1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục Lục Nhạc khí các dân tộc Việt Nam

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi caneton0901, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Mục Lục Nhạc khí các dân tộc Việt Nam

    NHẠC CỤ DÂN TỘC


    [​IMG] Nếu đi về miền thôn quê hoặc xa hơn nữa, lên các vùng núi phía Bắc hoặc vùng cao Tây Nguyên, không chỉ khách nước ngoài mà ngay cả người Việt Nam cũng ngỡ ngàng với các làn điệu dân tộc được thể hiện bằng các loại nhạc cụ hết sức phong phú về hình thức và đơn giản là chất liệu. Đó có thể là chiếc kèn lá của người H?TMông, là chiếc khèn của người Mèo, là chiếc đàn T?Trưng hay dàn chiên gió ở Tây Nguyên? tất cả tạo nên những âm thanh bay bổng bất tận ca ngợi cuộc sống và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.


    Nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Việt nằm trong dòng chảy chung của lịch sử. Người Việt từ xa xưa đã tiếp nhận khá nhiều kiểu nhạc cụ từ bên ngoài, đồng thời sáng tạo và phát triển nét đặc thù âm nhạc của riêng mình. Vì vậy, dù đặc thù đến đâu đi nữa, những phát kiến của người Việt Nam trong lĩnh vực này cũng mang tính nhân loại, gắn với các miền đất xa xôi trên thế giới. Trong căn nhà rông trên cao nguyên, bạn có thể nghe tiếng đàn T?Trưng trầm bổng được cấu tạo từ các thân cây tre có độ dài ngắn khác nhau. Cùng lúc đó, có lẽ tiếng đàn này cũng có thể đang ngân lên tiếng ca trong khu làng xa xôi ở đất nước indonesia cách xa hàng chục ngàn km.

    Người nhạc công khi nâng trên tay cây đàn Nhị, có lẽ sẽ rất thú vị khi biết được xuất xứ của chiếc đàn vốn từ đất Mông Cổ xa xôi. Do sinh sống trên vùng thảo nguyên mênh mông, kết bạn cùng con ngựa và sinh sống dưới mái lều du mục, người dân nơi đây đã phát kiến ra cây đàn ?oMã Đầu Cầm? có chiếc bầu làm từ xương sọ ngựa và có hai dây. Truyền bá tới Trung Hoa, cây đàn này được đổi tên thành đàn Nhị, và giữ nguyên tên khi vào tới Việt Nam.

    Đàn Tỳ bà còn có truyền thuyết lạ lùng hơn: lịch sử ghi lại đây là nhạc cụ của người Ả Rập, ở phương Tây gọi là đàn Luth, được nhắc tới nhiều trong các tác phẩm văn học bất hủ như: Truyện cổ Hy Lạp, Nero nhà thơ bạo chúa? Vào thế kỷ thứ 7, một nhà buôn Ả Rập theo con đường tơ lụa tới yết kiến vua Đường của Trung Hoa đã dâng tặng nhà vua cây đàn này. Được hỏi đây là vật dụng gì, nhà buôn kia đã giải thích: ?oĐó là cây đàn Rabap? Nghe tên gọi trúc trắc, nhà vua bèn hỏi tên nhà buôn và lấy tên nhà buôn là PiPa đặt cho cây đàn này. Người Việt Nam gọi là đàn Tỳ bà, còn người Nhật gọi là Biwa. Đàn Tỳ bà trở thành nhạc cụ sở trường của riêng người Việt với lối đánh nắn nót từng âm, trong khi người Trung Hoa phẩy 4 ngón tay, và người Nhật thì dùng miếng gẩy to bằng cả bàn tay.

    Đó là một vài minh chứng về các loại nhạc cụ đã được du nhập vào Việt Nam từ nhiều con đường khác nhau, và đã được người Việt cổ biến thành nhạc cụ của mình.

    Bên cạnh đó, luôn tồn tại song hành một dòng chảy về lịch sử các loại nhạc cụ có tính chất bản địa của riêng khu vực Đông Nam Á. Theo giáo sư Tô Ngọc Thanh, Tổng thư ký Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, hệ thống nhạc cụ bản địa có thể chia thành ba tầng văn hoá, trong đó cổ xưa nhất là tầng văn hoá Tiền Đông Sơn với các nhạc cụ làm từ tre, nứa. Đơn giản như đàn nứa của các cô gái Mường vẫn dùng để dập xuống nền khi múa sạp, cho tới hệ đàn cấu tạo phức tạp như T?Trưng, Kloongput dùng sức vỗ của bàn tay trước miệng ống tre tạo thành giai điệu. Trong rừng sâu, người miền cao treo các ống tre có độ dài ngắn khác nhau theo chiều thẳng đứng, khi gió thổi qua sẽ tạo nên tiếng va đập để xua đuổi thú rừng. Nhạc cụ cổ xưa này được gọi là chiêng gió. Đơn lẻ từ một thân tre là các loại sáo - loại nhạc cụ có sức cuốn hút mạnh mẽ bởi tiếng thổi du dương của nó.



    Những sản phẩm đồ đồng thời văn hoá Đông Sơn tạo nên một tầng văn hoá thứ hai của các loại nhạc cụ cổ.. Khi người Việt tìm ra cách lắp lưỡi gà đồng vào thân cây sáo, thì âm điệu thổi ra đã trở nên réo rắt hơn nhiều. Đặc thù của bước tiến này là chiếc khèn hiện vẫn rất phổ biến tại các cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó những loại nhạc cụ có kích thước lớn chế tác từ đồng đã làm nên diện mạo nhạc cụ đặc sắc của Việt Nam, tiêu biểu là Trống đồng và cồng chiêng. Tuy các quốc gia Đông Nam Á khác cũng sử dụng Trống đồng, nhưng tại Việt Nam, Trống đồng được nâng lên hàng quốc bảo, sử dụng trong cả âm nhạc, nghi lễ cúng tế và chiến trận. Lịch sử còn ghi lại tiếng Trống đồng oai nghiêm cất lên trong quân ngũ đời Tiền Lê, trong hội thề đời Lý để kêu gọi thần linh minh chứng. Cho tới nay, cồng chiêng vẫn là vật sở hữu quý giá đối với các dân tộc Tây Nguyên.
    Tầng văn hoá thứ ba của các loại nhạc cụ cổ được hình thành khi người Việt đã biết lựa chọn các loại nguyên liệu tốt để chế tạo và biết cải tiến và quy cách hoá nhạc cụ của mình. Quá trình này kéo dài hàng trăm năm, hàng ngàn năm và còn đang tiếp diễn để đến nay chúng ta được sở hữu các loại đàn, sáo, trống? có hình dáng thanh nhã, âm điệu tốt hơn, trong trẻo hơn. Những chiếc bầu tre nứa xưa kia nay đã được sản xuất bằng gỗ quý, cũng như phím bấm trên cây đàn Đáy đã được tạo bằng đồng hoặc ngà voi, xương, chứ không chỉ bằng gỗ như trước kia. Cũng tương tự như vậy, các loại đàn Thập Lục, Tam Thập Lục, Tỳ Bà, Bầu? đều được trau chuốt hơn khi chế tác cũng như các âm điệu của chúng đã được chuẩn hoá tới mức bằng cả tâm hồn và bàn tay khéo léo của người dân Việt.Ngày nay chúng ta có thể bắt gặp ở trên khắp đất nước các loại nhạc cụ còn có lịch sử hàng ngàn năm, được nghe những bản nhạc viết về cuộc sống xa xưa của người Việt cổ. Và đó cũng chính là vốn văn hoá vô giá, là giá trị tinh thần khiến mỗi người Việt Nam có thể tự hào khi giới thiệu cùng bạn bè trên thế giới.


    nhavui.com.vn
  2. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Mục Lục

    _Bộ Dây

    Trang 1
    Đàn Bầu
    Đàn Tranh
    ...........
    _Bộ Hơi .
    Trang 1
    Sáo Trúc
    _Bộ Gõ
    +Nhạc khí màng rung
    ......
    +Nhạc khí tự thân vang

    Trang 1 :
    Cồng Chiêng .
    Được caneton0901 sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 30/10/2005
  3. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Mục Lục
    Nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt ( Kinh )
    Nhạc cụ cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên
    Nhạc cụ cổ truyền các dân tộc thiểu số khác
    .............

    Được caneton0901 sửa chữa / chuyển vào 03:52 ngày 02/09/2005
  4. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Mục Lục (xếp theo trang)
    Được caneton0901 sửa chữa / chuyển vào 03:49 ngày 02/09/2005
  5. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Mục lục (xếp theo vần)
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hi, bây giờ mới nhơ chị caneton là người quen của bé Hà.
    Chuyên mục này có cần em giúp sức không chị??
  7. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Úi giời ơi , quý hoá quá đi thôi . Được Home giúp đỡ thì còn gì bằng .1 cây làm chẳng nên non mà . Nhưng gượm gượm đã . Để Cane chỉnh sửa sắp xếp lại 1 tẹo đã , đầu óc vẫn lung bung , chưa biết bắt đầu từ đâu . Sau này còn nhờ vả Home nhiều ( Trc mắt thì nhờ Home cứ lượn lờ ở ngoài kia đã , Cane sợ thiếu hơi người lắm hì hì , cứ thấy ko ai nói năng gì với mình là sợ bị bỏ rơi , tụt ý chí ngay, chả nghĩ ngợi làm ăn được gì hì hì ...............)
  8. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Vài lời giới thiệu chung :
    Nói đến nền âm nhạc dân tộc Việt Nam , nếu không dành 1 chỗ xứng đáng cho các loại nhạc cụ truyền thống thì quả là sơ xuất . Bằng vốn hiểu biết ít ỏi của mình , hôm nay Caneton xin phép được múa rùi qua mắt thợ nói vài điều sơ lược về các nhạc cụ dân tộc cổ truyền của Việt Nam, nếu có điều gì thiếu sót hoặc không chính xác , mong mọi người góp ý
    Là một đất nước đa dân tộc với 54 dân tộc anh em , hơn 3000 năm lịch sử phát triển , Việt Nam của chúng ta có kho tàng nhạc cụ cổ truyền vô cùng phong phú và đa dạng ( theo Caneton đếm được qua các tài liệu tham khảo là khoảng hơn 100 nhạc cụ , của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ) . Ngoài những nhạc cụ được du nhập và bản địa hóa để phù hợp với ngôn ngữ âm nhạc dân tộc Việt Nam , ông cha ta qua bao thế hệ nối tiếp đã sáng tạo ra rất nhiều nhạc cụ để phục vụ cho đời sống sinh họat văn hoá cộng đồng cũng như nói lên tình cảm , tâm tư của mỗi người .
    Để tiện cho việc theo dõi , giới thiệu và làm Mục lục về các nhạc cụ dân tộc Việt Nam , Caneton xin phép được sắp xếp , phân loại các nhạc cụ theo 3 bộ chính : Bộ Dây , Bộ Hơi , Bộ Gõ . ( Mỗi bộ này sẽ được làm thành 3 Topic nhỏ , trong quá trình giới thiệu các loại nhạc cụ , sẽ làm thêm mục lục phân loại theo Vần , theo các dân tộc .........................tại Topic này . Trong quá trình giới thiệu , những nhạc cụ chính, phổ biến ( như Đàn Bầu , Sáo ................) có thể tiếp tục được mở thêm các Topic khác để tiện bổ sung thông tin và để mọi người trao đổi niềm yêu thích và sự hiểu biết của mình về các loại nhạc cụ . Rất mong mọi người hưởng ứng và góp ý )
    Trước hết để hiểu thêm về cách phân loại , chúng ta cần phải hiểu Bộ Gõ , Bộ Dây , Bộ Hơi là gì ?
    1) Bộ Dây : Nói 1 cách nôm na và ngắn gọn , là các nhạc cụ dựa trên nguồn dây rung
    Bộ Dây được chia làm 3 chi : Chi gẩy , Chi cung kéo , và Chi gõ
    Chi Gẩy : đàn Bầu, đàn Đáy, đàn Đoản, đàn Ghita phím lõm, đàn Goong Gram, đàn Nguyệt, đàn Sến, đàn Tam, đàn Tính, đàn Tranh, đàn Tỳ Bà, Đinh Goong , Kok ta lư, Tâm plưng, Tàn Máng, Zèn Xìn?( Phổ biến nhất là đàn Bầu , Đàn Tranh .....)
    Chi cung kéo: Abel, Cò ke, đàn Hồ, đàn Nhị, K?Tny, Ka nhi, ....( Phổ biến nhất là Nhị ...)
    Chi gõ: Tam Thập Lục, Pòng Păng.....( Phổ biến nhát là Tam Thập Lục )
    2)Bộ gõ được chia theo hai họ là họ màng rung và họ tự thân vang
    a) Họ màng rung : là những nhạc khí dựa trên sự rung của màng căng
    Họ màng rung bao gồm các nhạc khí : Acưr, Blơng Bơng, Chuông, HagừnSít, Hơ gơi , Ghì Nằng, trống Ban, trống Bản, trống Bộc, trống Bồng, trống Cái, trống Chầu, trống Chiến, trống Chùa, trống Cơm, trống Đại, trống Đất, trống Đế, trống Mảnh, trống Paranưng, trống Phong Yêu, trống Sấm, trống Tang Sành, trống Xẩm.( Chúng ta biết nhiều đến các loại Trống )
    b) Họ tự thân vang : là những nhạc khí vang dựa trên sự rung của toàn bộ nhạc cụ
    Họ tự thân vang bao gồm các nhạc khí : Ân Toong, Bẳng Tăng, Chiêng , Ching Kram, Chũm Chọe, Chuông Chùa, Cồng, Chiêng, Đao Đao, Đồng La, Luống, Mõ, Phách, Quả Nhạc, Rôneathung, Sênh Sứa, Sênh Tiền, Song Loan, Thanh La, Tiu Cảnh, Trống Đồng, T?Trưng, Ưng Quái

    3) Bộ hơi : là những nhạc khí dùng hơi tay vỗ hay hơi người thổi vào một vật cộng hưởng để tạo ra âm thanh,
    Bộ Hơi bao gồm các nhạc khí : Ala, Areng, Bẳng Bu, Bỉ Đôi, Đing Buốt, Đing Téc, Đing Năm, Đing Tác Ta, Đing Tút, Kèn Bầu, Kèn Xaranai, Kềnh, Khèn Bè, Klon-Pút, Kupuốt, Ky Pah. M?Tbuốt, Pí Đôi, Pí Lao Luông, Pí Láo Nọi, Pí Lè, Pí Me, Pí Pặp, Pí Sên, Pí Tam Lay, Pí Thiu, Pí Tót, Púa, Sáo Diều, Sáo Trúc, Tâng Coi, Tiêu, Tù Và, Ưng Quái, Xi - u
    ( Bài viết được tham khảo từ nguồn : vietnammelody.com )
  9. caphengaybao

    caphengaybao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Truyền thống Việt Nam qua câu hát cổ truyền!
    Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử cư dân ở đây đã sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai...
    Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế.
    Tại đây ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban "tài tử" cùng những thể loại ca kịch truyền thống...
    Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Điệu hát ru Việt khác ru Mường, ru Thái, ru Tây Nguyên... Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ. Có tộc lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái.
    Xưa kia âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Ngày nay nó vẫn giữ một vị trí đáng kể trong xã hội. Một số thể loại ca nhạc vẫn tồn tại trong cuộc sống dân dã. Một số khác đã bước lên sân khấu, tiếp tục làm đẹp cho đời và phát huy tác dụng trong cuộc sống mới
  10. caphengaybao

    caphengaybao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    "Đất nước đàn bầu"
    Trong kho tàng văn hoá âm nhạc dân tộc Việt Nam, đàn bầu được coi là nhạc cụ độc đáo và hấp dẫn nhất. Tiếng đàn du dương, trầm lắng khiến ai đã nghe một lần thì thật khó quên. Chẳng thế mà các cụ ngày xưa đã kín đáo nhắn nhủ: "Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu"
    "Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha. Ngân nga em hát, tích tịch tình tang"
    Dường như âm thanh mộc mạc, chân quê nhưng sâu lắng đến vô cùng của cây đàn bầu, hoà quện với tấm lòng của tác giả đã tạo nên những vần điệu chất chứa trong bài hát ru ấy. Phải chăng vì sự độc đáo có một không hai của cây đàn Bầu mà mỗi khi nhắc đến Việt Nam, nhiều khác nước ngoài đã cây đàn bầu như một biểu tượng của Việt Nam "Đất nước đàn Bầu". "Quê hương đàn Bầu". Nhà thơ nữ người Pháp MeRay đã thốt lên: "Cây đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo của cải mà giàu lòng nhân ái, giản dị mà thanh tao, đơn sơ mà phong phú.
    Được caphengaybao sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 02/01/2006

Chia sẻ trang này