1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mục Lục Nhạc khí các dân tộc Việt Nam

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi caneton0901, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caphengaybao

    caphengaybao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của cây đàn bầu trong kho tàng văn hoá dân gian. Chỉ từ trò chơi trống đất của trẻ em đồng bằng Bắc bộ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã cho ra đời nhạc cụ mang tên đàn Bầu, được làm từ ống tre và quả bầu khô. Từ thời nhà Lý, đàn Bầu đã xuất hiện, nhưng thời ấy nhạc cụ này chỉ được dùng để đệm cho những người hát xẩm. Thời gian qua đi cây đàn dần được cải tiến, đàn được làm từ những chất liệu tốt hơn như gỗ, sừng. Ông Đỗ Văn Thước, một nghệ nhân làm đàn Bầu nói "cuộc sống và mọi sinh hoạt của nông dân Việt Nam đều bắt nguông từ cây tre: ống nước, ống cơm, rổ rá, đòn gánh, Bởi vậy, để bảo vệ bụi tre họ lấy dây rừng buộc quanh gốc tre, thấy âm thanh phát ra từ đó như những cuộc giao lưu tình cảm khiến người nông dân xưa nghĩ đến việc hạ tre thành cọc căng dây tơ cho âm thanh hay hơn, rồi sử dụng vỏ quả bầu dài làm hộp cộng hưởng". Song có lẽ tất cả cũng chỉ là những giả thuyết. Còn thực tế thì cây đàn bầu đã gắn bó với làng quê con người Việt Nam từ bao đời nay còn chưa ai biết.
    Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm. Âm thanh cũng mang sức quyến rũ lạ kỳ, gần với âm điệu tiếng nói của người Việt, bởi vậy mà đàn Bầu trở thành nhạc cụ được mọi người ưa thích.
    Để có được cây đàn như ý, người làm đàn phải rất công phu trong việc chọn lựa chất liệu. Cây đàn phải hội đủ hai yếu tố "Mặt ngô thành trắc", có nghĩa là mặt đàn phải làm bằng gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ, thớ gỗ óng ả, thẳng thì mới có độ vang. Khung và thành đàn làm bằng gỗ trắc hoặc gụ, vừa đẹp lại vừa bền. Cần rung, còn gọi là vòi đàn được làm từ sừng trâu. Bầu đàn được lấy từ quả bầu khô hoặc tiện bằng gỗ. Từ những chất liệu hết sức giản dị ấy gia đình nghệ nhân Đỗ Văn Thước đã cho ra đời bao đứa con tinh thần này. Sinh trưởng trong gia đình ba đời đều làm nhạc cụ dân tộc, năm 1953 bác Thước đượ ông ngoại và cậu truyền cho nghề này. Đến nay khi đã nghỉ hưu, bác lại cùng vợ con chế tạo nên những chiếc đàn cao cấp chỉ dành riêng cho những nghệ sĩ chơi đàn trong các đoàn nghệ thuật. Cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong vấn đề cấu tạo cây đàn. Người thì cho rằng nên kéo dài đàn ra để có được tiếng trầm hơn hoặc đổi đàn bầu thành hai dây (một cao, một thấp), hai cần và mở to thùng đàn ra, nhưng cuối cùng tất cả đều không phù hợp. Việc dùng vòi đàn để căng dây lên hoặc hạ chùng dây xuống đã tạo ra nhiều âm thanh và cao độ khác nhau. Cần đàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm cho tiếng đàn tròn, mượt. Mặt đàn với thới gỗ óng ả, khi kết hợp với hộp cộng hưởng sẽ tạo nên những âm thanh vang, trong. Đàn còn được trang trí nhiều hoa văn hoặc khảm trai với các hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt phong phú của người dân Việt Nam. Ngày nay người ta thường có xu hướng thay thế đàn gỗ bằng đàn điện, kéo dài và làm mỏng thân đàn để tạo âm trường và tiếng vang hơn.
    Đàn Bầu thể hiện một cách thành công những làn điệu dân ca khác nhau của từng vùng, từng miền của dân tộc. nó còn có thể diễn tấu rất hay những giai điệu của nước ngoài, từ nhạc dân gian đến nhạc nhẹ. Nghệ sĩ đàn Bầu Kim Thành cho biết, hiện anh còn giữ chiếc đàn bầu có tuổi thọ 70 năm của nghệ sĩ Bá Sách để lại. Chơi đàn dân tốc không phải là một nghề đem lại sự giàu có, nhưng với anh đó là niềm đam mê từ khi còn là đứa trẻ. Đến nay đã 32 năm trong nghề, bằng lối chơi đầy sáng tạo qua mỗi lần biểu diễ, anh đã khiến người nghe say mê. Anh cho biết "năm 1994, tôi được mời đến nước Anh biểu diễn cho nữ hoàng Elizabeth tại nhà hát Hoàng Gia. Buổi biểu diễn rất thành công. Sau đó tôi được mời ở lại định cư tại đất nước này. Nhưng tôi không thể rời bỏ được tổ quốc và gia đình ruột thịt của mình. Đến năm 1995 một lần nữa nữ hoàng Anh lại mời tôi sang biểu diễn. Đây thật là một vinh dự lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Không chỉ mình tôi, đến nay chúng ta đã có rất nhiều tài năng trẻ chơ đàn Bầu đang được cả nước và thế giới biết đến như Hoàng Tú, Huỳnh Tú..."
    (Tổng hợp và sưu tầm từ âm nhạc Việt Nam"
  2. tavato81

    tavato81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi với. Ở Hà Nội có địa chỉ nào bán sáo trúc tin cậy kô? Chỉ giúp em các bác nhé. Thanks!
  3. tavato81

    tavato81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi với. Ở Hà Nội có địa chỉ nào bán sáo trúc tin cậy kô? Làm ơn nhắn tin giùm em theo số máy 09 76 75 48 58 với nhé. Thanks!
  4. daqui

    daqui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Mình đang học đàn tranh, rất mong nhận được sự chia sẻ của anh chị em về nhạc cụ này
  5. dunghaohoai

    dunghaohoai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    2
    rgrgg
  6. chubachup11

    chubachup11 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2013
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    3
    ôi mình muốn học đàn tranh quá xa luôn :(
  7. sonkp

    sonkp Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2013
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    15
    một dân tôc luôn gắn liền với nền văn hóa lịch sử của minh tôi yêu quê hương tôi
  8. nhamttvnol

    nhamttvnol Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2014
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    5
    Các bác cho em hỏi. bộ hơi là như thế nào ?
    hix
    lần đầu nghe về cái này. có sự tò mò cao quá
  9. gosustorevn

    gosustorevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    có cái chưa nghe bao giờ ý
  10. tieulaclac

    tieulaclac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2014
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    "Quê hương đàn Bầu". Nhà thơ nữ người Pháp MeRay đã thốt lên: "Cây đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo của cải mà giàu lòng nhân ái, giản dị mà thanh tao, đơn sơ mà phong phú.

Chia sẻ trang này