1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muốn học giỏi Lý fải làm thế nào?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi QuynhChi201187, 15/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Anh thi đõ là do may đóng tủ không bị tủ đè . Toàn cúp cua , trạng bùng Kim Liên ( hồi đó anh học ở trường Kim Liên ) , Học ít thôi chơi nhiều vào . Nói chung là đõ trượt nó có số em ạ . Anh có biết 1 ông thầy bói ông ý bảo là anh chắc chắn đỗ thế là anh đi chơi dài ngày học mấy chữ gọi là thôi cuối cùng đỗ thật . Có phải đời nó có số không ?
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  2. QuynhChi201187

    QuynhChi201187 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Nói như anh thì nó cứ kiểu gì ý,cứ cho là có sự may mắn đi,nhưng làm sao mà có thể may mắn đến với mọi người dc.Hơn nữa ko fải lúc nào cũng ko học mà đỗ dc đâu thế thì còn gì là thi nữa.Tin vào thầy bói,khó sống lắm!Quỳnh Chi
  3. eglantine

    eglantine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Học ít thôi , chơi nhiều vào !!!!!!!!
    Quả không sai đâu , học thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất ấy Mình chảng bao giờ học tủ cả . Hay nói cho đúng thì cứ coi tất cả đều là tủ . vậy trúng quá rồi còn gì ?
    Chẳng biết cách hoc VL thế nào . Còn mình học thế này này . Lười kinh khủng . Học lý thuyết là chính . Còn bài tập thì mình nghĩ nó đơn giả thôi . Nếu bạn biết cách vận dụng nó linh hoạt và sáng tạo một chút . Thầy giáo của mình toàn cho những dạng bài mà bọn mình chưa bao giờ gặp .
    Đúng là nếu chăm chỉ sẽ học được tất !! Nhưng với mình chăm chỉ thật quá khó . Nó còn khó hơn cả việc tự làm mình hứng thú với bài học . chính vì vậy mình chỉ học bài cũ trong 5' ra chơi thôi . Nhưng nhớ cũng khá lâu . Và không sợ gì khi bị lên bảng .........
    hiện nay mình đang giúp một bạn lớp 10 học VL . Và mình nghĩ có một vài cuốn có thể làm học sinh lớp 10 thấy thú vị .
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thật sự thì học Vật Lý không khó, mình cũng có cách học như eglantine. Một phần vì mình cũng lười, phần khác do quan niệm của mình về Vật Lý. Quan niệm đó làm cho mình cũng có cách học lý thuyết khác nữa. Đối với mình, Vật Lý không phải là những con chữ trong sách, bài học không nằm trên giấy tờ, mà nó nằm sẵn trong thiên nhiên. Còn bài tập là những vấn đề trong cuộc sống mà ta phải giải quyết. Như vậy, đối với môn Vật Lý, thiên nhiên là một trường học lớn, với bài học, bài tập phong phú. Học một bài học mới, mình tìm thể hiện của nó trong thiên nhiên. Ví dụ như học về lực ma sát, hàm của lực ma sát do dây xoắn lên trụ, mình ra bến tàu xem người ta cột dây tàu, xem các chú công nhân đu dây đốn cây. Học về khúc xạ ánh sáng, mình xem những ảo tượng lấp lánh trên mặt đường buổi trưa, và nước hồ bơi có vẻ trũng xuống ở giữa hồ như thế nào. Như vậy mà khi trả bài mình nhớ lại lý thuyết thật trôi chảy. Với cách học như thế, thầy cô khó tính sẽ không thích vì mình không nhớ nguyên văn trong sách, nhưng bù lại mình không bao giờ quên định luật nào. Bài tập cũng thế, mình chỉ làm một vài bài cơ bản cho có, còn lại thì trước khi làm bài, mình tự trả lời câu hỏi: Bài này có hiện tượng gì? Bản chất nó như thế nào? Rồi áp dụng lý thuyết mà giải. Cách làm này có lẽ hơi chậm, nhưng bài nào cũng giải được cả.
    Mỗi người có phương pháp học khác nhau. Cách học của mình có lẽ khó thực hành, nhưng nó đã đem lại cho mình nhiều điều thú vị.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. QuynhChi201187

    QuynhChi201187 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Các anh chị nói nghe ra học vật Lý cũng thích đấy chứ nhỉ?Nhưng mà sao em ko thẻ áp dụng những lí thuyết mà mình đã đc học trong sách vào bài,vì thật sự em cũng rất lười,việc ngồi vào bàn học và ngắm một bài toán Lý,để tìm ra cách giải cũng là một cực hình đấy.Tất cả những điều đó làm em ko có hứng thú với bất cứ bài vật lý nào.Chị eglantine có cách gì giúp em với,như những cuốn sách mà chị đã đề cập đến đó!Cám ơn chị!Quỳnh Chi
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Thế thì thôi đi chơi đi em học làm gì không vào đâu . Khi nào thích thì ngồi học khi nào không thích thì đi chơi .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  7. earlphys

    earlphys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    "Học mần gì cho đầu to mắt cận
    Học mần gì cho ôm hận suố đời"
    Nói zậy thôi chứ khi nào mà mình cảm thấy thật sự việc học hành có ý nghĩa thật sự ảnh hưởng tới tương lai của mình thì học hành sẽ ổn cả thôi
    " Không có người phụ nữ xấu - Chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp"
    - "Không có học trò dốt - Chỉ có học trò chưa thực sự muốn học giỏi"
    EROS - Admin của Forum Vật lý Việt Nam
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bi kịch, bi kịch. Học lý thuyết rồi không áp dụng được vào thực tế (mình nói "thực tế" chú không phải "bài tập" nhé, vì có nhiều bài chẳng thực tế tí nào) là một bi kịch của học sinh phổ thông. Đó là do bạn chưa hiểu rõ lý thuyết đó thôi. Hãy lấy một ví dụ, ta có công thức lực ma sát:
    Fms = k . N
    Khi học nếu trong đầu ta có chữ F, dấu bằng, chữ k và chữ N là kể như "tiêu", ta chưa hiểu gì về định luật cả. Học công thức ấy, nhưng trong đầu ta phải hiện ra hình ảnh một người còng lưng đẩy cái thùng nặng, thùng càng nặng thì người ấy đẩy càng mệt nhọc, như vậy nôm na lực ma sát tỷ lệ với "sức nặng" của cái thùng. Nhưng "sức nặng" đó là gì? Ta lại tưởng tượng một cục gạch miết trên mặt tường, lực ma sát lúc này dĩ nhiên không phụ thuộc vào trọng lượng cục gạch mà phụ thuộc vào lực do tay ta miết nó vào tường. Vậy lực N đây là lực hướng vuông góc với bề mặt. Ta lại biết, cùng một trọng lượng như nhau, nếu đặt trên băng thì trơn hơn trên cát, vậy ma sát còn phụ thuộc vào bề mặt nữa, hệ số k ở đây biểu thị cho mỗi bề mặt. Khi học định luật này, ta chỉ "hiểu biết" thêm một điều rất giản dị: quan hệ giữa các đại lượng trên là tỷ lệ bậc nhất. Vậy thôi, rất dễ nhớ và dễ áp dụng. Từ đó về sau, hễ thấy một vật đặt trên một mặt, ta viết ngay:
    Fms = k . N
    mà không cần suy nghĩ, nhớ làm gì cho mệt.
    Một ví dụ khác, công thức của điện trở là
    R = r . L / S
    Ta hiểu rằng gỗ nói chung dẫn điện khác với đồng, cái hệ số để biểu thị xem dẫn điện tốt hay xấu này là r, nếu người ra đề bắt ta tìm một điện trở, ít ra anh ta phải cho ta biết vật liệu làm điện trở tốt xấu như thế nào. Ngoài ra, dây càng dài thì điện trở càng lớn, nhưng nếu dây to thì nó dẫn điện dễ dàng hơn (điện trở nhỏ). Thế là công thức
    R = r . L / S
    trở nên không cần thiết phải học nữa, ta hiểu, và khi cần có thể lấy ra dùng ngay.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. earlphys

    earlphys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Nghe bác Farmer mô tả "trong đầu ta phải hiện ra hình ảnh một người còng lưng đẩy cái thùng nặng, thùng càng nặng thì người ấy đẩy càng mệt nhọc" cứ ... nông dân thế nào ấy, nhưng mà nếu bác bảo rằng cứ giải thích như vậy là nuốt gọn cái định luật thì tôi cũng xin bổ sung.. nông dân như sau:
    Chàng nông dân tội nghiệp ấy đẩy mãi, đẩy mãi nhưng vẫn không lăn được một cục đá nặng.. 1 tấn, chàng tự hỏi: hòn đá luôn đứng yên như vậy là ta và nó uýnh nhau với một lực bằng nhau, ta chỉ cần gọi thêm thằng em ta ra nữa là lực của ta sẽ tăng lên, và thế là không còn bằng nhau nữa. Nhưng, hỡi ôi, chàng đâu biết rằng là lực mà chàng đang uýnh là lực ma sát nghỉ, nó nhỏ hơn ma sát trượt F=k.P mà chàng vừa học được trên Forum Vật Lý , vì vậy do sức có hạn nên... cả nhà chàng vẫn không đẩy được hòn đá quái ác, và thế là cácnhà vật lý bị qui kết trách nhiệm, khổ thế đấy!
    Chàng về nghiên cứu lại tài liệu và phát hiện ra rằng hoá ra mình mới chỉ uýnh với ma sát nghỉ, và phải cần một lực là F=k.P mới có thể đẩy được hòn đá ra khỏi mảnh đất trồng bằng phẳng của mình. A lê hấp, chuyện nhỏ, và chàng tính một lực đúng bằng k.P để đẩy hòn đá đó cho nó tiện kiệm, không thừa không thiếu một bác Newton nào.
    Đố bác Farmer là liệu rằng lần này các nhà Vật lý có còn bị qui kết trách nhiệm nữa không? Nếu bạn nào tưởng tượng được một situation tuyệt vời thế này thì đúng là khỏi phải học nữa
    EROS - Admin của Forum Vật lý Việt Nam
  10. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    các bác mới chỉ đưa ra những ví dụ trích dẫn, Vậy cho tôi hỏi?? tôi không thích cái mà các bác gọi là lực ma sát, Liệu nó có liên quan dến việc học giỏi không??
    Tôi không hoc bên nghành lý, cũng chẳng học giỏi môn này, tôi đến đây vì yêu thích Lý mà thôi.
    nhưng có một cách mà theo tôi nghĩ rất hiệu quả trong việc học bất cứ gi`, đó là đọc, đọc và chỉ đọc. Nhung đọc phải biết trọn lọc.
    Nếu bạn là 1 học sinh phổ thông, bạn không nên rời xa sách giào khoa, theo tôi, bạn chỉ nên đọc những sách gần gũi với mình thôi,
    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn

Chia sẻ trang này