1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muốn học Piano, nên bắt đầu từ đâu?

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi merc_benz, 24/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    hix, chỉnh bài ko viết tiếp được firefox bị lỗi dấu câu, đành phải viết bài mới (phải giải thích ko các bác bảo em spam)
    @ Merc_benz:
    Tất nhiên là học lý thuyết + tay đàn của cùng 1 người. Gia sư piano khi dạy bao giờ người ta cũng nói tới lý thuyết, thông thường với mỗi bài piano mới lại có 1 số lý thuyết mới... nguời dạy đàn sẽ đảm nhiệm việc dạy đàn và giải thích về các lý thuyết mới xuất hiện trong bài đó.
    Nếu có khả năng bác nên mua 1 con 2000$ là theo bác cả đời được rồi. Piano tối kị mua đi bán lại nhiều lần!
    Tuỳ vào dòng nhạc bạn chơi mà mua tài liệu tham khảo, nhưng học đàn tài liệu quý giá nhất là NGHE. Mua nhiều đĩa piano và nghe, ko cần nghe nhiều chỉ cần nghe đúng lúc đúng chỗ. VD bạn bật đĩa lên vừa nghe vừa làm việc khác, vừa nghe vừa nói chuyện công việc, vừa nghe vừa ăn cơm... thì có mà nghe cả ngày cũng ko ăn thua, có vào đầu thì cũng vào rất ít mà tự nhiên lại thấy mấy bài đó chán dần đi. Nghe nhạc tốt nhất là chọn 1 ko gian yên tĩnh, tối 1 chút càng tốt, lắng nghe và cảm nhận. Đảm bảo ko cần nghe nhiều nhưng hiệu quả rất cao. VD đêm nằm 1 mình, đeo tai phone nghe nhạc thì 1 bản nhạc hay sẽ trở thành cực hay.... Việc nghe nhạc nhiều sẽ bổ trợ cho bạn phần nhạc cảm.
    Đánh sai + tập luyện = đánh đúng!
    Đánh đúng + nhạc cảm = đánh hay!
  2. wildswan

    wildswan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2003
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Dạo gần đây tự nhiên mình cao hứng thích học piano. Hồi bé mẹ có bảo cho đi học nhưng mà lại không chịu đi, để đến bây giờ "già" rồi mới tiếc.
    Mình chỉ muốn học để chơi theo sở thích, và tạm thời cũng chỉ có khả năng đầu tư 1 cây đàn orc.
    Ai làm ơn chỉ cho mình có thể học ở đâu, ra cung thiếu nhi thì "quá đát" mất rồi, thuê gia sư thì có vẻ tốn kém, và tự học thì chắc cũng nan giải lắm, vì mình không biết tí gì về nhạc lý cả.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Kinh nghiệm tôi học Piano và các học sinh Piano của tôi:
    Tôi học Piano hơn 3 năm mới biết đọc nhạc, nhưng không
    thể tự tập và chơi được bài mới (đúng trình độ của mình).
    Học sinh lớn tuổi của tôi có thể đạt trình độ đọc nhạc ấy chỉ
    cần 6 tháng thôi, mặc dù tay đàn còn hầu như chưa có gì .
    Học sinh nhỏ tuổi của tôi phải hơn 1 năm mới đạt trình độ
    đọc nhạc ấy . Phải nói cho kỹ rằng, học Piano vài năm đầu, thì
    các bản nhạc rất đơn giản, không có nhiều chỗ im lặng, và
    chỗ im lặng kéo dài . Những chỗ im lặng là những chỗ người
    mới học rất khó chơi, vì họ không đếm được bao nhiêu phách
    đã trôi qua để bấm ngón xuống cho kịp. Những chỗ này, dù có
    xài máy gõ nhịp đi nữa, thì học sinh vẫn phải đếm. Khi có thày,
    tức là tôi, thì tôi đọc One, Two, Three, vân vân rồi đọc tiếp Đô,
    thì rất dễ dàng cho họ . Buông ra là họ chơi vơi ngay, kể cả sau
    khi mình đã chơi mẫu, rồi đọc từng nốt cho họ chơi từng ngón,
    rôi tập nhiều lần. Cho đến khi họ chơi đã nhuyễn, không cần
    nhìn chăm chăm vào bản nhạc nữa, thì họ mới chơi theo cảm
    giác, không cần đánh nhịp nữa, hoăc có thể đánh theo tay cầm
    càng của mình, dù mình cố tình điều khiển không đều tốc độ
    nữa. Trong 1 năm đầu, chỉ trừ nốt cuối cùng của bản nhạc, thì
    các nốt nhạc đều liên tiếp chảy một giòng chảy không dứt . Nếu
    tay này có lặng im, thì còn tay kia vẫn gõ đều, khiến cho giòng
    nhịp tự cắt nhịp cho nó, giúp người chơi không bị lạc nhịp .
    Lý do học sinh tập Piano đọc nhạc kém vì sách đã dạy, và
    thày đã giảng cách đọc từng bài, nhưng không có thì giờ tập
    cho học sinh tự nó đọc nhạc . Khi vào học, thày chỉ coi học sinh
    chơi bài trước thế nào, sửa nắn những chỗ sai hay kém, rồi
    dạy bài mới . Bài ở đây có nghĩa là bài học, chứ không phải là
    một bản nhạc đâu. Thường thì một bài có 1 giòng hay 2 giòng
    nhạc thôi. Giòng nhạc có nghĩa là cả 2 tay Piano. Vì thế học
    sinh cứ ỷ vào thày giáo dạy nốt nào thì cứ thế mà chơi, chứ
    không luyện cho mình một con mắt thoáng nhìn mà biết được
    đó là nốt nhạc nào, gõ vào phím nào trên đàn.
    Tôi vẫn biết học sinh của mình không đọc được nhạc, nhưng
    cha mẹ nó bỏ tiền cho mình dạy đàn, mà tốn nhiều thời gian
    luyện đọc cho nó chưa cần bằng cứ dạy nó tiếp vài năm thì
    nó cũng phải đọc được . Nhớ lại mình thì còn tệ hơn thì sao?
    Làm thày thì mình phải cân bằng giữa 2 lựa chọn: bao nhiêu
    phần luyện cho học sinh đọc nhạc, và bao nhiêu phần luyện cho
    học sinh chơi được các bài học mới. Học sinh lớn thì khác . Họ
    có trí óc suy luận tốt hơn, chỉ mất công hướng dẫn vài lần (một
    lần dạy như ở đại học là không xong đâu nhé) là họ tự mò ra
    nốt nhạc được .
    Đối với các bản nhạc có nhiều nốt giật, lạc nhịp, nghỉ dài, thì
    lúc học đến đấy, học sinh cũng đã học được mấy năm rồi, thừa
    sức đọc được, chỉ cần hướng dẫn và tập cho họ vài lần thôi .
    Có dạy lý thuyết những chỗ này trước, rồi để đến mấy năm sau
    mới tập thì cũng tốn công quá, vì không đúng chỗ.
    Tôi có một học sinh không lớn tuổi, nhưng lớn hơn trung bình,
    không tán thành cách dạy của tôi . Nó đủ lớn để suy luận như
    vậy. Cách dạy của tôi thi học sinh hoàn toàn phải có tôi mới
    học và tập luyện được . Chỉ mới học vài tháng, nó bỏ học, nhưng
    không biết không kiếm được thày vừa ý nó, hay không kiếm
    được thày dạy tốt hơn tôi, mà nó không học nhạc nữa. Nhớ lại
    chính mình, thì tôi được cha tôi kèm cặp hơn chục năm, rồi
    khi cha tôi bị bắt đi cải tạo, tôi mới có thể tự trau giồi cho mình
    được .
    Cho đến nay, tôi vẫn chỉ biết một cách dạy Piano cho học sinh
    là dạy chơi bản nhạc, chứ không dạy đọc bản nhạc . Đứa nào
    nhanh, hay để tâm để ý vào cách đọc thì chóng đọc được bản
    nhạc . Đứa nào lười, cứ kệ tình hình đến đâu thì đến, cũng phải
    2 năm mới đọc được bản nhạc . Tôi không biết cách dạy nào
    tốt hơn nữa . So với thày giáo Mỹ dạy Piano, thì sau 1 năm, phần
    lớn số học sinh không đọc được bản nhạc, mà kỹ thuật ngón
    tay cũng như số bài tập, độ khó của bài tập của họ còn kém học
    sinh của tôi. Tôi cũng không biết họ dạy cách nào .
  4. SymphonyX

    SymphonyX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    em có thằng em đang học piano. Các bác có bài tập tay nào có thể share cho em với đc ko?
    Nó k có thày dạy, nhưng đọc quyển method rose thấy dở quá (nó là 1 quyển vô cùng sơ sài - k đủ để tự học). Có những điều j chú ý khi bấm phím, bấm gam, di chuyển bàn tay, xếp ngón các bác chỉ giúp em với. Em k đánh piano nên k thể giúp nó đc. Thank các bác trước nhé. :)
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Methode Rose là chương trình hay nhất mà tôi biết .
    Ở Mỹ có nhiều chương trình do nhiều thày soạn lắm,
    nhưng theo các chương trình đó thì học sinh thua học sinh
    theo Methode Rose (MR). Lý do: MR dạy rất chậm, tỉ mỉ,
    khiến người đọc lướt qua để tìm hiểu cho là sơ sài, quá dễ,
    và họ muốn cho con họ học nhanh hơn. Con họ tìm những
    chương trình nhanh hơn thì quả là học nhanh hơn, nhưng
    không kỹ, mà chúng nó cũng là người thường, không phải
    có những ngón tay digital, trí óc cũng không phảI như Mozart.
    Để khắc phục chương trình MR, bạn có thể cho con học vẫn
    theo thứ tự, nhưng nhanh lên, ví dụ, đứa khác học mỗi ngày
    một trang, thì con bạn học 2 trang. Thực tế thì MR có khoảng
    50 trang, học mỗi tuần 2 giờ, thì mất một năm (một năm có
    365 ngày, bằng 52 tuần). Học sinh của tôi đều học chậm như
    thế thôi mặc dù tôi cố gắng dạy nhanh hơn. Chẳng phải mình
    muốn nhanh mà được . Chả lẽ nó không chơi được mà mình
    cứ bắt học bài mới hay sao? Học sinh lớn tuổi (đã học xong
    phổ thông rồi) thì học MR nhanh nhất cũng phải 3 tháng, nhưng
    kỹ thuật tay thì hơi chưa được kỹ lắm. Tôi chưa có học sinh nào
    học hết MR dưới 3 tháng cả.
  6. SymphonyX

    SymphonyX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh đã trả lời. Thực ra, bản thân em thấy cuốn đó k đến nỗi tệ. Nhưng vào hoàn cảnh 1 học viên hoàn toàn k có thầy giáo hướng dẫn, chỉ với những chỉ dẫn sơ sài như cuốn MR thì em thấy nó hoàn toàn k phù hợp làm giáo trình tự học.
    Em là dân chơi guitar, ngày trước cũng phải tự học hoàn toàn. Vì sách k chỉ dẫn cụ thể, và k có ai để hỏi, em đã bị tật tay phải và giờ đánh classic khổ vô cùng. Em k muốn em em rơi vào tình trạng đó nữa. Em muốn hỏi thật kĩ cách để tay trên phím, cách di chuyển bàn tay, cánh tay, cách dồn lực , nhả phím, ấn phím ra sao trong từng trường hợp ,....
    Chưa có 1 cuốn sách nào cho người tự học 100% mà làm em thỏa mãn.
    Em đã tìm kiếm mãi. Sau cùng em kết luận chỉ có lên đây hỏi thì may ra mới có được những thông tin đó.
    Hi vọng mọi người giúp đỡ :) Thank in advanced. :)
  7. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Theo ý kiến tôi, nếu học Piano thì phải bắt buộc có thầy giáo hướng dẫn ngay từ đầu. Nếu cứ tự mày mò tập thì hậu quả là sẽ hỏng tay và có khi những điều rất đơn giản sẽ trở thành một khó khăn lớn, khó vượt qua. Và khi tìm đến với thầy giáo một cách nghiêm túc thì mọi sự đã quá muộn. Tôi rất ngại dạy những người như thế bởi sửa lại tay cho đúng rất khó, bởi họ đã quen chơi như thế một thời gian dài mất rồi.
    Cũng vẫn quan điểm "không thày đố mày làm nên", mặc dù sách luyện tập kỹ thuật tay bán rất nhiều như Czerny, Hanon v.v... nhưng mỗi bài tập lại có một yêu cầu cụ thể (ví dụ như: doãng ngón, nảy ngón, vắt, luồn ngón tay, sắc thái, tốc độ v.v....) nên nếu tự tập thì khó có thể biết hết những vấn đề đó.
  8. SymphonyX

    SymphonyX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Ở chỗ em thì rất tiếc là trong bán kính 30km k có ng dạy piano! Bi kịch là đây! +_+
  9. ducanh_tt09

    ducanh_tt09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Học theo sở thích mà ra cung thì ko ổn chút nào vì ở đó học dạy tràn lan lắm, chỉ lấy fong trào được thôi. Mặc dù sách dạy tự học nhạc có bán đầy trong các hiệu sách nhưng cũng chỉ chung chung thôi. Bạn nên tìm 1 gia sư thì tốt hơn. Tuy tốn kém hơn học ở cung nhưng chắc chắn bạn sẽ được nâng cao hơn về lý thuyết cũng như tay nghề.
    Mình đã dạy nhiều lứa tuổi: từ lớp 1 đến đại học, hay như cô khoảng gần 40 tuổi rồi, tất nhiên người lớn thì tiếp thu nhanh hơn trẻ con. Vì người lớn học lý thuyết rất nhanh nên chỉ việc chú tâm vào học chơi đàn nữa là wá ổn.( Chú ý nhé: học lý thuyết lúc đầu thui thì cũng chưa hẳn đã đủ đâu, thời gian sau mình sẽ vừa học đàn vừa học thêm lý thuyết mới nữa đấy). Chúc bạn sơm chơi được đàn thật tốt...!
  10. merc_benz

    merc_benz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Onggiadaukho6569 & Ducanh_tt99 nói có lý đó, thanks. Bắt đầu học dù ít hay nhiều tuổi rồi thì vẫn nên có gia sư kèm cặp luôn, học lý thuyết và học đàn, tránh tự học sẽ sai cơ bản đi thì ko tốt lắm.Dân chơi Amateur nhưng nắm tốt lý thuyết cũng như động tác chơi đàn chuẩn thì đâu phải thẹn thùng khi gặp dân chuyên, các bác nhỉ?
    Chà chà ít nhiểu cũng vỡ ra rồi, cái quan trọng là bắt tay vào thôi.
    Thanks và mong chờ các bác đi trước tiếp tục chỉ giáo.

Chia sẻ trang này