1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muốn đi Huế quá mà chưa rõ...

Chủ đề trong 'Huế' bởi petitsinge06, 27/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laituan776

    laituan776 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    0
    Tết ở Huế có gì hay nhỉ? Để còn lên kế hoặch cái ko thì ở nhà kiếm ít đạn bắn sướng hơn.
    Nổi giữa dòng đời
  2. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0
    @minhcorp: Tui nói tui là dân SG khi mô hè? Chưa biết chi mà cứ fán bừa. Tiết kiệm là quốc sách! Ai cũng rứa cả thôi.
    @All: Tình hình là giờ chỉ còn chuyến bay chiều mùng 3 Tết (19/2) ra ĐN, sau đó fải đi ôtô ra Huế. Bọn mình định chơi ở Huế và Hội An đến ngày 24/2 bay vào (5 ngày 5 đêm). Mình đã tham khảo qua topic bên trên về các tour đi chơi tự túc ở Huế nhưng bọn mình đi ít ngày, lại chơi ở 2 nơi nên chắc sẽ k có thời gian lên Bạch Mã và đến Lăng Cô đc.
    1. Nhờ mọi ng thiết kế hộ 1 tour ở Huế trong vòng 3 ngày 3 đêm (từ đêm 19 đến ngày 22), tất nhiên là trừ Bạch Mã và Lăng Cô. Qua tham khảo mình đã lên kế hoạch đi chơi trong 2 ngày đầu rồi, chủ yếu là thăm quần thể lăng tẩm, chùa chiền. Còn ngày thứ 3 thì đang "bí". Help me pls!!!
    2. Từ Huế đi Hội An mất khoảng bao lâu? Nên đi nhà xe nào nhanh và chất lượng fục vụ tốt? Nếu có số đt thì càng tốt.
    3. Ở Hội An 1 ngày 2 đêm thì nên đi chơi những đâu? Ăn món đặc sản gì, ở đâu ngon bổ rẻ ấy?
    4. Nên mua đặc sản gì ở Huế và Hội An mà k bị cấm mang lên máy bay?
    Rất mong các bạn dân Huế vốn nhiệt tình, thân thiện giúp đỡ bọn mình trong lần đầu tiên ra Huế này. Many thanks trước nhé!
  3. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0
    MĂnh cũng 'i. Thanks!!!
  4. Luuducque

    Luuducque Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Địa danh "Huế"
    Sự xuất hiện của địa danh "Huế"
    Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
    Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: ?oHương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế[4], thuyền tám tầm chở đã vạy then" [5].
    Những tài liệu sử học cũ ngọai trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế[6].
    Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện [7].
    Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué[8].
    Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ [9].
    Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này [10].
    Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế
    Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.
    Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế...
    Thông tin tham khảo : http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cc/Ngomon2.jpg/250px-Ngomon2.jpg&imgrefurl=http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%25E1%25BA%25BF&h=175&w=250&sz=17&hl=vi&start=1&tbnid=cvubZgmLcgCRFM:&tbnh=78&tbnw=111&prev=/images%3Fq%3DHu%25E1%25BA%25BF%26svnum%3D10%26hl%3Dvi%26lr%3D
    Được luuducque sửa chữa / chuyển vào 04:34 ngày 20/01/2007
  5. Luuducque

    Luuducque Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Thành phố Huế
    Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).
    Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975
    Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Vị trí địa lý
    Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km.
    Theo số liệu của Ngân hàng Bản đồ trực tuyến Ba Sao, thành phố Huế có tọa độ Địa lý trong khoảng từ 16⁰25-16⁰29 vĩ độ Bắc và từ 107⁰32-107⁰36 kinh độ Đông.
    Thành phố Huế có diện tích 67,7 km2, có cả vùng gò đồi, vùng đồng bằng, diện tích mặt nước. Huế cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay Phú Bài 18 km, cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Mật độ dân số gần 4200 người/km2[20].
    Được luuducque sửa chữa / chuyển vào 04:35 ngày 20/01/2007
  6. Luuducque

    Luuducque Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá Huế
    Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Ðông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hổn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Ðông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Ðộ, phương Tây...
    Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...
    Kiến trúc
    Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử -văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế, Việt Nam.
    Nghệ thuật Tuồng ở Huế
    Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Ðến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Ðại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Ðường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Ðường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Ðường. thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Ðức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.
    Ca Huế
    Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Ðiệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Ðiệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Ði liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
    Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

    Lễ Nhạc Cung đình Huế

    Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Ðại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

    Vũ khúc cung đình Huế

    Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.
    Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế
    Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều lọai hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu,đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thụât tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Ðặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên[21] (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.
    Lễ Hội Huế
    Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.
    Ẩm thực Huế
    Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân giã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.
    Festival Huế
    Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế được tổ chức hai năm một lần. Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn trong đời sống nguời dân Huế.
  7. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0
    Mọi ng cho mình hỏi Tết ở Huế thường có mưa nhiều k? Vì nếu mưa *****ốt ngày chắc chẳng đi chơi đc. Giúp mình thông tin về thời tiết ở Huế trong những ngày Tết với nhé (từ mùng 3 trở đi). Mình đang rất cần. Thanks all!
  8. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Huế năm nào chẳng mưa, mà có mưa hay không thì chỉ có bắt thang lên hỏi ông trời thôi. Nếu bạn có dự định đến Huế vào ngày mùng 3 tết thì cứ đến thôi, mưa Huế cũng thú vị lắm đó.he he
  9. fukutomi

    fukutomi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    0
    Hi thuyhang
    Bàn chìu khò hò?i nhiĂ?u nơi thẶt nhì?, 'i 'Ău cùfng thẮy bàn hò?i mòi ngươ?i hẮt .
    Mì?nh cùfng 'i HuẮ dìp TẮt nà?y nè?, balo thĂi, tư? mù?ng 4 'Ắn mù?ng 8.
    Vè mày bay thì? mì?nh 'f̣t càch 'Ăy và?i tuĂ?n rĂ?i, nhưng khĂng cò vè và?o nĂn mì?nh 'f̣t vè SG-HuẮ chuyẮn 17h35 và? ĐN-SG chuyẮn 22h25. Mì?nh ơ? 'Ắn mù?ng 8 sèf chày và?o ĐN chơi 1 ngà?y 'Ắn mù?ng 9 thì? bay vĂ?.
    KẮ hoàch fn chơi như thẮ nà?o thì? mì?nh cùfng chưa biẮt nưfa, chf́c cò lèf là?m plan theo như càc bàn trong topic du lìch HuẮ 'àf 'i rĂ?i và? chia sè? với mòi ngươ?i vẶy. Mì?nh cò và?i ngươ?i bàn trong cty ơ? HuẮ, chf́c cò lèf ra 'ò sèf gf̣p mf̣t chơi, trong ĐN cùfng cò và?i ngươ?i quen. Nhưng cùfng phà?i tự lo KS và? fn uẮng chơi bơ?i thĂi vì? 'i cò 1 mì?nh và? cùfng khĂng muẮn phiĂ?n mòi ngươ?i lf́m.
    Cò gì? chia sè? thĂng tin với mì?nh nha. Càm ơn mòi ngươ?i!
  10. Hì, tớ cũng đang ở SG và sẽ về Huế dịp tến + có mặt ở ĐN Hội An vào đầu năm và vào lại SG cũng khoảg thời gian đó!
    Bạn nên chuẩn bị áo ấm, vì mùa này ở Miền Trung lạnh hơn rất nhiều so với SG mình (ngay cả ĐN và Huế thì thời tiết cũng đã khác nhau nhiều rồi, hy vọng là trời ko mưa!)
    1. Ở Huế: ngày còn lại bạn có thể đi tham quan tham dự các lễ hội của người Huế ở công viên thương bạc và một số vùng lân cận ví dụ như đi tham quan cầu ngói Thanh Toàn , lễ hội vật làng sình,.... buỏi tối thì đi thưởng thức ẩm thực Huế (cơm hến cồn Hến, bánh canh, bún....) cafe phong cách Huế (khác xa SG),.....
    2. Huế đi Hội An (khoảng 4 tiếng): bạn thử bo ok xe của Sinh Cafe (vào website http://www.sinhcafevn.com/ để tham khảo, khoảng 2USD) , xe có dừng ở Lăng cô (khoẳng 30phút) và một chút ở ĐN
    3. Hội An tết về đêm có thường có lễ Hội đèn, bài chòi, vv, ban ngày thì có thể tham quan phố cổ hoặc đi du lich sinh thái Thuận Tình, chiều về biển chơi! Bạn Yên tâm, ở Miền Trung thì cái gì cũng bổ cũng rẻ cả chứ ko như Sài Gòn đâu!
    4. Mua cái gì cũng ko sợ lên máy bay bị cấp cả đâu, chỉ cần khai báo rõ ràng nếu như đồ là kim loại và đóng hộp đàng hoàng nếu như là đô ăn (mắm, ruốt)
    Có gì bạn cứ PM cho mình, mình sẽ cố gắng giúp trong khả năng cua rmình)
    Được niemtinchocatbui sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 23/01/2007

Chia sẻ trang này