1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục lục box Tiếng Việt-Từ điển tra cứu trực tuyến-Tuyển tập các bài viết(SƯU TẦM) về Tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi home_nguoikechuyen, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thinkahead

    Thinkahead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2003
    Bài viết:
    798
    Đã được thích:
    0
    Bạn có những thông tin thật tuyệt vời. Xin hãy post thêm đi.
    Thks
    =======================
    S人,快,<o
  2. LangsterChen

    LangsterChen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ được biết và làm quen với những người yêu và muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như các bạn, tôi rất chi, rất rất chi là vui mừng. Tiếng Việt ta giàu và đẹp lắm phải không các bạn? Chỉ tiếc một điều rằng, cứ cái đà hội/du nhập theo kiểu.. hoà tan tiếng Việt với ''tiếng Tây'' như hiện nay thì không biết 300 trăm năm lẻ nữa con cháu của chúng ta có còn được học thứ tiếng Việt thứ thiệt ngay từ khi mới học nói nữa hay không? Đây là một thực tế đáng buồn. Đáng buồn hơn nữa là chính phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là báo chữ) của chúng ta đã tiếp tay cho thực tế đáng buồn này!!!
    Do điều kiện thời gian có hạn, tôi xin cung cấp cho các bạn một vài liên kết có bài viết về tiếng Việt để các bạn tiện tham khảo:
    http://www.vny2k.com/ http://www.viethoc.com/
    Các bạn cũng có thể ghé thăm trang oép... mì ăn liền của tôi để chúng ta được chia sẻ nhiều hơn!
    Tiếng Việt muôn năm! Yuenanyu Wansui!
    L.C.
  3. LangsterChen

    LangsterChen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ được biết và làm quen với những người yêu và muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như các bạn, tôi rất chi, rất rất chi là vui mừng. Tiếng Việt ta giàu và đẹp lắm phải không các bạn? Chỉ tiếc một điều rằng, cứ cái đà hội/du nhập theo kiểu.. hoà tan tiếng Việt với ''tiếng Tây'' như hiện nay thì không biết 300 trăm năm lẻ nữa con cháu của chúng ta có còn được học thứ tiếng Việt thứ thiệt ngay từ khi mới học nói nữa hay không? Đây là một thực tế đáng buồn. Đáng buồn hơn nữa là chính phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là báo chữ) của chúng ta đã tiếp tay cho thực tế đáng buồn này!!!
    Do điều kiện thời gian có hạn, tôi xin cung cấp cho các bạn một vài liên kết có bài viết về tiếng Việt để các bạn tiện tham khảo:
    http://www.vny2k.com/ http://www.viethoc.com/
    Các bạn cũng có thể ghé thăm trang oép... mì ăn liền của tôi để chúng ta được chia sẻ nhiều hơn!
    Tiếng Việt muôn năm! Yuenanyu Wansui!
    L.C.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mạn Đàm Về Tiếng Việt


    Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng để phản ảnh những bước tiến về lịch sử cũng như về chính trị, khoa học ? của một nước. Âm mưu Hán hóa dân tộc Việt thời nước ta bị Trung Hoa đô hộ đã thất bại vì sự ra đời của chữ Nôm, thứ chữ riêng của người mình, thường là sự ghép của hai chữ Hán lại, đã được xem là một chiến thắng vinh quang của ngôn ngữ Việt vì người Hoa nhìn thấy chữ Nôm từa tựa như chữ Hán của họ nhưng họ không thể đọc và hiểu được. Đến khi các ông cố đạo ở Âu Châu sang nước ta, các ông ấy mới đặt ra chữ Quốc Ngữ bằng những mẫu tự La Tinh, tức chữ viết ta dùng ngày nay.Trong giới hạn của bài viết, một vài chữ Việt được đề cập đến để thử tìm hiểu tính chất phong phú, thâm thúy của tiếng Việt khi được sử dụng như thế nào?
    Chữ quốc, ngoài nghĩa là một loài chim, quốc thường được dùng có nghĩa là nước (nhà), mà bà Huyện Thanh Quan đã có lối chơi chữ tài tình trong câu:
    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

    Một bài thơ có liên quan đến chữ quốc, còn được lưu truyền đến ngày nay. Chuyện rằng Lý Thường Kiệt, một danh tướng đời vua Lý Nhân Tôn, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh. Lý Thường Kiệt bèn nghĩ ra một kế: làm một bài thơ tứ tuyệt rồi sai người vào đền Thánh Tam Giang ngâm vang bài thơ này. Sau đó ông cho loan tin đồn rằng Thần đã giáng bút làm bài thơ để báo trước lẽ tất thắng của quân ta, dụng ý để quân dân nức lòng đánh giặc. Bài thơ ấy như sau:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
    Tạm dịch là:
    Nước Nam của vua Nam ở
    Sách trời đã định rõ như vậy
    Vậy giặc kia sao dám xâm lấn
    Chúng bây sẽ phải thất bại

    Vậy là ngôn nhữ đã được dùng như một thứ vũ khí để đánh giặc cứu nước.
    Bàn về chữ vô, có nghĩa là không. Thí dụ như vô chính phủ là không có chính phủ, thường có nghĩa là đất nước lộn xộn, thiếu trật tự, an ninh; vô dụng là không dùng, thường ám chỉ những món đồ không dùng được hay cả con người bất tài, không có ích lợi gì cho bản thân gia đình hay xã hội; vô giáo dục là không có giáo dục, thường có nghĩa là mất dạy theo lối nói nôm na của người mình. Trong từ nhà Phật thường đề cập đến từ vô ngã. Chúng ta ai ai cũng đều mang ngã tính trong người, cái cảm nhận về ?otôi?, ?ocho tôi? và ?ocái của tôi?. Vào thời Đức Phật và cả thời nay, nhiều người tin rằng chúng ta có một tâm linh riêng biệt, bất biến, bất diệt còn gọi là linh hồn, hay tiểu ngã. Tuy nhiên khi chứng ngộ, Đức Phật đã nhìn thấy rằng trên thế gian này chẳng có gì là biệt lập, là vĩnh cửu cả. Chúng ta sinh ra, tồn tại một thời gian rồi mất đi? Ý niệm vô ngã hình thành từ đó. Những ai đã từng kinh qua chân lý vô ngã đều có thể thấy rằng ý niệm đó chẳng có gì đáng phải sợ cả, mà ngược lại còn là điều đáng mừng nữa vì nó mang ý nghĩa giải thoát chúng ta khỏi cái nhà tù chật hẹp của cái ?otôi?. Chẳng thế mà trong Cung Oán Ngâm Khúc, một trong những áng văn chương tiếng Việt tuyệt vời của cụ Ôn Như Hầu từ đời Hậu Lê, đã có những câu rất gần gũi với ý niệm vô ngã này:
    Tuồng huyễn-hóa đã bày ra đấy,
    Kiếp phù-sinh trông thấy mà đau!
    Trăm năm còn có gì đâu,
    Chẳng qua một nắm cổ-khâu xanh rì!

    Tác giả Đông Phong trong quyển Bản Sắc Dân Tộc có viết rằng tiếng Việt là tiếng của nghệ thuật âm thanh. Nhịp điệu và ngôn ngữ trong tiếng Việt không những chỉ dùng để biểu hiện tư tưởng của ta mà còn là cái vốn trời cho để dân tộc ta tồn tại và phát triển qua bao nhiêu sóng gió của lịch sử. Tiếng Việt là loại ngôn ngữ mà ý và thanh hoà quyện với nhau, qua cách dùng phối âm, đối âm. Đối âm và phối âm, theo Đông Phong, đã khiến cho tiếng Việt không còn là tiếng đơn âm, mà cũng không hẳn là tiếng đa âm. Phải chăng nhờ đặc thù ngôn ngữ này mà ca dao tục ngữ nở rộ trong khu vườn văn học dân gian ta? Ngoài ra, theo tác giả, câu và nhịp trong tiếng Việt lôi cuốn nhau, húc đẩy nhau, bổ túc nhau. Ngữ pháp thì đơn giản. Nhịp điệu câu nói thì uyển chuyển biến hóa.
    Theo tác giả Đông Phong, thanh của tiếng Việt thật là tuyệt vời. Đối với người Âu Mỹ thì thanh tiếng Việt khó học vì nhiều lý do: thứ nhất, tất cả mọi tiếng đều là cách ngữ. Thứ nhì, cùng một tiếng phát âm một cách khác nhau, có thể có nhiều nghĩa, và có khi nghĩa những tiếng này lại đối nghịch nhau. Thứ ba, thanh của mỗi tiếng đôi khi rất nhẹ và khá tế nhị. Thứ bốn, đây là điểm khó khăn nhất trong khi dùng tiếng Việt, đó là việc phát âm. Trong khi đọc lên một tiếng, ta phải làm thế nào để hơi thở, môi, răng, lưỡi, và họng cùng hòa hợp phát ra một tiếng vừa phải và chính xác. Có như thế thì tiếng được phát ra mới diễn tả đúng sự việc mà ta muốn nói. Một thí dụ mà tác giả Đông Phong thuật lại là câu chuyện ông trích trong cuốn Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ của Đỗ Quang Chính. Chuyện kể về một Linh Mục bạn với giáo sĩ Đắc Lộ, một hôm bảo người làm đi chợ mua cá. Khi đi chợ về, người làm báo cho ông hay là đã mua như ý ông. Ông liền xuống bếp xem loại cá nào. Ông bỡ ngỡ khi nhìn thấy cả một thúng đầy cà.
    Các nhà ngôn ngữ học xưa thường xếp tiếng Việt vào loại đơn âm. Điều này có vẻ đúng vì tiếng Việt không biến dạng như đa số tiếng của các ngôn ngữ Âu Tây. Tất cả mọi tiếng đều là cách ngữ, mỗi tiếng Việt chỉ phát ra một âm, thí dụ từ đẹp trong tiếng Việt, tiếng Anh phải phát ra ba âm, beau-ti-ful. Theo Đông Phong, cách xếp loại đơn giản như thế không được chính xác cho lắm. Nếu công nhận mỗi từ chỉ diễn đạt một nghĩa thì tiếng Việt không chỉ là đơn âm mà còn có phối âm và đối âm.
    Phối âm là hai, ba, bốn âm đi chung với nhau để diễn tả một nghĩa, như đo đỏ, sạch sành sanh, đỏng đa đỏng đảnh?. Tách rời những âm đó ra thì ý nghĩa hơi thay đổi, có khi không còn đúng với ý muốn diễn tả nữa. Ngoài ra, hai âm, ba âm, hay bốn âm, có phối trí liên hợp nên khi nói không thể tách rời những tiếng này được. Những từ phối âm của tiếng Việt phát ra những sóng âm dội vào tâm thức một ý niệm và chỉ gợi lên một ý. Theo ông, tiếng Việt không những chỉ dùng lý trí để nhận thức sự vật qua giác quan tai mắt, mà còn dùng tâm thức để tiếp nhận mọi điều qua giác quan và cảm quan. Từ đó, não bộ người Việt quen dần với phân tích, liên hệ, điều phối những ý niệm, những tri thức để cảm nhận chân lý. Đặc tính phối âm của tiếng Việt, theo tác giả Đông Phong, đưa tâm thức người Việt lên cao, dễ tiếp thu những khái niệm thần học, triết học, khoa học, toán học ? đồng thời đặc tính này cũng làm cho tiếng Việt có nhạc tính phong phú, dễ đưa tâm hồn người Việt vào thi ca. Ngoài ra, theo tác giả Đông Phong, sóng âm phát ra qua mỗi từ, truyền qua hệ thần kinh thính giác một tín hiệu, dội vào tâm thức một rung động, nên trong một câu tiếng Việt, nhạc điệu lên xuống vờn lượn với nhau một hơi, dài ngắn tiết tấu nhịp nhàng, mới đem đến người nghe một cảm thông, một hiểu biết. Bàn về nhạc điệu, tiếng Việt biến hoá thần kỳ. Ngoài sáu âm chính (năm dấu và không dấu), tiếng Việt còn có vô số âm phụ. Có khi cùng một dấu mà trường độ, cao độ, và cường độ khác nhau. Thí dụ như bá không cùng thang âm với bách; rã không cùng thang âm với rãnh? Chính sự khác từ khác dấu này phát ra những sóng âm khác nhau. Mỗi sóng âm dội vào tai một tần số, truyền vào não một tín hiệu, khiến hệ thống thần kinh rung lên một mệnh lệnh, kích thích hoạt động cơ thể. Sóng âm tiếng Việt biến hóa hơn nhiều ngôn ngữ khác, nhờ đó não bộ người Việt ta khá nhạy bén và tinh tế.
    Nhạc Sĩ Võ Thanh Tùng trong quyển Nhạc Khí Dân Tộc Việt có viết, tiếng Việt là tiếng nói của âm nhạc. Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt mỗi từ có 6 thanh với 6 cao độ khác nhau, do đó người Việt khi nói chuyện dễ tạo cho người nghe cảm giác như đang hát. Bắt nguồn từ ngôn ngữ Việt Nam, trong âm nhạc dân tộc cổ truyền mỗi cung của thang âm được quyện quanh bởi những âm tô điểm, nhấn nhá, luyến láy làm cho âm thanh trở nên mềm mại hơn. Người Việt đã chế tạo nên những nhạc khí truyền thống như cây đàn với những ngón nhấn, ngón luyến; ống sáo với những ngón vuốt, ngón láy mà khoảng cách âm thanh giữa các phím, các lỗ bấm phù hợp với các cung bậc của thang âm dân tộc.Theo Nhạc Sĩ Võ Thanh Tùng, vấn đề cơ bản của điệu thức là hệ thống thang âm. Theo các tài liệu nghiên cứu, hệ thống định âm trong âm nhạc truyền thống Việt Nam không trùng khớp với hệ thống bình quân luật của âm nhạc cổ điển phương Tây. Các điệu thức Việt Nam không cấu thành từ hệ thống 12 bán cung chia đều trong một quãng Tám? Sự khác biệt về hệ thống định âm này chỉ có thể giải thích là do thẩm âm khác nhau mang tính bản sắc dân tộc của từng khu vực, từng dân tộc.
    Đối âm là một từ hay một cụm từ có hai vế, cả ý nghĩa và thang âm đều đối nhau, cuốn hút nhau theo luật âm dương tương thôi tương thành. Tương thôi là cùng lôi cuốn hút đẩy nhau. Tương thành là cùng nhau làm nên một ý nghĩa mới. Đối âm tách ra đều có nghĩa, nhưng đi chung lại mang một ý mới, và ý cộng hưởng không muốn tách rời. Ông thí dụ đất có nghĩa riêng, nước có nghĩa riêng. Đất nước, khi đi chung lại mang một nghĩa khác, một nghĩa khơi dậy những tình cảm đặc biệt về địa lý, lịch sử, về dĩ vãng, hiện tại, tương lai, về cuộc sống của một dân tộc. Đối âm, dù được dùng làm chủ từ, động từ hay túc từ, chỉ mang một nghĩa, diễn đạt một ý thôi: cha mẹ, làm ăn, mẹ tròn con vuông, một nắng hai sương, ăn dầm ở dề?. vì thế khi viết những từ hay cụm từ đối âm thì ta không thể cho dấu phết vào giữa, và khi nói thì ta không thể tách rời câu được. Thí dụ cha và mẹ, khi nói rời để chỉ hai người, nhưng khi đi chung với nhau thì thường mang một ý sinh thành dưỡng dục. Đặc tính đối âm làm cho não bộ người Việt luôn phải so sánh, đối chiếu. Nhờ thế, người Việt dễ cảm nhận những dị biệt phải trái, nên dễ tiếp thu các môn học có tính cách so sánh, đối chiếu.
    Ngữ pháp tiếng Việt thật đơn giản, nghĩ sao nói vậy: Ăn được không? Không được ăn. Không ăn được. Được ăn không?. Chỉ có ba từ mà có đến bốn cách nói. Ngữ pháp càng đơn giản thì não bộ càng phải hoạt động mau lẹ và tinh tế để có thể bắt ý hiểu lời. Hệ thần kinh não bộ càng làm việc nhiều thì năng lực của trí não càng phát triển, khiến ta có khuynh hướng mau hiểu, mau nhớ. Nhưng nếu không biết định hướng thì trí thông minh có thể khiến ta trở nên ranh mãnh, láu cá.
    Ngoài ra, theo tác giả Đông Phong, tiếng Việt còn có lối nói bóng nói gió, lối chơi chữ chơi điệu độc đáo:
    Nói gió mà chạnh lòng mây,
    Tuy rằng nói đó nhưng đây chạnh lòng

    Ngôn ngữ một dân tộc dĩ nhiên gắn liền với định mệnh, với nguồn gốc dân tộc ấy.
    Tiếng Việt, tuy có chịu ảnh hưởng nước ngoài, vay mượn nhiều của người Hoa, vẫn có những nét đặc thù riêng của nó. Chúng ta, những người may mắn được sinh sống ở một nước Tây Phương, có thể đọc sách, thâu thập tư tưởng văn hóa Âu Tây để làm phong phú thêm cho nền quốc văn của ta. Chúng ta có thể chọn cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình ngõ hầu giữ được tiếng nước ta có cơ hội tiến hóa mà vẫn không mất bản sắc của dân tộc mình. Những bản sắc dân tộc này đã gắn liền với dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Vấn đề giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam hiện đang sống tại hải ngoại là một nhu cầu thiết yếu để duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ tại quê hương thứ hai này. Lời cụ Phạm Quỳnh dường như còn vang vọng bên tai: ?oTruyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn?. Tiếng hát Thái Thanh dường như cũng văng vẳng đâu đây:
    Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi
    Mẹ hiền ru những câu xa vời
    À à ơi tiếng ru muôn đời
    Tiếng nước tôi
    Bốn ngàn năm ròng rã ngược xuôi
    Khóc cười theo vận nước nổi trôi?

    Quách Nam Dung

  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mạn Đàm Về Tiếng Việt


    Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng để phản ảnh những bước tiến về lịch sử cũng như về chính trị, khoa học ? của một nước. Âm mưu Hán hóa dân tộc Việt thời nước ta bị Trung Hoa đô hộ đã thất bại vì sự ra đời của chữ Nôm, thứ chữ riêng của người mình, thường là sự ghép của hai chữ Hán lại, đã được xem là một chiến thắng vinh quang của ngôn ngữ Việt vì người Hoa nhìn thấy chữ Nôm từa tựa như chữ Hán của họ nhưng họ không thể đọc và hiểu được. Đến khi các ông cố đạo ở Âu Châu sang nước ta, các ông ấy mới đặt ra chữ Quốc Ngữ bằng những mẫu tự La Tinh, tức chữ viết ta dùng ngày nay.Trong giới hạn của bài viết, một vài chữ Việt được đề cập đến để thử tìm hiểu tính chất phong phú, thâm thúy của tiếng Việt khi được sử dụng như thế nào?
    Chữ quốc, ngoài nghĩa là một loài chim, quốc thường được dùng có nghĩa là nước (nhà), mà bà Huyện Thanh Quan đã có lối chơi chữ tài tình trong câu:
    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

    Một bài thơ có liên quan đến chữ quốc, còn được lưu truyền đến ngày nay. Chuyện rằng Lý Thường Kiệt, một danh tướng đời vua Lý Nhân Tôn, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh. Lý Thường Kiệt bèn nghĩ ra một kế: làm một bài thơ tứ tuyệt rồi sai người vào đền Thánh Tam Giang ngâm vang bài thơ này. Sau đó ông cho loan tin đồn rằng Thần đã giáng bút làm bài thơ để báo trước lẽ tất thắng của quân ta, dụng ý để quân dân nức lòng đánh giặc. Bài thơ ấy như sau:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
    Tạm dịch là:
    Nước Nam của vua Nam ở
    Sách trời đã định rõ như vậy
    Vậy giặc kia sao dám xâm lấn
    Chúng bây sẽ phải thất bại

    Vậy là ngôn nhữ đã được dùng như một thứ vũ khí để đánh giặc cứu nước.
    Bàn về chữ vô, có nghĩa là không. Thí dụ như vô chính phủ là không có chính phủ, thường có nghĩa là đất nước lộn xộn, thiếu trật tự, an ninh; vô dụng là không dùng, thường ám chỉ những món đồ không dùng được hay cả con người bất tài, không có ích lợi gì cho bản thân gia đình hay xã hội; vô giáo dục là không có giáo dục, thường có nghĩa là mất dạy theo lối nói nôm na của người mình. Trong từ nhà Phật thường đề cập đến từ vô ngã. Chúng ta ai ai cũng đều mang ngã tính trong người, cái cảm nhận về ?otôi?, ?ocho tôi? và ?ocái của tôi?. Vào thời Đức Phật và cả thời nay, nhiều người tin rằng chúng ta có một tâm linh riêng biệt, bất biến, bất diệt còn gọi là linh hồn, hay tiểu ngã. Tuy nhiên khi chứng ngộ, Đức Phật đã nhìn thấy rằng trên thế gian này chẳng có gì là biệt lập, là vĩnh cửu cả. Chúng ta sinh ra, tồn tại một thời gian rồi mất đi? Ý niệm vô ngã hình thành từ đó. Những ai đã từng kinh qua chân lý vô ngã đều có thể thấy rằng ý niệm đó chẳng có gì đáng phải sợ cả, mà ngược lại còn là điều đáng mừng nữa vì nó mang ý nghĩa giải thoát chúng ta khỏi cái nhà tù chật hẹp của cái ?otôi?. Chẳng thế mà trong Cung Oán Ngâm Khúc, một trong những áng văn chương tiếng Việt tuyệt vời của cụ Ôn Như Hầu từ đời Hậu Lê, đã có những câu rất gần gũi với ý niệm vô ngã này:
    Tuồng huyễn-hóa đã bày ra đấy,
    Kiếp phù-sinh trông thấy mà đau!
    Trăm năm còn có gì đâu,
    Chẳng qua một nắm cổ-khâu xanh rì!

    Tác giả Đông Phong trong quyển Bản Sắc Dân Tộc có viết rằng tiếng Việt là tiếng của nghệ thuật âm thanh. Nhịp điệu và ngôn ngữ trong tiếng Việt không những chỉ dùng để biểu hiện tư tưởng của ta mà còn là cái vốn trời cho để dân tộc ta tồn tại và phát triển qua bao nhiêu sóng gió của lịch sử. Tiếng Việt là loại ngôn ngữ mà ý và thanh hoà quyện với nhau, qua cách dùng phối âm, đối âm. Đối âm và phối âm, theo Đông Phong, đã khiến cho tiếng Việt không còn là tiếng đơn âm, mà cũng không hẳn là tiếng đa âm. Phải chăng nhờ đặc thù ngôn ngữ này mà ca dao tục ngữ nở rộ trong khu vườn văn học dân gian ta? Ngoài ra, theo tác giả, câu và nhịp trong tiếng Việt lôi cuốn nhau, húc đẩy nhau, bổ túc nhau. Ngữ pháp thì đơn giản. Nhịp điệu câu nói thì uyển chuyển biến hóa.
    Theo tác giả Đông Phong, thanh của tiếng Việt thật là tuyệt vời. Đối với người Âu Mỹ thì thanh tiếng Việt khó học vì nhiều lý do: thứ nhất, tất cả mọi tiếng đều là cách ngữ. Thứ nhì, cùng một tiếng phát âm một cách khác nhau, có thể có nhiều nghĩa, và có khi nghĩa những tiếng này lại đối nghịch nhau. Thứ ba, thanh của mỗi tiếng đôi khi rất nhẹ và khá tế nhị. Thứ bốn, đây là điểm khó khăn nhất trong khi dùng tiếng Việt, đó là việc phát âm. Trong khi đọc lên một tiếng, ta phải làm thế nào để hơi thở, môi, răng, lưỡi, và họng cùng hòa hợp phát ra một tiếng vừa phải và chính xác. Có như thế thì tiếng được phát ra mới diễn tả đúng sự việc mà ta muốn nói. Một thí dụ mà tác giả Đông Phong thuật lại là câu chuyện ông trích trong cuốn Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ của Đỗ Quang Chính. Chuyện kể về một Linh Mục bạn với giáo sĩ Đắc Lộ, một hôm bảo người làm đi chợ mua cá. Khi đi chợ về, người làm báo cho ông hay là đã mua như ý ông. Ông liền xuống bếp xem loại cá nào. Ông bỡ ngỡ khi nhìn thấy cả một thúng đầy cà.
    Các nhà ngôn ngữ học xưa thường xếp tiếng Việt vào loại đơn âm. Điều này có vẻ đúng vì tiếng Việt không biến dạng như đa số tiếng của các ngôn ngữ Âu Tây. Tất cả mọi tiếng đều là cách ngữ, mỗi tiếng Việt chỉ phát ra một âm, thí dụ từ đẹp trong tiếng Việt, tiếng Anh phải phát ra ba âm, beau-ti-ful. Theo Đông Phong, cách xếp loại đơn giản như thế không được chính xác cho lắm. Nếu công nhận mỗi từ chỉ diễn đạt một nghĩa thì tiếng Việt không chỉ là đơn âm mà còn có phối âm và đối âm.
    Phối âm là hai, ba, bốn âm đi chung với nhau để diễn tả một nghĩa, như đo đỏ, sạch sành sanh, đỏng đa đỏng đảnh?. Tách rời những âm đó ra thì ý nghĩa hơi thay đổi, có khi không còn đúng với ý muốn diễn tả nữa. Ngoài ra, hai âm, ba âm, hay bốn âm, có phối trí liên hợp nên khi nói không thể tách rời những tiếng này được. Những từ phối âm của tiếng Việt phát ra những sóng âm dội vào tâm thức một ý niệm và chỉ gợi lên một ý. Theo ông, tiếng Việt không những chỉ dùng lý trí để nhận thức sự vật qua giác quan tai mắt, mà còn dùng tâm thức để tiếp nhận mọi điều qua giác quan và cảm quan. Từ đó, não bộ người Việt quen dần với phân tích, liên hệ, điều phối những ý niệm, những tri thức để cảm nhận chân lý. Đặc tính phối âm của tiếng Việt, theo tác giả Đông Phong, đưa tâm thức người Việt lên cao, dễ tiếp thu những khái niệm thần học, triết học, khoa học, toán học ? đồng thời đặc tính này cũng làm cho tiếng Việt có nhạc tính phong phú, dễ đưa tâm hồn người Việt vào thi ca. Ngoài ra, theo tác giả Đông Phong, sóng âm phát ra qua mỗi từ, truyền qua hệ thần kinh thính giác một tín hiệu, dội vào tâm thức một rung động, nên trong một câu tiếng Việt, nhạc điệu lên xuống vờn lượn với nhau một hơi, dài ngắn tiết tấu nhịp nhàng, mới đem đến người nghe một cảm thông, một hiểu biết. Bàn về nhạc điệu, tiếng Việt biến hoá thần kỳ. Ngoài sáu âm chính (năm dấu và không dấu), tiếng Việt còn có vô số âm phụ. Có khi cùng một dấu mà trường độ, cao độ, và cường độ khác nhau. Thí dụ như bá không cùng thang âm với bách; rã không cùng thang âm với rãnh? Chính sự khác từ khác dấu này phát ra những sóng âm khác nhau. Mỗi sóng âm dội vào tai một tần số, truyền vào não một tín hiệu, khiến hệ thống thần kinh rung lên một mệnh lệnh, kích thích hoạt động cơ thể. Sóng âm tiếng Việt biến hóa hơn nhiều ngôn ngữ khác, nhờ đó não bộ người Việt ta khá nhạy bén và tinh tế.
    Nhạc Sĩ Võ Thanh Tùng trong quyển Nhạc Khí Dân Tộc Việt có viết, tiếng Việt là tiếng nói của âm nhạc. Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt mỗi từ có 6 thanh với 6 cao độ khác nhau, do đó người Việt khi nói chuyện dễ tạo cho người nghe cảm giác như đang hát. Bắt nguồn từ ngôn ngữ Việt Nam, trong âm nhạc dân tộc cổ truyền mỗi cung của thang âm được quyện quanh bởi những âm tô điểm, nhấn nhá, luyến láy làm cho âm thanh trở nên mềm mại hơn. Người Việt đã chế tạo nên những nhạc khí truyền thống như cây đàn với những ngón nhấn, ngón luyến; ống sáo với những ngón vuốt, ngón láy mà khoảng cách âm thanh giữa các phím, các lỗ bấm phù hợp với các cung bậc của thang âm dân tộc.Theo Nhạc Sĩ Võ Thanh Tùng, vấn đề cơ bản của điệu thức là hệ thống thang âm. Theo các tài liệu nghiên cứu, hệ thống định âm trong âm nhạc truyền thống Việt Nam không trùng khớp với hệ thống bình quân luật của âm nhạc cổ điển phương Tây. Các điệu thức Việt Nam không cấu thành từ hệ thống 12 bán cung chia đều trong một quãng Tám? Sự khác biệt về hệ thống định âm này chỉ có thể giải thích là do thẩm âm khác nhau mang tính bản sắc dân tộc của từng khu vực, từng dân tộc.
    Đối âm là một từ hay một cụm từ có hai vế, cả ý nghĩa và thang âm đều đối nhau, cuốn hút nhau theo luật âm dương tương thôi tương thành. Tương thôi là cùng lôi cuốn hút đẩy nhau. Tương thành là cùng nhau làm nên một ý nghĩa mới. Đối âm tách ra đều có nghĩa, nhưng đi chung lại mang một ý mới, và ý cộng hưởng không muốn tách rời. Ông thí dụ đất có nghĩa riêng, nước có nghĩa riêng. Đất nước, khi đi chung lại mang một nghĩa khác, một nghĩa khơi dậy những tình cảm đặc biệt về địa lý, lịch sử, về dĩ vãng, hiện tại, tương lai, về cuộc sống của một dân tộc. Đối âm, dù được dùng làm chủ từ, động từ hay túc từ, chỉ mang một nghĩa, diễn đạt một ý thôi: cha mẹ, làm ăn, mẹ tròn con vuông, một nắng hai sương, ăn dầm ở dề?. vì thế khi viết những từ hay cụm từ đối âm thì ta không thể cho dấu phết vào giữa, và khi nói thì ta không thể tách rời câu được. Thí dụ cha và mẹ, khi nói rời để chỉ hai người, nhưng khi đi chung với nhau thì thường mang một ý sinh thành dưỡng dục. Đặc tính đối âm làm cho não bộ người Việt luôn phải so sánh, đối chiếu. Nhờ thế, người Việt dễ cảm nhận những dị biệt phải trái, nên dễ tiếp thu các môn học có tính cách so sánh, đối chiếu.
    Ngữ pháp tiếng Việt thật đơn giản, nghĩ sao nói vậy: Ăn được không? Không được ăn. Không ăn được. Được ăn không?. Chỉ có ba từ mà có đến bốn cách nói. Ngữ pháp càng đơn giản thì não bộ càng phải hoạt động mau lẹ và tinh tế để có thể bắt ý hiểu lời. Hệ thần kinh não bộ càng làm việc nhiều thì năng lực của trí não càng phát triển, khiến ta có khuynh hướng mau hiểu, mau nhớ. Nhưng nếu không biết định hướng thì trí thông minh có thể khiến ta trở nên ranh mãnh, láu cá.
    Ngoài ra, theo tác giả Đông Phong, tiếng Việt còn có lối nói bóng nói gió, lối chơi chữ chơi điệu độc đáo:
    Nói gió mà chạnh lòng mây,
    Tuy rằng nói đó nhưng đây chạnh lòng

    Ngôn ngữ một dân tộc dĩ nhiên gắn liền với định mệnh, với nguồn gốc dân tộc ấy.
    Tiếng Việt, tuy có chịu ảnh hưởng nước ngoài, vay mượn nhiều của người Hoa, vẫn có những nét đặc thù riêng của nó. Chúng ta, những người may mắn được sinh sống ở một nước Tây Phương, có thể đọc sách, thâu thập tư tưởng văn hóa Âu Tây để làm phong phú thêm cho nền quốc văn của ta. Chúng ta có thể chọn cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình ngõ hầu giữ được tiếng nước ta có cơ hội tiến hóa mà vẫn không mất bản sắc của dân tộc mình. Những bản sắc dân tộc này đã gắn liền với dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Vấn đề giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam hiện đang sống tại hải ngoại là một nhu cầu thiết yếu để duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ tại quê hương thứ hai này. Lời cụ Phạm Quỳnh dường như còn vang vọng bên tai: ?oTruyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn?. Tiếng hát Thái Thanh dường như cũng văng vẳng đâu đây:
    Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi
    Mẹ hiền ru những câu xa vời
    À à ơi tiếng ru muôn đời
    Tiếng nước tôi
    Bốn ngàn năm ròng rã ngược xuôi
    Khóc cười theo vận nước nổi trôi?

    Quách Nam Dung

  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ::: Nguyễn Hưng Quốc :::
    TIẾNG VIỆT: Tiếng Việt Dễ Mà Khó

    Tiếng Việt vừa dễ vừa khó, đúng hơn, dễ mà lại khó. Dễ đến độ rất hiếm người Việt Nam nào cảm thấy có nhu cầu phải sắm một cuốn Từ Điển Tiếng Việt trong nhà. Dễ đến độ bất cứ người nào trưởng thành ở Việt Nam cũng đều có thể tưởng là mình thông thái, và nếu muốn, đều có thể trở thànhà nhà văn được. Thế nhưng, chỉ cần, một lúc thảnh thơi nào đó, ngẫm nghĩ một chút về tiếng Việt, chúng ta bỗng thấy hình như không phải cái gì chúng ta cũng hiểu và có thể giải thích được.
    Trước đây, có lần, đọc cuốn Trong Cõi của Trần Quốc Vượng, một nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học và văn hoá dân gian nổi tiếng ở trong nước, tới đoạn ông bàn về hai chữ "làm thinh", tôi ngỡ đã tìm thấy một phát hiện quan trọng. Theo Trần Quốc Vượng, "thinh" là thanh, âm thanh, hay là tiếng ồn. "Nín thinh" là kiềm giữ tiếng động lại, là im lặng. Thế nhưng "làm thinh" lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là... im lặng. Cũng giống như chữ "nín thinh". Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: "nín" và "làm" y như nhau; có và không y như nhau; ấm và lạnh cũng y như nhau (áo ấm và áo lạnh là một!); "đánh bại" và "đánh thắng" y như nhau. Quả là một thứ tiếng "sắc sắc không không", nói theo ngôn ngữ Phật giáo, hay "huyền đồng", nói theo ngôn ngữ của Trang Tử. (1)
    Thú thực, đọc những đoạn phân tích như thế, tôi cảm thấy mừng rỡ và thích thú vô hạn.
    Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, đọc bài viết "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm" của Lê Trung Hoa, tôi lại bàng hoàng khám phá ra là chữ "làm thinh" thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh" trong chữ Hán. "Hàm" có nghĩa là ngậm (như trong các từ: hàm ân, hàm oan, hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...). "Hàm thinh" là ngậm âm thanh lại, không cho chúng phát ra, tức là không nói, tức là... im lặng. (2) Y như chữ "nín thinh". Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa, chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả.
    Tôi mới biết là mình mừng hụt.
    Một ví dụ khác: về hai chữ "vợ chồng".
    Trước đây, đã lâu lắm, đọc cuốn Ngôn Ngữ và Thân Xác của Nguyễn Văn Trung, tôi thấy tác giả giải thích hai chữ "vợ chồng" đại khái như sau: "Chồng" là chồng lên nhau, nằm lên nhau. Còn chữ "vợ"? Nguyễn Văn Trung chỉ viết bâng quơ, trong câu chú thích in cuối trang: "chữ vợ phải chăng là vơ, vớ, đọc trại đi, theo giọng nặng; nếu thế, chữ vợ chỉ thị việc quơ lấy quàng lên, vơ vào, phù hợp với việc chồng lên trong hành động luyến ái?" (tr. 40)
    Đọc đoạn ấy, tôi hơi ngờ ngờ, nhưng rồi cũng bỏ qua, không chú ý mấy. Gần đây, tôi sực nhớ lại vấn đề ấy khi đọc cuốn Phương Ngữ Bình Trị Thiên của Võ Xuân Trang. Tôi được biết là ở Bình Trị Thiên, thay vì nói cái "vai", người ta lại nói cái "bai"; thay vì nói đôi "vú", người ta lại nói đôi "bụ"; thay vì nói "vải", người ta lại nói "bải"; thay vì nói "vá" áo, người ta nói "bá" áo; thay vì nói "vả" (vào miệng) , người ta lại nói "bả" (vào miệng), v.v... Qua những sự hoán chuyển giữa hai phụ âm V và B như thế, tự dưng tôi nảy ra ý nghĩ: phải chăng nguyên uỷ của chữ "vợ" là... bợ? "Vợ chồng" thực ra là "bợ chồng"?
    Tôi càng tin vào giả thuyết trên khi nhớ lại, trong tiếng Việt hiện nay, có cả hàng trăm từ nguyên thuỷ khởi đầu bằng phụ âm B đã biến thành V như thế. Nhiều nhất là từ âm Hán Việt chuyển sang âm Việt. Ví dụ: trong chữ Hán, chữ "bái" sang tiếng Việt thành "vái"; chữ "bản" sang tiếng Việt thành "vốn" và "ván"; chữ "bích" sang tiếng Việt thành "vách"; chữ "biên" sang tiếng Việt thành "viền"; chữ "bố" sang tiếng Việt thành "vải"; chữ "bút" sang tiếng Việt thành "viết"; chữ "bà phạn" sang tiếng Việt thành "và cơm", v.v...
    Theo Nguyễn Tài Cẩn, trong cuốn Giáo Trình Lịch Sử Ngữ Ấm Tiếng Việt (sơ thảo), quá trình hoán chuyển từ B đến V kéo dài khá lâu cho nên hiện nay thỉnh thoảng cả hai biến thể B/V vẫn còn tồn tại song song với nhau, như: băm và vằm (thịt); be và ve (rượu hay thuốc); béo và véo; bíu và víu, v.v...
    Chúng ta biết là hiện tượng tồn tại song song của hai biến thể như thế không phải chỉ giới hạn trong hai phụ âm B và V. Theo nhiều nhà ngôn ngữ học, ngày xưa, từ khoảng thế kỷ 17 trở về trước, trong tiếng Việt có một số phụ âm đôi như BL (blăng, blời...), ML (mlầm) hay TL (tlánh). Đến khoảng thế kỷ 18, các phụ âm đôi ấy dần dần rụng mất. Điều đáng chú ý là khi những phụ âm đôi ấy rụng đi thì chúng lại tái sinh thành một số phụ âm khác nhau. Ví dụ phụ âm đôi TL sẽ biến thành TR hoặc L, do đó, hiện nay, chúng ta có một số chữ có hai cách phát âm và hai cách viết khác hẳn nhau, cùng tồn tại song song bên nhau, đó là các chữ tránh và lánh; trộ và lộ, trồi và lồi, trêu và lêu, trũng và lũng, trộn và lộn, trọn và lọn, trệch và lệch, trèo và leo, tràn và lan, v.v... Trong khi đó phụ âm đôi ML sẽ biến thành L hoặc NH, bởi vậy, chúng ta cũng có một số từ tương tự, như lầm và nhầm, lời và nhời, lẽ và nhẽ, lát và nhát, lạt và nhạt, lớn và nhớn.(3) Trong những cặp từ tương tự vừa kể, có một số chữ dần dần bị xem là phương ngữ hoặc là cách nói cổ, càng ngày càng ít nghe, như các chữ Nhớn, Nhời, và Nhẽ. Thay vào đó, chúng ta sẽ nói là lớn, lời và lẽ. Tuy nhiên, những chữ khác thì cho đến nay cũng vẫn còn tồn tại khá phổ biến, ví dụ chúng ta có thể nói là rượu lạt hoặc rượu nhạt; nói lầm lẫn hoặc nhầm lẫn; nói một lát dao hay một nhát dao đều được cả.
    Đặt trong toàn cảnh mối quan hệ giữa hai phụ âm B và V cũng như quá trình biến đổi phụ âm đầu như thế, chúng ta sẽ thấy ngay giả thuyết cho nguồn gốc của chữ "vợ" trong "vợ chồng" là "bợ" rất có khả năng gần với sự thật. "Vợ chồng" như thế, thực chất là "bợ chồng". "Bợ": từ dưới nâng lên; "chồng": từ trên úp xuống. Danh từ "bợ chồng" diễn tả tư thế thân mật giữa hai người nam nữ khi ăn ở với nhau. Cách gọi tên khá thật thà như thế kể cũng thú vị đấy chứ?
    Qua các trường hợp biến đổi từ "hàm thinh" thành "làm thinh" và từ "bợ chồng" thành "vợ chồng", chúng ta tiếp cận được một hiện tượng rất phổ biến trong tiếng Việt: hiện tượng biến âm. Biến âm không phải chỉ vì nói ngọng, kiểu "long lanh" thành "nong nanh" hay "nôn nao" thành "lôn lao" như một số người ở một số địa phương nào đó. Biến âm cũng không phải chỉ vì phương ngữ, kiểu "về" thành "dề" như ở miền Nam, hay "nhà" thành "dà" như ở một số làng huyện ở miền Trung, "trung trinh" thành "chung chinh" như ở miền Bắc. Điều đáng nói hơn là những hiện tượng biến âm xuất phát từ những quy luật nội tại của ngôn ngữ, những sự biến âm có mặt ở mọi vùng đất nước và nếu không tự giác và tốn công truy lục, chúng ta sẽ không thể nào tái hiện được nguyên dạng của nó. Chúng ta dễ ngỡ biến âm là chính âm. Dễ ngỡ nó tự nhiên là thế. Ví dụ, để diễn tả tâm sự buồn nào đó dần dần giảm nhẹ đi, chúng ta hay dùng chữ "nguôi ngoai". Đúng ra là "nguôi hoai". Trong các từ điển cổ, "hoai" có nghĩa là phai nhạt. Nghĩa ấy, cho đến bây giờ chúng ta vẫn dùng trong chữ "phân đã hoai". "Nguôi hoai" là từ ghép chỉ sự phai dần của một nỗi buồn, một niềm đau. Tương tự như vậy, chữ "yếu ớt" chúng ta hay dùng ngày nay là do chữ "yếu nớt". "ớt" thì không có nghĩa gì cả. Trong khi "nớt" có nghĩa là sinh thiếu tháng, vẫn còn dùng trong từ "non nớt". "Yếu nớt", do đó, có nghĩa là yếu đuối, là non nớt. Chữ "nói mớ" thật ra là biến âm của chữ "nói mơ", nói trong giấc mơ. "Nước miếng" thật ra là biến âm của "nước miệng", nước chảy ra từ miệng, cùng cách kết cấu với các chữ nước mắt hay nước mũi. Chữ "to tát" hiện nay tất cả các từ điển đều viết với chữ T ở cuối, TáT; nhưng trong Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì lại viết chữ TáC kết thúc bằng C: "to tác", kèm theo lời định nghĩa là: thô kệch, lớn tác. Mà chúng ta đều biết chữ TáC có nghĩa là tuổi hay vóc dáng, như trong các từ tuổi tác, tuổi cao tác lớn, hay ngày xưa người ta nói bạn tác, tức bạn hữu; trang tác, tức cùng lứa, cùng tuổi với nhau. (4)

  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ::: Nguyễn Hưng Quốc :::
    TIẾNG VIỆT: Tiếng Việt Dễ Mà Khó

    Tiếng Việt vừa dễ vừa khó, đúng hơn, dễ mà lại khó. Dễ đến độ rất hiếm người Việt Nam nào cảm thấy có nhu cầu phải sắm một cuốn Từ Điển Tiếng Việt trong nhà. Dễ đến độ bất cứ người nào trưởng thành ở Việt Nam cũng đều có thể tưởng là mình thông thái, và nếu muốn, đều có thể trở thànhà nhà văn được. Thế nhưng, chỉ cần, một lúc thảnh thơi nào đó, ngẫm nghĩ một chút về tiếng Việt, chúng ta bỗng thấy hình như không phải cái gì chúng ta cũng hiểu và có thể giải thích được.
    Trước đây, có lần, đọc cuốn Trong Cõi của Trần Quốc Vượng, một nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học và văn hoá dân gian nổi tiếng ở trong nước, tới đoạn ông bàn về hai chữ "làm thinh", tôi ngỡ đã tìm thấy một phát hiện quan trọng. Theo Trần Quốc Vượng, "thinh" là thanh, âm thanh, hay là tiếng ồn. "Nín thinh" là kiềm giữ tiếng động lại, là im lặng. Thế nhưng "làm thinh" lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là... im lặng. Cũng giống như chữ "nín thinh". Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: "nín" và "làm" y như nhau; có và không y như nhau; ấm và lạnh cũng y như nhau (áo ấm và áo lạnh là một!); "đánh bại" và "đánh thắng" y như nhau. Quả là một thứ tiếng "sắc sắc không không", nói theo ngôn ngữ Phật giáo, hay "huyền đồng", nói theo ngôn ngữ của Trang Tử. (1)
    Thú thực, đọc những đoạn phân tích như thế, tôi cảm thấy mừng rỡ và thích thú vô hạn.
    Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, đọc bài viết "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm" của Lê Trung Hoa, tôi lại bàng hoàng khám phá ra là chữ "làm thinh" thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh" trong chữ Hán. "Hàm" có nghĩa là ngậm (như trong các từ: hàm ân, hàm oan, hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...). "Hàm thinh" là ngậm âm thanh lại, không cho chúng phát ra, tức là không nói, tức là... im lặng. (2) Y như chữ "nín thinh". Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa, chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả.
    Tôi mới biết là mình mừng hụt.
    Một ví dụ khác: về hai chữ "vợ chồng".
    Trước đây, đã lâu lắm, đọc cuốn Ngôn Ngữ và Thân Xác của Nguyễn Văn Trung, tôi thấy tác giả giải thích hai chữ "vợ chồng" đại khái như sau: "Chồng" là chồng lên nhau, nằm lên nhau. Còn chữ "vợ"? Nguyễn Văn Trung chỉ viết bâng quơ, trong câu chú thích in cuối trang: "chữ vợ phải chăng là vơ, vớ, đọc trại đi, theo giọng nặng; nếu thế, chữ vợ chỉ thị việc quơ lấy quàng lên, vơ vào, phù hợp với việc chồng lên trong hành động luyến ái?" (tr. 40)
    Đọc đoạn ấy, tôi hơi ngờ ngờ, nhưng rồi cũng bỏ qua, không chú ý mấy. Gần đây, tôi sực nhớ lại vấn đề ấy khi đọc cuốn Phương Ngữ Bình Trị Thiên của Võ Xuân Trang. Tôi được biết là ở Bình Trị Thiên, thay vì nói cái "vai", người ta lại nói cái "bai"; thay vì nói đôi "vú", người ta lại nói đôi "bụ"; thay vì nói "vải", người ta lại nói "bải"; thay vì nói "vá" áo, người ta nói "bá" áo; thay vì nói "vả" (vào miệng) , người ta lại nói "bả" (vào miệng), v.v... Qua những sự hoán chuyển giữa hai phụ âm V và B như thế, tự dưng tôi nảy ra ý nghĩ: phải chăng nguyên uỷ của chữ "vợ" là... bợ? "Vợ chồng" thực ra là "bợ chồng"?
    Tôi càng tin vào giả thuyết trên khi nhớ lại, trong tiếng Việt hiện nay, có cả hàng trăm từ nguyên thuỷ khởi đầu bằng phụ âm B đã biến thành V như thế. Nhiều nhất là từ âm Hán Việt chuyển sang âm Việt. Ví dụ: trong chữ Hán, chữ "bái" sang tiếng Việt thành "vái"; chữ "bản" sang tiếng Việt thành "vốn" và "ván"; chữ "bích" sang tiếng Việt thành "vách"; chữ "biên" sang tiếng Việt thành "viền"; chữ "bố" sang tiếng Việt thành "vải"; chữ "bút" sang tiếng Việt thành "viết"; chữ "bà phạn" sang tiếng Việt thành "và cơm", v.v...
    Theo Nguyễn Tài Cẩn, trong cuốn Giáo Trình Lịch Sử Ngữ Ấm Tiếng Việt (sơ thảo), quá trình hoán chuyển từ B đến V kéo dài khá lâu cho nên hiện nay thỉnh thoảng cả hai biến thể B/V vẫn còn tồn tại song song với nhau, như: băm và vằm (thịt); be và ve (rượu hay thuốc); béo và véo; bíu và víu, v.v...
    Chúng ta biết là hiện tượng tồn tại song song của hai biến thể như thế không phải chỉ giới hạn trong hai phụ âm B và V. Theo nhiều nhà ngôn ngữ học, ngày xưa, từ khoảng thế kỷ 17 trở về trước, trong tiếng Việt có một số phụ âm đôi như BL (blăng, blời...), ML (mlầm) hay TL (tlánh). Đến khoảng thế kỷ 18, các phụ âm đôi ấy dần dần rụng mất. Điều đáng chú ý là khi những phụ âm đôi ấy rụng đi thì chúng lại tái sinh thành một số phụ âm khác nhau. Ví dụ phụ âm đôi TL sẽ biến thành TR hoặc L, do đó, hiện nay, chúng ta có một số chữ có hai cách phát âm và hai cách viết khác hẳn nhau, cùng tồn tại song song bên nhau, đó là các chữ tránh và lánh; trộ và lộ, trồi và lồi, trêu và lêu, trũng và lũng, trộn và lộn, trọn và lọn, trệch và lệch, trèo và leo, tràn và lan, v.v... Trong khi đó phụ âm đôi ML sẽ biến thành L hoặc NH, bởi vậy, chúng ta cũng có một số từ tương tự, như lầm và nhầm, lời và nhời, lẽ và nhẽ, lát và nhát, lạt và nhạt, lớn và nhớn.(3) Trong những cặp từ tương tự vừa kể, có một số chữ dần dần bị xem là phương ngữ hoặc là cách nói cổ, càng ngày càng ít nghe, như các chữ Nhớn, Nhời, và Nhẽ. Thay vào đó, chúng ta sẽ nói là lớn, lời và lẽ. Tuy nhiên, những chữ khác thì cho đến nay cũng vẫn còn tồn tại khá phổ biến, ví dụ chúng ta có thể nói là rượu lạt hoặc rượu nhạt; nói lầm lẫn hoặc nhầm lẫn; nói một lát dao hay một nhát dao đều được cả.
    Đặt trong toàn cảnh mối quan hệ giữa hai phụ âm B và V cũng như quá trình biến đổi phụ âm đầu như thế, chúng ta sẽ thấy ngay giả thuyết cho nguồn gốc của chữ "vợ" trong "vợ chồng" là "bợ" rất có khả năng gần với sự thật. "Vợ chồng" như thế, thực chất là "bợ chồng". "Bợ": từ dưới nâng lên; "chồng": từ trên úp xuống. Danh từ "bợ chồng" diễn tả tư thế thân mật giữa hai người nam nữ khi ăn ở với nhau. Cách gọi tên khá thật thà như thế kể cũng thú vị đấy chứ?
    Qua các trường hợp biến đổi từ "hàm thinh" thành "làm thinh" và từ "bợ chồng" thành "vợ chồng", chúng ta tiếp cận được một hiện tượng rất phổ biến trong tiếng Việt: hiện tượng biến âm. Biến âm không phải chỉ vì nói ngọng, kiểu "long lanh" thành "nong nanh" hay "nôn nao" thành "lôn lao" như một số người ở một số địa phương nào đó. Biến âm cũng không phải chỉ vì phương ngữ, kiểu "về" thành "dề" như ở miền Nam, hay "nhà" thành "dà" như ở một số làng huyện ở miền Trung, "trung trinh" thành "chung chinh" như ở miền Bắc. Điều đáng nói hơn là những hiện tượng biến âm xuất phát từ những quy luật nội tại của ngôn ngữ, những sự biến âm có mặt ở mọi vùng đất nước và nếu không tự giác và tốn công truy lục, chúng ta sẽ không thể nào tái hiện được nguyên dạng của nó. Chúng ta dễ ngỡ biến âm là chính âm. Dễ ngỡ nó tự nhiên là thế. Ví dụ, để diễn tả tâm sự buồn nào đó dần dần giảm nhẹ đi, chúng ta hay dùng chữ "nguôi ngoai". Đúng ra là "nguôi hoai". Trong các từ điển cổ, "hoai" có nghĩa là phai nhạt. Nghĩa ấy, cho đến bây giờ chúng ta vẫn dùng trong chữ "phân đã hoai". "Nguôi hoai" là từ ghép chỉ sự phai dần của một nỗi buồn, một niềm đau. Tương tự như vậy, chữ "yếu ớt" chúng ta hay dùng ngày nay là do chữ "yếu nớt". "ớt" thì không có nghĩa gì cả. Trong khi "nớt" có nghĩa là sinh thiếu tháng, vẫn còn dùng trong từ "non nớt". "Yếu nớt", do đó, có nghĩa là yếu đuối, là non nớt. Chữ "nói mớ" thật ra là biến âm của chữ "nói mơ", nói trong giấc mơ. "Nước miếng" thật ra là biến âm của "nước miệng", nước chảy ra từ miệng, cùng cách kết cấu với các chữ nước mắt hay nước mũi. Chữ "to tát" hiện nay tất cả các từ điển đều viết với chữ T ở cuối, TáT; nhưng trong Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì lại viết chữ TáC kết thúc bằng C: "to tác", kèm theo lời định nghĩa là: thô kệch, lớn tác. Mà chúng ta đều biết chữ TáC có nghĩa là tuổi hay vóc dáng, như trong các từ tuổi tác, tuổi cao tác lớn, hay ngày xưa người ta nói bạn tác, tức bạn hữu; trang tác, tức cùng lứa, cùng tuổi với nhau. (4)

  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Các con số đếm, nơi rất cần sự chính xác, cũng không thoát khỏi luật biến âm. Như số 1, chẳng hạn. Đứng một mình là một. Đứng trước các con số khác cũng là một. Nhưng khi đứng sau các con số khác, trừ số 10, nó lại biến thành "mốt": hai mươi mốt; ba mươi mốt, bốn mươi mốt. Những chữ "mốt" ấy chính là biến âm của "một". Nhưng không phải lúc nào "mốt" cũng có nghĩa là một: "Mốt" trong một trăm mốt hay trong một ngàn mốt, một triệu mốt... không phải là một. Con số 5 cũng vậy. Đứng một mình là năm. Đứng trước các số khác cũng là năm. Nhưng khi đứng sau các số, từ 1 đến 9, nó lại biến thành "lăm": mười lăm, hai mươi lăm... Con số hai mươi lăm ấy lại được biến âm thêm một lần nữa, thành hăm nhăm. Số ba mươi lăm cũng thường được biến âm thành băm nhăm. Từ số bốn mươi lăm trở lên thì chỉ có một cách rút gọn là bốn lăm; năm lăm, sáu lăm, bảy lăm, tám lăm, và chín lăm chứ không có kiểu biến âm như hăm nhăm và băm nhăm. Con số 10, cũng vậy. 10 là mười. Nhưng từ 20 trở lên thì "mười" biến thành "mươi": hai mươi, ba mươi, bốn mươi... Dấu huyền bị biến mất. Có điều, "mươi" không phải lúc nào cũng có nghĩa là mười. Trong nhóm từ "mươi cái áo", chẳng hạn, "mươi" lớn hơn hoặc nhỏ hơn mười: một con số phỏng định, ước chừng, bâng quơ.
    Con số còn thay đổi được, huống gì những từ khác. Như từ "không", chẳng hạn. Phủ định điều gì, người ta có thể nói "không", mà cũng có thể nói "hông", nói "khổng", nói "hổng". Xuất hiện trong câu nghi vấn, chữ "không" ấy có thể có thêm một biến âm khác là "hôn": "nghe hôn?" Chưa hết. Một số âm vị trong cụm "nghe hôn" ấy bị nuốt đi; "nghe hôn" biến thành "nghen", rồi đến lượt nó, "nghen" lại biến thành "nghén" hay bị rút gọn lần nữa, thành "nhen", rồi "hen", rồi "hén", rồi "nhe", v.v...
    Như vậy, biện pháp biến âm trở thành một biện pháp tạo từ. Đã có từ "vậy", chỉ cần thay dấu nặng bằng dấu huyền, chúng ta có từ mới: "vầy" (như vầy này!). Đã có từ "lui hui", người ta tạo thêm các chữ "lúi húi" rồi "lụi hụi". Đã có từ "chừ bự", người ta tạo thêm các từ mới: chư bư, chừ bư, chừ bử, chử bử, chứ bứ, chự bự. Đã có "trật lất", người ta tạo thêm: trết lết, trét lét, trớt lớt, trớt huớt... (5) Đã có từ "ngoại" vay mượn từ chữ Hán, chúng ta tạo thêm hay từ khác: "ngoài" để các quan hệ không gian cũng như thời gian và "ngoái" để chỉ quan hệ về thời gian: "năm ngoái".
    Biện pháp biến âm như vậy đã dẫn đến một hiện tượng khá thú vị trong tiếng Việt: hiện tượng từ tương tự, tức những từ hao hao gần nhau về cả ngữ âm lẫn ngữ nghĩa, chẳng hạn: các chữ bớt và ngớt; đớp, tợp, hớp và đợp; bẹp, xẹp, lép, khép, nép và nẹp; khan, khàn và khản; xẻ, chẻ, bẻ và xé; xoăn, xoắn, quăn và quắn; tụt, rụt và thụt; véo, nhéo, và béo; v.v...
    Các từ tương tự ấy có khi khác nhau về từ loại nhưng lại tương thông tương ứng với nhau về ý nghĩa, chẳng hạn: chúng ta có cái nẹp để kẹp, cái nêm để chêm, cái nan để đan, cái mõ để gõ, cái nệm để đệm, cái vú để bú; hoặc chúng ta cưa thì thành khứa, rung thì rụng, phân thì có từng phần, dựng thì đứng, thắt thì chặt, đập thì giập, dìm thì chìm, ép thì ẹp, dứt thì đứt, chia thì lìa, gạn thì cạn, v.v....
    Mới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, tình cờ tôi lại chú ý đến chữ "đút" trong một câu văn không có gì đặc biệt: "Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần..." Từ chữ "đút" ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ "rút": cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra).
    Điều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: "-ÚT". Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm "đ-" (đút) và một chữ bằng phụ âm "r-" (rút). Hơn nữa, cả từ "đút" lẫn từ "rút", tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác. "Đút" cái gì vào túi hay "rút" cái gì từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại.
    Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần "-ÚT" khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự. "Sút" là động tác đưa bóng vào lưới. "Hút" là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng. "Mút" cũng là động tác đưa cái gì vào miệng, nhưng khác "hút" ở chỗ vật thể được "mút" thường là cái gì đặc. "Trút" là đổ cái gì xuống. "Vút" là bay từ dưới lên trên. "Cút" là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. "Nút" hay "gút" là cái gì chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau.
    Thay dấu sắc (ÚT) bằng dấu nặng (ỤT), ý nghĩa chung ở trên vẫn không thay đổi. "Trụt" hay "tụt" là di chuyển từ trên xuống dưới. "Vụt" là di chuyển thật nhanh, thường là theo chiều ngang. "Lụt" là nước dâng lên quá một giới hạn không gian nào đó. "Cụt" là bị cắt ngang, không cho phát triển trong không gian. "Đụt" (mưa) là núp ở một không gian nào đó, nhỏ hơn, để tránh mưa ngoài trời, v.v...
    Nếu những động từ có vần "-ÚT" thường ám chỉ việc di chuyển (hoặc việc ngăn chận quá trình di chuyển ấy) giữa hai không gian thì những động từ có vần "-UN" lại ám chỉ việc dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định nào đó, thường là có giới hạn. "ùn", "chùn", "dùn", hay "đùn" đều có nghĩa như thế. "Thun" hay "chun" cũng như thế, đều chỉ cái gì bị rút, bị co. "Cùn" là bẹt ra. "Hùn" là góp lại. "Vun" là gom vào. "Lún" hay "lụn" là bẹp xuống. Cả những chữ như "lùn" hay (cụt) "lủn", (ngắn) "ngủn", "lũn cũn"... cũng đều ám chỉ cái gì bị dồn nhỏ hay thu ngắn lại.
    Với cách phân tích như vậy, nếu đọc thật kỹ và thật chậm các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ dễ thấy có khá nhiều khuôn vần hình như có một ý nghĩa chung. Chẳng hạn, phần lớn các động từ hay tính từ kết thúc bằng âm éT hay ẹT đều chỉ những động tác hay những vật thể hẹp, thấp, phẳng. "Kẹt" là mắc vào giữa hai vật gì; "chẹt" là bị cái gì ép lại. "Dẹt" là mỏng và phẳng; "tẹt" là dẹp xuống (kiểu mũi tẹt); "bét" là nát, dí sát xuống đất; "đét" là gầy, mỏng và lép. Những dộng từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn, như: "chen", "chẹn", "chèn", "len", "men", "nghẽn", "nghẹn", "nén". Những từ láy có khuôn vần ỨC - ÔI thì chỉ những trạng thái khó chịu, như "tức tối", "bức bối", "bực bội", "nực nội", "nhức nhối", v.v...
    Những ví dụ vừa nêu cho thấy hai điều quan trọng:
    Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng. Tính chất bí ẩn ấy có thể nói là vô cùng vô tận, dẫu tìm kiếm cả đời cũng không hết được. Điều này khiến cho không ai có thể an tâm là mình am tường tiếng Việt. Ngay cả những nhà văn hay nhà thơ thuộc loại lừng lẫy nhất vẫn luôn luôn có cảm tưởng ngôn ngữ là một cái gì lạ lùng vô hạn.
    Thứ hai, vì có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn. Nói chung, người Việt Nam đều có khả năng đoán được ý nghĩa của phần lớn các chữ mới lạ họ gặp lần đầu. Lần đầu gặp chữ "thun lủn", chúng ta cũng hiểu ngay nó ám chỉ cái gì rất ngắn. Lý do là vì chúng ta liên tưởng ngay đến những chữ có vần "UN" vừa kể ở trên: cụt ngủn, ngắn ngủn, v.v... Lần đầu gặp chữ "dập dềnh", chúng ta cũng có thể đoán là nó ám chỉ một cái gì trồi lên trụt xuống do sự liên tưởng đến những chữ có khuôn vần tương tự: bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, tập tễnh, v.v...
    Nói tiếng Việt vừa dễ vừa khó là vì thế.
    Nguyễn Hưng Quốc
    Chú thích:
    (1) Trần Quốc Vượng (1993), Trong Cõi, Garden Grove: Trăm Hoa, tr. 169.
    (2) Lê Trung Hoa, "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm", in trong cuốn Những vấn đề văn hoá, văn học và ngôn ngữ học (nhiều tác giả), nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1999: 211-225.
    (3) Xem bài "Vài chuyển biến trong phụ âm đầu tiếng Việt và các hiện tượng láy từ liên hệ" của Nguyễn Phú Phong trên Tập san Khoa Học Xã Hội (Paris) số 3 năm 1977, tr. 73-80.
    (4) Một số ví dụ trong đoạn này lấy từ bài viết của Lê Trung Hoa theo sách dẫn trên.
    (5) Biện pháp biến âm này đặc biệt thông dụng trong phương ngữ miền Nam. Có thể xem thêmcuốn Từ Điển Phương Ngữ Nam Bộ của Nguyễn Văn Ái, Lê Văn Đức và Nguyễn Công Khai, nxb Thành Phố ***, 1994.



  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Các con số đếm, nơi rất cần sự chính xác, cũng không thoát khỏi luật biến âm. Như số 1, chẳng hạn. Đứng một mình là một. Đứng trước các con số khác cũng là một. Nhưng khi đứng sau các con số khác, trừ số 10, nó lại biến thành "mốt": hai mươi mốt; ba mươi mốt, bốn mươi mốt. Những chữ "mốt" ấy chính là biến âm của "một". Nhưng không phải lúc nào "mốt" cũng có nghĩa là một: "Mốt" trong một trăm mốt hay trong một ngàn mốt, một triệu mốt... không phải là một. Con số 5 cũng vậy. Đứng một mình là năm. Đứng trước các số khác cũng là năm. Nhưng khi đứng sau các số, từ 1 đến 9, nó lại biến thành "lăm": mười lăm, hai mươi lăm... Con số hai mươi lăm ấy lại được biến âm thêm một lần nữa, thành hăm nhăm. Số ba mươi lăm cũng thường được biến âm thành băm nhăm. Từ số bốn mươi lăm trở lên thì chỉ có một cách rút gọn là bốn lăm; năm lăm, sáu lăm, bảy lăm, tám lăm, và chín lăm chứ không có kiểu biến âm như hăm nhăm và băm nhăm. Con số 10, cũng vậy. 10 là mười. Nhưng từ 20 trở lên thì "mười" biến thành "mươi": hai mươi, ba mươi, bốn mươi... Dấu huyền bị biến mất. Có điều, "mươi" không phải lúc nào cũng có nghĩa là mười. Trong nhóm từ "mươi cái áo", chẳng hạn, "mươi" lớn hơn hoặc nhỏ hơn mười: một con số phỏng định, ước chừng, bâng quơ.
    Con số còn thay đổi được, huống gì những từ khác. Như từ "không", chẳng hạn. Phủ định điều gì, người ta có thể nói "không", mà cũng có thể nói "hông", nói "khổng", nói "hổng". Xuất hiện trong câu nghi vấn, chữ "không" ấy có thể có thêm một biến âm khác là "hôn": "nghe hôn?" Chưa hết. Một số âm vị trong cụm "nghe hôn" ấy bị nuốt đi; "nghe hôn" biến thành "nghen", rồi đến lượt nó, "nghen" lại biến thành "nghén" hay bị rút gọn lần nữa, thành "nhen", rồi "hen", rồi "hén", rồi "nhe", v.v...
    Như vậy, biện pháp biến âm trở thành một biện pháp tạo từ. Đã có từ "vậy", chỉ cần thay dấu nặng bằng dấu huyền, chúng ta có từ mới: "vầy" (như vầy này!). Đã có từ "lui hui", người ta tạo thêm các chữ "lúi húi" rồi "lụi hụi". Đã có từ "chừ bự", người ta tạo thêm các từ mới: chư bư, chừ bư, chừ bử, chử bử, chứ bứ, chự bự. Đã có "trật lất", người ta tạo thêm: trết lết, trét lét, trớt lớt, trớt huớt... (5) Đã có từ "ngoại" vay mượn từ chữ Hán, chúng ta tạo thêm hay từ khác: "ngoài" để các quan hệ không gian cũng như thời gian và "ngoái" để chỉ quan hệ về thời gian: "năm ngoái".
    Biện pháp biến âm như vậy đã dẫn đến một hiện tượng khá thú vị trong tiếng Việt: hiện tượng từ tương tự, tức những từ hao hao gần nhau về cả ngữ âm lẫn ngữ nghĩa, chẳng hạn: các chữ bớt và ngớt; đớp, tợp, hớp và đợp; bẹp, xẹp, lép, khép, nép và nẹp; khan, khàn và khản; xẻ, chẻ, bẻ và xé; xoăn, xoắn, quăn và quắn; tụt, rụt và thụt; véo, nhéo, và béo; v.v...
    Các từ tương tự ấy có khi khác nhau về từ loại nhưng lại tương thông tương ứng với nhau về ý nghĩa, chẳng hạn: chúng ta có cái nẹp để kẹp, cái nêm để chêm, cái nan để đan, cái mõ để gõ, cái nệm để đệm, cái vú để bú; hoặc chúng ta cưa thì thành khứa, rung thì rụng, phân thì có từng phần, dựng thì đứng, thắt thì chặt, đập thì giập, dìm thì chìm, ép thì ẹp, dứt thì đứt, chia thì lìa, gạn thì cạn, v.v....
    Mới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, tình cờ tôi lại chú ý đến chữ "đút" trong một câu văn không có gì đặc biệt: "Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần..." Từ chữ "đút" ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ "rút": cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra).
    Điều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: "-ÚT". Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm "đ-" (đút) và một chữ bằng phụ âm "r-" (rút). Hơn nữa, cả từ "đút" lẫn từ "rút", tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác. "Đút" cái gì vào túi hay "rút" cái gì từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại.
    Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần "-ÚT" khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự. "Sút" là động tác đưa bóng vào lưới. "Hút" là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng. "Mút" cũng là động tác đưa cái gì vào miệng, nhưng khác "hút" ở chỗ vật thể được "mút" thường là cái gì đặc. "Trút" là đổ cái gì xuống. "Vút" là bay từ dưới lên trên. "Cút" là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. "Nút" hay "gút" là cái gì chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau.
    Thay dấu sắc (ÚT) bằng dấu nặng (ỤT), ý nghĩa chung ở trên vẫn không thay đổi. "Trụt" hay "tụt" là di chuyển từ trên xuống dưới. "Vụt" là di chuyển thật nhanh, thường là theo chiều ngang. "Lụt" là nước dâng lên quá một giới hạn không gian nào đó. "Cụt" là bị cắt ngang, không cho phát triển trong không gian. "Đụt" (mưa) là núp ở một không gian nào đó, nhỏ hơn, để tránh mưa ngoài trời, v.v...
    Nếu những động từ có vần "-ÚT" thường ám chỉ việc di chuyển (hoặc việc ngăn chận quá trình di chuyển ấy) giữa hai không gian thì những động từ có vần "-UN" lại ám chỉ việc dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định nào đó, thường là có giới hạn. "ùn", "chùn", "dùn", hay "đùn" đều có nghĩa như thế. "Thun" hay "chun" cũng như thế, đều chỉ cái gì bị rút, bị co. "Cùn" là bẹt ra. "Hùn" là góp lại. "Vun" là gom vào. "Lún" hay "lụn" là bẹp xuống. Cả những chữ như "lùn" hay (cụt) "lủn", (ngắn) "ngủn", "lũn cũn"... cũng đều ám chỉ cái gì bị dồn nhỏ hay thu ngắn lại.
    Với cách phân tích như vậy, nếu đọc thật kỹ và thật chậm các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ dễ thấy có khá nhiều khuôn vần hình như có một ý nghĩa chung. Chẳng hạn, phần lớn các động từ hay tính từ kết thúc bằng âm éT hay ẹT đều chỉ những động tác hay những vật thể hẹp, thấp, phẳng. "Kẹt" là mắc vào giữa hai vật gì; "chẹt" là bị cái gì ép lại. "Dẹt" là mỏng và phẳng; "tẹt" là dẹp xuống (kiểu mũi tẹt); "bét" là nát, dí sát xuống đất; "đét" là gầy, mỏng và lép. Những dộng từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn, như: "chen", "chẹn", "chèn", "len", "men", "nghẽn", "nghẹn", "nén". Những từ láy có khuôn vần ỨC - ÔI thì chỉ những trạng thái khó chịu, như "tức tối", "bức bối", "bực bội", "nực nội", "nhức nhối", v.v...
    Những ví dụ vừa nêu cho thấy hai điều quan trọng:
    Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng. Tính chất bí ẩn ấy có thể nói là vô cùng vô tận, dẫu tìm kiếm cả đời cũng không hết được. Điều này khiến cho không ai có thể an tâm là mình am tường tiếng Việt. Ngay cả những nhà văn hay nhà thơ thuộc loại lừng lẫy nhất vẫn luôn luôn có cảm tưởng ngôn ngữ là một cái gì lạ lùng vô hạn.
    Thứ hai, vì có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn. Nói chung, người Việt Nam đều có khả năng đoán được ý nghĩa của phần lớn các chữ mới lạ họ gặp lần đầu. Lần đầu gặp chữ "thun lủn", chúng ta cũng hiểu ngay nó ám chỉ cái gì rất ngắn. Lý do là vì chúng ta liên tưởng ngay đến những chữ có vần "UN" vừa kể ở trên: cụt ngủn, ngắn ngủn, v.v... Lần đầu gặp chữ "dập dềnh", chúng ta cũng có thể đoán là nó ám chỉ một cái gì trồi lên trụt xuống do sự liên tưởng đến những chữ có khuôn vần tương tự: bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, tập tễnh, v.v...
    Nói tiếng Việt vừa dễ vừa khó là vì thế.
    Nguyễn Hưng Quốc
    Chú thích:
    (1) Trần Quốc Vượng (1993), Trong Cõi, Garden Grove: Trăm Hoa, tr. 169.
    (2) Lê Trung Hoa, "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm", in trong cuốn Những vấn đề văn hoá, văn học và ngôn ngữ học (nhiều tác giả), nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1999: 211-225.
    (3) Xem bài "Vài chuyển biến trong phụ âm đầu tiếng Việt và các hiện tượng láy từ liên hệ" của Nguyễn Phú Phong trên Tập san Khoa Học Xã Hội (Paris) số 3 năm 1977, tr. 73-80.
    (4) Một số ví dụ trong đoạn này lấy từ bài viết của Lê Trung Hoa theo sách dẫn trên.
    (5) Biện pháp biến âm này đặc biệt thông dụng trong phương ngữ miền Nam. Có thể xem thêmcuốn Từ Điển Phương Ngữ Nam Bộ của Nguyễn Văn Ái, Lê Văn Đức và Nguyễn Công Khai, nxb Thành Phố ***, 1994.



  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    ::: Diệu Tần :::
    Ngôn ngữ và văn hóa
    Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Ðiều đó được thể hiện rõ ràng trong trường hợp tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau.
    Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ (khả năng nghe, nói, đọc và viết, mà nghe là quan trọng nhất) được quyết định bằng hai yếu tố: Sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó. Khi một người đã nắm được đầy đủ những kiến thức ngôn ngữ mà vẫn không giải thích thỏa đáng được ngoại ngữ là vì họ không có đủ kiến thức về bối cảnh của ngôn ngữ đó. Do sự khác biệt về óc thẩm mỹ, cách suy tư, quan niệm giá trị, đặc trưng tâm lý và tập quán của từng dân tộc, cách giải thích và diễn đạt cùng một sự vật cũng sẽ khác nhau. Cho nên có khó khăn hoặc có khi dẫn tới sự hiểu lầm trong tiếp xúc là lẽ đương nhiên.
    Chúng tôi xin nêu một số trường hợp đáng chú ý sau đây: CÁCH THỨC ÐỐI THOẠI
    l. Chào hỏi
    Người Việt Nam và người Á đông có thói quen (thói quen, tập quán là văn hóa) chào nhau bằng cách hỏi: ông ăn cơm chưa?; bác đi đâu đấy?; Bà đang làm gì đấy? Hỏi mà không cần nghe câu trả lời, đó chỉ là cách thức chào, không phải thật sự muốn biết người được hỏi ăn cơm chưa; đi đâu; hay đang làm gì. Khi trả lời, người ta có thể đáp lại một cách không đích xác, hoặc không trả lời. Nếu dịch những câu hỏi trên sang tiếng Anh, tiếng Pháp thì sẽ là những câu hỏi rõ ràng, cần phải trả lời. Nếu chúng ta chào hỏi người Pháp người Mỹ những câu như thế có thể có sự hiểu lầm , vì họ chào nhau bằng những câu như: Bon soir, Good morning... Trái lại với chúng ta khi muốn chào như thế, chúng ta không cần phải nói rõ là chào buổi chiều, hay chào buổi tối
    2. Làm quen.
    Người Việt Nam và người Á Ðông có thói quen ưa tìm hiểu quan sát và đánh giá người mình tiếp xúc. Tuổi tác, quê quán, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, mức thu nhập cá nhân, tình trạng gia đình. (Bố mẹ còn hay mất, đã lập gia đình chưa, đã có con chưa, mấy trai mấy gái. Nhũng câu hỏi về biography và background cho người đối diện luôn là những điều chúng ta quan tâm và đặt câu hỏi). Chúng ta hỏi những điều đó là xuất phát từ óc cộng đồng, tự thấy có trách nhiệm phải chú ý đến người khác, cần biết rõ người đối thoại. Nhưng thói quen ưa tìm hiểu này hoàn tòan trái ngược với người Tây phương. Người Âu Mỹ đề cao chuyện riêng tư của con người, coi như bất khả xâm phạm, nhất là về lương bổng và tuổi tác phụ nữ. Ở Mỹ, ngay cả trong mẫu đơn xin việc và trong các cuộc phỏng vấn nhận nhân viên, công nhân, không có quyền hỏi người đứng đơn về tình trạng gia đình. Người Tây phương khi làm quen thường khen nhau trẻ, đẹp, quần áo hợp thời trang, hoặc nói về thời tiết, hay bàn về trận đấu thể thao vừa qua. Nếu cứ hỏi người Tây phương về chuyện riêng của họ, họ cho mình là tò mò, hay dò tìm những điều bí ẩn của người khác và có thể họ sẽ chán nản, tức giận.
    3. Lời khen hay lời chê?
    Khoảng 30, 40 năm trở lại đây, phụ nữ Âu Mỹ rất sợ béo mập, vì béo mập là hình
    dáng không đẹp, lại là mầm mống cuả nhiều thứ bệnh. Trong khi người Á đông khen: béo tốt, tốt tướng, lên cân, bệ vệ thì người được khen hài lòng. Ngược lại khen như thế lại là lời sỉ mạ người được khen! Người Việt và người Trung Hoa có thói quen nói lớn tiếng ngoài đường phố, nơi công cộng. Trong khi đó người Âu, Mỹ thường nói chuyện vửa đủ nghe, tôn trọng bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng người khác. Người Á đông vào những tnlờng hợp ông, Bà, Cha, Mẹ nhận quà tặng cua con cháu, nhận lời chúc mừng, nhận lời khen tặng, không cần phải cảm ơn. Các vị đó xem như con cháu có bổn phận phải làm như thế.
    Người Việt, có khi khen thật lòng, có khi lại khen mỉa mai, khen mà là chê. Ví dụ có người hỏi: Cô ấy, bà ấy đẹp nhỉ, người đối thoại sẽ trả lời: Ðẹp? Ðẹp thật à? À, đẹp thật, đẹp chín nghìn ! Hoặc dùng ca dao: Ðẹp như con tép kho tương! Trái lại khi khen một đứa bé bụ bẫm thì dùng hình thức chê, vì e sợ mụ quở, sợ ma quỷ bắt đứa bé đi: "Ấy cháu nó xấu xí lắm, nó hư lắm." Có nghĩa là cháu nó bụ sữa lắm! Cháu nó ngoan lắm! Nếu dịch lời chê rồi giải nghĩa cho người Âu Mỹ hiểu đó là lời khen thì họ phải cố hiểu mới hiểu nổi.
    4. Cách xưng hô
    Trong một ngôn ngữ, cách xưng hô luôn luôn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp suy tư và văn hóa của dân tộc đó. Trong tiếng Việt cách xưng hô rất phong phú và phức tạp. Ngoài các đại từ nhân xưng như: tôi tao, tớ, mày, nó, hắn; chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng nó, bọn hắn còn có một số lượng lớn các danh từ chỉ liên hệ họ hàng như: anh - em, bà - cháu, chú - cháu... để thay thế cho đại từ nhân xưng và những danh từ này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này nói lên đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Chúng được ứng dụng tùy theo tình cảm của người phát biểu và trường hợp cụ thể khi nói chuyện. Cùng tiếp xúc một người, người ta có thể dùng những cặp từ xưng hô khác nhau như : anh- em, anh - tôi, ông -tôi, mày - tao tùy theo từng trường hợp. Trái lại trong ngôn ngữ Tây phương và cách nói phổ thông của Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng như
    : I, You, he, she, Hán ngữ thì ngã, nhĩ (ngổ, nỉ).
    Nếu so sánh các danh từ chỉ liên hệ họ hàng trong các ngôn ngữ, chúng ta sẽ thấy nhiều điểm khác nhau có khi thú vị, khôi hài và kỳ lạ. Ví dụ trong tiếng Việt cháu (trai, gái) chỉ người thế hệ sau, nhưng không phải là con, gồm: con của con; con của anh, chị và em. Trong tiếng Anh cũng có grand child, nephew và niece. Nhưng nếu dạy tiếng Việt cho người Anh, Mỹ thì cháu lại có thể là con, có thể là tôi nữa. Ví dụ hỏi một thanh niên: Anh đã có cháu nào chưa?; hay nói: Thưa các cụ , cháu không dám ạ!
    Như vậy cách xưng hô nói lên những đặc trưng bối cảnh văn hóa xã hội của từng ngôn ngữ, cần được nghiên cứu bằng kết hợp văn hóa và ngôn ngữ.

Chia sẻ trang này