1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục lục box Tiếng Việt-Từ điển tra cứu trực tuyến-Tuyển tập các bài viết(SƯU TẦM) về Tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi home_nguoikechuyen, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    (không nhớ là bài này đã post ở mục nào chưa,thôi thì cứ post lên đây ai chưa đọc thì đọc vậy!)
    Hát Bộ hay Hát Bội
    1. Xuất xứ.
    Theo sách ?oPhong tục Miền nam qua mấy vần ca dao? của tác giả Đoàn văn Hội, phần ?oPhong tục thôn quê?, tác giả đã giới thiệu tổng quát:
    ?oMặc dù ca dao Nam Việt chuyên tả tình tả cảnh, song ca dao còn là tiếng nói của các bạn bình dân, nó là sản phẩm của đồng ruộng, của làng mạc sau lũy tre xanh, nên nó phản ảnh cả phong tục tập quán của dân quê nơi thôn dã?... Chẳng hạn, người dân quê miền Nam quan niệm ?oxướng ca vô loại?, nên đã nghiêm cấm con cái, không cho con cái làm nghề hát bội:
    ?oTrồng trầu trồng lộn với tiêu
    Con theo hát bội, cũng liều con hư.?
    Theo cuốn ?oThuần phong mỹ tục VIỆT NAM? của Sơn Nam, trong phần ?oLễ xây chầu?, ông viết: ?oNét đặc trưng của đình miếu Nam Việt (kể luôn Bình thuận của Trung Việt, là địa bàn của Gia Định Thành do Tả Quân Lê văn Duyệt cai quản) là dịp cúng lễ Kỳ yên tại các đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh hằng năm ,phải có lề Xây chầu, Đại bội rồi đến Hát bô.i. Vì vậy, người điều khiển ban cúng tế cần hiểu khái quát (nếu không muốn nói là chi tiết) về lễ nhạc, về xây chầu và hát bô.i.?
    Từ đó, ta thấy ?ohát bội? là hình thái văn nghệ có mặt thường trực, gần gũi trong các đình làng miền Nam.
    Ngoài ra, căn cứ vào các chữ dùng trong câu ca dao, ta thấy chữ dùng rất nôm na, không cầu kỳ, giống như lời nói thường của những người nhà quê ở làng xóm miền Nam, một thứ ngôn ngữ rặt ?omiệt vườn?.
    Từ những nguồn gốc và nhận xét trên cho phép ta kết luận câu ca dao vừa nêu có xuất xứ từ miền Nam.
    2. Hát bộ hay hát bội
    Theo tự điển của Thanh Nghị:
    Bộ: là dáng dấp hiện ra bên ngoài, điệu bộ (manière d?Têtre).
    Hát bộ: Lối hát có điệu bộ (chantave gestes).
    Bội: Cuộc diễn trò, hát với điệu bộ (chỉ dùng trong tiếng hát bội) {théâtre}.
    Hát bội: Là hát có tuồng, có lớp lang, diễn theo các truyện tích xưa (théâtre classique).
    Theo nhà văn Sơn Nam trong ?oThuần phong mỹ tục Việt Nam? :
    ?oHát bội phải gắn bó với tế lễ. Nếu tế lễ là lời cầu nguyện được ban phước, dân làng hứa tuân thủ kỹ cương, giữ thuần phong mỹ tục thì hát bội phải minh họa những lời hứa ấy với hình tượng cụ thể, không phải là những từ ngữ sáo rỗng, mơ hồ .Bởi vậy cần lựa chọn tuồng tích thích hợp. Thí dụ như tuồng ?oThần nữ dâng ngủ linh kỳ? thường được các đoàn hát bội hát trong dịp lễ cúng đình Kỳ yên vì lẽ tình lý giữa mẹ con, chồng vợ, cùng việc nước đều vẹn toàn, phù hợp với tâm lý cùng đạo lý của xã hội đương thời? (......) Tế lễ mà thiếu hát bội và phần mở đầu là xây chầu quả là thiếu sót lớn.?
    Theo Tự điển thành ngữ điển tích của Diên Hương có lược kể về hát bội để hát cho nhà vua xem. Đời nhà TRẦN đội hát bội đầu tiên được thành lập có tên là đội Hát Bội Thanh Bình. Riêng nhà NGUYỄN từ:
    ?oĐời MINH MẠNG, đội lính hát bội được 137 người: 50 đồng ấu và 87 lính, có một ông Chánh Quản và một ông Phó Quản.
    Đời THIỆU TRỊ, đội lính hát bội 120 người :50 đồng ấu, 70 lính hát.
    Đời TỰ ĐỨC, 100 người: 50 đồng ấu ,50 lính hát.
    Đời ĐỒNG KHÁNH, thì giữ đội hát bội của vua TỰ ĐỨC để la.i.
    Đời THÀNH THÁI, đội hát bội cũng 100 người.
    Đời DUY TÂN, giữ nguyên đội hát bội của vua THÀNH THÁI.
    Đời KHẢI ĐỊNH,đội hát bội có 116 người: 50 đồng ấu, 66 lính hát.
    Đời BẢO ĐẠI, giữ đội hát bội của vua KHẢI ĐỊNH .Chừng vua BẢO ĐẠI thoái vị ngày 24-8dl-1945, thì đội hát bội cũng tan rã. Sau này, đội hát bội này chung đậu với nhau lo cúng tế thường năm, chứ không được ân ban như trước.?
    Tóm lại, qua các tài liệu mà tôi đọc được, không thấy tài liệu nào dùng chữ ?ohát bộ?. Tất cả thống nhất trong chữ dùng là ?ohát bội?, kể cả trong ca dao.
    3. Tại sao lại ví von trầu, tiêu vào việc hát hò.
    Trầu và tiêu là hai loại đây leo nhưng có những đặc tính khác nhau về công dụng cũng như sinh thái và môi trường.
    Tiêu là loại thực vật trồng để lấy trái, lấy hạt làm gia vị. Tiêu rất dễ trồng và trồng bất cứ nơi nào miễn là có mô đất cao, đừng đọng nước, có nọc cây khô hoặc cây sống để dây tiêu bám vào đó mà leo. Do đó, để tận dụng đất vườn, người nông dân trồng tiêu theo gốc mít, gốc xoài, gốc cau, gốc vông nem v...v... Tiêu có thể sống ở chỗ rậm rạp, thiếu ánh sáng mặt trời mà vẫn xanh tốt, vẫn có trái chín đỏ dây, đỏ nhánh nếu được vun bón, tưới nước đầy đủ.
    Trái lại trầu thì khác. Trầu phải trồng có vườn riêng biệt. Nọc trầu phải bằng gốc tre gai, hoặc những loại cây lâu mục như cây tràm lụt hoặc cây vông nem nhưng phải mé nhánh vông nem thường xuyên vì sợ nhánh vông che khuất ánh nắng, trầu không chịu trong rập. Chổ làm vườn trầu phải quang đảng, không đọng nước. Có như vậy trầu mới tốt, lá mới vàng. Trầu mà trồng lộn với tiêu, trầu không tốt được, trầu không vàng, lá sẽ nhỏ và có màu da lươn nên được gọi là trầu lươn. Người sành điệu, không ai ăn trầu lươn. Và trầu lươn cũng không dùng vào việc lễ nghĩa được. Vì rằng trầu ngoài việc để ăn với cau, theo tập tục của người VIỆT, trầu còn là biểu tượng của lễ nghĩa trong giao tiếp, cưới hỏi. Người ta tới thăm nhau, việc đầu tiên họ chào nhau bằng miếng trầu. Chẳng vì thế, mà trong tục ngữ, ca dao có đề cập rất nhiều về miếng trầu. Sau đây là một vài thí dụ:
    ?oMiếng trầu là đầu câu chuyện.?
    hoặc: ?oMiếng trầu nên dâu nhà người.?
    hoặc : ?oMiếng trầu chạm ngõ là miếng trầu bỏ đi.?
    hoặc: ?oMâm trầu, hủ rượu đàng hoàng,
    Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng thì xong.? v...v...
    Tóm lại, người nông dân họ rất thực tế, bình dị,
    đơn giản, chất phác. Thấy chung quanh mình cái gì dễ nhận là có dịp họ đem so sánh, áp dụng vào đời sống thường nhật trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái theo lễ nghĩa. Họ thấy trầu mà trồng lộn với tiêu, trầu vô dụng, không dùng vào đâu được, còn mất công tưới nước, vun phân. Thà thôi bỏ đi để cho đây tiêu còn có thêm chút phân, chút đất, tiêu xanh tiêu tốt, lợi ích hơn.
    Quan niệm xưa, việc đào hát diễn tuồng là việc ?oxướng ca vô loại?, bị khinh miệt. Những người đi hát sống một đời bềnh bồng, rày đây mai đó, ăn quán ngũ đình, không bờ không bến. Nhà nào có con gái theo đào hát bội thì cha mẹ coi như con mình hư hỏng rồi, như trầu trồng lộn với tiêu, trầu lươn, trầu trong rập ,trong mát rồi, trầu bỏ đi.
    Trên đây là một vài ý thô thiển như một góp nhặt nhỏ nhoi và xin các bạn vui lòng bổ khuyết thêm.
    Lương Thư Trung

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ::: Cung Đình Thanh :::
    Tiếng Nói Và Chữ Viết Của Người Việt Cổ

    Bài này nhắm trình bầy điểm phức tạp nhất của con người Việt cổ là tiếng nói và chữ viết. Người Hoà Bình đã có tiếng nói như thế nào? Và khi họ tiến vào địa phận nay là Trung Hoa thì họ đã đem tiếng nói đó đóng góp thế nào trong sự phát triển tiếng nói và nhất là đã đóng góp gì trong việc hình thành chữ viết tại Trung Hoa?
    Thực sự đây là vấn đề phức tạp, thuộc lãnh vực chuyên môn của các nhà ngôn ngữ học. Nhưng người viết lại không thể không đề cập đến bởi vấn đề tiếng nói dính liền với con người.
    Muốn tìm hiểu con người thì không thể không tìm hiểu tiếng nói của họ và ngược lại tìm hiểu tiếng nói tức là biết được gốc tích của con người: tiếng nói là một đặc điểm của con người. Chỉ có con người mới có ngôn ngữ. Ta có thể nói tiếng nói hay ngôn ngữ là vấn đề thiên phú chỉ riêng cho con người mà không động vật nào khác có được. Theo cách dùng rộng rãi, người ta có thể nói ngôn ngữ của tình yêu, của hoa hồng hay của loài cá vọi Nhưng nói như vậy nếu không là thậm xưng thì cũng mang
    nặng tính lãng mạng thi phú bởi như trên đã nói, ngôn ngữ là một thiên phú được dành riêng cho con người. Điểm này sẽ được trình bầy rõ hơn ở phần dưới đây. Nếu nói cho đúng thì cái gọi là ngôn ngữ của tình yêu hay của loài cá voi thực sự phải hiểu đó chỉ là một hình thức truyền đạt ý tưởng theo cách nào đó chứ không hẳn đó là một ngôn ngữ đúng theo nghĩa của danh từ này.
    Người ta khi kiên trì học hỏi thì có thể nói bất cứ ngôn ngữ nào. Như vậy nếu chúng ta nói một ngôn ngữ khác không được hay không đúng chỉ bởi chúng ta không có thói quen nói thứ tiếng đó vì một số cơ bắp ở cổ, ở lưỡi, ở môi bị điều kiện hoá đi mà thôi.
    Đến đây ta phải phân biệt ngôn ngữ với văn tự là dùng một ký hiệu nào để ghi lại ngôn ngữ thành văn bản.
    Ngày nay chúng ta có những phương tiện để ghi lại tiếng nói như máy ghi âm. Nhưng ngày xưa ngôn ngữ nói thì bay đi, chỉ có văn tự là giữ lại được cái ý mà người ta nói ra để truyền lại cho đời sạu Do đó văn tự rất quan trọng. Có thể nói, từ khi phát minh ra văn tự, nhân loại đã tiến bộ bằng đôi hia bẩy dặm và dân tộc nào làm chủ dược văn tự ở khu vực nào, dân tộc ấy làm chủ nền văn minh cả khu vực đó. Có cần phải nhấn mạnh rằng ngôn ngữ của con người càng về sau càng phân biệt mà cho đến nay đã có trên 4.000 tiếng nói khác nhau của nhiều dân tộc khác nhau. Nhưng cho đến nay chỉ có 300 chữ viết. Trong khoảg 300 loại văn tự này, số văn tự được sáng chế ra từ thời thượng cổ nghĩa là vào khoảng 2.000 năm về trước, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Xin nói thêm người Hoà Bình là người đã xuất hiện từ 10.000 năm trở về trước.
    Câu hỏi đặt ra là người Hoà Bình nói chung và người Việt thời cổ nói riêng, ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ nào?
    Muốn trả lời câu hỏi này ta phải định rõ nước Việt là một nước thuộc vùng Đông Nam Á Châu. Những điều người viết trình bày sau đây là mượn của những học giả nghiên cứu về ngữ hệ nổi tiếng từ xưa đến nay tại vùng Đông Nam Á và nói chung cả vùng Á Châu nữạ Cũng phải nói thêm, tuy ngôn ngữ nay có trên 4.000 thứ tiếng khác nhau, nhưng người ta qui nó thuộc một trong bốn Gia Đình chính là Indo-European, Afro-Asiatic, Sino-Tibetan và Austronesian.
    Gọi "Gia Đình" (Families) hay họ vì những tiếng thành viên của gia đình ấy cùng thuộc một nguồn gốc. Người ta lập bảng khoảng 200 từ (nay thu lại 100) gồm những từ thông thường nhất kể từ khi con người bắt đầu tập nóị Nếu những bảng này có những từ giống nhau, người ta cho chúng thuộc một họ, một gia đình. Nếu sự giống nhau này nhiều (trên 70% chẳng hạn) có nghĩa là hai ngôn ngữ này có họ gần với nhau, hai chủng tộc này mới chia tách ra chưa lậu Nếu hai ngôn ngữ này chỉ có ít từ giống nhau (dưới 50% chẳng hạn) có nghĩa là hai ngôn ngữ này họ xa, hai chủng tộc đã phân tách theo di truyền DNA từ lâu rồi.
    CÁC HỌC THUYẾT VỀ TIẾNG NOÍ TAỊ VÙNG ĐÔNG NAM Á
    Các học giả Tây phương, tuy chưa có sự thống nhất ý kiến, nhưng căn cứ vào những ý kiến nổi trội nhất, đã chia tiếng nói ấy ở vùng Đông Nam Á ra bốn ngôn ngữ chính như sau: 1 - Thứ nhất là ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian), theo các nhà ngôn ngữ học thì ngôn ngữ này được phân bố từ đảo Hạ-UyĐi ở phía Đông đến tận đảo Madagasca ở phía Tây, bao gồm cả Đài Loan nhưng không bao gồm phần chính lục địa Trung Hoa ngày nạy Tiếng Nam Đảo chia ra làm Nam Đảo Bắc đi qua Đài Loan là chính để vào phía Nam Trung Hoa, Nam Đảo Tây Nam đi qua Indonesia và cả Phi nữa, và Nam Đảo Đông gồm tất cả các đảo phía Đông Nam Thái Bình Dượng Nhà bác học Peter Bellwood, trong một bài tham luận đăng trong Scientific American, tháng 7/1991 cho rằng ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) là tiếng nói phát triển nhanh nhất và rộng lớn nhất thời tiền sử trải dài trên 10.000 cây số dọc các hải đảo và bờ biển, và là tiếng nói do dân tộc lấy canh nông làm chính.
    2 - Thứ nhì là tiếng Nam Á (Austroasiatic), cũng có học giả còn gọi đây là tiếng Mon-Khmer. Tiếng này được phân bố từ ven biển lưu vực sông Hoàng Hà, bán đảo Sơn Đông dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa xuống Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và vào địa phận của Bắc phần Việt Nam cho đến Trung phần Việt Nam, ngày xưa là Giao Chỉ, Cửu Chận Nguồn gốc của nó bao gồm cả những tiếng địa phương như tiếng Môn, trước là người ở Miến Điện, tiếng Khmer mà bây giờ đại diện chính là ở nước Cambodia, tiếng Việt, tiếng Mường và tiếng của các bộ lạc ở Đông Nam Á nữa như Balaung, tiếng Oar ở Trung Hoa, tiếng Munda ở Ấn Độ, tiếng của các dân tộc hải đảo phía Nam ...
    3 - Thứ ba là tiếng Tầy Thái (Tai-Kadai), được phân bố chính ở lưu vực sông Dương Tử từ phía Nam tỉnh Hồ Nam xuống vùng Quảng Tây, Quế Châu, Vân Nam và vào cả Bắc Việt Nam nữa, phía Đông ra đảo Hải Nạm Tiếng này đại diện chính là hai dân tộc Thái và Lào ở hai quốc gia độc lập Thái, Lào bây giờ và nhiều tộc người ở xen kẽ phía Nam Trung Hoa cho đến Bắc phần Việt Nạm
    4 - Ngoài ra còn một thứ tiếng ảnh hưởng rất lớn cho các cư dân ở những quốc gia không riêng vùng Đông Nam Á và cả Á Châu là tiếng Miến Tạng (Tibito-Burman). Bây giờ người ta không gọi là Miến Tạng nữa mà gọi là Hán Tạng (Sino-Tibetan). Tiếng Hán mới được biết đến nhiều chỉ gần đây thội Thời Thái Cổ chưa có thứ tiếng gọi là tiếng Hán.
    Tiếng này cổ thời chỉ được nói ở vùng Thiểm Tây, phía Bắc Tứ Xuyện Cùng với sự bành trướng của đế quốc Tần rồi Hán, tiếng Hán Tạng ngày nay được hiểu là ngôn ngữ của người Trung Hoạ
    Trong bấy nhiêu ngữ hệ, tiếng nói của người Việt hay rõ hơn người Việt thời Thái Cổ, người Hoà Bình đã thuộc ngữ
    hệ nào ? Câu trả lời của các học giả không giống nhau và chính các học giả này cũng tuỳ thời mà thay đổi ý kiến của mình nữạ Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Để đơn giản hoá, ta có thể tóm lược các ý kiến đó theo thời gian một cách vắn tắt như sau :
    Trước hết, vào khoảng thế kỷ XIX, có lẽ học giả James Logan là người đầu tiên đã cho rằng tiếng nói của người Việt thuộc ngữ hệ Nam Á mà sau ông gọi là Môn-Kmer tức là thuộc ngữ hệ Austroasiatic. Hồi đó J. Logan gọi là Môn-Anam (James Logan 1852). Đến đầu thế kỷ thứ XX, nhà học giả Maspéro (1912) lại xếp tiếng Việt vào ngữ hệ Tày Thái (Tai-Kadai). Vì ông là một học giả lớn nên ý kiến của ông đã một thời ảnh hưởng rất quan trọng đến các học giả khác.
    Lấy một thí dụ : học giả W. Schmidt năm 1905 đã xếp tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn-Khmer như J. Logan, nhưng rồi sau khi sách được tái xuất bản, bị ảnh hưởng của Maspéro, ông đã đổi lại ý kiến và cho rằng tiếng Việt thuộc ngữ hệ Tầy Thái (1956).
    Vào khoảng giữa thế kỷ XX, nhà học giả Andre G. Haudricourt, trong những năm 52, 53, 54, 55 lại xếp tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á (Austro-Asiatic) và vì ông rất kiên trì bảo vệ ý kiến của mình trong nhiều tác phẩm liên tiếp nhau suốt nhiều năm, nên ý kiến này đã một thời có ảnh hưởng đến nhiều học giả viết về ngôn ngữ và con người Việt Nạm
    Vào thời đó nước Việt còn bị Pháp đô hộ nên tiếng Việt không được nhắc đến trong những tác phẩm khảo cổ và coi như không có vai trò quan trọng gì trong tiến trình phát triển văn hoá của vùng Đông Nam Á nói riêng và vùng Nam Á Châu nói chụng Như trước đây đã nói, trước kia người ta cho rằng dân tộc xây dựng phát triển vùng Nam Trung Hoa là dân tộc Thái (xin xem Andréas Lomel - Bài .Nguồn gốc dân tộc Việt Nạm, TS Tư Tưởng số 2 tháng 4/1999). Cũng theo chiều hướng đó những nhà nghiên cứu ngữ học cho rằng tiếng Tầy Thái mới là tiếng đã từng một thời là ngôn ngữ lãnh đạo của vùng Đông Nam Á và vùng Nam Á Châu (Paul Benedict 1942). Chỉ gần đây người ta mới đi đến kết luận là không phải dân tộc Tiền Thái (Promothai) hay là tiếng Thái (Promoaustrothai) đã giữ vai trò lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á và vùng Nam Á Châu, mà dân tộc thực sự lãnh đạo văn hoá cũng như tiếng nói lãnh đạo ngôn ngữ ở vùng Đông Nam Á và Nam Á Châu chính thực là dân tộc Việt (xem lại Joseph Needham và gần đây Edwin George Pulleyblank trong The Origins 1983).
    Từ thập niên 80 người ta lại lưu ý dến ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo (Lorraine 1984 - 1985) và người ta đề nghị nên quay lại giả thuyết mà Wilhelm Schmidt đã đưa ra từ năm 1906 về một ngữ hệ mang tên Austric bao trùm cả ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo bởi chỉ với ngữ hệ Austric này người ta mới giải quyết được cả hai vấn đề :
    - Một mặt là những mâu thuẫn của các học giả về quê hương của ngữ hệ Nam Đảọ Có người cho nó ở ven biển Đông Nam Trung Hoa như Haudricourt (1954), Bellwood (1984 - 1985), hay ở lục địa Châu Á như Kern H. (1889), có người cho quê hương nó ở vùng hải đảo Đông Nam Á như W. G. Solheim II (1984-1985), William Mitcham (1984-1985).
    - Mặt khác chỉ ngữ hệ Austric này mới xứng đáng đại biểu cho người Hoà Bình đã có sự phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Á lên tận phía Bắc Trung Hoạ Thiết tưởng giả thiết này sát với sự thực nhất vì không những nó phù hợp với những phát minh mới nhất của khảo cổ học, mà còn phù hợp với sự phát minh mới của cơ thể học và di truyền học DNA mà nhà bác học J. Ỵ Chu mới tìm ra mấy năm gần đây (TS Tư Tưởng số 7 tháng 4/2000) như sẽ được trình bầy rõ hơn ở phần dưới đậy

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ::: Cung Đình Thanh :::
    Tiếng Nói Và Chữ Viết Của Người Việt Cổ

    Bài này nhắm trình bầy điểm phức tạp nhất của con người Việt cổ là tiếng nói và chữ viết. Người Hoà Bình đã có tiếng nói như thế nào? Và khi họ tiến vào địa phận nay là Trung Hoa thì họ đã đem tiếng nói đó đóng góp thế nào trong sự phát triển tiếng nói và nhất là đã đóng góp gì trong việc hình thành chữ viết tại Trung Hoa?
    Thực sự đây là vấn đề phức tạp, thuộc lãnh vực chuyên môn của các nhà ngôn ngữ học. Nhưng người viết lại không thể không đề cập đến bởi vấn đề tiếng nói dính liền với con người.
    Muốn tìm hiểu con người thì không thể không tìm hiểu tiếng nói của họ và ngược lại tìm hiểu tiếng nói tức là biết được gốc tích của con người: tiếng nói là một đặc điểm của con người. Chỉ có con người mới có ngôn ngữ. Ta có thể nói tiếng nói hay ngôn ngữ là vấn đề thiên phú chỉ riêng cho con người mà không động vật nào khác có được. Theo cách dùng rộng rãi, người ta có thể nói ngôn ngữ của tình yêu, của hoa hồng hay của loài cá vọi Nhưng nói như vậy nếu không là thậm xưng thì cũng mang
    nặng tính lãng mạng thi phú bởi như trên đã nói, ngôn ngữ là một thiên phú được dành riêng cho con người. Điểm này sẽ được trình bầy rõ hơn ở phần dưới đây. Nếu nói cho đúng thì cái gọi là ngôn ngữ của tình yêu hay của loài cá voi thực sự phải hiểu đó chỉ là một hình thức truyền đạt ý tưởng theo cách nào đó chứ không hẳn đó là một ngôn ngữ đúng theo nghĩa của danh từ này.
    Người ta khi kiên trì học hỏi thì có thể nói bất cứ ngôn ngữ nào. Như vậy nếu chúng ta nói một ngôn ngữ khác không được hay không đúng chỉ bởi chúng ta không có thói quen nói thứ tiếng đó vì một số cơ bắp ở cổ, ở lưỡi, ở môi bị điều kiện hoá đi mà thôi.
    Đến đây ta phải phân biệt ngôn ngữ với văn tự là dùng một ký hiệu nào để ghi lại ngôn ngữ thành văn bản.
    Ngày nay chúng ta có những phương tiện để ghi lại tiếng nói như máy ghi âm. Nhưng ngày xưa ngôn ngữ nói thì bay đi, chỉ có văn tự là giữ lại được cái ý mà người ta nói ra để truyền lại cho đời sạu Do đó văn tự rất quan trọng. Có thể nói, từ khi phát minh ra văn tự, nhân loại đã tiến bộ bằng đôi hia bẩy dặm và dân tộc nào làm chủ dược văn tự ở khu vực nào, dân tộc ấy làm chủ nền văn minh cả khu vực đó. Có cần phải nhấn mạnh rằng ngôn ngữ của con người càng về sau càng phân biệt mà cho đến nay đã có trên 4.000 tiếng nói khác nhau của nhiều dân tộc khác nhau. Nhưng cho đến nay chỉ có 300 chữ viết. Trong khoảg 300 loại văn tự này, số văn tự được sáng chế ra từ thời thượng cổ nghĩa là vào khoảng 2.000 năm về trước, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Xin nói thêm người Hoà Bình là người đã xuất hiện từ 10.000 năm trở về trước.
    Câu hỏi đặt ra là người Hoà Bình nói chung và người Việt thời cổ nói riêng, ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ nào?
    Muốn trả lời câu hỏi này ta phải định rõ nước Việt là một nước thuộc vùng Đông Nam Á Châu. Những điều người viết trình bày sau đây là mượn của những học giả nghiên cứu về ngữ hệ nổi tiếng từ xưa đến nay tại vùng Đông Nam Á và nói chung cả vùng Á Châu nữạ Cũng phải nói thêm, tuy ngôn ngữ nay có trên 4.000 thứ tiếng khác nhau, nhưng người ta qui nó thuộc một trong bốn Gia Đình chính là Indo-European, Afro-Asiatic, Sino-Tibetan và Austronesian.
    Gọi "Gia Đình" (Families) hay họ vì những tiếng thành viên của gia đình ấy cùng thuộc một nguồn gốc. Người ta lập bảng khoảng 200 từ (nay thu lại 100) gồm những từ thông thường nhất kể từ khi con người bắt đầu tập nóị Nếu những bảng này có những từ giống nhau, người ta cho chúng thuộc một họ, một gia đình. Nếu sự giống nhau này nhiều (trên 70% chẳng hạn) có nghĩa là hai ngôn ngữ này có họ gần với nhau, hai chủng tộc này mới chia tách ra chưa lậu Nếu hai ngôn ngữ này chỉ có ít từ giống nhau (dưới 50% chẳng hạn) có nghĩa là hai ngôn ngữ này họ xa, hai chủng tộc đã phân tách theo di truyền DNA từ lâu rồi.
    CÁC HỌC THUYẾT VỀ TIẾNG NOÍ TAỊ VÙNG ĐÔNG NAM Á
    Các học giả Tây phương, tuy chưa có sự thống nhất ý kiến, nhưng căn cứ vào những ý kiến nổi trội nhất, đã chia tiếng nói ấy ở vùng Đông Nam Á ra bốn ngôn ngữ chính như sau: 1 - Thứ nhất là ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian), theo các nhà ngôn ngữ học thì ngôn ngữ này được phân bố từ đảo Hạ-UyĐi ở phía Đông đến tận đảo Madagasca ở phía Tây, bao gồm cả Đài Loan nhưng không bao gồm phần chính lục địa Trung Hoa ngày nạy Tiếng Nam Đảo chia ra làm Nam Đảo Bắc đi qua Đài Loan là chính để vào phía Nam Trung Hoa, Nam Đảo Tây Nam đi qua Indonesia và cả Phi nữa, và Nam Đảo Đông gồm tất cả các đảo phía Đông Nam Thái Bình Dượng Nhà bác học Peter Bellwood, trong một bài tham luận đăng trong Scientific American, tháng 7/1991 cho rằng ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) là tiếng nói phát triển nhanh nhất và rộng lớn nhất thời tiền sử trải dài trên 10.000 cây số dọc các hải đảo và bờ biển, và là tiếng nói do dân tộc lấy canh nông làm chính.
    2 - Thứ nhì là tiếng Nam Á (Austroasiatic), cũng có học giả còn gọi đây là tiếng Mon-Khmer. Tiếng này được phân bố từ ven biển lưu vực sông Hoàng Hà, bán đảo Sơn Đông dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa xuống Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và vào địa phận của Bắc phần Việt Nam cho đến Trung phần Việt Nam, ngày xưa là Giao Chỉ, Cửu Chận Nguồn gốc của nó bao gồm cả những tiếng địa phương như tiếng Môn, trước là người ở Miến Điện, tiếng Khmer mà bây giờ đại diện chính là ở nước Cambodia, tiếng Việt, tiếng Mường và tiếng của các bộ lạc ở Đông Nam Á nữa như Balaung, tiếng Oar ở Trung Hoa, tiếng Munda ở Ấn Độ, tiếng của các dân tộc hải đảo phía Nam ...
    3 - Thứ ba là tiếng Tầy Thái (Tai-Kadai), được phân bố chính ở lưu vực sông Dương Tử từ phía Nam tỉnh Hồ Nam xuống vùng Quảng Tây, Quế Châu, Vân Nam và vào cả Bắc Việt Nam nữa, phía Đông ra đảo Hải Nạm Tiếng này đại diện chính là hai dân tộc Thái và Lào ở hai quốc gia độc lập Thái, Lào bây giờ và nhiều tộc người ở xen kẽ phía Nam Trung Hoa cho đến Bắc phần Việt Nạm
    4 - Ngoài ra còn một thứ tiếng ảnh hưởng rất lớn cho các cư dân ở những quốc gia không riêng vùng Đông Nam Á và cả Á Châu là tiếng Miến Tạng (Tibito-Burman). Bây giờ người ta không gọi là Miến Tạng nữa mà gọi là Hán Tạng (Sino-Tibetan). Tiếng Hán mới được biết đến nhiều chỉ gần đây thội Thời Thái Cổ chưa có thứ tiếng gọi là tiếng Hán.
    Tiếng này cổ thời chỉ được nói ở vùng Thiểm Tây, phía Bắc Tứ Xuyện Cùng với sự bành trướng của đế quốc Tần rồi Hán, tiếng Hán Tạng ngày nay được hiểu là ngôn ngữ của người Trung Hoạ
    Trong bấy nhiêu ngữ hệ, tiếng nói của người Việt hay rõ hơn người Việt thời Thái Cổ, người Hoà Bình đã thuộc ngữ
    hệ nào ? Câu trả lời của các học giả không giống nhau và chính các học giả này cũng tuỳ thời mà thay đổi ý kiến của mình nữạ Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Để đơn giản hoá, ta có thể tóm lược các ý kiến đó theo thời gian một cách vắn tắt như sau :
    Trước hết, vào khoảng thế kỷ XIX, có lẽ học giả James Logan là người đầu tiên đã cho rằng tiếng nói của người Việt thuộc ngữ hệ Nam Á mà sau ông gọi là Môn-Kmer tức là thuộc ngữ hệ Austroasiatic. Hồi đó J. Logan gọi là Môn-Anam (James Logan 1852). Đến đầu thế kỷ thứ XX, nhà học giả Maspéro (1912) lại xếp tiếng Việt vào ngữ hệ Tày Thái (Tai-Kadai). Vì ông là một học giả lớn nên ý kiến của ông đã một thời ảnh hưởng rất quan trọng đến các học giả khác.
    Lấy một thí dụ : học giả W. Schmidt năm 1905 đã xếp tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn-Khmer như J. Logan, nhưng rồi sau khi sách được tái xuất bản, bị ảnh hưởng của Maspéro, ông đã đổi lại ý kiến và cho rằng tiếng Việt thuộc ngữ hệ Tầy Thái (1956).
    Vào khoảng giữa thế kỷ XX, nhà học giả Andre G. Haudricourt, trong những năm 52, 53, 54, 55 lại xếp tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á (Austro-Asiatic) và vì ông rất kiên trì bảo vệ ý kiến của mình trong nhiều tác phẩm liên tiếp nhau suốt nhiều năm, nên ý kiến này đã một thời có ảnh hưởng đến nhiều học giả viết về ngôn ngữ và con người Việt Nạm
    Vào thời đó nước Việt còn bị Pháp đô hộ nên tiếng Việt không được nhắc đến trong những tác phẩm khảo cổ và coi như không có vai trò quan trọng gì trong tiến trình phát triển văn hoá của vùng Đông Nam Á nói riêng và vùng Nam Á Châu nói chụng Như trước đây đã nói, trước kia người ta cho rằng dân tộc xây dựng phát triển vùng Nam Trung Hoa là dân tộc Thái (xin xem Andréas Lomel - Bài .Nguồn gốc dân tộc Việt Nạm, TS Tư Tưởng số 2 tháng 4/1999). Cũng theo chiều hướng đó những nhà nghiên cứu ngữ học cho rằng tiếng Tầy Thái mới là tiếng đã từng một thời là ngôn ngữ lãnh đạo của vùng Đông Nam Á và vùng Nam Á Châu (Paul Benedict 1942). Chỉ gần đây người ta mới đi đến kết luận là không phải dân tộc Tiền Thái (Promothai) hay là tiếng Thái (Promoaustrothai) đã giữ vai trò lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á và vùng Nam Á Châu, mà dân tộc thực sự lãnh đạo văn hoá cũng như tiếng nói lãnh đạo ngôn ngữ ở vùng Đông Nam Á và Nam Á Châu chính thực là dân tộc Việt (xem lại Joseph Needham và gần đây Edwin George Pulleyblank trong The Origins 1983).
    Từ thập niên 80 người ta lại lưu ý dến ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo (Lorraine 1984 - 1985) và người ta đề nghị nên quay lại giả thuyết mà Wilhelm Schmidt đã đưa ra từ năm 1906 về một ngữ hệ mang tên Austric bao trùm cả ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo bởi chỉ với ngữ hệ Austric này người ta mới giải quyết được cả hai vấn đề :
    - Một mặt là những mâu thuẫn của các học giả về quê hương của ngữ hệ Nam Đảọ Có người cho nó ở ven biển Đông Nam Trung Hoa như Haudricourt (1954), Bellwood (1984 - 1985), hay ở lục địa Châu Á như Kern H. (1889), có người cho quê hương nó ở vùng hải đảo Đông Nam Á như W. G. Solheim II (1984-1985), William Mitcham (1984-1985).
    - Mặt khác chỉ ngữ hệ Austric này mới xứng đáng đại biểu cho người Hoà Bình đã có sự phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Á lên tận phía Bắc Trung Hoạ Thiết tưởng giả thiết này sát với sự thực nhất vì không những nó phù hợp với những phát minh mới nhất của khảo cổ học, mà còn phù hợp với sự phát minh mới của cơ thể học và di truyền học DNA mà nhà bác học J. Ỵ Chu mới tìm ra mấy năm gần đây (TS Tư Tưởng số 7 tháng 4/2000) như sẽ được trình bầy rõ hơn ở phần dưới đậy

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ngôn ngữ phát triển độc lập hay gắn liền với sự phát triển của văn hoá? Đã có học giả chủ trương tính độc lập của ngôn ngữ đối với văn hoá (Ẹ Sapir, 1921). Nhưng chủ trương này không được sự đồng ý của tuyệt đại đa số các học giả khác. Phần lớn đều cho có sự liên hệ chặt chẽ và hỗ tương giữa văn hoá và ngôn ngữ. Và phần lớn đều công nhận rằng khoảng từ 10.000 năm trở về trước đã có một nền văn hoá chung phân bố rộng khắp toàn vùng gọi là Văn Hoá Hoà Bình; những người của Văn Hoá Hoà Bình giống nhau về hình thức và có cùng tiếng nóị Từ Hoà Bình họ phân bố đi khắp các nơi lên phía Bắc Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tô lên đến tận Sơn Đông, phía Tây Bắc lên đến tận Tứ Xuyên, Quí Châu, về phía Nam ảnh hưởng đến tận Sa Huỳnh, Đồng Nai, sang vùng đất Thái Lan, Mã Lai đến tận Miến Điện, Nam Dương ngày nay và phía Đông sang Phi Luật Tân và một phần lên đến tận Nhật Bản nữạ Thế rồi vì môi trường sinh hoạt, định cư ở những vùng khác nhau, thành lập những quốc gia khác nhau, nên những người đó dần dần nói những thứ tiếng khác nhạu Việc đó xẩy ra vào Thời Kỳ Đá Mới khoảng từ 10.000 năm cho đến 4.000 năm trước Kỷ Nguyện Chỉ đến những năm gần đây, khi di truyền học phát triển, người ta mới hiểu rõ một ngôn ngữ gốc bị tách ra làm nhiều ngành, không chỉ bởi văn hoá, mà chính là bởi đã có sự phân tách về di truyền DNA, do đó có sự thay đổi về chủng tộc kéo theo sự thay đổi về ngôn ngữ. Điều này sẽ được nói rõ hơn ở phần sạu Gần đây, trong bài tham luận đăng trong The Origins, học giả William Mitcham đã viện dẫn những ý kiến của hai ông Mei Tsu Lin (1976) và J. Norman để chứng minh rằng tiếng Nam Đảo hay Nam Á do người Tiền Trung Hoa sử dụng ở dọc bờ biển phía Đông Trung Hoa thuộc giống người Hoài Di và giống người Từ Nhung từ lưu vực sông Hoài dọc xuống Giang Tô, Triết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây là giống với tiếng mà người Cổ Việt sử dụng. Điều này có ý nghĩa quan trọng chứng minh sự đóng góp của người Hoà Bình trong việc xây dựng nên tiếng nói và con người Trung Hoa cổ đạị
    Tuy nhiên những từ như Nam Đảo, Nam Á hay Malanesian, Indonesian ... là những từ mà nghĩa của nó đã được dùng một cách khác nhau tuỳ tác giả và tuỳ thời giạn Vả chăng nay đã có những nước mang tên Malaysia mà tiếng của họ là Malaysian, hay những nước như Indonesia mà tiếng của họ là Indonesian nên những từ đó dùng dễ bị hiểu theo nghĩa sai lầm, bởi vậy tưởng phải định nghĩa thật kỹ trước khi dùng những từ nàỵ Tại sao không dùng từ Proto-Việt để chỉ tiếng nói của người Hoà Bình thay cho những từ không rõ nghĩa như trên ?
    TIẾNG NÓI DƯỚI ÁNH SÁNG CUẢ KHOA HỌC
    Trên đây là tóm lược sự phân vùng và sự phát triển của các họ ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Đông Á. Đó là phạm vi lý thuyết.
    Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa cơ thể học, khảo cổ học và gần đây, khoa di truyền học DNA, vấn đề này đã được nhìn một cách rõ rệt hợn Không kể đến ảnh hưởng của môi sinh đối với tiếng nói, có ba vấn đề lớn cần làm sáng tỏ:
    - Vấn đề thứ nhất: tiếng nói do đâu mà có?
    - Vấn đề thứ hai: Tiếng nói có tự bao giờ?
    - Vấn đề thứ ba: Có sự tương đồng nào (congruence) giữa sự biến đổi của tiếng nói và sự biến đổi của chủng tộc theo di truyền?
    Những vấn đề trên là những vấn đề chuyên môn hết sức phức tạp. Người viết chỉ xin trình bầy những nét giản đơn nhất, cốt nói lên được các đặc tính của vấn đề.
    Vấn đề thứ nhất: Tiếng nói do đâu mà có?
    Đọc loạt bài .Hành trang và hành trình vào văn hoá dân tộc. của GS. Trần Ngọc Ninh đăng trong TS Tư Tưởng từ số 6 tháng 2/2000, chúng ta đã thấy nhiều giống vật như chim, ****, ong ... đã có những phương thức thông tin hết sức thông mịnh Nhưng những cách thông tin đó chưa phải là tiếng nói - trừ ngoại lệ như con vẹt có thể được ta huấn luyện để nói vài tiếng người - vì tiếng nói chỉ là đặc phẩm của con ngườị. Trước kia người ta cũng biết điều đó nhưng chưa giải thích tường tận được. Nay nhờ khoa học, người ta hiểu rằng tiếng nói tuỳ thuộc vào hai cơ năng: bộ óc và bộ phát ậm. (The Cambridge Eucyclopedia of Human Evolution - từ trang 131).
    Về vai trò của bộ óc trong việc thụ đắc tiếng nói, người ta đã biết hơn trăm năm trước nhờ công trình của nhà bác học người Pháp Paul Brocạ. Nhưng óc con người là bộ phận hết sức tinh tế, hết sức phức tạp, không phải con người vừa sinh ra nó đã phát triển đầy đủ. Bởi vậy, trẻ nhỏ chưa nói được (dưới 1 tuổi) hay chưa làm chủ được tiếng nói (dưới 4 tuổi) vì bộ óc chưa phát triển đầy đủ. Về bộ phát âm còn phức tạp hơn vì nó bao gồm ba bộ phận chính: hạ tầng là phổi và các cơ bắp liên hệ, thượng tầng là hệ thống mũi, miệng, lưỡi và trung tầng, quan trọng nhất là thanh quản (larynx). Hình dưới đây cho thấy trẻ nhỏ hay loài hầu dù có bộ mặt giống người lớn, nhưng không nói được vì thanh quản chưa được phát triển như người (lớn).
    Vấn đề 2: Tiếng nói có tự bao giờ?
    Trước đây đã có nhiều học giả trả lời cho câu hỏi này, nhưng thường là phỏng đoán, bởi tiếng nói con người bay đi, đâu có để lại dấu tích hoá thạch, như xương cốt chẳng hạn, để khoa khảo cổ có thể phát hiện được. Nhưng nhờ sự tiến triển của cơ thể học như đã nói ở trên và sự tiến bộ của
    khảo cổ học, căn cứ vào các sọ và các tư liệu khảo cổ học cung cấp người ta có thể phỏng đoán chính xác hơn về thời gian phát sinh ra tiếng nói. Có hai giả thiết: giả thiết thứ nhất cho rằng con người bắt đầu nói được từ Thời Đại Đồ Đá Cũ (khoảng 150 năm trước Kỷ Nguyên), vì căn cứ vào
    những sọ người đào được chứng tỏ lúc đó con người đã có bộ óc phát triển đủ và bộ phát âm cũng đã hoàn chỉnh (fully descended vocal tract). Giả thiết thứ hai lạc quan hơn, cho rằng có thể từ thời Homo-Habilis (2 triệu năm) hay Homo-Erectus (1 triệu rưỡi năm) trước con người lúc đó cũng đã
    bắt đầu nói được vì bộ óc cũng đã khá phát triển.
    Có một điều chắc chắn là tiếng nói của con người từ khởi thuỷ đến nay đã tiến triển qua nhiều giai đoạn, từ đơn sơ đến tinh tế, chứ không phải đã hoàn chỉnh ngay từ đầụ. Sở dĩ như vậy vì tiếng nói biến chuyển theo bộ óc và thanh quản, mà óc và thanh quản chỉ hoàn chỉnh dần dần chứ không phải đột nhiên được như ngày nạy. Có thể lấy sự phát triển tiếng nói của một đứa trẻ để hình dung ra sự tiến triển tiếng nói của loài người. Darwin còn giả thiết, trong giai đoạn đầu, loài người chỉ bắt đầu biết nói dưới hình thức các câu hát, nhất là hát trong các buổi tế lễ.
    Vấn đề thứ ba: Có sự tương đồng nào giữa sự biến đổi của tiếng nói và của tộc người theo di truyền?
    Câu trả lời là có, bởi hai sự tiến hoá này, tiến hoá của chủng tộc và của tiếng nói cùng đi theo một con đường lịch sử chung. Một cách giản dị, người ta diễn tả sự tương đồng này như là sự .liên tục của một sự phân đội (as a sequence of fissions) - (In two or more population that have separated,
    there begins a process of differentation of both gene and language ) - [The History & Geography of Human Gene, Luca Cavalli - SFORZA, PAOLO MENOZZI, ALBATO TIAZZA p.380 -381].
    Một lý do khác nữa là cả genes lẫn tiếng nói đều được truyền theo đường dọc từ cha mẹ đến con cái. Có điều tiếng nói, rõ hơn là văn hoá, có thể được truyền theo nhiều cách khác nữa, nhất là trong các xã hội tân tiến. Ngày nay có những nơi không có sự liên hệ trực tiếp giữa ngôn ngữ và chủng tộc như ở Úc Đại Lợi, Nam Mỹ, Tân Guinea ... Đó là do có sự di trú ồ ạt, hoặc co,ù hoặc không có tổ chức. Người ta cũng có thể thấy ở một xứ, như Canada, nơi nói tiếng Pháp (Quebec), nơi nói tiếng Anh (Maine) ... Đó lại là do kết quả sự thăng trầm của các đế quốc. Các diễn biến đó
    là diễn biến không tự nhiên. Bỏ ra ngoài những yếu tố do con người áp đặt như vừa kể,và nếu cứ để lịch sử diễn tiến một cách tự nhiên, có lẽ nhận xét sau đây của nhà bác học Darwin vẫn là nhận xét hữu lý nhất : .If we possessed a perfect pedigree of mankind, a genealogical arrangement of the races of man would afford the best classification of the various languages now spoken throughout the word; and if all extinct languages, and all intermediate and slowly changing dialects, were to be included such an arrangement would be the only possible one. (The Descent of Man (1871)
    - Ch. 14 on the Origin of Species (1859) - (Nếu chúng ta có được một bảng phả hệ hoàn chỉnh của loài người, thì bảng sắp xếp phả hệ các chủng tộc có thể là bảng phân loại tốt nhất cho các ngôn ngữ khác nhau đang được xử dụng trên khắp địa cầu. Mọi ngôn ngữ dù đã bị biến mất hay các thổ
    ngữ đang bị biến đổi một cách chậm chạp cũng được bao gồm trong bảng phân loại này).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ngôn ngữ phát triển độc lập hay gắn liền với sự phát triển của văn hoá? Đã có học giả chủ trương tính độc lập của ngôn ngữ đối với văn hoá (Ẹ Sapir, 1921). Nhưng chủ trương này không được sự đồng ý của tuyệt đại đa số các học giả khác. Phần lớn đều cho có sự liên hệ chặt chẽ và hỗ tương giữa văn hoá và ngôn ngữ. Và phần lớn đều công nhận rằng khoảng từ 10.000 năm trở về trước đã có một nền văn hoá chung phân bố rộng khắp toàn vùng gọi là Văn Hoá Hoà Bình; những người của Văn Hoá Hoà Bình giống nhau về hình thức và có cùng tiếng nóị Từ Hoà Bình họ phân bố đi khắp các nơi lên phía Bắc Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tô lên đến tận Sơn Đông, phía Tây Bắc lên đến tận Tứ Xuyên, Quí Châu, về phía Nam ảnh hưởng đến tận Sa Huỳnh, Đồng Nai, sang vùng đất Thái Lan, Mã Lai đến tận Miến Điện, Nam Dương ngày nay và phía Đông sang Phi Luật Tân và một phần lên đến tận Nhật Bản nữạ Thế rồi vì môi trường sinh hoạt, định cư ở những vùng khác nhau, thành lập những quốc gia khác nhau, nên những người đó dần dần nói những thứ tiếng khác nhạu Việc đó xẩy ra vào Thời Kỳ Đá Mới khoảng từ 10.000 năm cho đến 4.000 năm trước Kỷ Nguyện Chỉ đến những năm gần đây, khi di truyền học phát triển, người ta mới hiểu rõ một ngôn ngữ gốc bị tách ra làm nhiều ngành, không chỉ bởi văn hoá, mà chính là bởi đã có sự phân tách về di truyền DNA, do đó có sự thay đổi về chủng tộc kéo theo sự thay đổi về ngôn ngữ. Điều này sẽ được nói rõ hơn ở phần sạu Gần đây, trong bài tham luận đăng trong The Origins, học giả William Mitcham đã viện dẫn những ý kiến của hai ông Mei Tsu Lin (1976) và J. Norman để chứng minh rằng tiếng Nam Đảo hay Nam Á do người Tiền Trung Hoa sử dụng ở dọc bờ biển phía Đông Trung Hoa thuộc giống người Hoài Di và giống người Từ Nhung từ lưu vực sông Hoài dọc xuống Giang Tô, Triết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây là giống với tiếng mà người Cổ Việt sử dụng. Điều này có ý nghĩa quan trọng chứng minh sự đóng góp của người Hoà Bình trong việc xây dựng nên tiếng nói và con người Trung Hoa cổ đạị
    Tuy nhiên những từ như Nam Đảo, Nam Á hay Malanesian, Indonesian ... là những từ mà nghĩa của nó đã được dùng một cách khác nhau tuỳ tác giả và tuỳ thời giạn Vả chăng nay đã có những nước mang tên Malaysia mà tiếng của họ là Malaysian, hay những nước như Indonesia mà tiếng của họ là Indonesian nên những từ đó dùng dễ bị hiểu theo nghĩa sai lầm, bởi vậy tưởng phải định nghĩa thật kỹ trước khi dùng những từ nàỵ Tại sao không dùng từ Proto-Việt để chỉ tiếng nói của người Hoà Bình thay cho những từ không rõ nghĩa như trên ?
    TIẾNG NÓI DƯỚI ÁNH SÁNG CUẢ KHOA HỌC
    Trên đây là tóm lược sự phân vùng và sự phát triển của các họ ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Đông Á. Đó là phạm vi lý thuyết.
    Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa cơ thể học, khảo cổ học và gần đây, khoa di truyền học DNA, vấn đề này đã được nhìn một cách rõ rệt hợn Không kể đến ảnh hưởng của môi sinh đối với tiếng nói, có ba vấn đề lớn cần làm sáng tỏ:
    - Vấn đề thứ nhất: tiếng nói do đâu mà có?
    - Vấn đề thứ hai: Tiếng nói có tự bao giờ?
    - Vấn đề thứ ba: Có sự tương đồng nào (congruence) giữa sự biến đổi của tiếng nói và sự biến đổi của chủng tộc theo di truyền?
    Những vấn đề trên là những vấn đề chuyên môn hết sức phức tạp. Người viết chỉ xin trình bầy những nét giản đơn nhất, cốt nói lên được các đặc tính của vấn đề.
    Vấn đề thứ nhất: Tiếng nói do đâu mà có?
    Đọc loạt bài .Hành trang và hành trình vào văn hoá dân tộc. của GS. Trần Ngọc Ninh đăng trong TS Tư Tưởng từ số 6 tháng 2/2000, chúng ta đã thấy nhiều giống vật như chim, ****, ong ... đã có những phương thức thông tin hết sức thông mịnh Nhưng những cách thông tin đó chưa phải là tiếng nói - trừ ngoại lệ như con vẹt có thể được ta huấn luyện để nói vài tiếng người - vì tiếng nói chỉ là đặc phẩm của con ngườị. Trước kia người ta cũng biết điều đó nhưng chưa giải thích tường tận được. Nay nhờ khoa học, người ta hiểu rằng tiếng nói tuỳ thuộc vào hai cơ năng: bộ óc và bộ phát ậm. (The Cambridge Eucyclopedia of Human Evolution - từ trang 131).
    Về vai trò của bộ óc trong việc thụ đắc tiếng nói, người ta đã biết hơn trăm năm trước nhờ công trình của nhà bác học người Pháp Paul Brocạ. Nhưng óc con người là bộ phận hết sức tinh tế, hết sức phức tạp, không phải con người vừa sinh ra nó đã phát triển đầy đủ. Bởi vậy, trẻ nhỏ chưa nói được (dưới 1 tuổi) hay chưa làm chủ được tiếng nói (dưới 4 tuổi) vì bộ óc chưa phát triển đầy đủ. Về bộ phát âm còn phức tạp hơn vì nó bao gồm ba bộ phận chính: hạ tầng là phổi và các cơ bắp liên hệ, thượng tầng là hệ thống mũi, miệng, lưỡi và trung tầng, quan trọng nhất là thanh quản (larynx). Hình dưới đây cho thấy trẻ nhỏ hay loài hầu dù có bộ mặt giống người lớn, nhưng không nói được vì thanh quản chưa được phát triển như người (lớn).
    Vấn đề 2: Tiếng nói có tự bao giờ?
    Trước đây đã có nhiều học giả trả lời cho câu hỏi này, nhưng thường là phỏng đoán, bởi tiếng nói con người bay đi, đâu có để lại dấu tích hoá thạch, như xương cốt chẳng hạn, để khoa khảo cổ có thể phát hiện được. Nhưng nhờ sự tiến triển của cơ thể học như đã nói ở trên và sự tiến bộ của
    khảo cổ học, căn cứ vào các sọ và các tư liệu khảo cổ học cung cấp người ta có thể phỏng đoán chính xác hơn về thời gian phát sinh ra tiếng nói. Có hai giả thiết: giả thiết thứ nhất cho rằng con người bắt đầu nói được từ Thời Đại Đồ Đá Cũ (khoảng 150 năm trước Kỷ Nguyên), vì căn cứ vào
    những sọ người đào được chứng tỏ lúc đó con người đã có bộ óc phát triển đủ và bộ phát âm cũng đã hoàn chỉnh (fully descended vocal tract). Giả thiết thứ hai lạc quan hơn, cho rằng có thể từ thời Homo-Habilis (2 triệu năm) hay Homo-Erectus (1 triệu rưỡi năm) trước con người lúc đó cũng đã
    bắt đầu nói được vì bộ óc cũng đã khá phát triển.
    Có một điều chắc chắn là tiếng nói của con người từ khởi thuỷ đến nay đã tiến triển qua nhiều giai đoạn, từ đơn sơ đến tinh tế, chứ không phải đã hoàn chỉnh ngay từ đầụ. Sở dĩ như vậy vì tiếng nói biến chuyển theo bộ óc và thanh quản, mà óc và thanh quản chỉ hoàn chỉnh dần dần chứ không phải đột nhiên được như ngày nạy. Có thể lấy sự phát triển tiếng nói của một đứa trẻ để hình dung ra sự tiến triển tiếng nói của loài người. Darwin còn giả thiết, trong giai đoạn đầu, loài người chỉ bắt đầu biết nói dưới hình thức các câu hát, nhất là hát trong các buổi tế lễ.
    Vấn đề thứ ba: Có sự tương đồng nào giữa sự biến đổi của tiếng nói và của tộc người theo di truyền?
    Câu trả lời là có, bởi hai sự tiến hoá này, tiến hoá của chủng tộc và của tiếng nói cùng đi theo một con đường lịch sử chung. Một cách giản dị, người ta diễn tả sự tương đồng này như là sự .liên tục của một sự phân đội (as a sequence of fissions) - (In two or more population that have separated,
    there begins a process of differentation of both gene and language ) - [The History & Geography of Human Gene, Luca Cavalli - SFORZA, PAOLO MENOZZI, ALBATO TIAZZA p.380 -381].
    Một lý do khác nữa là cả genes lẫn tiếng nói đều được truyền theo đường dọc từ cha mẹ đến con cái. Có điều tiếng nói, rõ hơn là văn hoá, có thể được truyền theo nhiều cách khác nữa, nhất là trong các xã hội tân tiến. Ngày nay có những nơi không có sự liên hệ trực tiếp giữa ngôn ngữ và chủng tộc như ở Úc Đại Lợi, Nam Mỹ, Tân Guinea ... Đó là do có sự di trú ồ ạt, hoặc co,ù hoặc không có tổ chức. Người ta cũng có thể thấy ở một xứ, như Canada, nơi nói tiếng Pháp (Quebec), nơi nói tiếng Anh (Maine) ... Đó lại là do kết quả sự thăng trầm của các đế quốc. Các diễn biến đó
    là diễn biến không tự nhiên. Bỏ ra ngoài những yếu tố do con người áp đặt như vừa kể,và nếu cứ để lịch sử diễn tiến một cách tự nhiên, có lẽ nhận xét sau đây của nhà bác học Darwin vẫn là nhận xét hữu lý nhất : .If we possessed a perfect pedigree of mankind, a genealogical arrangement of the races of man would afford the best classification of the various languages now spoken throughout the word; and if all extinct languages, and all intermediate and slowly changing dialects, were to be included such an arrangement would be the only possible one. (The Descent of Man (1871)
    - Ch. 14 on the Origin of Species (1859) - (Nếu chúng ta có được một bảng phả hệ hoàn chỉnh của loài người, thì bảng sắp xếp phả hệ các chủng tộc có thể là bảng phân loại tốt nhất cho các ngôn ngữ khác nhau đang được xử dụng trên khắp địa cầu. Mọi ngôn ngữ dù đã bị biến mất hay các thổ
    ngữ đang bị biến đổi một cách chậm chạp cũng được bao gồm trong bảng phân loại này).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Quay lại sự phân loại các họ ngôn ngữ tại vùng Đông Nam Á, về phương diện lý thuyết như trên, ta thấy đầu tiên người ta chia ra bốn họ là: Nam Đảo (Austronesian), Nam Á (Austro-Asiatic), Tầy-Thái (Tai-Kadai) và Miến-Tạng (Tibito-Buruman). Dần dần có lẽ thấy sự phân chia này chưa hợp lý. Paul K. Benedict là người đầu tiên đã đề nghị nhập hai họ Tai-Kadai và Austronesian vào một mà ông gọi là Proto-Austro-Tai hay PAT (1975). Những người dùng ngôn ngữ này căn bản là người trồng lúa nước, dùng trâu cầy ruộng, đi thuyền, trồng mía, làm vườn, nuôi súc vật ... Xem như vậy, hình như chủng tộc nói tiếng này là người Hoà Bình, có thể coi là tổ tiên của nòi Việt mà sau này người ta gọi là đại tộc Bách Việt. Nhưng rồi người ta cũng nhận thấy ngôn ngữ PAT cũng chưa phản ảnh đúng tiếng nói của người Hoà Bình. PAT còn phải bao gồm cả tiếng Nam Á (Austro-Asiatic) mà trước kia, từ 1906, Wilhelm Schmidt đã đề nghị mang tên Austric mới phản ánh đúng được tiếng nói của người Hoà Bình. Lý thuyết này xem ra đã được khoa học ngày nay công nhận.
    Đến đây ta mới thấy lý thuyết về sự phát sinh ra tiếng nói và lý thuyết về sự biến đổi con người theo di truyền học DNA đã bổ túc cho nhau, ăn khớp nhịp nhàng với nhau; đúng với nhận xét cho rằng con người và ngôn ngữ cùng có một con đường lịch sử chung : tìm hiểu được con đường tiến
    hoá của tộc người là biết được con đường tiến hoá của ngôn ngữ, và ngược lạị.
    Nhà bác học J. Y. Chu, bằng di truyền học DNA, đã chứng minh được con người hiện đại phát sinh ở Đông Phi Châu đã theo đường Trung Đông đến Đông Nam Á qua ngả Nam Á. Rồi từ Đông Nam Á, họ tiến lên Trung Hoa theo đường ven biển qua Nhật Bản (lúc đó giữa đại lục và Nhật là giải đất liền) qua eo biển Beringia (lúc đó cũng là giải đất liền) để vào Mỹ Châu (The Nation Academy of Science - USA - Vol 95, issue 20 1763 -1768; 29/7/1990 - Xin xem TS Tư Tưởng số 7 tháng 4/2000). Ông J. Ỵ Chu không ghi rõ năm tháng của sự di chuyển của giống người hiện đại nàỵ Nhưng khảo cổ học, bằng vào những phương pháp mới đã tính ra Người Hiện Đại phát sinh ở Đông Phi khoảng 150.000 năm
    trước đây, đến Đông Nam Á khoảng 90.000 nặm. Một mặt họ qua Nam Dương rồi Bắc Úc (lúc đó là giải đất liền) khoảng 50.000 năm trước; một mặt họ lên Trung Hoa khoảng 35.000 năm trước, qua Nhật khoảng 30.000 năm trước và vượt eo Beringia đến Mỹ khoảng 30.000 năm trước (lúc đó cũng là giải đất lie^n).
    Vậy lý thuyết về ngôn ngữ của Wilhelm Schmidt năm 1906 đã được khoa học ngày nay xác nhận là chính xác (xem đồ bảng trên) là phù hợp nhất với sự tiến triển của loài người hiện đạị. Và nếu không có sự can thiệp và áp đặt của con người thì việc tìm hiểu sự phân phối và biến dạng của các của di dân trong từng chặng đường lịch sư, cũng như việc tìm hiểu sự phân bố và biến đổi của các ngôn ngữ cũng cho ta thấy y hệt con đường của di dân trong từng chặng đường lịch sử ấy. Trong phạm vi bài viết của chúng ta, con đường di dân theo genes (DNA) là con đường của người Hoà Bình từ Đông Nam Á lên Đông Á và ra Hải đảo Thái Bình Dượng. Đó cũng là sự tiến triển của con đường ngôn ngữ Austric. Khi những người Hoà Bình đã biến đổi thành những tộc người khác mang những tên như Thái, Lào, Chàm hay Ngô, Việt, Sở, Indonesian, Polynesian ... do sự biến đổi của gene (DNA), thì từ ngôn ngữ mẹ Austric, tiếng nói của các tộc người mới này cũng đã biến thành những ngôn ngữ khác
    nhau vậy.
    Rõ ràng ta thấy ngôn ngữ và con người liên hệ mật thiết với nhạu. Sự tìm hiểu ngôn ngữ sẽ bổ túc cho sự tìm hiểu về con người hay ngược lại vậỵ
    CHỮ VIẾT
    Bài này đáng lẽ phải có cả phần viết về văn tự của người Việt thời Thái Cổ như đề tựạ Những tài liệu mới viết về nguồn gốc ngôn ngữ văn tự Đông Phương cho thấy những lý thuyết của các tác giả cổ điển, nhất là của GS. danh tiếng Maspéro, cho rằng tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và chữ Nho là học được từ khi người Hán sang đô hộ Việt Nam đã càng ngày càng chứng tỏ không còn đúng với sự thực. Tuy nhiên, viết về chữ viết của người Việt thời Thái Cổ một cách nghiêm chỉnh là điều lúc này có lẽ cũng còn hơi sớm, còn cần thêm thời gian, và cần thêm nhiều dữ kiện. Ở đây, để tạ tội với Quí vị Độc giả nào đang chờ đọc phần chữ viết của người Việt thời Thái Cổ, tôi chỉ xin đưa ra vài bảng về
    hình tượng và về âm cổ của chữ viết được khảo cổ phát hiện trên vách đá hay xương cốt cách đây trên nhiều ngàn năm trước khi có sự thành lập nên nhà nước Hoa, Việt, Nhật, Hàn là những nước trong một thời gian dài đều coi chữ Nho như là quốc tự của mình. Cần phải nói ngay rằng, những
    mẫu tự cổ dưới dạng Giáp Cốt này đã tìm thấy ở những miền khác nhau, từ cực Bắc đến cực Nam, từ miền Tây đến tận các hải đảo phía Đông trên đại lục Đông Á, lúc đó do các tộc người khác nhau chiếm ngụ, và chưa thành lập nên các nước mang tên Hoa, Việt, Nhật, Hàn như sau nàỵ
    Đã có các bộ sách Grammata Serica Recensa và Sound & Symbol in Chinese của Bernard Karlgren do Oxford University Press in lại năm 1946. Gần đây, Trung Hoa và Đài Loan cũng vừa xuất bản các bộ sách nói về nguồn gốc chữ và âm cổ văn như Hán Tự Đích Cố Sự của Thi Chánh Vũ; bộ Trung Văn Hình, Âm, Nghĩa Tổng Hợp Đại Từ Điển của học giả Cao Thọ Phan do Trung Hoa Thư cục Đài Loan xuất bản năm 1989 nói nhiều về nguồn gốc cũng như về cách phát âm của chữ Nho thời Thái Cổ.
    Nghiên cứu các sách này có thể cho ta biết rõ cách phát âm của những chữ gọi là chữ Hán từ thời chưa phân chia ra các quốc gia như ngày nạy Tôi tiếc chưa có thì giờ để làm việc nàỵ Tạm thời ở đây, tôi xin phép được xử dụng ba bảng âm cổ của GS. Vũ Thế Ngọc để Quí vị Độc giả thấy qua cách
    phát âm của tiếng Hán thời trước. Cách phát âm này không giống cách phát âm ngày nay dù đối với người Hoa hay đối với người Việt. Điều cần lưu ý là âm Hán Việt ngày nay khác biệt hẳn âm Hán Việt cổ. Hai câu hỏi có thể đặt ra:
    - Thứ nhất: Tại sao có nhiều âm cổ Hán Việt giống hệt như âm Nôm của người Việt vậy (dù có vài âm nay đã ít dùng)? Nói một cách khác, các cụ ta xưa có thể đã viết chữ Hán thoải mái như viết chữ mẹ đẻ, vì nói sao viết vậỵ
    - Thứ hai: Tại sao âm Hán Việt đời sau lại đổi khác đi khiến phải đọc một đằng, viết một nẻo như vậy?
    Hai loại bảng này gợi cho tôi ý nghĩ phải chăng cái chữ gọi là chữ Nho hay chữ Hán này, ngày xưa tổ tiên mình đã có dự phần gây dựng lện Vì dựa vào hình dáng và âm thanh theo cảm quan của tộc Việt để tạo chữ nên hình nhu các cụ đã có thể nghĩ thế nào, nói thế nào thì viết vậỵ
    Xin nói ngay đây chỉ là những ý nghĩ trăn trở trong đầu từ lâu chứ chưa phải là khẳng định. Còn cần thêm nhiều dữ kiện. Và không ai muốn bị mang cái tiếng là sô-vanh văn hoá, một điều thật đáng chê trách. Rất mong được Quí vị Độc giả góp ý về vấn đề trọng đại này và nếu Quí vị nào có tài liệu liên hệ đến đề tài xin vui lòng sao gửi cho một bản.
    Xin thành thực cảm ơn trước.
    CUNG ĐÌNH THANH
    (Xin đọc tiếp lời bạt trang 29)
    Lời Bạt:
    Để thay cho phần kết luận, tôi xin kể một mẫu chuyện trong buổi họp mặt tại nhà một vị trưởng thượng nhân chuyến đi thăm Hoa Kỳ mới đây. Khi bàn về tư tưởng Việt, tôi đề nghị nên nghiên cứu đến tư tưởng của tiền nhân trong các tác phẩm viết bằng chữ Nho ... Một vị trưởng thượng vốn là người có trách nhiệm điều khiển ngành Văn Khoa Saigon trước kia, nêu lên nguyên tắc đã được áp dụng một cách triệt để trong khoa học nhân văn Tây phương là: chỉ có thể coi thuộc văn hoá nói chung hay tư tưởng Việt nói riêng những tác phẩm viết bằng tiếng Việt. Tác phẩm viết bằng Hán văn phải trả về cho văn học tư tưởng Hán. Tôi đang cố chống chế một cách yếu ớt rằng, tất nhiên
    phải tôn trọng nguyên tắc này, nhưng cũng cần đặt ra câu hỏi là các cụ mình ngày xưa khi sáng tác có nghĩ mình đang viết bằng một thứ chữ vay mượn không? Rất may, có anh bạn mới gặp, đang là chủ biên một nguyệt san, theo tôi, là một trong vài tập san hàng đầu trong sinh hoạt văn hoá nước nhà hiện nay, đã tiếp lời khẳng định: các cụ đã viết bằng thứ chữ các cụ cho là của tổ tiên mình. Lời khẳng định của anh căn cứ theo lời tổ phụ là nhà ái quốc Phạm Phú Thứ viết để lai. Nhà sử học uy tín có mặt trong buổi họp đã yêu cầu anh kể lại ngọn nguồn câu chuyện hầu giúp tài liệu quí báu cho những nhà sử học cũng như ngữ học sau nàỵ Chỉ tiếc buổi họp đã đến lúc giải tán nên anh chưa có thì giờ kể vào chi tiết. Nếu không phạm vào điều gì cấm kỵ, tôi mạn phép đề nghị Anh cho công bố những gì nhà ái quốc Phạm Phú Thứ đã viết liên hệ đến chữ Nho và lý do tại sao Người lại viết tác
    phẩm của mình bằng thứ chữ này. Những ai quan tâm đến văn hoá Việt chắc đều nóng lòng chờ đợi sự công bố của ạnh Riêng tôi, tôi rất mong được đọc bài viết của anh để có thể hoàn tất bài viết của mình về chữ Việt thời Thái Cổ, nhờ vậy may ra bài tham luận có thêm sức thuyết phục.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Quay lại sự phân loại các họ ngôn ngữ tại vùng Đông Nam Á, về phương diện lý thuyết như trên, ta thấy đầu tiên người ta chia ra bốn họ là: Nam Đảo (Austronesian), Nam Á (Austro-Asiatic), Tầy-Thái (Tai-Kadai) và Miến-Tạng (Tibito-Buruman). Dần dần có lẽ thấy sự phân chia này chưa hợp lý. Paul K. Benedict là người đầu tiên đã đề nghị nhập hai họ Tai-Kadai và Austronesian vào một mà ông gọi là Proto-Austro-Tai hay PAT (1975). Những người dùng ngôn ngữ này căn bản là người trồng lúa nước, dùng trâu cầy ruộng, đi thuyền, trồng mía, làm vườn, nuôi súc vật ... Xem như vậy, hình như chủng tộc nói tiếng này là người Hoà Bình, có thể coi là tổ tiên của nòi Việt mà sau này người ta gọi là đại tộc Bách Việt. Nhưng rồi người ta cũng nhận thấy ngôn ngữ PAT cũng chưa phản ảnh đúng tiếng nói của người Hoà Bình. PAT còn phải bao gồm cả tiếng Nam Á (Austro-Asiatic) mà trước kia, từ 1906, Wilhelm Schmidt đã đề nghị mang tên Austric mới phản ánh đúng được tiếng nói của người Hoà Bình. Lý thuyết này xem ra đã được khoa học ngày nay công nhận.
    Đến đây ta mới thấy lý thuyết về sự phát sinh ra tiếng nói và lý thuyết về sự biến đổi con người theo di truyền học DNA đã bổ túc cho nhau, ăn khớp nhịp nhàng với nhau; đúng với nhận xét cho rằng con người và ngôn ngữ cùng có một con đường lịch sử chung : tìm hiểu được con đường tiến
    hoá của tộc người là biết được con đường tiến hoá của ngôn ngữ, và ngược lạị.
    Nhà bác học J. Y. Chu, bằng di truyền học DNA, đã chứng minh được con người hiện đại phát sinh ở Đông Phi Châu đã theo đường Trung Đông đến Đông Nam Á qua ngả Nam Á. Rồi từ Đông Nam Á, họ tiến lên Trung Hoa theo đường ven biển qua Nhật Bản (lúc đó giữa đại lục và Nhật là giải đất liền) qua eo biển Beringia (lúc đó cũng là giải đất liền) để vào Mỹ Châu (The Nation Academy of Science - USA - Vol 95, issue 20 1763 -1768; 29/7/1990 - Xin xem TS Tư Tưởng số 7 tháng 4/2000). Ông J. Ỵ Chu không ghi rõ năm tháng của sự di chuyển của giống người hiện đại nàỵ Nhưng khảo cổ học, bằng vào những phương pháp mới đã tính ra Người Hiện Đại phát sinh ở Đông Phi khoảng 150.000 năm
    trước đây, đến Đông Nam Á khoảng 90.000 nặm. Một mặt họ qua Nam Dương rồi Bắc Úc (lúc đó là giải đất liền) khoảng 50.000 năm trước; một mặt họ lên Trung Hoa khoảng 35.000 năm trước, qua Nhật khoảng 30.000 năm trước và vượt eo Beringia đến Mỹ khoảng 30.000 năm trước (lúc đó cũng là giải đất lie^n).
    Vậy lý thuyết về ngôn ngữ của Wilhelm Schmidt năm 1906 đã được khoa học ngày nay xác nhận là chính xác (xem đồ bảng trên) là phù hợp nhất với sự tiến triển của loài người hiện đạị. Và nếu không có sự can thiệp và áp đặt của con người thì việc tìm hiểu sự phân phối và biến dạng của các của di dân trong từng chặng đường lịch sư, cũng như việc tìm hiểu sự phân bố và biến đổi của các ngôn ngữ cũng cho ta thấy y hệt con đường của di dân trong từng chặng đường lịch sử ấy. Trong phạm vi bài viết của chúng ta, con đường di dân theo genes (DNA) là con đường của người Hoà Bình từ Đông Nam Á lên Đông Á và ra Hải đảo Thái Bình Dượng. Đó cũng là sự tiến triển của con đường ngôn ngữ Austric. Khi những người Hoà Bình đã biến đổi thành những tộc người khác mang những tên như Thái, Lào, Chàm hay Ngô, Việt, Sở, Indonesian, Polynesian ... do sự biến đổi của gene (DNA), thì từ ngôn ngữ mẹ Austric, tiếng nói của các tộc người mới này cũng đã biến thành những ngôn ngữ khác
    nhau vậy.
    Rõ ràng ta thấy ngôn ngữ và con người liên hệ mật thiết với nhạu. Sự tìm hiểu ngôn ngữ sẽ bổ túc cho sự tìm hiểu về con người hay ngược lại vậỵ
    CHỮ VIẾT
    Bài này đáng lẽ phải có cả phần viết về văn tự của người Việt thời Thái Cổ như đề tựạ Những tài liệu mới viết về nguồn gốc ngôn ngữ văn tự Đông Phương cho thấy những lý thuyết của các tác giả cổ điển, nhất là của GS. danh tiếng Maspéro, cho rằng tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và chữ Nho là học được từ khi người Hán sang đô hộ Việt Nam đã càng ngày càng chứng tỏ không còn đúng với sự thực. Tuy nhiên, viết về chữ viết của người Việt thời Thái Cổ một cách nghiêm chỉnh là điều lúc này có lẽ cũng còn hơi sớm, còn cần thêm thời gian, và cần thêm nhiều dữ kiện. Ở đây, để tạ tội với Quí vị Độc giả nào đang chờ đọc phần chữ viết của người Việt thời Thái Cổ, tôi chỉ xin đưa ra vài bảng về
    hình tượng và về âm cổ của chữ viết được khảo cổ phát hiện trên vách đá hay xương cốt cách đây trên nhiều ngàn năm trước khi có sự thành lập nên nhà nước Hoa, Việt, Nhật, Hàn là những nước trong một thời gian dài đều coi chữ Nho như là quốc tự của mình. Cần phải nói ngay rằng, những
    mẫu tự cổ dưới dạng Giáp Cốt này đã tìm thấy ở những miền khác nhau, từ cực Bắc đến cực Nam, từ miền Tây đến tận các hải đảo phía Đông trên đại lục Đông Á, lúc đó do các tộc người khác nhau chiếm ngụ, và chưa thành lập nên các nước mang tên Hoa, Việt, Nhật, Hàn như sau nàỵ
    Đã có các bộ sách Grammata Serica Recensa và Sound & Symbol in Chinese của Bernard Karlgren do Oxford University Press in lại năm 1946. Gần đây, Trung Hoa và Đài Loan cũng vừa xuất bản các bộ sách nói về nguồn gốc chữ và âm cổ văn như Hán Tự Đích Cố Sự của Thi Chánh Vũ; bộ Trung Văn Hình, Âm, Nghĩa Tổng Hợp Đại Từ Điển của học giả Cao Thọ Phan do Trung Hoa Thư cục Đài Loan xuất bản năm 1989 nói nhiều về nguồn gốc cũng như về cách phát âm của chữ Nho thời Thái Cổ.
    Nghiên cứu các sách này có thể cho ta biết rõ cách phát âm của những chữ gọi là chữ Hán từ thời chưa phân chia ra các quốc gia như ngày nạy Tôi tiếc chưa có thì giờ để làm việc nàỵ Tạm thời ở đây, tôi xin phép được xử dụng ba bảng âm cổ của GS. Vũ Thế Ngọc để Quí vị Độc giả thấy qua cách
    phát âm của tiếng Hán thời trước. Cách phát âm này không giống cách phát âm ngày nay dù đối với người Hoa hay đối với người Việt. Điều cần lưu ý là âm Hán Việt ngày nay khác biệt hẳn âm Hán Việt cổ. Hai câu hỏi có thể đặt ra:
    - Thứ nhất: Tại sao có nhiều âm cổ Hán Việt giống hệt như âm Nôm của người Việt vậy (dù có vài âm nay đã ít dùng)? Nói một cách khác, các cụ ta xưa có thể đã viết chữ Hán thoải mái như viết chữ mẹ đẻ, vì nói sao viết vậỵ
    - Thứ hai: Tại sao âm Hán Việt đời sau lại đổi khác đi khiến phải đọc một đằng, viết một nẻo như vậy?
    Hai loại bảng này gợi cho tôi ý nghĩ phải chăng cái chữ gọi là chữ Nho hay chữ Hán này, ngày xưa tổ tiên mình đã có dự phần gây dựng lện Vì dựa vào hình dáng và âm thanh theo cảm quan của tộc Việt để tạo chữ nên hình nhu các cụ đã có thể nghĩ thế nào, nói thế nào thì viết vậỵ
    Xin nói ngay đây chỉ là những ý nghĩ trăn trở trong đầu từ lâu chứ chưa phải là khẳng định. Còn cần thêm nhiều dữ kiện. Và không ai muốn bị mang cái tiếng là sô-vanh văn hoá, một điều thật đáng chê trách. Rất mong được Quí vị Độc giả góp ý về vấn đề trọng đại này và nếu Quí vị nào có tài liệu liên hệ đến đề tài xin vui lòng sao gửi cho một bản.
    Xin thành thực cảm ơn trước.
    CUNG ĐÌNH THANH
    (Xin đọc tiếp lời bạt trang 29)
    Lời Bạt:
    Để thay cho phần kết luận, tôi xin kể một mẫu chuyện trong buổi họp mặt tại nhà một vị trưởng thượng nhân chuyến đi thăm Hoa Kỳ mới đây. Khi bàn về tư tưởng Việt, tôi đề nghị nên nghiên cứu đến tư tưởng của tiền nhân trong các tác phẩm viết bằng chữ Nho ... Một vị trưởng thượng vốn là người có trách nhiệm điều khiển ngành Văn Khoa Saigon trước kia, nêu lên nguyên tắc đã được áp dụng một cách triệt để trong khoa học nhân văn Tây phương là: chỉ có thể coi thuộc văn hoá nói chung hay tư tưởng Việt nói riêng những tác phẩm viết bằng tiếng Việt. Tác phẩm viết bằng Hán văn phải trả về cho văn học tư tưởng Hán. Tôi đang cố chống chế một cách yếu ớt rằng, tất nhiên
    phải tôn trọng nguyên tắc này, nhưng cũng cần đặt ra câu hỏi là các cụ mình ngày xưa khi sáng tác có nghĩ mình đang viết bằng một thứ chữ vay mượn không? Rất may, có anh bạn mới gặp, đang là chủ biên một nguyệt san, theo tôi, là một trong vài tập san hàng đầu trong sinh hoạt văn hoá nước nhà hiện nay, đã tiếp lời khẳng định: các cụ đã viết bằng thứ chữ các cụ cho là của tổ tiên mình. Lời khẳng định của anh căn cứ theo lời tổ phụ là nhà ái quốc Phạm Phú Thứ viết để lai. Nhà sử học uy tín có mặt trong buổi họp đã yêu cầu anh kể lại ngọn nguồn câu chuyện hầu giúp tài liệu quí báu cho những nhà sử học cũng như ngữ học sau nàỵ Chỉ tiếc buổi họp đã đến lúc giải tán nên anh chưa có thì giờ kể vào chi tiết. Nếu không phạm vào điều gì cấm kỵ, tôi mạn phép đề nghị Anh cho công bố những gì nhà ái quốc Phạm Phú Thứ đã viết liên hệ đến chữ Nho và lý do tại sao Người lại viết tác
    phẩm của mình bằng thứ chữ này. Những ai quan tâm đến văn hoá Việt chắc đều nóng lòng chờ đợi sự công bố của ạnh Riêng tôi, tôi rất mong được đọc bài viết của anh để có thể hoàn tất bài viết của mình về chữ Việt thời Thái Cổ, nhờ vậy may ra bài tham luận có thêm sức thuyết phục.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ::: Cao Thế Dung :::
    Tìm Hiểu Cội Rễ Tiếng Việt: Hán Tự Và Hán Việt
    NGƯỜI VIỆT BIẾT CHỮ HÁN TỪ THỜI NÀO?
    Một số tài liệu cho rằng, dân tộc Bách Việt khi còn ở Lĩnh Nam chưa bị Hoa Hán đồng hoá và tiêu diệt thì đã biết chữ Hán hoặc đã có văn tự riêng như dân tộc Choang rất gần gụi với dân tộc Tày Nùng, cùng một dòng Bách Việt (khoảng 15 triệu người ở Quảng Tây) (xem Lý Quang Hồng - Hình bóng chữ Nôm Việt trong chữ vuông Choang - Tạp chí Hán Nôm số 1 (38), 1999, trg 35 - 41). Dân tộc Choang ngày nay, Bắc Kinh qui vào một khối thiểu số gồm cả dân tộc Nùng, có văn tự từ thời cổ cùng một tổng thể văn hoá và truyền thống của dòng Bách Việt. Dân tộc Choang có .Hán tự của Choạng trong Hán tự Trung Hoa và Nôm Choang mà hình tượng rất nhiều chữ na ná như Nôm Việt dù khác nghĩa (xem Lý Hạc Nghi - Nghiên Cứu so sánh chữ vuông Choang và chữ Nôm - Tạp chí Hán Nôm, số 1 (34), 1998, trg 90 - 99).
    Tác giả Phạm Huy Hổ, một nhà Nho được ca tụng là cẩn trọng, nghiên cứu công phu các vấn đề cổ sử, và văn minh cổ Việt Nam cho rằng: Thiết tưởng ta biết chữ Hán ấy ngay từ khi họ Hồng Bàng mới dựng nên nước. Hồng Bàng là con cháu họ Thần Nông, biết chữ Hán rồi tất lấy dậy con cháu.
    Xem như hiệu nước, hiệu vua, tên mười tám đời, tên mười lăm bộ, và các bách thần đời Hùng, các làng di tích đời Hùng, đều phân minh bằng chữ Hán cả. Mười tám đời Hùng đều có đủ tên, như là Hùng Uy, Hùng Nghi, Hùng Minh, Hùng Duệ, v. v... Ông thần Tản Viên tên là Nguyễn Công Tuấn, hiệu Quí Minh, quê ở xã Lăng Xương, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, hiện còn nhà cũ, làng lập đền
    thờ. Các làng chung quanh kinh đô Hùng Vương ở Việt Trì, như là hai bên Tràng Đông, Tràng Nam là kho lương, hai xã Lâu Thượng, Lâu Hạ là nhà các mệ các nàng, hai xã Vân Đội, Cẩm Đội là trại quân lính, hai xã Phú Nông, Minh Nông là sở canh nông, xã Thanh Miếu là nhà thờ vua, xã Nỗ Lực là tràng tập bắn. Nay ai đến các làng ấy, người làng đó còn ôn chuyện lại được cả.
    Có người cho rằng các danh hiệu trên ấy đời xưa đều bằng tiếng Nôm, sau mới đổi ra là chữ Hán. Nói thế thì không am hiểu tôn giáo, phong tục nước nhà. Nước nhà thận trọng nhất là việc đề bài vị thần. Nay xem các thần đời Hùng có nhiều vị duệ hiệu bán tự bán Nôm, có vị nôm na quá, như là
    Ông Cổng, Ông Chấu, Chàng Cả, Chàng Hai v. v... Những tên Nôm ấy nếu đổi ra chữ Hán thì có khó gì, thế mà các dân đề hiệu, Liệt Triều sắc phong, vẫn cứ để nguyên, là tục ta rất kính cẩn việc sự thần, không dám thay đổi một nét. Nhân thế lại biết thêm được rằng chữ Nôm ta cũng sinh ra tự bấy
    giờ.. (Phạm Huy Hổ - Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?)
    - Nam Phong, số 29, tháng 11/1919, trg 416 -419).
    Ở Quảng Đông tức Việt Đông khi chưa bị Tần xâm chiếm, thuộc Bách Việt, Lĩnh Nam, còn một ngôi thành cổ, người Việt xưa đặt tên là thành Nam Vũ. Thành này có từ trước khi Triệu Đà lấy Lĩnh Nam dựng nước Nam Việt năm 207 trước CN. Truyện Lý Ông Trọng cho biết, lúc ông còn trẻ làm kẻ tiểu lại bị đòn, ông than rằng: Làm người mà lại chịu nhục thế ư! Ông mới sang Tần (lãnh thổ nước Tần) sau làm quan Tư Lệ Hiệu Uý. Lý Ông Trọng sinh trưởng ở Âu Lạc dưới triều Thục An Dương Vương (257 - 207 trước CN). Vậy thời có thể người đã biết chữ Hán từ thời Viễn Cổ.
    Hán Việt, nghĩa là chữ Hán của người Việt. Chữ Nôm là chữ riêng của người Việt, người Tầu không đọc được nếu không học chữ Nôm.
    TIẾNG VIỆT VÀ GỐC HÁN TỰ TRUNG HOA
    Qua tác phẩm ngữ ngôn Cỗi rể tiếng An Nam, LM Souvignet cho rằng tuy gốc Hán nhưng bao nhiêu chữ người Việt dùng Hán tự trong văn học và dân gian đã Việt hoá và thành Hán Việt. Souvignet đưa ra một số dẫn chứng như sau:
    (Xem P. Souvignet - Cỗi rễ tiếng An Nam - Nam Phong tạp chí, số 107, tháng 7/1926, trg 22).
    Căn cứ vào công trình nghiên cứu tiếng Việt của học giả Pháp Maspéro và nhất là từ quyển Cỗi rễ tiếng An Nam của Souvignet, học giả Phạm Quỳnh tổng luận lại về một nền Hán tự riêng của ta gọi là Hán tự Việt Nam tức Hán Việt, Phạm học giả cho rằng: Ngay từ thời kỳ đầu (dưới thời đô hộ Hán) tiếng Việt Nam ta đã có chịu ảnh hưởng của tiếng Tầu. Trong thứ tiếng tối cổ Việt Ngữ. đã có nhiều tiếng mượn của Tầu. Những tiếng mượn đây là tự người bản dân mượn thẳng từ lưu dân Tầu sang ở bên này và đọc đúng theo tiếng Tầu về thời đại ấy. Tự thế kỷ thứ 10 nước Nam không nội thuộc Tầu nữa, sự vãng lai hai nước mỗi ngày một thưa, những tiếng mượn của Tầu đọc không được đúng
    như của Tầu nữa, dần dần chuyển theo về âm vận An Nam, bấy giờ mới thành ra thứ tiếng Hán Việt, nghĩa là chữ Hán đọc theo thanh âm Nam Việt. Trong lịch sử ngôn ngữ văn tự nước ta, sự thành lập ra thứ tiếng Hán Việt đó cũng là một cái hiện tượng kỳ, nhân đó mà tiếng ta có mật thiết quan hệ
    với tiếng Tầu, không phải với tiếng Tầu ngày nay mà là tiếng Tầu cổ về thế kỷ thứ 10, vì như trên kia đã nói, tiếng Hán Việt tuyệt nhiên không giống cả các tiếng địa phương Tầu ngày nay, mà là tiếng Tầu về thế kỷ thứ 10 trong ngót nghìn năm biến hoá theo âm luật tiếng An Nạm Nay chữ của một thứ tiếng mà trong nghìn năm theo âm vận một thứ tiếng khác, thời còn là thuộc về tiếng thứ nhất nữa hay đã hẳn là thuộc về tiếng thứ nhì rồi ? Nếu không còn mặt chữ đó thời có thể cho là tiếng An Nam được, nhưng chữ viết còn đó thời chỉ là chữ Hán đọc theo tiếng Việt mà thội Song cứ
    thực thời cũng là tiếng Nam rồi, một thứ tiếng Nam không phải thiên thành, hơi có tính cách nhân tạo một chút, tuy cứ lý thuyết thời vừa thuộc tiếng Nam vừa thuộc tiếng Tầu, nhưng cứ thực tế thời là tiếng Nam hơn là tiếng Tầu, tức cũng như con dơi kia, nhác trông cho là chim cũng được mà
    cho là chuột cũng được, mà thực thời là thuộc về loài có vú hơn là loài có cánh.
    Nói tóm lại thì tự thế kỷ thứ 10 đến giờ chúng ta chỉ chung với người Tầu có chữ Hán mà thôi, là một thứ dấu tượng ý. (signes ideographiques) chúng ta đọc ra tiếng chúng ta mà họ đọc ra tiếng của họ. Nhân đó mới thành ra tiếng Hán Việt, không phải là một cách đọc chữ mà thôi, hầu như một
    thứ tiếng riêng vâỵ. Thứ tiếng ấy trong mấy thế kỷ ở nước ta là thứ tiếng học vấn. Ta vẫn coi là tiếng của ta gọi chữ Hán là chữ ta, chứ không ai học chữ Hán mà cho là mình học chữ ngoại quốc bao giờ.
    Tiếng Hán Việt ấy là tiếng học vấn, tiếng giáo dục, mỗi ngày một thấm nhập vào tiếng thông thường trong dân gian, mà chính tiếng thông thường trong dân gian, ngoài một cái gốc Nôm lõi, còn thời nhiều chữ cũng là chuyển lai tự tiếng Tầu mà âm vận biến hoá theo một cái phương pháp riêng sẽ
    giải sau này, cho nên tiếng chữ với tiếng Nộm thời mất những cái đặc tính trong cú pháp Tầu mà cũng uốn theo hình thức tiếng An Nam, thành ra một thứ tiếng rất phong phú và rất phức tạp, chính là tiếng văn chương của ta, như tiếng truyện Kiều và các thơ truyện khác.. (Phạm Quỳnh - Hán Việt văn tự - Nam Phong số 107, tháng 7/1926, trg 12 - 20, trích toàn văn).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ::: Cao Thế Dung :::
    Tìm Hiểu Cội Rễ Tiếng Việt: Hán Tự Và Hán Việt
    NGƯỜI VIỆT BIẾT CHỮ HÁN TỪ THỜI NÀO?
    Một số tài liệu cho rằng, dân tộc Bách Việt khi còn ở Lĩnh Nam chưa bị Hoa Hán đồng hoá và tiêu diệt thì đã biết chữ Hán hoặc đã có văn tự riêng như dân tộc Choang rất gần gụi với dân tộc Tày Nùng, cùng một dòng Bách Việt (khoảng 15 triệu người ở Quảng Tây) (xem Lý Quang Hồng - Hình bóng chữ Nôm Việt trong chữ vuông Choang - Tạp chí Hán Nôm số 1 (38), 1999, trg 35 - 41). Dân tộc Choang ngày nay, Bắc Kinh qui vào một khối thiểu số gồm cả dân tộc Nùng, có văn tự từ thời cổ cùng một tổng thể văn hoá và truyền thống của dòng Bách Việt. Dân tộc Choang có .Hán tự của Choạng trong Hán tự Trung Hoa và Nôm Choang mà hình tượng rất nhiều chữ na ná như Nôm Việt dù khác nghĩa (xem Lý Hạc Nghi - Nghiên Cứu so sánh chữ vuông Choang và chữ Nôm - Tạp chí Hán Nôm, số 1 (34), 1998, trg 90 - 99).
    Tác giả Phạm Huy Hổ, một nhà Nho được ca tụng là cẩn trọng, nghiên cứu công phu các vấn đề cổ sử, và văn minh cổ Việt Nam cho rằng: Thiết tưởng ta biết chữ Hán ấy ngay từ khi họ Hồng Bàng mới dựng nên nước. Hồng Bàng là con cháu họ Thần Nông, biết chữ Hán rồi tất lấy dậy con cháu.
    Xem như hiệu nước, hiệu vua, tên mười tám đời, tên mười lăm bộ, và các bách thần đời Hùng, các làng di tích đời Hùng, đều phân minh bằng chữ Hán cả. Mười tám đời Hùng đều có đủ tên, như là Hùng Uy, Hùng Nghi, Hùng Minh, Hùng Duệ, v. v... Ông thần Tản Viên tên là Nguyễn Công Tuấn, hiệu Quí Minh, quê ở xã Lăng Xương, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, hiện còn nhà cũ, làng lập đền
    thờ. Các làng chung quanh kinh đô Hùng Vương ở Việt Trì, như là hai bên Tràng Đông, Tràng Nam là kho lương, hai xã Lâu Thượng, Lâu Hạ là nhà các mệ các nàng, hai xã Vân Đội, Cẩm Đội là trại quân lính, hai xã Phú Nông, Minh Nông là sở canh nông, xã Thanh Miếu là nhà thờ vua, xã Nỗ Lực là tràng tập bắn. Nay ai đến các làng ấy, người làng đó còn ôn chuyện lại được cả.
    Có người cho rằng các danh hiệu trên ấy đời xưa đều bằng tiếng Nôm, sau mới đổi ra là chữ Hán. Nói thế thì không am hiểu tôn giáo, phong tục nước nhà. Nước nhà thận trọng nhất là việc đề bài vị thần. Nay xem các thần đời Hùng có nhiều vị duệ hiệu bán tự bán Nôm, có vị nôm na quá, như là
    Ông Cổng, Ông Chấu, Chàng Cả, Chàng Hai v. v... Những tên Nôm ấy nếu đổi ra chữ Hán thì có khó gì, thế mà các dân đề hiệu, Liệt Triều sắc phong, vẫn cứ để nguyên, là tục ta rất kính cẩn việc sự thần, không dám thay đổi một nét. Nhân thế lại biết thêm được rằng chữ Nôm ta cũng sinh ra tự bấy
    giờ.. (Phạm Huy Hổ - Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?)
    - Nam Phong, số 29, tháng 11/1919, trg 416 -419).
    Ở Quảng Đông tức Việt Đông khi chưa bị Tần xâm chiếm, thuộc Bách Việt, Lĩnh Nam, còn một ngôi thành cổ, người Việt xưa đặt tên là thành Nam Vũ. Thành này có từ trước khi Triệu Đà lấy Lĩnh Nam dựng nước Nam Việt năm 207 trước CN. Truyện Lý Ông Trọng cho biết, lúc ông còn trẻ làm kẻ tiểu lại bị đòn, ông than rằng: Làm người mà lại chịu nhục thế ư! Ông mới sang Tần (lãnh thổ nước Tần) sau làm quan Tư Lệ Hiệu Uý. Lý Ông Trọng sinh trưởng ở Âu Lạc dưới triều Thục An Dương Vương (257 - 207 trước CN). Vậy thời có thể người đã biết chữ Hán từ thời Viễn Cổ.
    Hán Việt, nghĩa là chữ Hán của người Việt. Chữ Nôm là chữ riêng của người Việt, người Tầu không đọc được nếu không học chữ Nôm.
    TIẾNG VIỆT VÀ GỐC HÁN TỰ TRUNG HOA
    Qua tác phẩm ngữ ngôn Cỗi rể tiếng An Nam, LM Souvignet cho rằng tuy gốc Hán nhưng bao nhiêu chữ người Việt dùng Hán tự trong văn học và dân gian đã Việt hoá và thành Hán Việt. Souvignet đưa ra một số dẫn chứng như sau:
    (Xem P. Souvignet - Cỗi rễ tiếng An Nam - Nam Phong tạp chí, số 107, tháng 7/1926, trg 22).
    Căn cứ vào công trình nghiên cứu tiếng Việt của học giả Pháp Maspéro và nhất là từ quyển Cỗi rễ tiếng An Nam của Souvignet, học giả Phạm Quỳnh tổng luận lại về một nền Hán tự riêng của ta gọi là Hán tự Việt Nam tức Hán Việt, Phạm học giả cho rằng: Ngay từ thời kỳ đầu (dưới thời đô hộ Hán) tiếng Việt Nam ta đã có chịu ảnh hưởng của tiếng Tầu. Trong thứ tiếng tối cổ Việt Ngữ. đã có nhiều tiếng mượn của Tầu. Những tiếng mượn đây là tự người bản dân mượn thẳng từ lưu dân Tầu sang ở bên này và đọc đúng theo tiếng Tầu về thời đại ấy. Tự thế kỷ thứ 10 nước Nam không nội thuộc Tầu nữa, sự vãng lai hai nước mỗi ngày một thưa, những tiếng mượn của Tầu đọc không được đúng
    như của Tầu nữa, dần dần chuyển theo về âm vận An Nam, bấy giờ mới thành ra thứ tiếng Hán Việt, nghĩa là chữ Hán đọc theo thanh âm Nam Việt. Trong lịch sử ngôn ngữ văn tự nước ta, sự thành lập ra thứ tiếng Hán Việt đó cũng là một cái hiện tượng kỳ, nhân đó mà tiếng ta có mật thiết quan hệ
    với tiếng Tầu, không phải với tiếng Tầu ngày nay mà là tiếng Tầu cổ về thế kỷ thứ 10, vì như trên kia đã nói, tiếng Hán Việt tuyệt nhiên không giống cả các tiếng địa phương Tầu ngày nay, mà là tiếng Tầu về thế kỷ thứ 10 trong ngót nghìn năm biến hoá theo âm luật tiếng An Nạm Nay chữ của một thứ tiếng mà trong nghìn năm theo âm vận một thứ tiếng khác, thời còn là thuộc về tiếng thứ nhất nữa hay đã hẳn là thuộc về tiếng thứ nhì rồi ? Nếu không còn mặt chữ đó thời có thể cho là tiếng An Nam được, nhưng chữ viết còn đó thời chỉ là chữ Hán đọc theo tiếng Việt mà thội Song cứ
    thực thời cũng là tiếng Nam rồi, một thứ tiếng Nam không phải thiên thành, hơi có tính cách nhân tạo một chút, tuy cứ lý thuyết thời vừa thuộc tiếng Nam vừa thuộc tiếng Tầu, nhưng cứ thực tế thời là tiếng Nam hơn là tiếng Tầu, tức cũng như con dơi kia, nhác trông cho là chim cũng được mà
    cho là chuột cũng được, mà thực thời là thuộc về loài có vú hơn là loài có cánh.
    Nói tóm lại thì tự thế kỷ thứ 10 đến giờ chúng ta chỉ chung với người Tầu có chữ Hán mà thôi, là một thứ dấu tượng ý. (signes ideographiques) chúng ta đọc ra tiếng chúng ta mà họ đọc ra tiếng của họ. Nhân đó mới thành ra tiếng Hán Việt, không phải là một cách đọc chữ mà thôi, hầu như một
    thứ tiếng riêng vâỵ. Thứ tiếng ấy trong mấy thế kỷ ở nước ta là thứ tiếng học vấn. Ta vẫn coi là tiếng của ta gọi chữ Hán là chữ ta, chứ không ai học chữ Hán mà cho là mình học chữ ngoại quốc bao giờ.
    Tiếng Hán Việt ấy là tiếng học vấn, tiếng giáo dục, mỗi ngày một thấm nhập vào tiếng thông thường trong dân gian, mà chính tiếng thông thường trong dân gian, ngoài một cái gốc Nôm lõi, còn thời nhiều chữ cũng là chuyển lai tự tiếng Tầu mà âm vận biến hoá theo một cái phương pháp riêng sẽ
    giải sau này, cho nên tiếng chữ với tiếng Nộm thời mất những cái đặc tính trong cú pháp Tầu mà cũng uốn theo hình thức tiếng An Nam, thành ra một thứ tiếng rất phong phú và rất phức tạp, chính là tiếng văn chương của ta, như tiếng truyện Kiều và các thơ truyện khác.. (Phạm Quỳnh - Hán Việt văn tự - Nam Phong số 107, tháng 7/1926, trg 12 - 20, trích toàn văn).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    SỰ ĐA TẠP CUẢ TIẾNG VIỆT
    Học giả Maspéro nghiên cứu sâu xa về tiếng Việt, cho rằng, mỗi một thời kỳ, tiếng An Nam đều có sự thay đổi trong âm vận. Theo Maspéro, qua năm thời kỳ thì thời kỳ tối cổ Việt ngữ đã có nhiều tiếng mượn của Tầụ Trải qua cả ngàn năm, tiếng Việt ngày nay, gọi là Việt ngữ cận đại (l.Annamite
    moderne), đã trở thành Việt ngữ, ta chỉ còn chung với người Tầu chữ Hán mà thôi, một thứ dấu tượng ý (signes idéographiques) người Việt đọc ra tiếng Việt mà người Tầu đọc ra tiếng của họ nên mới thành Hán tự của Trung Hoa và Hán tự của Việt Nạm Những chữ Hán Việt, nghĩa dùng hẹp
    lại hay sai đi, nên viết thành thứ chữ Hán mà người Tầu cũng không hiểu được theo ngữ nghĩa của người Việt, do khác nguyên nghĩa vậỵ (Xem H. Maspéro - Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite - Les Initiales - BEFEO, T.XII, No 1 -1912).
    Đó là những chữ do người Việt sáng tạo ra như chữ tiệt nhiên (tuyệt nhiên) trong bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt. Nhưng số chữ Hán Việt "chân chính" vẫn chiếm một số lượng khá lớn, chỉ đọc theo tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên nghĩa của Hán tự Tầu, thí dụ như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, quân tử, tiểu nhận. Có nhiều chữ đã quen dùng và quen tai cả ngàn năm, ta tưởng là tiếng Việt thuần tuý, là Nôm nhưng lại là tiếng Hán của Tầu đọc na ná âm Tầu hơn là âm Hán Việt.
    Nhà ngữ học Souvignet cho rằng tiếng Việt là sự pha trộn cả tiếng Miên, tiếng Khasi Đông bộ Ấn, tiếng Chiêm Thành, tiếng Mã Lai, tiếng Thái, tiếng Tầụ. Souvignet so sánh các thứ tiếng ấy với nhau (chủ yếu là 4 loại) thấy tiếng Việt với tiếng Mã Lai có 1088 chữ đối chiếu giống nhau, ông kết luận rằng tiếng An Nam không thân thuộc với hai loại tiếngTầu và tiếng Thái mà chính là thân thuộc với loại tiếng Ấn Độ, Mã Lai vậỵ Tiếng Chàm và tiếng Tầu có quan hệ .chú bác anh em, trong khi tiếng Việt và tiếng Chàm với các phụ âm rất giống nhạu Dấu sắc của tiếng Việt tương đương với dấu pô-cá của tiếng Chàm, dấu huyền tương đương với dấu pà-lầu, dấu hỏi tương đương với dấu pô-thớ,
    dấu ngã tương đương với dấu pố-chà-ní, chỉ có dấu nặng tiếng Chàm không dùng dấu mà dùng những phụ âm đặc biệt. (Nguyễn Khắc Ngữ - Nguồn gốc dân tộc - Montréal 1985, trg 132 - 133).
    Có vào khoảng vài trăm chữ Việt và Chàm giống nhau như băng (Chàm) = ăn; a râm = rậm; aw =
    áo; huyên = huyền (đen); mat = mặt; mek = mẹ; ni = này; hót = hóc ... (Xem Moussay Gérard Dictionnaire Cam Vietnam Francais - Centre Culturel Chạm Pharang 1971).
    Souvignet kết luận rất đúng khi cho rằng: Tôi không dám cho tiếng An Nam là gốc tiếng Tầu. Souvignet lại cho rằng, tiếng Tầu có vai trò điều hoà trong tiếng Việt : Tiếng An Nam là hỗn hợp nhiều thứ tiếng mà thành ra, phiền phức tạp dạp như thế, mới nghe không khỏi lấy làm lạ. Ai cũng
    tưởng tiếng An Nam có cái vẻ thuần tuý nhất trí hợn Phàm tiếng nói, bao nhiêu chữ đều đúc theo một cái khuôn tự nhiên, cũng có một cái cỗi rễ chung; ấy ý kiến thông thường của người ta như thế. Nay tiếng An Nam lại khác hẳn: như món đồ thập cẩm thứ gì cũng có.
    Song, nói cho cùng, sự phức tạp đó không phải là không hay cho tiếng An Nam; nhờ đó mà tiếng An Nam được phong phú. Các tiếng lân cận không có tiếng nước nào hình thể sán lạn mà âm điệu véo von bằng tiếng An Nam ... Tiếng An Nam vừa mượn tiếng Tầu, vừa mượn tiếng Ấn Độ, Mã Lai -
    lại nhân đó tự chế tác thêm ra nữa - kể còn giàu hơn tiếng Hán Việt nhiềụ Xem như thế thì tiếng An Nam hình thể âm vận hay hơn tiếng Tầu biết bao nhiêu : tiếng Tầu quanh đi quẩn lại chỉ có 400 vần ...
    Tiếng An Nam tuy vốn không được nhất trí như thế, nhưng vẫn có cái vẻ thuần nhất. Nào Mon, nào Mên, nào Mã Lai, nào tiếng Thái, bấy nhiêu chất hình như hoá hợp cả là một, là nhờ cái ảnh hưởng của tiếng Tầu điều hoà.. (Nam Phong số 110, tháng 10/1926, trg 324).
    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HÁN TỰ TẦU VÀ HÁN TỰ VIỆT
    Qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc, chữ Hán đã thành quốc tự của tạ Người Việt coi Hán tự là chữ của nước ta trước đây nhưng ta đã có riêng một nền Hán tự gọi là Hán Việt. Thí dụ một chữ bất đã ghép với nhiều từ thuần Việt như bất cần. Bất không còn nghĩa chính của nó là không như bất thình lình, bất chợt.
    Về âm ngữ, Trần Cương, Sứ thần nhà Nguyên đến Thăng Long năm 1293, trong An Nam Tứ sự, Sứ thần cho rằng: .Tiếng nói líu lo, nói nhanh mà bổng, rất giống tiếng chim. (Lê Quí Đôn Toàn tập, Kiến Văn tiểu lục - Bản dịch của Phạm Trọng Điềm, trg 69). Ấy thế mà tổ tiên ta đã Việt âm hoá Hán tự thành Hán Việt. Đây là một thành tựu kỳ diệu của dân tộc Việt Nạm
    Hồ Hữu Tường cho rằng: Trong tiếng Việt ngày nay, phần nhiều là tiếng mượn của Tầu, hoặc là tiếng Hán Việt vừa đơn, vừa kép, hoặc là tiếng đã Việt hoá. Những tiếng về loại này thì mỗi âm riêng đều có nghĩa.
    Còn một phần ít hơn, song cũng quan trọng, là những tiếng hoàn toàn Nộm Xét về phần này, người khảo cứu có thể đặt một câu hỏi vô cùng quan hệ. Ấy là, tiếng Việt là một thứ tiếng đơn âm hay là một thứ tiếng phức ậm.
    và : Chẳng những tiếng Việt có những tiếng hai âm, những tiếng ba âm mới có nghĩa, mà ta còn thấy thêm một hiện tượng này rất quan hệ. Ấy là mỗi khi người Việt dùng một tiếng một âm, thì thấy chừng như có gì là lạ, ngượng ngùng, trơ trẽn, nên hay thêm một tiếng đệm. Tiếng đệm này không
    có nghĩa gì cả, mà chỉ dùng để đa âm hoá tiếng lẻ loi kia thội Như dễ, nhẹ, nặng ... đều có nghĩa, nhưng người ta hay nói dễ dàng, nhẹ nhàng, nặng nề ... Hình như trong bản năng của người Việt, dùng lối sau này thì có vẻ thuần là Việt Nam hợn. (Lịch sử văn chương Việt Nam, Lê Lợi, Paris
    1949, trg 28).
    Do Hán tự là chữ tượng hình (idéogrammes) chứ không phải là lối chữ ghi âm (écriture phonétique) nên khi nhìn chữ đọc rất dễ sai lầm. Hơn nữa, Trung Hoa gồm nhiều các dân tộc như Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng .giống nào cũng có thứ chữ riêng của mình. (xem Tăn Văn Hí - Nhận thức về
    chữ Hán - Văn Hoá tập san số 4, T. XXII, Saigon 1873, trg 1 - 4), lại có tới khoảng 70 thổ ngữ, ấy là chưa kể thổ ngữ Đài Loan và Hải Nạm Mỗi thổ ngữ (dialectes) lại có thêm nhiều thổ âm (accent régional). Riêng Quảng Đông với trên 80 triệu dân nói tiếng Quảng Đông nhưng lại có nhiều thổ âm
    khác nhạu Nhưng với sự phức tạp này, Hán tự du nhập vào ngôn ngữ Việt Nam mà .Việt ngữ thuộc vào hạng ngôn ngữ độc thể (P. langue isolante), mỗi tiếng lẻ là một ngữ tố (P. morphème), nên tiếng lẻ không có phân tích ra phần gốc (P. racine) và phần tiếp (P. affixes), nghĩa là phân tích ra nhiều
    ngữ tố, như tiếng lẻ trong Pháp ngữ hay Anh ngữ thuộc vào hạng ngôn ngữ phối thể. Vậy tiếng lẻ là đơn vị nhỏ nhất của Việt ngữ.. (Trương Văn Chỉnh và Nguyễn Hiến Lê - Một phương pháp nghiên cứu ngữ pháp Việt Nam - Đại học (Huế) số 6, tháng 12/1961, trg 63 - 82). Ta đã Việt âm hoá từ một yếu tố nhỏ nhất của Hán tự Tầu để thành Hán tự Việt và cuối cùng hàng ngàn từ Hán Việt lại là ngôn ngữ độc thể, thành Việt ngữ.
    Hán Việt, phân biệt làm ba loại, Hán Việt cổ, được dùng để chỉ những yếu tố gốc Hán du nhập lẻ tẻ vào tiếng Việt trước thời Trung Đường thế kỷ thứ 7, phân biệt với các từ Hán Việt, với yếu tố Hán du nhập có hệ thống vào cuối đời Đường, thế kỷ thứ 9 và 10 (nhà Đướng 618 - 906). Loại Hán
    Việt Việt hoá xuất hiện do kết quả Việt hoá các yếu tố Hán (Hán Việt cổ, vay mượn chữ Hán phản ảnh qua bộ Thiết Vận của Lục Pháp Ngôn ra đời vào năm 601). Riêng một Hán Việt cổ, vay mượn của từ Hán, kết quả khảo sát, theo nhà ngôn ngữ Vương Lộc cho thấy: Trong 332 đơn vị được xác
    nhận là Hán Việt cổ có : 158 danh từ chiếm tỷ lệ 47,5%; 142 động từ chiếm tỷ lệ 42,8%; 29 tĩnh từ, chiếm tỷ lệ 8,7%; với hai phó từ (bèn, cùng), 1 giới từ (vì) chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trên 1.000 năm tuổi thọ, Hán Việt cổ đã trở nên những từ cơ bản, tồn tại trong kho từ vựng tiếng Việt như những từ thuần Việt thực sự. (xem Vương Lộc - Một vài kết quả bước đầu trong việc khảo sát từ Hán Việt cổ - Tạp chí Ngôn Ngữ số 1, 1985, trg 24 - 31).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này