1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mức năng lượng của electron

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi 680089, 04/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    "Các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo. Sự sắp xếp của các quỹ đạo trong nguyên tử được gọi là cấu hình điện tử. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng bởi ba số lượng tử là: số lượng tử chính, số lượng tử phương vị và số lượng tử từ. Trên mỗi quỹ đạo có thể có hai điện tử, nhưng hai điện tử này phải có một số lượng tử thứ tư là spin khác nhau.
    Các quỹ đạo của điện tử không phải là những đường cố định mà là sự phân bố xác suất mà các điện tử có thể có mặt.
    Các điện tử sẽ chiếm các quỹ đạo có năng lượng thấp nhất (các quỹ đạo gần hạt nhân nhất). Chỉ có các điện tử ở lớp ngoài cùng mới có khả năng tham gia để tạo các liên kết hóa học".

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyên_tử#M.C3.B4_t.E1.BA.A3_hi.E1.BB.87n_nay

    Mâu thẫn giữa 2 phần tím và đỏ trên đây là gì nhỉ? các điện tử cùng ở 1 lớp (ngoài cùng) thì mức năng lượng của chúng có bằng nhau không?
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không gọi là "các quỹ đạo" mà là các "mức năng lượng", các e sắp xếp từ trong (gần hạt nhân) ra ngoài và có các mức E tăng dần, e ở lớp ngoài cùng có E cao nên dễ tham gia phản ứng hóa học hơn. Thường thì các kim loại có mức E ngoài cùng là số lẻ nên dễ tham gia phản ứng hóa học, vì các e còn kết cặp với nhau nữa...
  3. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Cái này nghe quen lắm, nhưng rõ ràng là không ổn: Ca và Mg đều có 2 e ngoài cùng (chẵn) nhưng đều dễ tham gia pư hơn Al (có 3 e ngoài cùng)

    Hai nữa là mức E của các e cùng nằm trong lớp ngoài cùng có vẻ rất khác nhau, bằng chứng là năng lượng i-on hoá cho các e thứ 1; 2; 3;... có thể chênh lệch gấp nhiều lần?
  4. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có sự phân biệt giữa các e trong cùng 1 nguyên tử hay trong cùng 1 ion! Tất cả các e trong cùng 1 nguyên tử, đều bình đẳng như nhau về mọi mặt chứ đừng nói gì riêng về mức năng lượng! Việc e nào bị bứt ra trong các biến cố chỉ là ngẫu nhiên mà không phụ thuộc sự khác biệt về mức năng lượng của riêng nó so với số còn lại. Khi có 1 e bị bứt ra thì lập tức nt biến thành ion và mức năng lượng của các e còn lại sẽ đồng loạt thay đổi do phá vỡ mức cân bằng (cũ) với hạt nhân. Điều này giải thích tại sao có sự chênh lệch rất lớn giữa năng lượng ion hoá cho các e thứ 1; 2; 3 ...

Chia sẻ trang này