1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục lục box Tiếng Việt-Từ điển tra cứu trực tuyến-Tuyển tập các bài viết(SƯU TẦM) về Tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi home_nguoikechuyen, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Một vài vế khác:
    Vế 927: Bên thì mấy ả mày ngài
    Vế 2273-74: Rỡ mình lạ vẻ cân đài
    Vẫn còn hàm én mày ngài như xưa

    Cũng đều chứng tỏ ?~ngài?T vẫn thường được dùng như một ?~hình dung từ?T mô tả lông mày hơn là một từ thay thế luôn cho ?~mày?T. Tuy nhiên có một vế khác, cũng dùng ?~nét ngài?T đơn độc không đi với ?~mày?T như ở vế 20 ?~nét ngài nở nang?T:
    Vế 1213: Khi khoé hạnh, lúc nét ngài

    Nếu hiểu ?~khoé hạnh?T như khoé mắt (NĐ Nam {mc}) ?" nét ngài ở vế 1213 bắt buộc phải hiểu như ?~nét lông mày?T mới đối xứng. Thế nhưng, trong truyện thơ Ỷ Lan của Trương phu nhân, ta thấy:
    Phương phi mày liễu, mặt hoa
    Má đào, môi hạnh, da ngà, lưng ong

    Và môi được mô tả bằng môi hạnh. Như vậy, ?~khoé hạnh?T trong vế 1213, vẫn có thể mang ý nghĩa ?~khoé môi?T, vành môi, giống hình trái hạnh đào? Nếu như thế ?~nét ngài?T trong vế 1213 có thể mang một nghĩa khác với ?~lông mày?T. Và từ đó, phe ?~nét người?T có thể suy diễn: ?~Khi khoé hạnh, lúc nét ngài?T vẫn có thể chứa ?~ngài?T mang nghĩa ?~người?T, như trong ?~nét người nở nang?T.

    NV Ưu {mc} - gốc kỹ sư giống như đa số các bằng hữu khác trên diễn đàn mitchong, nêu lên một khía cạnh khác, nhắm vào tính không xuôi tai, không đồng thuận giữa ?~nét ngài?T với ?~nở nang?T. Cũng giông giống với nhận xét của anh TQ Dương phía trên, NV Ưu đưa ra nhận xét ?~nét ngài?T chỉ một sự vật thuộc không gian 1-Chiều, thí dụ như sợi chỉ, một đường thẳng. Trong khi ?~nở nang?T là một hình dung từ thường dùng để mô tả trạng thái nở nang của một sự vật thuộc không gian 3-Chiều, như chiếc bong bóng, chiếc thùng phi, hoặc ? thân con người. Do đó ?~nét người nở nang?T có vẻ hợp với môn? hình học không gian hơn! Ngoài ra, người Việt trong lúc nói chuyện thông thường về một bạn gái của con cháu trong nhà, ưa nói: ?~Con nhỏ đó có nét lắm?T. Nét ở đây liên quan đến nét người nói chung chung, hay nét mặt đẹp. ?~Nét?T có thể chỉ sự vật 1-Chiều đến 3-chiều. Nhưng ?~nét ngài?T có lẽ bị giới hạn ở không gian 1-chiều mà thôi.

    Anh NL Bình {mc} từ California, cũng thấy chuyện đem hình học không gian vào Kiều có chút ít cơ sở luận lý, và đề nghị nếu xem ?~nét ngài?T như thuộc không gian hai chiều, thì ?~nét ngài nở nang?T có chỗ đứng hay không. Hoặc giả có thể nào tác giả Kiều đã dùng những từ như ?~vóc dáng?T để tả nở nang hay không? Một nôm-na gia khác góp ý chưa thấy ấn bản nào viết: ?~Khuôn trăng đầy đặn dáng ngài nở nang?T hết và chữ Nôm của ?~dáng?T hay ?~vóc?T, được viết khác xa với ?~nét?T. Hơn nữa ?~dáng người?T xem ra có vẻ một thứ từ rất tân, nhiều khi có thể ra đời trong khoảng thế kỷ 20. ?~Vóc dáng?T thời xưa có lẽ chính là ?~tư phong?T như trong bản của Duy Minh Thị. Điểm này cũng một điểm ít người chú tâm đến. Những ai từng hành nghề thông dịch viên đều có thể xác nhận khi phiên dịch hầu như bất cứ văn bản nào từ tiếng Anh, người dịch thường hay gặp phải những từ không có tương đương trong tiếng Việt. Hoặc có thể, có một từ cũ tra ở tự điển ra nhưng không hoàn toàn thích hợp với từ tiếng Anh trong hoàn cảnh mới, trong hoà hợp với ý chính của bản văn. Thí dụ hình dung từ ?~cool?T (với nghĩa nguyên thủy: mát mẻ) ở tiếng Anh trong vài mươi năm nay dùng để chỉ một cái gì ?~tốt đẹp?T, hay ho, ?~hết xẩy?T, hoăc rất ?~tuyệt chiêu?T! Thế hệ babyboom của những người sinh ra đời rầm rộ sau thế chiến thứ hai, dịch ra làm sao, ngoài cách phải tự ? sáng tác ra từ mới, như thế hệ ?~sinh sung?T chẳng hạn. Impeachment tổng thống Hoa Kỳ dịch ra ?~đàn hặc?T có êm không? Người ta biết chắc chắn lúc quốc ngữ được phát triển, cũng là lúc xã hội Việt giao tác ầm ầm với văn minh phương Tây. Và do đó, những người góp công vào việc phát triển quốc ngữ - từ nhóm Petrus Ký, đến Đông Kinh Nghĩa Thục rồi Nam Phong, và về sau Tự Lực Văn Đoàn - chắc chắn đã phải sáng tác rất nhiều từ, nhiều lối nói, dựa vào kiến thức Hán Nôm và Tây học, cho những sự vật, ý niệm mới từ phương Tây, như xe hơi (ô-tô), xe máy (xe đạp), tự do, dân chủ, v.v.

    NV Iu {mc} từ Sydney, nhắc lại quan niệm đẹp ngay ở phương Tây cũng biến đổi rất nhiều trong vòng 50 năm qua. Thời Greta Garbo, người ta chú ý đến khuôn mặt, đến mắt, đến mí mắt đến lông mày hơn bộ ngực và những bộ phận cơ thể khác. Đến lúc Marilyn Monroe, ?~ngài?T ta bắt đầu để ý đến bộ ngực, mông, eo, và cặp chân. Cyd Charise lại cho biết cái lưng đẹp cũng đáng đồng tiền. Phim nào của Angie Dickinson khán giả cũng đều được dịp ngắm nghía cặp chân đẹp của tài tử ấy. Jennifer Lopez (J. Lo) nghe nói đã bảo hiểm cặp giò đến 1 tỷ đô la. Đến thời Twiggy (khoảng 1965) rồi kéo đến Calista Flockhart (Ally McBeal), Lara Flynn Boyle (hiện đại) người ta thấy gầy ốm cũng đẹp và hấp dẫn như thường. Và đến thời hiện đại, nét đẹp thường đi đôi với phát triển của ngành giải phẫu thẩm mỹ, đặc biệt tập trung vào đôi mắt, lông mày, làn da, sóng mũi, bô ngực, và đôi môi (bơm). Y như Phạm Duy đã nhận xét, nét đẹp người xưa, không đến nỗi xưa như Dương Quý Phi mà ngay ở thời Marilyn Monroe, thông thường không khắt khe chuyện thân thể không được thon thả. Có da có thịt cũng tốt thôi, nhưng đừng quá mập là được rồi. Đối với xã hội Á Đông xưa cũ, anh NL Bình góp ý, người đàn bà phải có da có thịt mới đẹp, bởi như vậy mới có sức khoẻ sinh con đẻ cái, tiếp nối dòng giống cho phu quân.

    Tuy nhiên, những tản mạn về nét đẹp của người phụ nữ, tiếp tay cho Phạm Duy như trên vẫn không đánh thẳng được vào vấn đề mấu chốt:

    Nét ngài nở nang / Nét người nở nang: Cả hai lối mô tả, đều có cái gì lấn cấn. Nhất là khi đi theo: Khuôn trăng đầy đặn. Mặc dù rằng ta chấp nhận Ngài có thể được viết trong một bản xưa cũ nào đó như Ngài mang nghĩa Người.

    6. Mua vui cũng được một vài trống canh

    Như đã trình bày phía trên, phân tích một đoạn hay một câu, một vế của truyện Kiều với nhiệm vụ lý giải rất khó đi đến sự thật. Bởi thật ra chỉ có một sự thật duy nhất: tất cả những bản Kiều người ta biết đến đều là những bản ghi lại theo trí nhớ của ? truyền khẩu dân gian. Những bản-ghi-lại đó được thực hiện sau những năm tiếng nói và chữ viết của người nước Nam được biến chuyển thay đổi dữ dội [19]. Do đó, mục đích của bài này không bao giờ có một tham vọng nào khác hơn việc ?~mua vui cũng được một vài trống canh?T hay mua vui cũng được một hai tách càfê espresso, mà thôi.

    Trước khi đi đến việc cố gắng giải toả vấn đề xin tóm tắt những điểm khó khăn và các lấn cấn trong việc chấp nhận ?~nét ngài?T hoặc ?~nét người?T.

    (i) Nếu chấp nhận ?~nét ngài?T
    - Nét ngài nở nang vẫn nghe hơi kỳ kỳ, lông mày làm sao nở nang được. Ngay đến khi giận dữ, trừ những người như Trương Phi, ít khi lông mày bị dựng ngược, nở nang được!
    - So với những vế như: ?~Râu hùm hàm én mày ngài?T ta thấy ?~ngài?T đơn thuần một hình dung từ cho ?~lông mày?T: Mày trông giống râu con ngài cong cong. ?~Ngài?T viết chung với ?~mày?T. Trong ?~Nét ngài nở nang?T, ngài lại đứng solo, đứng chổng một mình. Có cái gì là lạ.
    - Nhưng ?~nét ngài?T là một lối viết rất quen thuộc và trong hầu hết các bản chữ Nôm NGÀI được viết với ?~con trùng?T nguây nguẩy phía bên, chứng tỏ đó là ?~con tằm?T, là con nhộng, chứ không phải NGƯỜI. Mặc dù hai âm Người và Ngài thật ra chỉ một (Ngài) trong thời chữ Nôm.
    - Nét lông mày là một trong những mô tả chính khi đề cập đến sắc đẹp của người nữ thời xưa. Nên ?~khuôn trăng đầy đặn?T sánh đôi với ?~nét ngài nở nang?T / nét ngài= râu con ngài= nga-my, hoàn toàn hợp nghĩa hợp lý.

    (ii) Nếu chấp nhận ?~nét người?T
    - Qua dẫn chứng phía trên, người An Nam ngày xưa phát âm ?~Ngài?T khi muốn nói ?~Người?T bởi trước thời quốc ngữ hoàn toàn thay thế chữ Nôm, từ ?~Người?T theo âm đọc ngày nay, chưa xuất hiện. Do đó trong bản Kiều bất cứ từ nào viết theo quốc ngữ ?~Người?T đều có thể đọc như ?~Ngài?T, và những từ ngày nay viết ?~Ngài?T đều có thể đã bị viết sai thành ?~ngài?T với nghĩa con nhộng ong, nghĩa bóng ?~nga-mi?T hay lông mày ?" trong khi ở nguyên bản có thể tác giả mang hàm ý Người.
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nếu xem hai bản Nôm trứ danh:
    Một của Quán Văn Đường (QVĐ): Khuôn lưng đầy đặn, nét ngài nở nang
    Một của Duy Minh Thị (DMT): Tư phong đầy đặn, nét ngài nở nang
    Cả hai đều được đánh giá cao: Bản QVĐ từng được xem ghi lại từ bản Phường, tức gần bản nguyên thủy của Nguyễn Du. Bản DMT đã được học giả Hoàng Xuân Hãn đánh giá gần bản gốc Nguyễn Du nhất.
    Trong cả hai bản này ?~nét ngài?T chắc hẳn phải được viết như ?~nét người?T mới hợp lý. ?~Khuôn lưng?T đi với ?~nét người?T. Hoặc ?~Tư phong?T cũng có thể dùng song song với ?~nét người?T mà không bị chói tai, không bị tương phản ý tứ. (Tư-phong thật ra là chữ dùng để chỉ ?~dáng dấp?T hay ?~vóc dáng?T như thường dùng ngày nay). Do đó:
    QVĐ: Khuôn lưng đầy đặn, nét người nở nang
    DMT: Tư phong đầy đặn, nét người nở nang
    - Thế nhưng, nếu thay phần sau vế 20, trong các bản thường gặp: ?~Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang?T bằng ?~nét người nở nang?T (như Phạm Duy vừa làm) người ta vẫn thấy lổng chổng như thường: Thứ nhất, ước mơ của một thiếu nữ đẹp thời xưa khi được thiên hạ chung quanh cho mình đẹp, theo senior Lê Quý như đã đề cập phía trên, không thể đơn thuần ở tiêu chuẩn thân hình? nở nang. Thân hình nở nang để làm gì khi không có nét phú quý, thanh tao của một mệnh phụ phu nhân? Dù rằng nó nở nang, phốt phát, có da có thịt như Dương Quý Phi. Thứ hai, xem qua nhiều thi ca cùng thời, ta không thể hoặc rất khó tìm ra một áng thi văn khác mô tả thân thể hay toàn thân hình một phụ nữ đẹp. Với phụ nữ quá lắm người ta chỉ mô tả đến? lưng ong. Với nam nhi, thường người ta đề cập đến những nét oai vệ, ?~người hùng?T của con nhà tướng, hoặc nét thư sinh của những bậc quân tử đại nho. Thứ ba, theo rất nhiều ?~ngài?T thuộc diễn đàn mitchong, ?~nét người ? nở nang?T nghe không được thanh tao, chải chuốt, lai láng hồn thơ cho mấy. Như vậy ?~nét người nở nang?T rất khó có chỗ đứng trong một bản Kiều ô-ri-gin, hay bất cứ bản nào bắt đầu vế 20 bằng: ?~Khuôn trăng đầy đặn??T.

    (iii) Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
    Việc gì có loanh quanh thế mấy cũng phải đi đến một chung cuộc. Đến đây ta có thể tạm chấp nhận ?~nét người nở nang?T thay vào phần sau vế 20 của các bản Duy Minh Thị và Quán Vân Đường mang rất nhiều điểm lô-gích khả tín, tuy không được hoàn toàn thanh tao, hồn thơ lai láng cho lắm. Nhưng ta thấy ?~Khuôn trăng đầy đặn ?~nét ngài/ nét người?T nở nang?T vẫn còn một vài điểm lấn cấn cần được giải tỏa.

    Bây giờ xin xem kỹ vế sau đây ở phần cuối truyện Kiều:

    Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha
    Hoặc:
    Nghe tin nở mặt nở mày

    Ta thấy rõ, ?~Nở nang?T đi với ?~mặt mày?T. Y như cách nói ngày nay. Khi cha mẹ hãnh diện vì con cái thành đạt: Cha mẹ nở mày nở mặt. Khi người vợ vừa mới được lên chức, vai vế ở trên người chồng: Cả hai vợ chồng đều hớn hở, mặt mày nở nang. ?~Nở nang?T ít ra ở thời xưa, là một thứ ?~thuận thanh tương ý?T với cụm từ ?~mặt mày?T. Vấn đề ta có thể thấy thật ra chỉ một loại ?~collocation?T như anh TQ Dương {mc} đã đề cập phía trên qua ví dụ ?~strong wind gió mạnh và heavy rain mưa nặng hạt?T.

    Nếu thử nhờ một người nào đó ở thế kỷ 21 viết một đoạn văn xuôi mô tả vẻ đẹp Thúy Vân theo kiểu ?~thời bây giờ?T, có thể sẽ viết theo kiểu sau:

    Thúy Vân xem ra mang rất nhiều nét đoan trang và quý trọng, tuyệt vời. Có lẽ giống như nét của Audrey Hepburn. Chỉ có điều cô ấy có khuôn mặt tròn hơn Audrey Hepburn một chút, giống như vành trăng tròn, đầy đặn, và có vẻ gần với Kate Winslet hay Gong Li hơn. Không phải chỉ ở sắc đẹp, nếu xem theo quý tướng, Thúy Vân không sót chút nào: Ngoài khuôn mặt tròn phúc hậu, lông mày cô ấy cong cong trông đẹp như râu tơ con ngài, theo kiểu Greta Garbo hay Margaux Hemingway. Và quan trọng hơn hết, mặt mày của cô ấy lúc nào cũng nở nang, và tươi thắm.

    Nếu chấp nhận đoạn văn xuôi tân thời cải biến như trên ta thấy gì?

    · Ta sẽ thấy: Khuôn trăng đầy đặn vừa tả khuôn MẶT đầy đặn như vành trăng tròn / nhưng không cần dùng chữ MẶT vì ? thiếu thốn chỗ trong một câu lục bát chỉ chứa 8 từ, mà lại dùng lối ẩn dụ bằng Khuôn trăng.
    · Ta cũng thấy ngay: Nét ngài nở nang vừa tả lông MÀY có nét đẹp giống như râu con ngài, mà hoàn toàn không cần dùng đến chữ MÀY hay LÔNG MÀY.
    · Hình dung từ NỞ NANG ở sau cùng chính là một hình dung từ chung cho hai chủ từ MẶT và MÀY hoàn toàn ẩn bóng trong toàn vế tuyệt chiêu, chỉ có 8 từ đó: MẶT MÀY NỞ NANG như tiếng Nôm tiếng Việt từ ngàn đời vẫn thường xử dụng.

    Nói một cách khác, nếu chỉ lược ý chính:
    Khuôn trăng đầy đặn= MẶT
    Nét ngài= MÀY
    nở nang= NỞ NANG

    Nguyên vế đó mang ý chính: Mặt mày nở nang.
    Và kèm theo mô tả theo lối ẩn dụ, mặt đẹp thế nào và mày đẹp làm sao.

    Thật tuyệt vời. Bởi Kiều là một áng văn do thi hào số 1 của nước Nam sáng tác nó phải thật cô đọng và súc tích kèm theo ý thơ lai láng. Chỉ 1 vế 8 từ Nguyễn Du đã gói ghém vào đó những gì một người viết văn xuôi phải viết tương đương với ít lắm ba bốn hàng chữ trên giấy A4, như thí dụ ở trên. Quan trọng hơn hết, Tiên Điền đã không dùng đến MẶT MÀY mà vẫn tả được, qua lối ẩn dụ, những điểm ?~đặc trưng?T đẹp đẽ của Mặt và Mày. Và ai cũng hiểu được, vế đó chuyên về Mặt và Mày. Khéo léo ở chỗ dùng những gì người xưa thường ví với Mặt / Mày (Trăng / Ngài) để mô tả Mặt Mày, nhưng lại khỏi phải dùng đến Mặt Mày, choán chỗ vô ích. Ta cũng để ý: ?~Khuôn?T trong ?~khuôn trăng?T gợi lên ?~Khuôn mặt?T. ?~Trăng?T thế chỗ mặt, và hàm ý mặt tròn như trăng tròn. ?~Nét?T trong ?~nét ngài?T gợi ý ?~nét mày?T bởi ?~ngài?T thường được ví với ?~mày?T. Lông mày đẹp như râu con ngài. ?~Nở nang?T đi đôi với cả Mặt lẫn Mày, chứ không phải chỉ có ?~nét ngài?T mà thôi.

    Như vậy Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
    rất khó sửa lại thành Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang
    bởi những lý do chính sau đây:
    - ?~Nở nang?T vào thời đó chỉ ưa đi kèm với ?~mặt mày?T, chưa biết đi đêm với ?~thân thể?T, với ?~nét người?T.
    - Nguyên vế 20 mang một nghĩa chính: Mặt mày nở nang. Rút ?~mày?T ra và thay thế bằng ?~người?T sẽ làm ?~khuôn mặt?T bị bẽ bàng: Mặt và thân người => nở nang?
    - Lối dùng ?~nét người?T là một lối dùng mới đây thôi. Ngay cả ?~dáng người?T cũng có vẻ mới. Ngày trước, hình như chỉ có ?~tư phong?T để chỉ ?~dáng người, nét người?Tnhư trong bản Duy Minh Thị.

    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nếu xem hai bản Nôm trứ danh:
    Một của Quán Văn Đường (QVĐ): Khuôn lưng đầy đặn, nét ngài nở nang
    Một của Duy Minh Thị (DMT): Tư phong đầy đặn, nét ngài nở nang
    Cả hai đều được đánh giá cao: Bản QVĐ từng được xem ghi lại từ bản Phường, tức gần bản nguyên thủy của Nguyễn Du. Bản DMT đã được học giả Hoàng Xuân Hãn đánh giá gần bản gốc Nguyễn Du nhất.
    Trong cả hai bản này ?~nét ngài?T chắc hẳn phải được viết như ?~nét người?T mới hợp lý. ?~Khuôn lưng?T đi với ?~nét người?T. Hoặc ?~Tư phong?T cũng có thể dùng song song với ?~nét người?T mà không bị chói tai, không bị tương phản ý tứ. (Tư-phong thật ra là chữ dùng để chỉ ?~dáng dấp?T hay ?~vóc dáng?T như thường dùng ngày nay). Do đó:
    QVĐ: Khuôn lưng đầy đặn, nét người nở nang
    DMT: Tư phong đầy đặn, nét người nở nang
    - Thế nhưng, nếu thay phần sau vế 20, trong các bản thường gặp: ?~Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang?T bằng ?~nét người nở nang?T (như Phạm Duy vừa làm) người ta vẫn thấy lổng chổng như thường: Thứ nhất, ước mơ của một thiếu nữ đẹp thời xưa khi được thiên hạ chung quanh cho mình đẹp, theo senior Lê Quý như đã đề cập phía trên, không thể đơn thuần ở tiêu chuẩn thân hình? nở nang. Thân hình nở nang để làm gì khi không có nét phú quý, thanh tao của một mệnh phụ phu nhân? Dù rằng nó nở nang, phốt phát, có da có thịt như Dương Quý Phi. Thứ hai, xem qua nhiều thi ca cùng thời, ta không thể hoặc rất khó tìm ra một áng thi văn khác mô tả thân thể hay toàn thân hình một phụ nữ đẹp. Với phụ nữ quá lắm người ta chỉ mô tả đến? lưng ong. Với nam nhi, thường người ta đề cập đến những nét oai vệ, ?~người hùng?T của con nhà tướng, hoặc nét thư sinh của những bậc quân tử đại nho. Thứ ba, theo rất nhiều ?~ngài?T thuộc diễn đàn mitchong, ?~nét người ? nở nang?T nghe không được thanh tao, chải chuốt, lai láng hồn thơ cho mấy. Như vậy ?~nét người nở nang?T rất khó có chỗ đứng trong một bản Kiều ô-ri-gin, hay bất cứ bản nào bắt đầu vế 20 bằng: ?~Khuôn trăng đầy đặn??T.

    (iii) Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
    Việc gì có loanh quanh thế mấy cũng phải đi đến một chung cuộc. Đến đây ta có thể tạm chấp nhận ?~nét người nở nang?T thay vào phần sau vế 20 của các bản Duy Minh Thị và Quán Vân Đường mang rất nhiều điểm lô-gích khả tín, tuy không được hoàn toàn thanh tao, hồn thơ lai láng cho lắm. Nhưng ta thấy ?~Khuôn trăng đầy đặn ?~nét ngài/ nét người?T nở nang?T vẫn còn một vài điểm lấn cấn cần được giải tỏa.

    Bây giờ xin xem kỹ vế sau đây ở phần cuối truyện Kiều:

    Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha
    Hoặc:
    Nghe tin nở mặt nở mày

    Ta thấy rõ, ?~Nở nang?T đi với ?~mặt mày?T. Y như cách nói ngày nay. Khi cha mẹ hãnh diện vì con cái thành đạt: Cha mẹ nở mày nở mặt. Khi người vợ vừa mới được lên chức, vai vế ở trên người chồng: Cả hai vợ chồng đều hớn hở, mặt mày nở nang. ?~Nở nang?T ít ra ở thời xưa, là một thứ ?~thuận thanh tương ý?T với cụm từ ?~mặt mày?T. Vấn đề ta có thể thấy thật ra chỉ một loại ?~collocation?T như anh TQ Dương {mc} đã đề cập phía trên qua ví dụ ?~strong wind gió mạnh và heavy rain mưa nặng hạt?T.

    Nếu thử nhờ một người nào đó ở thế kỷ 21 viết một đoạn văn xuôi mô tả vẻ đẹp Thúy Vân theo kiểu ?~thời bây giờ?T, có thể sẽ viết theo kiểu sau:

    Thúy Vân xem ra mang rất nhiều nét đoan trang và quý trọng, tuyệt vời. Có lẽ giống như nét của Audrey Hepburn. Chỉ có điều cô ấy có khuôn mặt tròn hơn Audrey Hepburn một chút, giống như vành trăng tròn, đầy đặn, và có vẻ gần với Kate Winslet hay Gong Li hơn. Không phải chỉ ở sắc đẹp, nếu xem theo quý tướng, Thúy Vân không sót chút nào: Ngoài khuôn mặt tròn phúc hậu, lông mày cô ấy cong cong trông đẹp như râu tơ con ngài, theo kiểu Greta Garbo hay Margaux Hemingway. Và quan trọng hơn hết, mặt mày của cô ấy lúc nào cũng nở nang, và tươi thắm.

    Nếu chấp nhận đoạn văn xuôi tân thời cải biến như trên ta thấy gì?

    · Ta sẽ thấy: Khuôn trăng đầy đặn vừa tả khuôn MẶT đầy đặn như vành trăng tròn / nhưng không cần dùng chữ MẶT vì ? thiếu thốn chỗ trong một câu lục bát chỉ chứa 8 từ, mà lại dùng lối ẩn dụ bằng Khuôn trăng.
    · Ta cũng thấy ngay: Nét ngài nở nang vừa tả lông MÀY có nét đẹp giống như râu con ngài, mà hoàn toàn không cần dùng đến chữ MÀY hay LÔNG MÀY.
    · Hình dung từ NỞ NANG ở sau cùng chính là một hình dung từ chung cho hai chủ từ MẶT và MÀY hoàn toàn ẩn bóng trong toàn vế tuyệt chiêu, chỉ có 8 từ đó: MẶT MÀY NỞ NANG như tiếng Nôm tiếng Việt từ ngàn đời vẫn thường xử dụng.

    Nói một cách khác, nếu chỉ lược ý chính:
    Khuôn trăng đầy đặn= MẶT
    Nét ngài= MÀY
    nở nang= NỞ NANG

    Nguyên vế đó mang ý chính: Mặt mày nở nang.
    Và kèm theo mô tả theo lối ẩn dụ, mặt đẹp thế nào và mày đẹp làm sao.

    Thật tuyệt vời. Bởi Kiều là một áng văn do thi hào số 1 của nước Nam sáng tác nó phải thật cô đọng và súc tích kèm theo ý thơ lai láng. Chỉ 1 vế 8 từ Nguyễn Du đã gói ghém vào đó những gì một người viết văn xuôi phải viết tương đương với ít lắm ba bốn hàng chữ trên giấy A4, như thí dụ ở trên. Quan trọng hơn hết, Tiên Điền đã không dùng đến MẶT MÀY mà vẫn tả được, qua lối ẩn dụ, những điểm ?~đặc trưng?T đẹp đẽ của Mặt và Mày. Và ai cũng hiểu được, vế đó chuyên về Mặt và Mày. Khéo léo ở chỗ dùng những gì người xưa thường ví với Mặt / Mày (Trăng / Ngài) để mô tả Mặt Mày, nhưng lại khỏi phải dùng đến Mặt Mày, choán chỗ vô ích. Ta cũng để ý: ?~Khuôn?T trong ?~khuôn trăng?T gợi lên ?~Khuôn mặt?T. ?~Trăng?T thế chỗ mặt, và hàm ý mặt tròn như trăng tròn. ?~Nét?T trong ?~nét ngài?T gợi ý ?~nét mày?T bởi ?~ngài?T thường được ví với ?~mày?T. Lông mày đẹp như râu con ngài. ?~Nở nang?T đi đôi với cả Mặt lẫn Mày, chứ không phải chỉ có ?~nét ngài?T mà thôi.

    Như vậy Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
    rất khó sửa lại thành Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang
    bởi những lý do chính sau đây:
    - ?~Nở nang?T vào thời đó chỉ ưa đi kèm với ?~mặt mày?T, chưa biết đi đêm với ?~thân thể?T, với ?~nét người?T.
    - Nguyên vế 20 mang một nghĩa chính: Mặt mày nở nang. Rút ?~mày?T ra và thay thế bằng ?~người?T sẽ làm ?~khuôn mặt?T bị bẽ bàng: Mặt và thân người => nở nang?
    - Lối dùng ?~nét người?T là một lối dùng mới đây thôi. Ngay cả ?~dáng người?T cũng có vẻ mới. Ngày trước, hình như chỉ có ?~tư phong?T để chỉ ?~dáng người, nét người?Tnhư trong bản Duy Minh Thị.

    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    7. Đôi lời kết

    Câu chuyện mua vui cũng được vài tách cappuccino này bắt nguồn từ việc nhạc sĩ Phạm Duy, qua những tư duy sẵn có và lý luận của ông, đã thay đổi ?~Ngài?T ra ?~Người?T trong vế 20 của truyện Kiều bất hủ của thi hào Tiên Điền Nguyễn Du.

    Qua trên 20 trang giấy, 20 tài liệu tra cứu, và góp ý của khoảng 10 chuyên gia thuộc các ngành nghề khác nhau, trong đó có một hai vị chuyên về ngôn ngữ học, Kiều học, và Nôm-na học, qua môi trường thời thượng internet, chúng ta rất may mắn đi đến một vài nhận xét có thể tạm kết thúc bài này như sau:

    (i) Như đã trình bày, việc lý giải phân tích các từ các vế của truyện Kiều, để xem thứ nào chính Tiên Điền đã viết, hoặc nhạc sĩ lão thành Phạm Duy có đúng không khi ông thay thế ?~Ngài?T ở vế 20 ?" hoàn toàn công chuyện đội đá vá trời. Bởi ngay từ thời xa xưa, chưa bao giờ có ai xem được bản di cảo gốc của Nguyễn Du. Và cũng bởi những bản Nôm, bản quốc ngữ của truyện Kiều đều xuất phát từ những bản ghi lại, thu thập được qua truyền khẩu dân gian, năm bảy chục năm sau khi Nguyễn Du qua đời.
    (ii) Trong khoảng thời gian từ lúc Nguyễn Du trước tác truyện Kiều theo thể lục bát đặc trưng của dân Việt, đến lúc những bản truyện Kiều ra đời, tiếng nói và chữ viết của người nước Nam biến chuyển dữ dội. Chữ Nôm thoái lui và nhường chỗ cho quốc ngữ.
    (iii) Việc thay NGÀI bằng NGƯỜi ở vế 20, do nhạc sĩ Phạm Duy ?~đề xuất?T, bắt đầu có cơ sở khá vững chắc khi chứng minh được ngày trước ở nước An Nam, người ta phát âm và dùng NGÀI để chỉ ?~người?T, người ta, con người.
    (iv) Quan sát kỹ qua nhiều khía cạnh, ta thấy NGƯỜi có thể chen chân vào vế 20 của các bản Duy Minh Thị và Quán Văn Đường, mà không va chạm nhiều đến lô-gích và toàn ý của vế.
    (v) Nhưng Người rất khó thay thế Ngài ở bất kỳ bản nào có vế 20 bắt đầu bằng: ?~Khuôn trăng đầy đặn?T bởi Ngài ở vế đó viết như NÉT NGÀI là một điều kiện ắt có và đủ cho vế đó mang ?~klọn?T nghĩa ?~Mặt mày nở nang?T.

    Trong lúc viết bài này, một số điểm lổng chổng khác trong tiếng Việt, cũng được tình cờ phát hiện. Đó là những cách nói, cách phát âm không phù hợp với quy luật đánh vần, từ lâu vẫn thường dễ nhầm với phương ngữ hay cách phát âm địa phương. Rất nhiều cách phát âm lầm tưởng địa phương đó, được quy lại ở lối phát âm xưa cũ tại môi trường tiếng Nôm trên toàn cõi nước An Nam trước đầu thế kỷ 19.

    Viết tức là học. Điều đó, học giả Nguyễn Hiến Lê đã ghi nhận từ lâu.

    Trung tuần tháng 10/ 2003
    N.N.

    GHI CHÚ

    1. Nguyễn Văn Trung (1990) Vụ Án Truyện Kiều. Nxb Xuân Thu tái bản
    2. Lê Nguyễn Lưu (2002) Từ Chữ Hán đến Chữ Nôm. Nxb Thuận Hoá
    3. Trần Trí Dõi (2001) Ngôn ngữ và sự phát triển Văn Hoá Xã Hội. Nxb Văn Hoá Thông Tin
    4. Nguyễn Tài Cẩn (1997) Giáo trình Lịch Sử Ngữ Âm Tiếng Việt. Nxb Giáo Dục.
    5. Vũ Văn Kính (2002) Đại Tự Điển Chữ Nôm. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ TP.
    6. Nguyễn Văn Trung (1990) Lược Khảo Văn Học. Quyển 3: Nghiên Cứu và Phê Bình Văn Học. Nxb Xuân Thu
    7. Hoàng Xuân Hãn (2002) Hồ Xuân Hương - thiên tình sử. Nxb Văn Học.
    8. Huỳnh Ái Tông (2003) Nguồn gốc chữ quốc ngữ: Báo mạng Đời Tỵ Nạn: http://doitynan.com/bienkhao.pdf/vanhoa/nguongocchuquocngu.pdf
    9. Website Văn Học Việt Nam: http://www.vhvn.com/Kieu/khaodi-tk.html trình bày bản chữ Nôm do Vũ Văn Kính soạn lục và Bùi Hữu Sũng nhuận chính, tổng hợp từ các bản của Kiều Oánh Mậu, Duy Minh Thị và Quán Văn Đường, và bản quốc ngữ của Nguyễn Quảng Tuân.
    10. Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ - Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường-Việt. Nxb Văn Hoá Dân Tộc
    11. Nguyên Nguyên (2003) Từ Vương Vũ đến Wương Thuý Kiều: Vài bí mật của chữ Nôm và quốc ngữ. Trên mạng: www.aihuucongchanh.com hoặc http://perso.wanadoo.fr/charite hay http://www.thuvienvietnam.com, hoặc www.talawas.org
    12. Đào Duy Anh (1973) Chữ Nôm: Nguồn Gốc - Cấu Tạo - Diễn Biến. Nxb Đông Nam Á.
    13. Đỗ Quang Vinh (2000) Tiếng Việt Tuyệt Vời. (In lần thứ hai ?" tác giả xuất bản). Địa chỉ: www.geocities.com/doquangvinhvenguon
    14. Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ (1998) Truyện Kiều và Tuổi Trẻ. Nxb Làng Văn.
    15. Thí dụ về tiếng Mường thay đổi trong thế kỷ 20 vì bị Latinh hoá: Vợ (wife) ngày trước Nôm đọc Bợ, bởi theo tự điển, Vợ= Nữ + Bị (âm B). Mường đọc ?~Bơ?T theo tài liệu xuất bản năm 1904, trích dẫn trong quyển ?~Tiếng Việt Tuyệt Vời?T [13]: Bơ nã mê ti lê ksú tế nã lấp ksông= Vợ nó mới đi lấy đá để nó lấp sông. Thế nhưng qua 1 thế kỷ giao tác với người Việt trong môi trường quốc ngữ, người Mường biến đổi lối đọc nhiều từ xưa bắt đầu bằng B theo kiểu người Việt thành ra V. Tự điển Mường [10] xuất bản năm 2002 ghi tiếng Mường: Vợ = Vợ, tiếng Việt.
    16. Bản Kiều Nôm và quốc ngữ do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim soạn có đăng trên báo mạng Charité: http://perso.wanadoo.fr/charite
    17. Theo trình bày phía trên: Vời trong thời chữ Nôm được viết theo Nôm như VÀI. Đó cũng một thứ biến đổi từ A sang âm ƯƠ hay Ơ. ?~Tuyệt vài?T hợp niêm vận với ?~nét ngài?T phiá vế sau.
    18. Trang mạng của Bs Hồ Đắc Duy: http://www.angelfire.com/ks/hodacduy
    19. Chữ quốc ngữ hoàn toàn phát triển sau khi Nguyễn Du qua đời (1820). Đánh dấu bằng: quyển tự điển Latin-Annam & Annam-Latin của Taberd xuất bản năm 1838, và Gia Định Báo của nhóm Petrus Ký năm 1865. Trong quyển tự điển Taberd, âm BL, KL, TL hoàn toàn bị biến mất: Blõ=> trờ / tlẽi => trẩy / mlòy=>lời {ghi chú [8] phía trên}.
    20. Vũ Tài Lục: ?~Người đàn bà trong Tướng Mệnh Học?T. Nxb Ngân Hà Thư Xã
    21. Nguyên Nguyên (2003) Năm Mùi thử tìm hiểu âm chữ D và Dz. Xem các mạng www.aihuucongchanh.com hoăc http://perso.wanadoo.fr/charite hay http://www.thuvienvietnam.com hay www.talawas.org
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    7. Đôi lời kết

    Câu chuyện mua vui cũng được vài tách cappuccino này bắt nguồn từ việc nhạc sĩ Phạm Duy, qua những tư duy sẵn có và lý luận của ông, đã thay đổi ?~Ngài?T ra ?~Người?T trong vế 20 của truyện Kiều bất hủ của thi hào Tiên Điền Nguyễn Du.

    Qua trên 20 trang giấy, 20 tài liệu tra cứu, và góp ý của khoảng 10 chuyên gia thuộc các ngành nghề khác nhau, trong đó có một hai vị chuyên về ngôn ngữ học, Kiều học, và Nôm-na học, qua môi trường thời thượng internet, chúng ta rất may mắn đi đến một vài nhận xét có thể tạm kết thúc bài này như sau:

    (i) Như đã trình bày, việc lý giải phân tích các từ các vế của truyện Kiều, để xem thứ nào chính Tiên Điền đã viết, hoặc nhạc sĩ lão thành Phạm Duy có đúng không khi ông thay thế ?~Ngài?T ở vế 20 ?" hoàn toàn công chuyện đội đá vá trời. Bởi ngay từ thời xa xưa, chưa bao giờ có ai xem được bản di cảo gốc của Nguyễn Du. Và cũng bởi những bản Nôm, bản quốc ngữ của truyện Kiều đều xuất phát từ những bản ghi lại, thu thập được qua truyền khẩu dân gian, năm bảy chục năm sau khi Nguyễn Du qua đời.
    (ii) Trong khoảng thời gian từ lúc Nguyễn Du trước tác truyện Kiều theo thể lục bát đặc trưng của dân Việt, đến lúc những bản truyện Kiều ra đời, tiếng nói và chữ viết của người nước Nam biến chuyển dữ dội. Chữ Nôm thoái lui và nhường chỗ cho quốc ngữ.
    (iii) Việc thay NGÀI bằng NGƯỜi ở vế 20, do nhạc sĩ Phạm Duy ?~đề xuất?T, bắt đầu có cơ sở khá vững chắc khi chứng minh được ngày trước ở nước An Nam, người ta phát âm và dùng NGÀI để chỉ ?~người?T, người ta, con người.
    (iv) Quan sát kỹ qua nhiều khía cạnh, ta thấy NGƯỜi có thể chen chân vào vế 20 của các bản Duy Minh Thị và Quán Văn Đường, mà không va chạm nhiều đến lô-gích và toàn ý của vế.
    (v) Nhưng Người rất khó thay thế Ngài ở bất kỳ bản nào có vế 20 bắt đầu bằng: ?~Khuôn trăng đầy đặn?T bởi Ngài ở vế đó viết như NÉT NGÀI là một điều kiện ắt có và đủ cho vế đó mang ?~klọn?T nghĩa ?~Mặt mày nở nang?T.

    Trong lúc viết bài này, một số điểm lổng chổng khác trong tiếng Việt, cũng được tình cờ phát hiện. Đó là những cách nói, cách phát âm không phù hợp với quy luật đánh vần, từ lâu vẫn thường dễ nhầm với phương ngữ hay cách phát âm địa phương. Rất nhiều cách phát âm lầm tưởng địa phương đó, được quy lại ở lối phát âm xưa cũ tại môi trường tiếng Nôm trên toàn cõi nước An Nam trước đầu thế kỷ 19.

    Viết tức là học. Điều đó, học giả Nguyễn Hiến Lê đã ghi nhận từ lâu.

    Trung tuần tháng 10/ 2003
    N.N.

    GHI CHÚ

    1. Nguyễn Văn Trung (1990) Vụ Án Truyện Kiều. Nxb Xuân Thu tái bản
    2. Lê Nguyễn Lưu (2002) Từ Chữ Hán đến Chữ Nôm. Nxb Thuận Hoá
    3. Trần Trí Dõi (2001) Ngôn ngữ và sự phát triển Văn Hoá Xã Hội. Nxb Văn Hoá Thông Tin
    4. Nguyễn Tài Cẩn (1997) Giáo trình Lịch Sử Ngữ Âm Tiếng Việt. Nxb Giáo Dục.
    5. Vũ Văn Kính (2002) Đại Tự Điển Chữ Nôm. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ TP.
    6. Nguyễn Văn Trung (1990) Lược Khảo Văn Học. Quyển 3: Nghiên Cứu và Phê Bình Văn Học. Nxb Xuân Thu
    7. Hoàng Xuân Hãn (2002) Hồ Xuân Hương - thiên tình sử. Nxb Văn Học.
    8. Huỳnh Ái Tông (2003) Nguồn gốc chữ quốc ngữ: Báo mạng Đời Tỵ Nạn: http://doitynan.com/bienkhao.pdf/vanhoa/nguongocchuquocngu.pdf
    9. Website Văn Học Việt Nam: http://www.vhvn.com/Kieu/khaodi-tk.html trình bày bản chữ Nôm do Vũ Văn Kính soạn lục và Bùi Hữu Sũng nhuận chính, tổng hợp từ các bản của Kiều Oánh Mậu, Duy Minh Thị và Quán Văn Đường, và bản quốc ngữ của Nguyễn Quảng Tuân.
    10. Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ - Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường-Việt. Nxb Văn Hoá Dân Tộc
    11. Nguyên Nguyên (2003) Từ Vương Vũ đến Wương Thuý Kiều: Vài bí mật của chữ Nôm và quốc ngữ. Trên mạng: www.aihuucongchanh.com hoặc http://perso.wanadoo.fr/charite hay http://www.thuvienvietnam.com, hoặc www.talawas.org
    12. Đào Duy Anh (1973) Chữ Nôm: Nguồn Gốc - Cấu Tạo - Diễn Biến. Nxb Đông Nam Á.
    13. Đỗ Quang Vinh (2000) Tiếng Việt Tuyệt Vời. (In lần thứ hai ?" tác giả xuất bản). Địa chỉ: www.geocities.com/doquangvinhvenguon
    14. Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ (1998) Truyện Kiều và Tuổi Trẻ. Nxb Làng Văn.
    15. Thí dụ về tiếng Mường thay đổi trong thế kỷ 20 vì bị Latinh hoá: Vợ (wife) ngày trước Nôm đọc Bợ, bởi theo tự điển, Vợ= Nữ + Bị (âm B). Mường đọc ?~Bơ?T theo tài liệu xuất bản năm 1904, trích dẫn trong quyển ?~Tiếng Việt Tuyệt Vời?T [13]: Bơ nã mê ti lê ksú tế nã lấp ksông= Vợ nó mới đi lấy đá để nó lấp sông. Thế nhưng qua 1 thế kỷ giao tác với người Việt trong môi trường quốc ngữ, người Mường biến đổi lối đọc nhiều từ xưa bắt đầu bằng B theo kiểu người Việt thành ra V. Tự điển Mường [10] xuất bản năm 2002 ghi tiếng Mường: Vợ = Vợ, tiếng Việt.
    16. Bản Kiều Nôm và quốc ngữ do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim soạn có đăng trên báo mạng Charité: http://perso.wanadoo.fr/charite
    17. Theo trình bày phía trên: Vời trong thời chữ Nôm được viết theo Nôm như VÀI. Đó cũng một thứ biến đổi từ A sang âm ƯƠ hay Ơ. ?~Tuyệt vài?T hợp niêm vận với ?~nét ngài?T phiá vế sau.
    18. Trang mạng của Bs Hồ Đắc Duy: http://www.angelfire.com/ks/hodacduy
    19. Chữ quốc ngữ hoàn toàn phát triển sau khi Nguyễn Du qua đời (1820). Đánh dấu bằng: quyển tự điển Latin-Annam & Annam-Latin của Taberd xuất bản năm 1838, và Gia Định Báo của nhóm Petrus Ký năm 1865. Trong quyển tự điển Taberd, âm BL, KL, TL hoàn toàn bị biến mất: Blõ=> trờ / tlẽi => trẩy / mlòy=>lời {ghi chú [8] phía trên}.
    20. Vũ Tài Lục: ?~Người đàn bà trong Tướng Mệnh Học?T. Nxb Ngân Hà Thư Xã
    21. Nguyên Nguyên (2003) Năm Mùi thử tìm hiểu âm chữ D và Dz. Xem các mạng www.aihuucongchanh.com hoăc http://perso.wanadoo.fr/charite hay http://www.thuvienvietnam.com hay www.talawas.org
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    VỀ MỘT BIẾN THỂ "LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH"


    Chưa nói đến nguồn gốc của cách dùng này là gì, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: Dùng thành ngữ theo kiểu như thế là hoàn toàn sai, thậm chí là đã bóp méo ý nghĩa vốn rất biểu trưng, rất khái quát của nó.
    Gần đây, trong khẩu ngữ tiếng Việt xuất hiện một biến thể của thành ngữ "Lá lành đùm lá rách". Đó là: "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều". Cách nói này quen thuộc đến nỗi người ta không ngần ngại dùng nó trong mọi phong cách ngôn ngữ: ngôn ngữ báo chí - chính luận, ngôn ngữ văn chương...
    Chưa nói đến nguồn gốc của cách dùng này là gì, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: Dùng thành ngữ theo kiểu như thế là hoàn toàn sai, thậm chí là đã bóp méo ý nghĩa vốn rất biểu trưng, rất khái quát của nó.
    Tiếng Việt của chúng ta rất trong sáng và vô cùng phong phú. Một trong những giá trị làm cho ngôn ngữ ta trong sáng chính là ở sự giàu có của vốn thành ngữ. Mỗi thành ngữ của ta đều có ý nghĩa riêng, có cách sử dụng riêng; nhưng tất cả đều giống nhau ở đặc trưng khái quát, biểu trưng về ý nghĩa và mang đậm nét bản sắc văn hóa Việt. Một điểm đặc biệt nữa là trong thành ngữ, các từ tham gia cấu thành đều mang ý nghĩa khái quát cao. Vì vậy, hiểu một thành ngữ không nên chỉ căn cứ vào nghĩa đen của từng từ trong đó. Chẳng hạn như thành ngữ "mẹ tròn con vuông" không thể hiểu là "mẹ thì hình tròn, con thì hình vuông"... Thành ngữ là một cụm từ cố định có sức biểu trưng hóa cao, không thể tùy tiện sử dụng và tạo biến thể một cách vô nguyên tắc.
    Thành ngữ "Lá lành đùm lá rách" thường được dùng với nghĩa: sự đùm bọc, yêu thương hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng. Người giàu có, khỏe mạnh giúp người nghèo khó, yếu đuối; thậm chí người bình thường cũng có thể giúp người gặp hoạn nạn hay sa cơ lỡ bước. Nói một cách khác, ý nghĩa của thành ngữ này biểu thị một thái độ sống có trách nhiệm của con người trong xã hội.
    Khi dùng thành ngữ này, người dùng ngôn ngữ không quá chú ý đến nghĩa của chữ "lành", của "rách" mà chú ý đến mối quan hệ giữa hai trạng thái đối lập "lành - rách" đã được khái quát hóa. Nhờ đó, cách hiểu thành ngữ được mở rộng ra, đi xa hơn cách hiểu cụ thể chỉ bó hẹp trong nghĩa đen của nó là: (cái) lá lành đùm vào (cái) lá rách. Cặp "lành - rách" có thể là:
    "giàu - nghèo"
    "khỏe - yếu"
    "có khả năng - không có khả năng"
    "thuận lợi - không thuận lợi"
    "yên ổn - éo le, gặp trắc trở"...
    Trong cuộc sống xã hội vẫn còn nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, hay những tình huống trắc trở. Thành ngữ này vẫn còn được sử dụng nhiều. Nó luôn mang ý nghĩa tích cực. Lúc thì như một lời khuyên, một lời nhắc nhở; cũng có lúc lại như lời ca ngợi một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc.
    Tuy vậy, do quá lạm dụng ý nghĩa tốt đẹp của nó mà người dùng quên đi rằng mình đang dùng một thành ngữ mang tính khái quát hết sức sâu sắc. Nếu như trong thành ngữ gốc "Lá lành đùm lá rách", thì "lành - rách" (như đã nói) mang nghĩa khái quát; thì trong "lá rách ít đùm lá rách nhiều", cặp "lành - rách" lại bị cụ thể hóa đến mức tối đa. Có lẽ người dùng đã suy diễn theo kiểu: "lá rách ít vẫn còn tốt chán, vẫn đủ sức đùm lá rách nhiều". Trong khi đó, người ta đã quên rằng trong thực tế (cũng tức là dựa vào nghĩa đen) thì lá đã rách dù ít cũng khó có thể dùng để đùm được!
    Tóm lại, trong mọi trường hợp, khi cần nói đến những điều đã nêu trên, ta chỉ cần dùng một thành ngữ "Lá lành đùm lá rách" là đủ, mà không cần kéo dài thêm thành "...lá rách ít đùm lá rách nhiều". Bản thân thành ngữ gốc đã hết sức cô đọng, súc tích. Nó cũng thật dễ hiểu, dễ sử dụng. Việc thêm vế sau vào thành ngữ để tạo ra một biến thể miễn cưỡng, đặc biệt khi thêm "ít" và "nhiều" vào sau "rách" chỉ làm cho nghĩa của thành ngữ trở nên rối rắm; thậm chí làm mất đi tính trong sáng của một thành ngữ vốn đã được thử thách trong lịch sử tiếng Việt.
    PHAN HỒNG LIÊN -
    Giảng viên ngôn ngữ Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
    (theo báo NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ)

    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    VỀ MỘT BIẾN THỂ "LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH"


    Chưa nói đến nguồn gốc của cách dùng này là gì, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: Dùng thành ngữ theo kiểu như thế là hoàn toàn sai, thậm chí là đã bóp méo ý nghĩa vốn rất biểu trưng, rất khái quát của nó.
    Gần đây, trong khẩu ngữ tiếng Việt xuất hiện một biến thể của thành ngữ "Lá lành đùm lá rách". Đó là: "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều". Cách nói này quen thuộc đến nỗi người ta không ngần ngại dùng nó trong mọi phong cách ngôn ngữ: ngôn ngữ báo chí - chính luận, ngôn ngữ văn chương...
    Chưa nói đến nguồn gốc của cách dùng này là gì, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: Dùng thành ngữ theo kiểu như thế là hoàn toàn sai, thậm chí là đã bóp méo ý nghĩa vốn rất biểu trưng, rất khái quát của nó.
    Tiếng Việt của chúng ta rất trong sáng và vô cùng phong phú. Một trong những giá trị làm cho ngôn ngữ ta trong sáng chính là ở sự giàu có của vốn thành ngữ. Mỗi thành ngữ của ta đều có ý nghĩa riêng, có cách sử dụng riêng; nhưng tất cả đều giống nhau ở đặc trưng khái quát, biểu trưng về ý nghĩa và mang đậm nét bản sắc văn hóa Việt. Một điểm đặc biệt nữa là trong thành ngữ, các từ tham gia cấu thành đều mang ý nghĩa khái quát cao. Vì vậy, hiểu một thành ngữ không nên chỉ căn cứ vào nghĩa đen của từng từ trong đó. Chẳng hạn như thành ngữ "mẹ tròn con vuông" không thể hiểu là "mẹ thì hình tròn, con thì hình vuông"... Thành ngữ là một cụm từ cố định có sức biểu trưng hóa cao, không thể tùy tiện sử dụng và tạo biến thể một cách vô nguyên tắc.
    Thành ngữ "Lá lành đùm lá rách" thường được dùng với nghĩa: sự đùm bọc, yêu thương hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng. Người giàu có, khỏe mạnh giúp người nghèo khó, yếu đuối; thậm chí người bình thường cũng có thể giúp người gặp hoạn nạn hay sa cơ lỡ bước. Nói một cách khác, ý nghĩa của thành ngữ này biểu thị một thái độ sống có trách nhiệm của con người trong xã hội.
    Khi dùng thành ngữ này, người dùng ngôn ngữ không quá chú ý đến nghĩa của chữ "lành", của "rách" mà chú ý đến mối quan hệ giữa hai trạng thái đối lập "lành - rách" đã được khái quát hóa. Nhờ đó, cách hiểu thành ngữ được mở rộng ra, đi xa hơn cách hiểu cụ thể chỉ bó hẹp trong nghĩa đen của nó là: (cái) lá lành đùm vào (cái) lá rách. Cặp "lành - rách" có thể là:
    "giàu - nghèo"
    "khỏe - yếu"
    "có khả năng - không có khả năng"
    "thuận lợi - không thuận lợi"
    "yên ổn - éo le, gặp trắc trở"...
    Trong cuộc sống xã hội vẫn còn nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, hay những tình huống trắc trở. Thành ngữ này vẫn còn được sử dụng nhiều. Nó luôn mang ý nghĩa tích cực. Lúc thì như một lời khuyên, một lời nhắc nhở; cũng có lúc lại như lời ca ngợi một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc.
    Tuy vậy, do quá lạm dụng ý nghĩa tốt đẹp của nó mà người dùng quên đi rằng mình đang dùng một thành ngữ mang tính khái quát hết sức sâu sắc. Nếu như trong thành ngữ gốc "Lá lành đùm lá rách", thì "lành - rách" (như đã nói) mang nghĩa khái quát; thì trong "lá rách ít đùm lá rách nhiều", cặp "lành - rách" lại bị cụ thể hóa đến mức tối đa. Có lẽ người dùng đã suy diễn theo kiểu: "lá rách ít vẫn còn tốt chán, vẫn đủ sức đùm lá rách nhiều". Trong khi đó, người ta đã quên rằng trong thực tế (cũng tức là dựa vào nghĩa đen) thì lá đã rách dù ít cũng khó có thể dùng để đùm được!
    Tóm lại, trong mọi trường hợp, khi cần nói đến những điều đã nêu trên, ta chỉ cần dùng một thành ngữ "Lá lành đùm lá rách" là đủ, mà không cần kéo dài thêm thành "...lá rách ít đùm lá rách nhiều". Bản thân thành ngữ gốc đã hết sức cô đọng, súc tích. Nó cũng thật dễ hiểu, dễ sử dụng. Việc thêm vế sau vào thành ngữ để tạo ra một biến thể miễn cưỡng, đặc biệt khi thêm "ít" và "nhiều" vào sau "rách" chỉ làm cho nghĩa của thành ngữ trở nên rối rắm; thậm chí làm mất đi tính trong sáng của một thành ngữ vốn đã được thử thách trong lịch sử tiếng Việt.
    PHAN HỒNG LIÊN -
    Giảng viên ngôn ngữ Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
    (theo báo NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ)

    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


    Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người.
    Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.
    Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp củng cố tình thân : áo năng may năng mới, người năng tới năng thân. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người : Vàng thì thử lửa, thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
    Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
    Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
    Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất : Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa. Tính hiếu khách càng tăng lên khi về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
    Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ng­ược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị :
    Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những ng­ời lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
    Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử : Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu nhau chín bỏ làm mười....
    Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lí chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình; Đưa nhau đến trước cửa quan - Bên ngoài là lí, bên trong là tình. . .
    Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ­ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.
    Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.
    Tính hay quan sát khiến ng­ười Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, cái miệng, con mắt,... là đã biết được tính cách của con người. Chẳng hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm : Đàn bà con mắt lá dăm- Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền; Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau, Con lợn mắt trắng thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi, Những người ti hí mắt lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người; Trên trời Phạm Nhan, thế gian một mắt.
    Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp : Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Trong trường hợp không được lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt : ở bầu thì tròn , ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
    Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ" (vd: tiếng Việt ), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên - đó là "danh dự, uy tín" (vd: nổi tiếng).
    Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện : ở đời muôn sự của chung - Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi dấm nước người - Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh; Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng . ở chốn làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng trong tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Các cụ già tám mươi, tuy ăn không được, nhưng vì danh dự ( sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn : Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng.
    Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
    Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia...
    Để biết người đối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi : Chị về muộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không? Còn đây là lời tỏ tình rất vòng vo của ng­ời con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn cả : Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu sát mé nhà, Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không? ( Ca dao).
    Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?"... Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi đằng này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm gì đấy? Đáp : Vâng ! Bác đi đâu đấy?
    Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
    Tâm lý trọng sự hoà thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn : Một sự nhịn chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê
    Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
    Trước hết, đố là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung. Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp - chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú - con, bác - con, bác - em, anh- tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng : người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói lệch đi).
    Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quý hóa quá (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),...

    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


    Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người.
    Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.
    Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp củng cố tình thân : áo năng may năng mới, người năng tới năng thân. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người : Vàng thì thử lửa, thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
    Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
    Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
    Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất : Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa. Tính hiếu khách càng tăng lên khi về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
    Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ng­ược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị :
    Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những ng­ời lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
    Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử : Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu nhau chín bỏ làm mười....
    Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lí chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình; Đưa nhau đến trước cửa quan - Bên ngoài là lí, bên trong là tình. . .
    Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ­ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.
    Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.
    Tính hay quan sát khiến ng­ười Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, cái miệng, con mắt,... là đã biết được tính cách của con người. Chẳng hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm : Đàn bà con mắt lá dăm- Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền; Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau, Con lợn mắt trắng thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi, Những người ti hí mắt lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người; Trên trời Phạm Nhan, thế gian một mắt.
    Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp : Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Trong trường hợp không được lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt : ở bầu thì tròn , ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
    Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ" (vd: tiếng Việt ), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên - đó là "danh dự, uy tín" (vd: nổi tiếng).
    Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện : ở đời muôn sự của chung - Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi dấm nước người - Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh; Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng . ở chốn làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng trong tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Các cụ già tám mươi, tuy ăn không được, nhưng vì danh dự ( sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn : Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng.
    Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
    Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia...
    Để biết người đối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi : Chị về muộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không? Còn đây là lời tỏ tình rất vòng vo của ng­ời con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn cả : Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu sát mé nhà, Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không? ( Ca dao).
    Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?"... Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi đằng này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm gì đấy? Đáp : Vâng ! Bác đi đâu đấy?
    Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
    Tâm lý trọng sự hoà thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn : Một sự nhịn chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê
    Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
    Trước hết, đố là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung. Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp - chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú - con, bác - con, bác - em, anh- tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng : người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói lệch đi).
    Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quý hóa quá (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),...

    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  10. Thinkahead

    Thinkahead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2003
    Bài viết:
    798
    Đã được thích:
    0
    Bạn có những thông tin thật tuyệt vời. Xin hãy post thêm đi.
    Thks
    =======================
    S人,快,<o

Chia sẻ trang này