1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

mười nghìn (ngàn) sao không thể là một vạn?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Dungma71, 12/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Một mình nhà bác dùng thiên hạ nó bảo gì kệ cụ thiên hạ, miễn là bác dùng từ không sai là được. Tại sao cứ phải nhìn đứa khác nhể, kém bản lĩnh thế? Chẳng lẽ cái giống người Việt cứ phải làm theo những gì người khác làm à? Hèn gì đi thi cứ phải nhìn bài thằng bên cạnh, chép lấy chép để kể cả khi nó làm sai. Lập trường các bố để đâu?
    Đang tập ký....
    Gửi lúc 23:53, 12/07/08
    __________________________________________
    Vàng1: Cái này nhà bác nói đúng, nhà em đồng ý với nhà bác.
    Vàng 2: Dạ thưa bác, bản lĩnh thì nhà em có thừa nên ra đường nhà em ko dám nhìn đứa khác sợ nhà chúng nó lại bẩu nhà em nhìn đểu!
    Nhà em là giống người việt đây, thưa bác! Nhà em vẫn học và làm theo những gì người khác làm (cái đúng thôi nhé) miễn là làm sao mang lại lợi ích, tốt lành cho bản thân và cho gia đình (nếu nói cho cả XH thì nhà bác lại bẩu nhà em spam - mặc dù em rất muốn).
    Còn cái chuyện thi cử, nhìn bài hay copy bài lại là chuyện khác, âu cũng là căn bệnh của XH rồi đâu có phải giải quyết được một sớm một chiều. Đứa nào ngu thì bổ đầu ra nhét chữ vào cũng vẫn ngu chứ đừng nói đến chuyện chép bài sai bài đúng.
    Nhà em ít chữ, sức người sức của có hạn, ko dám mơ đến thi cử nên ko có bằng cấp gì, phải tự lập nghiệp bằng đôi bàn tay và sự suy nghĩ của bản thân. Vậy mạn phép nhà bác ko bàn đến chuyện quay cóp.
    À, mà nhà bác là giống người gì í nhỉ? vịt kìu hả bác? hay...?
    Nhà em nói zui zui vậy thôi, có gì ko phải mong nhà bác bỏ qua!
    Kính nhà bác zôzôzô
  2. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Hệ chuẩn quốc tế vẫn là hệ nghìn-triệu-tỷ.
    Nhưng mỗi nước vẫn còn dùng hệ của riêng mình.
    Chẳng hạn hệ "vạn", "ức" vẫn còn dùng trong tiếng Quảng Đông.
    Chẳng hạn người Tàu Chợ Lớn nói: "Xập pat màn" (Thập bát vạn) là 180.000 (đồng). Hoặc "Xi pac yíc yuỳn" (Tứ bách ức nguyên) là 40 tỷ đồng.
    Người Mỹ vẫn còn dùng hệ "trăm" khi hai số cuối là chẵn trăm. Khi người Mỹ nói "Fifteen hundred dollars" (15 trăm đô) tức là 1500 USD. Nhưng họ không nói 1000 đô là "ten hundred". Một số có lẻ ở hàng chục hoặc hàng đơn vị cũng không dùng hệ này.
  3. Casio

    Casio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Dùng nghìn thay vạn chắc là để tránh trường hợp số 39000
  4. callman

    callman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiê?u nước vâfn du?ng hệ đếm có số vạn, như 1 bạn đaf thống kê như China, Korea va? thêm ca? Cambodia cufng du?ng số vạn cho giao dịch tiê?n tệ. Ơ? Cambodia mươ?i nghi?n thi? được đọc tha?nh một vạn "Muôi Mơn"
  5. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Mình thì nghĩ nguyên nhân đơn giản lắm. Ngày xưa đồng tiền in là "Một vạn" nên dân gọi nó là một vạn. Bây giờ nhà nước in tiền là "mười nghìn đồng" nên nhân dân gọi nó là "mười nghìn". Có điều tại sao ngân hàng nhà nước bỏ đơn vị vạn thì mình không biết.
    Bây giờ không quen, gọi theo đơn vị vạn khó chịu lắm, thay vì 7 triệu 8 triệu lại cứ 70 vạn, 80 vạn nghe lắm lúc ngẩn ra tính tính xem là bao nhiêu
  6. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    "trăm vạn" mới bằng "1 triệu" (1 vạn = 10 ngàn) chứ không phải "thay vì 7 triệu 8 triệu lại cứ 70 vạn, 80 vạn" đâu bạn ạ.
    Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" (La Quán Trung) có nói Tào Tháo cầm quân trăm vạn, nếu nói 1 triệu thì ngắn gọn hơn nhưng có thấy ai nói Tháo cầm "1 triệu quân" bao giờ đâu, người ta vẫn quen gọi là "trăm vạn" đó thôi, khi phát binh đi đánh ở đâu đó thì cũng nói là cử A đem 3 vạn quân, B đem 1 vạn,.... chứ cũng không nói "ba chục ngàn", "mười ngàn",... (có ai tìm thấy trong Tam Quốc diễn nghĩa có từ "một triệu" hay "trăm ngàn", "mười ngàn" không? Hay chỉ thấy "Trăm vạn", "Mười vạn", "Một vạn"?
    Câu chúc thường gặp cũng là "Vạn sự như ý" chứ đâu có thấy ai nói "Mười ngàn sự như ý" bao giờ.
    ==> từ "vạn" vẫn là từ được người Việt quen dùng / quen nghe chứ không phải ít được dùng hay ít nghe thấy.
    Được lehongphu sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 23/08/2008
  7. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ, nói cũng không nói cho đến nơi đến chốn. Này nhé:
    Từ "vạn" mặc dù nghĩa đen là mười nghìn nhưng hầu như chả có người Việt nào sử dụng từ này theo nghĩa đen cả, bởi vì đã có từ: mười nghìn. Từ "vạn" hầu như lúc nào cũng được sử dụng theo NGHĨA BÓNG: rất nhiều. Do đó:
    "Vạn sự như ý", bởi vì chả ai chúc một con số chính xác sự như ý cả.
    "Vạn thọ", "vạn tuế" - không ai hiểu là sống lâu đến chính xác mười ngàn năm.
    Còn Tam Quốc Diễn Nghĩa là sách Tàu, lời văn ngay cả khi đã được dịch qua tiếng Việt vẫn mang màu sắc, âm hưởng của tiếng Tàu - đó là một trường hợp riêng biệt. Người ta vẫn nói và viết "cầm hai mươi ngàn quân", "ba chục ngàn quân" chứ sao bạn bảo không có ???? Trong sách dịch từ sách Tàu thì may ra không nói như vậy thật.
  8. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Từ "vạn" hầu như lúc nào cũng được sử dụng theo NGHĨA BÓNG: rất nhiều ==> Đây là ý kiến của ai và có qui định/qui ước nào về cái này không?
    Còn Tam Quốc Diễn Nghĩa là sách Tàu, lời văn ngay cả khi đã được dịch qua tiếng Việt vẫn mang màu sắc, âm hưởng của tiếng Tàu - đó là một trường hợp riêng biệt. Người ta vẫn nói và viết "cầm hai mươi ngàn quân", "ba chục ngàn quân" chứ sao bạn bảo không có ???? Trong sách dịch từ sách Tàu thì may ra không nói như vậy thật. ==>
    - Tam Quốc Diễn Nghĩa tuy là `là sách Tàu nhưng là do người Việt dịch cho người Việt đọc đấy ợ!
    - Về cái "đó là một trường hợp riêng biệt" thì xin hỏi cái chuyện "Quang Trung đánh 20 vạn quân Thanh" là do người Việt viết hay cũng là chuyện Tàu? Có ai nghe câu "Quang Trung đánh 200 ngàn quân Thanh không?
    - "Người ta vẫn nói và viết "cầm hai mươi ngàn quân", "ba chục ngàn quân" chứ sao bạn bảo không có ????" ==> có vấn đè gì về đọc hiểu chính cái đoạn bạn đã quote lại không? (phần tôi mở ngoặc đơn ở trên).
    Bạn có thể dẫn chứng 1 vài ví dụ ai đã vẫn nói và viết "cầm hai mươi ngàn quân", "ba chục ngàn quân" ở đâu không? Ai là người "cầm hai mươi ngàn quân", "ba chục ngàn quân" đó vậy? Bạn có biết con số đó là quân số của cỡ bao nhiêu tiểu đoàn / trung đoàn /.... không? Đến 1 tư lệnh Quân khu cũng chưa bao giờ cầm chừng đó quân đi tập trận chứ đừng nói là đi đánh trận ở đâu đó.
    Ý kiến của tôi chỉ đơn giản là "từ "vạn" vẫn là từ được người Việt quen dùng / quen nghe chứ không phải ít được dùng hay ít nghe thấy.", các thứ "TQDN", "vạn sự như ý",.... là những ví dụ. Vậy có gì là "Trời ạ, nói cũng không nói cho đến nơi đến chốn"?
    Bạn thử trình bày lại bài trên của bạn cho "đến nơi đến chốn" xem sao.
  9. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Ủa chứ những phân tích của tôi về "vạn thọ", "vạn sự như ý", "vạn tuế" là chưa đủ thuyết phục hay sao ? Không lẽ bạn cần nhà nước ra nghị quyết về ý nghĩa của từ "vạn" ???? Hay bạn muốn những tên tuổi như Cao Xuân Hạo đứng ra công nhận một cách long trọng, chính thức ý nghĩa của từ "vạn" ???? Bạn là một người Việt, sử dụng tiếng Việt thì đúng ra sau một hồi ngẫm nghĩ, bạn phải thấy là tôi nói quá đúng đi chứ ! Sao bạn thiếu tự tin về tiếng mẹ đẻ của mình thế ???? Còn nếu bạn đã ngẫm nghĩ và thấy là tôi nói sai thì bạn đưa ra phản ví dụ đi (ngoại trừ trường hợp "vạn quân gì gì đó" mà tôi xử lý riêng).
    Thực tế của tiếng Việt là khi được dịch từ một tác phẩm Trung Quốc thì lời văn sẽ phong cách rất riêng, và rất có màu sắc Trung Quốc. Đó là một thực tế không chối cãi được. Bạn có đọc hay xem phim kiếm hiệp không ? Cho dù người ta đã ***g tiếng Việt vào đó thì cách xưng hô của các nhân vật trong truyên vẫn rất Tàu, đúng không ? Tôi hỏi bạn, người Việt trung bình có ai xưng hô "huynh", "muội" không ? Hay là họ nói "anh", "em" nhiều hơn ? Tại sao trong tiếng Việt đã có từ tương ứng mà cứ phải nhập cảng cách xưng hô của Trung Quốc ? Có phải để tạo ra một màu sắc nào đó không ?
    Từ "vạn" cũng vậy.Tôi cá với bạn là nguyên tác Tam Quốc Chí sử dụng từ VẠN của tiếng Hán, khi dịch qua tiếng Việt người ta bê nguyên xi vào cũng như người ta đã bê nguyên xi những "huynh", "muội", những "sư phụ" thay vì "thầy", những "đại ca" thay vì "anh cả", những lối nói Hán Việt khác. Kiểu dịch như thế này đầy rẫy, này nhé, bây giờ tôi mở đại một trang nào đó trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ của tôi, và đọc được dòng sau đây:
    Trong Lưu Phủ Dị Nhân Xuất Hiện.
    Tôi hỏi bạn Lưu Phủ ở đây có phải là tiếng Việt bình thường không ??? Tiếng Việt sẽ nói là phủ của người họ Lưu. Còn dị nhân thì ngoài truyện chưởng ra chắc chả ai dùng ngoài phố, người ta nói là người lạ, hay người kỳ dị, mà thôi. Tôi xin nhắc lại là thực tế của tiếng Việt là khi được dùng để dịch sách Tàu thì nó khác tiếng Việt thật sự.
  10. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Còn về chuyện "hai mươi vạn quân Thanh" thì cũng vậy thôi. Quân Thanh bên Trung Quốc ồ sang, thì cũng được đếm theo kiểu của Trung Quốc chứ sao. Người Việt chỉ việc bê nguyên xi kiểu đếm đó vào tiếng Việt là xong, đã nói là cái gì dính tới Trung Quốc nó cũng phải khác đi một tí, nghe mới hay mà lỵ. Khi nào bạn tìm thấy ai nói "Napoleon đánh X vạn quân Nga" hay gì gì đó giống vậy thì nhớ nói tôi.
    Bây giờ tôi đề nghi bạn làm thế này. Bạn vào trang Google.com, bạn gõ vào ô tìm kiếm chuỗi sau đây:
    "trăm ngàn quân"
    (nhớ để ngoặc kép). Trong số kết quả, ta thấy có:
    Trung Cộng tung hàng trăm ngàn quân đánh vào cực Bắc VN.
    vụ đó cũng thiêu sống hàng trăm ngàn quân lính miền Nam trong cuộc chiến
    Hàn Tín với hơn mười ngàn quân ở thế bất lợi, linh hoạt dùng binh, đánh bại hai trăm ngàn quân Triệu
    vị anh hùng dũng sĩ En-gia-đa chỉ huy hai trăm ngàn quân mang cung nỏ và khiên thuẫn
    sạch hai trăm ngàn quân Mãn-Thanh ra khỏi cõi
    Vì thế cuối 1978 Hà nội đã đem cả hàng trăm ngàn quân xâm chiếm chớp nhoáng
    làm sao đương cự lại hàng trăm ngàn quân Minh hung hậu
    Tổng thống Lyndon Johnson sẽ đổ sáu trăm ngàn quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam
    ...
    Bạn thấy rồi đấy, người ta vẫn nói "hai trăm ngàn quân" vân vân đấy.

Chia sẻ trang này