1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục lục box Tiếng Việt-Từ điển tra cứu trực tuyến-Tuyển tập các bài viết(SƯU TẦM) về Tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi home_nguoikechuyen, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    4. Nguyên nhân thứ tư làm cho một số thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu là phương thức cấu tạo chúng đã không còn được nhận ra nữa nên làm cho người ta cảm thấy chúng có vẻ kỳ quặc hoặc bí hiểm. Chẳng hạn: «nghèo rớt mồng tơi»; «già cóp bình thiếc» (mà ngày nay nhiều người nói thành «già cúp thùng thiếc»); «say quắt cần câu»; «mê tít thò lò»; v.v?

    Những thành ngữ trên đây sẽ trở nên dễ hiểu nếu người ta biết rằng chúng được sản sinh do nhu cầu tạo ra sắc thái hài hước bằng cách phối hợp với một số yếu tố thực tế không có liên quan gì với nhau về mặt ngữ nghĩa. Chúng ra đời trên cơ sở của những từ tố gồm có hai từ đơn tiết (nghèo rớt, già cóp, say quắt, mê tít, ?), mà thành tố thứ hai (rớt, cóp, quắt, tít, ?) có tác dụng miêu tả và/hoặc nêu lên mức độ tối cao của thành tố thứ nhất (nghèo, già, say, mê, ?). Để tạo ra sắc thái hài hước, người ta đã ghép vào yếu tố thứ hai một thành phần thêm nghĩa (mồng tơi, bình thiếc, cần câu, thò lò, ?) mà thành phần này chỉ thích hợp về ngữ nghĩa với thành tố thứ hai của từ tổ cơ sở chứ không thích hợp với thành tố thứ nhất của từ tổ đó và/hoặc với toàn bộ từ tổ. Tính chất hài hước nói trên chính là hệ quả của sự không thích hợp đó, sự không thích hợp này thậm chí có khi còn trở nên kỳ quặc nữa và hễ tính chất kỳ quặc càng cao thì sắc thái hài hước càng tăng. Do phương thức cấu tạo đặc biệt đó mà những thành ngữ đang xét vô hình trung có thể được xem như là những đơn vị gồm có hai từ tổ ***g vào nhau (nghèo rớt mồng tơi = nghèo rớt + rớt mồng tơi; say quắt cần câu = say quắt + quắt cần câu; ?). Xin phân tích một thí dụ. Trong «say quắt cần câu», chẳng hạn, thì «quắt» vừa miêu tả vừa nêu lên mức độ tối cao của «say» (vì thế nên không thể nói «rất say quắt» hoặc «say quắt lắm»); «cần câu» thì chỉ có quan hệ ngữ nghĩa tự nhiên và hợp lý với «quắt» nhưng lại không có quan hệ ngữ nghĩa tự nhiên và hợp lý với «say». «Say quắt» là say đến quằn người lại còn «quắt cần câu» là cong như cái cần câu bị cá đớp mồi mà kéo xuống. Xét riêng thì hai từ tổ trên đây («say quắt», «quắt cần câu») vẫn hợp lý về ngữ nghĩa nhưng phối hợp chúng lại mà nói «say quắt cần câu» thì rõ ràng là đã làm phát sinh vấn đề về mặt luận lý và người ta cứ phải đặt câu hỏi không bao giờ trả lời được: say quắt cần câu là say như thế nào?

    Trong thí dụ vừa phân tích ở trên, sắc thái hài hước vẫn còn hoàn toàn rõ ràng nhưng ở một vài thành ngữ cùng loại thì sắc thái đó đã phai mờ đi nhiều hoặc phai mờ hẳn nên người ta càng dễ dàng cảm thấy chúng khó lý giải về mặt ngữ nghĩa, thí dụ: nghèo rớt mồng tơi. Thành ngữ này cũng được tạo ra bằng phương thức y hệt như «say quắt cần câu». Do đó mà câu hỏi «nghèo rớt mồng tơi là nghèo như thế nào?» sẽ không bao giờ trả lời được mặc dù người ta cũng đã đưa ra những cách trả lời thử nghiệm, chẳng hạn như trong Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ.

    Đối với một phương thức mà mục đích là tạo ra sắc thái hài hước bằng sự phi lý (cái cần câu mà lại liên quan đến sự say xỉn, cây mồng tơi mà lại liên quan đến sự nghèo túng, cái bình thiếc mà lại liên quan đến sự già cỗi, ?) thì tất nhiên không có cách nào giải thích kết quả của nó bằng sự hợp lý được. Ý tưởng đó là một điều viễn vông.

  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5. Nguyên nhân thứ năm làm cho một số thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu là hiện tượng mà Pierre Guiraud gọi là những sự cố ngôn ngữ (accidents linguistiques), chủ yếu là những sự đan xen hình thức (croisements de formes) và những sự lan truyền ý nghĩa (contaminations de sens). [12]

    Xin minh hoạ vấn đề bằng một thí dụ mà theo thiển ý là tiêu biểu. Đó là câu «thân gái mười hai bến nước». Mười hai bến nước thường được cho là mười hai con giáp, tức là thập nhị địa chi, hoặc là: công, hầu, khanh, tướng, sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục (hoặc nho, y, lý, số, bốc). Đây thực ra chỉ là suy diễn để tìm đủ thành phần sao cho khớp với con số 12 mà thôi. Lời giảng của Huình-Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quốc âm tự vị, theo chúng tôi, có nhiều phần hợp lý hơn: «Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến là nói cho vần.» Lời giảng này tất nhiên có thể được chỉnh lý cho thực sự phù hợp nhưng ít ra tác giả cũng đã đúng khi ông thừa nhận rằng số từ ghép «mười hai» ở đây lại có ý nghĩa xác thực như khi nó được phân bố trong những ngôn cảnh bình thường khác. Sự phát sinh của con số 12 ở đây, theo chúng tôi, là do sự cố ngôn ngữ mà ra.

    Sự thể có thể đã là như sau: Hai danh từ «bến» và «thuyền» vẫn được dùng để chỉ người con gái và người con trai trong quan hệ đính ước, hẹn hò (Thuyền về có nhớ bến chăng; Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền). Từ cách dùng này, «bến» lại được dùng để chỉ số phận của người phụ nữ trong nhân duyên 姻緣. Nhưng trong kinh điển Phật giáo cũng có một từ đồng âm là «nhân duyên» >緣 dùng để chỉ cái nhân tạo ra những cái quả cho kiếp sau và theo kinh điển thì có thập nhị nhân duyên 十O>緣. Do cách hiểu theo từ nguyên dân gian nên người ta mới đánh tráo thứ nhân duyên của thần Ái tình vào chỗ thứ nhân duyên của nhà Phật mà diễn nôm thập nhị nhân duyên thành «mười hai bến nước». Chính vì vậy mà không thể nào tìm ra được đến mười hai bến nước cho phụ nữ. Bất quá chỉ có hai bến (bến đục, bến trong) như Huình-Tịnh Paulus Của đã viết mà thôi.

    Dễ nhận thấy trong trường hợp trên đây nhiều là trường hợp của thành ngữ «kiết xác mồng tơi» mà Ngô Tất Tố đã dùng trong Lều chõng và Tắt đèn. Đây không phải gì khác hơn là sự đan xen giữa «nghèo kiết xác» với «nghèo rớt mồng tơi». Sự phối hợp này hoàn toàn võ đoán cho nên không thế nói như các tác giả của Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ rằng giữa «xác» và «mồng tơi» đã có thể có một sự kết hợp hợp lý được.

    Giải thích bằng sự cố ngôn ngữ như vậy cũng là một hướng đi cần chú ý mặc dù trong kho thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt thì những sự cố đó có thể không nhiều. Nhưng dù chỉ là một hay năm ba, nếu đã có sự cố, thì cũng phải giải thích hiện tượng đó cho đúng với bản chất của nó. Vậy nguyên nhân thứ năm cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua.

    6. Nguyên nhân cuối cùng hiện đang diễn ra trước mắt mọi người. Đó là người viết văn thời nay đã vô tình hoặc cố ý bóp méo một số thành ngữ, tục ngữ, chủ yếu là thành ngữ, mà làm cho chúng trở nên dị dạng so với hình thức gốc. Những dạng thức mới này thực chất chỉ là những thành ngữ dỏm vì người viết không nắm vững từ ngữ nên đã viết sai một cách vô ý thức, hoặc vì người viết tuy có vốn từ ngữ phong phú nhưng lại cải biên thành ngữ không đúng điệu, nên cuối cùng cũng làm cho chúng «không giống ai». Sau đây là một ít dẫn chứng lấy ở Từ điển thành ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên.

    ?" «Cóc ba năm lại quay đầu về núi» (Báo Tiền phong 1.7.1977). Hình thức gốc của câu này là «cáo chết ba năm quay đầu về núi» như ai nấy đều biết. Đâu có thể nào tự tiện đổi «cáo» thành «cóc» được, vì nếu có thể hoán vị một cách tuỳ tiện như thế thì biết đâu sẽ chẳng có người hứng chí mà tuyên bố «con cáo là cậu ông trời» để làm một cuộc đổi đời vì xưa nay ai cũng biết rằng cậu của đấng cao xanh chỉ là con ? cóc. Đó là chưa nói đến chuyện rất có thể là thợ nhà in đã chơi khăm các nhà biên soạn Từ điển thành ngữ Việt Nam nên mới xếp sai «cáo» thành «cóc» !

    ?" «Bạt ngàn man dã». Đây là đặc sản của các nhà biên soạn, còn câu thành ngữ chánh gốc là «bạt ngàn sơn (san) dã». Vậy nói «bạt ngàn man dã» thì có sợ là ? man dã hay không?

    ?" «Cà cuống chết đến ức còn cay» (Nhiều tác giả, Gương chiến đấu thanh niên miền Nam). Hình thức gốc là «cà cuống chết đến đít còn cay». Đâu có thể cho rằng vì côn trùng nhỏ bé cho nên nhích từ đít lên ức thì chẳng có bao nhiêu milimét ! Vả lại, «chết đến đít» có nghĩa là chết đến nơi rồi chứ «đít» ở đây đâu có phải là bộ phận thân thể mà thay bằng «ức» ! Nếu biện bạch rằng đó là bộ phận thân thể, thì đối với côn trùng như con cà cuống, đít đã là chỗ cuối cùng. Vậy «chết đến đít» là chết đến chỗ chót còn ức thì mới ở ? lưng chừng mà thôi: cái chết đâu phải đã triệt để !

    ?" «Cơm cao gạo kém» (Báo Thống nhất 14.1.1972 và Nguyễn Tạo trong Chúng tôi vượt ngục). Hình thức gốc là «thóc cao gạo kém». Các nhà biên soạn cũng có ghi chú: «như thóc cao gạo kém». Nhưng «như» thế nào cho được khi mà thóc là chuyện ngoài thị trường còn cơm thì đã là chuyện trong cái nồi của mỗi gia đình? Câu thành ngữ gốc chỉ nói về thị trường, giá cả mà thôi nên không thể đưa «cơm» vào được.

    ?" «Chia duyên rẽ thuý» (Đỗ Đức Thuật, Vẫn một con người). Hình thức gốc là «chia uyên rẽ thuý». «Uyên» mới đối với «thuý» còn «duyên» thì đối không chỉnh nên trở thành vô ? duyên!

    ?" «Dựa thừng dựa chảo» (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 1.1977). Hình thức gốc là «lộn thừng lộn chảo». Đổi thành «dựa» thì vô nghĩa.

    ?" «Đường dây mối rợ» (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4.1972). Hình thức gốc là «đầu dây mối rợ». Đầu và mối là những chỗ cốt yếu còn đường thì ? tràn lan, tùm lum nên đâu có thể nào tuỳ tiện thay «đầu» bằng «đường» !

    Trên đây là một ít dẫn chứng lấy ở Tự điển thành ngữ tiếng Việt. Chúng cho thấy sự «cải biên» tuỳ tiện chỉ làm hại cho ngôn ngữ chứ không có lợi cho nó chút nào. Đó là một việc làm đáng chê trách nhưng còn đáng chê trách hơn nhiều là sự dung túng, thậm chí còn có thể nói là sự «ăn theo» của người làm từ điển trước những hình thức dị dạng đã thấy (và chưa thấy hết). Từ điển phải là khuôn vàng thước ngọc cho người tra cứu nó. vậy người làm từ điển phải sàng lọc mà loại bỏ những hình thức dỏm chứ không thể chạy theo số lượng để làm sách của mình «có số lượng thành ngữ lớn nhất so với các từ điển thành ngữ đã xuất bản từ trước đến nay ở Việt Nam» như lời quảng cáo ở bìa sau của Từ điển thành ngữ Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên. Quý hồ tinh, bất quý hồ đa: đây phải là phương châm của nhà làm từ điển thành ngữ. Chính cái «số lượng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam» này đã cho thấy thái độ thiếu trách nhiệm của các nhà biên soạn Từ điển thành ngữ Việt Nam đối với ngôn ngữ của dân tộc. Một câu như «gót chân a-sin» cũng bị họ xem là thành ngữ tiếng Việt. Quái đản hơn nữa là câu «giơ nanh dấu mỏ» đã bị họ ghi nhận là của V. Huy Gô (Victor Hugo) trong «Những người khốn khổ». Thật là khôi hài khi mà Victor Hugo lại dùng tiếng Việt để đóng góp cho nhân dân Việt Nam một câu chẳng giống ai.

    Ở đây có hai điểm cần nhấn mạnh. Thứ nhất, đã là thành ngữ thì phải có tính chất dân gian và được mọi người thừa nhận. Vì vậy hình thức cải biên hoặc cách tân của nhà văn hiện đại, dù có hay đến đâu, cũng không thể xem là thành ngữ nếu nó chưa đi vào tiềm thức của dân gian mà chỉ tồn tại trong tác phẩm của riêng nhà văn nào đó. Cách làm đúng nhất của nhà làm từ điển thành ngữ là không ghi nhận vì không thừa nhận chúng. Thứ hai, mỗi thành ngữ là một đơn vị từ vựng thống nhất và duy nhất (mặc dù chúng được tạo thành bởi nhiều từ khác nhau) nên không thể tuỳ tiện thêm, bớt hoặc thay thế các thành tố của nó được. «Gạo châu củi quế» mà đổi thành «ngô (hoặc bắp) châu củi quế» thì nghe khó lọt lỗ tai. Nếu có ai đó hài hước mà nói «bột mì châu hơi đốt quế» thì có nên ghi nhận vào từ điển thành ngữ hay không? Nhà làm từ điển thành ngữ mà lại «ăn theo» một câu nói như thế thì tội nghiệp cho tiếng nói của dân tộc biết chừng nào !

    ***
    Trở lên, chúng tôi đã nêu ra sáu nguyên nhân làm cho thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu mà nguyên nhân cần báo động là nguyên nhân cuối cùng. Sự phân tích những nguyên nhân đó bằng những dẫn chứng cụ thể bên trên đã chứng tỏ rằng chúng không phải khó hiểu ngay từ đầu mà chỉ trở nên khó hiểu theo thời gian. Chúng đã được đặt ra theo những quy tắc cú pháp thông thường và thông dụng để cho mọi người đều có thể hiểu được một cách dễ dàng chứ không cần nhiễu sự văn chương mà bắt chước theo kiểu ngữ pháp của thần linh. Những người trần mắt thịt, lại là những kẻ dân dã, thực ra cũng chẳng với tới được chỗ cao siêu trong ngữ pháp của thần linh mà bắt chước, nếu quả có một thứ ngữ pháp như thế. Một thứ ngữ pháp như thế, nếu có, có lẽ chỉ dành riêng cho các thầy phù thuỷ.-
    (Tháng 10.1996)

    CHÚ THÍCH

    [1] Trong: Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, 1995, tr.75-99.
    [2] [3] [4] Phan Ngọc, Sđd., tr.87-91.
    [5] An Chi, Chuyện Đông chuyện Tây, trong Kiến thức Ngày nay, số 194, tr.54-55.
    [6] Phan Ngọc, Sđd., tr.90.
    [7] Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Văn Hoá, Hà Nội, 1989. Trở xuống, tất cả các ý kiến của Nguyễn Lân mà chúng tôi dẫn đều là lấy từ sách này.
    [8] Hoàng Xuân Hãn có lẽ đã lầm khi ông giảng rằng «thét» ở đây là «kêu lớn, phát thanh lớn» (Chinh phụ ngâm bị khảo, Minh Tân, Paris, 1953, tr.280). Thực ra, «thét roi» cũng là quất roi, vung roi. Tiếng Tày-Nùng cũng có một từ thét có nghĩa là đánh, cũng đồng một gốc Hán với từ «thét» trong tiếng Việt.
    [9] Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Khoa học Xã hội, 1985, tr.201. Rất tiếc rằng một từ quan trọng và thú vị như «tai» ở đây lại không được chú giải.
    [10] Tự vị tiếng Việt miền Nam, Văn Hoá, 1993, tr.62. Quyển sách này hoàn toàn không xứng đáng với tên gọi của nó mặc dù nó có một số tư liệu bổ ích. Chính tác giả cũng phủ nhận đứa con tinh thần này.
    [11] Les locutions françaises
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5. Nguyên nhân thứ năm làm cho một số thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu là hiện tượng mà Pierre Guiraud gọi là những sự cố ngôn ngữ (accidents linguistiques), chủ yếu là những sự đan xen hình thức (croisements de formes) và những sự lan truyền ý nghĩa (contaminations de sens). [12]

    Xin minh hoạ vấn đề bằng một thí dụ mà theo thiển ý là tiêu biểu. Đó là câu «thân gái mười hai bến nước». Mười hai bến nước thường được cho là mười hai con giáp, tức là thập nhị địa chi, hoặc là: công, hầu, khanh, tướng, sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục (hoặc nho, y, lý, số, bốc). Đây thực ra chỉ là suy diễn để tìm đủ thành phần sao cho khớp với con số 12 mà thôi. Lời giảng của Huình-Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quốc âm tự vị, theo chúng tôi, có nhiều phần hợp lý hơn: «Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến là nói cho vần.» Lời giảng này tất nhiên có thể được chỉnh lý cho thực sự phù hợp nhưng ít ra tác giả cũng đã đúng khi ông thừa nhận rằng số từ ghép «mười hai» ở đây lại có ý nghĩa xác thực như khi nó được phân bố trong những ngôn cảnh bình thường khác. Sự phát sinh của con số 12 ở đây, theo chúng tôi, là do sự cố ngôn ngữ mà ra.

    Sự thể có thể đã là như sau: Hai danh từ «bến» và «thuyền» vẫn được dùng để chỉ người con gái và người con trai trong quan hệ đính ước, hẹn hò (Thuyền về có nhớ bến chăng; Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền). Từ cách dùng này, «bến» lại được dùng để chỉ số phận của người phụ nữ trong nhân duyên 姻緣. Nhưng trong kinh điển Phật giáo cũng có một từ đồng âm là «nhân duyên» >緣 dùng để chỉ cái nhân tạo ra những cái quả cho kiếp sau và theo kinh điển thì có thập nhị nhân duyên 十O>緣. Do cách hiểu theo từ nguyên dân gian nên người ta mới đánh tráo thứ nhân duyên của thần Ái tình vào chỗ thứ nhân duyên của nhà Phật mà diễn nôm thập nhị nhân duyên thành «mười hai bến nước». Chính vì vậy mà không thể nào tìm ra được đến mười hai bến nước cho phụ nữ. Bất quá chỉ có hai bến (bến đục, bến trong) như Huình-Tịnh Paulus Của đã viết mà thôi.

    Dễ nhận thấy trong trường hợp trên đây nhiều là trường hợp của thành ngữ «kiết xác mồng tơi» mà Ngô Tất Tố đã dùng trong Lều chõng và Tắt đèn. Đây không phải gì khác hơn là sự đan xen giữa «nghèo kiết xác» với «nghèo rớt mồng tơi». Sự phối hợp này hoàn toàn võ đoán cho nên không thế nói như các tác giả của Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ rằng giữa «xác» và «mồng tơi» đã có thể có một sự kết hợp hợp lý được.

    Giải thích bằng sự cố ngôn ngữ như vậy cũng là một hướng đi cần chú ý mặc dù trong kho thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt thì những sự cố đó có thể không nhiều. Nhưng dù chỉ là một hay năm ba, nếu đã có sự cố, thì cũng phải giải thích hiện tượng đó cho đúng với bản chất của nó. Vậy nguyên nhân thứ năm cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua.

    6. Nguyên nhân cuối cùng hiện đang diễn ra trước mắt mọi người. Đó là người viết văn thời nay đã vô tình hoặc cố ý bóp méo một số thành ngữ, tục ngữ, chủ yếu là thành ngữ, mà làm cho chúng trở nên dị dạng so với hình thức gốc. Những dạng thức mới này thực chất chỉ là những thành ngữ dỏm vì người viết không nắm vững từ ngữ nên đã viết sai một cách vô ý thức, hoặc vì người viết tuy có vốn từ ngữ phong phú nhưng lại cải biên thành ngữ không đúng điệu, nên cuối cùng cũng làm cho chúng «không giống ai». Sau đây là một ít dẫn chứng lấy ở Từ điển thành ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên.

    ?" «Cóc ba năm lại quay đầu về núi» (Báo Tiền phong 1.7.1977). Hình thức gốc của câu này là «cáo chết ba năm quay đầu về núi» như ai nấy đều biết. Đâu có thể nào tự tiện đổi «cáo» thành «cóc» được, vì nếu có thể hoán vị một cách tuỳ tiện như thế thì biết đâu sẽ chẳng có người hứng chí mà tuyên bố «con cáo là cậu ông trời» để làm một cuộc đổi đời vì xưa nay ai cũng biết rằng cậu của đấng cao xanh chỉ là con ? cóc. Đó là chưa nói đến chuyện rất có thể là thợ nhà in đã chơi khăm các nhà biên soạn Từ điển thành ngữ Việt Nam nên mới xếp sai «cáo» thành «cóc» !

    ?" «Bạt ngàn man dã». Đây là đặc sản của các nhà biên soạn, còn câu thành ngữ chánh gốc là «bạt ngàn sơn (san) dã». Vậy nói «bạt ngàn man dã» thì có sợ là ? man dã hay không?

    ?" «Cà cuống chết đến ức còn cay» (Nhiều tác giả, Gương chiến đấu thanh niên miền Nam). Hình thức gốc là «cà cuống chết đến đít còn cay». Đâu có thể cho rằng vì côn trùng nhỏ bé cho nên nhích từ đít lên ức thì chẳng có bao nhiêu milimét ! Vả lại, «chết đến đít» có nghĩa là chết đến nơi rồi chứ «đít» ở đây đâu có phải là bộ phận thân thể mà thay bằng «ức» ! Nếu biện bạch rằng đó là bộ phận thân thể, thì đối với côn trùng như con cà cuống, đít đã là chỗ cuối cùng. Vậy «chết đến đít» là chết đến chỗ chót còn ức thì mới ở ? lưng chừng mà thôi: cái chết đâu phải đã triệt để !

    ?" «Cơm cao gạo kém» (Báo Thống nhất 14.1.1972 và Nguyễn Tạo trong Chúng tôi vượt ngục). Hình thức gốc là «thóc cao gạo kém». Các nhà biên soạn cũng có ghi chú: «như thóc cao gạo kém». Nhưng «như» thế nào cho được khi mà thóc là chuyện ngoài thị trường còn cơm thì đã là chuyện trong cái nồi của mỗi gia đình? Câu thành ngữ gốc chỉ nói về thị trường, giá cả mà thôi nên không thể đưa «cơm» vào được.

    ?" «Chia duyên rẽ thuý» (Đỗ Đức Thuật, Vẫn một con người). Hình thức gốc là «chia uyên rẽ thuý». «Uyên» mới đối với «thuý» còn «duyên» thì đối không chỉnh nên trở thành vô ? duyên!

    ?" «Dựa thừng dựa chảo» (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 1.1977). Hình thức gốc là «lộn thừng lộn chảo». Đổi thành «dựa» thì vô nghĩa.

    ?" «Đường dây mối rợ» (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4.1972). Hình thức gốc là «đầu dây mối rợ». Đầu và mối là những chỗ cốt yếu còn đường thì ? tràn lan, tùm lum nên đâu có thể nào tuỳ tiện thay «đầu» bằng «đường» !

    Trên đây là một ít dẫn chứng lấy ở Tự điển thành ngữ tiếng Việt. Chúng cho thấy sự «cải biên» tuỳ tiện chỉ làm hại cho ngôn ngữ chứ không có lợi cho nó chút nào. Đó là một việc làm đáng chê trách nhưng còn đáng chê trách hơn nhiều là sự dung túng, thậm chí còn có thể nói là sự «ăn theo» của người làm từ điển trước những hình thức dị dạng đã thấy (và chưa thấy hết). Từ điển phải là khuôn vàng thước ngọc cho người tra cứu nó. vậy người làm từ điển phải sàng lọc mà loại bỏ những hình thức dỏm chứ không thể chạy theo số lượng để làm sách của mình «có số lượng thành ngữ lớn nhất so với các từ điển thành ngữ đã xuất bản từ trước đến nay ở Việt Nam» như lời quảng cáo ở bìa sau của Từ điển thành ngữ Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên. Quý hồ tinh, bất quý hồ đa: đây phải là phương châm của nhà làm từ điển thành ngữ. Chính cái «số lượng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam» này đã cho thấy thái độ thiếu trách nhiệm của các nhà biên soạn Từ điển thành ngữ Việt Nam đối với ngôn ngữ của dân tộc. Một câu như «gót chân a-sin» cũng bị họ xem là thành ngữ tiếng Việt. Quái đản hơn nữa là câu «giơ nanh dấu mỏ» đã bị họ ghi nhận là của V. Huy Gô (Victor Hugo) trong «Những người khốn khổ». Thật là khôi hài khi mà Victor Hugo lại dùng tiếng Việt để đóng góp cho nhân dân Việt Nam một câu chẳng giống ai.

    Ở đây có hai điểm cần nhấn mạnh. Thứ nhất, đã là thành ngữ thì phải có tính chất dân gian và được mọi người thừa nhận. Vì vậy hình thức cải biên hoặc cách tân của nhà văn hiện đại, dù có hay đến đâu, cũng không thể xem là thành ngữ nếu nó chưa đi vào tiềm thức của dân gian mà chỉ tồn tại trong tác phẩm của riêng nhà văn nào đó. Cách làm đúng nhất của nhà làm từ điển thành ngữ là không ghi nhận vì không thừa nhận chúng. Thứ hai, mỗi thành ngữ là một đơn vị từ vựng thống nhất và duy nhất (mặc dù chúng được tạo thành bởi nhiều từ khác nhau) nên không thể tuỳ tiện thêm, bớt hoặc thay thế các thành tố của nó được. «Gạo châu củi quế» mà đổi thành «ngô (hoặc bắp) châu củi quế» thì nghe khó lọt lỗ tai. Nếu có ai đó hài hước mà nói «bột mì châu hơi đốt quế» thì có nên ghi nhận vào từ điển thành ngữ hay không? Nhà làm từ điển thành ngữ mà lại «ăn theo» một câu nói như thế thì tội nghiệp cho tiếng nói của dân tộc biết chừng nào !

    ***
    Trở lên, chúng tôi đã nêu ra sáu nguyên nhân làm cho thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu mà nguyên nhân cần báo động là nguyên nhân cuối cùng. Sự phân tích những nguyên nhân đó bằng những dẫn chứng cụ thể bên trên đã chứng tỏ rằng chúng không phải khó hiểu ngay từ đầu mà chỉ trở nên khó hiểu theo thời gian. Chúng đã được đặt ra theo những quy tắc cú pháp thông thường và thông dụng để cho mọi người đều có thể hiểu được một cách dễ dàng chứ không cần nhiễu sự văn chương mà bắt chước theo kiểu ngữ pháp của thần linh. Những người trần mắt thịt, lại là những kẻ dân dã, thực ra cũng chẳng với tới được chỗ cao siêu trong ngữ pháp của thần linh mà bắt chước, nếu quả có một thứ ngữ pháp như thế. Một thứ ngữ pháp như thế, nếu có, có lẽ chỉ dành riêng cho các thầy phù thuỷ.-
    (Tháng 10.1996)

    CHÚ THÍCH

    [1] Trong: Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, 1995, tr.75-99.
    [2] [3] [4] Phan Ngọc, Sđd., tr.87-91.
    [5] An Chi, Chuyện Đông chuyện Tây, trong Kiến thức Ngày nay, số 194, tr.54-55.
    [6] Phan Ngọc, Sđd., tr.90.
    [7] Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Văn Hoá, Hà Nội, 1989. Trở xuống, tất cả các ý kiến của Nguyễn Lân mà chúng tôi dẫn đều là lấy từ sách này.
    [8] Hoàng Xuân Hãn có lẽ đã lầm khi ông giảng rằng «thét» ở đây là «kêu lớn, phát thanh lớn» (Chinh phụ ngâm bị khảo, Minh Tân, Paris, 1953, tr.280). Thực ra, «thét roi» cũng là quất roi, vung roi. Tiếng Tày-Nùng cũng có một từ thét có nghĩa là đánh, cũng đồng một gốc Hán với từ «thét» trong tiếng Việt.
    [9] Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Khoa học Xã hội, 1985, tr.201. Rất tiếc rằng một từ quan trọng và thú vị như «tai» ở đây lại không được chú giải.
    [10] Tự vị tiếng Việt miền Nam, Văn Hoá, 1993, tr.62. Quyển sách này hoàn toàn không xứng đáng với tên gọi của nó mặc dù nó có một số tư liệu bổ ích. Chính tác giả cũng phủ nhận đứa con tinh thần này.
    [11] Les locutions françaises
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chữ nghĩa tiếng Việt
    --- Tô Hoài ---
    Từ lúc mới cầm bút viết một câu muốn định cho nó là làm một biểu hiện nghệ thuật, thì trong người mình đã phải trải hai lần nghĩ. Một lần nghĩ ra cái ý ấy, một lần nắm lấy cái ý ấy mà tìm chữ nghĩa thế nào để đặt bút xuống. Nếu lại thảo qua loa việc bước đầu này thì chỉ có nghĩa là làm ào ào, làm ẩu.
    Trong sáng tạo nghệ thuật, ta phải vượt qua tối thiểu hai lần sáng tạo. Thuở ban đầu không mấy ai có ý thức ấy. Nhưng dần dần về sau, viết càng quen, thì cả thói quen lẫn lương tâm ngòi bút đã tìm ra cái lần sáng tạo thứ hai. Từ khi biết như thế thì, việc tìm chữ nghĩa đối với tôi trở thành và cũng lại là những ham mê, những kích thích để có được thói quen mới. Cầm bút viết không lúc nào không lo. Làm sao cho mỗi chữ là một hạt ngọc trên trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất, của ta tìm được, do phong cách văn chương của ta mà có được. Trang sách mà không có "ngọc", trang bản thảo không có chữ thần, không có tinh hoa chữ thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả, tất cả bao nhiêu ước mơ, khát khao ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì mà sống được. Không có chữ ngon chữ bổ nuôi nó, trang viết gầy gùa trống rỗng rồi chết héo. Nghĩ đến sáng tác nghèo nàn, còi cọc, bao giờ cũng giật mình. Từ đấy, tôi thành thói quen là đọc ai mà không nhặt được chữ hay trên trang sách của tác giả ấy thì hào hứng nhạt dần.
    Chúng ta khẳng định văn học ta đương tiến những bước lớn. Nhưng những ai theo dõi văn học cách mạng cũng đều có thể thấy được văn học còn chưa theo kịp đời sống, mỗi giai đoạn đất nước và lịch sử cứ cuồn cuộn chuyển tiếp. Những người viết văn chúng ta, những người hằng ngày suy nghĩ về nghề, chúng ta nói: nếu thế thì tầm vóc đề tài, dáng dấp nhân vật của chúng ta tạo ra, dựng nên, mọi chữ nghĩa cũng như câu văn của ta xem ra còn thua xa, nó chưa đuổi kịp cái ý, cái cao vọng trong tác phẩm đâu. Trình độ người viết cũng như người đọc đều so le thế vậy.
    Điều đó, không ngoa. Tôi xin kể vài ví dụ tình cờ.
    Trước đây, có lần đi tham quan nhà máy Duyên Hải ở Hải Phòng, một người phụ trách nhà máy đã đứng tuổi, nói với anh Nguyễn Công Hoan: "Tôi là một độc giả trung thành của anh. Tất cả sáng tác của anh viết trước Cách mạng Tháng Tám tôi đã đọc hết. Còn từ ngày cách mạng, tôi không có thì giờ đọc tiểu thuyết nữa". Nếu là một con tính trừ, ta thấy anh ấy vì bận quá, đã không biết mặt mũi văn học từ năm 1945. Cũng có nghĩa là về những bước đi hiện đại của văn học, từ đấy anh chỉ mang máng. Cũng sẽ nói không dè dặt là như thế thì tất nhiên sự hiểu biết và cảm thụ văn học của anh cũng dừng lại từ năm ấy, từ mấy mươi năm trước. Trong khi ấy thì tiếng nói của văn học cách mạng càng tỏ ra sức mạnh, ngôn ngữ văn học đã được kết tinh từ tiếng nói bình thường của mọi người, hình thành lớp lớp những tác phẩm, những thế hệ người cầm bút.
    Cũng có thể nói sự không quan tâm của một lớp bạn đọc ấy còn do tiếng vang xa của tác phẩm văn học. Nhưng đó lại là một vấn đề khác.
    Lại nói đến nhà trường. Cách mạng đã mấy mươi năm, mà gần đây, nhà trường phổ thông dạy văn học mới nhấn mạnh nội dung câu văn và hình thức câu văn là hai mặt của sự thể hiện và thế nào là một đoạn văn hay.
    Lại nói đến nhà văn. Nói thì mất vui, nhưng thật chẳng thiếu người viết của chúng ta ngày nay chưa biết nghĩa của những chữ hóa vàng là gì, hương sư là gì, bưng cái quả đi sêu tết lại ngỡ bưng cái quả gì thật. Và khi miêu tả dáng dấp hay hành động thích dùng chữ sẵn, chữ kịch liệt nhất: mặt hồ hởi, cười rạng rỡ, phong phú hết sức, đau đớn vô cùng... Tôi đã đọc một nhà viết truyện lịch sử kia, khi tả một người con hầu nước cha và bạn của cha, nhà văn viết: "Anh ta đem nước ra cho cha và ông bạn uống", dùng chữ như cách tả bè bạn ngồi uống nước với nhau. Không thiếu những người viết văn mới chỉ thuộc được những chữ chính những nghĩa, cơ bản của chữ, nhưng cũng dùng đại, bất chấp mọi khác biệt về ngữ cảnh.
    Cái đó, người viết nghèo chữ nọ có thể đổ khuyết điểm cho Viện Văn học chưa xuất bản Việt Nam từ điển cho anh khảo chữ, Viện Văn học chưa tổ chức sưu tầm danh từ ngành nghề để giúp vốn cho anh làm giàu chữ. Những ý kiến ấy chưa biết đúng đến đâu, chỉ biết rằng một người viết văn có trách nhiệm không thể đổ tại cho những việc ấy được. Bởi vì đó là việc của mình, của con mắt và tấm lòng mình.
    Các cụ nhà văn tiền bối của ta đã làm cả những việc mà ta chưa biết làm hoặc ta mới mon men làm. Ấy là công phu "văn ôn vũ luyện", ấy là cái đau thất bại hay cái thú thành công mỗi khi tìm được một chữ, một chữ hay, một chữ đắt các cụ cũng phải tìm cho được tri kỷ để cùng nhau ngâm nga thưởng thức.
    Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa Truyện Kiều mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách gối đầu giường của tất cả mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông "ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu". Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một cách học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào cái kho chữ bao la ấy.
    Câu thơ Nguyễn Du Một vùng cỏ áy bóng tà ... Chữ "áy" tài đến độ, hay đến độ, dù ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện hình cảm giác về sự ảm đạm lên. Cho đến năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được nghe nói mới biết chữ "áy" là tiếng vùng này. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, một thuở trời đất tao loạn Nguyễn Du đã về ẩn mình ở lâu đất Thái Bình. "Cỏ áy" có nghĩa là cỏ vàng úa vì bị hòn gạch, hòn đá lấp khuất, có nơi gọi là cỏ ớm, là cỏ cớm. Tiếng "áy" địa phương đã vào văn chương Truyện Kiều và trở thành tuyệt vời.
    Ví dụ nữa, ba chữ "bén duyên tơ" ở Truyện Kiều. Thông thường, ta hiểu "bén duyên" có thể gần gũi với câu tục ngữ "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu vào guồng, người nhà nghề gọi là tơ bén. Nếu chỉ viết "bén duyên" không thì còn có thể ngờ bén lửa chứ "bén duyên tơ" thì rõ ràng đại văn hào Nguyễn Du đã nghe, học, và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kỳ khu biết chừng nào!
    Và còn vô vàn tinh hoa xưa kia nữa.
    Trong trường ca "Tự tình khúc", Cao Bá Nhạ viết:
    Phút nửa khắc muôn vàn thê thảm
    Trong một mình bảy tám biệt ly
    ... một mình bảy tám biệt ly. Ai có thể mới hơn Cao Bá Nhạ được!
    Truyện Hoa Tiên miêu tả những đổi thay trong đời người bằng những "đã sương, đã khói" hiện đại như thơ hôm nay:
    Nhớ ngày nào liễu mới giâm
    Le te bên vũng độ tầm ngang vai
    Chợt đâu bóng cả cành dài
    Đã sương đã khói đã vài năm nay
    Kết quả của sự sáng tạo cao nhất của ngôn ngữ không bao giờ đếm xỉa đến thời gian. Trước tiên và sau cùng, bao giờ và lúc nào nó cũng bắt vào nguồn trong sáng nhất của tiếng nói nhân dân.
    Văn học của chúng ta, nói riêng về ngôn ngữ, phương hướng của nó là thúc đẩy chúng ta phải đuổi tới cái đích làm cho càng ngày càng trong ngần tiếng nói trong sáng tác. Chỉ khi nào tiếng nói nhân dân được chuốt đi, nâng lên, người đọc soi vào đấy thấy được bóng mình và tâm hồn mình, đó mới là ngôn ngữ hoàn chỉnh của ngôn ngữ văn học. Chúng ta phấn đấu cho mục đích ấy vì những lý lẽ của thực tế khách quan, vì những kinh nghiệm và truyền thống văn học dân tộc ta.
    Tiếng nói bình thường được sáng tạo lại, trau chuốt và gai góc, nhuần nhị và hùng vĩ, với bao nhiêu dáng vẻ nữa, đã tới được địa vị cao quý trên khắp trận địa văn học, ở mọi thể loại, từ báo chí đến thơ, đến văn xuôi và sân khấu, điện ảnh. Chúng ta phải nắm vững khâu chủ yếu, phấn đấu bảo vệ và phát huy sự trong sáng tiếng nói bình thường trong ngôn ngữ văn học.
    Có lẽ cái còn sót lại lớn nhất là sự chưa thấu đáo hết tầm quan trọng của vấn đề này, cho nên văn chương ta nhiều khi nhàn nhạt, không đọng được lại trong trí nhớ và tâm hồn bạn đọc. Có phải trì trệ ấy là thói quen bằng lòng, là sự liều lĩnh chưa thấy thông suốt rằng bỏ sức ra nghĩ được ý thì cũng đồng thời phải tìm cho kỳ được chữ đúng, chữ hay. Sai sót này thật tiếc thay, bởi cốt lõi là vì nó là cái kém cỏi mà chúng ta, những người sinh đẻ và nuôi nấng ngôn ngữ, những người hàng ngày làm việc và làm giàu cho ngôn ngữ mà lại vô tình, cứ yên tâm.
    Nghĩ đến như thế, thật tình tôi lo, cái lo càng dai dẳng, thấm thía, day dứt hơn khi nhìn suốt thấy trách nhiệm trong công việc ngòi bút mà mình thấy chưa đủ sức, mà lại còn phí sức.
    Sao mỗi chúng ta lại không lo - và không sung sướng, mỗi khi thử tìm xem trong tiếng ta có bao nhiêu tiếng của nghĩa là ăn, vài chục chữ là ít, có bao nhiêu tiếng tả các kiểu cười, vài chục chữ là ít. Nhìn tai ông Phật mà nói "tai ông Phật có thành quách", đấy là tiếng trong kinh Phật, thỉnh chuông, chú tiểu mới tập, tiếng hơi gằn mạnh, gọi là "tiếng chuông dẳng", - cũng là tiếng trong kinh Phật. Tôi đã sung sướng vô cùng vì sự phong phú kỳ lạ của những tiếng ấy, sao nó thần thế, thánh thế, ma thế! Lại chạnh nghĩ mình, hỏi mình đã tạo được bao nhiêu chữ thành chữ thần, nghề mình là nghề chữ, mình sống ở trên đời phục vụ người bằng chữ nghĩa cơ mà!
    Tôi cũng thường nghĩ và cũng có những học tập về chữ nghĩa. Không có ý định nghiên cứu lý luận hay nhận xét gì, nhưng trước tiên bởi công việc bắt buộc mình phải nghĩ thế, làm thế.
    Tiếng Việt là tiếng chắp chữ. Chúng ta có thể làm giàu bằng cách thêm chữ. Nhưng hầu như chỉ có cách duy nhất là tạo ra chữ mới. Bằng những tìm tòi làm cho sống lại chữ hay ở sách cũ và mới, ở tục ngữ ca dao, bằng cách tìm học tiếng ngành nghề, tiếng địa phương để phân tích, chọn lọc và tiêu chuẩn hóa nó, đưa nó lên địa vị toàn quốc, thổi vào hồn nó thành chữ có văn. Hàng ngày ta đi nhặt chữ trong làng ngoài chợ, ở người già, ở con trẻ như con gà đi kiếm ăn. Cuộc sống ngày nay, một ngày bằng một đời ngày trước, phong phú vô cùng. Sản xuất và chiến đấu càng lớn lao, thì nhất định sự tìm hiểu con người, tư tưởng, cả đến việc gom góp vốn chữ trong cuộc sống ấy cũng chắc chắn là giàu có, đặc sắc nhiều. Với tôi, mỗi lần đi thực tế, mỗi tháng ở Hà Nội, hay bất cứ đâu, mà không biết thêm được một số từ hay, thì tôi tự chữa sai sót ấy, không lần lữa, tôi phải làm thế nào, sục sạo thế nào, ở sách vở hay ở ngoài đời, cho có được thì mới yên lòng.
    Cách kiến trúc câu, tức là cách chắp chữ hay thành câu hay, tôi thường để ý từ cách nói của người ta. Tôi tước đi lối viết theo câu sẵn quen bút hoặc theo cách đặt câu của văn nước ngoài. Ta thường dễ dàng viết theo câu sẵn nhiều hơn là cố gắng có sáng kiến xây dựng câu từ cách nói, từ cách bắt chuyện của mọi người. Từ cách làm việc có công phu đặt câu như thế sẽ đưa ta đến nhận ra một cách hết sức thú vị rằng câu văn chính là hình thức của nội dung, nội dung một ý nghĩ, một việc, nội dung miêu tả nhân vật, phong cảnh, một trường hợp của cuộc sống hiện thực, nội dung do cuộc sống mà có ấy không bao giờ xuất hiện hai lần. Cũng vì thế, từng câu từng chữ, cũng không bao giờ lặp lại, không bao giờ theo một cách, một điệu giống nhau. Nó cũng như nội dung, đượm những phong phú và muôn vẻ của cuộc sống.
    Tôi nghiệm ra rằng mỗi lần định viết trong khi mình đã sửa soạn đầy đủ và vốn liếng chữ nghĩa trong tay đã giàu có, lúc ấy viết rất hoạt và bạo. Có thể thấy ngay những gì bấy lâu đã thu lượm được trong đời sống bây giờ đã góp công sức nhiều cho sức mạnh sáng tạo.
    Thế nhưng, những giờ phút đặt bút thênh thang chưa nhiều, chưa phải là mỗi trang mỗi chữ đều đã có thần, mà sáng tác tôi đem đọc lại còn tự thấy những dòng trễ trang, gầy gùa, nghĩ đến đọc đến mà ngượng.
    Tôi vẫn lẽo đẽo trên đường, lưng vốn chữ nghĩa chưa được mấy nả, lúc nào cũng chỉ như anh buôn hàng chuyến, chưa được trường vốn.
    * * *
    Những lúng túng ấy có thể không riêng tôi.
    Tôi muốn bạn với những nhóm tìm chữ, chơi chữ, cùng nhau vào thực tế đời sống và sách vở để học chữ, tích lũy chữ, hội họp bàn luận, bình luận, cắt nghĩa chữ.
    Từ lâu, tôi mong mỏi nên xuất bản những từ điển về từ địa phương, về từ các nghề. "Tự vị tiếng Việt miền Nam" của Vương Hồng Sển (Nhà xuất bản Văn hóa, 1993) thật bổ ích, đọc học được nhiều. Đố ai biết hết được từ chỉ cái nhà, những từ chỉ dụng cụ và công việc đơm đó, chài lưới ở cánh đồng, ở sông, ở biển.
    Còn như việc chọn đưa những từ ấy thành từ toàn quốc, từ văn học thì từ những thế kỷ trước, cụ Nguyễn Du đã dạy chúng ta những bài học vỡ lòng.
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chữ nghĩa tiếng Việt
    --- Tô Hoài ---
    Từ lúc mới cầm bút viết một câu muốn định cho nó là làm một biểu hiện nghệ thuật, thì trong người mình đã phải trải hai lần nghĩ. Một lần nghĩ ra cái ý ấy, một lần nắm lấy cái ý ấy mà tìm chữ nghĩa thế nào để đặt bút xuống. Nếu lại thảo qua loa việc bước đầu này thì chỉ có nghĩa là làm ào ào, làm ẩu.
    Trong sáng tạo nghệ thuật, ta phải vượt qua tối thiểu hai lần sáng tạo. Thuở ban đầu không mấy ai có ý thức ấy. Nhưng dần dần về sau, viết càng quen, thì cả thói quen lẫn lương tâm ngòi bút đã tìm ra cái lần sáng tạo thứ hai. Từ khi biết như thế thì, việc tìm chữ nghĩa đối với tôi trở thành và cũng lại là những ham mê, những kích thích để có được thói quen mới. Cầm bút viết không lúc nào không lo. Làm sao cho mỗi chữ là một hạt ngọc trên trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất, của ta tìm được, do phong cách văn chương của ta mà có được. Trang sách mà không có "ngọc", trang bản thảo không có chữ thần, không có tinh hoa chữ thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả, tất cả bao nhiêu ước mơ, khát khao ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì mà sống được. Không có chữ ngon chữ bổ nuôi nó, trang viết gầy gùa trống rỗng rồi chết héo. Nghĩ đến sáng tác nghèo nàn, còi cọc, bao giờ cũng giật mình. Từ đấy, tôi thành thói quen là đọc ai mà không nhặt được chữ hay trên trang sách của tác giả ấy thì hào hứng nhạt dần.
    Chúng ta khẳng định văn học ta đương tiến những bước lớn. Nhưng những ai theo dõi văn học cách mạng cũng đều có thể thấy được văn học còn chưa theo kịp đời sống, mỗi giai đoạn đất nước và lịch sử cứ cuồn cuộn chuyển tiếp. Những người viết văn chúng ta, những người hằng ngày suy nghĩ về nghề, chúng ta nói: nếu thế thì tầm vóc đề tài, dáng dấp nhân vật của chúng ta tạo ra, dựng nên, mọi chữ nghĩa cũng như câu văn của ta xem ra còn thua xa, nó chưa đuổi kịp cái ý, cái cao vọng trong tác phẩm đâu. Trình độ người viết cũng như người đọc đều so le thế vậy.
    Điều đó, không ngoa. Tôi xin kể vài ví dụ tình cờ.
    Trước đây, có lần đi tham quan nhà máy Duyên Hải ở Hải Phòng, một người phụ trách nhà máy đã đứng tuổi, nói với anh Nguyễn Công Hoan: "Tôi là một độc giả trung thành của anh. Tất cả sáng tác của anh viết trước Cách mạng Tháng Tám tôi đã đọc hết. Còn từ ngày cách mạng, tôi không có thì giờ đọc tiểu thuyết nữa". Nếu là một con tính trừ, ta thấy anh ấy vì bận quá, đã không biết mặt mũi văn học từ năm 1945. Cũng có nghĩa là về những bước đi hiện đại của văn học, từ đấy anh chỉ mang máng. Cũng sẽ nói không dè dặt là như thế thì tất nhiên sự hiểu biết và cảm thụ văn học của anh cũng dừng lại từ năm ấy, từ mấy mươi năm trước. Trong khi ấy thì tiếng nói của văn học cách mạng càng tỏ ra sức mạnh, ngôn ngữ văn học đã được kết tinh từ tiếng nói bình thường của mọi người, hình thành lớp lớp những tác phẩm, những thế hệ người cầm bút.
    Cũng có thể nói sự không quan tâm của một lớp bạn đọc ấy còn do tiếng vang xa của tác phẩm văn học. Nhưng đó lại là một vấn đề khác.
    Lại nói đến nhà trường. Cách mạng đã mấy mươi năm, mà gần đây, nhà trường phổ thông dạy văn học mới nhấn mạnh nội dung câu văn và hình thức câu văn là hai mặt của sự thể hiện và thế nào là một đoạn văn hay.
    Lại nói đến nhà văn. Nói thì mất vui, nhưng thật chẳng thiếu người viết của chúng ta ngày nay chưa biết nghĩa của những chữ hóa vàng là gì, hương sư là gì, bưng cái quả đi sêu tết lại ngỡ bưng cái quả gì thật. Và khi miêu tả dáng dấp hay hành động thích dùng chữ sẵn, chữ kịch liệt nhất: mặt hồ hởi, cười rạng rỡ, phong phú hết sức, đau đớn vô cùng... Tôi đã đọc một nhà viết truyện lịch sử kia, khi tả một người con hầu nước cha và bạn của cha, nhà văn viết: "Anh ta đem nước ra cho cha và ông bạn uống", dùng chữ như cách tả bè bạn ngồi uống nước với nhau. Không thiếu những người viết văn mới chỉ thuộc được những chữ chính những nghĩa, cơ bản của chữ, nhưng cũng dùng đại, bất chấp mọi khác biệt về ngữ cảnh.
    Cái đó, người viết nghèo chữ nọ có thể đổ khuyết điểm cho Viện Văn học chưa xuất bản Việt Nam từ điển cho anh khảo chữ, Viện Văn học chưa tổ chức sưu tầm danh từ ngành nghề để giúp vốn cho anh làm giàu chữ. Những ý kiến ấy chưa biết đúng đến đâu, chỉ biết rằng một người viết văn có trách nhiệm không thể đổ tại cho những việc ấy được. Bởi vì đó là việc của mình, của con mắt và tấm lòng mình.
    Các cụ nhà văn tiền bối của ta đã làm cả những việc mà ta chưa biết làm hoặc ta mới mon men làm. Ấy là công phu "văn ôn vũ luyện", ấy là cái đau thất bại hay cái thú thành công mỗi khi tìm được một chữ, một chữ hay, một chữ đắt các cụ cũng phải tìm cho được tri kỷ để cùng nhau ngâm nga thưởng thức.
    Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa Truyện Kiều mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách gối đầu giường của tất cả mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông "ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu". Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một cách học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào cái kho chữ bao la ấy.
    Câu thơ Nguyễn Du Một vùng cỏ áy bóng tà ... Chữ "áy" tài đến độ, hay đến độ, dù ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện hình cảm giác về sự ảm đạm lên. Cho đến năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được nghe nói mới biết chữ "áy" là tiếng vùng này. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, một thuở trời đất tao loạn Nguyễn Du đã về ẩn mình ở lâu đất Thái Bình. "Cỏ áy" có nghĩa là cỏ vàng úa vì bị hòn gạch, hòn đá lấp khuất, có nơi gọi là cỏ ớm, là cỏ cớm. Tiếng "áy" địa phương đã vào văn chương Truyện Kiều và trở thành tuyệt vời.
    Ví dụ nữa, ba chữ "bén duyên tơ" ở Truyện Kiều. Thông thường, ta hiểu "bén duyên" có thể gần gũi với câu tục ngữ "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu vào guồng, người nhà nghề gọi là tơ bén. Nếu chỉ viết "bén duyên" không thì còn có thể ngờ bén lửa chứ "bén duyên tơ" thì rõ ràng đại văn hào Nguyễn Du đã nghe, học, và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kỳ khu biết chừng nào!
    Và còn vô vàn tinh hoa xưa kia nữa.
    Trong trường ca "Tự tình khúc", Cao Bá Nhạ viết:
    Phút nửa khắc muôn vàn thê thảm
    Trong một mình bảy tám biệt ly
    ... một mình bảy tám biệt ly. Ai có thể mới hơn Cao Bá Nhạ được!
    Truyện Hoa Tiên miêu tả những đổi thay trong đời người bằng những "đã sương, đã khói" hiện đại như thơ hôm nay:
    Nhớ ngày nào liễu mới giâm
    Le te bên vũng độ tầm ngang vai
    Chợt đâu bóng cả cành dài
    Đã sương đã khói đã vài năm nay
    Kết quả của sự sáng tạo cao nhất của ngôn ngữ không bao giờ đếm xỉa đến thời gian. Trước tiên và sau cùng, bao giờ và lúc nào nó cũng bắt vào nguồn trong sáng nhất của tiếng nói nhân dân.
    Văn học của chúng ta, nói riêng về ngôn ngữ, phương hướng của nó là thúc đẩy chúng ta phải đuổi tới cái đích làm cho càng ngày càng trong ngần tiếng nói trong sáng tác. Chỉ khi nào tiếng nói nhân dân được chuốt đi, nâng lên, người đọc soi vào đấy thấy được bóng mình và tâm hồn mình, đó mới là ngôn ngữ hoàn chỉnh của ngôn ngữ văn học. Chúng ta phấn đấu cho mục đích ấy vì những lý lẽ của thực tế khách quan, vì những kinh nghiệm và truyền thống văn học dân tộc ta.
    Tiếng nói bình thường được sáng tạo lại, trau chuốt và gai góc, nhuần nhị và hùng vĩ, với bao nhiêu dáng vẻ nữa, đã tới được địa vị cao quý trên khắp trận địa văn học, ở mọi thể loại, từ báo chí đến thơ, đến văn xuôi và sân khấu, điện ảnh. Chúng ta phải nắm vững khâu chủ yếu, phấn đấu bảo vệ và phát huy sự trong sáng tiếng nói bình thường trong ngôn ngữ văn học.
    Có lẽ cái còn sót lại lớn nhất là sự chưa thấu đáo hết tầm quan trọng của vấn đề này, cho nên văn chương ta nhiều khi nhàn nhạt, không đọng được lại trong trí nhớ và tâm hồn bạn đọc. Có phải trì trệ ấy là thói quen bằng lòng, là sự liều lĩnh chưa thấy thông suốt rằng bỏ sức ra nghĩ được ý thì cũng đồng thời phải tìm cho kỳ được chữ đúng, chữ hay. Sai sót này thật tiếc thay, bởi cốt lõi là vì nó là cái kém cỏi mà chúng ta, những người sinh đẻ và nuôi nấng ngôn ngữ, những người hàng ngày làm việc và làm giàu cho ngôn ngữ mà lại vô tình, cứ yên tâm.
    Nghĩ đến như thế, thật tình tôi lo, cái lo càng dai dẳng, thấm thía, day dứt hơn khi nhìn suốt thấy trách nhiệm trong công việc ngòi bút mà mình thấy chưa đủ sức, mà lại còn phí sức.
    Sao mỗi chúng ta lại không lo - và không sung sướng, mỗi khi thử tìm xem trong tiếng ta có bao nhiêu tiếng của nghĩa là ăn, vài chục chữ là ít, có bao nhiêu tiếng tả các kiểu cười, vài chục chữ là ít. Nhìn tai ông Phật mà nói "tai ông Phật có thành quách", đấy là tiếng trong kinh Phật, thỉnh chuông, chú tiểu mới tập, tiếng hơi gằn mạnh, gọi là "tiếng chuông dẳng", - cũng là tiếng trong kinh Phật. Tôi đã sung sướng vô cùng vì sự phong phú kỳ lạ của những tiếng ấy, sao nó thần thế, thánh thế, ma thế! Lại chạnh nghĩ mình, hỏi mình đã tạo được bao nhiêu chữ thành chữ thần, nghề mình là nghề chữ, mình sống ở trên đời phục vụ người bằng chữ nghĩa cơ mà!
    Tôi cũng thường nghĩ và cũng có những học tập về chữ nghĩa. Không có ý định nghiên cứu lý luận hay nhận xét gì, nhưng trước tiên bởi công việc bắt buộc mình phải nghĩ thế, làm thế.
    Tiếng Việt là tiếng chắp chữ. Chúng ta có thể làm giàu bằng cách thêm chữ. Nhưng hầu như chỉ có cách duy nhất là tạo ra chữ mới. Bằng những tìm tòi làm cho sống lại chữ hay ở sách cũ và mới, ở tục ngữ ca dao, bằng cách tìm học tiếng ngành nghề, tiếng địa phương để phân tích, chọn lọc và tiêu chuẩn hóa nó, đưa nó lên địa vị toàn quốc, thổi vào hồn nó thành chữ có văn. Hàng ngày ta đi nhặt chữ trong làng ngoài chợ, ở người già, ở con trẻ như con gà đi kiếm ăn. Cuộc sống ngày nay, một ngày bằng một đời ngày trước, phong phú vô cùng. Sản xuất và chiến đấu càng lớn lao, thì nhất định sự tìm hiểu con người, tư tưởng, cả đến việc gom góp vốn chữ trong cuộc sống ấy cũng chắc chắn là giàu có, đặc sắc nhiều. Với tôi, mỗi lần đi thực tế, mỗi tháng ở Hà Nội, hay bất cứ đâu, mà không biết thêm được một số từ hay, thì tôi tự chữa sai sót ấy, không lần lữa, tôi phải làm thế nào, sục sạo thế nào, ở sách vở hay ở ngoài đời, cho có được thì mới yên lòng.
    Cách kiến trúc câu, tức là cách chắp chữ hay thành câu hay, tôi thường để ý từ cách nói của người ta. Tôi tước đi lối viết theo câu sẵn quen bút hoặc theo cách đặt câu của văn nước ngoài. Ta thường dễ dàng viết theo câu sẵn nhiều hơn là cố gắng có sáng kiến xây dựng câu từ cách nói, từ cách bắt chuyện của mọi người. Từ cách làm việc có công phu đặt câu như thế sẽ đưa ta đến nhận ra một cách hết sức thú vị rằng câu văn chính là hình thức của nội dung, nội dung một ý nghĩ, một việc, nội dung miêu tả nhân vật, phong cảnh, một trường hợp của cuộc sống hiện thực, nội dung do cuộc sống mà có ấy không bao giờ xuất hiện hai lần. Cũng vì thế, từng câu từng chữ, cũng không bao giờ lặp lại, không bao giờ theo một cách, một điệu giống nhau. Nó cũng như nội dung, đượm những phong phú và muôn vẻ của cuộc sống.
    Tôi nghiệm ra rằng mỗi lần định viết trong khi mình đã sửa soạn đầy đủ và vốn liếng chữ nghĩa trong tay đã giàu có, lúc ấy viết rất hoạt và bạo. Có thể thấy ngay những gì bấy lâu đã thu lượm được trong đời sống bây giờ đã góp công sức nhiều cho sức mạnh sáng tạo.
    Thế nhưng, những giờ phút đặt bút thênh thang chưa nhiều, chưa phải là mỗi trang mỗi chữ đều đã có thần, mà sáng tác tôi đem đọc lại còn tự thấy những dòng trễ trang, gầy gùa, nghĩ đến đọc đến mà ngượng.
    Tôi vẫn lẽo đẽo trên đường, lưng vốn chữ nghĩa chưa được mấy nả, lúc nào cũng chỉ như anh buôn hàng chuyến, chưa được trường vốn.
    * * *
    Những lúng túng ấy có thể không riêng tôi.
    Tôi muốn bạn với những nhóm tìm chữ, chơi chữ, cùng nhau vào thực tế đời sống và sách vở để học chữ, tích lũy chữ, hội họp bàn luận, bình luận, cắt nghĩa chữ.
    Từ lâu, tôi mong mỏi nên xuất bản những từ điển về từ địa phương, về từ các nghề. "Tự vị tiếng Việt miền Nam" của Vương Hồng Sển (Nhà xuất bản Văn hóa, 1993) thật bổ ích, đọc học được nhiều. Đố ai biết hết được từ chỉ cái nhà, những từ chỉ dụng cụ và công việc đơm đó, chài lưới ở cánh đồng, ở sông, ở biển.
    Còn như việc chọn đưa những từ ấy thành từ toàn quốc, từ văn học thì từ những thế kỷ trước, cụ Nguyễn Du đã dạy chúng ta những bài học vỡ lòng.
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Tô Hoài nói về ngôn ngữ dân tộc
    --- Tô Hoài ---
    Lời ăn tiếng nói nước ta giầu có, rất bản lĩnh với một cung cách phát triển riêng. Cả trăm năm, ngàn năm mất nước, dẫu cho bộ máy cai trị và tầng lớp trên có nhất thiết phải nói, phải viết tiếng nước khác thì đâu đâu từ Nam chí Bắc nước ta vẫn chỉ sử dụng tiếng nước nhà. Cho tới năm 1945 tiếng và chữ Việt đã hoàn toàn và thực sự là Quốc Ngữ.
    Cũng như mọi tiếng nói của các dân tộc, tiếng Việt không đứng một mình. Tiếng Việt (Kinh) giao lưu với ngôn ngữ 54 dân tộc anh em trong đất nước, với bốn bên hàng xóm và do hoàn cảnh lịch sử, với nhiều nước khác ở xa, gốc Việt nhập vào những từ xa lạ Việt hoá đi, nhiều khi phải tra từ điển mới biết gốc gác. Nhà Phật, Bình Yên, từ ta hay ta mượn? Cà pháo, cà bát, cà rốt - cà rốt không phải tiếng ta; mặt lạnh như tiền là câu ví của nhà, nhưng mặt phớt lạnh, chữ phớt tiếng Anh.
    Kiên trì và thuần thục, tiếng Việt đã hàng ngày được tôi luyện, rèn rũa, nâng lên thành tiếng Việt văn học. Đem tạp chí Nam Phong hay tiểu thuyết Kim Anh lệ sử ra đời đầu thập kỷ 20 so sánh với sách báo bây giờ, thấy được tiếng Việt đã nhanh chóng nền nếp và vững vàng thế nào.
    Tiếng Việt đơn âm, không làm phong phú được theo phương pháp nhân chữ như tiếng đa âm. Kho tiếng Việt được sinh sôi ngày một giàu có ra nhờ tự thân qua cọ xát và thu nhặt được trước nhất tiếng mọi sinh hoạt đời sống các vùng và các ngành nghề.
    Một số ví dụ: "Người qua lại như mắc cửi": mắc cửi là một khâu công việc của nghề dệt vải lụa; "Cầm cân nẩy mực" có nghĩa là đức độ công minh. Nẩy mực là tiếng của nghề thợ xẻ. Truyện Kiều có câu "Một vùng cỏ áy bóng tà", chữ áy vào văn học tài tình đến độ ta chẳng hiểu nghĩa chữ áy cũng cảm được buồn hiu hắt. Tiếng địa phương ở Thái Bình, cỏ áy là vạt cỏ bị ớm bạc ra. Quê vợ cụ Nguyễn Du ở Thái Bình. Thời trẻ Nguyễn Du đã đi tránh loạn nhiều năm nương náu ở quê vợ, mới có được chữ áy tuyệt vời ấy.
    Trau dồi cho ngôn ngữ đơn âm còn nhiều cách, nhưng cái chính vẫn là từ tiếng nghề nghiệp, tiếng sinh hoạt các tầng lớp người, các địa phương khác nhau. Trong truyện Kiều các trường hợp trên đã được nâng lên rất đậm, rất đắt, những tiếng tài hoa: đá vàng, trăng thề, xoay vần... Những câu Một đời thuyền đã êm dằm; Bây giờ ván đã đóng thuyền - êm dằm, đóng thuyền là tiếng nghề chài. Những câu Phận sao phận bạc như vôi; Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn - bạc như vôi, mỏng cánh chuồn là những câu ví dân gian. Có lẽ Nghệ An cũng như Thái Bình xưa kia, nghề tơ tằm thịnh vượng, cái thịnh vượng của nghề đã phổ biến vào ngôn ngữ thơ Nguyễn Du: con én đưa thoi, ngổn ngang trăm mối bên lòng. Tiếng nghề nghiệp: cái thoi dệt, én bay như thoi đưa, tơ đứt lại nối trăm mối ngổn ngang. Câu thơ Đố ai gỡ mối tơ ngành: con tơ có sợi mắc, sợi biên, sợi mành, sợi mành mỏng mảnh dễ đứt, khó gỡ. Câu Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. Ngó ý, tơ lòng là sự sáng tạo. Câu Chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau - Rối như tơ vò là câu ví dân gian.
    Tôi trân trọng những công trình sưu tầm, nghiên cứu như Tục ngữ Phong Dao của Nguyễn Văn Ngọc, Tự Vị Tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển, những tục ngữ dân ca của các vùng và các dân tộc Tày Nùng Mường Mông và của Thanh Hoá, Hà Nội, Sơn Tây mà tôi đã được đọc. Chỉ riêng mặt ngôn ngữ đã tích luỹ được vô vàn của báu xưa nay đã làm nổi bật, làm đẹp tiếng Việt biết bao nhiêu. Những kho từ giầu bạc triệu, bạc tỷ ấy đã tạo nên vóc dáng sức mạnh sáng tạo của tiếng nói đời thường và ngôn ngữ văn học.
  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Tô Hoài nói về ngôn ngữ dân tộc
    --- Tô Hoài ---
    Lời ăn tiếng nói nước ta giầu có, rất bản lĩnh với một cung cách phát triển riêng. Cả trăm năm, ngàn năm mất nước, dẫu cho bộ máy cai trị và tầng lớp trên có nhất thiết phải nói, phải viết tiếng nước khác thì đâu đâu từ Nam chí Bắc nước ta vẫn chỉ sử dụng tiếng nước nhà. Cho tới năm 1945 tiếng và chữ Việt đã hoàn toàn và thực sự là Quốc Ngữ.
    Cũng như mọi tiếng nói của các dân tộc, tiếng Việt không đứng một mình. Tiếng Việt (Kinh) giao lưu với ngôn ngữ 54 dân tộc anh em trong đất nước, với bốn bên hàng xóm và do hoàn cảnh lịch sử, với nhiều nước khác ở xa, gốc Việt nhập vào những từ xa lạ Việt hoá đi, nhiều khi phải tra từ điển mới biết gốc gác. Nhà Phật, Bình Yên, từ ta hay ta mượn? Cà pháo, cà bát, cà rốt - cà rốt không phải tiếng ta; mặt lạnh như tiền là câu ví của nhà, nhưng mặt phớt lạnh, chữ phớt tiếng Anh.
    Kiên trì và thuần thục, tiếng Việt đã hàng ngày được tôi luyện, rèn rũa, nâng lên thành tiếng Việt văn học. Đem tạp chí Nam Phong hay tiểu thuyết Kim Anh lệ sử ra đời đầu thập kỷ 20 so sánh với sách báo bây giờ, thấy được tiếng Việt đã nhanh chóng nền nếp và vững vàng thế nào.
    Tiếng Việt đơn âm, không làm phong phú được theo phương pháp nhân chữ như tiếng đa âm. Kho tiếng Việt được sinh sôi ngày một giàu có ra nhờ tự thân qua cọ xát và thu nhặt được trước nhất tiếng mọi sinh hoạt đời sống các vùng và các ngành nghề.
    Một số ví dụ: "Người qua lại như mắc cửi": mắc cửi là một khâu công việc của nghề dệt vải lụa; "Cầm cân nẩy mực" có nghĩa là đức độ công minh. Nẩy mực là tiếng của nghề thợ xẻ. Truyện Kiều có câu "Một vùng cỏ áy bóng tà", chữ áy vào văn học tài tình đến độ ta chẳng hiểu nghĩa chữ áy cũng cảm được buồn hiu hắt. Tiếng địa phương ở Thái Bình, cỏ áy là vạt cỏ bị ớm bạc ra. Quê vợ cụ Nguyễn Du ở Thái Bình. Thời trẻ Nguyễn Du đã đi tránh loạn nhiều năm nương náu ở quê vợ, mới có được chữ áy tuyệt vời ấy.
    Trau dồi cho ngôn ngữ đơn âm còn nhiều cách, nhưng cái chính vẫn là từ tiếng nghề nghiệp, tiếng sinh hoạt các tầng lớp người, các địa phương khác nhau. Trong truyện Kiều các trường hợp trên đã được nâng lên rất đậm, rất đắt, những tiếng tài hoa: đá vàng, trăng thề, xoay vần... Những câu Một đời thuyền đã êm dằm; Bây giờ ván đã đóng thuyền - êm dằm, đóng thuyền là tiếng nghề chài. Những câu Phận sao phận bạc như vôi; Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn - bạc như vôi, mỏng cánh chuồn là những câu ví dân gian. Có lẽ Nghệ An cũng như Thái Bình xưa kia, nghề tơ tằm thịnh vượng, cái thịnh vượng của nghề đã phổ biến vào ngôn ngữ thơ Nguyễn Du: con én đưa thoi, ngổn ngang trăm mối bên lòng. Tiếng nghề nghiệp: cái thoi dệt, én bay như thoi đưa, tơ đứt lại nối trăm mối ngổn ngang. Câu thơ Đố ai gỡ mối tơ ngành: con tơ có sợi mắc, sợi biên, sợi mành, sợi mành mỏng mảnh dễ đứt, khó gỡ. Câu Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. Ngó ý, tơ lòng là sự sáng tạo. Câu Chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau - Rối như tơ vò là câu ví dân gian.
    Tôi trân trọng những công trình sưu tầm, nghiên cứu như Tục ngữ Phong Dao của Nguyễn Văn Ngọc, Tự Vị Tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển, những tục ngữ dân ca của các vùng và các dân tộc Tày Nùng Mường Mông và của Thanh Hoá, Hà Nội, Sơn Tây mà tôi đã được đọc. Chỉ riêng mặt ngôn ngữ đã tích luỹ được vô vàn của báu xưa nay đã làm nổi bật, làm đẹp tiếng Việt biết bao nhiêu. Những kho từ giầu bạc triệu, bạc tỷ ấy đã tạo nên vóc dáng sức mạnh sáng tạo của tiếng nói đời thường và ngôn ngữ văn học.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Phạm Thị Nhung
    BÍ QUYẾT TRƯỜNG XUÂN QUA CA DAO TỤC NGỮ
    Người xưa tuổi thọ kém, ai sống tới bảy mươi đã cho là hiếm hoi, nhân sinh thất thập cổ lai hi. Đã vậy, nhiều người suốt đời chỉ hùng hục làm việc, chạy theo bả lợi danh, bo bo giữ của không biết hưởng đời là gì, tới khi già yếu, sắp xuôi tay nhắm mắt, tính sổ cuộc đời mới thấy là dại:
    Một năm là mấy tháng xuân
    Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa?
    Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
    Bo bo giữ lấy của trời làm chi?
    Bẩy mươi chống gậy ra đi
    Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi.
    Từ đó, người xưa rút kinh nghiệm, để lại cho con cháu biết bao là lời khuyên bảo chí lý, không ngoài mục đích khuyến khích chúng ta hãy biết tận hưởng những hương vị của cuộc sống ngay từ thuở thanh niên son trẻ, cùng cho chúng ta bí quyết để kéo dài tuổi xuân:
    Ai ơi chơi lấy kẻo già
    Măng mọc có lứa người ta có thì.
    Chơi xuân kẻo hết xuân đi
    Cái già sồng sộc nó thì theo sau.
    Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già
    Chẳng lo liệu trước ắt là luỵ sau.
    Ngày nay, chúng ta đều biết rằng khoa học tiến bộ vượt bực đã giúp cho con người rất nhiều phương tiện để được hưởng một cuộc sống tiện nghi, thoải mái và lý thú hơn xưa. Đồng thời ngành y dược cũng tiến bộ đáng kể, đã giúp cho con người chửa được lắm bệnh hiểm nghèo, tăng thêm phần sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Những kết quả nầy tuy đã đem lại nhiều phúc lợi cho nhân loại, nhưng vì thiếu tính chất nhân bản nên chúng vẫn không giúp cho con người đạt được chân hạnh phúc. Đây chính là lý do khiến chúng ta thích đọc lại ca dao, tục ngữ, một loại văn chương bình dân truyền khẩu phong phú của dân tộc, để tìm hiểu xem đâu là quan niệm nhân sinh của người xưa, và qua đó, chúng ta lĩnh hội được những gì về bí quyết trường xuân để đem lại cho mình một đời sống hạnh phúc trọn vẹn, lâu dài?
    Sau khi nghiên cứu tục ngữ, ca dao, chúng ta hẳn thấy bí quyết trường xuân của người xưa đã được qui vào những điểm sau đây:
    1)- Người xưa trước hết phải biết sống qua triết lý tri túc, tiện túc, nghĩa là biết đủ ấy là đủ. Chính vì biết sống an phận, không đòi hỏi nhiều nên cuộc sống mới được nhàn nhã, tâm hồn được thảnh thơi:
    Ông cả ngồi trên sập vàng
    Cả ăn cả mặc lại càng cả lo.
    Ông bếp ngồi trong xó tro,
    Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.
    Huống chi cuộc đời qúa ngắn ngủi, làm nhiều làm chi cho khổ thân:
    Đời người sống mấy gang tay,
    Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
    2)- Phải biết quẳng gánh lo đi mà vui sống. Sự lo nghĩ buồn phiền làm cho tâm thần rã rượi, mặt mày héo úa, xấu xí, sức khoẻ sa sút. Ông Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc và bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm đã phải công nhận điểm nầy:
    Chiều ủ dột giấc mai trưa sớm
    Vẻ bâng khuâng hồn **** vẩn vơ.
    (Cung Oán)
    Võ vàng đổi khác dung nhan
    Khuê ly mới biết tân toan dường này.
    (Chinh Phụ)
    Bởi vậy ca dao mới khuyên ta chớ nên cả lo như các bà mẹ xưa, mười chuyện lo cả mười, chuyện không đáng cũng lo, như thế thì lo cả đời chưa hết:
    Mẹ già lo bẩy, lo ba
    Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
    Và phải biết xem nhẹ, xem thường mọi chuyện:
    Lo gì mà lo, lo con bò trắng răng
    Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò.
    3)- Đồng thời phải nuôi dưỡng các đức tính Từ Bi, Hỉ, Xả. Có biết cảm thông, xót thương, giúp đỡ và tha thứ cho người, tâm ta mới không vướng bận, ghét ghen, oán thù mà hằng giữ được trong sáng, hoan lạc:
    Có câu tích đức tu thân
    Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri (trì)
    Đấng trượng phu đừng thù mới đáng
    Đấng anh hùng đừng oán mới hay.
    4)- Cái tâm trong sáng, hoan lạc nầy lại cần được thể hiện qua nụ cười luôn tươi nở trên môi. Khi cười, không những các bắp thịt mặt được thư dãn, vẻ mặt trông tươi mát. Lòng ta cũng cảm thấy phấn khởi, hạnh phúc. Giá trị của nụ cười đã được người xưa xác nhận qua câu tục ngữ:
    Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
    Ngoài ra nụ cười tươi còn gây được ảnh hưởng vui sống cho những người xung quanh:
    Ngó lên lỗ miệng em cười
    Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên.
    Mình về mình nhớ ta chăng
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
    Trăm quan mua mấy miệng cười
    Nghìn quan chẳng tiếc,
    Tiếc nụ cười em xinh.
    (Đúng ra là: nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen)
    Giá trị nụ cười không chỉ được người Á Đông chúng ta đề cao mà ngay cả ở Aâu Mỹ cũng có nhiều câu danh ngôn được truyền tụng: chaque fois qu?Tun homme sourit et plus encore quand il rit, il ajoute quelque chose à ce brin de vie (mỗi khi người đàn ông mĩm cười và hay hơn nữa khi hắn cười, hắn đã thêm một chút gì có ý nghĩa cho cuộc đời mong manh này).
    Le sourire appporte la chaleur à celui qui recoit, ne coute rien à celui qui donne (Nụ cười mang lại sự ấm áp cho người nhận, mà người cho chẳng mất mát gì cả).
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Phạm Thị Nhung
    BÍ QUYẾT TRƯỜNG XUÂN QUA CA DAO TỤC NGỮ
    Người xưa tuổi thọ kém, ai sống tới bảy mươi đã cho là hiếm hoi, nhân sinh thất thập cổ lai hi. Đã vậy, nhiều người suốt đời chỉ hùng hục làm việc, chạy theo bả lợi danh, bo bo giữ của không biết hưởng đời là gì, tới khi già yếu, sắp xuôi tay nhắm mắt, tính sổ cuộc đời mới thấy là dại:
    Một năm là mấy tháng xuân
    Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa?
    Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
    Bo bo giữ lấy của trời làm chi?
    Bẩy mươi chống gậy ra đi
    Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi.
    Từ đó, người xưa rút kinh nghiệm, để lại cho con cháu biết bao là lời khuyên bảo chí lý, không ngoài mục đích khuyến khích chúng ta hãy biết tận hưởng những hương vị của cuộc sống ngay từ thuở thanh niên son trẻ, cùng cho chúng ta bí quyết để kéo dài tuổi xuân:
    Ai ơi chơi lấy kẻo già
    Măng mọc có lứa người ta có thì.
    Chơi xuân kẻo hết xuân đi
    Cái già sồng sộc nó thì theo sau.
    Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già
    Chẳng lo liệu trước ắt là luỵ sau.
    Ngày nay, chúng ta đều biết rằng khoa học tiến bộ vượt bực đã giúp cho con người rất nhiều phương tiện để được hưởng một cuộc sống tiện nghi, thoải mái và lý thú hơn xưa. Đồng thời ngành y dược cũng tiến bộ đáng kể, đã giúp cho con người chửa được lắm bệnh hiểm nghèo, tăng thêm phần sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Những kết quả nầy tuy đã đem lại nhiều phúc lợi cho nhân loại, nhưng vì thiếu tính chất nhân bản nên chúng vẫn không giúp cho con người đạt được chân hạnh phúc. Đây chính là lý do khiến chúng ta thích đọc lại ca dao, tục ngữ, một loại văn chương bình dân truyền khẩu phong phú của dân tộc, để tìm hiểu xem đâu là quan niệm nhân sinh của người xưa, và qua đó, chúng ta lĩnh hội được những gì về bí quyết trường xuân để đem lại cho mình một đời sống hạnh phúc trọn vẹn, lâu dài?
    Sau khi nghiên cứu tục ngữ, ca dao, chúng ta hẳn thấy bí quyết trường xuân của người xưa đã được qui vào những điểm sau đây:
    1)- Người xưa trước hết phải biết sống qua triết lý tri túc, tiện túc, nghĩa là biết đủ ấy là đủ. Chính vì biết sống an phận, không đòi hỏi nhiều nên cuộc sống mới được nhàn nhã, tâm hồn được thảnh thơi:
    Ông cả ngồi trên sập vàng
    Cả ăn cả mặc lại càng cả lo.
    Ông bếp ngồi trong xó tro,
    Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.
    Huống chi cuộc đời qúa ngắn ngủi, làm nhiều làm chi cho khổ thân:
    Đời người sống mấy gang tay,
    Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
    2)- Phải biết quẳng gánh lo đi mà vui sống. Sự lo nghĩ buồn phiền làm cho tâm thần rã rượi, mặt mày héo úa, xấu xí, sức khoẻ sa sút. Ông Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc và bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm đã phải công nhận điểm nầy:
    Chiều ủ dột giấc mai trưa sớm
    Vẻ bâng khuâng hồn **** vẩn vơ.
    (Cung Oán)
    Võ vàng đổi khác dung nhan
    Khuê ly mới biết tân toan dường này.
    (Chinh Phụ)
    Bởi vậy ca dao mới khuyên ta chớ nên cả lo như các bà mẹ xưa, mười chuyện lo cả mười, chuyện không đáng cũng lo, như thế thì lo cả đời chưa hết:
    Mẹ già lo bẩy, lo ba
    Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
    Và phải biết xem nhẹ, xem thường mọi chuyện:
    Lo gì mà lo, lo con bò trắng răng
    Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò.
    3)- Đồng thời phải nuôi dưỡng các đức tính Từ Bi, Hỉ, Xả. Có biết cảm thông, xót thương, giúp đỡ và tha thứ cho người, tâm ta mới không vướng bận, ghét ghen, oán thù mà hằng giữ được trong sáng, hoan lạc:
    Có câu tích đức tu thân
    Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri (trì)
    Đấng trượng phu đừng thù mới đáng
    Đấng anh hùng đừng oán mới hay.
    4)- Cái tâm trong sáng, hoan lạc nầy lại cần được thể hiện qua nụ cười luôn tươi nở trên môi. Khi cười, không những các bắp thịt mặt được thư dãn, vẻ mặt trông tươi mát. Lòng ta cũng cảm thấy phấn khởi, hạnh phúc. Giá trị của nụ cười đã được người xưa xác nhận qua câu tục ngữ:
    Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
    Ngoài ra nụ cười tươi còn gây được ảnh hưởng vui sống cho những người xung quanh:
    Ngó lên lỗ miệng em cười
    Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên.
    Mình về mình nhớ ta chăng
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
    Trăm quan mua mấy miệng cười
    Nghìn quan chẳng tiếc,
    Tiếc nụ cười em xinh.
    (Đúng ra là: nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen)
    Giá trị nụ cười không chỉ được người Á Đông chúng ta đề cao mà ngay cả ở Aâu Mỹ cũng có nhiều câu danh ngôn được truyền tụng: chaque fois qu?Tun homme sourit et plus encore quand il rit, il ajoute quelque chose à ce brin de vie (mỗi khi người đàn ông mĩm cười và hay hơn nữa khi hắn cười, hắn đã thêm một chút gì có ý nghĩa cho cuộc đời mong manh này).
    Le sourire appporte la chaleur à celui qui recoit, ne coute rien à celui qui donne (Nụ cười mang lại sự ấm áp cho người nhận, mà người cho chẳng mất mát gì cả).
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5)- Phải biết giữ vệ sinh cho thân thể. Con người, thân thể có sạch sẽ, mới khoẻ mạnh, nhan sắc các bà, các cô phần lớn do cái răng, cái tóc quyết định:
    Cái răng, cái tóc là góc con người
    Ai muốn có một hàm răng đều đặn, tươi xinh, sáng ngời như những câu ca dao vừa dẫn chứng ở trên tất phải biết phép giữ vệ sinh và bồi dưỡng cho răng lợi. Bằng chẳng chịu giữ gìn, răng sẽ bị sâu, bị thối, bị sún, bị sứt, bị gẫy, nhan sắc trông chẳng còn đẹp tí nào, mà khi ăn khó nhai, khó cắn, mất cả ngon. Vậy, muốn sạch miệng, tốt răng người xưa dạy phải súc miệng bằng nước muối, phải ăn trầu và nhuộm răng đen. Muốn thơm da, mát thịt thì tắm nước nấu lá hương nhu, lá rau mùi hay cách hoa ngọc lan. Còn muốn tốt tóc sạch gầu thì:
    Tốt tóc thì có mần trầu
    Sạch ghét, sạch gầu bồ kết với chanh.
    Người sạch sẽ là người biết tự trọng và dễ gây được thiện cảm với người xung quanh mình, nhất là người đó lại thuộc phái đẹp:
    Nước trong ai chẳng rửa chân,
    Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.
    6)- Bổn phận làm đẹp. Nam hay nữ đều nên làm đẹp, riêng phái nữ thì làm đẹp còn phải kể là một bổn phận, để tạo hạnh phúc cho gia đình. Trong Chinh Phụ Ngâm, bà Đoàn Thị Điểm cũng đã công nhận như thế:
    Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
    Xin vì chàng rũ lớp phong sương.
    Vì chàng tay chuốt chén vàng
    Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng.
    Người ta làm đẹp qua cách điểm trang và cách ăn mặc. Làm đẹp giúp người ta trông trẻ ra, đẹp hơn và có duyên thêm:
    Trắng da vì bởi phấn giồi
    Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa.
    Có trầu cho miếng đỏ môi
    Có rượu cho chén thêm tươi má hồng.
    Cau già, dao sắc lại non
    Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.
    Người tốt về lụa
    (Lúa tốt về phân)
    Chân tốt về hài
    Tai tốt về hoãn.
    Và cũng vì trang điểm đẹp thêm nên ta cảm thấy tự tin hơn, yêu đời hơn và cuộc đời cũng vì đó mà lên hương thêm, cao giá thêm:
    Còn duyên như tượng tô vàng
    Hết duyên ngư tổ ong tàn ngày mưa.
    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
    Còn duyên kén những trai tơ
    Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.
    7)- Phải biết ăn uống sao cho bổ và ngon. Tục ngữ có câu "dĩ thực vi tiên". Người xưa xem chuyện ăn uống quan trọng hơn cả, vì hiểu rằng:
    Ăn vóc học hay.
    Hoặc:
    Có thực mới vực được đạo
    Và:
    No nên bụt, đói ra ma.
    Hiển nhiên có ăn mới khoẻ mạnh nên hình dạng con người đẹp đẽ, cũng như có học mới thành người giỏi, người tài. Sau nữa, có ăn no đủ người ta mới dễ dàng giữ được nhân cách, đạo đức, sống đời từ bi bác ái. Khi đã xem vấn đề ăn uống là chuyện hàng đầu ở đời, mà chuyện ăn uống lại là chuyện tế nhị, chuyện nghệ thuật, chuyện văn hoá chứ phải thường đâu, nên người ta mới cần đến tài nội trợ, bếp núc đảm đang, khéo léo của các bà các cô.
    Tất nhiên không kể đến những người quá nghèo, hay đang gặp cơn bĩ cực, không tiền mua gạo đã phải ăn rau, ăn ráy, ăn khoai độn bụng để sống tạm qua ngày:
    Đói ăn rau, đau uống thuốc.
    Đói thì ăn ráy, ăn khoai
    Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
    Còn người nội trợ bình thường nào cũng biết "liệu cơm gắp mắm", nghĩa là biết tuỳ theo khả năng mà lo cho chồng con được cơm dẻo canh ngọt. Hai bữa ăn chính của dân ta, cơm là căn bản nên phải lo trước tiên. Theo người xưa:
    Cơm ba bát, áo ba manh
    Đói chẳng xanh, rét chẳng chết
    Như thế, một con người cơm đủ no (mỗi bữa ba bát) sẽ có đủ sức khoẻ để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Cơm đủ ăn rồi, người ta mới nghĩ đến cách nấu nướng, chế biến thực phẩm thành những món ăn làm sao đem lại sự khoái khẩu và tăng thêm chất lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
    Nhiều tiền mua thịt
    Ít tiền mua xương.
    Đúng vậy, người nội trợ không ngoan. Khéo léo dù ít tiền vẫn có thể sửa soạn những món ăn ngon cho gia đình:
    Trời mưa cho ướt lá dừa
    Cho tươi luống cải cho vừa lòng em.
    Cho em hái đọt rau dền,
    Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già.
    Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
    Bồng em đi dạo vườn cà,
    Cà non chấm mắm, cà già làm dưa.
    Chồng chê thì mặc chồng chê,
    Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.
    Nói chung ở thôn quê Việt Nam xưa, nhà nào có đủ gạo ăn, lại có được cái ao rau muống với hai món tương cà gia bản thì có thể yên tâm là gia đình sẽ được đủ no và gia đạo sẽ được an vui:
    Nhà em có vại cà đầy
    Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương.
    Dầu không mỹ vị cao lương
    Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.
    Một nhà vui vẻ êm đềm,
    Đói no tuỳ cảnh, không thèm luỵ ai.
    Còn những gia đình khá giả hơn thì người nội trợ thường hay sửa soạn, nấu nướng những món ăn đắt tiền hơn, cầu kỳ hơn cốt làm tăng thêm khẩu vị cho mọi người. Cũng vì miếng ngon nhớ lâu nên người ta có thể kể lại vanh vách. Này đây là những món ngon dành cho mẹ già:
    Tôm rằn lột bỏ đuôi
    Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
    Ba tiền một khứa cá buôi
    Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
    Này đây là những món ngon dành cho vợ chồng con cái:
    Cơm trắng ăn với chả chim
    (Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no).
    Thương chồng nấu cháo le le
    Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.
    Bậu câu cá bống, ngắt đầu kho tiêu
    Kho tiêu, kho mở, kho hành
    Kho ba lượng thịt để dành cho em ăn.
    Sống thì cua nướng, ốc lùi
    Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon.
    Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
    Chết xuống âm phủ biết có hay không?
    Các bà nội trợ còn lo sắp xếp thực đơn mỗi ngày, mỗi bữa những món ăn khác nhau cho chồng con ăn không chán, lại thấy lạ và ngon miệng:
    Sáng ngày bồ dục chấm chanh
    Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chầy

Chia sẻ trang này