1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muốn học Piano, nên bắt đầu từ đâu?

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi merc_benz, 24/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Bước 1: Kiếm 1 con đàn
    Ít tiền thì kiếm piano điện, bác ko theo chuyên nghiệp thì piano điện cũng được ko sao. Tầm 10~15 triêu là ngon rồi.
    Bước 2: Học lý thuyết âm nhạc cơ bản: bao gồm các nốt nhạc, cao độ trường độ, nhịp phách tiết tấu.
    Bước 3: học kỹ thuật chơi đàn bằng các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ 1 tay đến 2 tay. Từ 1 khoá đến 2 khoá, Từ 2 tay giống nhau đến 2 tay chơi khác nhau. Có thể theo quyển methode Rose...
    Kết hợp các bài tập bổ trợ nâng cao kỹ thuật tay đàn như gam, hanon...
    Bước 4: Thích bài gì.....đánh bài đó
    (từ bước 3 lên bước 4 chắc phải 3-4 năm nếu học có thầy đàng hoàng) hi hi mà chỉ là những bài ca khúc hoặc những bài cổ điển ko quá khó đấy nhé
  2. badboyvncn

    badboyvncn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    các bác làm ơn cho em hỏi, quyển methode Rose mua ở đâu ạ. Em ở HN.
  3. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí lên mấy hiệu sách ở Tràng Tiền, thoải con gà mái.
  4. merc_benz

    merc_benz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Thanks Sis nhé, Ko biết lý thuyết âm nhạc cơ bản mình còn nhớ được đến đâu nữa, lâu rồi từ thời học ghita. Nhưng đã thích thì phải bắt tay lại từ đầu vậy. Theo các bạn tôi nên ôn lại lý thuyết âm nhạc cơ bản từ đâu? Đi học một lớp tại trung tâm hay học giáo viên Piano từ ban đầu luôn?
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Lý thuyêt âm nhạc chỉ bằng một vài phần trăm so với tay đàn
    thôi. Bạn có thể không cần lý thuyết trong mấy năm đầu tập
    Piano, hay các đàn sáo khác. Sau khi qua sơ cấp rồi, các
    kỹ thuật ngón tay đã có cơ bản, biết đọc bản nhạc, lúc đó mới
    cần đến lý thuyết .
    Cha tôi dạy tôi đến năm thứ Tư cả một thời gian có đến chục
    năm, mà chẳng dạy lý thuyết gì cả. Đến bây giờ tôi cũng không
    biết lý thuyết hoà âm, tuy có thể viết được hoà âm cho một bài
    dễ, và có thể nghe được hoà âm người ta chơi.
    Nói thế có thể chối tai . Nói một cách khác, khi học chơi Piano,
    lý thuyết của bài được dạy trong từng ngón tay bấm xuống đàn.
  6. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    hi hi bác Codep ơi lý thuyết âm nhạc căn bản ở đây là những điều cơ bản nhất về âm nhạc, như cao độ, trường độ, nhịp phách...cái này mà ko cần học trong mấy năm đầu thì mấy năm đầu bác đánh cái gì ạ? Chẳng lẽ chơi 1 bài ko cần biết nốt đen nốt trắng, đầu nhịp cuối nhịp? Còn hoà âm lại là 1 vấn đề khác.. Thậm chí khi học chuyên nghiệp thì hoà thanh là 1 môn riêng ko liên quan đến môn lý thuyết âm nhạc bác đừng hiểu nhầm ý em
  7. gold_finger

    gold_finger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chính xác. Hòa âm là một chuyện, còn cái vốn tối thiểu để đọc bản nhạc lại là cái khác, không đánh đổ đồng được. Nếu học kiểu bro codep thì chắc là học theo kiểu học Toán, tức là mỗi phím đánh một số, thay vì nhớ nốt nhạc gì thì chỉ cần nhớ vị trí (số) và nhớ số lần dậm chân. Thí dụ: dậm cái thứ 3 thì bấm phím 5, cái 4 bấm phím 6, cái 9 bấm phím -12 ... đại loại thế.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không hoàn toàn thế, nhưng cũng gần đúng như thế .
    Tôi học Piano thì mỗi ngón tay có một số, còn mỗi phím đàn
    có một chỗ trên giòng nhạc in trên giấy. Mới học một bài, thì
    phải nhớ số ngón tay, và chỗ trên giấy, nhưng sau đó thì phải
    thuộc lòng, nhắm mắt cũng đánh đúng ngón, đúng phím đàn.
    Còn dâm chân thì khỏi, vì có máy gõ nhịp rồi. Sau khi học xong
    mấy bài đầu, thì không bắt buộc xài máy gõ nhịp nữa, cũng
    không cần dậm chân . Tôi chỉ dậm chân khi chơi nhạc ViệtNam
    thôi . Nhạc classical Piano thì tôi không bao giờ dậm chân cả.
    Khi dạy Piano cho học sinh, tôi đánh nhịp bằng tay, nhưng khi
    học sinh mới chơi tàm tạm rồi, thì chỉ đánh nhịp mỗi khi cần
    cho học sinh chơi nhanh lên hay chậm đi . Có lẽ mỗi người có
    một cách chơi khác nhau . Tôi chỉ kể để chia sẻ chứ không có ý
    nói cách chơi nào hay hơn, cách nào đúng hơn đâu.
    Bạn nói học Piano giống như học Toán, thì đúng là cách suy
    nghĩ của tôi, nhất là nói về Hoà Âm . Học Hoà Âm, lúc nào cũng
    thấy nói quãng và con số . Nhìn phím đàn Piano thì cái cảm
    giác quãng và con số càng mạnh hơn chỉ tưởng tượng suông
    thôi. Nhìn vào Violin, thì chẳng thấy có vẻ Toán gì cả . Đàn Violin
    thì cong lượn, chẳng có chỗ nào phẳng cả, cũng không có
    quãng bực như Piano. Hai tay Violin chơi hoàn toàn khác nhau,
    không có vẻ Toán như Piano, hai tay chơi cùng một bàn phím,
    và còn có cả kiểu chơi 4 tay nữa.
  9. merc_benz

    merc_benz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Sis & Gold... nói có lý đấy, trước đây mình cũng đã mất một thời gian học rồi. Chứ nếu ko đọc được bản nhạc nữa thì làm sao mà tập được. Có thể là do bro Codep có cha hướng dẫn thường xuyên.
    Nói tóm lại, tạm thời kế hoạch của tôi là
    1/ Dành khoảng 3tháng học lại lý thuyết âm nhạc. Trong thời gian đó nhờ ai đó có kinh nghiệm cùng đi mua một cây Piano.
    2/ Sau thời gian lý thuyết + có đàn rồi= tập chung vào học và luyện đàn dưới sự hướng dẫn của thầy or cô chuyên về Piano.
    Theo các bro thì:
    1/ Tôi nên học luôn lý thuyết + đàn của gia sư luôn ko?
    2/ Có người tư vấn mua đàn Piano thì đừng nên mua or thay đổi nhiều lần, nên chọn một cây ở mức từ 1.400 - 2.000 là nó có thể theo tôi suốt cuộc đời vì tôi chỉ là thằng học chơi theo sở thích thôi. Như vậy có đúng ko?
    3/ Ngoài việc học gia sư thì tôi nên đọc tham khảo thêm những sách nào?
  10. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    học lý thuyết mà ko có đàn // thực hành thì hay quên lắm, ở trên mình chỉ phân chia ra cho nó rõ ràng thôi chứ thực chất là tiến hành gần như song song, chỉ khác 1 chút là người lớn nên tiếp thu mấy cái lý thuyết sẽ nhanh hơn trẻ con, nên bác cứ học xong được mấy cái lý thuyết truớc là tốt nhất, về sau đỡ cực hơn trong việc phân tích nhịp phách....
    Tôi ví dụ khi đưa 1 bản nhạc mới toe cho bác... Việc đầu tiên là phải đọc được nốt nhạc trên bản nhạc càng nhanh cang tốt, việc thứ 2 là cảm nhận về trường độ, tiết tấu của các nốt nhạc trong bài đó. việc thứ 3 là ngồi vào đàn và đánh. Thông thường thì 1 người giỏi sẽ làm cả 3 việc 1 lúc, tức là ngồi vào đàn nhìn bản nhạc và đánh đúng nốt, đánh đúng tiết tấu (có thể chỉ đúng tương đối) nhưng đối với 1 người mới học thì trong 3 việc đó việc gì là khó nhất bác biết ko? Đó là phân tích tiết tấu. Cao độ các nốt nhạc ở 2 khoá, suy cho cùng thì cũng khoảng vài chục nốt, đánh dăm bài là thuộc hết, đối với những bài đơn giản hoặc ca khúc thì yêu cầu kỹ thuật chơi đàn cũng ko phải là quá khó.... Nhưng tiết tấu thì phải dùng từ "thiên biến vạn hoá"
    Nhìn thì đơn giản có mỗi mấy loại nốt tròn trắng đen đơn kép + thêm từng đấy cái dấu lặng thế mà khi kết hợp với nhau thì ra vô vàn tiết tấu phức tạp (đặc biệt ở mảng ca khúc tiêt tâú cực nhiều nghịch phách đảo phách, chưa kể nhịp khác nhau thì tiết tấu nhấn nhá cũng khác nhau) vì thế đối với người mới chơi piano thì nắm vững cái này càng sớm càng tốt.. đến khi nào bác nhìn tiết tấu kiểu gì cũng hiểu cần phải đánh như thế nào là okie.
    Đến lúc đó thì phần khó nhất lại là kỹ thuật đánh đàn. VD về tốc độ, với 1 câu chạy bình ổn mà bác đạt được tốc độ kép = 132-140 là ngon! Nhưng mà nói chung nói về tốc độ thì cũng vô cùng, tôi có thể chạy kép tới 160(piano) 180 (organ) mà có nhiều bài nhìn vẫn lực bất tòng tâm ko chạy kịp
    nói túm lại là về lý thuyết cơ bản ko phải là quá nhiều và ko cần học trong thời gian quá dài mà nó lại bổ trợ rất nhiều cho việc học nhanh 1 bài piano nên chúng ta nên thanh toán nó đầu tiên. Còn tay đàn thì cứ tằng tằng mà học....
    @ bác Codep: em có 2 học sinh, 1 thì học theo kiểu lý thuyết // thực hành. 1 thì học theo kiểu của vet. Sau 3 năm:
    học sinh thứ nhất học được 10 bài.
    học sinh thứ hai học được 30 bài.
    nhưng mà.... ngoài 10 bài đó học sinh thứ nhất có khả năng tự lập thích bài nào là tự tập được bài đó, và thời gian để tập 1 bài mới cũng rất nhanh. Còn học sinh thứ 2 thì ngoài 30 bài đã được học thì ko thể tự tập các bài mới, nếu muốn tập lại phải nhờ thầy giáo hướng dẫn, và thời gian để tự khám phá 1 bài là rất lâu.
    Vậy thực tế ai giỏi hơn??
    Em thì suy nghĩ thế này: Học đàn ko phải chỉ để biết được vài bài trong quá trình học mà học làm sao để khi ko học nữa mình có được cái khả năng tự chơi được các bài mình thích, khả năng tự tập được các bài mới mà ko cần người hướng dẫn nữa... có ai theo mình cả đời được đâu, mà âm nhạc thì thay đổi liên tục.. Nên em vẫn khoái lý thuyết đi cùng thực hành chứ đi sau thực hành vài năm e ko ổn...
    Được Sis sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 31/07/2007

Chia sẻ trang này