1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muốn hiểu về bệnh/chứng HẬU SẢN, vấn đề dễ xảy ra sau khi sinh nở...

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Howcome, 11/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Howcome

    Howcome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Muốn hiểu về bệnh/chứng HẬU SẢN, vấn đề dễ xảy ra sau khi sinh nở...

    Lập Topic này vì tớ thấy chị hàng xóm nhà tớ trước khi sinh là một phụ nữ rất bình thường, xinh xắn và hoạt bát, nhưng sau khi chị sinh con, chị gày dộc và trở lại thon thả rất nhanh. Nhìn chị ko ai biết là mới sinh con, người đẹp và chuẩn cực kì.

    Vấn đề đáng nói ở đây thì lại hoàn toàn khác: chị trở thành con người khác hẳn, lầm lì, lùi lũi, làm gì cũng âm thầm, dường như có ma quỷ nhập vậy. Chị hay đi lang thang và nói lảm nhảm một mình, ở cơ quan chị luôn sang các phòng ban khác nói luyên thuyên. Chị vẫn chăm sóc con, nhưng với trạng thái vô thức. Mọi người bảo chị ý bị HẬU SẢN. Có thời gian, chị đỡ hơn và dường như là thoát khỏi tình trạng này, nhưng cách đây 3 hôm, chị ý phải đưa về quê để tĩnh dưỡng. Chị ý bị ngẩn ngơ...

    Chưa có gia đình, nhưng tớ thấy rất sợ, vì RẤT NHIỀU NGƯỜI PHỤ NỮ SAU KHI SINH BỊ MẮC CHỨNG HẬU SẢN.

    Vậy, hãy cho tớ biết, Chứng (bệnh) HẬU SẢN là gì, Nguyên nhân và Cách phòng chống nó!!!
  2. miss_rang_khenh

    miss_rang_khenh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tớ không phải bác sĩ, hi hi... tớ chỉ lảm nhảm mấy câu, nếu bạn muốn được giải thích một cách khoa học thì phải hỏi bác sĩ bên box sức khoẻ ý.
    Nghe và đọc thì được biết là phụ nữ sau khi sinh con thì lượng hooc môn của người có bầu giảm đi đột ngột, dễ gây trấn động nhiều tới tâm lý, nhất là cộng với sự mệt mỏi, mất sức sau khi sinh, ít được ngủ, nghỉ ngơi vì con quấy khóc. Hiện tượng này đối với một số người có thể qua đi nhanh, sau vài giờ, hai ngày, có người bị rơi vào tình trạng trầm uất lâu dài, vì vậy mới có bà mẹ đem con ném qua cửa sổ, hoặc có người phó mặc con cho gia đình chăm nom, có người lúc nào cũng ở trong trạng thái lo lắng, rằng con mình đói, ốm đau, sợ đêm ngủ thì con có thể đột tử hay cảm giác mình là một bà mẹ tồi, không biết chăm sóc con... Người ta nói "máu bà đẻ" là có lý do của nó cả, người phụ nữ mới sinh dễ nóng giận cáu gắt, uỷ mị...
    Có lần mình xem phóng sự về những bà mẹ bị mắc chứng trầm uất kiểu này sau khi sinh, nhìn họ mà thấy sợ và thương cho những đứa bé. Ở bên này họ có những trung tâm đặc biệt dành để điều trị cho các bà bị nặng, mình để ý thấy trong quá trình điều trị cho bà mẹ, sự xuất hiện của đứa con là rất cần thiết, cũng là để họ dần dần cảm nhận và làm quen lại chức năng làm mẹ, để kéo họ lại gần với cuộc sống bình thường. Theo mình được biết thì chứng bệnh này có thể chữa khỏi nếu bà mẹ được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng đúng cách.
    Thực ra khái niệm "hậu sản" theo cách nói của bà con mình, mình thật chưa bao giờ hiểu kỹ, chỉ đọc và xem TV thấy người ta nói tới hiện tượng bệnh trầm uất này thôi, còn những chứng bệnh khác liên quan tới sức khoẻ sau khi sinh có được coi là "hậu sản" và gồm những gì khác thì mình không rõ ( ví dụ như sinh con nhiều sau này dễ bị rắc rối về tiết niệu, đau đầu mãn tính, ê răng do khi mới sinh ăn uống lạnh... như các cụ vẫn nói ý mà )

    Có lẽ vì vậy các cụ thường hay bắt con, con dâu kiêng khem, nghỉ ngơi, cũng không phải là thừa, người phụ nữ sau khi sinh cần được chăm sóc, tinh thần thoải mái thì mới tốt cho mẹ và con.
    Được miss_rang_khenh sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 11/01/2005
  3. Mard

    Mard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề Howcome viết ra đây chính là hội chứng "BABY-BLUES". Mình đã tham khảo cuốn sách "Lần đầu làm mẹ" được NXB Phụ nữ ấn hành nên xin trích ra đây đoạn nhắc về hội chứng này
    "... Sau năm, bảy ngày nằm tại nhà hộ sinh, đã tới lúc mẹ nói với bé: "Mẹ con mình về nhà nhé." Hai từ về nhà được nói lên với niềm vui khó tả: rời khỏi không khí xa lạ của bệnh viện trở về sống trong căn nhà ấm cúng và quen thuộc của mình, được tự do không bị những trói buộc tuy cần thiết nhưng khó chịu: bị đánh thức từ sớm để đo huyết áp, cặp nhiệt độ, các cô y tá, bác sỹ tới thăm khám, nhiều khi vào những thời điểm không thích hợp... Một cuộc sống mới bắt đầu, người phụ nữ ý thức rõ mình bước sang một thời kỳ mới trong cuộc đời: làm mẹ.
    Cũng vì vậy nên mừng vui bao giờ cũng đan xen với lo lắng: chỉ có một mình với con, liệu có xoay xở được không? Hơn nữa, về tới nhà là phải đối đầu với biết bao công việc vất vả: giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp... trong khi bé khóc, bé tè, phải liên tục thay tã, cho bú, ru ngủ. Cảm giác đầu tiên khi về nhà là: mệt muốn chết. Cơ thể chưa bình phục hẳn lại chăm sóc con, lo việc nhà, luôn căng thẳng tinh thần, đêm đêm thường phải thức giấc bất chợt, tránh sao khỏi mệt!
    Kèm theo nỗi mệt mỏi thể chất, thường có những rối loạn tâm lý. Trước tiên là cảm giác hụt hẫng. Trong hơn chín tháng mang thai, người mẹ tha hồ tưởng tượng, hình dung con mình sẽ xinh đẹp, kháu khỉnh, bụ bẫm nhất trần đời. Bỗng đứng trước thực tế một đứa con bằng xương bằng thịt, tuy rất dễ thương nhưng không hoàn toàn giống như hình ảnh tưởng tượng. Người mẹ sung sướng hoan hỉ đón nhận con mình, đồng thời mất đi sự hồi hộp của chờ đợi, của mong ước. Mặt khác, người mẹ luôn tự hỏi: mình có là một người mẹ tốt không, có biết đáp ứng các đòi hỏi của con không, nuôi nấng chăm sóc con như thế này đúng hay không đúng?
    Hai yếu tố: mệt mỏi về thể chất và rối loạn trong tâm lý dẫn tới nhiều hiện tượng bất thường: buồn bã, bần thần lo lắng, mất ngủ, chán ăn hoặc ăn quá mức, khóc lóc vô cớ hoặc vì thấy con khóc nhiều, biếng ăn cảm tưởng mình không khéo nuôi con. Ngược lại, có những bà mẹ trẻ cảm thấy chẳng có vấn đề gì, mọi chuyện đều hết sức tốt đẹp. Các bà này rất năng nổ, luôn tay quét dọn, giặt giũ, làm mọi việc theo chương trình giờ giấc theo dõi cẩn thận mọi chỉ số phát triển của con, tự ghi đường biểu diễn tăng trọng.v.v.. Nhưng chỉ sau một thời gian là thấy hụt hơi không sao kham nổi nhịp độ cao tốc này..."
    Phần "Những bí quyết giúp mau chóng vượt qua hội chứng Baby-Blues" sẽ được post vào ngày mai. Chúc tất cả mọi người một ngày tốt lành!
  4. miss_rang_khenh

    miss_rang_khenh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tèn tén ten... ! Mard chuẩn bị rồi đấy hả ? Đọc mấy thứ này trước từ sớm thế thì ít nữa "lão béo" nhà em tha hồ bị vợ hành hạ. Cứ mang sách ra doạ là chồng cơm bưng nước rót, xoa lưng nâng đỡ vợ, tha hồ sướng.
    Cái hiện tượng "Baby Blues" mà Mard đưa ra là chính xác. Túm lại, theo tên gọi y học thì họ chia ra làm hai chứng bệnh, "Baby Blues" và "Postpartum depression".
    "Baby Blues" là hiện tượng rối loạn trấn động về tâm lý chỉ xảy ra trong vòng vài giờ, vài ngày tới một tuần, do sau khi sinh cơ thể có sự giảm, mất hooc môn của quá trình mang thai một cách đột ngột.

    "Postpartum depression" - Chứng bệnh này được chuyển sang dạng nguy hiểm hơn, bệnh trầm uất kéo dài nhiều tháng tới một năm, có thể xảy ra với bất kỳ lần sinh con nào, không chỉ lần đầu, người ta gọi nó là "Postpartum depression". Như vậy là chị hàng xóm của Howcome đã bị không những hiện tượng "Baby Blues" mà đã chuyển sang chứng bệnh trầm uất "postpartum depression" mất rồi
    Vớ được cái link này họ giải thích rõ hơn và so sánh hai giai đoạn của bệnh, chị em vào đọc mà tham khảo này :
    www.4woman.gov/faq/postpartum.htm#2
    Phần "bốc thuốc chữa bệnh" Mard đưa lên đi, để bà con xem với.
    Được miss_rang_khenh sửa chữa / chuyển vào 22:24 ngày 12/01/2005
  5. choupat

    choupat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    2.401
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cái hiện tượng Baby Blues" và "Postpartum depression" do Mard và missrangkhenh nói làm choupat đang liên tưởng tới chị họ của choupat, không biết có phải là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ tình yêu của 2 người không nữa.. Bà chị họ và người yêu của bà ý yêu và sống với nhau lâu lắm rồi phải gần 7 năm, mới 2 năm cách đây 2 người quyết định có con, lúc khi mang thai thì 2 anh chị ý vẫn vui vẻ và hạnh phúc lắm rồi tự nhiên sau khi sinh con 2 anh chị lại suốt ngày cãi nhau, khủng khoảng nặng, anh thì bảo chị có vấn đề ,chị thì bảo anh bị điên sau đó rất nhanh chỉ được vài tháng em bé sinh ra 2 anh chị không còn sống với nhau nữa mặc dù nghe lời khuyên của mọi người đến bác sĩ tâm lý nhưng mà đến bây giờ thì chẳng thấy gì, chắc không sống với nhau nữa.
    Mà choupat để ý thấy từ khi có con chị họ choupat trở nên khó tính và lo lắng cho baby một cách quá mức, gia đình có tiệc tùng đi chơi đâu chị ý cũng lấy lý do là em bé, em bé phải ngủ đúng giờ rồi nếu đi oto nhiều thì không tốt cho em bé vì sợ em bé căng thẳng , nói chung là lo lắng một cách quá mức rồi đến nỗi không dám gửi em bé đi nhà trẻ mà thuê hẳn một vú nuôi đến nhà chăm sóc cả ngày trừ cuối tuần là chị họ choupat được nghỉ thì tự tay chăm sóc con.
    Choupat cũng chẳng biết đấy có phải là một trong những triệu trứng mà missrangkhenh và mard đã đề cập không hay chỉ là do bị stress công việc thôi,chị ý là giám đốc của một hãng luật sư nên đòi hỏi việc và bị stress lắm và làm việc như điên ý, khi nghỉ đẻ rồi mà vẫn làm việc ở nhà đến khuya. Còn nếu không phải nguyên nhân do bị stress thì bị hiện tượng kia thì đúng khó mà chữa được nhỉ . Chỉ khổ thân baby của chị ý thôi
  6. Mard

    Mard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    "Đến hẹn lại lên" sáng nay tớ lại post lên "Những bí quyết giúp mau chóng vượt qua hội chứng Baby-Blues": (vẫn trích từ cuốn sách trên).
    - Thích nghi với nhịp sống của bé: bé thức ngử theo nhịp điệu riêng, không giống nhịp sống xưa nay của bạn. Bạn phải thích ứng với nó: khi bé ngủ, bạn cũng tranh thủ chợp mắt ít phút để nạp năng lượng cho mình, đừng sốt sắng làm những công việc trong nhà đến nỗi đứng không vững.
    - Tranh thủ sự giúp đỡ của người thân: không nên nghĩ "nhờ vả" lúc này là tỏ ra kém cỏi. Bà ngoại ngày xưa tự tay nuôi năm đứa, mẹ nuôi ba đứa chẳng cần ai phụ giúp. Không lẽ mình chịu thua
    Người đầu tiên giúp được nhiều chính là đức lang quân. (Cái này có vẻ phù hợp với lời khuyên "chí lý" của miss_rang_khenh đó nhỉ) Bạn hãy huy động chồng tham gia săn sóc bé. Nếu cần, nên viết tóm tắt những chỉ dẫn quan trọng nhất dán gần nơi bé nằm để ông bố vụng về hoặc thiếu tự tin theo đó mà xử trí (thay tã, tỷ lệ sữa/nước sôi, nhiệt độ bình sữa...) (type đến đây lại nhớ đến "lão béo" khéo tay nhà mình quá, có khi lão ấy lại còn khéo hơn cả mình; nếu mà chỉ việc sinh còn việc chăm và nuôi ẩy được cho "lão béo" được thì mình sẵn sàng đẻ cả "đội bóng" nhỉ?)
    Mới tập sự lần đầu, ông bố trẻ tránh sao khỏi lóng ngóng, có khi hoảng sợ nữa. Thấy thế bạn đừng rầy la, chê trách, càng không nên giằng lấy "để tôi, trông ông làm ngứa cả mắt". (Hì hì tính này nhiều chị gái mắc lắm đấy, cẩn thận nha; dù chồng có làm "ngứa mắt đến đâu" cũng chỉ nên "gãi thôi", chẳng việc gì phải "ôm rơm nặng bụng" đâu ạ, cứ để các ông xã làm cho quen tay, quen chân nhé!) Nên nhẹ nhàng hướng dẫn cho trợ thủ của bạn. Được như vậy không những bạn đỡ vất vả mà còn có tác dụng gắn bó con với bố ngay từ ngày đầu, tạo cơ sở vững chắc cho tình bố con phát triển tốt đẹp. Qua kinh nghiệm, người ta thấy trẻ nhỏ cần có tình yêu với bố thì tâm hồn tình cảm của nó mới phát triển hài hoà, phong phú. Điều đó phụ thuộc mấy điều kiện sau đây:
    - Bố tham gia trực tiếp vào việc chăm sóc con ngay từ những ngày đầu nó ra đời.
    - Bố năng ở bên con trong lúc mẹ không có mặt tại chỗ
    - Bé thấy bàn tay chăm sóc của bố cũng khéo léo như bàn tay mẹ.
    - Mẹ kịp thời chỉ cho bố thấy những khả năng tài giỏi của con để bố càng khoái chăm sóc nó và thấy công sức mình được đền bù thoả đáng.
    - Luôn chứng tỏ cho bé thấy bố mẹ rất thương yêu nhau. Đừng tưởng nó chưa biết gì!
    Bạn bè, bà con thân thuộc cũng là những người trợ thủ đắc lực khi bạn mới sinh con lần đầu. Nhưng bạn phải biết cách giới hạn các cuộc thăm viếng, cân nhắc các lời khuyên bảo. Quá nhiều thăm hỏi, quá nhiều chỉ dẫn thường gây mệt mỏi và hoang mang không biết nghe ai.
    Hãy tin tưởng ở bé, tuân theo chỉ dẫn của bé. Đây là điều quan trọng nhất. Trong những tuần, những tháng đầu, thông thường chỉ có hai mẹ con gần gũi nhau trong phần lớn thời gian ban ngày cũng như ban đêm. Bạn phải biết cách giao lưu, đối thoại với con, đón nhận mọi thông tin của bé.
    Nhiều thử nghiệm khoa học đã chứng minh: trẻ sơ sinh không phải là sinh vật thụ động mà sau đó vài giờ chào đời, bé đã có khả năng truyền tin và nhận tin...
    Đành phải "hồi sau sẽ rõ" về bí quyết vượt qua hội chứng Baby-Blues vào sáng mai thôi vì tớ lại phải làm việc rồi. Hẹn gặp lại vào mai nhé! Chúc các bà trẻ sớm vượt qua được chứng trầm cảm sau sinh này. Chúc những người đang mong có tin vui sẽ có tin vui và đủ mạnh mẽ, dũng cảm và tình yêu thương để 9 tháng 10 ngày mong chờ đứa con ra đời! Chúc mọi đứa trẻ sinh ra trên đời này sẽ hưởng mọi tình yêu của mẹ cha và thế giới này!
    Được mard sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 13/01/2005
  7. babefor2

    babefor2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    2
    Đúng là do thay đổi hormone đột ngột nên một số phụ nữ sau khi sinh bị rơi vào chứng trầm cảm. Tôi là một ví dụ. Tôi sinh mổ do không thể sinh thường. Sau đó tôi không thể ngủ, ăn ít. Lẽ ra ngay sau khi mổ - khi còn thuốc tê- tôi có thể ngủ li bì như những người k hác nhưng mình cũng ko ngủ được, rồi liên miên như thế trong suốt cả tuần ở BV, hầu như mỗi ngày chỉ ngủ được 2-3 tiếng. Về nhà tưởgn đỡ hơn nhưng cũng vẫn như thế. Rồi mình cũng khong ăn được nhiều - mỗi bữa chỉ ăn được lưng cơm, ngày 3 bữa. Mình nhanh chóng gày sọp đi, trông xấu xí và thảm hại khủng khiếp. Tình trạng đó kéo dài cho đến khi mình mệt mỏi không chịu đựng được nữa thì chông mình đưa đi BV khám. bác sĩ cũgn nói là do căng thẳng thần kinh và cho thuốc bổ, rồi uống tâm sen. Thậm chí mình uống cả thuóc ngủ, ban đầu là Sen vông, cũng chẳng ngủ được bao nhiêu rồi chuyển sang Seduxen. mãi đến khi mình đi làm, chỉ sau hơn 3 tháng sau khi sinh, mình mới bắt đầu ngủ lại được, ăn thìcó tăng hơn nhưng cũng ko nhiều như những người khác. Bây giờ là gần 6 tháng, minh cảm thấy khá hơn rất nhiều có lẽ do mình đi làm tinh thần thoải mái và cảm thấy bình thường. Nếu cứ ở nhà mãi lúc nào mình cũng cảm thấy như người ốm, mệt mỏi về thể lực và tinh thần. Bây giờ thì mình đã trở về vóc dang ban đầu rồi, chẳng có vẻ gì của một bà mẹ mới sinh con cả. Và một điều quan trọng là cần có sự quan tâm, thông cảm của những người thân trong gđ, đặc biệt là chồng thì tình trạng stress đó sẽ mau qua và không bị nặng thêm.
  8. Howcome

    Howcome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    các chị nói làm iem sợ quá, chứng tỏ đây cũng là vấn đề rất hay xảy ra và rất dễ xảy ra với phụ nữ nhỉ
    Mong các chị chia sẻ và giúp đỡ nhau vượt qua căn bệnh quái quỷ này
  9. socnau_love

    socnau_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Chị em sau khi sinh có nhiều thứ bệnh xuất hiện lắm, tôi mới sinh con được bốn tháng mà thấy sức khỏe kém. Mắt thì cứ nhìn đâu cũng thấy thêm những vệt đen ấy, rồi rụng tóc nữa. Đã thế còn hoa mắt, váng đầu liên miên, lúc nào cung thấy muốn xỉu. Rồi giờ lại sắp phải mổ vì bị nang vú. Thật là buồn
  10. RyuSiWon01

    RyuSiWon01 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Nếu thế này thì tui cũng bị hậu sản!
    Quả thực là sau khi vượt cạn, PN rất dễ bị tổn thương tâm lý, sang chấn tinh thần. Sau một thời gian vài tháng hoặc kéo dài đến 1 năm thì PN mới bình phục, trở lại cân bằng. Nếu người chồng loại C thì càng dễ bị nặng và kéo dài.
    Bản thân tôi thì ko phải 1 năm mà phải 2 năm mới thoát khỏi tình trạng nói trên. Tôi thấy trí nhớ bị sa sút kinh khủng.
    Nhưng tôi nghe các cụ nói hậu sản là người gầy mòn, tong teo, xấu xí, hao gầy xanh xao...

Chia sẻ trang này