi em có phải lòng ai thì cũng là sự đã rồi.
    - Em mà phải lòng ai anh sẽ biết ngay bây giờ đây.
    Chồng nàng lại chằm bặp nàng với cử chỉ mạnh mẽ hơn như để chuộc lỗi với nàng. Thân thể nàng nhũn ra không một cảm xúc. Nhưng chồng nàng đang rất hào hứng thế kia, nàng không muốn anh mất hứng. Vả lại nàng cũng có kinh nghiệm trong những lúc như thế này. Nếu nàng không có hào hứng với anh, anh sẽ ca lại bài ca cũ. Rồi sẽ cãi nhau, dỗi hờn.
    Trong cuộc sống, vợ chồng nàng có nhiều xung đột, bất trắc nhưng sau đó đã được giải quyết êm ả. Tuy nhiên sự êm ả đó cứ lặp đi lặp lại thành một rãnh mòn, từ lâu đã không còn làm nàng thổn thức được nữa. Chồng nàng đã trở thành một người ruột thịt thân thích như cha nàng, như anh em nàng và như con nàng vậy. Nàng lo lắng, chăm sóc cho anh nhưng nàng không còn xao xuyến mỗi khi anh động chạm đến nàng. Cùng với sự "xơ hóa" ở cảm xúc với chồng thì đêm về nàng hay có những giấc mơ kỳ lạ. Một người đàn ông lạ mặt liếc nhìn nàng, hay động nhẹ vào nàng thôi là nàng cảm giác xao xuyến đến tột cùng. Những đêm nào có giấc mơ như thế thì buổi sáng nàng thức dậy cực kỳ khoan khoái, và cảm thấy sức lực tràn đầy. Tuy vậy nàng không bao giờ có ý định tìm kiếm gương mặt một người đàn ông nào ở ngoài đời giống trong mơ. Nàng nhìn hết thảy mọi người đàn ông với sự vô cảm.
    Vậy tại sao nàng lại để cho sự đụng chạm xảy ra?Buổi chiều, khi kết thúc công việc, cả đoàn đi ra biển. Họ giẫm chân trần trên cát mịn và im lặng. Ai còn có thể tán được những lời vụn vặt, vô nghĩa nữa kia chứ khi đang ở bên một sự hùng vĩ nhường này.
    Rồi mọi người kéo lên bờ đê, ngồi xuống bên cạnh khóm kim trâm đang nở hoa trắng muốt. Nàng cảm thấy mình hoàn toàn là một cô bé con vô tư, chưa từng bận bụi trần gian. Nàng cất tiếng hát Biển hiền hòa lớp sóng đẹp bao la, lòng ta như rộn vang ngàn câu ca. Cả đất nước xanh tươi như mộng đời, lưu luyến trong tâm hồn bao người... Sóng biển đệm đàn cho nàng. Có lẽ từ hồi say sưa hát ru con đến bây giờ nàng mới hát say sưa đến vậy. Ngày còn ở với mẹ chồng, khi nào nàng hứng khởi hát véo von thì bà bảo: "Cô hát hay đấy, sao không đi hát mà kiếm ăn cho nó nhàn thân". Mỗi lần nàng cất tiếng hát thì mẹ chồng nàng lại bảo thế. Khi sống riêng với chồng rồi cao giọng lên hát thì chồng bảo "Cô lại ra đường chập điện với thằng nào rồi mà yêu đời véo von thế". Vậy là giọng hát của nàng cứ lịm đi. Khi nàng hát xong cả bọn im lặng một lúc lâu, rồi thì những giọng đàn ông ồ ồ cất lên. Ban đầu còn chệnh choạc sau thì quyện dần. Rồi thì nàng chẳng thể hát một mình được nữa. Nàng hòa giọng vào dàn đồng ca. Dàn đồng ca lắc lư nghiêng ngả, như say trước biển, người nọ ngồi sát vào người kia thân thiện, hòa bình. Nàng chợt nghĩ ra một điều to tát, giá tất cả loài người cùng nắm tay nhau vòng quanh biển để hát thì trái đất này sẽ hết chiến tranh, đau khổ và đói nghèo. Một ý nghĩ to tát như thế để nàng không mấy chú ý đến việc gương mặt tử tế đó đã nép vào người nàng từ lúc nào. Một tiếng nói ấm áp thoảng qua tai nàng: "Hát nữa đi em, em hát hay biết bao". Em ư? Điều gì đã xảy ra thế. Sao lại là em nhỉ. Nàng quay lại nhìn thẳng vào gương mặt tử tế. Ánh hoàng hôn chạng vạng vẫn đủ để nàng nhìn thấy một đôi mắt đang nhìn nàng đăm đăm. Và đôi môi không ngừng mấp máy những câu tiếng Anh I love you! I love you. Trong đầu nàng cũng xuất hiện những câu tiếng Anh I like you, I need you but I don''t love you . Nàng rất muốn bật ra khỏi đầu những câu tiếng Anh đó rồi phá lên cười để dành lại thế chủ động. Nhưng mắt nàng đã hoa lên và nàng muốn ngả đầu vào vai người ta. Sao nàng lại muốn thế? Nàng cũng không hề biết. Chắc chỉ có biển mới biết. Tuy nhiên chiếc đầu kiêu hãnh của nàng vẫn ngồi im trên cổ. Nàng ý tứ ngồi xa ra.
    Chồng nàng đã thức giấc:
    - Em không ngủ à?
    - Em đã ngủ cả ngày rồi mà.
    - Thôi chết đã bảy giờ rồi cơ à? Em đói rồi phải không? Anh đưa em đi ăn nhé. Hôm nay anh thấy em có vẻ là lạ thế nào và lại xinh nữa. Phải chiều thôi, kẻo không có ngày lại mất vợ.
    Nàng giật mình và vội vàng trở lại bộ mặt hơi câng câng của mình.
    - Gớm chết, vợ anh may mà lấy được anh là phúc to bằng cái đình rồi. Anh cứ bỏ ngoài đường bảy ngày bảy đêm xem có quạ nào nó tha đi không?
    - Nói linh tinh thế, thôi nào ăn đi.
    Chồng nàng khoác vai nàng dịu dàng. Đó cũng là một sự dịu dàng, nàng cảm nhận được nhưng chỉ có điều nó không giống sự dịu ngọt kia.
    Cảm giác muốn được ở một mình làm nàng ăn không ngon miệng. Thức ăn vào đến đoạn ngang trái tim là muốn nhào trở ra. Chồng nàng ân cần gắp thức ăn cho nàng làm nàng nghĩ ngợi. Rồi bữa ăn cũng qua. Nàng bảo với chồng:
    - Anh cứ ở nhà bà nội với con. Em về nhà ngủ một mình cũng được, cho khỏe mai còn đi làm.

    (còn tiếp)
  7. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    (tiếp tục)
    -----------------------------------------------------------
    Chồng nàng không đồng ý. Nàng cảm thấy sự thất vọng vô cùng. Về phòng nàng vớ ngay một quyển sách đọc để yên thân. Một lần nữa chồng nàng đâu có để cho nàng yên thân. Đã thành lệ mỗi lần nàng đi công tác về dù chỉ một hai ngày anh cũng chằm bặp nàng như là đã xa nhau lâu lắm. Anh tỏ ra quan tâm và rất âu yếm nàng. Lần này cũng vậy. Anh đến bên nằm ấp vào nàng. Anh gối tay để cho nàng đọc sách. Một lần nữa nàng lại thất vọng tràn trề. Thực ra nàng đâu có ý muốn đọc sách, đó chỉ là cái cớ để cho nàng suy nghĩ mà thôi. Dù vậy nàng cũng cảm nhận được bộ ngực của chồng vừa ấm áp, vừa mạnh mẽ. Nàng vùi mặt vào ngực chồng ngủ thiếp đi.
    Ngày hôm sau nàng đến cơ quan làm việc. Thay vì phải xử lý các số liệu của chuyến công tác vừa qua thì nàng lại ngồi dí bên máy điện thoại. Nàng chờ. Nhưng đó là một buổi sáng yên tĩnh. Đến gần 10 giờ mà chẳng có cú điện thoại nào cả. Ngực nàng căng phồng. Thỉnh thoảng nàng lại trút một tiếng thở dài để tống bớt không khí ở ngực ra ngoài.
    ... Trời tối sẫm mọi người quay về nhà nghỉ. Từng người rải bước đường và chẳng còn ai trêu trọc ai nữa. Chỉ có gương mặt tử tế vẫn đi bên cạnh nàng và vẫn bằng những câu tiếng Anh để khen nàng là một cô gái đẹp. Nàng bảo rằng nàng đã là một người đàn bà. Nhưng người ấy bảo nàng chỉ là một cô bé và I love you, I love you. Nàng trở về phòng với cảm giác sẽ không ngủ được nhưng vừa đặt mình xuống giường nàng đã ngủ ngay.
    Ngày làm việc hôm sau diễn ra với nhịp độ nhanh hơn để có thể kết thúc chuyến công tác sớm hơn dự định một ngày. Đến sáu giờ tối thì công việc kết thúc. Mọi người cùng đề nghị trở về nhà ngay. Xe hơi đã chuẩn bị sẵn, chỉ có điều gương mặt tử tế bỗng trở thành một nhà đạo diễn. Người đi tháp tùng được chỉ đạo ngồi lên ca bin cạnh lái xe. Hai người đàn ông được chỉ ngồi lên ghế trên, còn nàng ngồi xuống ghế sau cạnh cửa sổ và gương mặt tử tế thì ngồi cạnh nàng. Xe đi trong màn đêm yên tĩnh. Sau hai ngày làm việc căng thẳng những người đàn ông ở hàng ghế trên đã đi vào giấc ngủ. Trước khi ngủ họ còn cố đùa một câu: Tranh thủ ngủ tí để lấy sức về nhà cho vợ còn truy lĩnh. Không gian chỉ còn lại hai người. Nàng lại một lần nữa quên mất hiện tại của mình. Nàng ngồi nghe gương mặt tử tế nói về mình, rằng anh ta đã có bảy bằng sáng tạo. Rằng thì đàn ông phải có chí tiến thủ. Anh ta đã đạt được điều đó. Và đàn ông thì phải biết yêu cái đẹp. Thấy cái đẹp mà không yêu thì không phải là đàn ông. Còn ở người phụ nữ, cái duyên phải cầm đầu. Có đẹp đến đâu mà không có duyên cũng vứt. Mà ở nàng vừa duyên lại vừa đẹp, thế thì tại sao người ta lại không yêu nàng cho được. Sự từng trải trong con người nàng chỉ thốt lên những lời yếu ớt: Đừng có lạm dụng sự yêu đến vậy! Reng reng... chuông điện thoại cắt ngang luồng suy nghĩ của nàng. Nàng vồ lấy máy. Đó là chồng nàng rủ nàng đi ăn trưa. Nàng cảm thấy gần như ốm. Nàng thều thào đồng ý. Trong lúc đợi chồng đến đột nhiên cảm giác của nàng chuyển sang hướng hờn dỗi, rằng người ta đã quên quách nàng rồi. Sự dỗi hờn bóp nghẹt trái tim nàng. Một lần nữa nàng lại không muốn mình chết chìm trong sự dỗi hờn đó. Nàng nghĩ đến một điều rất thật rằng thì là người ta cũng có một người vợ để ôm ấp yêu thương. Sau sự dịu ngọt đến thế với nàng trên quãng đường hơn 100 kilômét thì ở nhà người ta đang có một người vợ mong chờ. Và như chồng nàng người ta cũng chằm bặp, yêu thương vợ người ta chứ. Bây giờ chẳng hạn, vợ người ta hẹn đi ăn trưa cùng chồng vì thế chẳng thể gọi điện cho nàng được.
    Chồng nàng đến, anh ân cần hỏi thăm nàng rằng nàng có ốm hay không sao mặt nàng xanh xao thế. Anh đưa nàng đến một tiệm ăn ngon, cố ép nàng ăn. Rồi đưa nàng về cơ quan ngồi với nàng cho đến giờ làm việc.
    Buổi chiều, nàng uể oải mang tài liệu ra làm và không còn nghĩ đến cú điện thoại mong đợi nữa. Trời chiều cả phòng ngồi quanh bàn trà chờ hết giờ làm việc, thì bỗng có điện thoại cho nàng. Một giọng nói xa lạ hỏi thăm nàng có khỏe không, và còn nhớ người ta không? Nàng trả lời nàng chưa nhận ra người đang nói chuyện với nàng là ai cả. Giọng nói qua điện thoại có vẻ thất vọng. Rồi giọng nói ấy bảo với nàng rằng: Trông nàng phúc hậu thế mà lại có ý định giết người kia đấy. Nghe đến đấy nàng bắt đầu run rẩy. Nàng hẹn lúc khác sẽ gọi lại và đặt vội máy xuống. Nàng đảo mắt nhìn mọi người trong trạng thái sợ sệt như nàng vừa có ý định ăn vụng vậy. Nàng ra một góc ngồi, run rẩy trong trạng thái đầy xao xuyến. Thì ra là người ta vẫn nhớ đến nàng chứ không phải là đã quên nàng.
    - Kìa mơ màng gì, đức lang quân đến đón.
    Một cô bạn cùng phòng gọi giật giọng, nàng cuống cuồng đứng lên lấy hai tay xoa mặt, vội vã như kiểu xóa dấu vết. Nàng liếc vội vào chiếc gương to treo trên tường. Mặt nàng đã giãn ra nhưng đôi mắt thì còn ngơ ngác. Chồng nàng vào phòng chào mọi người và dừng lại vài giây ở trên mặt nàng. Trên đường về anh không nói gì cả, còn nàng thì huyên thuyên đủ chuyện.
    Về nhà nàng vừa nấu cơm vừa hát thầm trong họng. Chồng nàng ngồi im lặng đọc báo. Cơm nước xong xuôi nàng bê mâm để lên bàn rồi vào phòng tắm. Nàng trút bỏ quần áo rồi tự ngắm thân thể mình. Ý nghĩ của nàng chưa liên hệ gì với thân thể của mình thì chồng nàng đẩy cửa phòng tắm bước vào. Nàng thật sự ngạc nhiên vì đã lâu lắm rồi từ khi sinh con xong thì chẳng bao giờ có chuyện tắm chung với nhau nữa. Chồng nàng để nguyên cả quần áo ôm lấy nàng. Anh định nói gì đó nhưng rồi anh lại cúi xuống hôn nàng. Như có phản xạ sẵn nàng né tránh cái hôn đó, vì cũng từ lâu lắm rồi nàng và chồng cũng không còn hôn nhau. Chồng nàng bê chặt lấy mặt nàng và hôn, rồi anh thì thầm vào tai nàng:
    - Em còn yêu anh nữa không?
    Nàng chết lặng người không biết trả lời chồng thế nào cả. Có còn yêu anh nữa không ư? Nàng cũng chẳng biết nàng có còn yêu anh nữa không. Nàng chỉ biết anh rất là cần thiết trong cuộc đời nàng và nàng thì đang xao xuyến vì một người khác. Nàng lại còn rất thương chồng - điều này là chắc chắn. Và nàng sợ mình sẽ làm tổn thương đến chồng. Nàng chảy nước mắt giàn giụa.
    Chồng nàng ghì chặt nàng vào ngực rồi lặng lẽ trở ra.
    Đêm ấy nằm cạnh chồng nàng không còn dám nghĩ đến sự dịu ngọt ấy nữa. Nhưng đến sáng hôm sau khi chỉ còn lại một mình thì trống ngực nàng đập rộn rã. Nàng quyết định gọi điện thoại và hẹn gặp mặt. Nàng rất muốn nhìn cho kỹ bộ mặt tử tế đó.
    Sau khi giải quyết xong công việc, nàng gọi điện đến cho gương mặt tử tế và hẹn gặp. Giọng nói ở bên kia đầu dây có vẻ do dự một chút rồi hẹn nàng ra đầu phố. Còn nửa giờ nữa mới đến giờ hẹn. Nàng hồi hộp như lần đầu tiên hẹn hò vậy. Nhưng trong đầu nàng lại tỉnh táo để tự hỏi mình: "Gặp người ta để làm gì nhỉ? Mọi việc diễn ra chẳng quá rõ ràng rồi sao? Để dấn thân vào một cuộc tình ư?". Một cuộc ngoại tình, điều này có đến trong mơ cũng chưa bao giờ nàng nghĩ đến. Nàng vội vàng xua ngay khỏi đầu ý nghĩ ấy. Không biết gặp mặt nhau rồi xong để làm gì? Thế thì bẽ bàng hết sức. Nàng thuộc típ người luôn làm việc gì cũng phải có lý do. Việc làm nào không có lý do cụ thể thì nàng xếp vào loại việc ngớ ngẩn, rủi ro.
    Nàng vội vàng bấm máy điện thoại, máy điện thoại, may quá người ta chưa đi khỏi nhà. Nàng xin lỗi là không thể gặp được vì bận. Người ta cũng xin lỗi nàng về chuyện hôm ấy và khẳng định lại một lần nữa là nàng thật đáng yêu!
    Đã sang ngày thứ mười. Từ trong sâu thẳm nàng muốn một lần nữa thử lại sự dịu ngọt quá ấy. Nàng muốn biết cảm giác thực của nó xem có giống như lúc nàng hồi tưởng lại không. Nàng cho rằng đó không phải là sự ngoại tình, mà đó chỉ là "sự dịu ngọt" quá hay là "sự dịu dàng" quá, mà nhân loại đang rất thiếu mà thôi. Nàng rất muốn nhưng chưa tìm được lý do để thực hiện. Chồng nàng thì đang có điều gì biến đổi chăng? Sao anh lại tỏ ra đặc biệt âu yếm, quan tâm đến nàng. Trước đó anh đã từng nhiều lần thô bạo với nàng. Nếu bây giờ mà anh tỏ ra thô bạo với nàng thì nàng sẽ có ngay lý do để tìm đến sự dịu ngọt. Vì sự giằng co đó mà nàng rơi vào trạng thái gần như tuyệt vọng. Nàng ăn uống rất kém và bỏ bê công việc. Và những cơn buồn ngủ thì luôn ập đến bất ngờ. Những cơn buồn ngủ vẫn luôn đến từ tim khi nàng hồi tưởng về "sự dịu ngọt". "Sự dịu ngọt": - có lúc làm tim nàng căng phồng như sắp vỡ toang ra để nàng muốn hét to lên rằng "sự dịu ngọt" chết người.
    Sau một tháng vật vã với chính những cảm xúc trái ngược, nàng dần cân bằng trở lại bằng chính sự chăm sóc của chồng. Cũng sau một tháng đó nàng đã tìm được lý do chính đáng để gặp mặt ngườt ta. Bạn bè với nhau thì có thể gặp nhau để trò chuyện được chứ. Nhưng lý do thực chất là nàng muốn kiểm chứng lại thái độ của người ta với nàng như thế nào? Đó có phải là sự đùa cợt không? Nàng hồi hộp muốn tìm câu trả lời.
    Một tháng đó dường như cũng đủ thời gian để chín những cảm xúc. Khi nàng đã không còn run rẩy ấn các con số điện thoại nữa thì điện thoại bên cạnh bỗng kêu reng reng. Gương mặt tử tế gọi điện thoại cho nàng và nói rất muốn gặp nàng. Nàng đồng ý và mỉm cười muốn đùa cợt ngay khi nghĩ lại lần trước người ta đã hẹn nàng ở góc phố.
    Người ta bước vào phòng nàng đầy tự tin với một gương mặt tử tế. Nàng chủ động mời người ta ra quán nước. Khi chỉ còn hai người đối diện với nhau qua chiếc bàn nước, nàng nhìn vào mắt người đó với cái nhìn cực kỳ thẳng thắn. Người ta bảo nàng:
    - Chúng mình là bạn của nhau nhé
    - Tùy thuộc vào ý trời.
    - Nếu đã là ý trời rồi thì mình chẳng thể nào chống đỡ được đâu. Mình là bạn bè của nhau. Bạn bè với nhau thì mang đến điều tốt đẹp cho nhau hơn, phải không?
    - Nhưng tại sao...?
    Nàng định hỏi tại sao lại xảy ra chuyện đó. Người ta như nắm bắt ngay được ý nghĩ của nàng:
    - Chị có bao giờ quan sát bầu trời lúc sắp xảy ra giông bão chưa? Một tia chớp sáng lóa rạch ngang bầu trời đen thẫm, sau đó là bão giông. Chuyện xảy ra giống tia chớp đó, tôi không sao nắm bắt được. Chỉ có điều sau đó là giông bão thật sự ập xuống đầu tôi.
    Nàng chìa tay qua bàn với một cảm giác cực kỳ nhẹ nhõm:
    - Ta sẽ là bạn tốt của nhau chứ.
    - Tất nhiên.
    - Và trái tim nàng cũng cực kỳ nhẹ nhõm: Ơn trời nàng đã vượt qua được cơn bão đó.

    -------------------------------------------------------------
    Hết
  8. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Cứ mỗi khi Hà Nội trở gió lạnh như thế này, lại nhớ đến truyện này, mặc dù nó đã quá nổi tiếng và ai cũng đã từng một lần đọc qua, nhưng hôm nay vẫn xin được kể lại. Mới trưa nay còn mát trời, mà chiều tối đã lạnh khủng khiếp nhỉ. Nhưng cũng cảm thấy ấm lòng một chút, vì hy vọng số quần áo trong đợt quyên góp của mọi người trong box đã tới được tay những người dân nghèo...
    Thạch Lam
    Gió Lạnh Đầu Mùa

    --------------------------------------------------

    Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bứt, chảy mồ hôi.
    Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
    Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trông chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì rét.
    Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:
    - Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
    Rồi quay lại bảo Sơn:
    - Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
    Sơn kéo chăn lên đắp cho em, ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho một chén, Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào miệng chén cho hơi bốc lên. Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
    Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói:
    - Rét quá! Múc nước cóng cả tay.
    Vú giơ tay hơ trên hỏa lò. Mẹ Sơn hỏi:
    - Năm nay rét sớm hơn mọi năm vú nhỉ?
    Người vú già ra vẻ nhớ lại, đáp:
    - Cũng chả bằng cái năm mợ đi cân gạo bên Sông. Gớm, mới rét làm sao! Sáng tôi dậy, bà sai đi chợ, cứ run lên cầm cập.
    Sơn cũng nhớ cái rét năm ấy rõ rệt lắm, như mới đây thôi. Buổi sớm hôm ấy, mẹ Sơn cũng ngồi uống nước chè như sáng hôm nay và cũng lấy áo rét ra mặc.
    Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản. Mẹ Sơn đặt cái vỉ buồm lục đống quần áo rét. Sơn nhận ra cũng những cái áo Sơn đã mặc năm ngoái, năm kia: một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sơn cầm giơ những cái áo lên, thấy mát lạnh cả tay. Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vải gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ, lâu lắm, ngày Sơn còn nhỏ.
    Mẹ Sơn giơ lên một cái áo bông cánh đã cũ nhưng còn lành lặn, nói:
    - Đây là áo của cô Duyên đây.
    Duyên là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi. Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Vú già là người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ, với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía,tay mân mê các đường chỉ:
    - Giá bây giờ em nó có còn cũng chả mặc được.
    Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc nói với Sơn lại để mặc áo, Sơn thấy mẹhơi rơm rớm nước mắt.
    Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
    - Thôi, con đi chơi.
    Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
    Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
    Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
    Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
    Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
    - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
    Đứa khác nói:
    - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
    Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
    - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
    Sơn ưỡn ngực đáp:
    - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
    Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
    - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
    Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
    - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
    Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
    - Sao không bảo u mày may cho?
    Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
    - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
    - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
    Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
    Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
    - Mợ tôi đi đâu hở vú?
    - Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.
    Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:
    - Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?
    Sơn ngạc nhiên đáp:
    - Phải. Nhưng sao vú biết?
    - Con Sinh nó nói với tôi đấy Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét. Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.
    Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:
    - Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.
    - Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.
    Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:
    - Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.
    - Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.
    Chị Lan đấu dịu:
    - Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.
    - Nhưng mà em sợ lắm.
    Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:
    - Đằng nào cũng phải về cơ mà. May r a có lẽ me không mắng đâu.
    Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.
    Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:
    - Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?
    Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:
    - Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.
    Mẹ Sơn hỏi:
    - Con Hiên không có cái áo à?
    - Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.
    Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
    - Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
    Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :
    - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
  9. doidep198

    doidep198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Một câu truyện hay của một thành viên của Box nhưng tớ không muốn nói tên ra. XIn phép đưa lên nhé bạn!!!

    Câu chuyện nhỏ của tôi

    Tôi không chạy trốn anh nhưng lại không đủ sức để đối diện với những kỷ niệm, với tất cả những gì có thể gợi nhớ về anh. Tôi ra đi mong tìm lại sự thanh thản cho mình, mong lại được trở vể là cô nhóc vô tư ngày nào. Tôi đến khu nhà trọ mới với niềm tin vụn vỡ, với tất cả những bàng hoàng, thất vọng mà anh đem đến cho tôi.
    Ngày đầu tiên bắt đầu bằng một hành động điên rồ nhất. Tôi đã uống rượu và lần đầu tiên kể từ khi xa anh, tôi thả cho nỗi đau của mình tự do khổi sự kìm nén của chính mình. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi thừa nhận nỗi đau ấy.
    Nơi đây, tôi gặp những con người rất khác. Không phải những anh chàng bảnh bao trong bộ đồ đóng thùng với mái tóc rẽ ngôi hiền lành, đĩnh đặc. Đó là những anh chàng râu tóc nham nhở, xăm trổ đầy mình. Họ thường chào đón bình minh vào lúc quá trưa với tiéng rít thuốc lào xé ruột. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng các anh giống nhau ở chỗ đều đang mất phương hướng, đang bỏ mặc mình trôi theo số phận. Ngược lại cái vỏ bề ngoài lạnh lùng bất cần đời ấy, tôi cảm nhận được những quan tâm chân thành. Các anh làm tôi cười khi tôi gặp chuyện không vui, lôi tôi thoát khỏi những khoảng lặng đáng sợ bằng tiếng đàn tiếng hát, bằng cả những câu an ủi vụng về.
    Còn tôi, cứ lặng lẽ bên các anh, lặng lẽ chứng kiến những ngày tháng vô vị trôi qua cùng với sự buông trôi mà xót xa, bất lực. Tôi đã chẳng thể làm được gì ngaòi những lời khuyên mà tôi không biết nó có giúp ích được gì hay không? Có thể cuộc sống của tôi quá yên ả và hạnh phúc nên tôi không hiểu được những gì các anh đã và đang trải qua. Các anh cho tôi vấn đề của tôi chẳng là gì cả.
    Cuộc sống như một dòng sông mà mỗi con người giống như những con thuyền giấy mà tuổi thơ ai cũng ít nhất một lần thả. Mỗi con thuyền đều theo dòng chảy của riêng nó. Con thuyền của tôi đã không thể làm gì khi dòng nước cứ kéo nó ra xa con thuyền của các anh.Đó như một tất yếu. Các anh như sự sắp đặt của số phận để chữa lành vết thương cho tôi. Mọi sự mà các bạn cho là tình cờ trong cuộc sốngtheo cách này hay cách khác đều có ý nghĩa của nó.
    Tôi không còn thù ghét T như trức nữa. Những kỷ niệm giữa anh và tôi, tôi đã cất kín trong ngăn tủ ký ức. Dòng sông tiếp tục đưa tôi đến với những con người mới ( một dịp khác tôi sẽ kể bạn nghe) Tôi đã trở lại là Tôi, một con nhóc vô tư nhưng cũng đủ chín chắn.
    Như có ai đã từng nói ?o Cuộc sống là những bất ngờ?. Ngay lúc tôi ít ngờ nhất thì tôi lại gặp anh. Dường như con người ta càng trốn tránh điều gì thì nó càng dễ đến. Anh tìm gặp tôi vào một chiều Chủ nhật. trong quán nhỏ ngày nào, trước mặt tôi anh không còn là T cua rngày xưa nữa. Anh nói anh không thể sống thiếu tôi, và cầu xin tôi tha thứ cho anh. Anh kể cho tôi một cổ tích về một chàng trai vì yêu cô gái nên cố tình đẩy cô gái ra xa. Nhưng giờ đây, khi mọi khó khăn đã qua, hơn lúc nào hết chàng trai muốn bù đắp lại cho cô gái. Câu chuyện là một bất ngờ, nhưng bất ngờ hơn cả là Tôi-nhân vật cô gái- lại có thể ngồi nghe câu chuyện của anh với sự lạnh lùng dửng dưng vô cảm như nghe câu chuyện của một ai đó khác cơ.
    Đáng lẽ con bé Tôi phải khóc nấc lên rồi ôm chầm lấy anh chứ? Anh của tôi bằng xương bằng thịt đây mà. Tôi không còn yêu anh hay chưa từng yêu anh? Có phải tôi đã lầm tưởng những tình cảm trước kia tôi dành cho anh là tình yêu? Tôi sợ hãi bỏ chạy không phải vì trốn chạy anh mà tôi đang cố trốn chạy cái ý nghĩ đáng sợ là Hình như tôi không biết yêu. Từ trước đến nay, người duy nhất tôi yêu chính là bản thân mình
    Trở lại HN, thanh thản và bình yên. Tôi đã trút được gánh nặng mà bao lâu nay tôi cứ buộc mình phải đeo. Tôi không thể trở lại bên anh vì đơn giản tôi không còn yêu anh hay chưa từng yêu anh. Điều đó cũng không quan trọng nữa. Những gì tôi giành cho anh lúc này chỉ là sự thương hại. Anh nghĩ tôi là ai? Tôi đâu còn là con nhóc ngốc nghếch ngày xưa để anhmang kẹo ra dụ. Câu chuyện anh kể dù là thật hay giả dối lúc này đều thành vô nghĩa. Dù sao tôi cũng phải cám ơn anh về cuộc gặp gỡ này. Nhờ nó mà tôi thật sự nhận ra tôi, thực sự giải thoát cho chính tôi.
    Cuộc sống như một dòng sông lớn với nhiều dòng nhỏ. Đôi khi có những dòng chảy đưa những con thuyền gặp nhau rồi lại tách chúng ra. Đó là số phận. Tôi đang thanh thản theo dòng chảy của mình. Cầu mong anh sẽ tìm sự bình yên trong tâm hồn trên con đường phía trước.
  10. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam thắng Thái Lan, đường phố đông nghịt, vừa đi có chút việc xong ghé vào Giảng ngồi một lát, cảm thấy giữa đông nghịt mà nhớ em quá. Làm tách nâu trứng nóng, cảm thấy cũng ấm áp hơn. Xin được gửi tới mọi người đêm nay, một truyện ngắn nữa của tác giả Phan HỒn Nhiên:
    Phan Hồn Nhiên
    Cậu Chuyện Cà Phê

    --------------------------------------------------------

    Ngớt mưa, âm vang các cơn sấm vọng về từ biển rơi rớt một đỗi nữa rồi mới bặt. Gió mang mùi cà phê thổi men nhiều ô cửa, như thể cả thế giới không ngủ, ngồi bên bàn với cốc cà phê cô độc. Cửa hàng đóng cửa gần 11 giờ khuya. Đó là lúc dễ chịu nhất trong ngày. Cô bạn Ninh cùng hội cùng thuyền ngáp to, nói rằng cô có thể ngả lưng và đánh giấc dài bất tận. Thực tế cô là người duy nhất tôi biết sợ hãi giấc ngủ, e tiêu tốn thời gian.
    Nhà tôi không xa cửa hàng. Chiều, từ phòng thiết kế về, tôi ghé nhà một thoáng rồi đi bộ ra hiệu, không quên mang theo cái bình nhỏ đựng cà phê. Tôi cùng cô bạn thời đại học chung tiền mở cửa hàng bán những món đồ lưu niệm cho dân Tây du lịch.
    Công việc làm thêm bình thản, không đòi hỏi gì khác ngoài những buổi tối ngồi yên giữa vài mét vuông đầy chật kệ hàng, vẽ, chờ vài người khách ghé vào và nhai mấy câu tiếng Anh thuộc lòng nói về vẻ đẹp gốm sứ hay sự độc đáo của các bức vẽ bằng tay... Cô bạn tôi đôi lúc giải khuây với việc đếm lại tiền, giấy chuyển khoản có nguồn gốc từ mọi ngóc ngách thế giới. Tôi uống cà phê. Cà phê không làm người ta thông minh nhưng nó đổ đầy cảm giác vừa lòng với chính mình. Thỉnh thoảng nhìn tôi một cách thờ ơ, Ninh nhắc: "Cậu uống nhiều vô cớ!" Các cô gái đọc sách hay đưa nhận xét bí hiểm. Tôi thích uống, vậy thôi.
    Đoạn đường từ cửa hiệu về nhà phải lên đoạn dốc nhỏ. Tôi thở đầy phổi mùi thơm tươi mát của đêm, những cơn gió dính muối biển và bất chợt, tôi tới ngồi xệp trên cột điện gãy đỉnh dốc, nhìn về phía chung cư xa. Căn buồng T tầng 2 dễ nhận thấy, Một cánh cửa sổ luôn hé, con cá nylon treo dưới hàng hiên như vĩnh viễn bơi trong ánh đèn trắng. Ngày nào tôi cũng gặp cô. Công ty T làm việc và phòng thiết kế chỗ tôi chung toà cao ốc. Chúng tôi cùng đi thang máy, quen nhau lần mất điện bị giam trong cái thùng sắt tối tăm. T là một cô gái giản dị, mớ tóc thẳng, đôi mắt yên tĩnh và hơi thở nhẹ. Tôi chẳng biết nói gì cả nên hỏi cô có thích xem phim Hàn Quốc không. Cô nói mới đi làm chưa mua ti-vi. "Còn bóng rổ?" - Tôi hỏi tiếp, các nhân vật trên phim hay chơi môn này. T bật cười: "Tồi lắm!". "Thế sách thì sao?" - Khi hỏi điều ấy, tôi nhớ Ninh, cô bạn đọc quá nhiều và sống hơi khác thường. Cô gái xa lạ quay nhìn tôi: "Anh đang xem quyển gì?" Sự bối rối xâm chiếm vài giây trước khi tôi nhớ một tên sách Ninh để trên quầy hàng. Cô gái mỉm cười trong bóng mờ, nhắc tới Kenzaburo Oe, Phan Triều Hải, Kazan... những kẻ hoàn toàn xa cách với cuộc sống tôi. "Anh thích ai trong số họ không?" - Tiếng nói T dịu dàng, thân thiện. "Chẳng ai cả!" - Tôi đáp, với một chút tổn thương. "Cũng không đến nỗi nào..." T nói đơn giản. Bất giác cả hai cùng cười to, nhẹ nhõm. Khi ấy thì thang máy mở được cửa. Tia nhìn người bảo trì thang đặt lên chúng tôi ngờ vực tò mò. Tôi đọc và nhớ bảng tên cô gái. Bóng rổ, sách, cà phê, phim Hàn Quốc... những thứ tôi thích hay không thích. Thế nhưng chúng đâu quan trọng nữa khi một người đàn ông tìm thấy cô gái mà anh ta biết hình ảnh cô sẽ xâm chiếm anh, ngày mỗi ngày chất đầy lên, như những món đồ lạ lùng trong ngăn kéo...
    Tôi ngồi trên trụ điện gãy thêm một chốc. Ô đen trắng tầng 2 bất động. Có lẽ T đang theo đuổi câu chuyện trên những trang sách. Một cái bóng lướt qua khung cửa. Rất nhanh. Tôi tự nhủ cô gái sắp ngủ rồi. Xách cái bình thủy trống rỗng, tôi nhổm dậy, rảo bước về nhà. Vài mẩu lá rơi xuống vỉa hè như những mảnh giấy cũ.
    ...
    Ninh là cô gái bất thường - trên kia tôi hơi đả động điều này. Đang làm hoạ sĩ ở một xưởng phim, cô ta nghỉ ngang. Thời gian đó thi thoảng cô nhắn máy tôi ghé nhà, ngôi nhà lớn có vườn bao quanh mà thời sinh viên, tôi không thể hoặc không muốn bén mảng. Nhưng về sau chi tiết ấy chẳng còn ý nghĩa. Cô ta cần một ai để nói chuyện. Tôi là thằng bạn duy nhất cô chọn. Và tôi tới. Ninh đã ở lì trong cái chòi gỗ sau vườn hơn một tuần, như con gấu thờ ơ buồn bã. Tôi leo lên căn phòng nhỏ bằng gỗ trước là nơi vẽ của Ninh. Mùi giấy báo, mùi sơn khô, mùi dầu hoả nồng nực xông thẳng ra như bầy ong vàng hung. Cô bạn tôi ngồi im trên cái bục mẫu, nhìn đám lá qua lỗ thủng trên trần. Mọi thứ hệt một cảnh phim khiến tôi chán ốm. Ninh lầu bầu cho biết cô ta không bao giờ tới xưởng phim nữa. Tôi chẳng hỏi lý do. Lý do của các cô gái độc lập thường chính xác nhưng khó hiểu. Dù không đau răng, Ninh dùng cháo, uống hàng bình nước trà, rồi lại nằm im suy nghĩ về đủ thứ vớ vẩn - tuổi trẻ, thời gian, tình yêu, và cả sự sinh nở. Tôi gợi chuyện chán rồi cũng lặng thinh theo. Đến tối Ninh muốn tới quán gần trường đại học. Quán mở mấy bài cũ của Bee Gees. Tôi lầm bầm hát theo. Những ngày đó (một tuần? Có thể nhiều hơn) Ninh ở trong tầm nhìn và sự quan tâm của tôi. Vài tối muộn tôi ngủ lại xưởng vẽ gỗ cũ. Tôi nghe tiếng cô ta trở mình như con cá trong chậu nước. Nhưng tất cả chỉ dừng ở đấy.
    Khi tôi đi làm thiết kế hơn một năm và Ninh ra khỏi trạng thái suy sụp, chúng tôi vét tiền mở cửa hàng gốm. Một cô gái trẻ, nói tiếng Anh và Đức lưu loát, am hiểu tranh sơn dầu và kỹ thuật men- những chi tiết này thu hút khách tới đông cửa hàng. Chúng tôi kiếm nhiều tiền. Thi thoảng tôi đoán Ninh sắp bỏ đi. Nhưng cô ta vui tươi. Khi tôi thổ lộ về cô gái tình cờ thang máy cao ốc, người cùng hội cùng thuyền phá lên cười, nhướn mày:
    - Như thế có liên quan tới tình yêu không?
    - Đi thang máy và mất ngủ ư? - Tôi lúng túng.
    Ninh không trả lời, lật báo xem những món gốm cổ mới vớt lên từ đáy biển. Khuya, lúc tôi gần tới chỗ đứng trên dốc nhìn về chung cư có ô cửa nhà T trắng xanh, Ninh phóng sượt qua, phanh gấp, nhìn vào mắt tôi: "Cậu hãy lập tức nói với cô gái kia những gì cậu nghĩ, hoặc đừng dính líu vào vụ này nữa..." Tôi sợ gì chứ? Không biết! Chỉ rõ ràng tôi không can đảm như người chạy xe rất nhanh xuyên qua bóng tối. Ninh làm những điều mình nghĩ: Bỏ đi khỏi xưởng phim, nhúng tay vào mối vất vả chạy hàng, vẽ gốm, giao dịch... Tức là rời bỏ trạng thái yên ổn để đối diện sự huyên náo và nguy cơ thất bại rình rập. Nhưng cô ta đâu có chìm xuồng. Có lẽ tôi cũng nên làm điều gì, thay vì đứng yên và nhìn về ô cửa mỗi khuya.
    ...
    Tòa chung cư nhìn gần lớn hơn tôi nghĩ. Những bức tường liên miên thấm ướt bắt đầu lên rêu ở mấy vết nứt, một con chó chạy rong ngửi những bông hoa dại đọng nước mưa. Tôi hỏi đường lên tầng 2. Người đàn bà giữ xe chung cư có đôi mắt kỳ dị khiến cảm giác nhẹ nhõm tươi tắn mà Ninh truyền cho tôi phai nhạt chút ít. Tôi nhìn lại bó cúc đất xanh lam ban nãy mua, hít một hơi dài. Dãy hành lang đọng nước. Tôi gõ nhẹ cánh cửa người ta chỉ dẫn, bỗng dưng muốn bỏ đi. Tuy nhiên cửa đã mở. Gương mặt T đã ở đấy như hàng trăm, không, hàng ngàn lần tôi thấy trong tưởng tượng. Cô ngạc nhiên tột độ, rồi cười dịu dàng: "Vào đi!" Bên trong căn phòng nhỏ của T mọi thứ toát lên vẻ âm thầm hơi bất an của những món đồ không ở đúng vị trí của nó. Tôi liếc nhìn quyển sách trên bàn, đó là tựa sách mà tôi có nhắc tới lần đầu gặp T để khoả lấp sự bối rối. Cô gái mang ra cà phê trong cái tách nâu, bảo: "Buổi chiều uống cà phê thì ngày như dài hơn..." Tôi gật đầu: "ừ, nghĩa là mình cũng làm thêm được nhiều việc. Tối nào tôi cũng uống nó, nhưng chẳng ngon thế này". Nụ cười toả trên mặt T như sóng thấm lên bờ cát. Tôi nhấp một ngụm đen sánh, tự hỏi vì sao quá lâu tôi trì hoãn tới tìm T. Bó cúc toả mùi hăng hắc nằm dưới gầm bàn. Ngoài cửa sổ, chiều chất đầy mây sẫm. Những con bồ câu xám tro rời bầu trời xám tro trở về tổ trên sân thượng. Cô gái đối diện cũng vừa đi làm về, quầng mắt thoáng mỏi mệt như hai mặt hồ sâu thẳm... Một khung cảnh bình thản để người ta nói thật nhưng suy nghĩ của mình. Tôi nói nhanh: "T này, tối nay tôi không ra cửa hàng. Hình như tôi muốn được đưa T đi loanh quanh chơi". Cô ngẩng lên, tia nhìn tối sẫm: "Anh nghĩ như vậy sẽ dễ chịu ư?". Cảm giác choáng váng giống như thể trồng cây chuối quá lâu rồi biết mình không thể đứng lên được nữa. Tôi nghĩ cô từ chối, đơn giản là T không nghĩ tới tôi như tôi nghĩ tới cô, hoặc tệ hơn, tất cả những gì thuộc về tôi khiến cô xa lạ. Cô gái vào bếp mang ra vài quả trứng luộc. Chúng tôi ăn trứng chấm muối, uống cà phê, kiềm chế tâm trạng của mình khỏi sự xao động thất vọng. Tôi chộp vài mẩu chuyện bay vụt qua đầu, nói huyên thuyên. T nghe nhưng nhìn đâu đâu, tháo giấy báo bọc bó hoa cúc, cảm ơn tôi đã nhắc cô bây giờ sang đông, cũng có nghĩa là cô ra trường đi làm gần 1 năm rồi... Những căn hộ chung quanh bắt đầu cuộc sống buổi tối. Trẻ con la hét. Tiếng bếp núc. Âm thanh của những tập phim Hàn Quốc. Chúng tôi đứng nán bên cửa sổ nhìn qua ti-vi màn hình lớn nhà bên cạnh. Phải chăng ti-vi đã dựng nên trong tôi ao ước vô hình về tình yêu, về cuộc sống tươi màu và hạnh phúc như thế... Nhưng sao khi tôi đem nó ra thử nghiệm, T đã thoái thác? Tôi chỉ cho T một nhân vật nữ làm việc cật lực, cáu bẳn, bảo giống Ninh, người cùng hội cùng thuyền của tôi nhiều năm qua. Thình lình T ngoảnh sát mặt tôi, giọng như hơi thở nhẹ: "Cô Ninh ấy hay lắm. Còn tôi, chỉ là thứ xúc cảm thoáng qua thôi. Như một bộ phim, người ta có thể cười to hay khóc to vì nó, nhưng rồi phim hết người ta ra khỏi rạp và chẳng có gì quan trọng nữa..." Tôi lục điếu thuốc nhàu trong túi. Thế đấy, tôi đã nghĩ mình sẽ không đụng vào thuốc vì T làm văn phòng, cô không chịu nổi nó. Tuy nhiên mọi việc đã khác. Tôi nhìn điếu thuốc như quan sát một vật lạ, rồi thả nó rơi xuống sân cỏ.
    ...
    Phải khá lâu sau buổi chiều kỳ quặc trên, tôi mới thu xếp ổn thoả với cảm giác trống rỗng và sự cô độc không rõ tên. Ninh là người bạn khôn ngoan. Cô ta không tò mò, không bày tỏ cảm thông vì ở một lẽ nào đấy, chúng tôi thân nhau tới mức không thể mở lời an ủi nhau được. Tôi thôi uống cà phê bởi chẳng cần nó, cũng đủ thấy một ngày dài. Ninh lấy cái bình thuỷ về nhà, đổ đầy cà phê nhưng pha thêm sữa và cả hai cùng uống khi tối muộn. Tôi ghét sữa. Cô ta ghét thứ nước đen kịt. Một sự trung hoà cũng được. Mưa nhiều, nhất là các buổi chiều. Khách tới cửa hàng ít. Hai đứa chung tiền mua một cái ti-vi nhỏ và ngồi trong góc hiệu xem tất cả các game show, nghe các chương trình ca nhạc, cười vui vẻ. Phim Hàn Quốc cũng hấp dẫn. Ninh theo dõi chúng với vẻ ngờ vực. Tôi hơi xấu hổ nhớ lại đã có lúc hình dung tình yêu sẽ mọc lên trong cảnh lãng mạn như vậy. Tình yêu, suy cho cùng, cũng chỉ là một mẩu ghép nhỏ trong cuộc sống. Và người ta không thể rập vài khuôn mẫu, dù hoàn hảo và lãng mạn...
    Mọi việc lại chảy đi với nhịp độ bình thường. Thỉnh thoảng tôi giáp mặt T trong toà cao ốc. Cô bước vào thang máy, bấm nút chờ, không nói gì. Người trông xe chung cư cái chiều hôm đó cho biết T là tình nhân ông chủ cô làm thư ký, cô sống trong căn hộ ông ta thuê gần một năm nay. Mách bảo ấy từng khiến tôi cay đắng biết bao. Tôi nghĩ giá mà cô chọn cách sống khác. Mối tình công sở giống như ngọn núi lửa tàn lụi và sự quyến rũ đi cùng nó cũng tắt theo, chỉ còn chút thông cảm dịu dàng như vệt tro nhẹ... Ninh tắt ti-vi, bắt đầu ôn ngoại ngữ. Cô ta lúc nào cũng bận rộn và tỏ ra bực bội khi tôi nhàn tản. Thêm một người khách Tây hỏi mua mấy cái cốc Phù Lãng. Tôi gói hàng, bấm thẻ tín dụng, nhẩm tính số tiền thu được trong ngày. Bỗng Ninh gấp sách, nói to: "Hôm nay kiếm được thế là đủ. Chúng ta đi đâu thôi. Không nên ở trong nhà quá nhiều, nhất là tối không mưa". Tôi ngạc nhiên, hơi buồn cười. Chúng tôi chạy chung cái xe cũ của Ninh. Mới hơn 9 giờ, đường phố không quá ồn ào. Tôi cho xe đi mãi, hít đầy phổi hơi muối bám trên những ngọn gió từ biển lùa về. Cảm giác ra khơi như một cánh buồm đột nhiên trỗi dậy, không lầm lẫn. Tôi nói: Ninh này, tụi mình cần làm cái gì tử tế, trước khi thời gian trẻ qua mất..." Cô ta không trả lời, chỉ đặt nhẹ đầu trên vai tôi. Một hơi ấm tưởng như bỏ quên. Một hương vị cà phê gần gũi. Luôn là vậy, hạnh phúc, cảm giác bắt đầu từ những thứ bình thường không ngờ.

Chia sẻ trang này