1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục lục box Tiếng Việt-Từ điển tra cứu trực tuyến-Tuyển tập các bài viết(SƯU TẦM) về Tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi home_nguoikechuyen, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Giới thiệu sơ lược chữ Nôm
    trong tin học
    Tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn
    Đặc San Nhịp Sống


    Giới thiệu
    Một trong những mất mát lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong những năm chiến tranh là chữ Nôm. Theo nhiều nhà nghiên cứu, chữ Nôm bắt đầu sử dụng vào thế kỷ thứ 10 cho đến đầu thế kỷ này (khoảng những năm 1920). Những kho tư liệu viết bằng chữ Nôm còn lại sau chiến tranh ở rải rác khắp thế giới như Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Va-ti-can, Nhật, v.v. Hàng nghìn văn bia ở rải rác khắp nước Việt Nam không người và của cải để giữ gìn chăm sóc. Số người đọc được chữ Nôm hiện nay có thể đếm trên đầu ngón tay và có nguy cơ bị mất hoàn toàn khi những học giả này qua đời. Những học giả tiền bối của chúng ta đã nhiều năm cố gắng phiên các tác phẩm viết bằng chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, như truyện Kiều. Tuy nhiên số này còn nhỏ so với các kho tư liệu to tát như các địa chí, các tác phẩm nghệ thuật khác như chèo, tuồng, hát bộ, v.v. ghi bằng chữ Nôm.
    Hiện nay có nhiều cố gắng tại Việt Nam và ngoài nước để gây lại chữ Nôm, như tự điển chữ Nôm của Ðỗ Thông Minh (tại Nhật), các nghiên cứu của Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Ðình Hoà (tại Mỹ), và nhiều nghiên cứu công phu như của cụ Hoàng Xuân Hãn, Ðào Duy Anh, Vũ Văn Kính, Nguyễn Quang Hồng, Viện Hán Nôm, Viện Ngôn ngữ học, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, v.v.
    Bài này không nhằm mục đích nghiên cứu sâu về chữ Nôm. Tôi chỉ xin giới thiệu một công trình đưa chữ Nôm vào tin học của Tổng cục Tiêu chuẩn, Ðo lường, Chất lượng - Tiểu ban mã chuẩn chữ Nôm (thuộc Ban Tiêu chuẩn Công nghệ Thông tin) trong những năm vừa qua.

    Giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ và chữ viết
    Truyện Kiều có câu:
    phiên âm ra chữ quốc ngữ thành:
    "Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu"
    Khi nói, ta nói từng tiếng một. Tiếng nối nhau thành hàng, thành chuỗi, như chuỗi hạt. Câu nói nối kết nhau như thêu một bức gấm. Chữ viết cũng thế - người ta chỉ viết được từng nét một nối nhau thành chuỗi ký tự. Trong ngành ngôn ngữ học, ta nói ngôn ngữ có tuyến tính (linearity).
    Số câu nghe được và học được trọn đời của một người Việt có giới hạn, nhưng số câu ta nói được là vô hạn. Số chữ ta biết được có giới hạn, số câu mẫu và cụm từ tạo thành câu có giới hạn, nhưng số câu chúng tạo thành vô hạn. Những câu mới của người nói mà người nghe hiểu được "tự nhiên như đã nghe được từ trước" cho ta thấy ngôn ngữ có tính hệ thống và tính phổ quát (là người ai cũng có).
    Chữ viết là một hệ thống ký tự ghi lại tiếng nói của con người. Tất cả những hệ thống ký tự hiện nay đều không thể ghi lại đầy đủ tiếng nói, kể cả các ký tự phiên âm quốc tế. Ví dụ, ta viết câu "em đi học", người đọc không thể biết "em" là người nói (tiếng Anh, "I"), hay "em" là người nghe (tiếng Anh, "you"), hay "em" là người thứ ba (tiếng Anh, "he/she"). Ta cũng không thể biết đó là câu sai khiến, câu hỏi, hay câu xác định, hay câu kể chuyện - dù ta có bỏ thêm dấu "?", dấu thang "!", dấu dứt câu "." hay dấu lửng "...".
    Tiếng Việt nằm trong nhóm Môn-Khơ-me, thuộc ngữ hệ Nam-á. Trong tiếng Việt, mỗi tiếng (syllable) khi viết xuống thành một chữ (written syllable) đứng riêng biệt với các chữ khác. Trong tin học, ta nói chữ đứng giữa hai dấu cách (delimiters). Một từ (word) trong tiếng Việt có một hay nhiều tiếng (số nguyên dương), ví dụ bút, đồng hồ, nhà cửa, ô-tô, v.v.
    Chữ quốc ngữ dùng các ký tự la-tinh, như a, b, c, d, đ,...; các dấu mũ (circumflex), dấu ngắn hay dấu trăng (breve), dấu râu (horn) dành cho các nguyên âm a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư; các dấu thanh như không dấu (no tone mark) cho thanh ngang (high level tone), dấu huyền (grave tone mark) cho thanh huyền (low level tone), dấu sắc (acute tone mark) cho thanh sắc (high-rising tone), dấu nặng (dot below tone mark) cho thanh nặng (creaky tone), dấu hỏi (hook above tone mark) cho thanh hỏi (low rising tone), dấu ngã (tilde tone mark) cho thanh ngã (creaky rising tone). Chữ quốc ngữ chuẩn gồm có 17 con chữ phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, 12 con chữ nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, và 5 dấu thanh: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã.
    Người Việt Nam đánh vần, â mờ âm thờ âm thâm sắc thấm để tả cách viết của chữ thấm. Thanh sắc đọc cuối cùng, và thường là nét cuối cùng khi viết. Dấu sắc viết lên trên con chữ nguyên âm â. (Ðúng ra, tuy thanh sắc nằm trên vần âm, nhưng khi viết ta vẫn coi như nằm trên nguyên âm â. Ðiều này có nghĩa là khi viết, việc bỏ dấu sắc lên nguyên âm chỉ là quy ước). Cách đánh vần quôc ngữ như thế cho ta biết người Việt Nam "phân tích" một tiếng theo các con chữ (â, m, t, h, sắc), các con chữ lập thành phần vần (âm), phần phụ âm đầu (th), và cuối cùng là thanh (sắc - high rising). Ðánh vần như thế giúp ta hiểu được cách nói lái, cách tạo từ láy, cách chơi chữ, cách gieo vần trong thơ, v.v. Ðối với người Việt Nam, tiếng, vần và thanh là ba đơn vị quan trọng hơn các con chữ cái và từ. Ta nói, Việt Nam hai tiếng ngọt ngào, nhưng không nói Việt Nam một từ ngọt ngào... Chữ Nôm nói chung sử dụng những âm và tiếng có sẵn trong tiếng Hán-Việt và thay đổi hình dáng của chúng để ghi lại những tiếng có sẵn trong tiếng Việt.
    Ta nói, tiếng Việt có hai cách viết, một cách viết theo chữ quốc ngữ, một cách viết theo chữ Nôm.

    Khái niệm về chuẩn công nghệ thông tin
    Chuẩn công nghệ thông tin là một hệ thống mã (số) biểu thị hệ thống chữ viết dùng để trao đổi thông tin. Máy tính là công cụ chính. Mỗi mã là một con chữ cái trong tiếng Việt chuẩn. Theo chuẩn trao đổi thông tin chữ quốc ngữ TCVN 5712:1993, â và dấu sắc là hai đơn vị chính tả (orthographic units) và mỗi đơn vị có một mã riêng biệt. Một thành tố chính tả (orthographic element), ví dụ như ấ, được tạo bằng hai cách: dùng mã 202 (cơ số 10) (ấ) hoặc dùng hai mã 169 (â) tiếp theo mã dấu kết nối 179 (dấu sắc - acute combining mark). Ta nói, trong chính tả tiếng Việt mã 202 "tương đương" với hai mã 169 và 179. Một điểm cần nhớ là chuẩn thông tin ở mỗi thứ tiếng có khác nhau - do đó chuẩn ISO 8859 La-tinh-1 cho các thứ tiếng Âu châu đặt mã 202 cho con chữ ấ, thay vì ấ trong tiếng Việt.
    Chúng ta "đưa" mã vào bộ nhớ của máy tính bằng cách sao chép hoặc nhấn từ bàn phím (đánh máy chữ). Khi đánh máy, mỗi phím, ví dụ như a, chuyển vào bộ nhớ của máy tính số 97. Và hai phím Shift+a chuyển vào bộ nhớ số 65. Trong máy tính, số 97 chuyển thành ảnh chữ a (bitmap - ma trận bit) phóng lên màn hình và máy in.
    Bộ nhớ (memory) và vận hành (processor) của máy tính cơ bản vẫn nối đuôi nhau (sequential) - ta nói, máy tính vận hành và ghi nhớ có tuyến tính. Ðặc tính này không phải là ngẫu nhiên mà tương tự với ngôn ngữ sống. Hệ thống chuẩn trao đổi thông tin và chuẩn bàn phím trong máy tính cho các loại chữ viết giúp ta hiển thị tiếng Việt đúng, đơn giản và đầy đủ. Ba nguyên tắc này, dựa trên cách ta đánh vần ở trường học, là ba nguyên tắc quan trọng trong việc lập chuẩn chữ Nôm.

    Vài nét về chữ Nôm

    Chữ Nôm là thứ chữ viết được gọi là biểu ý (tiếng Anh, "ideographic") - là thứ chữ ghi lại nghĩa hoặc hình vẽ. Tuy nhiên, không ai có thể xác định: "nghĩa là gì ?"
    Ta nói con dao, tờ giấy, cục đá, nước đá, cái đá, cuộn chỉ, mũi kim, cuốn sách, v.v. trong tiếng Việt thì chữ cái, con, tờ, cục, nước, cuộn, mũi, cuốn, v.v. có thể gọi là nghĩa, nhưng đúng ra phải gọi là những chữ phân loại những chữ kế tiếp (theo một quy ước nào đó của mỗi ngôn ngữ).
    Khi ta nói câu Cho hắn một ... đá, thì tiếng đá chỉ rõ nghĩa khi ta thêm tiếng cái hoặc tiếng hòn vào chỗ ba chấm "...". Khi ta viết hai chữ đá, chữ Nôm và - bộ túc (loại chân) chỉ động từ đá, và bộ thạch (loại đá) để chỉ hòn đá, thì những "bộ" này thật ra cũng chỉ là những ký tự để phân loại, giống như cái và hòn. Nếu "bộ" là để chỉ nghĩa, thì trong chữ Nôm ta không biết nên viết đá trong câu đá lông nheo thành
    theo bộ mịch (loại tơ),
    theo bộ mục (loại mắt),
    theo bộ tiêu (loại tóc), hay
    theo bộ túc (loại chân), v.v.
    Ví dụ trên cho ta thấy, tuy bộ là tiéng phân loại, nhưng hệ thống "bộ" của chữ Hán (như túc, thạch, mịch, mục, tiêu, v.v.) và hệ thống các tiếng phân loại trong tiếng Việt (như cái, con, hòn, mũi, sợi, v.v.) không giống nhau. Suy luận từ đó, lập chuẩn thông tin cho chữ Nôm (có thể nói, kể cả chữ Hán) dựa hệ thống "bộ" chữ Hán (cụ thể theo hệ thống 214 bộ trong Tự điển Khang Hy) không bao giờ đúng và không bao giờ đầy đủ.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chữ Nôm và chữ Hán viết mỗi chữ trong một khung vuông. Giống như chữ quốc ngữ, mỗi chữ đều đứng giữa các dấu cách, và có thể bẻ ra thành những bộ phận nhỏ nhận ra được. Những bộ phận nhỏ có thể tìm thấy đều đặn trong những chữ khác, ví dụ, mập, ỏng, phì, nục, béo, bọng, mảy, v.v. đều có một bộ phận được gọi tên là "bộ" nhục (loại thịt). Khi đánh vần chữ đá, ta nói: viết túc trước, viết đa sau. Khi đánh vần chữ kép (tiếng Anh, "compound"), ta nói: viết nhị trên, viết kiếp dưới. Tuy là viết lúc ngang, lúc dọc trong khung vuông, nhưng ta vẫn "coi như" viết ngang, giống như trong chữ quốc ngữ: a sắc á. Tuy dấu sắc viết trên chữ a, nhưng ta vẫn "coi như" viết sau chữ a. Ðây là điểm quan trọng giúp ta hiểu được tuyến tính (linearity) trong hệ thống chữ viết biểu ý. Hiểu như thế giúp ta sắp đặt lại các bộ phận cấu thành cơ bản nhất của chữ Nôm (hay loại chữ biểu ý) trong một khung vuông. Do đó, cấu tạo của chữ biểu ý không hẳn phức tạp như chúng ta thường nghĩ.
    Trong một nghiên cứu về tự điển Khang Hy (Trung Quốc) của hai học giả Zhang Zhoucai (Trung quốc) và Lu Chin (Ðài Loan), những chữ gồm hai bộ phận xếp chồng trên-dưới (mẫu b, khoảng 12.000 chữ, 24%) và xếp ngang trước-sau (mẫu a, khoảng 32.000 chữ, 65%) trong một khung vuông chiếm 89% toàn bộ chữ trong tự điển. Tương tự, trong 501 chữ thuần Nôm trong bộ mã chuẩn TCVN 5773:1993 (xem trang mẫu kèm theo cuối bài), Ngô Thế Long thuộc Viện Hán Nôm, cho biết cách ghép trước-sau (mẫu a, gồm 330 chữ, 66%) và cách ghép trên-dưới (mẫu b, gồm 90 chữ, 18%) chiếm 84% số chữ.

    Viết chữ Nôm
    Chữ Nôm viết theo cách viết chữ Hán và dùng chữ Hán để làm các bộ phận tạo chữ. Chữ thuần Nôm là những chữ chỉ có ở nước ta. Chữ Nôm Hán là những chữ Hán đọc theo tiếng Việt. Chữ Hán-Việt là chữ Hán đọc theo âm Việt mượn của tiếng Hán thời nhà Ðường. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các chữ biểu ý khác như chữ Nôm Tày của người Tày. Cách đọc chữ Nôm Việt có thể giản lược như sau:
    Viết chữ Hán, đọc kiểu Hán-Việt:
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là tài.
    chữ đọc Hán-Việt là vụ, Hán-Việt cổ là mùa.
    Viết chữ Hán, đọc kiểu Việt:
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là dịch (nách), đọc kiểu Việt là nách.
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là một (chìm), đọc kiểu Việt là một (số 1).
    Viết chữ Hán, đọc gần giống Hán-Việt:
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là biệt (xa), đọc kiểu Việt là biết.
    Gộp âm Hán-Việt các phần chữ Hán:
    chữ đọc là trăng, gồm hai chữ ba + lăng [> blăng (chữ Việt trung đại)]: trăng.
    Gộp "nghĩa" các phần chữ Hán:
    chữ đọc kiểu Việt là trùm, gộp "nghĩa" chữ Hán-Việt nhân (người) + chữ Hán-Việt thượng (trên).
    Dùng một chữ Hán để chỉ loại và một chữ Hán để chỉ âm đọc gần âm Hán-Việt:
    chữ đọc kiểu Việt là tanh, gồm chữ nhục (loại thịt) và gần âm Hán-Việt tinh.
    chữ đọc kiểu Việt là cỏ, gồm chữ thảo (loại cỏ) và gần âm Hán-Việt chữ cổ.
    Dùng âm Hán-Việt một chữ Hán chỉ cách đọc khác:
    chữ đọc kiểu Việt là phên, gồm âm Hán-Việt chữ phiến và dấu cá (dấu đọc trệch vần).
    Dùng một phần chữ Hán để chỉ âm đọc:
    chữ đọc là khề, gồm chữ Hán-Việt kỳ cắt bỏ một chân phải.
    chữ đọc là khà, gồm chữ Hán-Việt kỳ cắt bỏ một chân trái.
    chữ đọc là khoai, gồm chữ Hán-Việt thổ (loại đất) và một phần là âm Hán-Việt chữ khoa, cắt bỏ phần trên.
    chữ đọc là hũ, gồm chữ Hán-Việt thổ (loại đất) và một phần là âm chữ hữ, cắt bỏ phần trước.
    [Xem thêm Lê Văn Quán và các bài cấu tạo chữ Nôm.]

    Các bộ mã chuẩn chữ Nôm dùng trong trao đổi thông tin:
    Kể từ năm 1993, Tổng cục Tiêu chuẩn, Ðo lường, Chất lượng Việt Nam in hai quyển tiêu chuẩn chữ Nôm: quyển một TCVN 5773:1993 gồm 2.357 chữ (gồm 1.775 chữ thuần Nôm) và quyển hai TCVN 6056:1995 gồm 3.349 chữ mượn hoàn toàn chữ Hán. Mỗi chữ gồm số thứ tự, hình dáng chữ, xuất xứ (từ tự điển nào) và cách đọc (viết theo chữ quốc ngữ). Chữ Nôm được tạo theo phông bitmap 24x24 và 96x96. Cơ quan in hai tiêu chuẩn này có thể sắp chữ theo thứ tự 214 bộ của Khang Hy Tự điển. Tuy nhiên, việc dùng 214 bộ còn đang thảo luận vì chữ thuần Nôm, chữ thuần Triều (Triều Tiên) và chữ thuần Nhật (kể cả chữ Trung Quốc) gồm nhiều "bộ" không nằm trong Khang Hy.
    Nhóm Nghiên cứu chữ biểu ý Ideographic Rapporteur Group (gồm các uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật, Việt Nam, Ðài Loan, Singapore, v.v.) do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC JTC 1/SC 2/WG 2 lập ra năm 1993 (Việt Nam là một trong 4 nước tham gia đầu tiên) vừa họp xong tại Thành phố Hồ Chí Minh (15-19 tháng 12, 1997) trong chương trình đưa các loại chữ biểu ý vào kho chữ quốc tế. Sự tham gia này giúp Việt Nam thấy được toàn bộ công trình kỹ thuật của quốc tế lập kho chữ biểu ý, rút ngắn công trình xây dựng chuẩn chữ Nôm của mình.
    Việc in hai tiêu chuẩn chữ Nôm, tuy còn sơ khởi (chưa có chuẩn bàn phím), nhưng đã được hai cơ quan Unicode (Mỹ) và Cơ quan Chuẩn Quốc tế ISO 10646 chấp thuận. Trước nhất, việc này giúp cho việc in ấn, truyền thông chữ Nôm (hơn tám mươi năm nay không in được chữ Nôm, phải vẽ tay), và giúp cho thư viện cũng như các nhà nghiên cứu liệt kê, phiên thành chữ quốc ngữ, hoặc in lại các tài liệu chữ Nôm cho nhiều nơi cần nghiên cứu, sử dụng. Sau nữa, việc này giúp cho việc học và giảng dạy chữ Nôm, nhất là cho các sinh viên Việt Văn bậc trung học và đại học dễ hơn. Cuối cùng, nó giúp các nhà bảo tàng nhận dạng chữ Nôm (tự động) và phiên thành chữ quốc ngữ (tự động) trong việc bảo tồn và truyền bá các kho tàng chữ Nôm.
    Việc sử dụng máy tính, lập chuẩn thông tin, đối chiếu Nôm-quốc ngữ, đưa chữ Nôm vào kho chữ quốc tế, ... là những bước khởi đầu rất nhỏ để gây dựng lại sử liệu, kiến thức và kho tàng chữ Nôm bị chiến tranh gần như xoá sạch. Những bước tiếp tục như quét lưu trữ, nhận dạng và phiên thành chữ quốc ngữ tự động, v.v. còn nhiều phức tạp và cần có sự tham gia của những học giả trẻ trong chúng ta...
    Tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn
    Do bài viết trên có qua nhiều chữ Hán Nôm, nên Home không thể upload xuể, mong mọi người thông cảm!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chữ Nôm và chữ Hán viết mỗi chữ trong một khung vuông. Giống như chữ quốc ngữ, mỗi chữ đều đứng giữa các dấu cách, và có thể bẻ ra thành những bộ phận nhỏ nhận ra được. Những bộ phận nhỏ có thể tìm thấy đều đặn trong những chữ khác, ví dụ, mập, ỏng, phì, nục, béo, bọng, mảy, v.v. đều có một bộ phận được gọi tên là "bộ" nhục (loại thịt). Khi đánh vần chữ đá, ta nói: viết túc trước, viết đa sau. Khi đánh vần chữ kép (tiếng Anh, "compound"), ta nói: viết nhị trên, viết kiếp dưới. Tuy là viết lúc ngang, lúc dọc trong khung vuông, nhưng ta vẫn "coi như" viết ngang, giống như trong chữ quốc ngữ: a sắc á. Tuy dấu sắc viết trên chữ a, nhưng ta vẫn "coi như" viết sau chữ a. Ðây là điểm quan trọng giúp ta hiểu được tuyến tính (linearity) trong hệ thống chữ viết biểu ý. Hiểu như thế giúp ta sắp đặt lại các bộ phận cấu thành cơ bản nhất của chữ Nôm (hay loại chữ biểu ý) trong một khung vuông. Do đó, cấu tạo của chữ biểu ý không hẳn phức tạp như chúng ta thường nghĩ.
    Trong một nghiên cứu về tự điển Khang Hy (Trung Quốc) của hai học giả Zhang Zhoucai (Trung quốc) và Lu Chin (Ðài Loan), những chữ gồm hai bộ phận xếp chồng trên-dưới (mẫu b, khoảng 12.000 chữ, 24%) và xếp ngang trước-sau (mẫu a, khoảng 32.000 chữ, 65%) trong một khung vuông chiếm 89% toàn bộ chữ trong tự điển. Tương tự, trong 501 chữ thuần Nôm trong bộ mã chuẩn TCVN 5773:1993 (xem trang mẫu kèm theo cuối bài), Ngô Thế Long thuộc Viện Hán Nôm, cho biết cách ghép trước-sau (mẫu a, gồm 330 chữ, 66%) và cách ghép trên-dưới (mẫu b, gồm 90 chữ, 18%) chiếm 84% số chữ.

    Viết chữ Nôm
    Chữ Nôm viết theo cách viết chữ Hán và dùng chữ Hán để làm các bộ phận tạo chữ. Chữ thuần Nôm là những chữ chỉ có ở nước ta. Chữ Nôm Hán là những chữ Hán đọc theo tiếng Việt. Chữ Hán-Việt là chữ Hán đọc theo âm Việt mượn của tiếng Hán thời nhà Ðường. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các chữ biểu ý khác như chữ Nôm Tày của người Tày. Cách đọc chữ Nôm Việt có thể giản lược như sau:
    Viết chữ Hán, đọc kiểu Hán-Việt:
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là tài.
    chữ đọc Hán-Việt là vụ, Hán-Việt cổ là mùa.
    Viết chữ Hán, đọc kiểu Việt:
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là dịch (nách), đọc kiểu Việt là nách.
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là một (chìm), đọc kiểu Việt là một (số 1).
    Viết chữ Hán, đọc gần giống Hán-Việt:
    chữ đọc kiểu Hán-Việt là biệt (xa), đọc kiểu Việt là biết.
    Gộp âm Hán-Việt các phần chữ Hán:
    chữ đọc là trăng, gồm hai chữ ba + lăng [> blăng (chữ Việt trung đại)]: trăng.
    Gộp "nghĩa" các phần chữ Hán:
    chữ đọc kiểu Việt là trùm, gộp "nghĩa" chữ Hán-Việt nhân (người) + chữ Hán-Việt thượng (trên).
    Dùng một chữ Hán để chỉ loại và một chữ Hán để chỉ âm đọc gần âm Hán-Việt:
    chữ đọc kiểu Việt là tanh, gồm chữ nhục (loại thịt) và gần âm Hán-Việt tinh.
    chữ đọc kiểu Việt là cỏ, gồm chữ thảo (loại cỏ) và gần âm Hán-Việt chữ cổ.
    Dùng âm Hán-Việt một chữ Hán chỉ cách đọc khác:
    chữ đọc kiểu Việt là phên, gồm âm Hán-Việt chữ phiến và dấu cá (dấu đọc trệch vần).
    Dùng một phần chữ Hán để chỉ âm đọc:
    chữ đọc là khề, gồm chữ Hán-Việt kỳ cắt bỏ một chân phải.
    chữ đọc là khà, gồm chữ Hán-Việt kỳ cắt bỏ một chân trái.
    chữ đọc là khoai, gồm chữ Hán-Việt thổ (loại đất) và một phần là âm Hán-Việt chữ khoa, cắt bỏ phần trên.
    chữ đọc là hũ, gồm chữ Hán-Việt thổ (loại đất) và một phần là âm chữ hữ, cắt bỏ phần trước.
    [Xem thêm Lê Văn Quán và các bài cấu tạo chữ Nôm.]

    Các bộ mã chuẩn chữ Nôm dùng trong trao đổi thông tin:
    Kể từ năm 1993, Tổng cục Tiêu chuẩn, Ðo lường, Chất lượng Việt Nam in hai quyển tiêu chuẩn chữ Nôm: quyển một TCVN 5773:1993 gồm 2.357 chữ (gồm 1.775 chữ thuần Nôm) và quyển hai TCVN 6056:1995 gồm 3.349 chữ mượn hoàn toàn chữ Hán. Mỗi chữ gồm số thứ tự, hình dáng chữ, xuất xứ (từ tự điển nào) và cách đọc (viết theo chữ quốc ngữ). Chữ Nôm được tạo theo phông bitmap 24x24 và 96x96. Cơ quan in hai tiêu chuẩn này có thể sắp chữ theo thứ tự 214 bộ của Khang Hy Tự điển. Tuy nhiên, việc dùng 214 bộ còn đang thảo luận vì chữ thuần Nôm, chữ thuần Triều (Triều Tiên) và chữ thuần Nhật (kể cả chữ Trung Quốc) gồm nhiều "bộ" không nằm trong Khang Hy.
    Nhóm Nghiên cứu chữ biểu ý Ideographic Rapporteur Group (gồm các uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật, Việt Nam, Ðài Loan, Singapore, v.v.) do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC JTC 1/SC 2/WG 2 lập ra năm 1993 (Việt Nam là một trong 4 nước tham gia đầu tiên) vừa họp xong tại Thành phố Hồ Chí Minh (15-19 tháng 12, 1997) trong chương trình đưa các loại chữ biểu ý vào kho chữ quốc tế. Sự tham gia này giúp Việt Nam thấy được toàn bộ công trình kỹ thuật của quốc tế lập kho chữ biểu ý, rút ngắn công trình xây dựng chuẩn chữ Nôm của mình.
    Việc in hai tiêu chuẩn chữ Nôm, tuy còn sơ khởi (chưa có chuẩn bàn phím), nhưng đã được hai cơ quan Unicode (Mỹ) và Cơ quan Chuẩn Quốc tế ISO 10646 chấp thuận. Trước nhất, việc này giúp cho việc in ấn, truyền thông chữ Nôm (hơn tám mươi năm nay không in được chữ Nôm, phải vẽ tay), và giúp cho thư viện cũng như các nhà nghiên cứu liệt kê, phiên thành chữ quốc ngữ, hoặc in lại các tài liệu chữ Nôm cho nhiều nơi cần nghiên cứu, sử dụng. Sau nữa, việc này giúp cho việc học và giảng dạy chữ Nôm, nhất là cho các sinh viên Việt Văn bậc trung học và đại học dễ hơn. Cuối cùng, nó giúp các nhà bảo tàng nhận dạng chữ Nôm (tự động) và phiên thành chữ quốc ngữ (tự động) trong việc bảo tồn và truyền bá các kho tàng chữ Nôm.
    Việc sử dụng máy tính, lập chuẩn thông tin, đối chiếu Nôm-quốc ngữ, đưa chữ Nôm vào kho chữ quốc tế, ... là những bước khởi đầu rất nhỏ để gây dựng lại sử liệu, kiến thức và kho tàng chữ Nôm bị chiến tranh gần như xoá sạch. Những bước tiếp tục như quét lưu trữ, nhận dạng và phiên thành chữ quốc ngữ tự động, v.v. còn nhiều phức tạp và cần có sự tham gia của những học giả trẻ trong chúng ta...
    Tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn
    Do bài viết trên có qua nhiều chữ Hán Nôm, nên Home không thể upload xuể, mong mọi người thông cảm!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ðánh chữ Hán - Nôm
    Ðỗ Thông Minh
    Đặc San Nhịp Sống


    1. Quá Trình Tạo Chữ Quốc Ngữ Trên Máy Ðiện Toán
    Trong thời đại máy điện toán, từ khoảng năm 1985, nhiều người Việt đã nghĩ tới việc đưa chữ Quốc Ngữ vào để giúp cải thiện việc sắp chữ Việt, vốn là công việc của các nhà in chuyên môn. Thiết kế chữ Quốc Ngữ chỉ cần thêm mấy dấu thinh, vài mẫu âm và tử âm đặc biệt của tiếng Việt vào bộ chữ Âu-Mỹ sẵn có và chúng ta đã có khoảng 200 bộ chữ Quốc Ngữ. Việc này tới nay coi như đã giải quyết xong, tuy rằng vẫn còn khó khăn trong việc thống nhất bộ mã, bàn phím hay cách đánh.
    Ở hải ngoại hiện có khoảng 20 bộ mã (chỉ có khoảng 5 bộ thông dụng) và trong nước khoảng 7, 8 bộ mã. Khoảng năm 1996, Việt Nam đã đưa ra bộ mã chuẩn mà các bộ chữ BKET hay abc... dùng. Nhưng vì bộ mã chuẩn Việt Nam xuất hiện quá trễ, nên chỉ chiếm khoảng 30% số người trong nước dùng. Trong khi đó, một số bộ mã ở trong nước chế tạo hay của bộ chữ VNI ở hải ngoại đã tràn ngập trong nước, chưa kể của IBM, nhất là của Micosoft trong phiên bản Windows 95/98 tiếng Việt đang dần dần chiếm ưu thế.

    2- Chữ Hán
    Chữ Hán có vết tích khoảng 1,500-2,000 năm trước tại lưu vực sông Hoàng Hà, nay lan truyền khắp Ðông Á và thế giới. Khoảng 500 năm trước Tây Lịch, nhà Tần thống nhất Trung Hoa và đã ra lệnh cho Lý Tư thống nhất lối viết chữ Hán nhưng vẫn có nhiều lối đọc tùy theo ngôn ngữ địa phương. Từ năm 112 trước Tây Lịch, Trung Hoa bắt đầu cai trị Việt Nam và đưa chữ Hán vào, như: "1, 2, 3...", đọc theo tiếng Quảng Ðông là: "dách, dị, sám...". Khi ấy, người Việt chỉ có tiếng nói là tiếng Nôm như: "một, hai, ba..." nhưng hầu như chưa có chữ viết riêng. Do đó, dưới 1,000 năm đô hộ, giới trí thức Việt Nam học tiếng Hoa và viết chữ Hán như sau này thời Pháp thuộc học và nói tiếng Pháp.
    Cho đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập năm 939, người Việt mới bắt đầu phiên âm cách đọc các chữ Hán theo tiếng Việt gọi là âm Hán-Việt như: "nhất, nhị, tam...".

    3- Chữ Nôm Là Gì?

    Người Việt thường hay nói "Nôm na", chữ "Nôm", tiếng "Nôm" nhưng có lẽ đại đa số chưa có dịp nhìn mặt chữ Nôm, hoặc có thấy thì lại tưởng là chữ Hán, vì không phân biệt được sự khác biệt giữa chữ Nôm và Hán.
    Từ thế kỷ 13, bắt đầu có dấu vết của chữ Nôm, là thứ chữ dựa theo cách tạo chữ Hán gọi là lục thư để chế ra chữ mới nhằm diễn tả âm Nôm, phân biệt với chữ Hán, âm Hán và âm Hán-Việt.
    Thí dụ: Gặp chữ "- ", âm Hán là "dách" theo Quảng Ðông, âm Hán-Việt đọc là "nhất" nghĩa là "một".
    Như trên vừa trình bầy, người Việt hầu như chưa có chữ viết để diễn tả chữ "một" là tiếng Nôm (Thực ra, người Việt cổ đã có chữ Khoa Ðẩu viết như đuôi nòng nọc, là văn tự của người Mường ở Thanh Hóa gọi là chữ Châu với 35 chữ cái, còn được khắc trên đền tháp Poh Ino Nogar ở Nha Trang... nhưng thứ chữ này bị chữ Hán lấn át mai một đi). Nên người Việt khi ấy mới đặt ra chữ Nôm để diễn tả tiếng Nôm: "một, hai, ba...". Trường hợp của Nhật Bản (gọi là Quốc Tự) và Ðại Hàn cũng xảy ra tương tự như vậy.
    Chữ Nôm là loại ký tự do người Việt dựa vào cách tạo chữ Hán mà đặt ra, nên người Hoa và Nhật không đọc được. Tuy vậy cũng có một số chữ Nôm hoàn toàn viết y như Quốc Tự của Nhật, không biết do "chí lớn" gặp nhau hay do dịp giao lưu văn hóa nào mà có sự trùng hợp như vậy? Hai lối tạo chữ Nôm thông dụng nhất là Giả Tá và Hài Thanh mà Nhật Bản gọi là Hình Thanh.
    Giả Tá tức là mượn âm mà không mượn ý như: chữ "một", mượn chữ có âm Hán-Việt là "Một" với nghĩa "mai một" làm chữ Nôm chỉ số một (1), "Ba" là ba (3).

    Hài Thanh là một bên chỉ ý và một bên chỉ âm (có khi cả ý), như chữ Nôm: "hai" là (2), gồm phần sau là chữ "nhị" chỉ ý hai (2), và phần trước là chữ "đài" để chỉ âm tương tự là "hai, "bốn" gồm phần trên là chữ "tứ" chỉ ý, và phần dưới là chữ "bổn" để chỉ âm là "bốn" (4).
    Ðể tưởng nhớ đến Phùng Hưng đã nổi lên chống lại Hà Liễm Tru Cầu của Cao Chính Bình năm 791, người đời sau đã tôn ông là "Bố Cái Ðại Vương" , "Bố" là cha và "Cái" là mẹ, đây là 2 chữ Nôm mượn 2 chữ Hán có cùng âm, tức theo lối Giả Tá, còn "Bố Cái" theo chữ Hán thì không có nghĩa gì cả. Nhà Ðinh tiếp theo nhà Ngô, sau khi thống nhất 12 sứ quân đặt tên nước là "Ðại Cồ Việt". "Ðại" là chữ Hán, nghĩa là lớn còn "Cồ" là chữ Nôm cũng nghĩa là lớn, mượn dùng chữ Hán "Cù" nghĩa là "thấy mà nao lòng" theo lối Giả Tá; Ở đây chúng ta thấy hiện tượng dùng "đại cồ" với chữ Hán và Nôm cùng nghĩa, điều này cũng không lạ vì tương tự như ngày nay, đôi khi chúng ta dùng "in ấn", "sao chép", "nhập vào", "xuất ra", "phân chia", "riêng tư"...
    Loại chữ Nôm này bắt đầu nổi tiếng với thơ Tế Cá Sấu của Hàn Thuyên vào đầu nhà Trần thế kỷ 13. Bia thời Trần Dụ Tông năm 1343 đã khắc tên tiếng Nôm 20 làng bằng lối Giả Tá chữ Hán được coi là giai đoạn khởi đầu tạo chữ Nôm. Chữ Nôm được Hồ Quý Ly, một nhà cải cách lớn của dân tộc đầu thế kỷ 15 ủng hộ, ra lệnh dùng trong triều đình và các văn thư, cho dịch "Tứ Thư Ngũ Kinh" ra chữ Nôm... Các bài thơ và câu đối bằng chữ Nôm hai nghĩa rất dí dỏm và táo bạo của bà Hồ Xuân Hương cuối thời hậu Lê đã nâng giá trị thứ chữ này lên một bậc. Ðặc biệt vua Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792) nhà Tây Sơn đã ra lệnh bỏ Hán văn chứ không phải bỏ chữ Hán, cổ võ dùng chữ Nôm trong văn thư, thi cử và truyền bá trong dân chúng vào hậu bán thế kỷ 18, 19... để nâng cao tinh thần dân tộc và độc lập về văn hóa.
    Tiếc rằng triều đại nhà Hồ có 7 năm và Quang Trung có 15 năm, chữ Nôm khi đó cũng còn đang phát triển, chưa thống nhất (nhiều cách viết) và hoàn bị, quá phức tạp và dễ nhầm... Thời hưng thịnh của chữ Nôm được đánh dấu bằng một loạt các chuyện dân gian hay phóng tác như Chinh Phụ Ngâm, Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du (1765-1820), Bích Câu Kỳ Ngộ... thế kỷ 18, 19. Các tác phẩm lừng danh của nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940) đều được viết bằng Hán văn, sau đó mới được dịch ra chữ Nôm và nhất là Quốc Ngữ để truyền bá rộng rãi.
    Nhà Nguyễn vì chống nhà Tây Sơn và cho là chữ Nôm còn thô sơ nên chủ trương quay về với chữ Hán. Cho đến khi Pháp đô hộ và ra sắc lệnh sử dụng chữ Quốc Ngữ (bắt đầu được hình thành từ thế kỷ 17 bởi các nhà truyền giáo Âu Tây) vào năm 1911, bắt đầu dùng dạy học từ năm 1920 và người Việt chính thức công nhận dùng trên toàn quốc từ năm 1945 thì người Việt coi như không dùng chữ Hán và Nôm nữa. Cái lợi của chữ Quốc ngữ là việc giáo dục dễ phổ cập nhưng cũng có cái hại là người thời nay hầu như bị đoạn lìa với văn hóa quá khứ tức nền văn hiến của chính mình.

    4- Thời Phục Hưng Chữ Hán, Nôm
    Theo với đà phát triển kinh tế, khoảng 70% vốn đầu tư vào Việt Nam là từ các nước thuộc hệ văn hóa Hán. Nên không cần kêu gọi mà số người học tiếng Hoa và Nhật gia tăng rất nhanh. Tới năm 2000, ước tính có khoảng hơn 100,000 người biết ít nhiều chữ Hán (trước đó, mỗi năm đại học Văn Khoa, ban Hoa Ngữ chỉ có độ 10-20 người học). Với thời gian, số vốn chữ Hán của những người này càng nhiều, một số người sẽ có khuynh hướng tìm hiểu thêm chữ Nôm. Do đó, đối với người Việt, chữ Hán và Nôm có cơ hội phục hưng phần nào.
    Thêm nữa, cùng với sự phát triển của máy điện toán, việc đánh chữ Hán và nay đánh cả chữ Nôm (được ISO = International Standardization Organization = Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế chính thức công nhận) đã trở nên dễ dàng, số người theo đuổi sẽ gia tăng. Với một lúc số tối thiểu nào đó khoảng vài phần ngàn, những người biết chữ Hán và Nôm sẽ góp phần đắc lực trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Từ nay, bất cứ một bài thơ hiện đại nào bằng chữ Quốc Ngữ cũng có thể đánh lại bằng chữ Nôm (trong có một số chữ Hán) là thứ chữ cổ của dân tộc thì cũng là điều thú vị lắm vậy.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ðánh chữ Hán - Nôm
    Ðỗ Thông Minh
    Đặc San Nhịp Sống


    1. Quá Trình Tạo Chữ Quốc Ngữ Trên Máy Ðiện Toán
    Trong thời đại máy điện toán, từ khoảng năm 1985, nhiều người Việt đã nghĩ tới việc đưa chữ Quốc Ngữ vào để giúp cải thiện việc sắp chữ Việt, vốn là công việc của các nhà in chuyên môn. Thiết kế chữ Quốc Ngữ chỉ cần thêm mấy dấu thinh, vài mẫu âm và tử âm đặc biệt của tiếng Việt vào bộ chữ Âu-Mỹ sẵn có và chúng ta đã có khoảng 200 bộ chữ Quốc Ngữ. Việc này tới nay coi như đã giải quyết xong, tuy rằng vẫn còn khó khăn trong việc thống nhất bộ mã, bàn phím hay cách đánh.
    Ở hải ngoại hiện có khoảng 20 bộ mã (chỉ có khoảng 5 bộ thông dụng) và trong nước khoảng 7, 8 bộ mã. Khoảng năm 1996, Việt Nam đã đưa ra bộ mã chuẩn mà các bộ chữ BKET hay abc... dùng. Nhưng vì bộ mã chuẩn Việt Nam xuất hiện quá trễ, nên chỉ chiếm khoảng 30% số người trong nước dùng. Trong khi đó, một số bộ mã ở trong nước chế tạo hay của bộ chữ VNI ở hải ngoại đã tràn ngập trong nước, chưa kể của IBM, nhất là của Micosoft trong phiên bản Windows 95/98 tiếng Việt đang dần dần chiếm ưu thế.

    2- Chữ Hán
    Chữ Hán có vết tích khoảng 1,500-2,000 năm trước tại lưu vực sông Hoàng Hà, nay lan truyền khắp Ðông Á và thế giới. Khoảng 500 năm trước Tây Lịch, nhà Tần thống nhất Trung Hoa và đã ra lệnh cho Lý Tư thống nhất lối viết chữ Hán nhưng vẫn có nhiều lối đọc tùy theo ngôn ngữ địa phương. Từ năm 112 trước Tây Lịch, Trung Hoa bắt đầu cai trị Việt Nam và đưa chữ Hán vào, như: "1, 2, 3...", đọc theo tiếng Quảng Ðông là: "dách, dị, sám...". Khi ấy, người Việt chỉ có tiếng nói là tiếng Nôm như: "một, hai, ba..." nhưng hầu như chưa có chữ viết riêng. Do đó, dưới 1,000 năm đô hộ, giới trí thức Việt Nam học tiếng Hoa và viết chữ Hán như sau này thời Pháp thuộc học và nói tiếng Pháp.
    Cho đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập năm 939, người Việt mới bắt đầu phiên âm cách đọc các chữ Hán theo tiếng Việt gọi là âm Hán-Việt như: "nhất, nhị, tam...".

    3- Chữ Nôm Là Gì?

    Người Việt thường hay nói "Nôm na", chữ "Nôm", tiếng "Nôm" nhưng có lẽ đại đa số chưa có dịp nhìn mặt chữ Nôm, hoặc có thấy thì lại tưởng là chữ Hán, vì không phân biệt được sự khác biệt giữa chữ Nôm và Hán.
    Từ thế kỷ 13, bắt đầu có dấu vết của chữ Nôm, là thứ chữ dựa theo cách tạo chữ Hán gọi là lục thư để chế ra chữ mới nhằm diễn tả âm Nôm, phân biệt với chữ Hán, âm Hán và âm Hán-Việt.
    Thí dụ: Gặp chữ "- ", âm Hán là "dách" theo Quảng Ðông, âm Hán-Việt đọc là "nhất" nghĩa là "một".
    Như trên vừa trình bầy, người Việt hầu như chưa có chữ viết để diễn tả chữ "một" là tiếng Nôm (Thực ra, người Việt cổ đã có chữ Khoa Ðẩu viết như đuôi nòng nọc, là văn tự của người Mường ở Thanh Hóa gọi là chữ Châu với 35 chữ cái, còn được khắc trên đền tháp Poh Ino Nogar ở Nha Trang... nhưng thứ chữ này bị chữ Hán lấn át mai một đi). Nên người Việt khi ấy mới đặt ra chữ Nôm để diễn tả tiếng Nôm: "một, hai, ba...". Trường hợp của Nhật Bản (gọi là Quốc Tự) và Ðại Hàn cũng xảy ra tương tự như vậy.
    Chữ Nôm là loại ký tự do người Việt dựa vào cách tạo chữ Hán mà đặt ra, nên người Hoa và Nhật không đọc được. Tuy vậy cũng có một số chữ Nôm hoàn toàn viết y như Quốc Tự của Nhật, không biết do "chí lớn" gặp nhau hay do dịp giao lưu văn hóa nào mà có sự trùng hợp như vậy? Hai lối tạo chữ Nôm thông dụng nhất là Giả Tá và Hài Thanh mà Nhật Bản gọi là Hình Thanh.
    Giả Tá tức là mượn âm mà không mượn ý như: chữ "một", mượn chữ có âm Hán-Việt là "Một" với nghĩa "mai một" làm chữ Nôm chỉ số một (1), "Ba" là ba (3).

    Hài Thanh là một bên chỉ ý và một bên chỉ âm (có khi cả ý), như chữ Nôm: "hai" là (2), gồm phần sau là chữ "nhị" chỉ ý hai (2), và phần trước là chữ "đài" để chỉ âm tương tự là "hai, "bốn" gồm phần trên là chữ "tứ" chỉ ý, và phần dưới là chữ "bổn" để chỉ âm là "bốn" (4).
    Ðể tưởng nhớ đến Phùng Hưng đã nổi lên chống lại Hà Liễm Tru Cầu của Cao Chính Bình năm 791, người đời sau đã tôn ông là "Bố Cái Ðại Vương" , "Bố" là cha và "Cái" là mẹ, đây là 2 chữ Nôm mượn 2 chữ Hán có cùng âm, tức theo lối Giả Tá, còn "Bố Cái" theo chữ Hán thì không có nghĩa gì cả. Nhà Ðinh tiếp theo nhà Ngô, sau khi thống nhất 12 sứ quân đặt tên nước là "Ðại Cồ Việt". "Ðại" là chữ Hán, nghĩa là lớn còn "Cồ" là chữ Nôm cũng nghĩa là lớn, mượn dùng chữ Hán "Cù" nghĩa là "thấy mà nao lòng" theo lối Giả Tá; Ở đây chúng ta thấy hiện tượng dùng "đại cồ" với chữ Hán và Nôm cùng nghĩa, điều này cũng không lạ vì tương tự như ngày nay, đôi khi chúng ta dùng "in ấn", "sao chép", "nhập vào", "xuất ra", "phân chia", "riêng tư"...
    Loại chữ Nôm này bắt đầu nổi tiếng với thơ Tế Cá Sấu của Hàn Thuyên vào đầu nhà Trần thế kỷ 13. Bia thời Trần Dụ Tông năm 1343 đã khắc tên tiếng Nôm 20 làng bằng lối Giả Tá chữ Hán được coi là giai đoạn khởi đầu tạo chữ Nôm. Chữ Nôm được Hồ Quý Ly, một nhà cải cách lớn của dân tộc đầu thế kỷ 15 ủng hộ, ra lệnh dùng trong triều đình và các văn thư, cho dịch "Tứ Thư Ngũ Kinh" ra chữ Nôm... Các bài thơ và câu đối bằng chữ Nôm hai nghĩa rất dí dỏm và táo bạo của bà Hồ Xuân Hương cuối thời hậu Lê đã nâng giá trị thứ chữ này lên một bậc. Ðặc biệt vua Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792) nhà Tây Sơn đã ra lệnh bỏ Hán văn chứ không phải bỏ chữ Hán, cổ võ dùng chữ Nôm trong văn thư, thi cử và truyền bá trong dân chúng vào hậu bán thế kỷ 18, 19... để nâng cao tinh thần dân tộc và độc lập về văn hóa.
    Tiếc rằng triều đại nhà Hồ có 7 năm và Quang Trung có 15 năm, chữ Nôm khi đó cũng còn đang phát triển, chưa thống nhất (nhiều cách viết) và hoàn bị, quá phức tạp và dễ nhầm... Thời hưng thịnh của chữ Nôm được đánh dấu bằng một loạt các chuyện dân gian hay phóng tác như Chinh Phụ Ngâm, Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du (1765-1820), Bích Câu Kỳ Ngộ... thế kỷ 18, 19. Các tác phẩm lừng danh của nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940) đều được viết bằng Hán văn, sau đó mới được dịch ra chữ Nôm và nhất là Quốc Ngữ để truyền bá rộng rãi.
    Nhà Nguyễn vì chống nhà Tây Sơn và cho là chữ Nôm còn thô sơ nên chủ trương quay về với chữ Hán. Cho đến khi Pháp đô hộ và ra sắc lệnh sử dụng chữ Quốc Ngữ (bắt đầu được hình thành từ thế kỷ 17 bởi các nhà truyền giáo Âu Tây) vào năm 1911, bắt đầu dùng dạy học từ năm 1920 và người Việt chính thức công nhận dùng trên toàn quốc từ năm 1945 thì người Việt coi như không dùng chữ Hán và Nôm nữa. Cái lợi của chữ Quốc ngữ là việc giáo dục dễ phổ cập nhưng cũng có cái hại là người thời nay hầu như bị đoạn lìa với văn hóa quá khứ tức nền văn hiến của chính mình.

    4- Thời Phục Hưng Chữ Hán, Nôm
    Theo với đà phát triển kinh tế, khoảng 70% vốn đầu tư vào Việt Nam là từ các nước thuộc hệ văn hóa Hán. Nên không cần kêu gọi mà số người học tiếng Hoa và Nhật gia tăng rất nhanh. Tới năm 2000, ước tính có khoảng hơn 100,000 người biết ít nhiều chữ Hán (trước đó, mỗi năm đại học Văn Khoa, ban Hoa Ngữ chỉ có độ 10-20 người học). Với thời gian, số vốn chữ Hán của những người này càng nhiều, một số người sẽ có khuynh hướng tìm hiểu thêm chữ Nôm. Do đó, đối với người Việt, chữ Hán và Nôm có cơ hội phục hưng phần nào.
    Thêm nữa, cùng với sự phát triển của máy điện toán, việc đánh chữ Hán và nay đánh cả chữ Nôm (được ISO = International Standardization Organization = Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế chính thức công nhận) đã trở nên dễ dàng, số người theo đuổi sẽ gia tăng. Với một lúc số tối thiểu nào đó khoảng vài phần ngàn, những người biết chữ Hán và Nôm sẽ góp phần đắc lực trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Từ nay, bất cứ một bài thơ hiện đại nào bằng chữ Quốc Ngữ cũng có thể đánh lại bằng chữ Nôm (trong có một số chữ Hán) là thứ chữ cổ của dân tộc thì cũng là điều thú vị lắm vậy.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5- Quá Trình Tạo Chữ Nôm Trên Máy Ðiện Toán

    Một số người cũng nghĩ tới việc đưa chữ Nôm vào máy điện toán. Tổng cộng có khoảng hơn 10,000 chữ Nôm của Việt Nam, trong đó có gần 5,000 chữ thuần Nôm và 5,000 chữ trùng hình với chữ Hán (mượn âm chữ Hán). Việc thiết kế chữ Nôm rất phức tạp, số lượng lại quá lớn, nên đã có những khởi đầu từ 8 năm qua, nhưng vẫn chưa đạt kết qủa mong muốn. Về việc đưa chữ Nôm dạng chấm (dot) lên máy điện toán, chúng tôi tại Nhật Bản đã đưa một số chữ lên từ năm 1991, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm tại Việt Nam đưa lên từ khoảng năm 1993-94 và tạm hoàn tất năm 1998 tổng cộng gần 9,000 chữ, VN-ThinArt tại Pháp Quốc đưa lên từ năm 1995, cho tới năm 1998 được khoảng 1,500-2,000 chữ cho cả máy Windows và Macintosh.
    Năm 1998, hầu hết chữ Nôm đã được Viện Nghiên Cứu Hán Nôm và Viện Công Nghệ Thông Tin Việt Nam đăng ký trong bảng mã ISO (Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế). Từ năm 1997, khoảng 2,500 chữ thuần Nôm đã được công ty AI-Net ở Nhật Bản đưa vào hệ thống của họ, hệ thống này có thể đánh khoảng 80,000 chữ thuộc họ Hán các loại dạng chấm, tức chữ Hán cũ (phồn thể của Ðài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và đa số người Hoa ở hải ngoại), chữ Hán mới (giản thể của Trung Quốc), chữ Hán hay Quốc Tự (tương tự chữ Nôm) của Nhật Bản, chữ Hán hay Quốc Tự của Triều Tiên...
    Từ năm 1999, hệ thống mới đã nâng lên tổng số 90,000 ký tự, bao gồm các văn tự thuộc họ Hán, và giúp đưa vào hầu như tất cả chữ thuần Nôm, dạng "True Type" rất đẹp, được thu gọn trên một đĩa CD-ROM. Với Windows 95/98, người Việt có thể dùng tạm, tức gọi chữ Hán ra theo lối Nhật Bản hay Trung Hoa (bằng nét, bộ, âm, mã số và cả bằng tiếng Anh...).
    Tuy nhiên, cần lưu ý là hệ thống "Kim Tích Văn Tự Kính = Konjaku Moji Kyo" đánh ra chữ, phải chuyển đến bảng gắn tạm (clipboard) rồi mới chuyển vào văn bản đang đánh. Số chữ Hán của từ điển trong Windows 98 phiên bản tiếng Nhật tổng cộng là 12,156 chữ. Thông thường như vậy là cũng đủ lắm rồi. Dùng chương trình xử lý văn tự (word processor) như MS Word đánh chữ Nhật, trong có chữ Hán khá mau. Do đó, chỉ khi nào cần đánh những chữ Hán ngoài từ điển trên hay chữ Nôm của Việt Nam mới cần đến sự hỗ trợ hệ thống này.
    Ðối với người Việt, công ty AI-Net còn chế ra một phiên bản đặc biệt có thêm phần từ điển tra chữ Hán, Nôm (theo danh sách do chúng tôi trao gồm gần 5,000 chữ thuần Nôm đã được đăng ký ISO và do Viện Nghiên Cứu Hán Nôm cung cấp) bằng tiếng Quốc Ngữ. Chúng tôi đã đề nghị dùng lối đánh VietNet tức VIQR, như:
    "năm" đánh là "na(m", kích nút tra tìm bộ phận sẽ hiện ra chữ Nôm là: "năm (năm tháng)" và "năm (số 5)", người dùng sẽ chọn chữ thích hợp.

    "người" đánh là "ngu+o+i`", kích nút tra tìm bộ phận sẽ hiện ra chữ Nôm là: "người".
    Hệ thống này hoàn thành tháng 3/1999 và sẽ hoàn bị hơn vào năm 2000. Sau đó thì ai cũng có thể đánh Hán, Nôm được. Ðiều này sẽ giải quyết tận gốc rễ các bế tắc trong việc sắp chữ Hán, Nôm xưa nay của người Việt.

    6- Triển Vọng Của Chữ Quốc Ngữ, Hán, Nôm
    Chữ Quốc Ngữ được chính nhà cầm quyền Việt Nam công nhận từ 1945. Do đó, dù gì đây cũng chỉ là phần ngọn của cây văn hóa Việt Nam. Nếu muốn bảo tồn và phát huy văn hóa thì chương trình trên là công cụ tốt nhất mà nhiều người mong đợi. Việc bảo tồn và phát huy văn hóa, nhất là văn hóa cổ sẽ tiến một bước rất dài.
    Từ đó chúng ta có thể dồn nổ lực thu thập, ghi lại tất cả các gia sản văn hóa rải rác vào DVD. Thí dụ như từ một bản văn trên bia miếu hay sách... làm ra 4 bản:
    Bản sao chụp: Ðây là bản gốc để tránh ngày càng mai một không đọc được.
    Bản đánh máy: Bằng Hán, Nôm rõ ràng, dễ đọc, dễ lưu trữ và truyền đi bằng máy điện toán.
    Bản phiên âm: Phiên âm Hán-Việt hay Nôm cho quảng đại người Việt có thể đọc được.
    Bản giải thích: Ghi chú cặn kẽ ý nghĩa, điển tích, để mọi người Việt thời nay hiểu được...
    Xem thí dụ dẫn chứng bằng 4 cầu thơ Kiều dưới.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5- Quá Trình Tạo Chữ Nôm Trên Máy Ðiện Toán

    Một số người cũng nghĩ tới việc đưa chữ Nôm vào máy điện toán. Tổng cộng có khoảng hơn 10,000 chữ Nôm của Việt Nam, trong đó có gần 5,000 chữ thuần Nôm và 5,000 chữ trùng hình với chữ Hán (mượn âm chữ Hán). Việc thiết kế chữ Nôm rất phức tạp, số lượng lại quá lớn, nên đã có những khởi đầu từ 8 năm qua, nhưng vẫn chưa đạt kết qủa mong muốn. Về việc đưa chữ Nôm dạng chấm (dot) lên máy điện toán, chúng tôi tại Nhật Bản đã đưa một số chữ lên từ năm 1991, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm tại Việt Nam đưa lên từ khoảng năm 1993-94 và tạm hoàn tất năm 1998 tổng cộng gần 9,000 chữ, VN-ThinArt tại Pháp Quốc đưa lên từ năm 1995, cho tới năm 1998 được khoảng 1,500-2,000 chữ cho cả máy Windows và Macintosh.
    Năm 1998, hầu hết chữ Nôm đã được Viện Nghiên Cứu Hán Nôm và Viện Công Nghệ Thông Tin Việt Nam đăng ký trong bảng mã ISO (Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế). Từ năm 1997, khoảng 2,500 chữ thuần Nôm đã được công ty AI-Net ở Nhật Bản đưa vào hệ thống của họ, hệ thống này có thể đánh khoảng 80,000 chữ thuộc họ Hán các loại dạng chấm, tức chữ Hán cũ (phồn thể của Ðài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và đa số người Hoa ở hải ngoại), chữ Hán mới (giản thể của Trung Quốc), chữ Hán hay Quốc Tự (tương tự chữ Nôm) của Nhật Bản, chữ Hán hay Quốc Tự của Triều Tiên...
    Từ năm 1999, hệ thống mới đã nâng lên tổng số 90,000 ký tự, bao gồm các văn tự thuộc họ Hán, và giúp đưa vào hầu như tất cả chữ thuần Nôm, dạng "True Type" rất đẹp, được thu gọn trên một đĩa CD-ROM. Với Windows 95/98, người Việt có thể dùng tạm, tức gọi chữ Hán ra theo lối Nhật Bản hay Trung Hoa (bằng nét, bộ, âm, mã số và cả bằng tiếng Anh...).
    Tuy nhiên, cần lưu ý là hệ thống "Kim Tích Văn Tự Kính = Konjaku Moji Kyo" đánh ra chữ, phải chuyển đến bảng gắn tạm (clipboard) rồi mới chuyển vào văn bản đang đánh. Số chữ Hán của từ điển trong Windows 98 phiên bản tiếng Nhật tổng cộng là 12,156 chữ. Thông thường như vậy là cũng đủ lắm rồi. Dùng chương trình xử lý văn tự (word processor) như MS Word đánh chữ Nhật, trong có chữ Hán khá mau. Do đó, chỉ khi nào cần đánh những chữ Hán ngoài từ điển trên hay chữ Nôm của Việt Nam mới cần đến sự hỗ trợ hệ thống này.
    Ðối với người Việt, công ty AI-Net còn chế ra một phiên bản đặc biệt có thêm phần từ điển tra chữ Hán, Nôm (theo danh sách do chúng tôi trao gồm gần 5,000 chữ thuần Nôm đã được đăng ký ISO và do Viện Nghiên Cứu Hán Nôm cung cấp) bằng tiếng Quốc Ngữ. Chúng tôi đã đề nghị dùng lối đánh VietNet tức VIQR, như:
    "năm" đánh là "na(m", kích nút tra tìm bộ phận sẽ hiện ra chữ Nôm là: "năm (năm tháng)" và "năm (số 5)", người dùng sẽ chọn chữ thích hợp.

    "người" đánh là "ngu+o+i`", kích nút tra tìm bộ phận sẽ hiện ra chữ Nôm là: "người".
    Hệ thống này hoàn thành tháng 3/1999 và sẽ hoàn bị hơn vào năm 2000. Sau đó thì ai cũng có thể đánh Hán, Nôm được. Ðiều này sẽ giải quyết tận gốc rễ các bế tắc trong việc sắp chữ Hán, Nôm xưa nay của người Việt.

    6- Triển Vọng Của Chữ Quốc Ngữ, Hán, Nôm
    Chữ Quốc Ngữ được chính nhà cầm quyền Việt Nam công nhận từ 1945. Do đó, dù gì đây cũng chỉ là phần ngọn của cây văn hóa Việt Nam. Nếu muốn bảo tồn và phát huy văn hóa thì chương trình trên là công cụ tốt nhất mà nhiều người mong đợi. Việc bảo tồn và phát huy văn hóa, nhất là văn hóa cổ sẽ tiến một bước rất dài.
    Từ đó chúng ta có thể dồn nổ lực thu thập, ghi lại tất cả các gia sản văn hóa rải rác vào DVD. Thí dụ như từ một bản văn trên bia miếu hay sách... làm ra 4 bản:
    Bản sao chụp: Ðây là bản gốc để tránh ngày càng mai một không đọc được.
    Bản đánh máy: Bằng Hán, Nôm rõ ràng, dễ đọc, dễ lưu trữ và truyền đi bằng máy điện toán.
    Bản phiên âm: Phiên âm Hán-Việt hay Nôm cho quảng đại người Việt có thể đọc được.
    Bản giải thích: Ghi chú cặn kẽ ý nghĩa, điển tích, để mọi người Việt thời nay hiểu được...
    Xem thí dụ dẫn chứng bằng 4 cầu thơ Kiều dưới.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Bản Phiên Âm
    "Trăm năm trong cõi người ta,
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
    Trải qua một cuộc bể dâu,
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

    Bản Giải Thích
    Trong cuộc đời ngắn dài 100 năm của con người, người có tài thường gặp cảnh éo le, tức nghịch cảnh như bị ông trời trêu tức vậy. Và qua sự đổi dời lớn lao như thể là biển xanh hóa thành nương dâu. Những điều xảy ra có lắm chuyện ngang trái, thương tâm hay vô đạo khiến khi nhìn thấy càng thêm tan nát cõi lòng.
    Như vậy bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể lưu trữ và tìm hiểu cả gia sản văn hóa gần 5,000 năm văn hiến của mình. Phần văn hiến (văn kiện cổ) được dịch cho tới nay chỉ khoảng 5-10%, mà cũng không mấy người thấy hay đọc được bản gốc và điều nguy hại hơn nữa là nếu không sớm phục hồi, nhiều văn kiện cổ đang bị hư hỏng và mai một dần. Ai cũng biết, nếu chúng ta chịu khó học thêm về chữ Hán, Nôm chắc chắn sẽ "giỏi" tiếng Việt hơn.

    Ðánh chữ Hán - Nôm trong "KIM TÍCH VĂN TỰ KÍNH" = "KONJAKU MOJI KYO"
    Hệ thống này do người Nhật thực hiện nên để sử dụng, điều kiện tiên quyết là người dùng phải biếi tiếng Nhật, hay ít ra là chữ Hán, để có thể đọc được các hướng dẫn và cách đánh bằng âm Nhật hay Hoa. Nay với bản dịch cuốn cẩm nang bằng tiếng Việt, chúng tôi hy vọng có thể giúp người Việt chỉ biết ít chữ Hán (không biết tiếng Nhật và Hoa) là có thể đánh nhiều loại ký tự thuộc hệ chữ Hán (trong số đó có cả việc đánh bằng chữ Quốc Ngữ rồi đổi ra chữ Nôm rất dễ dàng).
    Với hệ thống 90,000 ký tự các loại thì việc tra tìm tất nhiên rất phức tạp. Các dẫn chứng bên dưới thường dùng các chữ Hán khó, để cho thấy là dù khó như vậy vẫn có thể đánh được. So với đánh chữ La Tinh thì thời gian có thể tốn gấp 5-10 lần.
    Nhưng xin đừng nản chí, hãy nhớ là hàng ngàn năm qua, chúng ta chưa bao giờ tự sắp được chữ Hán, Nôm (công việc ấy, thời phong kiến, chỉ có triều đình mới làm được ở một mức giới hạn nào đó). Cho đến đầu thập niên 90, ở Việt Nam chỉ có nhà in người Hoa, với thợ chuyên môn mới sắp được khoảng 5-10,000 con chữ bằng chì pha kẽm mà thôi. Người Việt dù giỏi chữ Hán cách mấy cũng không thể sắp chữ in ngược như vậy được. Còn chữ Nôm của chúng ta thì cho tới nay hầu hết là viết tay, nên chữ vừa to, vừa không chuyên nghiệp, khó mà đẹp và phổ biến rộng rãi được. Nay chúng ta có trong tay gần 90,000 ký tự trên máy điện toán, xét ra đã tiện lợi gấp 100 lần. Người xưa đã có câu: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
    Nếu so với người mài sắt nên kim, hay các chuyên gia bỏ công ra thực hiện 90,000 ký tự chữ Hán các loại, có cả hầu hết chữ Nôm của chúng ta... thì việc bỏ công ra học lấy cách dùng có thấm vào đâu. Mong bạn đọc kiên trì, bước vào khu rừng chữ nghĩa mù mịt nhưng vô cùng phong phú và lắm cái hay lạ này.
    Ðỗ Thông Minh

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Bản Phiên Âm
    "Trăm năm trong cõi người ta,
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
    Trải qua một cuộc bể dâu,
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

    Bản Giải Thích
    Trong cuộc đời ngắn dài 100 năm của con người, người có tài thường gặp cảnh éo le, tức nghịch cảnh như bị ông trời trêu tức vậy. Và qua sự đổi dời lớn lao như thể là biển xanh hóa thành nương dâu. Những điều xảy ra có lắm chuyện ngang trái, thương tâm hay vô đạo khiến khi nhìn thấy càng thêm tan nát cõi lòng.
    Như vậy bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể lưu trữ và tìm hiểu cả gia sản văn hóa gần 5,000 năm văn hiến của mình. Phần văn hiến (văn kiện cổ) được dịch cho tới nay chỉ khoảng 5-10%, mà cũng không mấy người thấy hay đọc được bản gốc và điều nguy hại hơn nữa là nếu không sớm phục hồi, nhiều văn kiện cổ đang bị hư hỏng và mai một dần. Ai cũng biết, nếu chúng ta chịu khó học thêm về chữ Hán, Nôm chắc chắn sẽ "giỏi" tiếng Việt hơn.

    Ðánh chữ Hán - Nôm trong "KIM TÍCH VĂN TỰ KÍNH" = "KONJAKU MOJI KYO"
    Hệ thống này do người Nhật thực hiện nên để sử dụng, điều kiện tiên quyết là người dùng phải biếi tiếng Nhật, hay ít ra là chữ Hán, để có thể đọc được các hướng dẫn và cách đánh bằng âm Nhật hay Hoa. Nay với bản dịch cuốn cẩm nang bằng tiếng Việt, chúng tôi hy vọng có thể giúp người Việt chỉ biết ít chữ Hán (không biết tiếng Nhật và Hoa) là có thể đánh nhiều loại ký tự thuộc hệ chữ Hán (trong số đó có cả việc đánh bằng chữ Quốc Ngữ rồi đổi ra chữ Nôm rất dễ dàng).
    Với hệ thống 90,000 ký tự các loại thì việc tra tìm tất nhiên rất phức tạp. Các dẫn chứng bên dưới thường dùng các chữ Hán khó, để cho thấy là dù khó như vậy vẫn có thể đánh được. So với đánh chữ La Tinh thì thời gian có thể tốn gấp 5-10 lần.
    Nhưng xin đừng nản chí, hãy nhớ là hàng ngàn năm qua, chúng ta chưa bao giờ tự sắp được chữ Hán, Nôm (công việc ấy, thời phong kiến, chỉ có triều đình mới làm được ở một mức giới hạn nào đó). Cho đến đầu thập niên 90, ở Việt Nam chỉ có nhà in người Hoa, với thợ chuyên môn mới sắp được khoảng 5-10,000 con chữ bằng chì pha kẽm mà thôi. Người Việt dù giỏi chữ Hán cách mấy cũng không thể sắp chữ in ngược như vậy được. Còn chữ Nôm của chúng ta thì cho tới nay hầu hết là viết tay, nên chữ vừa to, vừa không chuyên nghiệp, khó mà đẹp và phổ biến rộng rãi được. Nay chúng ta có trong tay gần 90,000 ký tự trên máy điện toán, xét ra đã tiện lợi gấp 100 lần. Người xưa đã có câu: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
    Nếu so với người mài sắt nên kim, hay các chuyên gia bỏ công ra thực hiện 90,000 ký tự chữ Hán các loại, có cả hầu hết chữ Nôm của chúng ta... thì việc bỏ công ra học lấy cách dùng có thấm vào đâu. Mong bạn đọc kiên trì, bước vào khu rừng chữ nghĩa mù mịt nhưng vô cùng phong phú và lắm cái hay lạ này.
    Ðỗ Thông Minh

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Năm Mùi, thử tìm hiểu chữ D (và Dz) trong tiếng Việt
    Nguyên Nguyên
    Năm Mùi, năm con Dê chắc không có gì thích hợp bằng thử tìm hiểu và khảo sát về chữ D trong tiếng Việt.
    Trước hết, Mùi thật ra là một từ Nôm, chứ không phải Hán Việt như thường dễ lầm tưởng. Mùi theo tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính, chỉ có một cách viết, giả tá từ chữ Hán Việt: VỊ. Thành ra Mùi, một trong 12 con giáp, mang nghĩa chính: Mùi Vị. Hoàn toàn không có con thú nào mang tên con Mùi cả. Chỉ có năm Mùi, tuổi Mùi, chứ không hề có con mùi dùng để chỉ con dê. Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh ghi Mùi: ?~Vị thứ 8 của 12 địa-chi?T. Địa-chi chính là từ cổ của con Giáp, 12 con giáp. Vị thứ 8 mang nghĩa vị trí thứ 8, đếm từ: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ . . . MÙI. Rồi kết thúc bằng: Thân Dậu Tuất Hợi.
    Có người cũng thắc mắc tại sao năm Mùi trong tiếng Tàu lúc dịch ra tiếng Anh, khi thì Năm Con Dê (year of the Goat), khi thì Năm con Cừu (year of the Ram). Hỏi một người Hoa, nói tiếng Quảng Đông hay tiếng Quan thoại, người Hoa đó có thể gặp lúng túng không ít bởi đây chính là một trong những điểm yếu nhất của tiếng Tàu, về phía danh từ. Không hiểu vì sao, họ chỉ dùng mỗi một từ để chỉ cùng một lúc con Dê và con Cừu (trừu). Đó là Dương (yang). Chữ Tàu viết ra Dương theo lối tượng hình, xem gần gần xa xa rất giống hình con Dê hay con Cừu đang ngồi đối mặt. Dương trong ?~Biển Thái Bình Dương?T cũng vay mượn Dương của con dê con cừu, vàkèm thêm ba vạch nhỏ chỉ Nước, bộ Thủy. Dê xồm, quan thoại gọi Lao gong yang (Lão công dương), dê sữa gọi nai yang (nại yương), cừu con hoặc dê con gọi yang gao (dương cao). Thỉnh thoảng nếu muốn phân biệt người Hoa sẽ gọi Shan Yang (sơn dương ?" con dương núi) để chỉ DÊ, và Mián yáng (miên dương) cho con CỪU. Miên có nghĩa bông tơ. Miên dương là con dương cho lông làm tơ sợi, tức Cừu. Vào một tiệm Tàu ở Uùc thỉnh thoảng người ta thấy trong thực đơn món shuán yáng róu (loát dương dục) tức lẩu dê, thường dịch sai sang tiếng Anh là Lamb Steamboat. Lamb tiếng Anh chỉ có nghĩa cừu non, cừu tơ - trong khi Lamb steamboat dùng để chỉ món lẩu dùng thịt Dê, lẩu dê. Điểm này chính những người Hoa, ít khi đi ăn tiệm với những món này, đôi khi cũng lầm. Họ lầm Lamb steamboat là lẩu thịt cừu tơ, chứ thật ra: Lẩu Dê.
    Thịt dê nổi tiếng là một thứ thịt ít chất mỡ và có rất nhiều vị thuốc bổ. Thịt dê nhiều khi được dùng như một thứ thịt giả cầy, giả thịt chó cho dân hâm mộ thịt cầy ?" nhất là những người xa xứ. Thật ra, hai món trứ danh nhất của dê vẫn là lẩu dê và cà-ri dê. Lẩu dê xuất xứ từ bên Tàu, phía Bắc. Cà-ri dê bắt nguồn từ Aán Độ. Lẩu dê thường ăn vào mùa đông, và theo vị thuốc, thuộc chất ?odương? đem lại ấm áp cho cơ thể. Cà ri dê thì khỏi nói, nó cũng cay và hoàn toàn dương, dương kiểu Aán. Thành ra dê cũng lại ngẫu nhiên một thứ thịt duy nhất của bán đảo InĐô-China, tổng hợp được một lượt ảnh hưởng bếp núc của Ấn và Hoa, cà-ri dê và lẩu dê.
    Bây giờ xin hãy nhìn kỹ chữ D. Nó rất lạ. So với hầu hết các ngôn ngữ dùng mẫu tự La-tinh, D-Việt thật kỳ lạ. Nó không có phát âm Đ như bất cứ thứ tiếng nào như tiếng Tây, tiếng Anh (dans, dentist, doctor, déja-vu, dancing, diaspora, . . .) mà lại phát âm như Y trong như tiếng Anh, tiếng romanji của Nhật, tiếng pinyin của quan-thoại. Yes, you, yell, yesterday, Yul Brynner, Yamamoto, Yamada, Fuji-Yama, Yang Guo (Dương Qua), Yang Gui Fei (Dương Quí Phi), yu bao (dự báo), biao yan (biểu diễn), . . .. Thật lạ. D dùng để phát âm thay cho Y. Chỉ ở một lý do đơn giản: Những tác giả đầu tiên của chữ quốc ngữ là những cố đạo, giáo sĩ, trước hết người Bồ Đào Nha, và sau đó người Pháp. Tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp thông thường không xài chữ cái Y .
    D-Tây đã được gượng gạo dùng cho các âm đáng lẽ phải dùng Y. Yung nhan, thôn yã, yung yịch, yũng cảm, v.v. đã được viết: dung nhan, thôn dã, dung dịch, dũng cảm, v.v.. Do đó D-tây (đọc Đ) bị trống chỗ. Các tác giả ban đầu của quốc ngữ mới mượn mẫu tự Đ từ bộ chữ a-b-c (alphabet) của tiếng nước Iceland (Băng Đảo) nằm phía Bắc nước Anh, đem trám vào vị trí của D-Tây: Đ.
    Để tránh lộn xộn chúng ta nhớ:
    D-Tây: phát âm Đ
    D-Việt: phát âm Y
    Trừ một vài ngoại lệ, các từ Hán Việt bắt đầu bằng D-Việt đều có phát âm của Y trong tiếng quan thoại (theo pinyin) và tiếng Quảng Đông:
    dậu= you / dịch giả= yì zhe / dã = thôn dã= cun ye / dâm ô= yin wu / dầu = yóu / dị=yì / dùng= yòng / DŨNG cảm= yong găn / dự báo: yu bao / dự bị: yu bei / dược sĩ: yào shi / dực= yì (cánh chim) / dừa= ye / diệp= yè / du đảng: yu dàng / du hành: you xing / du khách: you ke / dụng cụ: yong ju / diện tích: miàn ji / diệt chủng: miè zhong / diều: yào / dinh trại: yíng zhài / diệu vợi: tiáo yáo / dĩnh ngộ: ying wu.
    Những thí dụ khác:
    Do Thái: you tai / doanh nghiệp: ying ye / doanh thương: ying shang / Dung dich= rong yè / du lịch: yu lì / a dua: a yú / ********: qíng yù / du thủ du thực: you shou yóu shí / duyên phận: yuan fen / duyệt: yué / dư âm: yu yin / dư luận: yú lùn / Dì= yí / diễn viên= yăn yuán / ẩn dật= yin yì / dưỡng dục= yang yu / dương= yang / Dạ (đêm)= ye.
    Ta thấy rõ: Chỉ trừ một hai ngoại lệ, có lẽ do chính biến chuyển của tiếng Tàu qua hàng ngàn năm, D được đưa ra thay thế cho Y. Các ngoại lệ đó là:
    Diện (bề mặt): diện tích, diện mạo / tiếng quan thoại đọc Mian cho diện
    Dân (dân chúng, nhân dân): quan thoại: Min. Giang Trạch Dân= Jiang Ze Min
    Danh (danh tánh, danh tiếng): quan thoại Ming
    Diệt (diệt chủng): quan thoại Mie.
    Việc đem D ra thay cho Y thật ra là một việc làm hết sức táo bạo. Bởi nó không những đi ngược với đa số các ngôn ngữ Tây Phương mà lại không đồng thuận với rất nhiều ngôn ngữ láng giềng có nhiều ảnh hưởng qua lại với tiếng Việt, như tiếng Tàu, tiếng Nhật. Yang Gui Fei / Yamada / Fuji-yama / Yamamoto, v.v. Nó cũng lại khó nhận diện, ngay cả đối với người Pháp ?" những người Pháp cần dùng tiếng Việt trong công tác truyền giáo, hay ngay cả việc hành chánh tại Đông Dương. Bởi D-Tây và D-Việt đều viết bằng D. Nhưng D-tây đọc Đ, và D-Việt đọc Y.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này