1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

muốn biết tất cả các thông tin về Đền Đô

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi sheiscute, 09/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sheiscute

    sheiscute Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    1
    muốn biết tất cả các thông tin về Đền Đô

    HI, mình sắp tới phải làm hướng dẫn viên du lịch không chuyên cho mấy đứa sinh viên nước ngoài. Chúng nó nhờ mình dẫn đi chơi ở Đền Đô, hình như ở Phú Thọ thì phải. MÌnh nhận lời mất rồi, nhưng mà lại chưa biết tí gì về nó cả. Các bạn có thông tin gì về nó, mách cho mình nhé. Tất tần tật............
    thank you trước
  2. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    hơ hơ, nhầm lẫn tệ hại, mình cứ tưởng Đền Đô ở Bắc Ninh.
    Giờ lại có Đền Đô ở Phú Thọ à
    => cái đền này không biết
    Chỉ biết tí tẹo cái Đền Đô thờ tám vị vua Lý thôi (còn gọi là đền Bát Đế), nằm gần làng Đình Bảng... chỉ biết đến thế thôi ạ

    _Songtunu_
  3. sheiscute

    sheiscute Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    1
    hix, có lẽ là mình nhầm. Đúng là đền Đô ở Bắc Ninh rùi.
    giúp với ,help.....
  4. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Đền Đô với tám triều Vua Lý
    Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội gần 20 km). Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Đền thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).
    Khu di tích đền Đô có diện tích 31.250m2, với trên 20 hạng mục công trình gồm: đền thờ, nhà tiền tế, nhà phương đình, nhà bia, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ, cửa rồng, nhà thuỷ đình, văn chỉ , võ chỉ... Nhà thuỷ đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng nhưng cũng chính nó bị thực dân Pháp phá huỷ hoàn toàn cùng với quần thể kiến trúc đền Đô vào năm 1952 trong một trận càn quét "đốt sạch, phá sạch".
    Quê hương nhà Lý là nơi tiêu biểu cho các làng quê vùng kinh Bắc. Nơi đây có các di tích lịch sử - văn hóa như chùa Cổ Pháp, Kim Đài (một trong những trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII); đình làng Lý Khánh Văn, nơi thờ và tưởng niệm người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; Thọ Lăng Thiên Đức, khu lăng mộ của 8 vua nhà Lý khiêm tốn, giản dị.
    Lễ hội đền Đô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15- 3 năm canh Tuất - 1010). Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời và đang ngày càng tham gia tích cực vào việc "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đình Bảng còn là quê hương có truyền thống cách mạng. Hội nghị Trung ương Đảng đã từng họp tại đây để quyết định vận mệnh của đất nước vào năm 1945. Sau khi đất nước giành được độc lập (9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm xã.
    Đền Đô - Đình Bảng cũng là nơi chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khi dải mây rồng vàng ở phía Thăng Long - Hà Nội bay về rồi tản ra đúng lúc dân làng Đình Bảng bắt đầu lễ rước "Linh bài Lý Thái Tổ và Chiếu dời đô ra Thăng Long" theo nghi lễ cổ truyền. Đền Đô Đình Bảng thực sự là điểm du lịch đầy hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước...

  5. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    ĐỀN ĐÔ
    [​IMG] Đền Đô - Còn còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ XI (1030) trên khu đất phía Đông Nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng ?" Từ Sơn ?" Bắc Ninh ngày nay). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về).Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.
    Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm ?oSơn Lăng cấm địa?. Dân làng Đình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.
    Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
    Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt Đền được mở rộng nhất vào thế kỷ XVII (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình được sắp xếp theo kiểu ?oNội công ngoại quốc?, xung quanh có tường thành vây bọc. Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.
    [​IMG] Năm 1952, Đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn. Từ năm 1989 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân Đình Bảng và tấm lòng công đức của nhân dân thập phương, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như: Nhà Hậu cung (80m2), nhà chuyền Bồng (80m2), nhà Kiệu (130m2), nhà để Ngựa (130m2), Thuỷ đình, Phương đình... Căn cứ vào các dấu tích, các nguồn tài liệu và các hạng mục công trình đã được dựng lại cho phép chúng ta hình dung tổng thể kiến trúc di tích Đền Đô như sau:
    Đền Đô có diện tích 31.250m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là Điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà Để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình...Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.Khu vực nội thành có diện tích 4.320m2, bố trí theo kiểu ?oNội công ngoại quốc? bao quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (Hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào. Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất.
    Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông). Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu...tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.
    Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm mại. Khu vực này có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách, đền vua Bà (đền thờ Lý Chiêu Hoàng)
    Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca
    ?o Đền Đô kiến trúc tuyệt vờiThăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm?
    Di tích lịch sử văn hoá Đền Đô đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo Quyết định số 154 ngày 25/01/1991 của Bộ Văn Hoá thông tin - Thể thao và Du lịch.
  6. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    ĐỀN ĐÔ-QUÊ HƯƠNG CỦA 8 TRIỀU VUA NHÀ LÝ
    Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh- vùng Kinh Bắc (xưa là Hương Diên Uẩn- Châu Cổ Pháp) mới thực sự là vùng đất được coi là "Địa linh nhân kiệt" đích thực. Lý Công Uẩn - ông vua anh minh, văn võ song toàn, đã dựng nghiệp nhà Lý, trị vì đất nước qua 8 triều vua với gần 216 năm (1009-1225), đặt tên nước là Đại Việt, lập nên kinh đô Thăng Long. Qua gần 100 năm Thăng Long xưa và Hà Nội nay, hôm nay đã trở thành một thủ đô anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; "Thành phố vì hòa bình" duy nhất ở vùng Đông Nam Châu Á, do tổ chức UNESCO phong tặng.
    Đình Bảng- Từ Sơn - Bắc Ninh, vùng văn hóa đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp từ xưa, cách thủ đô Hà Nội và thị xã Bắc Ninh gần 20 km, trên đường quốc lộ 1A, 1B. Khu vực đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (Thế kỷ XI). Đền Đô thờ tám vị Vua nhà Lý. Ông vua đầu tiên là Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ 1009 -1028). Sau đó là các triều vua tiếp theo: Lý Thái Tông (1028 -1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông ( 1072 - 1128); Lý Thần Tông ( 1128 -1138); Lý Anh Tông ( 1138 -1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông ( 1210 - 1224).
    Lý Thái Tổ lập ra triều Lý và rời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào mùa thu năm Tuất 1010. Lý Thành Tông ( đời vua thứ ba của triều Lý) - đặt ra quốc hiệu Việt Nam là Đại Việt (có ý ngang hàng với nhà nước Đại Tống - Trung Quốc). Năm 1070 lập ra Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, một trong số ít quốc gia có trường Đại học lớn nhất thế giới. Lý Nhân Tông (đời vua thứ tư) của nhà Lý, một vị vua xuất chúng, đặc biệt là cả 8 triều vua đều mất và mai táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức, hương Cổ Pháp, cách Đền Đô không xa.
    [​IMG]Khu di tích đền Đô có diện tích 31.250m2, với trên 20 hạng mục công trình gồm: đền thờ, nhà tiền tế, hương đình, nhà bia, nhà để kiệu, nhà để ngựa thờ, cửa Rồng, thủy đình, văn chỉ, võ chỉ... nhà thủy đình đền Đô xưa đã được ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng, nhưng cũng chính nhà Thủy Đình ấy lại bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn cùng với quần thể kiến trúc đền Đô vào năm 1952 trong một trận càn quét "đốt sạch, phá sạch".
    Đến thăm quê hương nhà Lý còn được chiêm ngưỡng phong cảnh đồng quê tiêu biểu vùng Kinh Bắc, thăm các di tích lịch sử - văn hóa như chùa Cổ Pháp, chùa Kim Đài là một trung tâm phật giáo vào thế kỷ VIII và đình làng Đình Bảng - một tác phẩm kiến trúc độc đáo được xây dựng đầu thế kỷ XVIII; tháp Lý Thánh Tăng tưởng niệm người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; thăm Thọ lăng Thiên Đức, một khu lăng khiêm tốn giản dị - nơi yên nghỉ của các đời vua nhà Lý...
    Lễ hội đền Đô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15/3 năm Tuất - 1010). Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân Đình Bảng gìn giữ. Lễ hội đền Đô được nhân dân cả nước hưởng ứng, nhiều khách nước ngoài cũng đến dự và để lại những ấn tượng tốt đẹp.
    Đình Bảng còn là quê hương có truyền thống cách mạng. Hội nghị Trung ương, hội nghị Thường vụ Ban chấp hành Trung ương cũng từng họp tại làng Đình Bảng - một trong những nơi họp bí mật, cận kề với cơ quan đầu não của thực dân Pháp để quyết định vận mệnh của đất nước vào năm 1945. Sau khi nhà nước Việt Nam độc lập (9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm quê hương nhà Lý.
    Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, quê hương của các vị vua triều Lý và là một vùng quê trù phú, có truyền thống cách mạng sẽ là một điểm đến lý tưởng cho du khách.
  7. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu luôn vài điểm nữa của Bắc Ninh nhé                              ĐÌNH ĐÌNH BẢNG - CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT TUYỆT MỸ
    [​IMG]Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí tuệ, công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... là nơi các chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình.
    "Qua đình ngả nón trông đìnhĐình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
    Cách Hà Nội 20km về phía Bắc, Đình làng Đình Bảng (Đình Báng) thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ Pháp). Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).
    Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam.
    Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng, ngôi đình có thế trường tồn (Nay ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Thạc Lượng cho dựng thử trước khi cho dựng Đình Bảng vẫn còn và được gìn giữ bảo tồn).
    Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), đây là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân cũng thờ Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV. Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng.
    [​IMG]Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước.
    Đình Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu ***g đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình).
    Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức.
    Khi bước vào lòng đình, quý khách được đón chào và bị cuốn hút bởi tất cả sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Sự cuốn hút đầu tiên với mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài. Bức Võng phủ kín một diện rộng, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... phía trên bức cửa Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó.
    Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ". Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể hiện sự sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều.
    Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc cũng như nhân dân cả nước:
    "Thứ nhất là đình Đông KhangThứ nhì Đình Báng, vẻ vang đình Diềm"
    Đình Đông Khang ngày nay không còn, cái mà hôm nay ta còn được chiêm ngưỡng lại là Đình làng Đình Bảng. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa.
  8. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    ĐÌNH DIỀM
    Đình Diềm thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - miền quê Quan họ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa và nay (Cái nôi của dân ca Quan họ). Đình Diềm xưa có 7 gian (nay còn lại 5 gian) là một trong những ngôi đình cổ, bề thế và đẹp nhất xứ Bắc.
    Toà Đại đình 4 mái, đao cong, lòng rộng, tạo cho bên trong một không gian thoáng rộng. Bốn cột cái cao to, lực lưỡng rất khoẻ chu vi tới 2,14m là những cây trụ chính của cả khung nhà.
    Trừ bốn đầu dư đỡ hai câu đầu ở gian giữa có chạm những hình rồng và mây nét mác, còn tất cả mọi thành phần của khung nhà đều bào trơn đóng bén, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bụng câu đầu còn ghi khắc rõ niên đại xây dựng đình vào năm Nhâm Thân (1692).
    Nghệ thuật chạm khắc của Đình Diềm chủ yếu tập trung nơi cửa võng và trên chiếc nhang án thờ. Toàn bộ cửa võng thếp vàng rực rỡ không một mảng trơn bóng, từng điện nhỏ đều được trang trí kỹ lưỡng nổi bật lên, thu hút sự chú ý của mọi người ngay từ phút đầu mới đến, hầu hết các đình làng đều có cửa võng, nhưng hiếm thấy cửa võng đẹp như cửa võng Đình Diềm.
    Bức cửa Võng chạy dài suốt từ thượng lương ở trên độ cao 7m xuống tận nền đình, gồm bốn tầng lớn thấp dần và lui dần cho đến giáp hai cột cái bên trong. Tầng, lớp nào cũng được trạm khắc tinh tế với nhiều hình khối nghệ thuật, biểu tượng tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) và những đề tài nghệ thuật mang tính chất nghệ nhân sinh cao đẹp. Đó là những hình tượng nghệ thuật dân gian đề cao cuộc sống của con người lao động và tinh thần dân chủ, vạch trần cuộc sống đồi truỵ của tầng lớp thống trị, hạ thấp uy quyền của giai cấp phong kiến. Nghệ thuật và nội dung thể hiện trên bức cửa võng đình Diềm còn minh chứng rằng nhân dân lao động đương thời đã có ý thức mạnh mẽ về quyền sống và quyền dân chủ của mình, do đó đấu tranh chống sự kìm hãm của chế độ phong kiến, phát huy tinh thần sáng tạo đưa nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian đạt đến một trình độ cao.
    Phía trong cửa cấm Đình Diềm có một chiếc nhang án mà giá trị của nó về một số mặt không thua kém bức cửa võng tuyệt đẹp này. Nhang án sơn son thếp vàng rực rỡ, có khối tổng hợp, chân quỳ chạm hình rồng, các tầng diềm được trang trí bằng nhiều hình chạm đẹp như rồng, vân mây, hoa bốn cánh với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng. Tại nhang án ở hai bên là ván chạm thủng đôi nghê chầu mặt trời, còn ván ở phía trước chạm 4 con rồng chầu vào vòng sáng nhọn đầu của chữ ?oPhúc?. Các hình chạm khắc cũng giống như ở cửa Võng có cả hình tượng các cô thôn nữ xinh đẹp về phục trang duyên dáng yểu điệu trong cử chỉ, tâm hồn lạc quan. Đó là những tài liệu vô cùng quý giá chân thực về cuộc sống của cha ông ta từ thế kỷ thứ XVII. Trên ban thờ Đình Diềm còn có đôi Phỗng là những tác phẩm nghệ thuật trong thể loại tượng tròn đẹp.
    Đình Diềm là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ mà đặc sắc con người nơi đây từ lâu đã biết phát huy tác dụng giáo dục của nó. Khác với rất nhiều đình là ở đây từ gần 300 năm trước, dân làng đã cử ra những cô gái duyên dáng nhất, xinh đẹp nhất và lịch thiệp nhất cho vào đình làng, ngự trên những vị trí quan trọng nhất để đón khách, mời nước mời trầu. Đó cũng là nét độc đáo trong quan hệ xã hội ứng xử giao tiếp của người Quan họ làng Diềm.
    Đình Diềm được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1964, đến nay Đình Điềm ngày càng được nhân dân địa phương gìn giữ, tu bổ tôn tạo đẹp hơn và đón chào hàng trăm lượt khách về tham quan, nghiên cứu.

  9. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ
    [​IMG]
    Lễ Hội Đền Đô từ xưa đến nay được tổ chức trang trọng, chuẩn bị chu đáo, quy mô. Trong Quốc sử triều Nguyễn, sách Hồng kỳ truyện của Nguyễn Văn Nam, chủ bút do tiến sỹ Chức Tả lang công hầu Đào Công Thành viết năm 1823 thời Minh Mệnh đã kể về lễ hội Đền Đô : Trước ngày hội cử người đóng rước, làng kén 160 trai đinh mặc áo dài đỏ, thắt lưng xanh, đầu đội mũ đen, vai trùm khăn nhiêu, trên trán phía trước mũ thêu 4 chữ ?oTrung Dũng Kiên Kiện? cầm cờ, quạt...tượng trưng cấm binh triều Lý, kén 18 nữ chưa có chồng trinh tiết, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, đầu đội khăn tím gấp vuông, phía trước buông kín hai vai, khiêng kiệu Lý Thánh Mẫu. Kén 3 người cỡ lớn không có tật sẹo, đóng khố, cởi trần, tay cầm truỳ đồng tượng trưng cho tam thế tướng...Đám rước làm kinh động cả một vùng Kinh Bắc, uy nghi tráng lệ, tưng bừng hào khí. Có đến xem mới biết là cảnh ?oSơn lăng cấm địa? sông Tiêu tương, hồ bán nguyệt hữu tình...
    Ngày nay Lễ Hội đền Đô vẫn tiếp tục duy trì theo lệ cũ. Mỗi năm 32 giáp trong làng họp cử ra một quan đám chủ tế và đội tế lễ chính nhằm phục vụ cho Lễ rước Bát kiệu hoành tráng.
    Ngoài phần tế lễ trang trọng, là phần Hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò hay như đấu vật, chọi gà, cờ người, kéo co, thả chim câu, hát Quan họ hay tục chơi đu (Đu tiên). Du khách tới đây với trò chơi này sẽ cảm thấy sự hào hứng vui vẻ, đầy chất dân gian, chẳng thế mà từ xưa tới nay vẫn truyền tụng câu ca dao:
    [​IMG]
    Khen ai khéo dựng đu nàyĐể cho trai gái chơi ngày chơi đêm
  10. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    Thay mặt rất nhiều người xin nghiêng mình cảm tạ ___________
    Vui lòng thêm các thông tin về chùa Tiêu - Bắc Ninh được không? (đừng nói là đến Bắc Ninh rùi hỏi đấy nhá)
    Bổ xung: Chùa Tiêu mới được lên tivi nói rằng có tượng táng (đúng từ chuyên môn), mà thêm cả hướng dẫn đường đi thì tốt quá

Chia sẻ trang này