1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục kể truyện (ngắn) đêm khuya!

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi win_arc, 23/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Gần đây có PM cãi nhau qua lại với một nick mới trong box của chúng ta, quả thực không muốn thế chút nào, nhưng..... Hôm nay đọc truyện ngắn này, xin được kể lại cho mọi người và gửi tặng tới nick đó!
    Phan thị vàng Anh
    Người có học

    ----------------------------------------------------------

    Một lớp ngoại khoá mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi người có một phiếu vào lớp với số ghế cố định, có nghĩa là dù đi sớm hay muộn, anh vẫn có một chỗ ngồi đàng hoàng. Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen.
    Tôi ngồi ghế số một, hàng hai, ở một góc mà từ đây tôi phải liếc về bảng chứ không nhìn thẳng được. Một cái quạt trong góc giảng đường luôn làm đầu tóc tôi rối tung rối mù, vở lật tứ tung. Ba giờ học trôi qua như trong cơn giông. Tóm lại là cũng chẳng béo bở gì! Vậy mà cũng không thoát. Vào buổi học thứ ba, tôi đi muộn năm phút. Một anh béo tóc xoăn đang ngọ nguậy trong cái ghế của tôi. Co mình lại vì ý thức được rằng cả cái giảng đường dốc ngược kia đang ngồi nhìn xuống mà tôi thì đang đứng, tôi bảo : "Anh ơi! Chỗ này của em!". "Giấy đâu?". Tôi buồn cười, rút tờ giấy có ghi số ghế đưa anh béo, cảm thấy hành động của mình sao mà khúm núm giống như các gia đình có công đi nộp một tờ giấy chứng nhận thành tích cho cán bộ phường để xin một mảnh đất làm nhà. Anh béo đọc xong, rất thờ ơ và công chức, bảo tôi: "Đợi tí được không? Để tôi nghe nốt đoạn này đã!". Tôi cũng không nhớ đã nói gì, hình như là nằng nặc đòi lại cái ghế bão gió của mình. Không phải để ngồi nghe giảng nữa, đơn giản là tôi sợ bị quê, tôi cần phải chứng tỏ cho cả một đống người đang nhìn xuống kia rằng đây là cái ghế của tôi, rằng nãy giờ tôi đòi ghế chứ không phải xin ghế... Cuối cùng, thằng béo ấy cũng rút, để lại một câu chửi tôi không nghe rõ. Một vụ tranh chấp cũng khá nhẹ nhàng, tôi không có gì là ghê gớm lắm...
    Buổi học thứ năm. Kem bảo tôi: "Đi sớm để khỏi phải đòi ghế!". Vào sớm nhưng trong cái ghế của tôi, một cô nàng đang chống cằm tư lự, mắt nhìn xa xôi... Lần nay, hùng dũng hơn, tôi cười: "Chị ơi, tôi ngồi chỗ này!". Một đôi mắt xếch ngược ngước lên nhìn tôi rồi cô ả nói như ra lệnh: "Chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ!" "Sao kỳ vậy?" Tôi hoàn toàn đảo điên trước con người này.
    "Ghế số 9 là của tôi, ảnh chiếm, tôi đuổi không ra!". "Đó là chuyện của chị, chị đuổi không được nên sang lấy ghế của tôi sao?". Tôi lắp bắp, thấy mình có vẻ hèn hèn sao đó. Một cái cười khinh bạc như cái cười của nữ tặc và nó bảo: "Không biết, tôi không đi! Chị mời ban tổ chức lại đây!". Mọi thứ đều u mê đi trong tôi, tôi đứng đó gọi Kem: "Kem, anh Huy đâu?" Anh Huy - người hùng của những ai bị chiếm chỗ- hôm nay biến mất. Hoảng loạn (và cũng không hiểu vì sao tôi hoảng loạn lên như vậy ), tôi hỏi câu ấy bốn năm lần dù Kem đã bảo: "Không thấy". Kem cũng đang đằng đằng sát khí ở cái ghế của nó! Tôi nhìn tất cả, thấy sao ai cũng kinh khủng quá, trơ tráo quá. Tôi bảo nữ tặc mắt xếch ấy: "Chị ra đi!". "Không, tôi không đi!". Mọi người đã bắt đầu nhìn tôi và tôi ngượng, một câu nói như đưa con hoang tự động vọt ra miệng: "Chị đừng có ăn nói du côn như thế!". Và con người ấy ngồi thẳng lên. Một cái áo soie hồng kín cổ, tay phồng, một mái tóc dài kẹp lưng đoan trang, như một nhà đạo đức, bảo tôi: "Này! Vào đại học rồi, chúng ta là những người có học, đừng có dùng chữ du côn ở đây. Khi chị nói chữ đó ra, chị đã mật dạy hơn người ta rồi đấy!". Và khoảng một chục cặp mắt xung quanh nhìn tôi, nhìn một đứa ngày thường vẫn được coi là ngổ ngáo giờ đã có người trị. Tôi không nhận ra được ai quen ai lạ trong đám đó, tự nhiên thấy sợ hãi: "Hay mình mất dạy thật?". Tôi thấy mọi chuyện như trong mơ. Một ví von rất tiểu thuyết nhưng đúng là như vậy. Vì thế tôi hành động một cách u mê. Những tác phong bạo dạn ngày thường tôi bỏ đi sạch! Tôi cảm thấy hình như cái cổ áo mình quá rộng, cái đầu mình quá ngắn, cái quần mình quá to... Tóm lại là không có học tí nào! Một loạt ý nghĩ diễn ra như chớp trong đầu tôi lúc ấy, để bây giờ quay chậm lại, ấy là tôi cảm thấy cô đơn vô cùng. Tôi nhớ đến Mỹ, con bạn "vườn" của tôi. Nó đi làm ở một xưởng may mặc, vào làm đựoc hai tháng đã suýt đánh nhau ba lần chỉ vì cáu tiết, bất bình bé tí, vậy mà về nhà nó như em tôi. Tôi ngồi nơi bàn học bài thi, nó nằm dưới đất, thò hai chân vào gầm, đọc truyện trinh thám... Trời đất, tôi mong có nó ở cạnh biết bao nhiêu. Không bị ràng buộc bởi chữ học to tướng, nó sẽ nhảy vào thộp cổ, vò nát cái áo soie hồng kia cho đúng luật và bảo con ấy một cách vô cùng đơn giản, minh bạch: "Tao không cần biết, chỗ tao, mày lấy là tao đánh!". Rồi tôi nhớ đến Luynh của tôi với cái đầu tóc lộn xộn, với một nghề nghiệp mọi người coi là hư hỏng. Tôi muốn có phép lạ nào đó khiến mình tự nhiên biến mất trước hàng trăm cặp mắt kia, bay vù một cái về bên Luynh, ở một cái quán nào đó, nghe nó nói bậy cũng được, sặc sụa vì khói thuốc nó hút... Hình như tôi hợp với thế giới đó hơn. Trong cái thế giới bị coi là mất dạy của tụi nó, chuyện gì cũng được hiểu theo nghĩa đen, sòng phẳng. Ơ'' đó, một hành động nghĩa hiệp có thể tiến hành song song với một câu chửi thề. Cũng chẳng ai ý thức được câu chỉ đó có ý nghĩa gì, đơn giản là quen miệng vậy thôi. Và hình như tiếng chửi đó thốt ra mạnh bạo chỉ cốt để che giấu sự bối rối vụng về của một người bị coi là vô đạo đức nay lại đi làm việc thiện.
    ... Bất lực. Những người xung quanh không ai nói gì, tôi đi tìm một ai đó có máu mặt. Ơ'' văn phòng Đoàn, cửa đóng. Ơ'' thư quán, cửa cũng đóng. Tôi bò lại giảng đường, lo âu và uất ức, chẳng lẽ mình thua sao! Nhưng quả thật, ở đây, giữa một đám trí thức tương lai này, tôi không được xử sự như ở ngoài đường. Ơ'' đây, một cái trừng mắt, một năm tay nổi gân khẽ đưa lên cũng có thể khiến những con người tinh tế ấy cảm thấy bị tổn thương kinh khủng. Tôi đứng lại cạnh Nghiệm, một người quen khác lớp. Nghiệm chỉ: "Anh Khoa kìa!". Và tôi rối rít kêu gọi anh cán bộ lớp ấy, cũng là một việc khá vất vả! Rồi như đứa bé dẫn mẹ đến gặp đứa đã bắt nạt mình để rồi bẽ bàng khi hiểu rằng cái thằng ấy mới là con ruột của bà, còn mình chỉ là con nuôi, tôi lại lâm vào trạng thái hư thực khi anh Khoa cười cười, nó với cái áo hồng: "à, bạn của X. à! Xin lỗi nhé, xin lỗi nhé... ", và :"Xuyên, em chịu khó một chút qua góc kia được không?". Bay giờ tôi mới hiểu thế nào là công lý. Nó vô vọng và thật không định nghĩa nổi. Cái ghế của tôi mà tôi phải bỏ đi, phải thu xếp một chỗ khác sau bao nhiêu thời gian đứng ngượng nghịu giữa mọt đám người ngồi, lại còn bị chửi nữa chứ... Không nhớ tôi đã nó gì, anh Khoa loay hoay khó xử đã nó gì, cái áo hồng kia đã nó gì, chỉ nhớ kết cục, dưới sự điều động của anh Khoa, một bạn trai đã tìm một cái nghế phụ, nhường chỗ cho cái áo hồng, và tôi rơi phịch vào cái ghế của tôi. Mọi người nhìn tôi khó chịu vì các mặt sưng sỉa đau đơn không biết kiềm chế tình cảm. Dở thật! Tôi quay sang con bé đó. Nó vẫn đạo mạo như không, tay chống cằm, đầu gật gật, mắt chớp theo lời thầy giảng, rất đúng tác phong con nhà!
    Ba tiết sau đó, tôi hầu như không nghe, không hiểu được gì. Dù mọi việc đã ổn, tôi vẫn cảm thấy đau đớn vì nhận ra mình là một đứa hèn, chỉ giỏi ở nhà bắt nạt mẹ và bà, đau đớn vì ngượng và ngượng vì tác phong bặm trợn hàng ngày của mình rốt cuộc chỉ là một cái vỏ rỗng.
    Tôi về, tôi chạy như bay đến nhà Mỹ. Nó mặc cái áo pun xanh, một cái quần soọc, ngồi chồm hỗm trên cái ghế đá nhìn tôi trêu chọc: "Sao có vẻ tức giận thế kia hả con?". Tôi kể lại, nó vừa nghe vừa chửi luôn miệng, nhiều nhất là chửi tôi. Nó dài mồm: "Đại học! Là những người có học! Sao mày không cho cái con đạo đức giả ấy một bợp, hỏi nó: Mầy biết tao là ai không?". Rồi Mỹ nhìn toi từ đầu đến chân thảm hại, phì cười: "Mọi ngày dữ lắm mà?". "Không, quả thật tao chưa bao giờ gặp chuyện ngang ngược như vậy, tạo lạ quá nên không biết làm sao!". Mỹ lại nổi cáu: "Không biết làm sao! Tụi này phải để tao xử luật rừng. Mẹ, đồ vô học!". Tôi bảo: Mày mở miệng là chửi thề, cái miệng bẩn kinh khủng!". Mỹ nhìn tôi, cười đơn giản: "Cà phê?"
    Và tôi ngồi sau xe, bình an và cũng chẳng còn giận hờn gì cả. Tôi thấy mình hình như là hai nửa con người, nửa hướng thiện và nửa hướng ác. Lúc này, nửa hướng thiện đang trên đường ra quán cà phê.

  2. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Hai hôm nay bận quá giờ mới vào đóng góp tiếp với mọi người. Tối nay xin được giới thiệu với mọi người một tác giả rất nổi tiếng với HHT xưa là Hoàng Anh Tú, thời mà HHT còn là báo giấy đen xì và không như một nồi lẩu như bây giờ....
    Tứ quý
    Truyện ngắn của Hoàng Anh Tú

    ----------------------------------------------------
    Một - Vừa tan học trên bách khoa, Ly đạp xe vội vã qua chợ Trương Định ngay. Hôm nay, giá thịt có vẻ như đắt hơn mọi hôm. Thôi mặc, Ly nhắm mắt mà mua. Số tiền dành dụm bốn tháng trời một buổi đi chợ hết veo. Nào, thịt thZn này. "Cho cháu 5 lạng cô ạ!" Ly mua thêm bột mì, trứng vịt ta và dầu rán. Xong. Ly lại vội vàng về. Phải về thật sớm. Nhà Ly sâu mãi trong ngách. Đó là một ngôi nhà cấp bốn mái ngói. Dựng xe vào cửa, Ly gọi: - Phượng ơi! Phượng lên bốn. Con bé đen nhẻm quần áo lúc nào cũng bẩn bê bết đất cát. - Mẹ ngủ chưa? Hôm nay mẹ có kêu mệt không? - Ly hỏi Phượng. - Dạ không ạ! Nhưng mẹ khóc. Mẹ bảo em thắp đến bốn lần hương cho bố. - Ngoan! Đỡ túi thức Zn cho chị nào. Hôm nay chị sẽ làm món ăn Ba Lan cho cả nhà cùng ăn. - Hoan hô chị Ly. Bé Phượng lũn cũn bưng túi thức ăn vào trong. Ly khoá xe lại kỹ hơn. Dạo này trong xóm có nhiều đứa nghiện. Mất xe như chơi. Ly vào nhà. Hôm nay sinh nhật Ly.
    Hai - ủa! Sao thằng Long chưa về đi mày? Ca của mày chỉ tới 4 giờ chiều thôi mà - Chú Lâm ngạc nhiên hỏi. - Dạ -Long đặt bao xi măng xuống - Hôm nay cháu xin làm thêm ca cho anh Tuấn ạ! ...Hôm nay sinh nhật em cháu mà chú. - Chà! Cái con bé hay đèo mày đi làm chứ gì? Năm nay nó bao nhiêu tuổi nhỉ? - Dạ em cháu năm nay mười tám ạ! Long lại xốc bao ximăng nữa lên vai. - Chà! Vậy là nó cũng sắp thi đại học rồi nhỉ? - Dạ, em Ly cháu định thi ngoại thương với cả an ninh ạ. - Con gái mà thi an ninh? - Dạ, em Ly cháu muốn làm cảnh sát. - Vẫn giữ mối thù kia à? - Dạ, thù gì chú! Chẳng qua em Ly cháu không muốn đứa trẻ nào giống bốn anh em nhà cháu thôi. "Còn cha gót đỏ như son/ Mất cha như... cây đàn đứt dây" mà chú. - ừ! Thôi được rồi, cố gắng làm đi rồi chốc nữa lên lấy tiền nhé! - Dạ! Hôm nay tàu từ Nam Định về, Long có cơ hội làm việc nhiều hơn. Cậu xin thêm suất của anh Tuấn để chốc nữa có đủ tiền mua mảnh vải cho Ly và chùm hoa quả cúng bố. Cảng Hà Nội tàn chiều. Mặt trời khuất dần. Cái nắng đang cố rỡ lên vớt vát nốt chút chiều sót. Bóng Long vẹo đi với bao ximăng trên vai. Mồ hôi lăn xuống mắt cay xè...
    Ba - Quy đi lang thang trên đường phố Hà Nội. Trời đã sập sận màu cánh di. Xa xa, đã thấy le lói những ánh đèn. Quy đi suốt từ chiều. Nó muốn tìm mua một món quà tặng chị Ly của nó. Đi qua cửa hàng lưu niệm "Big big world" trong khu Bách Khoa, nó dừng lại và rón rén đi vào. Cô gái trông hàng đứng dậy: - Em cần mua quà sinh nhật cho ai? Chị chọn giúp cho nào. Quy lắc đầu: - Chị kệ em! Trên những kệ tre, những món đồ lưu niệm lấp lánh trong túi. Tờ 5000đ trong túi Quy chắc nhàu nhĩ lắm rồi vì Quy cứ vo viên nó mãi. Quy đi tới bên tủ kính. Một con vịt Tweety thuỷ tinh. Chà! Đẹp quá. Quy nhìn con vịt hau háu. Tờ giá ghi 25.000đ/con. Như vậy là Quy còn thiếu tới 20.000đ nữa. Quy nhìn con vịt thuỷ tinh rồi chép miệng tiếc rẻ. Nó cầm con vịt lên. Rồi thở dài. Nó định đặt xuống thè nghe có tiếng hỏi: - Hôm nay em trông hàng à? Thế Thuỷ Mít với Đức Cháo đâu rồi? - Dạ anh! Hai đứa nó dắt nhau đi đâu rồi áy. Người con gái bán hàng đáp. Quy thả tọt con vịt vào túi áo. Người con trai mới đến bước tới gần chỗ Quy: - Em mua gì? Tim Quy đập thình thịch. Mặt nó đỏ bừng lên. Nó lắc lắc đầu, lung búng: - Không... ông ạ! - Thế em mua quà cho bạn gái hay bạn trai?
    Bốn - Phượng bi bô - Em sẽ hát tặng chị Ly một bài hát mừng sinh nhật chị. Chị Ly vuốt tóc Phượng: - Ngoan! Nào bé Phượng hát lên xem nào, xem thương chị Ly tới đâu. - Em thương nhiều nhiều. Thương cả anh Long, anh Quy nữa. Thương mẹ nhất. Mẹ Ly cười và cố gắng ngồi nhỏm dậy.
    Năm - Ly kêu lên "Thôi mẹ! mẹ cứ nằm đi. Mẹ đừng bận tâm". Bà Mai cười xanh lướt, yếu ớt. - Không bận tâm sao được. Hôm nay tuổi 18 của con mà. Long và Quy vẫn chưa về sao? - Dạ anh Long về rồi ạ! anh ấy đang tắm. Còn em Quy... Kia rồi, em Quy về rồi mẹ ạ! Ly đứng dậy đi ra phía ban thờ. Long cũng ra. Quy và Phượng cũng bước tới. Bốn anh em đứng dưới ban thờ chắp tay. Một không khí tưởng niệm bao trùm lên cả căn phòng 28m vuông. Bà Mai nước mắt giàn giụa. Ly cũng khóc. Hình ảnh bố Ly nằm bên vũng máu, chiếc bánh gatô nát bấy bên cạnh. Dòng chữ viết bằng kem Chúc mừng sinh con gái bố Lê Hoàng Phương Ly tròn 16 tuổi" hiện về rõ mồn một. Ngày ấy Ly vào lớp 10. - Thôi nào, hạ mâm xuống ta mừng sinh nhật thôi nào Anh Long lên tiếng rồi lạy ba lạy và hạ mâm từ trên ban thờ xuống. Quy châm 18 ngọn nến. Anh Long bảo: - Ly ước đi! - Em chỉ ước gia đình mình bình an vô sự Ly nói. - Thế chị không ước đỗ đại học à? - Quy hỏi. Ly chỉ cười. Anh Long rút một tấm vải màu xanh ra. - Tặng em nhân ngày sinh nhật. Anh Long chúc em Ly mạnh khoẻ, vui vẻ và năm nay sẽ đỗ ĐH. Ly tròn mắt: - Trời i! Đây là vải Thái Tuấn, anh lấy tiền ở đâu ra mà mua vậy. Đắt lắm đây! Long cười: - Hôm nay ở chỗ làm mọi người cùng hùn tiền vào tặng em đây! Chú Lâm chủ nhiệm đội bốc vác cảng Hà Nội gửi lời chúc đến em đấy! Quy rụt rè. Nó không dám nhìn thẳng vào mắt chị của nó: - Em tặng chị con vịt thuỷ tinh này! Ly lại thêm ngạc nhiên: - Em mua ở đâu vậy? Có đắt lắm không? Lần sau đừng bày vẽ thế này nhé. Quy lí nhí: - Rẻ mà chị, có mỗi năm ngàn thôi. Ly rưng rưng muốn khóc. Cô không ngờ sinh nhật của cô lại đầm ấm thế này.
    Sáu - Long thấy người ngây ngấy sốt. Nước mũi cứ chảy dài. Sáng nay có một chuyến tàu chở than từ Quảng Ninh tới. Long mặc áo vào định đi thì Quy giữ lại: - Anh ốm rồi ở nhà đi! Long cười gượng: - Không sao đâu! Anh phải lên cảng gấp. Hôm nay có tàu từ Quảng Ninh về. Quy nhăn nhúm: - Bố đã mất. Cả nhà bây giờ chỉ trông vào anh thôi. Anh mà không cố giữ sức thì... Long không nói gì nữa. anh lại cởi áo ra. Ly đã đi học rồi. Long thở dại. Rồi bỗng nhớ ra, Long hỏi: - Sao hôm qua Quy trằn trọc ghê thế em? Có chuyện gì hả? - Dạ không, em nhớ bố thôi!
    Bảy - Bố Quy mất lúc ấy Quy 15 tuổi. Quy kém anh Long bốn tuổi và kém chị Ly một tuổi. Anh nắm vắt tay lên trán, giọng anh đều đều: - Bố đúng là thần tượng của anh em mình. Bố mất. Bố đã anh dũng khi bố tự nguyện lao thẳng xe đạp vào tên cướp nguy hiểm. Nhờ vậy mà công anh đã gô cổ được tên cướp ấy. Song bố cũng vĩnh viễn ra đi. Không chỉ phường gửi giấy khen về nhà mà cả bac Thủ tướng Chính phủ cũng viết viết thư chia buồn và ca ngợi sự hy sinh của bố. Gia đình từ đó được hưởng trợ cấp như gia đình liệt sĩ. - Bố là niềm tự hào của cả gia đình mình. Anh Long kết luận tiếp: - Chính vì thế mà em-anh-Ly và Phượng phải sống sao cho thật xứng đáng.
    Tám - Phải sống sao cho thật xứng đáng! Phải sống sao cho thật xứng đáng. Quy bật dậy. Quy đến chỗ đặt ban thờ bố. Nó thắp một nén nhang. Quỳ xuống, Quy lạy ba lạy rồi mở tủ, lấy con vịt thuỷ tinh.
    Chín - Phượng ngạc nhiên lắm khi thấy anh Quy cầm con vịt thuỷ tinh chạy đi. Phượng gọi: "Anh Quy ơi" rồi chạy vào lay anh Long.
    Mười - Ly giật mình khi không thấý con vịt thuỷ tinh đâu. Cô gọi: - Phượng! Phượng chạy tới. -Con vịt thuỷ tinh của chị anh Quy cầm đi rồi. Long vào. - Anh thật chẳng biết thằng Quy nó làm cái gì nữa. Song anh thấy lòng dạ bất an quá! Nóng ruột lắm. Ly cũng nói: - Em cũng thế. Tự dưng cảm thấy sốt ruột kì lạ. Vừa về, em tự nhiên nghĩ ngay tới con vịt thuỷ tinh. - Ban nãy Phượng bảo anh cũng không tin. Mãi khi nhìn vào tủ mới tin. Thật chẳng biết có chuyện gì đây nữa. - Thôi, cứ chờ em Quy về rồi tính sau.
    Mười một - Quy đang quỳ giữa cửa hàng lưu nệm "Big big world", trước mặt là con vịt thuỷ tinh. Anh chủ quán lưu niệm cứ lúng túng. - Thôi, đứng dậy đi em. Anh nghĩ sự trung thực của em chứng tỏ là em rất tốt. Mà người tốt thì không quỳ. Quy lắc đầu. - Em ăn cắp. Em không xứng đáng với sự hy sinh của bố em. - Nhưng em làm vì chị của em kia mà!
    Mười hai - Để kết anh Long cầm roi. Quy nằm sấp dưới sàn, để mông trần đợi. Ly ôm chặt bé Phượng. Bà Mai quay mặt vào trong tường. Căn bệnh liệt nửa người của bà đã không để bà ngồi dậy được. Bà chỉ biết khóc. Tiếng roi vun vút quật. Quy nảy lên từng chặp. Anh Long vừa quất roi vừa nước mắt giàn giụa. Trên ban thờ, nén nhang nghi ngút khói. Tàn nhang cong veo. Các cụ bảo khi tàn nhang cong là khi người chết hiển linh về chứng giám. Bé Phượng vung ra khỏi tay Ly chạy tới bên anh Long: - Anh Long đừng đánh anh Quy nữa. Anh em như thể chân tay, mẹ bảo em như thế mà... /
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Đêm nay xin giới thiệu đến mọi người một tác giả mới, với một truyện ngắn khá ấn tượng:
    Cảm ơn nỗi đau - Đặng Huyền

    --------------------------------------------------------------------------------
    1.
    Thật là tệ hại, trong khi cô cứ muốn quên đi cái lần gặp gỡ đầu tiên ấy thì anh lại chẳng bỏ qua dịp nào có thể nhắc lại với một vẻ tôn thờ không giấu giếm, ví như vào sinh nhật của cô chẳng hạn, hay vào những bữa tiệc kỷ niệm ngày cưới. Anh luôn luôn nói với hai đứa con gái rằng, nếu hôm ấy bố mà không được gặp mẹ thì chắc cuộc đời bố không bao giờ được như ngày hôm nay. Cho dù, anh thừa thông minh để hiểu rằng hai đứa bé con, một tám tuổi, một ba tuổi sẽ chẳng bao giờ hiểu được những điều anh nói. Những lúc ấy, tự trong sâu thẳm lòng mình, cô thầm biết ơn anh, biết ơn tình yêu của anh. Nhưng chẳng hiểu sao, cứ vào cái lúc mà anh nói những lời thiêng liêng ấy thì cô lại cảm thấy nghẹt thở, cứ như tim mình bị ai đó bóp nghẹt. Nhầy nhụa và đau đớn. Máu và nước mắt. Cô đã cố gắng tự mình xua đi tất cả nhưng sau ngần ấy năm tất cả vẫn cứ bám riết lấy cô, như một cái bóng đen đúa của định mệnh.
    Hồi mới gặp anh, cô xanh xao như một tàu lá. Cô cao một mét sáu nhưng khi ấy chỉ nặng có ba mươi chín cân. Đôi bàn tay gầy guộc, đầy gân xanh y như người vừa mới đẻ xong. Chỉ có mái tóc là vẫn dài và đen bóng, đổ xuống đôi bờ vai mỏng manh. Tự cô, cô cũng không lý giải được khi ấy cô có cái gì hấp dẫn để anh mê mệt cô ngay từ lần gặp đầu tiên. Anh còn nhớ cả chuyện cô thở dài trước khi gấp cuốn sách để trả lại cái cô thủ thư mặt nhăn như quả táo Tàu và lúc nào cũng gắt gỏng, sẵn sàng buông những lời chì chiết ở cái phòng đọc toàn những trí thức ấy. Anh bảo anh yêu đôi mắt cô, đôi mắt sáng, đầy quả quyết. Và anh yêu gương mặt của cô, gương mặt xanh mét nhưng mộc mạc, không hề son phấn. Anh bảo, anh vốn chúa ghét những thứ màu mè. Những nàng chân dài, môi trề đỏ chót và móng tay sơn đỏ như móng gà, lại vẽ rồng vẽ phượng, cứ trông thấy là anh đã sợ, không dám nhìn.
    Sau này khi đã quen nhau sơ sơ, anh tự tìm đến nhà cô với một người bạn. Nhà cô nằm cheo veo trên tầng 3 khu tập thể cũ nát nhất Hà Nội. Người hàng xóm mở dịch vụ trông xe ở dưới sân khu tập thể là một bà già hay chuyện và thích thể hiện "quyền lực". Ngồi trông xe thu tiền mà bà ấy đeo băng đỏ thêu chữ vàng rõ to: "Bảo vệ". Anh vừa đẩy chiếc Chaly cũ lên bậc thềm, chìa tay định lấy vé xe thì bà ta sẵng giọng: "Lên nhà ai?". Anh hoảng, liền vội vã nói tên cô. Bà ta chùng giọng xuống, ngọt ngào: "Cái cô ấy là tiến sĩ văn chương, cha là giáo sư, con nhà nền nếp lắm, lại xinh đẹp, chỉ tội muộn chồng. Mà cũng phải, miệng lúc nào cũng câm như hến, đi về cấm có chào hỏi ai".
    Rồi bảo, cậu cứ đi lên cầu thang tầng 3, đi qua 3 cái toalet chình ình bậc lên xuống tự xây không trát vôi ve gì là đến nhà cô ấy đấy. Anh cùng cậu bạn quay gót, bước vội như chạy, chỉ sợ bà ta lại giữ lại, "chỉ dẫn" thêm một điều gì đó. Mà y như rằng. Anh vừa đi được vài bước thì bị bà ta gọi giật lại: "Này, cẩn thận trên cầu thang có nhiều kim tiêm của bọn chích choác lắm đấy, giẫm vào là HIV có ngày".
    Khi anh tới, cô đang ngồi trước cây đàn piano đặt ngay gần cửa. Những âm thanh ngây ngất, một giai điệu quen thuộc của Mozart loé trên những phím đàn đen trắng. Cô mải đàn không biết là anh đang đứng cửa. Căn phòng chỉ có ba mươi mét vuông, đó là tính cả phần cơi nới chứ nguyên bản chỉ độc có hai mươi mét chẵn. Mà cây đàn piano thì cần một không gian rộng hơn thế. Cho nên, cô bảo ngày bé, hễ cứ khi nào cô tập đàn là bố mẹ cô phải ngưng tất cả mọi việc vì tiếng đàn vang kinh khủng, vang đến nỗi có cảm giác như cả nền nhà cũng rung lên bần bật. Ngày bé, mỗi khi bị mẹ phạt là cô ngồi vào đàn. Giống như là có phép màu, mọi uất ức dường như tan biến cả dưới những ngón đàn. Cả nỗi tức giận của bà mẹ cũng được xua đi bởi những âm thanh thánh thót, trầm bổng. Cô giáo dạy đàn của cô, một bà giáo già sang trọng cứ khuyên cô nên theo nghiệp đàn chuyên nghiệp vì bà đã nhìn thấy tài năng trong cái bàn tay gầy guộc kia. Nhưng cô không muốn. Cô chỉ coi nó như một người bạn. Lớn lên, cô rời xa cây đàn dần dần, nhất là khi cô có người yêu. Những cuộc tình nối tiếp nhau, lúc dài, lúc ngắn, lúc hạnh phúc khi đau khổ khiến cô quên đi tất cả... Cây đàn chỉ còn là người bạn mỗi khi cô mất ********.
    2.
    Hôm anh gặp cô ở thư viện lần đầu tiên là hôm cô vừa mới trở về từ bệnh viện được một ngày. Người nữ bác sĩ cầm đôi bàn tay xanh xao của cô thì thầm đầy thương cảm: "Về nhà gắng mà nghỉ lấy vài ngày. Một con sa bằng ba con đẻ". Hôm ấy là một ngày mưa. Cô ra khỏi nhà từ sáng sớm, bụng bảo dạ phải ăn một cái gì đó để lấy sức nhưng không nuốt nổi bất cứ một thứ gì. Cô lững thững đi ra ga, lên tàu. Khoảng hơn một tiếng sau thì tới nơi. Anh chàng xe ôm bảo cứ đưa 10 nghìn là chở vào tận cổng bệnh viện thị xã. Thị xã buồn tẻ chìm trong màn mưa xám ngắt. Cô loanh quanh một hồi rồi cũng tìm được tới khoa sản. Đó là hai căn phòng ẩm mốc, tường vôi lở loét - bên này là phòng khám còn bên kia là phòng thủ thuật. Cô trút bỏ bộ áo mưa rồi tiện tay kéo sụp chiếc chiếc mũ lưỡi trai xuống sát tận mặt. Tóc cô bê bết nước mưa và mắt thì ầng ậc nước mắt. Người y tá bảo cô nằm lên bàn và sẵng giọng bắt cô bỏ cả mũ lẫn quần. "Gớm chưa, đã vào đến đây mà còn làm bộ xấu hổ".
    Mặt bàn inox sáng trắng và lạnh toát. Toàn thân cô run lên cầm cập. Hai cánh tay gầy guộc bíu chặt lấy hai bên thành bàn, cũng lạnh toát và trắng sáng như thế. Những panh, những kéo, những mỏ vịt dài, ngắn, cong, thẳng - tất cả đều sáng trắng và lạnh toát. Nỗi sợ hãi khiến cô không biết đau, chỉ thấy có cái gì thúc lên tận ngực, buốt nhói. Nhưng kinh nhất là máu. Máu chảy ấm cả hai bên đùi, loang lổ đầy trên tấm drap lót ở phía dưới. Xong việc thì cô mới biết mình quên không mang theo một miếng Kotex. Người y tá ban nãy cau mày, rít lên qua kẽ răng: "Gớm, lại chẳng đi bao nhiêu lần rồi mà còn không nhớ mang theo, giờ bắt người ta mua hầu". Cô nén đau, lập cập mở ví, dúi vào tay người y tá tờ 50 nghìn polyme mới cứng, lập cập: "Chị đi mua giùm em". Có tiền, bộ mặt cau có đột nhiên dãn ra, đầy ái ngại nhìn cô thông cảm: "Khổ, người thân đâu mà chỉ đi có một mình".
    Cô về đến Hà Nội thì trời bắt đầu tối. Vẫn mưa. Cô không thuê xe ôm, cũng chẳng gọi taxi mà một mình đội mưa lững thững về nhà. Cầu thang tối om, không một chút ánh sáng. Cái bóng đèn tròn vàng vọt thắp ở cầu thang hôm qua đã bị một thằng cha nghiện vô lại đập vỡ. Cô dò dẫm từng bước lên cầu thang như một người mù. Máu vẫn chảy, ấm và ướt ở bên kẽ đùi. Cha cô ngồi đọc sách ở phòng trong. Ông đang cùng các học trò của mình chuẩn bị cho một hội thảo về việc giữ gìn nền nếp gia phong trong thời đại Internet. Mẹ cô đi tập văn nghệ chuẩn bị cho hội diễn của những người cao tuổi. Cơm đã dọn sẵn trên bàn. Bên cạnh mâm cơm là một bình hoa hồng trắng muốt. Lại màu trắng. Mắt cô hoa lên. Sao cái gì cũng trắng sáng một cách khủng khiếp đến vậy. Cô lao vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo.
    Nửa đêm, điện thoại của cô rung lên bần bật. Đêm nào cứ vào giờ này là thằng cha khốn kiếp đó lại gọi cho cô. Đứa bạn gái thân nhất của cô vẫn thường đùa: "Bọn mày yêu nhau cứ như tình báo gián điệp, toàn hoạt động về đêm". Cô cự lại: "Thì mỗi người một hoàn cảnh". Đứa bạn cô được dịp xối xả: "Có mà thảm cảnh thì có. Ai đời xinh đẹp nhường ấy mà lại đi yêu người có vợ. Cứ phải đợi vợ con hắn ngủ say mới dám thì thào em yêu mà không biết nhục". Màn hình điện thoại sáng loé, nhấp nháy dòng chữ do chính cô cài: "Anh yêu". Cô định bụng sẽ bấm nút Cancel nhưng không được. Cô tự biết cô đã yêu hắn biết nhường nào. Giọng người đàn ông vẫn trầm ấm, ân cần một cách đầy ma mị: "Sáng nay anh không đưa em đi được, đừng giận anh".
    Ngày hôm sau, dù bác sĩ đã dặn phải nghỉ ngơi nhưng cô vẫn mò lên thư viện phần vì bản luận án tiến sĩ của cô đã sắp đến ngày bảo vệ, phần vì cô muốn vơi đi nỗi buồn. Và cô gặp anh. Mãi sau này cô mới biết, trước cô, anh chưa từng yêu ai bao giờ. Anh chân thành và vụng dại. Đắm say và khờ khạo. Thẳng thắn và vô tình. Hôm cô sinh con bé đầu lòng. Cô dặn anh hãy mang vào tặng cô một bó hoa mà phải là hoa cúc vàng. Và anh đã cẩn trọng làm theo lời dặn của cô; chỉ có điều, đó một bó cúc vạn thọ to như bó rạ, loại hoa thường chỉ thấy trong những gói hoa mà mẹ cô thường mua về nhà để cúng trong những ngày tuần rằm, lễ tết. Anh khác hoàn toàn với những người đàn ông mà cô đã từng yêu và cô tin chắc rằng nếu trước kia cô chưa từng có hàng tá mối tình thì chả chắc cô đã yêu anh. Cô giống như một người đã quá dư thừa những món nem công chả phượng giờ thấy quý một bát canh suông. Cô đã kể cho anh nghe tất cả, kể cả chuyện ở cái bệnh viện thị xã hẻo lánh ấy và xin anh đừng yêu cô. Nhưng anh nói, dù thế nào đi nữa thì anh cũng không thể ngừng yêu cô được. Rằng, cô không bao giờ hiểu được anh yêu cô biết nhường nào...
    3.
    Cô điện thoại cho đứa bạn thân, người ngày xưa đã từng chứng kiến tất thảy những mối tình của cô. Nghe cô vừa cười vừa kể lại chuyện đã xử lý những tin nhắn trong máy điện thoại của anh như thế nào, nó hộc tốc phóng xe đến tận cơ quan cô, lôi xềnh xệch cô ra quán càphê, phẫn nộ: "Chuyện đến thế mà mày còn cười được". Cô vẫn cười, nháy mắt tinh nghịch: "Thì mày bảo phải làm gì?". "Xử lý dứt điểm luôn, chứ còn sao nữa. Mày nhu nhược đến thế là cùng. Đúng là một sự phản bội trắng trợn!". Rồi cứ thế nó xa xả mắng cô, mặn lời như với một đứa trẻ con ngu dại. Cô không phản ứng gì, cũng không giận bạn vì cô biết một người mà cuộc sống cũng như tình yêu luôn bằng phẳng và tròn trịa như nó làm sao có thể tha thứ cho anh một chuyện tày đình như thế. Anh ngủ quên không tắt điện thoại. Nửa đêm, cô đang cho đứa con thứ hai bú thì điện thoại rung lên, đèn màn hình sáng nhấp nháy. Cô với tay, định tắt cho con tròn giấc thì loay hoay thế nào mà màn hình lại sáng lên một cách bất thường: "Em vừa đi diễn về. Nhớ anh nhiều". Cô ôm con bé vào lòng, lẹ làng chui ra khỏi màn, ngó vào phòng trong. Bên đưa con gái lớn, anh vẫn ngủ ngon lành. Gương mặt hiền và bình thản, vô tư đến lạ lùng. Cô bỗng nghĩ đến người đàn bà kia. Tội nghiệp. Cô ta đang nhớ đến anh trong khi anh thì vô tư ngủ, quên hết mọi sự đời. Cô gượng đặt con bé vào nôi, cắm điện rồi xoay nút rung nhè nhẹ. Hai tay được thả lỏng, cô bắt đầu hý hoáy bấm: "Em nhớ giữ gìn sức khoẻ Anh cũng nhớ em nhiều". Chỉ hai phút sau, màn hình điện thoại lại sáng: "Em yêu anh". Cô lại bấm, lặp lại lời anh đã tỏ tình với cô ngày xưa: " Em chắc không hiểu nổi anh yêu em đến nhường nào". Cứ thế, khoảng hơn một chục cái tin nhắn từ chiếc máy điện thoại của anh đã được trao đi đổi lại trong vòng chừng nửa giờ đồng hồ. Nếu con bé con không đột ngột tỉnh giấc khóc ré lên đòi ti thì cô còn có thể nhắn khoảng chừng hai chục cái tin nữa với những lời lẽ yêu đương còn nồng nàn hơn thế.
    Sớm hôm sau anh tỉnh dậy, cố giữ vẻ mặt bình tĩnh khi thấy chiếc điện thoại bỏ quên không tắt nhưng tay chân thì cứ lúng ta lúng túng như là chân tay giả. Cô biết là anh vốn thật thà và vụng về nên thật khó mà có thể nói dối được bất cứ điều gì. Cô vẫn vui vẻ và chu đáo như mọi ngày, tuồng như không biết chuyện cái điện thoại của anh. Ba hôm sau, cô nhắn tin vào máy di động của anh, chỉ một dòng ngắn ngủi: "Em thích số 091322... anh cố lùng mua cho em dùng". Ngay sau khi cô send, lập tức anh reply: "Chiều nay anh đón con, em không phải về sớm". Tối ấy cô về nhà, thấy anh trong bộ dạng lấm lét, cô cố nén cười. Suốt đêm, cô thấy anh ngồi bên bàn trà ở phòng ngoài, gõ răng cồm cộp.
    Hôm sau rồi hôm sau nữa, anh vẫn thức như thế, vẫn lúng túng và lấm lét như thế. Và cô đã lặng lẽ đến bên anh, choàng tay qua cổ, cọ cọ môi vào những sợi râu tua tủa mới mọc sau vài đêm thức trắng, thì thầm: "Em dư thừa đau khổ để biết mình là một người đàn bà hạnh phúc". Sớm hôm sau anh đưa con đến trường rồi đèo cô lên cơ quan. Cô vụt thấy mình trẻ lại như ngày xưa. Cảm ơn nỗi đau xưa cũ. Nhờ có nó cô trở thành một người đàn bà hạnh phúc và rộng lượng...
    Hà Nội, 2005
  4. cuifang

    cuifang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi tác giả topic nhiều nhiều, không có ý bới móc nhưng....
    Anyway, cảm ơn rất nhiều về những truyện ngắn, chúng thật sự có ý nghĩa.
  5. cuifang

    cuifang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi tác giả topic nhiều nhiều, không có ý bới móc nhưng....có lẽ truyện được viết cho những năm cuối thập kỉ này
    Anyway, cảm ơn rất nhiều về những truyện ngắn, chúng thật sự có ý nghĩa.
  6. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn cuifang vì lời động viên. Mỗi truyện ngắn sau khi đọc xong mang lại cho ta một chút gì suy ngẫm, hoặc có thể là một chút hoài niệm, hay đơn giản là một khoảng tĩnh lặng sau một ngày bận rộn. Trước đây cũng không có thói quen đọc truyện ngắn, nhưng từ khi yêu em, tôi đã nhiễm cái sở thích đấy từ em, mỗi tối trước khi đi ngủ tôi lại tìm đọc một truyện ngắn, và cũng từ đó nảy ra ý định kể lại cho mọi người cùng nghe...
    Trong số các nhà văn nữ trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, Nguyễn Thị Thu Huệ có lẽ là một trong số những nhà văn nổi bật nhất. Hôm nay xin giới thiệu đến mọi người một truyện ngắn đã được viết khá lâu của chị, chắc cũng đã nhiều người đọc. Truyện được viết theo một kết cấu khá lạ.
    Cát đợI
    Nguyễn Thị Thu Huệ

    ---------------------------------------------------------------
    Đêm nay. Dù biết chỉ là một mình. Sẽ cô đơn và tràn mi nước mắt. Nhưng tôi vẫn ra biển. Cả một ngày tôi lang thang kiếm tìm trên bãi vắng dấu vết hôm qua. Tuyệt nhiên không có. Biển về đêm. Cát mềm và ấm, nồng nàn vị quyến luyến. Biển hùng vĩ, bao la đến vô cùng. Chẳng còn lạ gì. Cát vẫn là cát. Gió thổI bay vô tư, hào phóng. Một triền cát ráp sạo vàng trắng sáng dướI chân trờI, xanh như hoá thạch. Bây giờ anh ở đâu? Bước chân thập thõm lún chìm dướI cát. Phía xa. Trên sự vô cùng vô tận thẫm đen đó, nhay nháy sáng từ những chiếc thuyền đánh cá. MọI vật như ngưng đọng.
    Tôi bỏ giày, rón rén kiếm tìm trên cát, dấu vết ngày hôm qua, chiếc giường trong đêm tân hôn. Tôi hồI hộp chờ mong sẽ thấy cái hõm nơi tôi nằm xuống. Tuyệt nhiên không. Hôm qua. Lúc ấy. Tôi ngu ngơ thì thầm vớI anh: Chỗ chúng mình yêu nhau, có gần một chiếc thuyền, mai em sẽ ra đấy trồng một cây dương kỷ niệm, nghe anh. Anh cườI, sáng loá: Khỉ con. Cô bé tí của anh. Ngày mai thuyền ra khơi, cát sẽ xoá mọI dấu vết. Bé biết đâu mà tìm để trồng dương? Tôi cãi: Em sẽ ra sớm khi thuyền chưa đi biển, chịu không? Anh cườI: Em nói cứ như chuyện đánh dấu mạn thuyền. Tôi hỏI: Chuyện ấy là gì? Anh trả lờI tôi bằng cách khẽ khàng áp khuôn mặt trầm tĩnh lên triền cổ tôi. RồI chúng tôi nắm tay nhau, đứng lún chân xuống cát. ĐợI thuỷ triều lên. Sóng táp mạnh lên bờ, nước thấm qua quần mát dịu. Có một đợt sóng xô đến, anh nhấc tôi lên, quay một vòng rồI thả tùm xuống. Tôi ướt thêm áo. Anh bảo: Mai mình xa nhau, em ngoan nhé. Tôi lắc đầu quầy quậy. Không biết. Không nghe. Không nghĩ. Anh ơi, bà bảo: Hôm nay rằm tháng bảy, ngày xá tộI vong nhân, nên đi thả ốc để cứu vớt các linh hồn có phảI không?
    Đêm nay. Trăng mườI sáu. Tròn trĩnh và trinh nguyên, vàng rực tướI ánh sáng xuống sóng nước như thể lần đầu hiển hiện trên đời. Chỗ hôm qua chúng tôi nằm, giờ gió và sóng đã làm chìm đi tất. Cách đấy xa xa. Ngược về phía đường vào thành phố, hàng nghìn dấu chân in hằn trên cát. Chắc về đêm, thuỷ triều sẽ lạI xoá đi. Tôi ngồI xuống. RồI nằm ra, tóc xoã dài trên cát. Cát chở che, trìu mến vuốt ve tôi như thể cát hiểu tôi cô đơn. Giờ này. Hôm qua. Tôi mê đi trên chiếc giường hạnh phúc, chiếc giường có một không hai trên thế gian này. Tôi yêu và tôi được yêu. Dù biết rằng đến phút ấy, tôi vẫn chưa được gì trọn vẹn ở cuộc đời. Luôn luôn cô đơn, khát khao một cái gì cụ thể, nên chẳng bao giờ có. RồI chợt gặp anh. Anh bình dị nhưng sang trọng. Anh dân dã, nhưng đầy ắp những gì tôi khuyết. Có ngườI ví tình yêu ào nhanh như cơn bão. Anh đến vớI tôi chẳng phảI mưa dông, chớp giật. Anh êm đềm thấm vào tôi như hơi thở. Tôi không tin rằng mình lạI có tình yêu bởI tôi mất nó quá lâu rồi. Bà bảo: ?oTrong tình yêu, có lúc phảI giành lấy cái để gọI như chơi bạc ấy, được thì phất, hỏng thì thôi, nhưng cứ phảI cướp cái?.
    Chuyện tình yêu bây giờ thật cũ. Hầu như trong đờI ai cũng xếp xó vài cuộc tình. Còn tôi. Cũng một lần. Chỉ khác là tôi không xếp xó tình yêu của mình, tình yêu của tôi không bị mạng nhện chăng bởI tôi đem nó đặt lên ban thờ, và siêng năng thờ cúng. Tôi cúng vái nó mỗI khi chiều đến sương giăng khói toả vào đông. Những vòm sấu ran ran tiếng ve ngày hè và khi một cơn mưa rào đổ vộI, cả mặt đường trắng ly ty hoa. Vài bận hương khói thì ban thờ hiện lên con đường đầy ắp kỷ niệm tôi có vớI ngườI ấy. Từ chiếc lá khô chợt sa vào lòng đến bông sấu ngai ngái rơi rắc hương. RồI tôi thờ tình yêu của của mình bằng những bản nhạc dĩ vãng. Chỉ buồn và tuyệt vọng là bây giờ, những bản nhạc xưa cũ của tôi được vài nhạc sĩ tài hoa gộp lạI, lấy mỗI bài dăm đoạn để tạo nên một liên khúc, bài nọ đuổI bài kia, ào ạt như thể hát khoán. Khi mớI nghe bản liên khúc hùng vĩ gồm những tình khúc của Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn? tôi bật khóc bởI nó nháo nhào xáo trộn tất cả. Kỷ niệm trong tôi đuổI nhau như bắt cướp. Có bài tôi và ngườI ấy nghe trên một con tàu đánh cá, một ngườI dân chài đã hát mộc mạc cho tôi quên sợ hãi. Có bài tôi nghe khi anh đưa tôi về đêm, vẳng ra qua nhà ai đó. Vậy mà giờ đây. Tất cả được xâu lạI như một xâu cá rô, quẫy đạp liên hồI vớI cái tên: Liên khúc tình yêu số?
    TuổI học trò của tôi ra đi cùng ngườI ấy. Và tôi chờ ngườI ấy hàng ngày, dù tôi biết họ vẫn chỉnh chu chở nhau đi làm mỗI sáng. Họ - bộ ba ấy nghễu nghện trên đường bằng một chiếc xe cúp đỏ. Đầu tiên là rổ xe muôn năm chở áo mưa, túi lưới. Đến một thằng cu kháu khỉnh. RồI ngườI ấy vớI một ?oNền độc tài êm ái? sau cùng. Thi thoảng giáp mặt nhau, tôi chợt thẫn ngườI tự hỏI: Tôi thờ ai, thờ cái gì? Lâu nay tôi hương nhang cho một tình yêu quá cố, để không biết cái kẻ trước mặt tôi vớI cái áo mưa chung thân bên ngườI và hàng lô bút bi cài túi kia là hai hay một vớI ngườI tôi thờ cúng?
    Tôi áp ngườI xuống cát. Một cảm giác êm dịu không mịn màng mà ram ráp xâm chiếm lấy tôi. Anh đã đi thật rồi. Ngày xưa, cái ngườI đàn ông chăm đem áo mưa đã mang đờI con gái của tôi đi không hoàn lạI một câu xin lỗi. Hôm qua. Anh mang tôi trả lạI cho tôi. Trọn vẹn đủ đầy. Có lẽ bây giờ anh đã đến nhà. Anh bảo: Anh về. Sẽ cách xa em lắm đây. Anh sẽ tìm em. Chắc chắn sẽ gặp. Còn có gì hơn nữa thì anh không dám hứa. Anh yêu em, dù muộn màng. Anh thương em, cô bé tí của anh, khỉ con của tôi? Lúc ấy. Anh chỉ ôm tôi, chạm bờ môi anh vào môi tôi. Còn tôi. Chợt nhận ra anh là tất cả những gì lâu nay tôi thờ cúng, khấn vái. Tôi tự động nằm xuống cát. Tôi cần anh, đã tìm thấy anh và cần dâng hiến cho anh. Lúc ấy. Có một giọt nước mắt tràn qua mi tôi. Cảm nhận được vị mặn của nó, anh thì thầm: Tin anh nhé, anh yêu và thương em. Tình thương quan trọng và lâu dài hơn tình yêu. Tôi lắc đầu, bật khóc. Tôi đâu cần anh nói thế. Khẽ rướn ngườI. Bản năng của ngườI đàn bà trỗI dậy dù ai cũng tưởng tôi còn con gái. Tôi cong lưng áp sát vào anh. DướI tôi là cát Ngoài kia là sóng. Êm đềm hùng vĩ như anh bên tôi. Lúc ấy. Tôi mớI thôi ám ảnh về ngườI đàn ông đèo áo mưa trong giỏ xe giữa trờI nắng và mùa khô. MớI thôi bực dọc về cái liên khúc tình yêu đánh số?
    -------
    Sáng nay. Khi tỉnh dậy. Biết anh đi rồi. Tôi thẫn thờ nhìn bà đang ngồI hướng đôi mắt kèm nhèm gần loà ra xa lúc nào cũng như tâm niệm điều gì. Bà thuộc nhiều chuyện, biết nhiều cuộc đời. Tôi hỏI: Đánh dấu mạn thuyền là gì hả bà? Là: Có ngườI đi trên thuyền giữa dòng rơi cái gươm xuống nước, liền đánh dấu vào mạn thuyền. Lên bờ, cứ chỗ nào đánh dấu mà tìm gươm, chả bao giờ thấy. RồI bà đứng lên, lẩm bẩm, tiếng thập thõm cùng chân bước lê vào sân?Ôi dào, ảo vọng cuốI cùng của ta là tin rằng không còn ảo vọng gì sất?
    ------
    Từ từ ngồI dậy trên chiếc giường cướI của mình, tôi để lạI dướI lưng một cái hõm nông hơn hõm hôm qua một nửa. Ánh trăng thanh khiết, bao dung như mẹ chở che. Giờ này, anh đang ở nhà, vớI mọI sự cố định mà tô không thể bắt anh phảI dứt bỏ. BởI tôi là kẻ đến chậm.
    Tôi đứng lên, hai tách xách giày, lầm lũi đi trên con đường để vào thành phố. Cát và biển ở lạI sau lưng. ĐợI chờ. Xa dần. Đêm nay. Tôi sẽ sửa lạI ban thờ. Một ban thờ không có bản liên khúc tình yêu đánh số?
    Một ban thờ mới.
    Thờ anh.
  7. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Truyện này hay phết.............
    Phục trước tĩnh đàn
    Tác giả: không nhớ........

    --------------------------------------------------------------------------------
    Nổi bật trên đồi ngực trắng ngà cái nốt ruồi màu dâu chín, tròn trịa, mịn như nhung. Đấy là tướng sinh quý tử. Nhưng anh không bận tâm đến chuyện đó. Lúc này chẳng có gì quan trọng. Lưỡi anh miệt mài quấn quanh cái nốt ruồi những vòng xoáy ngất ngây. Cái nốt ruồi tỏa hương say say, ngòn ngọt. Mắt nhắm, tóc môi hơi thở trộn vào nhau, không biết ngoài vườn hoa táo đang rạo rực bung cánh. Cả một trời hoa táo hồng rực, đẫm sương đêm.
    Anh đi rồi em rút trên ban thờ quyển Kiều sờn mép. Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều... Quẻ dạy rằng: "Kiếp xưa đã vụng đường tu. Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi. Dẫu sao bình đã vỡ rồi. Lấy thân mà trả nợ đời cho xong...". Không phải. Nhất định là em chưa đủ thành tâm khi khấn, hoặc vì em chưa dọn mình sạch sẽ quẻ không linh. Không phải thế đâu. Em xin quẻ khác. Em sẽ bói kỳ ra tương lai hoa mộng của chúng mình. Lạy vua Từ Hải...
    Khi mang thai con mẹ có mơ gì? Chim phượng hoàng đậu trước hiên nhà? Vành trăng rằm rơi xuống bụng? Hoa mai nảy nụ? Mẫu đơn mãn khai?... Mẹ bảo mẹ chẳng mơ thấy gì, chỉ thèm ăn ốc. Ốc vặn luộc chấm nước mắm gừng. Mẹ ơi, mẹ sinh ra con có phải đêm rằm? Trai mùng một, gái đêm rằm là khác người lắm đấy. Không, mẹ sinh ra con lúc niên cùng nguyệt tận. Ngày hai mươi bốn tháng mười một rét cắt da. Khi mẹ chuồi ra khỏi cơn đau đón lấy con, con nhăn nhúm như một con khỉ thiếu tháng. Chưa từng thấy đứa bé nào xấu xí thế. Mẹ ngất đi.
    Bố tính ngày giờ, lập lá số tử vi cho con gái. Số này mệnh vô chính diệu, Triệt đáo kim cung, Nhật Nguyệt tịnh minh, như nhà không, cửa rộng đón mặt trời mặt trăng soi chiếu. Số này Cự Cơ Tí Ngọ, thạch trung ẩn ngọc cách, như ngọc ẩn trong đá, lại thêm Văn Khúc, Văn Xương, Thiên Khôi, Thiên Việt, Thanh Long, Thiên Hỷ quý tinh tam phuơng hội về, cốt cách thanh kỳ, tư chất thông minh, đường công danh nhẹ bước thang mây... Mẹ ngắt lời, xem ngay cho nó cái cung chồng con, đàn bà con gái sự nghiệp mà làm gì. Số này Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào Hồng, trai lấy vợ đẹp gái giành chồng sang. Mẹ thở phào nhẹ nhõm, rút hương cắm bàn thờ tổ, cầu ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Lá số tử vi của con gái nâng niu xếp lại.
    Chắc tại sao Cự Môn nên em miệng rộng, sao Thiên Trù nên tính thích ăn ngon. Sách tướng dậy: "Đàn ông miệng rộng thì sang. Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà." Lại còn cái nốt ruồi ở môi trên "ăn trôi cả nhà ". Mẹ phàn nàn con gái lớn rồi mà không biết phấn son chải chuốt, chẳng liếc mắt đánh mông, không thùy mị dịu dàng, cả ngày chỉ tính chuyện ăn uống. Tướng số nó như thế không cưỡng được đâu mẹ. Bạn bè cứ việc phập phồng sướng khổ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật phóng xe long tóc từ chùa Bà Đá qua đền Quán Thánh xuống phủ Tây Hồ xin thẻ, cầu duyên.
    Em vào phủ Tây Hồ chỉ chăm chăm có món bún ốc. Ốc béo vàng, bún trắng nõn, hành xanh, ớt chưng đỏ ngậy, nồng nàn cay chua, về nhà mặt còn hây hây, mẹ mừng thầm chắc Mẫu ban quẻ tốt. Phủ Giày có bánh giầy giò, bánh trắng muốt, rất quánh rất mịn, giò hồng thơm không pha bột. Đền Ghềnh chỉ được món bánh đa nên em ít vào đấy lễ. Tây Thiên đặc sản cầy hương tươi. Em đi lễ về trình diện mẹ hai tay hai đùi cầy giống cao bồi miền tây giương súng lục. Lộc đấy mẹ, lộc trời lộc thánh nên mới thơm ngon từng thớ thịt nức hương xạ.
    Cái hôm trảy hội chùa Hương mấy đứa bạn nghịch đắm đò, quần áo, giầy tất, vàng hương đồ lễ trôi lềnh bềnh, riêng balô bánh mì xôi thịt trên lưng em còn giữ khô nguyên. Chùa Hương thiêng nhất món rau sắng. Từng mớ kẹp nẹp tre tươi, lá dầy xanh thẫm, ngọn non uốn lên như râu rồng. Rau sắng mẹ vò giầm giập, nấu canh tôm tươi hay giò sống, ngon chết đi được. Bà mắng, con bé này ăn nói hay nhỉ, ngon mà chết được, thế sống để làm gì hả. Sau này đến lúc em bần thần tự hỏi mình cũng câu ấy thì bà đã mất. Mất trước khi em kịp hiểu rằng chết vì ngon có khi là ân huệ trời ban. Người ta thường chết vì những cái khác cay đắng hơn.
    Cho nên bà cụ nhà bên cứ đầu tháng lại xách chuối xách hương đến ông thầy bói. Lần nào cũng chỉ hỏi một câu: "Ông xem giúp bao giờ thì tôi chết?" Số cụ thọ lắm, nhân trung dài, dái tai to, phúc lộc còn nhiều. Bà cụ trở về đăm chiêu. Phúc lộc ai chả muốn, nhưng cụ ông chờ cụ bà dưới ấy đã hơn năm chục năm. Lạy giời lạy phật, mồ ma chàng thanh niên mãi mãi hăm ba tuổi đừng phát hoảng khi phải đón linh hồn bà vợ già ngót nghét tám mươi. Những nếp nhăn này là lời lãi của mấy chục năm sống dôi làm cái kiếp người...
    Cô Tân cũng là khách quen của ông thầy bói. Cô Tân ngực nở, mông nở, mắt xanh lơ, môi đỏ cờ, móng chân móng tay bàng bạc. Câu hỏi của cô bắt đầu từ: "Năm nay em có lấy được chồng không?" chuyển sang "tháng này có được không?", rồi tính từng tuần. Bây giờ việc lấy chồng của cô cấp bách từng ngày.
    Ông thầy bói quay cuồng từ tử vi sang bói Dịch, Thái Ất thần số, Mai Hoa Dịch số, Lục Nhâm đại độn, Khổng Minh thần số, cầu viện đến cả bói Kiều, rút bài tây... Lời thánh dạy chồng chéo nhau, cô Tân cứ buồn vui lẫn lộn. Nếu không lực bất tòng tâm, chắc ông thầy bói dám đem thân mình lấp vào câu hỏi của cô để thần thánh được yên thân.
    Nhưng mà như thế, lấy ai giải đáp nỗi lòng cho cô Thục. Cô Thục cũng đến hàng tuần, áo dài tay, kín cổ, mắt đeo kính, đi về khẽ khàng như bóng ma.
    Cô ngồi đùi khép chặt, hai tay thu vào lòng, chỉ có cặp kính vươn ra như ống nhòm xoáy vào ông thầy câu hỏi dai dẳng về đường tình duyên gia đạo. Con đường ấy sao mà dài, cô đi mãi không tới bến.
    Nhà cha mẹ để lại, mấy đứa em lấy vợ sinh con, mỗi ngày thêm chật chội. Cô đã hoàn thành ba bằng đại học, lại thêm các khóa tiếng Anh, tiếng Pháp từ sơ cấp tới nâng cao, kết quả thu được chỉ là cặp kính ngày càng dày cộm.
    Chưa có ngón tay run run nào giúp cô cởi cái khuy áo cổ cao. Chưa có hơi thở đàn ông nồng nồng nào lùa vào mái tóc dần thưa sợi. Cô đã đi học bao lớp nữ công gia chánh. Bàn tay khô ngón cắm hoa không mắt người tán thưởng. Mũi kim đan mùa mùa ngập ngừng đan khăn len tự sưởi ấm mình. Những cái khăn len mỗi lúc một dày thêm mà đôi tất bé xinh ướm vừa lòng tay mơ ước cô chưa bao giờ được đan cả.
    Lần cuối cùng cô đến xin quẻ xuất ngoại. Mấy cậu em kháo sau lưng cô kế hoạch quẳng bom nổ chậm sang Tây, Tây nó hứng lấy là mình đỡ ô nhiễm môi trường.
    Mẹ dắt em đến gặp ông thầy bói. Gieo bao nhiêu quẻ tiền cứ múa tít chẳng sấp chẳng ngửa. Bát nhang trên bàn thờ tự nhiên hóa, lửa bốc đùng đùng. Ông thầy hốt hoảng xin bà đưa cháu về, cô ấy còn ở đây là cháy hết điện thờ tôi. Không nản lòng, mẹ đưa em tìm thầy khác. Cao nhân tất hữu cao nhân trị. Nhưng ba bốn chỗ thầy nào cũng từ chối khéo. Cô đồng thấy mặt em cứ khóc hu hu rồi đồng thăng.
    Cuối cùng nghe bảo ở làng Ngọc Hà có bà thầy như thánh sống, quá khứ vị lai phán vanh vách cấm sai. Đường làng quanh co, mới đến cửa ngõ, chị gái dẫn đường lao xe xuống ao, ướt áo, què chân, thất thểu dắt nhau về. Lần sau tìm tới nơi, bà thầy đang ốm thập tử nhất sinh. Tam cố thảo lư, lần thứ ba mình thánh khoẻ mạnh nhưng cậu bạn đi cùng cà chớn. Cậu xin bà phán cho một câu chắc cú, thử xem bố cậu còn sống hay đã chết, nói trúng được thưởng tiền. Bà thầy lót lá dắt tay cả đám ra cửa. Số em là cái số khắc thầy bói.
    Nhưng mà giá có thể he hé tấm màn vị lai, nhìn thấy anh dù chỉ một lần thôi, thì sao nhỉ? Mẹ không biết em bắt đầu len lén mua quyển Kiều về tự bói. Cô Kiều bảo: "Khóa buồng xuân để đợi ngày đào non. Người còn thì của hãy còn. Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà". Em nghe cô ấy xui, khư khư cố thủ chờ anh để giao chìa khóa vàng. Đêm qua anh đến, về rồi quên khép cửa. Kho báu này có là gì đối với anh không?
    Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu, chặt cây cổ thụ bắt được chim sẻ, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì. Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân ngắm hoa trong gương đẹp mà không thật. Quẻ Thủy Lôi Truân tơ vò trăm mối. Quẻ Lôi Trạch Quy Muội leo cây tìm cá. Quẻ Địa Hỏa Minh Di gai góc đầy đường. Quẻ Phong Trạch Trung Phu chạy trên băng mỏng rạn vỡ. Quẻ Phong Địa Quán bèo mây tan hợp. Quẻ Thủy Sơn Kiển mưa tuyết triệt đường. Quẻ Du Hồn chơi vơi...
    Một mình em chật vật đi qua bao quẻ bói. Cô Tân, cô Thục... cũng đi như thế. Những bóng đàn bà lầm lũi. Em theo họ lên phủ Tây Hồ, bỏ qua hàng bún ốc, xăm xăm vào cửa Mẫu. Tam tòa Thánh Mẫu ngự giữa nhấp nhô hoa lá xanh đỏ, hương bay nhòa nước mắt. Như bươm **** dâng lên tiền Ngân Hàng Nhà Nước, tiền Ngân Hàng Âm Phủ, vàng lá, vàng đinh, đô la Mỹ.
    Thiên hạ đang tiến lên mê tín dị đoan. Ông giáo sư tiến sĩ dâng sớ xin Mẫu tách trường Đại học Sư Phạm khỏi Đại Học Quốc Gia, làm đầu gà sướng hơn đít trâu. Ông không biết sếp của ông cũng đang đứng cửa Đức ông cầu sát nhập thêm trường đại học vào khối Quốc Gia. Họp nội bộ mãi rồi mà cầu xin vẫn không thống nhất. Đức Ông với Thánh Mẫu đâm ra khó xử, không khéo lại bất hòa.
    Bên cạnh em một chị không khấn gì, nước mắt lã chã. Mấy tháng trước chị ấy đến đây vợ chồng con cái ngồi xe nhà gắn máy lạnh, người giúp việc theo sau bê mâm lễ ngất ngưởng rượu ngoại, bia ngoại, thuốc lá ngoại, đô la. Lần này chị tới một mình, đi bộ. Chồng chị buôn thuốc phiện lĩnh án tù chung thân. Nhà bị tịch thu, con trai bà nội bắt về. Chị ấy chỉ còn nơi này để mà đến, nước mắt dâng lên Mẫu.
    Ông beo béo kia thành tâm xin âm dương thăng quan tiến chức. Ông gầy hom hem thì thào nhờ sư bác giải giùm quẻ thẻ xem kiện tụng có bề gì. Những người đàn bà chen vai thích cánh, lời cầu xin khiêm tốn hơn mà cũng tha thiết hơn các ông.
    Đầu tiên là cầu duyên, rồi đến cầu tự, cầu cho chồng đừng theo gái, cầu cho con cái mạnh khoẻ, cầu cho nội ngoại hai bên được an khang, cái thân mình thì quên mất, giống đàn bà vì thế cứ khổ mãi. Như ông chú em chẳng bao giờ bước tới đây cầu duyên mà lấy những bảy vợ, cô sau trẻ đẹp hơn cô trước. Chú may mắn với phụ nữ nên không phải một mà bẩy cô được khổ. Chú ấy bảo em chỉ bi kịch hóa vấn đề. Các cô tự tìm đến, chú ban phát cái sướng cho bẩy cô, rồi lại hào phóng thả các cô ấy tự do đi tìm hạnh phúc mới, nhưng đàn bà vừa tham lại vừa si, sướng không biết đường sướng.
    Trong lố nhố quanh đây có thể có cô chuẩn bị là thứ tám. Cô ấy cũng thành tâm xin Mẫu cho kết duyên với hiền nhân quân tử, nhỡ không lấy được chú, cô ấy sẽ oán Mẫu không thiêng... Em né sang bên để bà thủ từ lách vào dọn đống hương hoa chất ngất trên ban thờ. Bà ấy giúi từng bó hương đang cháy vào thùng nước, những lời nguyện cầu dang dở, đầu nén hương ngấm nước thâm đen. Hoa vứt từng đống ngoài sân, đoá tươi, đóa héo, phần lớn là hồng đỏ. Vài phút trước, hương hoa ấy là nơi thành kính gửi gắm bao nhiêu hi vọng, lo toan. Chiều hắt nắng xuống đống ước nguyện bị sa thải, cánh hồng nhung giập nẫu còn giữ nguyên màu máu. Trong kia, ban thờ Mẫu lại đầy ngập hương hoa, hương mới châm, hoa mới cắt, nụ hàm tiếu còn rung rinh nước đọng. Mơ ước mới chồng lên mơ ước cũ. Khói trầm tuôn ngào ngạt, hòa với mùi bún ốc đang sôi, bánh tôm rán, lươn xào sả ớt... nức lên từ những quán đặc sản ven đường.
    Ở đây tấc đất tấc vàng, những cái quán ngày càng nống ra hồ. Sóng ấm ức đập ngực vào kè bê tông vỡ tan muôn vụn nắng. Những con sâm cầm đã bị ăn tuyệt giống. Mặt nước chói chang. Vài đóa hồng nhung nổi trôi giữa đám rác rưởi, xác cá ngộp thở chết trắng bụng.
    Hình như em chưa kể với anh về ngôi mộ vô chủ bên kia hồ Tây, mộ đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi chết trên cỏ ướt. Em lúc ấy mười một tuổi, rút trộm hương trên bàn thờ ra thắp trên nấm đất con con. Năm ấy cây phượng vĩ bên mộ đứa bé nở hoa chưa từng thấy. Hoa ngùn ngụt như lửa đỏ hắt một vùng trời nước. Em chạy chân trần trên cỏ, nhặt những con cá dầu người ta gỡ lưới vứt đi, thả lại vào hồ Trúc Bạch. Những con cá như ngón tay bạc quẫy trên tay em, lặn hút vào lòng nước.
    Chúng trở lại trong giấc mơ em một đêm rất buồn. Dòng sông chảy xiết, tiếng khóc trẻ sơ sinh vặn xoắn trong từng thớ nước. Triệu triệu con cá bạc hối hả ngược dòng tìm miền đẻ trứng. Em choàng tỉnh, đặt tay lên bụng, chỗ vòng eo thon. Không cần mở sách giải mộng, em biết anh đang cách xa em. Những con cá bạc không đến được nơi anh, tiếng khóc trẻ sơ sinh không vọng tới tai anh. Nhưng mà thôi, mộng mị thì nhiều...
    Cô Tân rủ em lên tận Thanh Hóa gọi hồn. Nghe đồn cô đồng này nói chuyện với vong, tìm ra được cả chục ngôi mộ liệt sĩ thất lạc bao năm nay, xã huyện đã cấp giấy chứng nhận ghi công. Cô Tân tìm chồng, ráo riết hơn người nghèo tìm xương lính Mỹ, tha thiết hơn nhà giầu tìm mộ tổ tiên. Nắm xương mấy chục năm rã mục trong đất cô đồng còn tìm được, huống hồ một tấm chồng. Cô Tân tràn trề hy vọng.
    Bà cụ nhà bên đi từ Thanh Hóa về, sụt sịt kể vong ông cụ nhập vào cô đồng, từ cử chỉ đến lời nói cứ y hệt như lúc sinh thời, đòi hút thuốc lào sòng sọc, lại còn gọi tên con cháu trong nhà vanh vách. Quanh nhà cô đồng, người ta dựng lều trọ cho khách thập phương ăn chực nằm chờ đến lượt vào gặp vong nhà mình.
    Cô đồng đóng vai phiên dịch giữa người với ma, ưu tiên hồn chết bất đắc kỳ tử, hồn liệt sĩ, hồn tướng cướp, hồn chết trẻ, những hồn ấy còn tiếc đời nên thiêng hơn các hồn khác. Nghe một hồn nhập qua cô đồng kể, ở đây vong chờ gặp thân nhân đông vô kể, hồn phải chen mãi mới vào được. Giá có hồn thợ mộc đến đây đóng ghế là giầu to, con cháu hồn khỏi mất công đốt tiền âm phủ. Em nhìn ra mảnh sân chật ních mặt người chờ đợi, rùng mình. Chẳng biết đâu là người đâu là ma.
    Cô đồng hỏi em cần tìm gặp hồn nào. Em không biết trả lời sao. Những ngón tay anh còn ấm trong giấc mơ em, nhưng anh thì xa xôi sương khói. Dẫu có bói được ra anh giữa ba ngàn thế giới thì cũng chỉ là một hình bóng mà thôi. Em chào cô đồng ra về. Một mình rẽ lối giữa những mặt người, hồn ma. Đi mãi... Tháng sáu, nắng vỡ mặt đường./.
    Hết
  8. lucky_pam

    lucky_pam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    0

    Hình tượng thật : Cả một trời hoa táo hồng rực, đẫm sương đêm.
    truyện này hay quá.
    * Đi mãi... Tháng sáu, nắng vỡ mặt đường./.*
  9. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Một ngày mệt mỏi và buồn bã, đọc truyện này xong lại thấy khắc nghiệt và buồn hơn. Khoảng cách địa lý, thời gian, tình yêu???
    Xin giới thiệu với mọi người thêm một truyện ngắn của nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ.
    Huyền thoại - Nguyễn Thị Thu Huệ

    --------------------------------------------------------------------------------
    Mỗi năm tôi gặp anh vài lần. Mỗi lần thường 2-3 tiếng. Tôi ở Hà Nội, anh ở Sài Gòn. Chẳng bao giờ thư từ, điện đóm cho nhau, thế nhưng cứ mỗi lần gặp lại, y như chúng tôi chẳng hề xa nhau.
    Anh hỏi: Em vô đợt này bao lâu? Tôi nghĩ ngợi nhẩm tính: Khoảng tám ngày. Anh cũng ngây ra tính toán, và lẩm bẩm. Chốc, mình đi ăn cơm. Ăn món gì em thích. Rồi em về khách sạn. Mai, anh phải gặp bọn đầu tư. Mốt, đi Vũng Tàu ký hợp đồng? Phải rồi, bốn ngày nữa mình gặp nhau. Anh chở em đi mua đồ, rồi tặng em một món gì em thích? Anh cười, ngó tôi: Còn ngón nào đeo nhẫn nữa không? Tôi xòe bàn tay ra trước anh. Sáu ngón tay có thể đeo nhẫn được thì đã kín, còn vài cái cất ở nhà. Mỗi năm vào Sài Gòn có một cái dây.
    Tôi cười: Bốn ngày nữa, mua cho em một con chó thật đẹp. Anh cười: Mua cho em cả ba con.
    Rồi, tôi việc tôi, anh việc anh. Tôi cắm đầu cắm cổ làm những việc cơ quan giao, vì họ thanh toán tiền tàu xe và lưu trú sáu nghìn đồng một ngày cho tôi. Ăn cơm chúa, múa cho đẹp mà. Anh chắc cũng giống tôi, ngược xuôi để hoàn thành những bản hợp đồng đã ký. Bốn ngày sắp quạ Cô bạn tôi hỏi: Sao bảo bồ ruột của mày ở đây? Tao toàn thấy mày độc thân? Tôi cười: Bồ ruột tao bận. Cô bạn bĩu môi: Thế cũng đòi là bồ. Có vài ngày không Vũng Tàu, không Đà Lạt mà toàn công chuyện? Yêu kiểu gì vậy, hả đồ kinh tế thị trường? Tôi im lặng, bị những lời khích bác của nó, lại lao vào những công việc để lấp đầy giấy đi đường và giấy giới thiệu thủ trưởng ký.
    Anh đến. Đúng hẹn. Mặt mũi anh có vẻ mệt hơn hôm đón tôi ngoài phi trường. ?oĐi, ăn gì hả em, anh đói mấy ngày?. ?oToàn nhậu sao anh?. ?oToàn nhậu, rồi xỉn, rồi ký, rồi nhậu. Anh không có hột cơm nào vào bụng suốt mấy ngày xa em?. Chúng tôi xông vào một quán hàng ăn ở ngoại ô Sài Gòn. Mới 9 giờ sáng mà toàn gọi lẩu mắm, cá kho tộ, tôm chiên và cơm. Anh cắm đầu cắm cổ ăn như thể bị đói đã vài năm. Tôi cũng ăn, tự nhiên và ngon lành như ở nhà. Vả lại, họ làm đồ ăn ngon quá, cộng với mấy ngày toàn hủ tiếu và các loại bánh.
    No say xong, anh bảo: Uống nước nhé em? Tôi lắc đầu: Không còn chỗ chứa nữa. Thế thì đi mua đồ. Tôi gật đầu. Anh phóng như bay đến khu siêu thị. Dừng ở tầng một, anh bảo: Bây giờ mua cho ba hay mẹ trước? Còn em, phải để sau cùng. Vì chỉ mua chó trước khi lên máy bay thôi. Mua tặng mẹ trước.
    Ngày mai tôi về. Ngày mai trước khi lên máy bay, anh sẽ tặng tôi một con phốc con, cụt đuôi, Bảy rưỡi tối, anh đến: Đi em. Em mặc bộ gì? Tôi may sáu bộ quần áo, váy vủng để diện với dân Sài Gòn, với anh. Nhưng chỉ có tối nay được mặc thôi. Bao lần trước cũng thế, xách đi, xách về đâu có mặc hết nhưng vẫn không chừa. Anh lật qua lật lại trong đám váy chọn bộ váy áo ngắn, màu đen: Màu đen đang mốt, em trắng, trông huyền bí. Và lần đầu tiên, sau bảy ngày tôi gặp lại anh, anh hôn nhẹ lên tóc tôi một cái, nhẹ nhàng lắm, chỉ đủ thấy anh ở bên tôi, rất gần.
    Hai đứa về khách sạn, ra đường. Đêm mùa thu ở Sài Gòn hơi lạnh. Hầu như người ta khoác áo ngoài nhè nhẹ. Đường phố sạch, không khí tinh khiết và sáng lung linh. Anh bảo: Anh đổ đầy xăng, đi bao giờ hết, mình về. Tôi cười và đặt nhẹ tay vào hông anh.
    Tôi ôm con phốc trong taỵ Anh bảo đặt tên nó là Sị Tiếng loa gọi mọi người vào phòng chờ chuẩn bị lên máy baỵ Anh ngồi bên cạnh, im lặng hút thuốc, chẳng ra buồn hay vui.
    Rồi đến lúc, còn mình tôi ở phòng đợi, mọi người đi hết rồi. Tôi bảo: Em về đây. Anh bảo: Ừ, đến giờ rồi. Và đẩy cho tôi chiếc vali. Đến gần cửa ra vào, nơi mà tôi sẽ đi một mình tôi, anh đứng lại một mình anh, tôi dè dặt: Em nghe nói, anh sắp lấy vợ? Hỏi xong, mới biết mình là đàn bà và dại dột. Hỏi để làm gì cơ chứ? Anh nhìn thẳng vào tôi, khẽ gật như thể tôi không phải là bồ của anh, đã hơn chục năm qua. Như thể chúng tôi đã từng có những kỷ niệm vừa đẹp, vừa buồn và thơ mộng hết sức chứ không mang bản sắc của nền kinh tế thị trường như cô bạn tôi nói.
    Anh cũng nghe người ta ăn hỏi em rồi, chỉ đợi ngày lên xe hoa thôi? Tôi lại nhìn thẳng vào mắt anh và gật. Hoá ra, tôi không phải là đàn bà khi hỏi anh điều đó, tôi và anh yêu nhau và những người yêu nhau đều có thể hỏi nhau như vậy.
    Anh ngập ngừng: Nhà anh ấy có đông không? Có tám người. Em sẽ ở riêng chứ? Mẹ anh ấy có quý em không? Em có một phòng 6,5 mét vuông. Mẹ anh ấy quý em, bây giờ thôi còn mai kia, em không dám nói trước. Tiếng gọi người ra máy bay và tiếng động cơ máy bay rú lên. Còn sáu phút nữa, tôi vội vã quay đầu kéo chiếc vali và giữ chặt con phốc hơn. Nó bắt đầu sợ. Anh nắm lấy vai tôi, nói nhỏ: Anh yêu em. Mong em hạnh phúc. Sang năm lại vào nhé. Tôi gật. Và nước mắt bỗng tuôn rơi. Sang năm. Tôi không còn là tôi nữa, chính tôi cũng không biết tôi có thế này được không?
    Máy bay vút lên sau khi chạy lòng vòng trên đường băng. Sài Gòn còn lại sau ô cửa kính bé tí xíu. Có một cơn mưa đang đến. Không biết anh về có ướt mưa không? Anh lấy ai nhỉ, người ấy có xinh không? Tại sao, chúng tôi đã có những lúc đi với nhau cả mấy tiếng đồng hồ, và nói với nhau đủ mọi chuyện sau một năm xa cách và đủ để hiểu và nhớ về nhau đến sang năm. Tôi không hỏi anh và anh không hỏi tôi để giờ đây, tôi chẳng hiểu anh sẽ đâm đầu vào lấy ai làm vợ?
    Anh hẹn sang năm. Đời người đâu có dài gì mà mỗi lần hẹn xa quá. Liệu có ai, trên thế gian này, hẹn hò như chúng tôi?
    Tôi nhìn qua ô cửa, cố tìm dưới kia một cái gì tôi cũng chẳng rõ. Chỉ có mây và mây vỗ về bao lấy thân máy bay. Tôi đang ở cõi hư vô. Chẳng có nghĩa gì khi đã ngồi ở đây, giữa trời xanh thăm thẳm. Mẹ anh ấy có quý em không. Anh lo cho tôi, khi về nhà chồng đối mặt với cái sự "mẹ chồng nàng dâu?, một cái lo của người yêu, hay người anh? Tôi bỗng trào nước mắt, và tưởng tượng rằng, dám lắm, sang năm, tôi bắt đầu nói dối, để vào với anh. Và anh, dám lắm, cũng nói dối, để chở tôi đi ăn, đi mua đồ và tối nào trước ngày tôi về, cũng đi khắp Sài Gòn bằng bốn lít xăng.
    Còn 35 phút nữa máy bay hạ cánh, 35 phút đủ để tôi tưởng tượng rằng, giờ này, sang năm, tôi lại gặp anh, giữa đất Sài Gòn. Và lại bắt đầu một tình yêu huyền thoại.
    --------
  10. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Lá chanh - Nguyễn Phước Vĩnh Quyền
    --------------------------------------------------------------------------------
    Anh chẳng thể là người hạnh phúc. Ai đó trong số những cô gái từng yêu anh đã phán một câu khá là ác khẩu như thế. Kể cũng hàm hồ nhưng không phải không có đôi phần của sự thực. Bởi anh là loại người "nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa". Như lúc này chẳng hạn.
    Nhiều năm trước, việc bôn ba về Huế sửa chữa phủ từ, ngôi nhà rường ba gian hai chái mục nát, nơi hương khói gia tiên, là điều ngoài tầm tay của anh khi anh tiếp nhận nó theo "nghị quyết" của hội đồng gia tộc. Dù tuổi đời chưa đủ để chuyên tâm lo chuyện họ hàng cúng bái, lại công tác xa Huế, anh vẫn bị chọn giao quản lý phủ từ vì mọi người tin rằng anh đủ khả năng tổ chức lại giềng mối gia tộc vốn đã rã rời, từ đó vực dậy một "di sản" có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào, nhất là trong những dịp "trời hành cơn lụt mỗi năm". Những ngày về Huế, buổi trưa, buổi tối, nằm gác tay lên trán, ngó lên những rui kèo chạm khắc công phu có tuổi thọ ngót trăm năm máng lủng lẳng cả tá lon bia rỗng, đủ các nhãn mác nội ngoại, từ Huda đến Heneiken, để hứng nước dột, những giọt nước len lỏi âm thầm qua lớp ngói liệt phủ rêu đến cả mặt trong, như một sáng kiến thay thế cho những thau, chậu giăng giăng trên sàn nhà, ảnh hưởng đến không gian sử dụng và thường gây vấp té, mà lòng anh nhói đau, bất lực. Thế mà bây giờ, đứng trước dãy khám thờ sơn son thếp vàng, thắp nén nhang cáo lễ khánh thành phủ từ vừa được trùng tu, thật ra là làm mới hoàn toàn trên nền cũ, chủ yếu nhờ tiền đóng góp của bà con lưu lạc ở nước ngoài, anh lại buồn man mác, lại nhớ ngôi nhà rường cũ mốc đầy kỷ niệm, nhớ âm thanh trầm bổng xót xa từ những giọt nước mưa rơi tong tỏng vào những lon bia rỗng ngày đông giá... Người như thế thì chẳng thể hưởng hạnh phúc là đúng rồi...Anh rời gian thờ, rời khỏi dòng suy ngẫm miên man bởi có tiếng nhiều người xao xác từ cổng ngoài lan vào cổng trong.
    Ra tới sân gạch, anh trông thấy một cảnh huyên náo bất ngờ. Các bậc trưởng lão trong họ đang chỉ huy đám con cháu ngăn chận một nhóm người đang cố tình xông vào phủ từ. Một ông chú nói nhỏ vào tai anh:
    "Cháu nhớ bọn ni không? Con Giang, con mụ điếm vạn đò và hai thằng em đầu gấu của nó đó. Ngày ni là ngày chi mà bọn hắn đòi vào phủ từ chứ?"
    Anh thầm kêu một tiếng nhỏ trong cổ họng, "Giang!". Nếu ông chú không điểm danh thì chắc gì anh đã nhớ ra, nhận ra? Trước mắt anh là một thiếu phụ có thứ nhan sắc làm vẩn đục ý tưởng của đàn ông ngay từ phút đầu gặp gỡ, nếu không cho rằng đó là vẻ đẹp đánh thức ?obản lĩnh đàn ông?. Một bé Giang mười lăm, mười sáu mảnh khảnh, tóc bốc mùi bùn non chỉ còn trong ký ức của anh thôi. Anh đến gần đám đông, vờ như không hiểu:
    "Bình tĩnh. Chuyện gì vậy?"
    Giang đang sấn sổ xỉa ngón tay vào trán mấy chàng thanh niên lập hàng rào trước mặt bỗng nhận ra sự xuất hiện của anh, cô vụt tươi tỉnh:
    ?oCậu đây rồi! Cậu coi, ai đời mấy đứa em vô phủ từ thắp hương tỏ chút lòng thành láng giềng mà bị chặn lại như thể đi ăn cướp không bằng!?
    Anh cười:
    ?oTại phần đông bà con các nơi về, không rõ hàng xóm cũ...Thôi, đã có lòng xin mời vào...?
    Ba chị em Giang hiên ngang vượt qua cổng trong, tiến vào gian thờ. Quay lại phía chú bác, anh em đang ngơ ngác bất bình, anh chắt lưỡi:
    ?oE hèm...Con cháu dâng hương tổ tiên là chuyện thường tình, xóm giềng ngoại tộc mới có ý nghĩa...Vào cả đi...?
    Một ông bác gằn giọng:
    ?oNhưng bọn nó là...?
    Anh làm mặt nghiêm:
    ?oThế bác định đánh nhau với đầu gấu ngay trong ngày hôm nay à??
    Ông bác chịu nhịn, hậm hực cùng cả đám kéo vào bàn rượu bày sẵn ở nhà ngang...
    Anh chẳng thể là người hạnh phúc. Chén rượu Rémy Martin XO, hàng ?oxách tay? từ Hoa Kỳ về, dành cho ?ochiếu trên?, chiếu của bậc chú bác chức sắc trong tộc, thơm lựng khi vừa bật nắp, vậy mà anh nhấm nháp vô hồn. Nói chính xác là anh thả hồn về cái thời uống rượu trắng nấu bằng sắn củ, cái thời mẹ con nhà bé Giang dựng chái tranh ghé tựa vào bức tường bao cao quá đầu người lớn phía sau phủ từ, sát mép nước sông Hương dập dềnh lười biếng...
    Làm sao anh quên được mùa đông năm ấy. Từ Sài Gòn anh về phủ từ ăn tết, cũng có thể ở lại lâu dài nếu tìm được việc làm. Tốt nghiệp đại học, thử việc mấy tháng ở Sài Gòn, anh chợt nhận ra mình nhớ Huế da diết, phải về thôi. Sau này, anh trả giá đắt cho thứ tình hoài hương tím ngát ấy. Nhưng đó là chuyện khác. Bây giờ, anh muốn nhớ cái đêm đầu tiên ngủ lại phủ từ sau hơn bốn năm đi xa.
    Tám giờ tối mà cứ như đã nửa đêm. Vắng tanh vắng ngắt trong mưa dầm se lạnh. Bỗng đâu tiếng khóc nỉ non trèo qua tường bao, vượt vườn rau dại, len vào tận giường ngủ. Trùm chăn kín đầu, thứ chăn thô của lính xót xáy không thua ổ rơm, anh vẫn cứ phải nghe tiếng khóc, lát sau lại như thể vọng lên từ đáy sông...Anh chợt nhớ có một gia đình sống nấp sau tường bao mà anh hầu như chưa rõ mặt. Chuyện gì xảy ra cho họ? Anh vùng dậy, chân mang ?obốt?, đầu che dù, tay cầm đèn phin, lần mò ra cổng sau. Túp lều mẹ con nhà bé Giang trông càng thảm hại trong đêm mưa lạnh. Ba đứa trẻ ngồi xúm quanh ngọn đèn dầu leo lét. Chỉ một mình Giang khóc. Hai thằng em nín lặng ngồi co ro tựa lưng vào nhau thật khéo để chống ngọn gió sông lạnh ngắt phả vào liên tục. Thấy người lạ, Giang nín khóc ngửng lên. Đôi mắt nó gây ấn tượng với anh. Đen long lanh. Nửa ngây thơ nửa sõi đời. Bắt gặp bát nhang đang tỏa khói trước di ảnh người đàn bà xấu số tựa vào tường bao phong rêu, anh chợt hiểu. Ngồi xuống, anh thắp nén nhang. Giang hai bàn tay xoắn lấy nhau, lí nhí:
    "Cám ơn cậu...Cậu mới về?"
    "Ừ. Thím mất bao lâu rồi?"
    "Dạ bữa ni là bốn mươi chín ngày..."
    Ngoài bát nhang làm bằng cái chén ăn cơm, chẳng còn gì hơn. Anh ngập ngừng một giây, bảo:
    "Đi, ta đi kiếm cái chi cúng thím..."
    Ba chị em nhìn anh chằm chằm. Chúng không chờ đợi một đề nghị như thế giữa đêm mưa khóc mẹ.
    Chiếc honda nổ lạch phạch váng động những khu vườn Vỹ Dạ u tịch. Anh chở Giang chạy lên phía Ga Huế. Giờ ấy chỉ có thể tìm ra một cái gì ở đó. Bà chủ quán mừng ra mặt khi anh hỏi mua nguyên con gà luộc. Nghe một tiếng ực rất khẽ, anh biết Giang vừa nuốt nước miếng. Anh kéo ghế, nói dối:
    "Đói quá, ta ăn chút gì rồi hãy về cúng cũng chưa muộn."
    Cô bé lí nhí:
    "Dạ cậu dùng đi, em..."
    Anh phải mắng Giang mới chịu ngồi vào bàn. Nhưng khi đã húp hớp cháo gà nóng ấm đầu tiên vào miệng, nó không dừng được nữa. Sau đó hai người còn nhâm nhi cà phê nữa. Ly cà phê sữa đầu tiên trong đời cô bé. Anh phì phèo thuốc lá, chân tình:
    "Mấy tuổi rồi ?"
    "Dạ mười lăm, mười sáu chi đó..."
    "Nè, thế là lớn rồi, phải biết chăm sóc bản thân nghe chưa."
    "Dạ..."
    "Mai gội đầu đi, con gái chi tóc toàn mùi bùn non!"
    Giang chỉ cười khúc khích...Thế rồi "bốn mươi chín ngày" của người đàn bà xấu số, mà anh nghe đâu từng làm nghề mãi dâm dưới vạn đò, cũng đủ gà xôi chuối. Cúng xong đã nửa đêm, anh cùng ba chị em Giang bày cỗ ra đánh chén. Giang nói:
    "Rứa là mạ em còn có phước, chi cũng đủ..."
    Và nó kể anh nghe chuyện xảy ra bốn mươi chín ngày trước. Buổi sáng, ba đứa nhận ra mẹ đã chết từ lúc nào trong đêm. Chúng ôm nhau khóc, không biết phải chôn cất thế nào khi trong túi mẹ chỉ còn mấy tờ bạc lẻ...Nhưng rồi Giang cũng nghĩ ra được cách. Nó lệnh cho hai thằng em nín khóc, im lặng như không chuyện gì xảy ra, đợi đêm tối trở lại. Chúng "mượn tạm" chiếc xuồng câu neo gần đấy, chuyển mẹ sang sông, tấp vào bến chợ Đông Ba. Việc khó nhất là qua mặt ban bảo vệ, bí mật đưa mẹ vào đặt trên sạp môït hàng vải lớn nhất trong chợ rồi rút êm. Sáng hôm sau, khu hàng vải xôn xao, sợ hãi trước xác chết. Ban quản lý chợ cùng tập thể hàng vải làm thủ tục khai báo rồi tổ chức việc chôn cất cho người xấu số...Ba chị em Giang có mặt từ xa, lẫn trong đám người hiếu kỳ, theo dõi mọi diễn biến, từ trong chợ Đông Ba đến nghĩa địa dưới chân núi Ngự Bình. Khó nhất là không được khóc, cứ như người dưng nước lã. Đợi đến khi mọi người tản về hết chúng mới dám chạy a lại, ôm mộ mẹ mà khóc cho thỏa...Kể đến đấy ba chị em Giang thút thít khóc. Anh cũng lén lau nước mắt, quay về phủ từ. Gần sáng mới chợp mắt. Chưa được bao lâu thì bị đánh thức bởi cảm giác hơi lạnh xộc vào chăn. Nhưng ngay sau đó là một nguồn ấm nóng áp nhẹ vào người. Trong trạng thái ngái ngủ, anh trở mình ủ lấy nguồn ấm mềm mại, ngai ngái mùi lá chanh ẩm. Bàn tay anh tự nhiên chuồi vào góc sâu nhất, ấm nhất...Một tiếng rên khẽ thổi vào tai anh nóng nhột, anh rùng mình tỉnh hẳn, hất tung tấm chăn, nhận ra bàn tay còn ướt. Trước mắt anh Giang nằm co quắp, nín lặng. Châm thuốc lá, rít một hơi thật sâu, anh như nói với làn khói:
    "Về đi!"
    "Em không biết lấy chi trả ơn cậu...Em gội đầu rồi..."
    "Biết rồi. Với lá chanh phải không?"
    "Dạ..."
    "Rứa là tốt...Về đi, trời hửng sáng rồi đó!"
    "Dạ..."
    Qua khe cửa gỗ anh nhìn theo bóng cô gái mảnh khảnh đang đi giữa vườn rau dại, lẩn khuất trong sương trắng bốc lên từ mặt sông. Trưa hôm đó, anh đi ra túp lều tìm Giang, bình dầu thơm gội đầu trong tay. Bất ngờ chỉ còn bãi trống. Ba chị em Giang đã dọn đi...
    ***
    Ba chị em Giang lễ xong, quay ra. Phải gần mười lăm năm sau họ mới có dịp đáp trả một nén nhang. Giang đến gần anh:
    "Em mở quán bia dưới gốc đa đầu ngõ, em mời cậu..."
    Anh mỉm cười không nói gì, đứng lên tiễn khách. Được mấy bước, Giang đi chậm hẳn lại. Khi chỉ còn hai người, cô thì thầm:
    "Cậu hái cho em mấy lá chanh, được không?"
    Anh ngờ vực câu trả lời của mình. Bây giờ thì anh tin chắc anh chẳng thể là người hạnh phúc.
    Hết

Chia sẻ trang này