1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục lục box Tiếng Việt-Từ điển tra cứu trực tuyến-Tuyển tập các bài viết(SƯU TẦM) về Tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi home_nguoikechuyen, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5)- Phải biết giữ vệ sinh cho thân thể. Con người, thân thể có sạch sẽ, mới khoẻ mạnh, nhan sắc các bà, các cô phần lớn do cái răng, cái tóc quyết định:
    Cái răng, cái tóc là góc con người
    Ai muốn có một hàm răng đều đặn, tươi xinh, sáng ngời như những câu ca dao vừa dẫn chứng ở trên tất phải biết phép giữ vệ sinh và bồi dưỡng cho răng lợi. Bằng chẳng chịu giữ gìn, răng sẽ bị sâu, bị thối, bị sún, bị sứt, bị gẫy, nhan sắc trông chẳng còn đẹp tí nào, mà khi ăn khó nhai, khó cắn, mất cả ngon. Vậy, muốn sạch miệng, tốt răng người xưa dạy phải súc miệng bằng nước muối, phải ăn trầu và nhuộm răng đen. Muốn thơm da, mát thịt thì tắm nước nấu lá hương nhu, lá rau mùi hay cách hoa ngọc lan. Còn muốn tốt tóc sạch gầu thì:
    Tốt tóc thì có mần trầu
    Sạch ghét, sạch gầu bồ kết với chanh.
    Người sạch sẽ là người biết tự trọng và dễ gây được thiện cảm với người xung quanh mình, nhất là người đó lại thuộc phái đẹp:
    Nước trong ai chẳng rửa chân,
    Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.
    6)- Bổn phận làm đẹp. Nam hay nữ đều nên làm đẹp, riêng phái nữ thì làm đẹp còn phải kể là một bổn phận, để tạo hạnh phúc cho gia đình. Trong Chinh Phụ Ngâm, bà Đoàn Thị Điểm cũng đã công nhận như thế:
    Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
    Xin vì chàng rũ lớp phong sương.
    Vì chàng tay chuốt chén vàng
    Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng.
    Người ta làm đẹp qua cách điểm trang và cách ăn mặc. Làm đẹp giúp người ta trông trẻ ra, đẹp hơn và có duyên thêm:
    Trắng da vì bởi phấn giồi
    Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa.
    Có trầu cho miếng đỏ môi
    Có rượu cho chén thêm tươi má hồng.
    Cau già, dao sắc lại non
    Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.
    Người tốt về lụa
    (Lúa tốt về phân)
    Chân tốt về hài
    Tai tốt về hoãn.
    Và cũng vì trang điểm đẹp thêm nên ta cảm thấy tự tin hơn, yêu đời hơn và cuộc đời cũng vì đó mà lên hương thêm, cao giá thêm:
    Còn duyên như tượng tô vàng
    Hết duyên ngư tổ ong tàn ngày mưa.
    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
    Còn duyên kén những trai tơ
    Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.
    7)- Phải biết ăn uống sao cho bổ và ngon. Tục ngữ có câu "dĩ thực vi tiên". Người xưa xem chuyện ăn uống quan trọng hơn cả, vì hiểu rằng:
    Ăn vóc học hay.
    Hoặc:
    Có thực mới vực được đạo
    Và:
    No nên bụt, đói ra ma.
    Hiển nhiên có ăn mới khoẻ mạnh nên hình dạng con người đẹp đẽ, cũng như có học mới thành người giỏi, người tài. Sau nữa, có ăn no đủ người ta mới dễ dàng giữ được nhân cách, đạo đức, sống đời từ bi bác ái. Khi đã xem vấn đề ăn uống là chuyện hàng đầu ở đời, mà chuyện ăn uống lại là chuyện tế nhị, chuyện nghệ thuật, chuyện văn hoá chứ phải thường đâu, nên người ta mới cần đến tài nội trợ, bếp núc đảm đang, khéo léo của các bà các cô.
    Tất nhiên không kể đến những người quá nghèo, hay đang gặp cơn bĩ cực, không tiền mua gạo đã phải ăn rau, ăn ráy, ăn khoai độn bụng để sống tạm qua ngày:
    Đói ăn rau, đau uống thuốc.
    Đói thì ăn ráy, ăn khoai
    Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
    Còn người nội trợ bình thường nào cũng biết "liệu cơm gắp mắm", nghĩa là biết tuỳ theo khả năng mà lo cho chồng con được cơm dẻo canh ngọt. Hai bữa ăn chính của dân ta, cơm là căn bản nên phải lo trước tiên. Theo người xưa:
    Cơm ba bát, áo ba manh
    Đói chẳng xanh, rét chẳng chết
    Như thế, một con người cơm đủ no (mỗi bữa ba bát) sẽ có đủ sức khoẻ để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Cơm đủ ăn rồi, người ta mới nghĩ đến cách nấu nướng, chế biến thực phẩm thành những món ăn làm sao đem lại sự khoái khẩu và tăng thêm chất lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
    Nhiều tiền mua thịt
    Ít tiền mua xương.
    Đúng vậy, người nội trợ không ngoan. Khéo léo dù ít tiền vẫn có thể sửa soạn những món ăn ngon cho gia đình:
    Trời mưa cho ướt lá dừa
    Cho tươi luống cải cho vừa lòng em.
    Cho em hái đọt rau dền,
    Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già.
    Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
    Bồng em đi dạo vườn cà,
    Cà non chấm mắm, cà già làm dưa.
    Chồng chê thì mặc chồng chê,
    Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.
    Nói chung ở thôn quê Việt Nam xưa, nhà nào có đủ gạo ăn, lại có được cái ao rau muống với hai món tương cà gia bản thì có thể yên tâm là gia đình sẽ được đủ no và gia đạo sẽ được an vui:
    Nhà em có vại cà đầy
    Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương.
    Dầu không mỹ vị cao lương
    Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.
    Một nhà vui vẻ êm đềm,
    Đói no tuỳ cảnh, không thèm luỵ ai.
    Còn những gia đình khá giả hơn thì người nội trợ thường hay sửa soạn, nấu nướng những món ăn đắt tiền hơn, cầu kỳ hơn cốt làm tăng thêm khẩu vị cho mọi người. Cũng vì miếng ngon nhớ lâu nên người ta có thể kể lại vanh vách. Này đây là những món ngon dành cho mẹ già:
    Tôm rằn lột bỏ đuôi
    Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
    Ba tiền một khứa cá buôi
    Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
    Này đây là những món ngon dành cho vợ chồng con cái:
    Cơm trắng ăn với chả chim
    (Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no).
    Thương chồng nấu cháo le le
    Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.
    Bậu câu cá bống, ngắt đầu kho tiêu
    Kho tiêu, kho mở, kho hành
    Kho ba lượng thịt để dành cho em ăn.
    Sống thì cua nướng, ốc lùi
    Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon.
    Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
    Chết xuống âm phủ biết có hay không?
    Các bà nội trợ còn lo sắp xếp thực đơn mỗi ngày, mỗi bữa những món ăn khác nhau cho chồng con ăn không chán, lại thấy lạ và ngon miệng:
    Sáng ngày bồ dục chấm chanh
    Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chầy
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Việc bếp núc cũng lắm công phu, muốn thành công người ta phải nắm được một số bí quyết, như:
    Mùa nào thức ấy. Như thế vừa rẻ vừa ngon, vừa tươi và có nhiều chất bổ dưỡng giúp phát triển và bảo trì cơ thể lành mạnh:
    Chim, gà, cá, lợn, cành cau
    Mùa nào thức ấy, giữ mầu nhà quê.
    Biết cách chọn mua thực phẩm sao cho tươi và ngon:
    Mua thịt thì chọn miếng mông
    (Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi)
    Trông mặt mà bắt hình dong
    Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
    Mua bầu xem cuống
    Mua rau xem lá
    Mua cá xem mang
    Mua cua xem càng.
    Món ăn nào phải dùng gia vị ấy. Ngoài ra làm ăn phải sạch sẽ, giữ cho đồ ăn
    được tinh khiết, trong lành mới là trọn vẹn:
    Con gà tục tác lá chanh
    Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
    Con chó khóc đứng khóc ngồi
    Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.
    - Cá không ăn muối cá ươn.
    Thịt đầy canh không hành không ngon.
    - Cái cò, cái vạc, cái nông
    Ba con cùng béo, vặt lông con nào?
    Vặt lông con vạc cho tao
    Hành, răm, mắm muối bỏ vào mà thuôn.
    Con lươn có tiếng hôi tanh
    Xào nấu sạch sẽ cũng thành món ngon.
    Rau cải nấu với cá rô
    Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng.
    Nên biết những đặc sản của mỗi vùng. Khi đã biết, ra chợ dễ mua bán, và khi đã mua được cây trái, thực phẩm ngon rồi, người nội trợ chắc chắn dễ thành công hơn trong việc cơm nước cho gia đình, hay những bữa tiệc tùng cho họ hàng, bè bạn:
    Thí dụ 1, thổ sản miền Trung:
    Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
    Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ?
    Sầu riêng măng cụt Cái Mơn
    Bắp thì Chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hoà.
    Bến Tre nước ngọt lắm dừa
    Ruộng vườn mầu mở, biển thừa cá tôm.
    Bánh tráng Mỹ ***g
    Bánh phồng Sơn Đốc.
    Thí dụ 2, thổ sản miền Trung:
    Ốc gạo Thanh Hãn
    Mật rú Bát Phường
    Măng cây Huyện Do
    Gầm ghì Chợ Huyện
    Thơm rượu Hà Trung
    Mắm ruốc Cửa Tùng
    Mắm nêm Chợ Sải.
    Thí dụ 3, thổ sản Miền Bắc:
    Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần
    Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
    Biết chọn các món ăn đi cặp với nhau cho tăng khẩu vị. Cuối cùng người nội trợ tế nhị, từng trãi còn phải biết sắp xếp những món ăn nào đi cặp với nhau khiến ăn vào cho tăng khẩu vị, như:
    Mâm cốm kẽo kẹt mâm hồng
    (Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi).
    Mâm thịt kẽo với mâm xôi
    Thịt bùi, xôi dẽo kẽo nơi bà già
    Cùi dừa kẽo kẹt bánh đa
    Cái dĩa thịt gà kẽo kẹt lá chanh.
    Nồi cơm kẽo với nồi canh
    Quả bí trên nhành kẽo với tôm he
    Bánh tráng kẽo với nước chè (trà)...
    Cơm nắm ăn với thịt dim
    Vừa bùi vừa dẻo lại thêm mặn mà.
    Chính nhờ tài nội trợ cơm nước khéo léo và cách sắp xếp món ăn hợp khẩu vị này mà các bà vợ Việt Nam đã bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Người chồng đi xa nhà, thấy nhớ món ăn ngon của vợ lại muốn mau mau trở về:
    Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
    Nấu ăn ngon đã trở thành một trong những bí quyết tạo hạnh phúc và giữ hạnh phúc gia đình. Đấy là lý do vì sao không một bà mẹ Việt Nam nào lại không dạy con gái nghệ thuật nấu nướng. Và cô gài nào có tiếng nấu nướng giỏi, có kém nhan sắc một chút vẫn lấy được chồng ngon lành như thường:
    Có phúc lấy được vợ già
    Vừa sạch cửa nhà, lại ngọt cơm canh.
    8)- Aên chơi phải có chừng mực. Aên uống vừa bổ, vừa ngon miệng tất đem lại cho con người nhiều sức khoẻ. Có sức khoẻ lại có đạo đức, người ta mới mong sinh được những đứa con tốt lành:
    Trứng rồng lại nở ra rồng
    Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
    Có sức khoẻ người ta mới mong hưởng thụ được nhiều lạc thú ở đời. Thôi thì đủ cả:
    Làm trai cho đáng nên trai
    Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.
    Già thì già tóc, già tai
    Già răng, già lợi, đồ chơi không già.
    Tuy nhiên chúng ta đều biết cái gì thái quá cũng không nên:
    Ăn lắm thì hết miếng ngon
    Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ.
    Bởi vậy, nếu người ta cứ mặc sức ăn chơi, hưởng thụ theo cái lối buông thả, chơi cố:
    Đã sinh tài sắc ở đời
    Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài.
    Không tự giới hạn, kiềm chế được mình thì rồi trường xuân đâu chẳng thấy, tật bệnh đã theo nhau kéo đến. Lúc bấy giờ ăn chẳng được, mà ngủ cũng chẳng yên, người ta mới thấm thía được hết ý nghĩa của câu:
    Ăn được, ngủ được là tiên
    Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo.
    Thêm lo thì đã quá muộn rồi. Vậy, muốn được sống trường thọ, kéo dài tuổi xuân thì ăn chơi phải có điều độ, phải biết dè chừng, theo tinh thần tự chế:
    Tay tiên chuốc chén rượu đào
    Đổ đi dẫu tiếc, uống vào tất say.
    (Đúng ra là: Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say).
    Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI. Sách báo và nhiều người xung quanh ta thường nói đến những vấn đề liên quan đến các phát minh tiến bộ vượt bực của khoa học như về các loại máy móc điện tử, về truyền thống vệ tinh, cùng các tiến bộ đáng kể của ngành y dược như đã tìm ra các phương thuốc trị bệnh hiểm nghèo, đã cứu được nhiều sinh mạng bằng phép ghép thận, ghép gan, thay tim, v...v...
    Nhờ vậy, con người đã được hưởng một cuộc sống văn minh vật chất tiến bộ đáng kể, và sức khoẻ cũng được bảo vệ tối đa, tuổi th? vì thế đã gia tăng rất nhiều. Người xưa, năm mươi tuổi đã được liệt vào thọ cách, ai sống đến bảy mươi cho là hi hữu. Người nay, tuổi thọ trung bình đã vượt lên từ bảy mươi lên tới tám mươi tuổi. Có nhiều cụ đã sống trên cả trăm tuổi (cụ bà Jeanne Clément là người thọ nhất thế giới, đã ăn mừng sinh nhật lần thứ 126!). Vậy mà chúng ta còn giở lại những câu ca dao, thành ngữ cổ truyền của dân tộc để tìm hiểu, học hỏi thêm về những bí quyết trường sinh của người xưa, không biết như thế có lạc hậu không?
    Tôi thiết nghĩ là không. Thực vậy, nếu chúng ta nắm được nghệ thuật sống, nghĩa là biết dung nạp những ưu điểm của hai lối sống kia để bổ khuyết cho nhau, như chúng ta vẫn sống đời văn minh tiến bộ của Aâu Mỹ để được bảo đảm sức khoẻ cùng những tiện nghi vật chất. Nhưng chúng ta sẽ không bắt chước tinh thần Aâu Mỹ chạy đua với kim đồng hồ, đua đòi, đuổi theo những tiện nghi để bị lệ thuộc tiện nghi, khiến lúc nào cũng phải sống vội vã: hùng hục làm việc, hùng hục hưởng thụ, để rồi suốt đời sống trong vòng quẩn quanh này, mà chúng ta nên sáng suốt trở về sống với quan niệm nhân sinh của ông cha ta: sống giản dị, tri túc tiện túc, thanh thản, hoà hợp với thiên nhiên, đồng thời hướng về những thú vui tinh thần thanh cao nhân ái và đạo nghĩa.
    Chỉ có quan niệm sống dung hợp như thế chúng ta mới có nhiều cơ may kéo dài tuổi xuân, và tâm hồn lúc nào cũng được thoải, mái, hạnh phúc. Và chỉ có quan niệm sống dung hợp như thế mới thực sự thích hợp với bản chất và tâm tính con người Việt Nam.
    Theo dactrrung
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Việc bếp núc cũng lắm công phu, muốn thành công người ta phải nắm được một số bí quyết, như:
    Mùa nào thức ấy. Như thế vừa rẻ vừa ngon, vừa tươi và có nhiều chất bổ dưỡng giúp phát triển và bảo trì cơ thể lành mạnh:
    Chim, gà, cá, lợn, cành cau
    Mùa nào thức ấy, giữ mầu nhà quê.
    Biết cách chọn mua thực phẩm sao cho tươi và ngon:
    Mua thịt thì chọn miếng mông
    (Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi)
    Trông mặt mà bắt hình dong
    Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
    Mua bầu xem cuống
    Mua rau xem lá
    Mua cá xem mang
    Mua cua xem càng.
    Món ăn nào phải dùng gia vị ấy. Ngoài ra làm ăn phải sạch sẽ, giữ cho đồ ăn
    được tinh khiết, trong lành mới là trọn vẹn:
    Con gà tục tác lá chanh
    Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
    Con chó khóc đứng khóc ngồi
    Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.
    - Cá không ăn muối cá ươn.
    Thịt đầy canh không hành không ngon.
    - Cái cò, cái vạc, cái nông
    Ba con cùng béo, vặt lông con nào?
    Vặt lông con vạc cho tao
    Hành, răm, mắm muối bỏ vào mà thuôn.
    Con lươn có tiếng hôi tanh
    Xào nấu sạch sẽ cũng thành món ngon.
    Rau cải nấu với cá rô
    Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng.
    Nên biết những đặc sản của mỗi vùng. Khi đã biết, ra chợ dễ mua bán, và khi đã mua được cây trái, thực phẩm ngon rồi, người nội trợ chắc chắn dễ thành công hơn trong việc cơm nước cho gia đình, hay những bữa tiệc tùng cho họ hàng, bè bạn:
    Thí dụ 1, thổ sản miền Trung:
    Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
    Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ?
    Sầu riêng măng cụt Cái Mơn
    Bắp thì Chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hoà.
    Bến Tre nước ngọt lắm dừa
    Ruộng vườn mầu mở, biển thừa cá tôm.
    Bánh tráng Mỹ ***g
    Bánh phồng Sơn Đốc.
    Thí dụ 2, thổ sản miền Trung:
    Ốc gạo Thanh Hãn
    Mật rú Bát Phường
    Măng cây Huyện Do
    Gầm ghì Chợ Huyện
    Thơm rượu Hà Trung
    Mắm ruốc Cửa Tùng
    Mắm nêm Chợ Sải.
    Thí dụ 3, thổ sản Miền Bắc:
    Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần
    Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
    Biết chọn các món ăn đi cặp với nhau cho tăng khẩu vị. Cuối cùng người nội trợ tế nhị, từng trãi còn phải biết sắp xếp những món ăn nào đi cặp với nhau khiến ăn vào cho tăng khẩu vị, như:
    Mâm cốm kẽo kẹt mâm hồng
    (Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi).
    Mâm thịt kẽo với mâm xôi
    Thịt bùi, xôi dẽo kẽo nơi bà già
    Cùi dừa kẽo kẹt bánh đa
    Cái dĩa thịt gà kẽo kẹt lá chanh.
    Nồi cơm kẽo với nồi canh
    Quả bí trên nhành kẽo với tôm he
    Bánh tráng kẽo với nước chè (trà)...
    Cơm nắm ăn với thịt dim
    Vừa bùi vừa dẻo lại thêm mặn mà.
    Chính nhờ tài nội trợ cơm nước khéo léo và cách sắp xếp món ăn hợp khẩu vị này mà các bà vợ Việt Nam đã bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Người chồng đi xa nhà, thấy nhớ món ăn ngon của vợ lại muốn mau mau trở về:
    Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
    Nấu ăn ngon đã trở thành một trong những bí quyết tạo hạnh phúc và giữ hạnh phúc gia đình. Đấy là lý do vì sao không một bà mẹ Việt Nam nào lại không dạy con gái nghệ thuật nấu nướng. Và cô gài nào có tiếng nấu nướng giỏi, có kém nhan sắc một chút vẫn lấy được chồng ngon lành như thường:
    Có phúc lấy được vợ già
    Vừa sạch cửa nhà, lại ngọt cơm canh.
    8)- Aên chơi phải có chừng mực. Aên uống vừa bổ, vừa ngon miệng tất đem lại cho con người nhiều sức khoẻ. Có sức khoẻ lại có đạo đức, người ta mới mong sinh được những đứa con tốt lành:
    Trứng rồng lại nở ra rồng
    Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
    Có sức khoẻ người ta mới mong hưởng thụ được nhiều lạc thú ở đời. Thôi thì đủ cả:
    Làm trai cho đáng nên trai
    Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.
    Già thì già tóc, già tai
    Già răng, già lợi, đồ chơi không già.
    Tuy nhiên chúng ta đều biết cái gì thái quá cũng không nên:
    Ăn lắm thì hết miếng ngon
    Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ.
    Bởi vậy, nếu người ta cứ mặc sức ăn chơi, hưởng thụ theo cái lối buông thả, chơi cố:
    Đã sinh tài sắc ở đời
    Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài.
    Không tự giới hạn, kiềm chế được mình thì rồi trường xuân đâu chẳng thấy, tật bệnh đã theo nhau kéo đến. Lúc bấy giờ ăn chẳng được, mà ngủ cũng chẳng yên, người ta mới thấm thía được hết ý nghĩa của câu:
    Ăn được, ngủ được là tiên
    Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo.
    Thêm lo thì đã quá muộn rồi. Vậy, muốn được sống trường thọ, kéo dài tuổi xuân thì ăn chơi phải có điều độ, phải biết dè chừng, theo tinh thần tự chế:
    Tay tiên chuốc chén rượu đào
    Đổ đi dẫu tiếc, uống vào tất say.
    (Đúng ra là: Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say).
    Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI. Sách báo và nhiều người xung quanh ta thường nói đến những vấn đề liên quan đến các phát minh tiến bộ vượt bực của khoa học như về các loại máy móc điện tử, về truyền thống vệ tinh, cùng các tiến bộ đáng kể của ngành y dược như đã tìm ra các phương thuốc trị bệnh hiểm nghèo, đã cứu được nhiều sinh mạng bằng phép ghép thận, ghép gan, thay tim, v...v...
    Nhờ vậy, con người đã được hưởng một cuộc sống văn minh vật chất tiến bộ đáng kể, và sức khoẻ cũng được bảo vệ tối đa, tuổi th? vì thế đã gia tăng rất nhiều. Người xưa, năm mươi tuổi đã được liệt vào thọ cách, ai sống đến bảy mươi cho là hi hữu. Người nay, tuổi thọ trung bình đã vượt lên từ bảy mươi lên tới tám mươi tuổi. Có nhiều cụ đã sống trên cả trăm tuổi (cụ bà Jeanne Clément là người thọ nhất thế giới, đã ăn mừng sinh nhật lần thứ 126!). Vậy mà chúng ta còn giở lại những câu ca dao, thành ngữ cổ truyền của dân tộc để tìm hiểu, học hỏi thêm về những bí quyết trường sinh của người xưa, không biết như thế có lạc hậu không?
    Tôi thiết nghĩ là không. Thực vậy, nếu chúng ta nắm được nghệ thuật sống, nghĩa là biết dung nạp những ưu điểm của hai lối sống kia để bổ khuyết cho nhau, như chúng ta vẫn sống đời văn minh tiến bộ của Aâu Mỹ để được bảo đảm sức khoẻ cùng những tiện nghi vật chất. Nhưng chúng ta sẽ không bắt chước tinh thần Aâu Mỹ chạy đua với kim đồng hồ, đua đòi, đuổi theo những tiện nghi để bị lệ thuộc tiện nghi, khiến lúc nào cũng phải sống vội vã: hùng hục làm việc, hùng hục hưởng thụ, để rồi suốt đời sống trong vòng quẩn quanh này, mà chúng ta nên sáng suốt trở về sống với quan niệm nhân sinh của ông cha ta: sống giản dị, tri túc tiện túc, thanh thản, hoà hợp với thiên nhiên, đồng thời hướng về những thú vui tinh thần thanh cao nhân ái và đạo nghĩa.
    Chỉ có quan niệm sống dung hợp như thế chúng ta mới có nhiều cơ may kéo dài tuổi xuân, và tâm hồn lúc nào cũng được thoải, mái, hạnh phúc. Và chỉ có quan niệm sống dung hợp như thế mới thực sự thích hợp với bản chất và tâm tính con người Việt Nam.
    Theo dactrrung
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Linh hồn tiếng Việt
    Cao Xuân Hạo
    Tôi có một bạn đồng nghiệp người Tiệp Khắc, tên là Tvó Vasiljev, tuổi ngoại ngũ tuần, nổi tiếng giỏi ngoại ngữ, tiếng Việt anh nói giọng Hà Nội đặc đến nỗi ai cũng nói nếu không trông thấy đôi mắt xanh và mái tóc vàng của anh thì tưởng đâu anh là dân Tràng An chính cống.
    Một hôm cùng anh đi máy bay từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội, khi ngồi trong ga đợi giờ ra máy bay, tôi bày trò đố anh mấy câu tục ngữ xem thử anh hiểu tiếng Việt sâu đến mức nào. Thoạt tiên tôi đố anh câu Vàng gió đỏ mưa. Chỉ sau 5 phút anh hỏi lại:
    - Có phải cũng nói là Vàng thì gió, đỏ thì mưa không?
    Tôi nói phải, thì anh cho biết là nhiều thứ tiếng châu Âu cũng có những câu tương tự trong cái vốn tri thức gọi là "khí tượng học dân gian", cho nên anh đoán được nghĩa của câu tục ngữ Việt Nam một cách khá dễ dàng. Sau khi lên máy bay, tôi lại đem câu Chó treo, mèo đậy ra đố anh. Lần này anh nhắc đi nhẩm lại mấy lần rồi chìm sâu vào suy tưởng, suốt mấy tiếng đồng hồ bay không nói một câu nào, chỉ nhắc khẽ câu tục ngữ tôi vừa "ra" cho anh, cố phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của nó.
    Máy bay đến Nội Bài. Anh vẫn chưa nghĩ ra. Xe về đến Hà Nội, mà anh vẫn chưa trả lời tôi được. Khi chia tay, tôi định giảng cho anh hiểu để kết thúc trò chơi, giải thoát anh ra khỏi một vấn đề có thể làm anh mệt thêm sau chuyến đi, thì anh cương quyết ngăn lại, và hứa với tôi là đến sáng mai khi gặp lại sẽ trả lời.
    Hôm sau, mới trông thấy tôi ở phòng họp Vasiljev đã gọi tôi tới và xin đầu hàng không điều kiện, thú thật là vấn đề quá khó đối với anh: anh đã xoay đi xoay lại câu tục ngữ, tìm cách phân tích kiểu này kiểu khác, cố nhớ thêm điển tích qua thơ cổ điển Việt Nam và Trung Quốc,v.v. Rốt cục đầu đau như búa bổ, thậm chí cả đêm chỉ ngủ được ba tiếng, mà vẫn không sao tìm ra một cách hiểu khả dĩ chấp nhận được. Sau buổi họp, khi chúng tôi ngồi ăn tối với nhau, Vasiljev nói:
    - Ban đầu tôi cứ tự hỏi xem con chó nó treo cái gì, con mèo nó đậy cái gì, sao không thấy nói? Mà chó với mèo thì làm gì có tay mà treo mà đậy? Sẵn có cuốn từ điển Việt -Pháp, tôi tra đi tra lại hai chữ treo và đậy điểm qua mọi thứ nghĩa đen nghĩa bóng, mà vẫn thấy nó tối mò mò. Đến một lúc nào đó tôi chợt nhớ rằng người Việt có ăn thịt chó, vậy có phải đây là nói về cách làm thịt chó và thịt mèo chăng? Tôi thử vận dụng vốn hiểu biết của tôi về chữ thì (đã nhiều lần chữ này cứu tôi trong những trường hợp lâm vào thế bí). Vậy ta có: Chó thì treo, mèo thì đậy. Tôi nghĩ: liệu có phải "khi làm thịt chó thì phải treo nó lên, còn khi làm thịt mèo thì phải đậy nó lại" không? Câu đầu có vẻ có lý nhưng câu sau thì xem ra chẳng có nghĩa lý gì, thế mà hai câu lại đối ứng với nhau, chắc cấu trúc phải như nhau. Tôi đành từ bỏ giả thiết này, và rốt cục tôi phải tự nhủ là tôi biết tiếng Việt chưa đủ để hiểu những câu như thế vì một khi nó đã là tục ngữ thì mọi người Việt phải hiểu (có hiểu mới nhớ được, và có được mọi người hiểu và nhớ thuộc lòng nó mới thành tục ngữ).
    Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, Vasiljev quan niệm hoàn toàn đúng về tục ngữ và văn học dân gian nói chung cũng như về cái khó mà một người ngoại quốc gặp phải trong khi học một thứ tiếng mà mình chưa thật hiểu cái hồn của nó. Cái hồn ấy, cái mà Wilhelm von Humboldt gọi là Volkstum "hồn dân", và Sprachestum "hồn tiếng" mà người bản ngữ đều mang trong xương tủy, và chỉ một số cực kỳ ít ỏi nhũng người ngoại quốc sống rất lâu giữa lòng bản ngữ mới có được.
    Qua những lời tâm sự của Vasiljev, tôi thấy được phần nào tại sao anh không thể hiểu được câu tục ngữ nói trên. Là người châu Âu, anh đã quá quen tư duy bằng thứ ngôn ngữ dùng kiểu đặt câu "Chủ-Vị" của tiếng châu Âu, cho nên khi nghe (hay đọc) mấy chữ chó treo, mèo đậy phản ứng tự nhiên của anh là hiểu chó như "chủ ngữ", treo như động từ , và hiểu câu ấy là chó làm cái việc treo, mèo làm cái việc đậy". Đó là cái nghĩa duy nhất mà một câu tiếng Âu châu có cấu trúc như trên cho phép hiểu. Ngoài cái vai "kẻ hành động" ra, chủ ngữ của tiếng châu Âu chỉ còn đóng được hai ba vai khác, như vai người hay vật mang một tính chất (nó mập), có một tình cảm (nó buồn),v.v. mà thôi. Trong khi đó, câu trong những thứ tiếng không có chủ ngữ như tiếng Việt có một cấu trúc khác hẳn nó gồm hai phần, trong đó phần thứ nhất nêu lên một cái Đề (một đề tài) còn phần thứ hai nói một điều gì có liên quan đến cái Đề ấy. Phần này gọi là Thuyết. Đề có thể bất cứ là vai gì, có bất cứ quan hệ gì với Thuyết, miễn sao thành một nhận định có ý nghĩa, có một nội dung thông báo nào đấy, cho nên các kiểu câu trong các thứ tiếng này đa dạng gấp mấy mươi lần các kiểu câu của tiếng châu Âu.
    Những người ngoại quốc dù giỏi tiếng Việt đến như Vasiljev cũng không thể nào hình dung được hết những mối quan hệ đa dạng như vậy giữa Đề và Thuyết, chừng nào họ chưa thấu hiểu được cái hồn của câu tiếng Việt - cái tinh thần mà cấu trúc Đề-Thuyết là một trong những biểu hiện rõ nét. Ngay như việc anh hiểu được rằng trong chó (thì) treo, chó có thể là đối tượng của treo chứ không cần gì phải dùng kiểu "câu bị động" (chó bị treo ) mới hiểu được như thế. Anh đã bắt đầu quen với cách nói tóc nó cắt ngắn, bàn chưa lau sạch, sách viết rất hay để không bao giờ nói hay viết những câu "Tây", như tóc nó được cắt ngắn, bàn bị lau chưa sạch (trong khi có những sách dạy tiếng Việt cho rằng kiểu câu sau mới "chuẩn", còn kiểu câu trước là "câu què" (vì thiếu chủ ngữ) hay ít nhất là "không chuẩn" (vì không có "thái bị động" như tiếng Âu châu).
    Tiếng Việt không có chủ ngữ ngữ pháp như trong tiếng Âu châu, thì cách đây 60 năm nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã thấy rõ trong bài Đi tìm chủ từ trong Truyện Kiều, và năm 1965 một nhà ngữ học Mỹ là L.C.Thompson cũng đã khẳng định như vậy.
    Những câu đơn (có một Đề và một Thuyết) như:
    1. Tham thì thâm
    Có kiêng (thì) có lành
    Tay làm (thì) hàm nhai
    Trên thuận (thì) dưới hòa
    2. (Trên mà thuận thì dưới sẽ hòa) hay
    (Trên có thuận thì dưới mới hòa)
    Trong ấm (thì) ngoài êm
    Đất lành (thì) chim đậu
    Cha nào (thì) con ấy
    Tre già (thì) măng mọc
    và những câu ghép (gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn có một đề và một thuyết), như:
    Bên lở, bên bồi (Bên thì lở, bên thì bồi)
    Bồi ở, lở đi
    Nát dẻo, sống bùi
    Nhiều no, ít đủ
    Trên thuận, dưới hòa
    Cần tái, cải nhừ
    Mềm nắn, rắn buông
    (Bồi thì ở, lở thì đi)
    (Cơm có nát thì nên khen là dẻo, cơm có sống thì khen là bùi)
    (Có nhiều thì lấy làm no, có ít thì lấy làm đủ)
    (Trên thì thuận, mà dưới thì hòa)
    (Rau cần thì ăn tái, rau cải thì ăn nhừ)
    (Mềm thì nắn, rắn thì buông)
    là những mẫu mực lý tưởng của cú pháp tiếng Việt. Khi tôi gửi cho Vasiljev mấy câu này kèm theo đôi lời bình luận và cắt nghĩa, anh chân thành cảm ơn và trả lời rằng "Chỉ có mươi câu tục ngữ mà làm cho tôi hiểu được ngữ pháp tiếng Việt gấp mười lần so với thời gian 20 năm tôi đã trải qua trước đây để học tiếng Việt
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Linh hồn tiếng Việt
    Cao Xuân Hạo
    Tôi có một bạn đồng nghiệp người Tiệp Khắc, tên là Tvó Vasiljev, tuổi ngoại ngũ tuần, nổi tiếng giỏi ngoại ngữ, tiếng Việt anh nói giọng Hà Nội đặc đến nỗi ai cũng nói nếu không trông thấy đôi mắt xanh và mái tóc vàng của anh thì tưởng đâu anh là dân Tràng An chính cống.
    Một hôm cùng anh đi máy bay từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội, khi ngồi trong ga đợi giờ ra máy bay, tôi bày trò đố anh mấy câu tục ngữ xem thử anh hiểu tiếng Việt sâu đến mức nào. Thoạt tiên tôi đố anh câu Vàng gió đỏ mưa. Chỉ sau 5 phút anh hỏi lại:
    - Có phải cũng nói là Vàng thì gió, đỏ thì mưa không?
    Tôi nói phải, thì anh cho biết là nhiều thứ tiếng châu Âu cũng có những câu tương tự trong cái vốn tri thức gọi là "khí tượng học dân gian", cho nên anh đoán được nghĩa của câu tục ngữ Việt Nam một cách khá dễ dàng. Sau khi lên máy bay, tôi lại đem câu Chó treo, mèo đậy ra đố anh. Lần này anh nhắc đi nhẩm lại mấy lần rồi chìm sâu vào suy tưởng, suốt mấy tiếng đồng hồ bay không nói một câu nào, chỉ nhắc khẽ câu tục ngữ tôi vừa "ra" cho anh, cố phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của nó.
    Máy bay đến Nội Bài. Anh vẫn chưa nghĩ ra. Xe về đến Hà Nội, mà anh vẫn chưa trả lời tôi được. Khi chia tay, tôi định giảng cho anh hiểu để kết thúc trò chơi, giải thoát anh ra khỏi một vấn đề có thể làm anh mệt thêm sau chuyến đi, thì anh cương quyết ngăn lại, và hứa với tôi là đến sáng mai khi gặp lại sẽ trả lời.
    Hôm sau, mới trông thấy tôi ở phòng họp Vasiljev đã gọi tôi tới và xin đầu hàng không điều kiện, thú thật là vấn đề quá khó đối với anh: anh đã xoay đi xoay lại câu tục ngữ, tìm cách phân tích kiểu này kiểu khác, cố nhớ thêm điển tích qua thơ cổ điển Việt Nam và Trung Quốc,v.v. Rốt cục đầu đau như búa bổ, thậm chí cả đêm chỉ ngủ được ba tiếng, mà vẫn không sao tìm ra một cách hiểu khả dĩ chấp nhận được. Sau buổi họp, khi chúng tôi ngồi ăn tối với nhau, Vasiljev nói:
    - Ban đầu tôi cứ tự hỏi xem con chó nó treo cái gì, con mèo nó đậy cái gì, sao không thấy nói? Mà chó với mèo thì làm gì có tay mà treo mà đậy? Sẵn có cuốn từ điển Việt -Pháp, tôi tra đi tra lại hai chữ treo và đậy điểm qua mọi thứ nghĩa đen nghĩa bóng, mà vẫn thấy nó tối mò mò. Đến một lúc nào đó tôi chợt nhớ rằng người Việt có ăn thịt chó, vậy có phải đây là nói về cách làm thịt chó và thịt mèo chăng? Tôi thử vận dụng vốn hiểu biết của tôi về chữ thì (đã nhiều lần chữ này cứu tôi trong những trường hợp lâm vào thế bí). Vậy ta có: Chó thì treo, mèo thì đậy. Tôi nghĩ: liệu có phải "khi làm thịt chó thì phải treo nó lên, còn khi làm thịt mèo thì phải đậy nó lại" không? Câu đầu có vẻ có lý nhưng câu sau thì xem ra chẳng có nghĩa lý gì, thế mà hai câu lại đối ứng với nhau, chắc cấu trúc phải như nhau. Tôi đành từ bỏ giả thiết này, và rốt cục tôi phải tự nhủ là tôi biết tiếng Việt chưa đủ để hiểu những câu như thế vì một khi nó đã là tục ngữ thì mọi người Việt phải hiểu (có hiểu mới nhớ được, và có được mọi người hiểu và nhớ thuộc lòng nó mới thành tục ngữ).
    Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, Vasiljev quan niệm hoàn toàn đúng về tục ngữ và văn học dân gian nói chung cũng như về cái khó mà một người ngoại quốc gặp phải trong khi học một thứ tiếng mà mình chưa thật hiểu cái hồn của nó. Cái hồn ấy, cái mà Wilhelm von Humboldt gọi là Volkstum "hồn dân", và Sprachestum "hồn tiếng" mà người bản ngữ đều mang trong xương tủy, và chỉ một số cực kỳ ít ỏi nhũng người ngoại quốc sống rất lâu giữa lòng bản ngữ mới có được.
    Qua những lời tâm sự của Vasiljev, tôi thấy được phần nào tại sao anh không thể hiểu được câu tục ngữ nói trên. Là người châu Âu, anh đã quá quen tư duy bằng thứ ngôn ngữ dùng kiểu đặt câu "Chủ-Vị" của tiếng châu Âu, cho nên khi nghe (hay đọc) mấy chữ chó treo, mèo đậy phản ứng tự nhiên của anh là hiểu chó như "chủ ngữ", treo như động từ , và hiểu câu ấy là chó làm cái việc treo, mèo làm cái việc đậy". Đó là cái nghĩa duy nhất mà một câu tiếng Âu châu có cấu trúc như trên cho phép hiểu. Ngoài cái vai "kẻ hành động" ra, chủ ngữ của tiếng châu Âu chỉ còn đóng được hai ba vai khác, như vai người hay vật mang một tính chất (nó mập), có một tình cảm (nó buồn),v.v. mà thôi. Trong khi đó, câu trong những thứ tiếng không có chủ ngữ như tiếng Việt có một cấu trúc khác hẳn nó gồm hai phần, trong đó phần thứ nhất nêu lên một cái Đề (một đề tài) còn phần thứ hai nói một điều gì có liên quan đến cái Đề ấy. Phần này gọi là Thuyết. Đề có thể bất cứ là vai gì, có bất cứ quan hệ gì với Thuyết, miễn sao thành một nhận định có ý nghĩa, có một nội dung thông báo nào đấy, cho nên các kiểu câu trong các thứ tiếng này đa dạng gấp mấy mươi lần các kiểu câu của tiếng châu Âu.
    Những người ngoại quốc dù giỏi tiếng Việt đến như Vasiljev cũng không thể nào hình dung được hết những mối quan hệ đa dạng như vậy giữa Đề và Thuyết, chừng nào họ chưa thấu hiểu được cái hồn của câu tiếng Việt - cái tinh thần mà cấu trúc Đề-Thuyết là một trong những biểu hiện rõ nét. Ngay như việc anh hiểu được rằng trong chó (thì) treo, chó có thể là đối tượng của treo chứ không cần gì phải dùng kiểu "câu bị động" (chó bị treo ) mới hiểu được như thế. Anh đã bắt đầu quen với cách nói tóc nó cắt ngắn, bàn chưa lau sạch, sách viết rất hay để không bao giờ nói hay viết những câu "Tây", như tóc nó được cắt ngắn, bàn bị lau chưa sạch (trong khi có những sách dạy tiếng Việt cho rằng kiểu câu sau mới "chuẩn", còn kiểu câu trước là "câu què" (vì thiếu chủ ngữ) hay ít nhất là "không chuẩn" (vì không có "thái bị động" như tiếng Âu châu).
    Tiếng Việt không có chủ ngữ ngữ pháp như trong tiếng Âu châu, thì cách đây 60 năm nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã thấy rõ trong bài Đi tìm chủ từ trong Truyện Kiều, và năm 1965 một nhà ngữ học Mỹ là L.C.Thompson cũng đã khẳng định như vậy.
    Những câu đơn (có một Đề và một Thuyết) như:
    1. Tham thì thâm
    Có kiêng (thì) có lành
    Tay làm (thì) hàm nhai
    Trên thuận (thì) dưới hòa
    2. (Trên mà thuận thì dưới sẽ hòa) hay
    (Trên có thuận thì dưới mới hòa)
    Trong ấm (thì) ngoài êm
    Đất lành (thì) chim đậu
    Cha nào (thì) con ấy
    Tre già (thì) măng mọc
    và những câu ghép (gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn có một đề và một thuyết), như:
    Bên lở, bên bồi (Bên thì lở, bên thì bồi)
    Bồi ở, lở đi
    Nát dẻo, sống bùi
    Nhiều no, ít đủ
    Trên thuận, dưới hòa
    Cần tái, cải nhừ
    Mềm nắn, rắn buông
    (Bồi thì ở, lở thì đi)
    (Cơm có nát thì nên khen là dẻo, cơm có sống thì khen là bùi)
    (Có nhiều thì lấy làm no, có ít thì lấy làm đủ)
    (Trên thì thuận, mà dưới thì hòa)
    (Rau cần thì ăn tái, rau cải thì ăn nhừ)
    (Mềm thì nắn, rắn thì buông)
    là những mẫu mực lý tưởng của cú pháp tiếng Việt. Khi tôi gửi cho Vasiljev mấy câu này kèm theo đôi lời bình luận và cắt nghĩa, anh chân thành cảm ơn và trả lời rằng "Chỉ có mươi câu tục ngữ mà làm cho tôi hiểu được ngữ pháp tiếng Việt gấp mười lần so với thời gian 20 năm tôi đã trải qua trước đây để học tiếng Việt
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trong ca dao, những cấu trúc hoàn toàn tương tự như thế được khai triển thành những câu thơ lục bát hay thất ngôn, và trong những bài thơ của các tác gia cổ điển, cũng như hiện đại, ta đều gặp lại chính những cấu trúc ấy. Ngay cả trong thơ tự do và thơ không vần, cũng không thể tìm thấy một cấu trúc nào xa lạ với những cấu trúc Đề Thuyết ấy, vốn bao hàm những mối quan hệ cú pháp đủ đa dạng, đủ phong phú để biểu hiện và diễn đạt bất cứ nội dung nào.
    Trong tiếng nói hằng ngày của chúng ta, nếu không kể sự đối xứng và hiệp vần đặc thù của thơ, của tục ngữ hay ca dao, và những khuôn khổ nhiều khi rất nghiêm ngặt mà các thể loại này quy định, cũng hoàn toàn tuân theo chính những mô hình ấy. Chỉ có điều là trong câu văn xuôi dùng để giao tiếp với nhau hằng ngày, phần Đề trong câu nhiều khi không cần thiết và do đó thường vắng một nếu người nghe đã biết rõ người nói đang nói về ai, về cái gì hay về đề tài nào, trong khuôn khổ nào (nhờ tình huống lúc phát ngôn hay nhờ ngôn cảnh)(1).
    Cả loài người chỉ có một cách tư duy, cho nên trong thứ tiếng nào của nhân loại thì câu cũng phải có Đề và có Thuyết: dù nói gì cũng phải cho biết mình nói về đối tượng nào, về đề tài gì, và kế theo là đưa ra một nhận định về cái đối tượng ấy trong phạm vi cái đề tài ấy. Còn chủ ngữ chỉ có thể có trong những thứ tiếng nào đánh dấu riêng một vai hay một số vai nhất định - những vai hay được đưa ra làm đề tài nhất (như vai người hành động chẳng hạn), và cái vai ấy đâm ra có một đặc quyền riêng trong câu.
    Ngay trong những thứ tiếng ấy, câu vẫn không thể không có Đề và Thuyết. Chủ ngữ chính là một thứ Đề. Có điều Đề không phải bao giờ cũng được đánh dấu như một chủ ngữ (bằng hình thái "cách" chẳng hạn), và do đó không phải là một yếu tố cú pháp. Nó thuộc bình diện nghĩa của câu, cho nên không nhất thiết phải được nói đến trong sách ngữ pháp.
    Ngược lại, trong những thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng La-hu, tiếng Nùng, tiếng Nhật, hay tiếng Triều Tiên, Đề được đánh dấu rất rõ (2). Trong tiếng Việt, Đề được đánh dấu bằng chữ thì (có thể được thay bằng là hay mà trong một số trường hợp nhất định). Thì là một từ công cụ chỉ dùng để đánh dấu biên giới giữa Đề và Thuyết của câu. Trong mỗi câu chỉ có thể có một chữ thì, trừ phi trong câu có hai kết cấu Đề Thuyết tương phản như
    Trên thì bừa cạn, dưới thì cày sâu hay
    Có mấy cái cuốc mà cái thì cùn, cái thì mẻ,
    Khác với chữ wa của tiếng Nhật và chữ nun của tiếng Hàn (cũng là những phương tiện đánh dấu biên giới giữa Đề và Thuyết), chữ thì trong tiếng Việt chỉ dùng một cách bắt buộc khi nào biên giới Đề - Thuyết không được rõ.
    Thì, là, mà là ba chữ mà vì không hiểu công dụng cho nên nhiều người cho là hoàn toàn vô ích. Thậm chí tôi đã từng biết những biên tập viên đánh giá văn chương theo số chữ thì, là, mà mà tác giả dùng: càng ít thì là mà thì văn càng hay càng nhiều thì là mà thì văn càng dở, cho nên có biên tập viên suốt ngày chỉ đi tìm thì là mà trong các bản thảo cần biên tập để bỏ cho bằng hết.
    Thế nhưng khi tính đếm số thì là mà trong các tác phẩm văn học và tính tỷ lệ so với tổng số chữ trong tác phẩm, thì thấy Nguyễn Du dùng thì là mà (trong Kiều) nhiều hơn hẳn các tác giả khác, nhất là các nhà thơ (các nhà văn xuôi tuy không sánh kịp Nguyễn Du về số thì là mà nhưng vẫn vượt xa các nhà thơ, nhất là trong thơ hiện đại). Mà thơ của Nguyễn Du thì chắc không người Việt nào cho là dở.
    Trong một số sách ngữ pháp tiếng Việt gần đây cũng nói đến Đề dưới nhãn hiệu "Đề ngữ", nhưng nó bị coi là "thành phần phụ" của câu trong khi "chủ ngữ" mới là thành phần chính. Giả dụ câu tiếng Việt có "chủ ngữ" thật, thì qua cách xử lý chữ đều trong mấy câu sau đây ta có thể thấy rõ Đề mới là thành phần chính:
    a. Áo cũ quần cũ đều dùng được.
    b. *Cái áo này đều dùng được
    c *Bà ta đều mua áo quần cũ
    d. Áo cũ quần cũ bà ta đều mua tất.
    Bốn câu này đều có dùng chữ đều (vốn dùng để chỉ số nhiều). Hai câu b. và c. không chấp nhận được vì Đề (kiêm "chủ ngữ") có số ít. Trong câu d. "chủ ngữ" (không kiêm Đề) có số ít, nhưng Đề lại có số nhiều, cho nên câu hoàn toàn đúng ngữ pháp; như vậy, khác với tiếng châu Âu, là những thứ tiếng mà Chủ ngữ quyết định số nhiều hay số ít của động từ, trong tiếng Việt yếu tố quyết định lại là Đề (áo cũ quần cũ) chứ không phải là chủ ngữ (bà ta) dù ta có cho rằng bà ta là chủ ngữ như trong tiếng Âu châu.
    Trong hầu hết các kiểu câu còn lại như:
    Thứ nhạc này tôi không thích
    Trong vườn trồng toàn cam
    Ngày xưa có anh Trương Chi,v.v.
    không thể nào bỏ phần Đề (phần gạch đáy) được.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trong ca dao, những cấu trúc hoàn toàn tương tự như thế được khai triển thành những câu thơ lục bát hay thất ngôn, và trong những bài thơ của các tác gia cổ điển, cũng như hiện đại, ta đều gặp lại chính những cấu trúc ấy. Ngay cả trong thơ tự do và thơ không vần, cũng không thể tìm thấy một cấu trúc nào xa lạ với những cấu trúc Đề Thuyết ấy, vốn bao hàm những mối quan hệ cú pháp đủ đa dạng, đủ phong phú để biểu hiện và diễn đạt bất cứ nội dung nào.
    Trong tiếng nói hằng ngày của chúng ta, nếu không kể sự đối xứng và hiệp vần đặc thù của thơ, của tục ngữ hay ca dao, và những khuôn khổ nhiều khi rất nghiêm ngặt mà các thể loại này quy định, cũng hoàn toàn tuân theo chính những mô hình ấy. Chỉ có điều là trong câu văn xuôi dùng để giao tiếp với nhau hằng ngày, phần Đề trong câu nhiều khi không cần thiết và do đó thường vắng một nếu người nghe đã biết rõ người nói đang nói về ai, về cái gì hay về đề tài nào, trong khuôn khổ nào (nhờ tình huống lúc phát ngôn hay nhờ ngôn cảnh)(1).
    Cả loài người chỉ có một cách tư duy, cho nên trong thứ tiếng nào của nhân loại thì câu cũng phải có Đề và có Thuyết: dù nói gì cũng phải cho biết mình nói về đối tượng nào, về đề tài gì, và kế theo là đưa ra một nhận định về cái đối tượng ấy trong phạm vi cái đề tài ấy. Còn chủ ngữ chỉ có thể có trong những thứ tiếng nào đánh dấu riêng một vai hay một số vai nhất định - những vai hay được đưa ra làm đề tài nhất (như vai người hành động chẳng hạn), và cái vai ấy đâm ra có một đặc quyền riêng trong câu.
    Ngay trong những thứ tiếng ấy, câu vẫn không thể không có Đề và Thuyết. Chủ ngữ chính là một thứ Đề. Có điều Đề không phải bao giờ cũng được đánh dấu như một chủ ngữ (bằng hình thái "cách" chẳng hạn), và do đó không phải là một yếu tố cú pháp. Nó thuộc bình diện nghĩa của câu, cho nên không nhất thiết phải được nói đến trong sách ngữ pháp.
    Ngược lại, trong những thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng La-hu, tiếng Nùng, tiếng Nhật, hay tiếng Triều Tiên, Đề được đánh dấu rất rõ (2). Trong tiếng Việt, Đề được đánh dấu bằng chữ thì (có thể được thay bằng là hay mà trong một số trường hợp nhất định). Thì là một từ công cụ chỉ dùng để đánh dấu biên giới giữa Đề và Thuyết của câu. Trong mỗi câu chỉ có thể có một chữ thì, trừ phi trong câu có hai kết cấu Đề Thuyết tương phản như
    Trên thì bừa cạn, dưới thì cày sâu hay
    Có mấy cái cuốc mà cái thì cùn, cái thì mẻ,
    Khác với chữ wa của tiếng Nhật và chữ nun của tiếng Hàn (cũng là những phương tiện đánh dấu biên giới giữa Đề và Thuyết), chữ thì trong tiếng Việt chỉ dùng một cách bắt buộc khi nào biên giới Đề - Thuyết không được rõ.
    Thì, là, mà là ba chữ mà vì không hiểu công dụng cho nên nhiều người cho là hoàn toàn vô ích. Thậm chí tôi đã từng biết những biên tập viên đánh giá văn chương theo số chữ thì, là, mà mà tác giả dùng: càng ít thì là mà thì văn càng hay càng nhiều thì là mà thì văn càng dở, cho nên có biên tập viên suốt ngày chỉ đi tìm thì là mà trong các bản thảo cần biên tập để bỏ cho bằng hết.
    Thế nhưng khi tính đếm số thì là mà trong các tác phẩm văn học và tính tỷ lệ so với tổng số chữ trong tác phẩm, thì thấy Nguyễn Du dùng thì là mà (trong Kiều) nhiều hơn hẳn các tác giả khác, nhất là các nhà thơ (các nhà văn xuôi tuy không sánh kịp Nguyễn Du về số thì là mà nhưng vẫn vượt xa các nhà thơ, nhất là trong thơ hiện đại). Mà thơ của Nguyễn Du thì chắc không người Việt nào cho là dở.
    Trong một số sách ngữ pháp tiếng Việt gần đây cũng nói đến Đề dưới nhãn hiệu "Đề ngữ", nhưng nó bị coi là "thành phần phụ" của câu trong khi "chủ ngữ" mới là thành phần chính. Giả dụ câu tiếng Việt có "chủ ngữ" thật, thì qua cách xử lý chữ đều trong mấy câu sau đây ta có thể thấy rõ Đề mới là thành phần chính:
    a. Áo cũ quần cũ đều dùng được.
    b. *Cái áo này đều dùng được
    c *Bà ta đều mua áo quần cũ
    d. Áo cũ quần cũ bà ta đều mua tất.
    Bốn câu này đều có dùng chữ đều (vốn dùng để chỉ số nhiều). Hai câu b. và c. không chấp nhận được vì Đề (kiêm "chủ ngữ") có số ít. Trong câu d. "chủ ngữ" (không kiêm Đề) có số ít, nhưng Đề lại có số nhiều, cho nên câu hoàn toàn đúng ngữ pháp; như vậy, khác với tiếng châu Âu, là những thứ tiếng mà Chủ ngữ quyết định số nhiều hay số ít của động từ, trong tiếng Việt yếu tố quyết định lại là Đề (áo cũ quần cũ) chứ không phải là chủ ngữ (bà ta) dù ta có cho rằng bà ta là chủ ngữ như trong tiếng Âu châu.
    Trong hầu hết các kiểu câu còn lại như:
    Thứ nhạc này tôi không thích
    Trong vườn trồng toàn cam
    Ngày xưa có anh Trương Chi,v.v.
    không thể nào bỏ phần Đề (phần gạch đáy) được.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Vì phân tích cú pháp tiếng Việt theo kiểu ngữ pháp châu Âu, sách dạy tiếng Việt ở trường phổ thông chỉ miêu tả và phân tích những kiểu câu nào hoàn toàn giống câu tiếng Pháp, tức khoảng không đến 30% trong các kiểu câu thông dụng trong tiếng Việt mà đồng bào ta vẫn nói hằng ngày, trong khi hơn 70% kiểu câu còn lại, đều hết sức thông dụng trong tiếng nói hằng ngày, trong văn xuôi và văn vần hiện đại cũng như trong thơ ca cổ điển và trong ca dao tục ngữ, thì học sinh chưa từng được học cách phân tích, ngay cả ở các lớp chuyên ban và ở đại học.
    Những kiểu câu không giống tiếng Pháp thì một là không học, hai là bị uốn nắn cho giống tiếng Pháp, ba là bị bỏ bớt đi một phần cho vừa cái khuôn tiếng Pháp.
    Chẳng hạn một câu đơn giản mà ai cũng nói và viết rất nhiều như:
    Tôi tên là Nam
    mà cũng đã vượt ra ngoài cái khung eo hẹp của cú pháp châu Âu và do đó mà bị các nhà ngữ học xử lý thật tàn tệ.
    Nhiều người cho rằng câu này "đúng ra" phải viết là Tên (của) tôi là Nam, với chủ ngữ là Tên tôi, động từ là là. Chứ cứ đề nguyên thì không thể phân tích được. Ở trường cần tránh dạy kiểu câu này, và nên dạy cho các em viết đúng câu chuẩn như vừa dẫn, vì nói Tôi tên là Nam có khác gì nói Tên tôi là Nam đâu? Chẳng qua là một cách nói "biến dạng", "lệch chuẩn" mà thôi. Ta cần gì những kiểu nói vô văn hóa, sai ngữ pháp như thế? Nhưng thật ra hai câu khác nhau rất rõ:
    Câu trước nói về Tôi cho nên có thể tiếp: Tôi tên là Nam, sinh ở Huế, có ba con, còn câu sau nói về cái Tên của tôi, nên không thể tiếp như vậy (Tên gì lại có ba con?), mà chỉ có thể tiếp: Tên tôi là Nam, do ông tôi đặt tuy không hay, nhưng tôi thích lắm. Còn nếu muốn tiếp như câu trước thì phải đổi cái Đề: Tên tôi là Nam; tôi có ba con.
    Một số tác giả khác cho rằng trong câu Tôi tên là Nam, thành phần chính của câu chỉ có tên (chủ ngữ) và là Nam (vị ngữ) là thành phần chính, còn Tôi ("đề ngữ" hay "khởi ngữ") là "thành phần phụ" hay nằm ngoài câu. Nhưng cứ thử bỏ Tôi đi mà xem, còn lại Tên là Nam thì có còn ra câu được nữa không? Nhưng tên là Nam mới phù hợp với kiểu câu "chuẩn", kiểu "Danh là Danh" của tiếng Âu châu.
    Cộng thêm vào đó là cái lối dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ đa âm tiết: hễ "từ" tiếng Pháp (hay tiếng Nga) có mấy từ tố thì "từ" tiếng Việt cũng có bấy nhiêu tiếng (âm tiết). Người ta quên mất rằng đơn vị cơ bản của tiếng Việt là tiếng, chứ không phải là từ. Chẳng qua người ta lẫn lộn từ với ngữ định danh tức một cụm gồm nhiều từ dùng để gọi tên một sự vật. Xe là một từ, đạp là một từ điều này ai cũng thừa nhận. Nhưng xe đạp, lạ thay cũng là một từ (1+1=1). Để biện hộ cho phép tính cộng lạ đời này, người ta dám nói rằng hai chữ xe đạp không phải là chữ xe và chữ đạp trong đạp xe, mà chỉ tình cờ đồng âm với nhau thôi, và xe đạp tuyệt nhiên không phải là một thứ xe.
    Bằng cách đó người ta phủ nhận đến cùng cái tinh thần chủ đạo của từ vựng học tiếng Việt: tinh thần của một ngôn ngữ phân tích tính đơn tiết, gọi tên sự vật bằng một tiếng duy nhất hay bằng hai ba tiếng bổ nghĩa cho nhau bằng những quan hệ cú pháp, với những tiếng có nghĩa rất khái quát như xe, máy, đòn, bàn làm trung tâm.
    Bất kỳ nhà ngữ học nào, sau khi đọc một cuốn sách ngữ pháp mà ta dùng để dạy tiếng Việt cho học sinh, cũng phải kết luận ngay rằng "tiếng Việt là một ngôn ngữ Ấn Âu điển hình, tuy đã mất hết các hiện tượng biến hình trong hình thái học". Vì cái linh hồn của thứ ngữ pháp ấy là linh hồn của các thứ tiếng châu Âu, chứ không phải của tiếng ta.
    Cũng khá nhiều người nói rằng ngữ pháp "Đề-Thuyết" rất đúng với tiếng Việt cổ - tiếng Việt của ca dao tục ngữ, của Ức Trai thi tập, của Kiều, của Chinh phụ ngâm, nhưng không còn đúng với tiếng Việt hiện đại, vì ngày nay, do tiếp xúc với ngoại ngữ, tiếng Việt đã "sao phỏng" ngữ pháp châu Âu mà trở thành y hệt như tiếng họ rồi - một sự chuyển biến đáng mừng, vì có thế ta mới thực sự "hội nhập" với thế giới hiện đại được.
    Những người nghĩ như thế quên mất rằng tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng đa dạng. Và chính tính đa dạng của ngôn ngữ, cũng như của các lĩnh vực khác trong nền văn hóa dân tộc, làm cho sự hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu tẻ nhạt. Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu còn có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hóa dân tộc được không, và từ đó còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn mầu của văn hóa nhân loại?
    Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất. Cái ý vị vô song của ca dao tục ngữ của những câu Kiều, vẫn còn sống mãnh liệt trong tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần Jeans hay váy đầm thời nay rung động trong từng đường gân thớ thịt của mình. Nếu giờ học tiếng Việt bị học sinh và giáo viên của ta coi như một buổi lên lớp tẻ nhạt và vô bổ, thì đó tuyệt nhiên không phải vì họ không còn yêu tiếng Việt, không còn cảm nhận được cái đẹp của tiếng Việt nữa, mà vì người ta bắt họ dạy và học một thứ "tiếng Việt" chẳng ra Tây, chẳng ra ta, chỉ còn cái tên là tiếng Việt, không hề truyền đạt và hấp thụ lấy được một phần ngàn cái linh hồn bất diệt của nó.
    CAO XUÂN HẠO
    (Văn nghệ)
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Vì phân tích cú pháp tiếng Việt theo kiểu ngữ pháp châu Âu, sách dạy tiếng Việt ở trường phổ thông chỉ miêu tả và phân tích những kiểu câu nào hoàn toàn giống câu tiếng Pháp, tức khoảng không đến 30% trong các kiểu câu thông dụng trong tiếng Việt mà đồng bào ta vẫn nói hằng ngày, trong khi hơn 70% kiểu câu còn lại, đều hết sức thông dụng trong tiếng nói hằng ngày, trong văn xuôi và văn vần hiện đại cũng như trong thơ ca cổ điển và trong ca dao tục ngữ, thì học sinh chưa từng được học cách phân tích, ngay cả ở các lớp chuyên ban và ở đại học.
    Những kiểu câu không giống tiếng Pháp thì một là không học, hai là bị uốn nắn cho giống tiếng Pháp, ba là bị bỏ bớt đi một phần cho vừa cái khuôn tiếng Pháp.
    Chẳng hạn một câu đơn giản mà ai cũng nói và viết rất nhiều như:
    Tôi tên là Nam
    mà cũng đã vượt ra ngoài cái khung eo hẹp của cú pháp châu Âu và do đó mà bị các nhà ngữ học xử lý thật tàn tệ.
    Nhiều người cho rằng câu này "đúng ra" phải viết là Tên (của) tôi là Nam, với chủ ngữ là Tên tôi, động từ là là. Chứ cứ đề nguyên thì không thể phân tích được. Ở trường cần tránh dạy kiểu câu này, và nên dạy cho các em viết đúng câu chuẩn như vừa dẫn, vì nói Tôi tên là Nam có khác gì nói Tên tôi là Nam đâu? Chẳng qua là một cách nói "biến dạng", "lệch chuẩn" mà thôi. Ta cần gì những kiểu nói vô văn hóa, sai ngữ pháp như thế? Nhưng thật ra hai câu khác nhau rất rõ:
    Câu trước nói về Tôi cho nên có thể tiếp: Tôi tên là Nam, sinh ở Huế, có ba con, còn câu sau nói về cái Tên của tôi, nên không thể tiếp như vậy (Tên gì lại có ba con?), mà chỉ có thể tiếp: Tên tôi là Nam, do ông tôi đặt tuy không hay, nhưng tôi thích lắm. Còn nếu muốn tiếp như câu trước thì phải đổi cái Đề: Tên tôi là Nam; tôi có ba con.
    Một số tác giả khác cho rằng trong câu Tôi tên là Nam, thành phần chính của câu chỉ có tên (chủ ngữ) và là Nam (vị ngữ) là thành phần chính, còn Tôi ("đề ngữ" hay "khởi ngữ") là "thành phần phụ" hay nằm ngoài câu. Nhưng cứ thử bỏ Tôi đi mà xem, còn lại Tên là Nam thì có còn ra câu được nữa không? Nhưng tên là Nam mới phù hợp với kiểu câu "chuẩn", kiểu "Danh là Danh" của tiếng Âu châu.
    Cộng thêm vào đó là cái lối dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ đa âm tiết: hễ "từ" tiếng Pháp (hay tiếng Nga) có mấy từ tố thì "từ" tiếng Việt cũng có bấy nhiêu tiếng (âm tiết). Người ta quên mất rằng đơn vị cơ bản của tiếng Việt là tiếng, chứ không phải là từ. Chẳng qua người ta lẫn lộn từ với ngữ định danh tức một cụm gồm nhiều từ dùng để gọi tên một sự vật. Xe là một từ, đạp là một từ điều này ai cũng thừa nhận. Nhưng xe đạp, lạ thay cũng là một từ (1+1=1). Để biện hộ cho phép tính cộng lạ đời này, người ta dám nói rằng hai chữ xe đạp không phải là chữ xe và chữ đạp trong đạp xe, mà chỉ tình cờ đồng âm với nhau thôi, và xe đạp tuyệt nhiên không phải là một thứ xe.
    Bằng cách đó người ta phủ nhận đến cùng cái tinh thần chủ đạo của từ vựng học tiếng Việt: tinh thần của một ngôn ngữ phân tích tính đơn tiết, gọi tên sự vật bằng một tiếng duy nhất hay bằng hai ba tiếng bổ nghĩa cho nhau bằng những quan hệ cú pháp, với những tiếng có nghĩa rất khái quát như xe, máy, đòn, bàn làm trung tâm.
    Bất kỳ nhà ngữ học nào, sau khi đọc một cuốn sách ngữ pháp mà ta dùng để dạy tiếng Việt cho học sinh, cũng phải kết luận ngay rằng "tiếng Việt là một ngôn ngữ Ấn Âu điển hình, tuy đã mất hết các hiện tượng biến hình trong hình thái học". Vì cái linh hồn của thứ ngữ pháp ấy là linh hồn của các thứ tiếng châu Âu, chứ không phải của tiếng ta.
    Cũng khá nhiều người nói rằng ngữ pháp "Đề-Thuyết" rất đúng với tiếng Việt cổ - tiếng Việt của ca dao tục ngữ, của Ức Trai thi tập, của Kiều, của Chinh phụ ngâm, nhưng không còn đúng với tiếng Việt hiện đại, vì ngày nay, do tiếp xúc với ngoại ngữ, tiếng Việt đã "sao phỏng" ngữ pháp châu Âu mà trở thành y hệt như tiếng họ rồi - một sự chuyển biến đáng mừng, vì có thế ta mới thực sự "hội nhập" với thế giới hiện đại được.
    Những người nghĩ như thế quên mất rằng tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng đa dạng. Và chính tính đa dạng của ngôn ngữ, cũng như của các lĩnh vực khác trong nền văn hóa dân tộc, làm cho sự hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu tẻ nhạt. Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu còn có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hóa dân tộc được không, và từ đó còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn mầu của văn hóa nhân loại?
    Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất. Cái ý vị vô song của ca dao tục ngữ của những câu Kiều, vẫn còn sống mãnh liệt trong tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần Jeans hay váy đầm thời nay rung động trong từng đường gân thớ thịt của mình. Nếu giờ học tiếng Việt bị học sinh và giáo viên của ta coi như một buổi lên lớp tẻ nhạt và vô bổ, thì đó tuyệt nhiên không phải vì họ không còn yêu tiếng Việt, không còn cảm nhận được cái đẹp của tiếng Việt nữa, mà vì người ta bắt họ dạy và học một thứ "tiếng Việt" chẳng ra Tây, chẳng ra ta, chỉ còn cái tên là tiếng Việt, không hề truyền đạt và hấp thụ lấy được một phần ngàn cái linh hồn bất diệt của nó.
    CAO XUÂN HẠO
    (Văn nghệ)
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nguyên Nguyên
    Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (1): Tài tử phim kung-fu Vương Vũ
    Những ai từng hâm mộ xem phim kiếm hiệp ở thời trước 75 chắc còn nhớ những tài tử gạo cội Hongkong như Ðịch Long, Phó Thanh, Trần Quan Đại, Khương Ðại Vệ, Trần Tinh, và Vương Vũ. Jackie Chan thời đó chỉ chuyên đóng vai phụ, nhất là thay cho tài tử chính trong những màn nhào lộn nguy hiểm. Còn tài tử số 1 Á Châu vắn số Lý Tiểu Long tức Bruce Lee, khởi đầu sự nghiệp tại Mỹ, sau đó mới trở về Hong Kong đóng phim. Vương Vũ nổi tiếng nhất có lẽ nhờ phim "Kiếm khách một tay", đầu tiên ra mắt vào năm 1967. Sau đó Vương Vũ lên như diều. ?~Kiếm khách một tay?T được quay đi quay lại nhiều lần, rồi để tránh nhàm đổi thành ?~Võ sĩ một tay?T (1971), chỉ đánh quyền bằng một tay chứ không đánh kiếm. Sau đó: ?~Kiếm khách một tay gặp hiệp sĩ mù Nhật bản?T phối hợp với điện ảnh xứ Phù Tang, rồi ?~Kiếm khách một tay tái ngộ hiệp sĩ mù?T, trong những năm đầu của thập niên 1970. Vào khoảng 1975, Vương Vũ được mời đóng một phim đấm đá hình sự của Úc chung với tài tử George Lazenby - trước đó đã từng thủ vai điệp viên James Bond 007 trong "On Her Majesty Secret Service" với Diana Rigg của The Avengers. Phim Vương Vũ đóng mang tên, rất thích hợp, The Man from Hongkong (Người hùng từ Hương Cảng). Trong phim Vương Vũ thủ vai một công an hình sự từ HongKong sang Úc, làm việc với nhà chức trách điều tra một băng đảng buôn chất trắng và cướp bóc. Phim đó có lẽ là một trong những phim đầu tiên của phương Tây dùng đến tài tử kung-fu của Hongkong.
    Người viết nhớ xem phim này lần đầu tại Sydney. Khi wãn hát, chợt để ý tên tài tử Vương Vũ viết theo tiếng Anh là (Jimmy) Wang YU chứ không phải Wang Wu theo phỏng đoán từ tiếng Việt: Vương Vũ. YU chứ không phải WU. Yũ chứ không phải Vũ. Khá lạ. Cũng trong khoảng thời gian đó vào một dịp tình cờ người viết để ý tỉnh Vân Nam bên Trung quốc, tức nước Ðiền Việt hay Ðại Lý của Ðoàn Dự trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, được ghi trên bản đồ là YUN-Nan chứ không phải Wan-Nan ?" theo lối phỏng đoán từ đánh vần tiếng Việt: Vân Nam.
    Một thời gian khá dài ở khoảng giữa thập niên 80, người viết được việc làm đi dạy học. Trong trường có một giáo sư người Ấn Ðộ. Thỉnh thoảng nghe ông này nói đến đưá con trai cưng mang tên Vivek, một tên rất phổ thông của Ấn như tên Tuấn tên Minh của Việt Nam. Ông giáo sư đó phát âm Vivek luôn luôn như là Wiwek, hay Uui Uuék. Tức âm /W/ chứ không phải âm /V/. Ông ấy phát âm /W/ chứ không phải /V/, không phải vì ông ta không biết phát âm chữ V như trong Verify, very truthful, variable. . . Ngược lại ông ta tốt nghiệp tại đại học Liverpool ở bên Anh quốc đàng hoàng. Khi nói tiếng Anh ông ta nói và phát âm y như, hay ít lắm cũng bảy, tám mươi phần trăm như người Anh chính gốc.
    Việc ông giáo sư Ấn Ðộ đó phát âm chữ V như chữ W trong ngữ âm của tiếng mẹ đẻ cũng giống như những cụ người Việt ở phiá Nam, ngay cả ở Sàigòn, trong thập niên 60. Lúc đó, nếu có ai thách mấy cụ người Nam Bộ thử phát âm chữ V như: đi về, con voi, anh Vương, theo kiểu . . . ''Bắc Kỳ'', đảm bảo các cụ đó sẽ phát âm như: đi Uuề, con Uoi (hay Woi), anh Uương (hay Wương), chứ rất khó được như: đi về, con voi, anh Vương, . . . theo lối phát âm người phiá Bắc. Mặc dù có thể các cụ này đã học và nói được tiếng Tây và phát âm những tiếng Tây rất đúng, như: la vérité, vertigo, la valse dans l''ombre, . . .
    Trở lại với tài tử Vương Vũ. Sự việc ?~Vương Vũ?T nếu viết thật đúng phải viết ?~Vương Yũ?T hay ?~Vương Dũ?T đã nằm trong đầu người viết, ở một góc kẹt nào đó trong suốt hơn 25 năm. Và chỉ được lôi ra ánh sáng trở lại khi viết bài "Thử đọc lại Kim Dung II: Nguồn Việt và Kim Dung". Một ''phát hiện'' đã nảy ra trong bài Kim Dung 2: Tên "Việt" trong bộ tộc Lạc Việt, hoặc nước "Việt Nam" theo nguyên thủy, từ thời Hồng Bàng cho đến khoảng cuối thế kỷ 17, có thể đã được phát âm giống như kiểu của người Nam Bộ: Byiệt hay Yiệt. Lý do: người Quảng Đông gọi Việt Nam là Yuet Nam, người Hoa Bắc giọng ?~quan thoại?T dùng ?~Yue Nam?T cho Việt Nam. Người Nhật phát âm: Beto-namu. Và người Mường gọi vua Việt là ?~byua Yịt?T.
    Tất cả đều mang âm /Y/ hay /By/ (Beto-namu).
    Nhìn chung quanh, ngôn ngữ các nước láng giềng: Từ In-đô-nê-xia đến Hàn quốc. Từ Mã Lai đến Singapore, Taiwan. Sang Nhật bổn. Qua đến Miến Điện, Thái Lan. Không có nước nào có âm bắt đầu bằng chữ cái ?~V?T của tiếng Tây. Ít ra cho đến khoảng cuối thế kỷ 20. Gần như hầu hết các ngôn ngữ khối Nam Á và Hoa ngữ đều không xài đến /V/. Họ chỉ có hai âm rất phổ thông: /W/ và /Y/. Y như tên tài tử kung fu Wang Yu. Chỉ dùng /W/ và /Y/. Trong khi đổi sang tiếng Việt ký âm cả hai bằng /V/: Vương Vũ. Tiếng Việt ?~Yũ?T trong Vương Yũ cũng giống như Yũ trong Sở Bá Vương Hạng Yũ (theo phát âm quan thoại: ?~Hạng Yũ?T chứ không phải ?~Hạng Vũ?T) - có nghĩa lông chim.
    Trong khi chưa tìm được lý giải toàn bộ cho vấn đề, một vài kết luận sơ khởi đã được hiện thức:
    (i) Trong tiếng Việt, chữ /V/ là một chữ mang phát âm mới - chỉ xuất hiện cùng một lúc với chữ quốc ngữ.
    (ii) Tiếng Nôm trước đó hoàn toàn không chứa âm chữ /V/, mà chỉ có âm /W/ và âm /By/ (hay /Y/). Thí dụ: ngày xưa, ?~ông Vua?T được phát âm như ?~ông Byua?T, và ?~con Voi?T đọc như ?~con Woi?T. Chính người Mường hãy còn giữ hai cách phát âm, ông Byua và con way (woi), cho đến ngày nay [1].
    (iii) Âm chữ /V/ do đó đã được các Thầy quốc ngữ đưa vào thay thế một lượt cho hai âm: /W/ và /By/ (hay /Y/). Phía Bắc đọc âm /V/ theo như ký âm quốc tế /V/ như trong: la vérité, la valse dans l?Tombre, very truthful,?
    Những bài khảo luận ban đầu về chữ /V/ đã dựa trên:
    (a) Hoàng Thị Châu [2], cho biết âm /U/ (hay /W/) trong ?~con Uoi?T (woi) chính là âm cũ của /V/. Nhưng Hoàng giáo sư hoàn toàn không đề cập đến âm /By/ (Byua= Vua) cũng là một loại âm cũ của /V/.
    (b) Đào Duy Anh [3] xác nhận ngày xưa ở thời chữ Nôm, cùng với một số từ khác, [Vợ] được phát âm như /Bợ/, bằng cách tra cứu qua lối đánh vần của chữ Nôm.
    (c) Jeanne Cuisinier [4], theo trích dẫn [5], trong cuộc khảo cứu khá sâu rộng về người Mường vào năm 1946 có ghi nhận, đại khái: ?~Người Mường có khuynh hướng phát âm nhiều từ bắt đầu bằng chữ bằng âm /By/ (Byua = Vua), y hệt như người Nam Bộ.
    Tìm tòi về âm /W/ và /Y/ (hay /By/) dễ dàng đưa chúng ta đến với âm chữ /D/, người phía Bắc thường phát âm như /Dj/ (hay /Dz/). Từ đó đạt đến hai kết quả mới của cuộc nghiên kíu bỏ túi này: Thứ nhất, một giả thuyết về tạo âm của /Dz/: Một hợp tấu đọc nhanh của âm D-Tây (tức Đ-Việt), theo sau bằng D-Ta (tức âm /Y/ của ?~Yes?T, ?~You?T). Giả thuyết ?~hợp tấu?T để tạo âm /Dj/, trong loạt bài này, trở thành một khởi điểm nòng cốt trong việc tìm hiểu biến chuyển từ chữ Nôm sang quốc ngữ. Thứ hai, truy tìm về phân bố của các âm /W/ và /By/ (hay /Y/), vào thời chưa có âm /V/. Kết quả sơ khởi cho thấy hai bên, âm /W/ và /By/, mỗi bên chiếm chừng phân nửa.
    Tiếp sau đó, nhân dịp tra cứu về vấn đề ?~Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang?T [7], câu chuyện chữ Nôm lại đưa đến nhiều phát hiện mới. Trong đó cần đến một chút hiểu biết về tiếng Mường, chữ Nôm, chữ Hán, và quốc ngữ. Những phát hiện đó gồm:
    - Âm /TR/ được các Thầy quốc ngữ [6] tạo ra để ?~tổng hợp?T hai thứ âm cũ: /TL/ tiếng Nôm, tiếng Mường: tlàng học=> trường học; và âm /ZH/, hay /CH/, của tiếng Hoa (quan thoại): Zhong Guo => Trung quốc. Đưa đến lý giải cho phát âm phía Bắc /TR/ như /ZH/ hay /Tch/: trong trắng => tchong tchắng.
    - Âm /TH/ cũng được giới thiệu vào tiếng Việt để thay cho âm Nôm, âm Mường: /t/ đi theo bằng /h/ nhẹ: thua tlẫn: thua trận, thìm hiếu: tìm hiểu; và cũng thay cho một lô các âm gốc Hán bắt đầu bằng /X/, hay /SH/, v.v.: Sất phu => thay bằng: thất phu [8].
    - Âm [Lưu] người phía Bắc thường phát âm như /Liu/ - lại trung thực với một số phát âm tiếng Tàu: Liu.
    Rồi gần đây nhân dịp xem phim tập ?~Ỷ Thiên Đồ Long Ký?T, phát hiện ra lộn xộn trong việc xử dụng họ Chu và Châu. Chu Chỉ Nhược đáng lẽ phải được viết và đọc Châu Chỉ Nhược mới đúng [9]. Lẫn lộn Chu & Châu thành ra Châu & Chu. Chung qui cũng do ở việc kị húy xảy ra trong lúc chữ quốc ngữ được tạo dựng và truyền bá ở nước Nam.
    Nhân kỳ lễ Phục Sinh 2004, một ý kiến nảy ra: viết lại tất cả những phát hiện đó đây thành 1 bài ngắn chừng 20 trang. Nhưng đến lúc viết mới thấy từng vấn đề một cần đào sâu thêm. Và từ đó, từ ý định ban đầu với một bài ngắn tóm tắt, nảy sinh ra một lô chừng 7-8 bài. Mỗi bài chỉ chuyên chú một hai đề tài. Dần dà mỗi bài dài bằng một bài duy nhất được định ra từ trước. Tất cả những điểm quan sát đều nằm gọn trong một đề mục lớn: ?~Biến chuyển của tiếng Việt khi chữ quốc ngữ nhảy vào thay thế chữ Nôm.?T Nhất là biến chuyển trong cách phát âm của rất nhiều từ.
    Riêng ở bài số 1 này, chúng ta sẽ tóm lược những đặc tính của chữ Nôm, và để rồi thử khảo sát một vấn đề, để làm quen với những biến đổi tiếng Việt do quốc ngữ gây ra. Vấn đề giới thiệu đó là việc âm chữ /V/ được đem từ Âu Châu đến thay thế cho 2 âm cũ bản địa: Âm /W/ (woi) và âm /By/ (byua) như đã đề cập ở trên.
    Nhưng trước hết xin nhớ lại: trong thuở ban đầu, thế kỷ 16-17, chữ quốc ngữ thật sự chỉ là một hệ thống chữ viết dựa trên mẫu tự a-b-c, đặt ra để phiên âm tiếng của người nước Nam - rồi cấp tốc dùng trong việc truyền giáo.
    1. Bá-Lê có gì lạ không em?
    Đối với bất cứ một ngôn ngữ nào, khi phải dùng một ngôn ngữ của nước khác để phiên âm nó - chắc chắn sẽ có sự lệch lạc, biến đổi.
    Xin đưa ra một vài thí dụ:
    · Trung quốc: tên gọi chính thức người Hoa gọi nước của họ, và muốn người nước khác cũng gọi như vậy. Thế nhưng, người Âu Châu biết đến Trung quốc đầu tiên qua sự nghiệp của Tần Thủy Hoàng Đế, lần đầu nhất thống nước Tàu. Nhà Tần (221-207 T.C.N.) được người Âu Châu ?~phiên âm?T như Ch?Tin. Từ đó nẩy ra ?~la Chine?T theo như tiếng Tây. Và China, theo tiếng Anh, tiếng Mỹ. Nhưng ?~China?T đọc bắt đầu khá xa với ?~Tần?T, bời đọc như ?~Schai-na?T.
    · Nhựt bổn hay Nhật bản: người Việt đọc theo ký âm quốc ngữ của những thứ Hoa ngữ khác nhau. Quan thoại đọc Ri-ben. Quảng đông: Yup-pun. Nhưng người Nhật thật ra gọi chính nước họ là: Ni-hon hoặc Nippon. Tây đọc ?~Japon?T. Anh Mỹ phát âm ?~Japan?T. Không có âm nào giống y như chính người Nhật tự gọi họ hết. Ngay cả các âm Hoa hay Việt, mà chính tiếng Nhật có bà con thật gần.
    · Bá-Lê: Người Việt dùng quốc ngữ để ký âm lại cách ký âm của người Tàu cho thủ đô Paris của nước Pháp. Ta để ý: /B/ dùng lẫn lộn với /P/: /Bá/ cho /Pa/. Bởi, như sẽ phân tích thêm ở các bài tới, trong môi trường chữ Hán, chữ Nôm, phân biệt giữa âm /B/ và /P/ không quan trọng. Ngoài ra: /L/ thay cho /R/, /Lê/ cho /Ris/. Bởi tiếng Hoa, nhất là phương âm Quảng Đông, hoàn toàn không có âm chữ /R/. Tương tự: [La-Sát] là lối người Tàu gọi [Russia], tức nước Nga, như trong truyện ?~Lộc Đỉnh Ký?T của Kim Dung. Âm /L/ dùng phiên âm cho /R/.
    · Miến Điện hay Diến Điện là âm quốc ngữ bắt chước âm Tàu gọi nước láng giềng Myanmar. Khi người Anh đến đô hộ xứ Myanmar, họ thấy chủng tộc chiếm đa số người Bemar, nên họ ?~đặt tên?T cho nước đó theo Anh ngữ: Burma. Sau nầy khi Miến Điện thu hồi độc lập, họ chính thức yêu cầu người nước khác gọi lại tên cũ nước họ: Myanmar.
    · Khi người Pháp đến chiếm nước Đại Nam, họ dùng ?~Tonquin?T hay ?~Tonkin?T để gọi ?~Bắc Kỳ?T. ?~Cochinchine?T cho ?~Nam Kỳ?T. ?~Tonkin?T thật ra chỉ là một phiên âm méo mó của Đông Kinh. Đông Kinh tức tên của thành Thăng Long vào thời đại nhà Lê (nhà Lê - bắt đầu năm 1428 (Lê Thái Tổ, tức Lê Lỵ (Lợi)), và suy vi từ năm 1533 dười thời Lê Trung Hưng, từ khi có một địa vị mới: Chúa Trịnh). Gọi thành Thăng Long bằng Đông Kinh hay Đông Đô để phân biệt với một kinh thành nữa ở Lam Sơn, thường gọi Tây Kinh (hoặc Lam Kinh). Để ý, Tonkin dùng âm /T/ (Ton) thay cho âm /Đ/ (Đông), bởi thật ra trong môi trường Nôm, không có phân biệt rõ ràng âm /T/ và /Đ/. Còn ?~Cochinchine?T? Có giả thiết cho rằng ?~Cochin?T là âm Pháp nhại một âm Bồ Đào Nha. Và âm Bồ Đào Nha đó nhại âm bản địa: ?~Giao Chỉ?T. Như vậy cả hai từ ?~Tonkin?T và ?~Cochinchine?T, đã dùng sai lệch, ?~ba rọi?T, từ phiên âm đến ý nghĩa, cho chính những từ người bản địa thường dùng.
    Như vậy, nếu luôn luôn nhớ quốc ngữ được ?~phát minh?T thuở ban đầu chỉ đơn thuần một phương tiện phiên âm tiếng An-Nam sang dạng a-b-c, để dùng trong việc truyền giáo, ta sẽ thấy chuyện biến đổi từ chữ Nôm sang quốc ngữ bắt buộc phải chứa đựng rất nhiều sai lệch, nhất là về âm vận Và những biến đổi gây nhiều sai lệch nhất phải do những âm hoàn toàn mới, do quốc ngữ đem giới thiệu vào tiếng của người nước Nam. Tiêu biểu nhất: âm bắt đầu bằng chữ /V/ {Vương Vũ}, sẽ được phân tích trong bài này.

Chia sẻ trang này