1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

muốn biết tất cả các thông tin về Đền Đô

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi sheiscute, 09/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
  2. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHÙA THIÊN TÂM (CHÙA TIÊU)
    [​IMG]Chùa Thiên Tâm hay còn gọi là chùa Ba Sơn, chùa Tiêu, ?oThiên Tâm tự? là tên chính của chùa vì vốn từ khi mới khởi dựng, đứng trên đỉnh núi - giữa đất trời bao la, dân cư, làng xóm thưa vắng, núi Tiêu như là nơi tụ hội, trung tâm của đất trời vậy, còn cái tên Tiêu Sơn là gọi theo tên đất, tên làng, tên núi nơi đây.
    Chùa Thiên Tâm được xây dựng khoảng trước thời Tiền Lê, đến thời Lý đã được tôn tạo khá khang trang và trở thành nơi tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng như Thiền sư Lý Vạn Hạnh - Quốc sư, người có công nuôi dưỡng và dạy dỗ Lý Công Uẩn (vị vua khai sáng Vương triều Lý) trụ trì và viên tịch...
    Chùa vốn có kiến trúc quy mô với hệ thống nhà Tam Bảo, viện Cảm Tuyền, nhà Tổ, Bảo tháp...hiện nay những công trình kiến trúc còn lại của chùa mang dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật thời Lê - Nguyễn.
    [​IMG]Trong chùa có hệ thống tượng phật, tượng thiền sư Vạn Hạnh, chuông đồng, đại tự, hoành phi câu đối cổ... như: Bia đá ?o Lý Gia Linh Thạch, chuông đồng khắc tên ?oTrường Liêu tự chung? đúc năm Thiệu trị, bài vị nói về công danh, đức độ của Thiền sư Lý Vạn Hạnh ?oLý triều? nhập nội tể tướng, tượng đồng toàn thân thiền sư Lý Vạn Hạnh, tác phẩm ?oThiền uyển tập anh?, sách ?oThiên Nam Ngữ Lục? (Tài liệu ghi chép về bà Phạm Thị- Thân mẫu của vua Lý Công Uẩn) và hệ thống mộ tháp phong phú, đa dạng ?" nơi cất giữ nhiều di hài của các thiền sư, hoà thượng nổi tiếng thời Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn (15 tháp) là những hiện vật để du khách tham quan nghiên cứu tìm hiểu về nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng...Điều này cũng thể hiện nơi đây đã từng là Trung tâm phật giáo lớn ở Xứ Bắc như ?o Dâu?, ?o Phật Tích?, ?oBồ đề?, ?oĐức La?.
    Bên cạnh những tư liệu lịch sử có giá trị, du khách tham quan được thư giãn trong không khí yên ả của cửa phật, nghe tiếng chim kêu, gió thổi qua các tán lá cây tạo cảm giác yên tĩnh, thanh bình, xua tan đi cái mệt nhọc của cuộc sống bận rộn thường ngày.
    Cảnh đẹp của chùa được cảm nhận qua thời gian, in dấu qua những câu đối, bài thơ còn lưu lại đến ngày nay:
    Câu đối:
    ?o Tiêu Lĩnh Tương Giang chân thắng cảnhThiên Tâm Lý viện thị danh lam?
    Nghĩa:
    ?o Núi Tiêu ở Tương Giang thực là nơi thắng cảnhChùa Thiên Tâm, nơi tu viện nhà Lý đích thực chốn danh lam?
    và câu đối:
    ?oTương khúc cửu hồi giang Nguyệt ánhBa sơn tam củng Lý vân am?
    Nghĩa:
    ?o Tương giang chín khúc lượn vùng lung linh ánh nguyệtBa Sơn tam ngọn chầu về mây làm nên am Lý?
    Và trong bài thơ? Tiêu Sơn hoài cổ thi?
    ?o Chim sáo cây rừng kêu ẩn sớmChùa Tiêu bóng tháp khểnh nằm trưa?
    Ngày này đến với chùa Tiêu du khách vẫn cảm nhận được vẻ đẹp đó qua những hàng cây cổ thụ, cây hoa trong vườn chùa, quan sát được một vùng rộng lớn những thửa ruộng thẳng cánh cò bay.
  3. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=24840&ChannelID=10Những bí ẩn thú vị về chùa Tiêu và pho tượng táng vừa được tìm thấy

    [​IMG]

    Mặt tiền ở chùa TiêuChùa Tiêu, nơi tìm thấy pho tượng táng gần 300 tuổi vừa qua là một danh thắng nổi tiếng, đồng thời là trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. Chung quanh ngôi chùa nổi tiếng và pho tượng độc đáo này có nhiều bí ẩn thú vị, có giá trị đối với việc nghiên cứu khảo cổ.
    Câu chuyện của 60 năm trước
    Sư Đàm Chính trụ trì Tiêu Sơn tự và một số người có tuổi ở quanh vùng kể rằng: Khoảng 60 năm trước đã biết đến sự tồn tại của pho tượng táng vô cùng quý giá này.
    Chuyện bắt đầu từ một người lính nghịch ngợm và liều lĩnh, một hôm vào chùa, đi tha thẩn cạnh ngôi tháp cổ (nơi táng hài cốt của các vị sư trụ trì chùa), gạch vữa đã bị mưa nắng thời gian làm long lở một góc. Tò mò, anh ta rút thử vài viên gạch sứt mẻ ở mặt chính của tháp. Một pho tượng gầy guộc hiện ra trong ánh sáng mờ mờ chiếu qua lỗ thủng. Nghi hoặc, anh ta lấy que chọc thăm dò. Vết thủng hiện nay bằng đồng xu bên mắt trái của pho tượng chính là hậu quả của hành động vô ý đó.



    [​IMG]

    Tượng Thiền sư Vạn Hạnh
    Thượng tọa Thích Gia Quang - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo VN: Phải có công phu, công quả khác thường mới tượng táng được.
    Để có thể tượng táng được như thế cần nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là các Ngài biết được quy luật (nhà Phật gọi là tu chứng), có nhân duyên nhiều công quả và những công phu khác thường. Đồng thời phải hiểu rõ thời điểm nào mình sẽ viên tịch để mà có chế độ ăn thích hợp. Theo như các đệ tử kể lại, các ngài Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Khắc Trường (hai pho tượng táng ở Chùa Đậu) chỉ ăn rau và uống nước thanh thủy trong dăm, bảy tháng cuối đời, cho cơ thể được thanh sạch, nhẹ nhàng, tiêu hết các chất mỡ, cặn bã, và phải ăn càng ngày càng ít đi. Cuối cùng, các ngài ra đi khi vẫn đang thiền, chứ không phải là lúc mất rồi, đệ tử mới sắp đặt lại tư thế.
    Sau khi viên tịch thân xác không hư hoại (dù không có bất cứ hóa chất gì ướp) thì gọi là chứng đắc (tu chứng thành công). Trong kinh Phật cũng có nói rằng nếu chứng đắc thì thân xác sẽ bất hoại. Như Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ, nhưng trái tim Ngài vẫn còn nguyên, không bị cháy, bây giờ vẫn còn. Nhiều nhà sư tu hành đắc đạo, khi hỏa thiêu, thấy trong tro cốt những hạt xá lị óng ánh. Sư Đàm Chính nhớ lại: "Khi ấy tôi 17 tuổi (hiện nay 76), về quê chơi, nghe dân làng kể chuyện, nên lên xem thử. Kiễng chân ngó vào chỉ thấy từ cổ pho tượng trở lên. Vẻ mặt Ngài bình thản lắm. Sau đó, để Ngài không bị quấy rầy, hòa thượng trụ trì lúc đó là Giác Linh đã cho xây bịt vào. Nhiều năm sau người ta mới sửng sốt vì phát hiện hai pho tượng táng đầu tiên ở VN tại chùa Đậu - Thường Tín - Hà Tây. Mấy chục năm qua nhiều quan chức, nhà khảo cổ về Tiêu Sơn tự (đào được nhiều hiện vật cổ đem trưng bày tại nhiều bảo tàng), nhưng chúng tôi và người dân quanh vùng chẳng ai nghĩ đến việc thông báo bí mật này".
    Pho tượng táng là của vị sư nào?
    Vẫn theo lời kể của sư Đàm Chính, 40 năm trước, về trụ trì Tiêu Sơn tự, khi thấy cây hoang mọc quá nhiều trên thân tháp, bà bèn trèo lên dọn dẹp thì thấy lộ ra tấm bia gốm có dòng chữ bằng tiếng Hán: Hòa thượng Như Trí, viên tịch năm 1723, bia lập cùng năm (Thành Thái năm thứ tư triều Lê Dụ Tông). Giở khoa cúng ra, thấy tên sư Như Trí đứng thứ 15 trong danh sách các vị hòa thượng đã trụ trì Tiêu Sơn tự, vẫn được chùa cúng thỉnh.
    Những thông tin này đã gây sự chú ý đặc biệt của đoàn công tác Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt ra bắc nghiên cứu về tổ Chân Nguyên - Yên Tử. Đoàn đã tìm được nhiều tài liệu cho thấy hòa thượng Như Trí cùng thời với nhiều vị Chân Nguyên - Yên Tử (cùng dòng NHƯ).
    Trong Thiền Uyển Tập Anh (một cuốn sách cổ của Phật giáo VN, không những có giá trị về mặt lịch sử Phật giáo mà còn là tập truyện ký có giá trị văn học, triết học, văn hóa dân gian, ghi lại các tông phái thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng cuối thời Bắc thuộc đến thời Đinh - Lê và đầu thời Trần) có ghi: "Hòa thượng Thích Như Trí... cùng các thiện nam tín nữ, đã đóng góp công của cho việc khắc in lại sách này vào năm 1715."
    Hiện tại Tiêu Sơn tự còn lưu giữ bốn cuốn sách của hòa thượng Như Trí. Thân thế và nghiệp tu của ông còn cần phải làm rõ, nhưng bước đầu có thể thấy, ông là một nhà sư uyên thâm, đức cao vọng trọng.
    Từ những dữ liệu trên, xác định pho tượng táng này rất quý giá, Đoàn công tác Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt khuyên sư Đàm Chính mở tháp, rước Ngài ra cho đệ tử được bái vong và chiêm ngưỡng, nếu cần thiết thì sửa sang lại.
    Quả như dự đoán, theo đánh giá, di thể Ngài hư hại khá nặng. Rất may, xương ống tay, ngón tay vẫn còn nguyên vẹn, thuận lợi cho việc tu bổ pho tượng.
    Theo các tài liệu ghi lại, Tiêu Sơn tự còn có một tên khác là chùa Thiên Tâm, là danh thắng nổi tiếng đồng thời là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa của VN.
    Đây là chốn tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng và là nơi Thiền sư Vạn Hạnh, vị Quốc sư, người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua khởi nghiệp triều Lý - trụ trì và viên tịch. Năm 1991, Nhà nước đã công nhận chùa là Di tích lịch sử - văn hóa.
    Có một giả thiết khá thú vị: Trong chùa hiện vẫn còn hàng chục ngôi tháp đặt phần mộ các hòa thượng kể từ khi khởi dựng chùa đến nay, trong đó chỉ có một số ngôi được trùng tu, còn lại bên trong các ngôi khác, biết đâu cũng lại có trường hợp tượng táng nữa?
    Hiện chùa chỉ còn lưu giữ được vài hiện vật quý, đáng chú ý nhất là tấm bia cổ có khắc những chữ lớn: Lý Gia Linh Trạch (hòn đá thiêng nhà Lý).
    Theo Gia đình và Xã hội - ND
  4. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    còn, nick này đã vote chưa nhỉ?
    nếu chưa thì vote luôn còn rồi thì mai nhá (nói thật)
    giờ thì đi chơi đã
    à quên <-cảm ơn
  5. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Chùa Tiêu





    [​IMG]

    Chùa Tiêu
    Dọc quốc lộ 1 A đường Hà Nội - Lạng Sơn, nếu bạn chưa lấy một lần đến vãng cảnh chùa Tiêu thì thật là đáng tiếc.Chùa Tiêu có tên là chùa Thiên Tâm còn gọi là Tiêu Sơn tự, chùa nằm trên lưng chừng núi Tiêu. Nay thuộc xã Tương Giang - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh, chỉ cách Hà Nội khoảng 20 km.
    Chùa Tiêu là một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.
    Những công trình còn lại của chùa Thiên Tâm (chùa Tiêu) hiện nay là sản phẩm kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn.
    Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ.Từ xưa, ở đây, núi bắc, sông nam, sơn thủy hữu tình, con sông Tiêu Tương chảy qua bây giờ đã biến thành đồng ruộng, làng mạc trù phú. Dấu ấn một thời chỉ còn lại là một cái hồ sen dưới chân núi trước cửa chùa.
    Về chốn này, dưới bóng cây xanh mát rượi, bạn cứ khoan thai bước lên từng bậc gạch để lần tìm đến nơi phát tích của một triều đại phát triển toàn diện và một quốc gia phong kiến độc lập: triều nhà Lý.
    Bước qua sân chùa là đường dẫn đến chùa chính nhà thờ tổ, hiển hiện một nhà bia mới dựng với hàng câu đối trên cột  viết bằng chữ Hán:
    "Lý gia linh tích tồn bi kỷTiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền"
    (Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạcDanh thắng non tiên có sử truyền).
    Mặt chính của tấm bia khắc chữ Hán Nôm: "Lý gia linh thạch". Mặt sau bia quay vào phía núi khắc chữ Hán nhỏ, ông Nguyễn Công Nha người làng Đình Bảng tạm dịch như sau:
    "Chùa Thiên Tâm có Lý Vạn Hạnh (là người trụ trì tăng viện người làng Cổ Pháp (nay thuộc làng Đình Bảng - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh).
    Đặc biệt, sườn đông bên tả ngạn sông Tiêu Tương có bà Phạm Mẫu người ở Hoa Lâm, lên chùa đèn nhang gặp người thần ngẫu nhiên có thai, rồi sinh ra Lý Công Uẩn tại tam quan chùa ứng Tâm hương cổ pháp còn gọi là chùa Dân thuộc xã Đình Bảng ngày nay...".
    Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi việc này:
    "Thái tổ Hoàng đế họ Lý, tên húy là Công Uẩn người châu Cổ Pháp. Mẹ họ Phạm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần... Có chửa sinh vua ngày 12/2 năm Giáp Tuất, niên hiệu thái bình năm thứ năm (974) thời Đinh. Mới ba tuổi... Sư Khánh Văn nhận làm con nuôi, bé đã thông minh vẻ người tuấn tú khác thường, lúc nhỏ đi học nhà sư Vạn Hạnh thấy khen rằng "đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy cơ, gỡ rối làm bực minh chủ trong thiên hạ".
    Nói về chùa Tiêu là nói đến Thiền sư Vạn Hạnh. Bởi lẽ chùa Tiêu là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì.
    Thiền sư Vạn Hạnh là một con người tài năng: về đạo thì "linh thông tam pháp cửu lưu" còn binh pháp thì thuộc lòng binh pháp của Tôn Tử "Vũ".
    Do có công lao cố vấn cho triều tiền Lê và Lý, Thiền sư Vạn Hạnh được suy tôn là quốc sư, hiện nay trong chùa Tiêu còn bài vị thờ sư tổ:
    "Lý triều tể tướng Thiền sư Vạn Hạnh vị".
    Sư thần Ngô Sĩ Liên thừa nhận: "Mắt trông thấy Lý Thái Tổ biết là người khác thường, đến khi thấy sét đánh thành vết chữ thì đoán ngay thời thế thay đổi, như thế là có trí thức vượt người thường".
    Nghe các cụ Đình Bảng kể rằng: Thiền sư Vạn Hạnh sinh ra trong một gia đình đại thế tộc, nhiều đời làm quan. Gặp thời loạn thập nhị sứ quân không biết đâu chính, đâu tà đành thành tâm tu luyện đợi thời cơ xoay chuyển thế cuộc. Sư Lý Khánh Văn, sư Lý Vạn Hạnh là hai anh em ruột. Lý Khánh Văn có công nuôi dưỡng. Lý Vạn Hạnh có công dạy dỗ đào tạo và huấn luyện người "lãnh đạo" quốc gia. Họ đều là những cao tăng có kiến thức uyên bác. Năm 1018 Thiền sư Vạn Hạnh không ốm đau bệnh tật gì mà mất, người thời ấy đã truyền lại rằng ngài đã hóa thân.
    Vào thập kỷ 90, nhân dân xã Tương Giang, nhà chùa Tiêu Sơn và những người hảo tâm đã đóng góp công sức xây dựng tượng Thiền sư Vạn Hạnh trong tư thế thiền sừng sững giữa đỉnh Tiêu Sơn.
    Cảnh đấy, người đây đã tạo cảnh quan xứ này thêm trang trọng và bề thế.
    Đến thăm chùa Tiêu, đọc lại 10 điều tâm niệm của người xưa, để tưởng nhớ suy ngẫm, học hỏi những gì tốt đẹp về đạo đức lẽ sống, cách làm người, âu cũng là để cho lòng ta thanh thản, cho trí óc ta trong sáng hơn. Đồng thời ta cũng biết thêm một di tích lịch sử và nghệ thuật được Nhà nước công nhận.
    TRẦN VĂN THÔNG
    =======================Đủ chưa?
  6. wawawa

    wawawa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    4.866
    Đã được thích:
    0
    Ôi thật là tư liệu quý, mình định đến 30/04 này đi chùa Tiêu. Thanks nhá!. Tiếc quá mình lại vote mất roài!
  7. ___________

    ___________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
  8. wawawa

    wawawa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    4.866
    Đã được thích:
    0
    Ui, bác tốt thật, nhiều khi cứ ngại làm phiền lắm cơ! Thế ở Bắc Ninh còn cái đền cái chùa nào nữa bác hộ nhá!
  9. ____________

    ____________ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều lắm, nhưng post lên sợ mang tiếng là xì pam
  10. wawawa

    wawawa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    4.866
    Đã được thích:
    0
    Không sao đâu, bác cứ post lên giúp mọi người chút đi, chẳng nhẽ lòng tót cũng bị coi là xì pam à!

Chia sẻ trang này