1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mức lương trung bình và khá khẩm của 1 kĩ sư MT là bao nhiêu?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi tapbotapdi, 25/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. schumi

    schumi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.192
    Đã được thích:
    0
    Chà lương 1000 thì đúng là thiên đường nhỉ?
  2. microact_macrolove

    microact_macrolove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, mới ra trường thì kỹ sư, thạc sỹ làm cơ quan nhà nước lương cứ theo bậc lương 2,34 mà tính thôi! Làm chỗ nào nhiều dự án thì có nguồn thu nhập thêm, không thì cứ tầm 1tr/tháng Làm công ty tư nhân hoặc công ty nước ngoài thì lương cao hơn hẳn, nhưng thường là tuyển con trai, và vài năm kinh nghiệm nên nếu có điều kiện thực hành thật nhiều trong quá trình học là rất tốt, rất dễ kiếm việc đấy!
  3. lamk47

    lamk47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Lương sinh viên ra trường nếu làm nhà nước thì 1-2triệu. Làm cho công ty nước ngoài thì có thể lên đến 5 triệu. Nói chung nghề MT nghèo vì khi học quá chung chung, ra đi làm việc mới có kinh nghiệm, với lại phải có trình độ cao mới làm được việc độc lập và tự kiếm ăn. Tóm lại là rất khó khăn để có một công việc ổn định và lương cao, nếu không có một cái ô lớn.
  4. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tôi thầy nhiều bạn rất bi quan với ngành của mình. Vì vậy, tôi sưu tầm số liệu trên đây của Úc để mội người tham khảo. Cần phải nói rằng điều kiện ở VN khác nhiều so với Úc và đây chỉ là sổ liệu tham khảo. Nhìn chung lương của ngành MT vào loại trung bình khá. Hiện nay khả năng kiếm việc của sinh viên MT vừa ra trường của nhiều trường ĐH tại Úc là 100%. (các ngành kỹ thuật khác ở Úc hiện nay cũng đều đắt giá không riêng gì MT, đặc biệt là kỹ thuật mỏ và xây dựng).
    Ý kiến các bạn đưa ra như MT học "chung chung" và "ai cũng có thể làm MT, nhưng MT lại khó chuyển sang ngành khác" rất đúng. Nếu thực sự tự tin vào mình thì cứ theo MT. Còn một cách nữa là theo các ngành tương tự như xây dựng, kỹ thuật hoá học, rồi tìm đường làm MT sau, nếu thực sử thích MT. Phần lớn các khoa MT ở các nước phát triển đều dựa vào xây dựng hoặc kỹ thuật hoá. Cách này an toàn cho tương lai. Vấn đề còn lại là làm thế nào để đỗ đại học!
    Xét cho cùng thì cứ đỗ đại học rồi sẽ ấm hết. ngành nào cũng sẽ dùng được.
  5. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Xin bàn tiếp là có hai điểm, số liệu ở trên đã không thể hiện được.
    Thứ nhất, trong số các ngành kỹ thuật, tỷ lệ nữ giới trong ngành MT khá cao, nếu tính đến khoa học MT thì thậm chí là đa số. Dù rất bình đẳng, do nhưng hạn chế tự nhiên (sinh đẻ, yếu tố gia đình, v,v) lương của nữ giới vẫn thường thấp hơn của đồng nghiệp nam giới. Như vậy số liệu trên nếu cân bằng với các ngành khác về tỉ lệ nam/nữ sẽ cao hơn.
    thứ hai, rất nhiều người bắt đầu từ MT rồi chuyển sang làm quản lý. Đây là một thế mạnh của MT vì người học MT thường biết khá rộng. Lương của họ lại không còn được tính vào ngành MT, mặc dù rất cao.
    Với hai điểm trên, có thể thấy MT là một ngành rất đáng được quan tâm. Vấn đề còn lại là làm thế nào để "cung gặp cầu".
  6. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Xem cái này
    với cái này nữa
    Anh lại nhớ tới một chú, hồi trước học ở chỗ anh, thủ khoa thủ khiếc hẳn hoi nhé lại đi theo học bổng 322 (học bổng nhà nước nên đói). Nhưng sang đây không thích nghi được với khiểu học hành của Tây nhợn, nên học mãi tận gần 4 năm mới xong cái Msc. Chú ấy phát biểu thế này, nhà quê nghèo cố ngắng để vào ĐH học xong ra trường ở lại TP làm việc nên chuyển từ nghèo nông thông sang nghèo thành thị, sau đó đi du học thì chuyển từ nghèo Vn sang thành nghèo international!!! Chú này học xong về VN làm Giảng viên cho khoa MT, hơi bị oách. Thấy than vãn rằng khoa nhiều sinh viên nữ quá, em nào em ấy chân dài miên mam, chúa ấy than rằng lúc nào cũng phải kiềm chế giữ lắm, không thì thành thầy Đông version 2!!!! lại được nêu tên trên dantri.com.vn
    Nói chung cái bảng lương của chú đưa ra của bọn ÚC nhợn không chứng minh được điều gì càng khập kiễn khi so sánh với Vn, Vì ở các nước phát triển các dịch vụ môi trường đã được tư nhân hoá từ lâu rồi, vn mới bắt đầu, vả lại cơ sở thượng tầng pháp lý đã hoàn trỉnh, công ty chỉ cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ còn ở VN thì ăn bẩn rất nhiều. Việc chia lĩnh vực trên hoàn toàn không nói lên là lương ngành MT là Trung bình khá vì bản thân anh ngoài làm Enviromental Engineering còn có thể làm, supervisor and management, process engineering, safety and risk, và làm project engineering và management thâm chí là sales các thiết bị về MT.
    À anh đố bạn nào học sinh và hoá ra mà vận hành được trạm xử lý, lập dự án khả thi với đtm được đấy!!! công bằng mà nói khoa MT ở các nước phát triển đều dựa vào sinh, hoá, địa thậm chí là toán nhưng đó là chuyện của 40 năm về trước. Mt đang có hướng đi riêng, mà căn bản thời nay biên giới của các ngành khoa học với nhau đang mờ nhạt đi, không tách bạch nữa, cho nên bây giờ cái đơn vị research group dịch ra tiếng việt là bộ môn thì phải đóng vai trò quan trọng hơn.
    Nói là là học MT trường có thể làm quản lý tốt là sai, cái này phụ thuộc vào bản thân mỗi người và định nghĩa thế nào là quản lý?? làm project leader hay trưởng phòng, bộ môn... đã gọi là QL??? Theo anh QL hay không phụ thuộc vào yếu tố gọi là leadership trong mỗi con người.
    Được reindeers sửa chữa / chuyển vào 19:46 ngày 12/08/2007
  7. DOVANLUAN

    DOVANLUAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    các bác kỹ sư môi trường việt nam bi quan qua.
    các bác cứ binh tĩnh có a rồi có b rồi ............................
    mình cũng sắp là một kỹ sư môi trường nên mình nghi,nganh của minh thật sự có năng lực thì có khối việc cho mình làm đấy chứ.
  8. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Xin được bàn thêm một chút về "cung và cầu". Nếu chỉ nhìn quanh, có thể thấy rõ là chúng ta còn rất nhiều việc phải làm: đường xá thường xuyên tắc, bụi bẩn, ô nhiễm khắp nơi, và còn nhiều nữa. Cầu là như vậy, nhưng xin được việc làm không phải là dễ, chưa nói gì đến một mức lương xứng đáng. Cần phải nói ngay rằng đây không phải là tình trạng của riêng ngành MT mà là của VN nói chung. Nhiều bạn ra trường phải làm trái nghề hoặc phải ngồi chơi xơi nước chờ thời. Khó khăn có nhiều, nhưng theo tôi nếu kiên trì và tự khắc phục điểm yếu thì không có gì là không làm được cả. Kinh nghiệm của tôi còn hạn chế, nhưng cũng xin chia xẻ vài bí quyết để có thể kiếm việc tốt:
    1. Thứ nhất phải liên tục nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh và máy tính văn phòng. Tiếng Anh đặc biệt cần thiết cho ngành MT. Trong nhưng năm vừa qua, có rất nhiều đổi ngành từ "DH Ngoại Ngữ" sang làm MT. Mặc dù họ không có chuyên môn về MT nhưng họ có tiếng Anh và có thể làm việc được với các tổ chức nước ngoài. Khả năng dùng máy tính văng phòng Word, Excel, PowerPoint, Microsoft Project cũng rất quan trọng. Do còn yếu kém về giáo dục ĐH, phần lớn các trường ĐH ở VN không chú trọng đến hai điểm này (hoặc làm không tốt). Tự học. Vâng đơn giản là tự học, đừng có ngồi chờ.
    2. Thứ hai, ở bậc đại học hãy cố tìm một trọng tâm chứ không nên lan man cái gì cũng muốn biết. Nhược điểm của ngành MT là cái gì cũng học nhưng chỉ học qua lua. Đồng ý là kiến thức rộng là cần thiết, nhưng có thể bổ xung kiến thức sau khi đã ra trường, với tinh thần học đến già! học đến chết!.
    3. thứ ba, cần phải chú trọng đến những "kỹ năng mềm", vì dụ khả năng giao tiếp, làm việc trong nhóm, v.v.
    4. Thứ tư, mở rộng kiến thức xã hội đặc biệt là về kinh tế, luật, khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật. Không cần biết nhiều nhưng cần "cảm nhận" được. Riêng về kinh tế, cần phải nói rằng có nhiều tập đoàn MT nước ngoài muốn đầu tư vào VN. Nhưng hệ thống ngân hàng và tài chính của VN còn yếu, phần lớn các dự án MT đều nặng vốn, cho đến nay phần lớn các dự án đã được làm đều là viện trợ.
    Nếu một năm bạn làm ra cho công ty 100 nghìn $, thì bạn hoàn toàn có thể đòi hỏi 50 nghìn một năm. Công bằng mà nói, lương phụ thuộc vào trình độ và khả năng.
    PS: có vẻ như mục 2 và 4 mâu thuẫn với nhau? Biết làm sao được!
  9. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Long chịu khó vào đây nhận xét cái slide này của bác Nhân có nhận xét gì? về cái side của người đứng đầu GD VN rồi anh sẽ bàn tiếp là về cái quan hệ cung cầu trong ngành Môi trường.
    http://www.viet-studies.info/MOET_Presentation_at_New_School_June2007.ppt.pdf
  10. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Còn một vấn đề nữa đáng phải bàn về ngành MT đó là nhận thức về vai trò của nó. Đại đa số cảm nhận rằng bảo vệ MT đồng nghĩa với kìm hãm phát triển kinh tế. Nhiều người gắn liền MT với việc đi thanh tra cơ sở sản xuất hoặc điều tra tác hại MT của các dự án phát triển. Đúng, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ mà thôi. MT là một ngành phục vụ dân sinh, là một ngành làm giàu cho xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế.
    Có thể đưa ra rất nhiều ví dụ: cung cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp cho các cơ sở sản xuất, qui hoạch đô thị sao cho giao thông thuận tiện không bị ách tắc, cải tạo điều kiện tự nhiên (đất nhiễm phèn ở các vùng ven biển) để tăng diện tích đất nông nghiệp .v.v. Đó là các ví dụ ở VN, trên thế giới ở Mỹ chẳng hạn, luật mới về ô nhiễm không khí (Clear Skies Act) được Bush đưa ra năm 2003 được dự tính là sẽ làm lợi cho nước Mỹ 24 trillion $ (24 nghìn tỷ đô) đến năm 2020.
    Nếu đã chọn MT làm nghiệp, chúng ta cần phải liên tục xây dựng cho nó một chỗ đứng xứng đáng!

Chia sẻ trang này